A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, khi Phật tại thế, các vị Thánh nhân tuy có nhiều như ngọc báu, như điềm lành, nhưng cũng chẳng làm gì có khắp cả nước như các vì sao , như bụi nhỏ.
Lại nữa , chỗ ở với các ngài tuy đồng, mà việc các ngài đang làm và đã làm xong thì chẳng đồng tý nào.
Ngày nay chúng ta cùng tu Tịnh nghiệp, là nghiệp vô lậu, bất tư nghì (là nghiệp không có phiền não, tham sân si , mạn nghi, tà kiến ; Là nghiệp có nhiều thiện căn làm nhân, có nhiều phúc đức làm duyên) Tu một nghiệp ấy mà cảm ứng được cùng các Thượng thiện nhân cùng hội họp lại một nơi (Cõi Cực Lạc) cùng làm thầy, làm bạn, làm anh em với nhau, cùng diệt hết vô minh, cùng lên ngôi Diệu Giác. Thế là kẻ phàm phu hạ liệt mà đã được ở trong hàng “Niệm bất thối” rồi , thì là đã vượt lên trên 41 ngôi Bồ Tát , đang còn trong địa vị trồng nhân. Vậy nếu bảo mình là phàm phu thì phàm phu này chẳng phải đi làm các loài dị sinh nữa, mà hẳn được bổ lên ngôi Phật như các ngài Quán Thế Âm, Đại Thế Chí không khác. Nếu bảo rằng mình đã là ngôi “Nhất sinh bổ xứ” rồi mà vẫn mang danh là phàm phu cũng được, chẳng cần phải mang cái danh Đẳng Giác Bồ Tát.
Tất cả những lạ lùng như thế thì các giáo môn khác đều chẳng thể có được, các cõi Phật khác chẳng thể sánh kịp.
Vậy ta nên biết cái nhân duyên đại sự của loài người chúng ta , là cái “cửa ải” đi sang cõi Đồng cư , một cửa ải rất khó thoát đi được
Chỉ có cõi Đồng cư ở thế giới Cực Lạc là vượt lên trên hết các cõi Đồng cư khác ở khắp mười phương.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ta có hiểu suốt được như thế, thì mới tin sâu được sức mạnh lời nguyền của Phật A Di Đà. Có tin sâu được sức Phật mới tin sâu được công đức của danh hiệu Phật ; có tin sâu được việc trì niệm danh hiệu Phật mới tin sâu được tâm tánh con người ta chẳng thể nghĩ bàn. Có đủ mọi cái tin sâu như thế mới phát ra được thệ nguyện lớn lao.
Trong bài này, hai chữ “ưng đương “ (phải nên) tức là chỉ vào hai chữ “Thâm tín “ (tin sâu) vậy. “Thâm tín” với “phát nguyện” tức là tâm vô thượng Bồ Đề rồi đấy. Hợp hai cái “Tín và nguyện” ấy lại, tức là cái kim chỉ nam đưa mình đi sinh sống ở “nơi rất trong sạch” , ở Tịnh độ.
Bởi đó mà việc trì niệm danh hiệu Phật mới là việc tu hành chính đáng. Nếu Tín và Nguyện của mình rất kiên cố thì lúc “lâm chung” chỉ niệm 10 niệm hoặc 1 niệm cũng quyết định được sinh sang Tịnh độ.
Còn như người không có Tín và Nguyện, thì chỉ có đem danh hiệu Phật ra niệm luôn luôn, khít khìn khịt như tường vàng, vách sắt, gió thổi chằng vào, mưa hắt chẳng ướt, thì người ấy cũng chẳng có lý gì mà được vãng sanh.
Người tu cái “nghiệp trong sạch” (Tịnh nghiệp) mà không biết những nghĩa này thì chẳng có kết quả.
Kinh Đại Bản A Di Đà cũng lấy việc “Phát Bồ Đề nguyện” làm thiết yếu, chính là giống với bài này , cùng một nghĩa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 – LẬP HẠNH

Dưới đây là phần chính tông thứ ba : chính bảo người tu phải chấp trì danh hiệu để lập hạnh.
Đoạn kinh văn này có ý nghĩa :
Một là bảo cho thấy rõ: cái nhân trên hết và cái quả trên hết.
Hai là trùng khuyến (Khuyên thêm một lần nữa).

KINH VĂN
Xá Lợi Phất , bất khả dĩ thiểu thiện căn phúc đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá Lợi Phất Nhược hữu Thiện nam tử , thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật,nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn , kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật, dữ chư thánh chúng , hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh, A Di Đà Phật, Cực Lạc quốc độ.


NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, chẳng khá thể nào lấy ít thiện căn, phúc đức nhân duyên, mà được sinh sang, bên nước kia đâu ! Xá Lợi Phất này, nếu có thiện nam, hay là thiện nữ, mà được nghe nói , Phật A Di Đà, nghe rồi nhớ lấy, danh hiệu của ngài, niệm trong một ngày, hay là hai ngày, hay là ba ngày, hay là bốn ngày, hay là năm ngày, hay là sáu ngày, hay là bảy ngày, niệm kỳ cho thành, một người nhất tâm, không còn loạn tưởng, thế là người ấy, khi nào lâm chung, Phật A Di Đà, cùng chư thánh chúng, hiện ra trước mặt ; người ấy lúc chết, tâm không điên đảo, tức là được sanh, sang nước Cực Lạc, Phật A Di Đà.

Chính cái tâm đạo Bồ Đề là thiện căn, nó là cái “nhân “ thân thiết của mình. Còn các phép tu: Bố thí, trì giới, Thiền định v.v…đều là phúc đức, tức là những cái duyên trợ giúp cho tâm đạo ấy nẩy nở ra.
Các vị tu Thanh văn, Duyên giác thì thiện căn Bồ đề của các ngài ít lắm . Các vị tu ở cõi Nhân và cõi Thiên, tu các phúc nghiệp hữu lậu (là còn đủ cả tham,sân, si, mạn, nghi, tà kiến) thì phúc đức của các ngài cũng ít lắm. Các ngài đều chẳng thể sinh sống ở Tịnh độ được.
Chỉ có người tu Tín,Nguyện, Niệm Phật thì mỗi một tiếng niệm Phật, tiếng nào cũng đầy đủ Thiện căn rất nhiều, phúc đức rất nhiều.
Nói ngay, người niệm Phật mà tâm còn tán loạn , thế mà phúc đức và thiện căn cũng đã nhiều vô lượng , huống chi là người niệm Phật nhất tâm bất loạn, thì nhiều biết là dường nào.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế cho nên tâm người niệm Phật cảm động đến tâm Phật, tâm Phật ứng hợp với tâm người , hai đường giao chập với nhau thành một vẻ , giống như lấy bàn in , in thành nét đẹp, rồi thì bỏ bàn in đi.
Như thế thì Phật A Di Đà và các Thánh chúng , tuy tâm các ngài chẳng ở đâu lại, mà chính thân các ngài lại có thực, cúi xuống tiếp dẫn mình. Người tu Tịnh nghiệp, tâm mình cũng chẳng đi đâu, mà chính thân mình có đi thật, mang thể chất mình gởi trong hoa sen báu.

Trong đoạn văn này, Phật Thích Ca nói :” Nếu có Thiện nam tử hay là Thiện nữ nhân niệm Phật …“ Vậy hạng người nào là Thiện nam tử, Thiện nữ nhân ? – Bất luận là hạng người nào, người tại gia, người xuất gia, người sang, người hèn, người già, người trẻ . Người trong sáu ngả :Thiên, Nhân, A Tu La, Súc sanh. Ngạ quỉ, Địa ngục ; người trong bốn loại chúng sanh: Noãn ,Thai, Thấp, Hóa, bất luận là hạng người nào, miễn là được nghe danh hiệu Phật A Di Đà , tức là cái quả thiện căn của người ấy đã trồng từ nhiều kiếp trước nay đã thành, đã chín, thì những người ấy dù có phạm tội ngũ nghịch, thập ác cũng đều được gọi là “Thiện”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Di Đà Phật là một danh hiệu lớn lao , gồm có vạn công đức , niệm danh hiệu ấy để vời công đức đến với mình, thì công đức nào cũng phải đến hết. Cho nên lấy ngay cái việc trì niệm danh hiệu Phật là một việc tu thực hành rất chánh đáng, bất tất phải xen vào những phép tu quán tưởng và phép tu thiền tham cứu. Phép tu trì niệm danh hiệu Phật là một phép tu rất giản dị, rất thẳng, tắt lắm rồi.
Nghe danh hiệu Phật rồi mà tin ; tin rồi mà phát nguyện, thì mới chịu chấp trì. Những người chẳng có tín, chẳng có nguyện, thời tuy có được nghe cũng như người chẳng được nghe, mặc dầu cái nghe ấy là cái mầm thiện căn về nhiều kiếp sau này, nhưng bây giờ thì chẳng gọi là “Văn tuệ” được.
Chấp trì thời phải có nghĩa là luôn luôn tụng niệm, niệm nào cũng phải nhớ lấy danh hiệu Phật A Di Đà, thế cho nên chấp trì chính là “Tư huệ” (trí tuệ suy nghĩ )
Có 2 lối chấp trì : Sự trì và Lý trì.
1) Người Sự trì là người tin có Phật A Di Đà ở Tây Phương thực sự, nhưng mà chưa hiểu suốt được thế nào là “Tâm mình tạo tác ra Phật. Tâm mình chính là Phật”. chỉ có cái tâm quyết chí phát nguyện cầu đi sinh sống ở Tịnh độ thôi, cho nên lúc nào cũng như con nhớ mẹ, không lúc nào tạm quên.
2) Người Lý trì là người tin rằng Phật A Di Đà ở Tây phương là Phật đã có sẵn trong tâm mình, là Phật do tâm mình tạo ra , thì mình lấy ngay cái danh hiệu Phật lớn lao sẵn có trong tâm mình, và do tâm mình tạo ra ấy làm cảnh giới buộc Tâm mình vào đấy, khiến cho nó chớ tạm quên.(Tuy là lý trì mà vẫn chẳng bỏ sự trì).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong bài này nói rằng chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà từ 1 ngày cho đến 7 ngày là một thời kỳ phải làm cho xong việc. Nghĩa là phải làm cho kỳ được “Nhất tâm bất loạn”.
Người lợi căn niệm Phật trong một ngày đã được bất loạn, người độn căn phải 7 ngày mới được bất loạn; còn người trung căn thì không nhất định , hoặc 2 ngày, hoặc 3,4,5,6 ngày mới được bất loạn (Đây là phương pháp định kỳ tu của người mới học. Nếu là người hạ căn thì có khi đến bao nhiêu lần 7 ngày nữa mà vẫn chưa được. Nhưng cũng là một phương pháp để tùy ý mình quyết định lấy kỳ hạn).
Lại có nghĩa nữa. Người lợi căn giữ luôn được 7 ngày tâm chẳng loạn, Người độn căn chỉ giữ được 1 ngày thôi. Còn người trung căn thì không nhất định, có người giữ được 6 ngày, có người giữ được 5 hoặc 4 hoặc 3 hoặc 2 ngày mà thôi. (đây là phương pháp luyện tập của người tu học đã lâu ngày. Nếu là trung căn hay hạ căn thì phải có nhiều lần 7 ngày rồi cũng được).

Tu được nhất tâm cũng có 2 lối : Sự nhất tâm và Lý nhất tâm
1) Bất luận là người sự trì hay lý trì, hễ mà đã trì được đến ngày đã phục trừ được mọi phiền não : tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến , cho đến ngày diệt được hết hẳn cả kiến hoặc và tư hoặc thì cả hai người đều là sự nhất tâm.
2) Bất luận là người Sự trì hay Lý trì hễ mà trì đến ngày tâm mình mở ra , mình thấy được Phật của tâm tánh mình, thì cả hai người đều là Lý nhất tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Sự nhất tâm thì chẳng bị kiến hoặc và tư hoặc nó làm rối loạn
Lý nhất tâm thì chẳng bị tà thuyết nhị biên làm rối loạn. Đó tức là trí tuệ tu hành.
Tâm mình chẳng bị kiến hoặc và tư hoặc làm rối loạn cho nên mình cảm thấy thân biến hóa của Phật và các vị Thánh chúng hiện ra trước mắt, khi ấy tâm mình chẳng biến ra ba cảnh vật điên đảo là : cảnh Dục giới, cảnh Sắc giới và cảnh Vô sắc giới ở thế giới Ta Bà này nữa, mà mình được đi sinh sống ở cõi Đồng cư hay cõi Phương tiện ở thế giới Cực Lạc.
Tâm mình chẳng bị tà thuyết nhị biên làm rối loạn . Cho nên mình cảm thấy Thân thụ dụng của Phật và Thánh chúng hiện ra trước mắt . Khi ấy tâm mình chẳng còn biến khởi ra hai cảnh điên đảo tà kiến là cảnh sinh, lão, bệnh, tử của phàm phu và cảnh trầm không, trệ tịch, Niết Bàn của Nhị thừa nữa , mà mình được đi sinh sống ở cõi Thực Báo Trang Nghiêm hoặc cõi Thường Tịch Quang ở thế giới Cực Lạc.
Vậy nên biết phép tu chấp trì danh hiệu này đã giản dị, mau lẹ mà vẫn là phép rất siêu đốn, rất viên mãn. Vì rằng mỗi tiếng niệm Phật của mình, tiếng nào mình cũng đã là Phật rồi. Cho nên chẳng cần đến phép tu quán tưởng, cũng chẳng cần đến pháp tu tham cứu của Thiền Tông. Đương khi mình niệm Phật, tâm mình tròn đầy, sáng suốt lắm rồi, chẳng còn thiếu sót một li, dù là người thượng căn cũng chẳng thể vượt lên trên mình được, mà người hạ hạ căn cũng có thể lên tới bằng mình được. (Chỉ vì mỗi niệm của mình, niệm nào mình cũng đã là Phật rồi)
Nhưng thân Phật mà mình cảm thấy và cõi Tịnh độ mà mình sinh sang thì mỗi người tiến hơn lên có mỗi khác , chứ không phải nhất khái như nhau cả đâu. (Có thế mới là tông Tinh Độ Cực Lạc).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có thể nói phép tu Tịnh độ này về phần rộng thì cái quán được cả 8 giáo môn của Phật, về phần sâu thì thông suốt cả 5 thời kỳ Phật nói pháp. (Pháp này thu được hết thảy , cho nên vượt lên trên hết thảy, giống như một Đại tướng tài, thành ra Vô địch tướng quân ) Vì thế mà bộ kinh này là một bộ kinh “Không ai hỏi mà Phật tự nói ra từ đáy lòng thương xót của Phật, và Phật lại than thở sâu xa là một bộ kinh rất khó tin” .

Hoặc có người hỏi “Trong phép tu Tịnh độ, thì Quán kinh chuyên dạy phép tu quán tưởng, sao ở đây lại bảo là chẳng cần quán tưởng ?”
Thưa cái nghĩa “Chẳng cần quán tưởng” này cũng rút ra từ Quán kinh. Trong Quán kinh , nhân vì phép quán tưởng tượng Phật cao hơn hết, thì sức tâm người phàm chẳng quán tưởng được, cho nên đến pháp thứ 13, mở riêng một pháp quán tưởng tượng Phật rất thấp kém, thế mà những người ngiệp chướng nặng cũng chẳng quán tưởng được. Cho nên đến pháp tu thứ 16, mới mở rộng ra cái môn niệm Phật này (Trong Quán kinh bảo niệm Phật cũng là quán tưởng Phật). Bộ kinh Di Đà nhân vì đời mạt pháp người nghiệp chướng nặng rất nhiều, cho nên chuyên chú pháp quán thứ 16.
Ta nên biết rằng : cái thân tượng Phật cao một trượng, sáu thước hay là tám thước (thước Tàu) với cái danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ thì người độn căn đến đâu cũng có thể quán tưởng mà thấy được rõ ràng “Tâm mình tạo tác ra Phật, Tâm mình chính là Phật” Cho nên người tu phép quán tưởng thân Phật thấp hơn hết, chẳng cần tu phép quán tưởng thân Phật cao hơn hết, thế thì người tu phép trì niệm danh hiệu Phật, cả hai phép quán tưởng trên đều chẳng cần.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hoặc có người lại hỏi rằng: Tổ Thiên Kỳ và tổ Độc Phong đều chuyên chú một câu của Thiền tông “ Người niệm Phật là ai ?” sao ở đây lại bảo : chẳng cần phép Tiền tông tham cứu .
Thưa : cái nghĩa “chẳng cần tham cứu” này cũng rút ra ở tổ Thiên Kỳ và các tổ khác.
Câc Tổ đời trước nhân thấy có người niệm Phật chẳng đúng hợp với tâm thương xót triệt để của Đức Thích Ca, cho nên đứng một bên không chịu được, phải vặn hỏi ngay một câu ấy, để thức tỉnh thật mạnh người ấy, khác nào mơ mộng suốt đêm dài đã bừng tỉnh lại. Sao bọn chúng ta mãi đến ngày nay vẫn còn chẳng chịu khẳng tâm niệm Phật (Khẳng tâm là bằng lòng chịu, Bằng lòng chịu diệt cho hết vọng tâm nghĩ lăng xăng để chân tâm mình được yên tĩnh niệm Phật cho ứng hợp với tâm Phật. Nếu mình niệm Phật mà cứ để cho tâm nghĩ lăng xăng, tức là không phải tâm mình niệm Phật, thế mà mình cứ tưởng là mình niệm. Cho nên các tổ phải đánh thức mình bằng câu hỏi thật mạnh “Người niệm Phật là ai ?” để cho mình giật mình tỉnh dậy, mà thốt ra rằng “Chết rồi, không phải tâm tôi niệm, mà cái ma chướng nó nhập vào tôi nó niệm, mà tôi lại nhận lầm nó là tôi”. [ rõ ràng vô ngã mà chấp là hữu ngã] ) mà lại cứ chịu khó đi nhặt lấy cái hòn ngói gõ cửa ấy (tức là câu hỏi ấy) để ném vào cha mẹ thân sinh ngồi trong nhà (tức là cái Tâm niệm Phật). Thế thời đối với chư tổ thành ra con người ác nghịch , chứ không phải là người thuận thiện.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hoặc có người hỏi lên cao nữa : Chẳng cần tham cứu câu hỏi ấy, là đối với người khẳng tâm niệm Phật thì được, chứ đối với người chưa chịu khẳng tâm niệm Phật mà bảo tâm mình cũng ứng hợp với tâm Phật thì làm sao được ?
Thưa : Than ôi chính chỉ vì ông chưa chịu khẳng tâm niệm Phật, nên tôi yêu cầu ông hãy khẳng tâm niệm Phật để cùng ứng hợp với tâm Phật đi. Cái tâm chính tín của các ông chưa chịu mở ra. Nó cứ bầy nhầy như miếng da trâu sống, thì ai gấp gẫy được nó cho các ông.
Nên biết rằng : Đối với người có mắt thì cố nhiên không có lý do gì phải đốt đèn dưới ánh mặt trời cho người ta sáng ra. Còn đối với người không có mắt, thì đã ở giữa ban ngày , hà tất phải đi tìm đèn đuốc cho thêm khổ. (Cái phép tu cao tuyệt có một này, đối với người bình thường cực ngu, họ vẫn chẳng khỏi kinh sợ. – họ không dám tu – thế cho nên Phật bảo là một phép tu rất khó tin). Ngài Đại Thế Chí, con đấng pháp vương đã nói rằng : “Chẳng cần đến phép phương tiện nào khác, mà cũng khai ngộ được tâm tính của mình”. – Bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai. Câu nói ấy là một đống lửa to ở trong phép niệm Phật tam muội (Nhất hạnh tam muội) có ai dám chạm vào mà chẳng bị thiêu ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hỏi : Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra có chắc không phải là ma không ?
Thưa : Người tu tâm, chẳng quán tưởng đến Phật, mà Phật bỗng hiện ra không phải tâm mình mong đợi, thì là ma thật. Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, tức là tâm mình đã cùng ứng hợp với tâm Phật rồi. Huống chi khi lâm chung chẳng phải là lúc mong cho ma đến, sao lại còn nghi ngờ, lo sợ là ma ?

Hỏi : Bảy ngày giữ được Tâm bất loạn là bảy ngày vào lúc bình thời hay lúc lâm chung ?
Thưa : Vào lúc bình thời.

Hỏi : Sau 7 ngày bất loạn rồi, tâm lại khởi mê, lại tạo nghiệp thì có được sinh chăng ?
Thưa : Quả thật là người tu được nhất tâm bất loạn rồi thì không còn những sự khởi hoặc, tạo nghiệp nữa. (sáng như gương báu, soi rõ mặt yêu ma).

Hỏi : Trong kinh Đại Bản Di Đà nói niệm Phật 10 niệm, kinh Bảo Vương nói niệm Phật một niệm, cũng được vãng sanh Tịnh độ, là niệm vào lúc bình thời hay niệm vào lúc lâm chung ?
Thưa : Niệm Phật 10 niệm là niệm vào cả hai lúc bình thời và lâm chung. Cứ mỗi sáng sớm niệm Phật 10 niệm (tức niệm 10 hơi) là thuộc về lúc bình thời. Còn như nói 10 niệm mà được vãng sanh, thì 10 niệm này có nghĩa là niệm Phật 10 tiếng, như trong Quán kinh nói rõ là “Thập thanh xưng danh” (10 tiếng xưng danh hieuj Phật) thì 10 niệm này là thuộc về lúc lâm chung.- Cìn như trong kinh Bảo Vương nói niệm một niệm , thì một niệm ấy chỉ thuộc về lúc lâm chung mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hỏi : Niệm 10 niệm hay niệm 1 niệm đều được vãng sinh cả, thì cần gì phải niệm những 7 ngày ?
Thưa : Nếu không có công phu niệm luôn 7 ngày vào những lúc bình thời, thì làm gì lúc lâm chung niệm được 10 niệm hay 1 niệm ? (Câu nói này xác đáng lắm, xác đáng lắm) Thảng hoặc có người nào phạm tội ngũ nghịch, thập ác mà lúc lâm chung niệm được 10 tiếng hay 1 tiếng, được sinh vào phẩm Hạ Hạ đều là những người trồng nhân niệm Phật từ kiếp trước, bây giờ mới hái quả chín, cho nên mới có cảm ứng gặp bạn tốt, lúc lâm chung, đến khuyên niệm Phật, nghe rồi liền tin và phát nguyện ngay. Việc này xảy ra, vạn người không có một, có phải ai cũng cầu may thế được đâu ? Trong sách “Tịnh Độ Hoặc Vấn” đã bài xích cái lối cầu may này rõ lắm, chúng ta ngày nay ai cũng nên đọc.

Hỏi : Cực Lạc Tây Phương cách quả đất ta những mười vạn ức Phật độ, làm sao mà được vãng sinh chóng thế ?
Thưa : Mười vạn ức Phật độ thì cũng ở trong “Nhất niệm tâm tánh” đây. Vì Tâm Tánh của con người xưa nay không có đâu là ngoài cả. Lại nhờ sức Phật của Tâm Tánh mình tiếp dẫn, thì khó gì chẳng được vãng sinh ngay. Người được sinh Tịnh độ mau như cái bóng lọt vào gương , mấy mươi tầng sơn thủy, lấu đài cũng chỉ một loáng là soi thấy hết, rõ ràng, thực không thấy chỗ nào gần, chỗ nào xa, chỗn nào đến trước, chỗ nào đến sau cả. Vậy thì “Từ đây đi về bên phương Tây kia, trải qua 10 muôn ức Phật độ có một thế giới gọi là Cực Lạc“ cũng giống như thế. (Cũng là những cái bóng Phật độ lọt vào cái gương Tâm Tánh của con người có khác gì). “Cõi ấy có Phật hiệu A Di Đà hiện đang thuyết pháp” thì cũng giống như thế (như bóng lọt vào gương). “ Người ấy khi lâm chung Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng hiện ra trước mặt; người ấy lúc chết tâm không điên đảo, tức là được sinh sang nước Cực Lạc của Phật A Di Đà” thì cũng giống như thế (cũng như bóng lọt vào gương, khác gì). Vậy ta nên biết mỗi chữ trong những câu kinh ấy đầu là những câu văn thiêng liêng, hiện ra ở trong gương “Đại Viên Cảnh Trí”, ở trong bể “Hải Ấn Tam Muội” .
GHI CHÚ :
Đại Viên Cảnh Trí: là nói cái Trí sáng của Phật giống như cái gương tròn, to bằng cả vũ trụ.
Hải Ấn Tam Muội là Định tâm của Phật lắng trong như nước bể, in được cả trời đất vào trong.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách