Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Nếu như những ai tu theo pháp môn Tịnh Độ thì ắt hẳn biết vãng sanh chính là việc tối hậu và quan trọng nhất quyết định thoát sanh tử trong đời này. Nhưng làm thế nào để biết chắc mình có được vãng sanh hay không?
Hầu hết các bậc cổ nhân, chư Tổ đều khuyên rằng phải niệm Phật đến khi tâm quy nhất về 1 câu niệm Phật, tịnh niệm nối tiếp( nhất tâm bất loạn) thì chắc chắc vãng sanh.
Phật Thích Ca đã dạy rằng lúc lâm chung cố giữ làm sao cho 10 niệm nối tiếp lập tức được vào Phổ Đẳng Tam Muội Phật A Di Đà đưa tay tiếp dẫn
Nếu như được nhất tâm bất loạn thì còn sợ gì khi lâm chung không giữ được chánh niệm. Nhưng đa phần chúng sanh thời nay tình ít tưởng nhiều, nghiệp lực quá nặng nếu không được nhất tâm ,lúc lâm chung không giữ được chánh niệm liệu có vãng sanh???
"Theo lời Phật Tổ dạy, nếu như hằng ngày Phật tử chuyên cần niệm Phật, đến lúc hấp hối sắp lâm chung dù không giữ được chánh niệm, thì Phật tử cũng sẽ được vãng sanh. Vì sao? Vì còn có phần tha lực nhiếp hộ tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà. "TK Thích Phước Thái. (Và đa phần các Phật tử cũng nghĩ như vậy) :) .Tuy nhiên , không chắc chắn như thế
" Câu mà cổ đức ngày xưa nói "đới nghiệp vãng sanh" không phải như người ta thường hiểu, ông tâm nguyện vãng sanh vào cảnh giới Cực Lạc, khi chết nếu nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu như niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì có thể vãng sanh" HT Quảng Khâm
Tổ Ngẫu Ích nói " Công đức của danh hiệu Phật là bất khả tư nghị, sao lại không trừ được tội chỉ có điều không chắc được vãng sinh. Vì rằng những thiện căn tán loạn như thế khó lòng địch lại với tội ác tích lũy từ vô thủy kiếp.... Chỉ có người nào niệm Phật được đến chỗ NTBL thì mới có sức mạnh như 1 kiện tướng phá vòng vây tội ác ấy."
=>Nếu như không được nhất tâm thì cố giữ sao cho chánh niệm hiền tiền lúc lâm chung thì mới có thể vãng sanh. Để cho chánh niệm hiện tiền lúc lâm chung thì bình thời phải niệm Phật thật nhiều
Liễu thoát sanh tử là việc lớn nhất của đời người xin mọi người hãy ghi nhớ kỹ đừng để mất đi hạt ngọc Ma Ni vô giá


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

nếu bây giờ nhứt tâm bất loạn mà niệm Phật thì khi lâm chung cũng sẽ như vậy, tâm không những không loạn mà lại thấy thanh thản an vui nữa. Con nghĩ như vậy!


khà khà
Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Niệm Phật để được nhất tâm không phải nhất tâm rồi mới niệm Phật. Tâm phàm phu không niệm Phật làm sao được nhất tâm. Khi nhất tâm rồi thì tâm ấy không buồn không vui, không vướng mắt quyết định đời này vãng sanh chứ không cần phải chờ đến lâm chung( chính là Bản lai diện mục hay còn gọi là Phật tánh đấy).Nghĩ như vậy sẽ rất có hại.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

:"> Xin trích những đoạn khai thị Tinh Hoa nhất mà mình hiểu được nay chia sẽ cho bạn:
http://niemphat.net/thanhhien/dienthodaisu.htm
Hỏi: Vị đồng tu này nói ông chuyên vẽ hoa sen, vừa vẽ hoa vừa niệm Phật, hy vọng là sẽ không bị bịnh khổ lúc qua đời, có cần làm thêm phương pháp nào nữa hay không, hoặc có cần thay đổi thái độ tu học hay không?

Ðáp: Vẽ hoa sen, mỗi ngày tưởng Phật, niệm Phật, như vậy rất tốt. Nếu hy vọng tương lai vãng sanh có thể dự biết ngày giờ ra đi, không bị bịnh khổ thì là một chuyện khác hẳn. Tại sao người ta có thể ra đi một cách tự tại? Vì nghiệp chướng của họ đã tiêu trừ. Nếu nghiệp chướng của bạn chưa tiêu trừ hết, lúc lâm chung sẽ có bịnh khổ, chúng ta phải biết chuyện này.

Làm thế nào để tiêu trừ hết nghiệp chướng?

Phải phá sạch ngã chấp thì sẽ tiêu trừ hết nghiệp chướng. Bất cứ việc gì đặc biệt là những chuyện tiếp xúc với đại chúng, ‘không nên chấp trước thành kiến của mình’, phải biết ‘tuỳ duyên’. Chỉ cần việc này không có chướng ngại quá mức thì tuỳ duyên được rồi, đừng chấp trước vào thành kiến của mình.

Luôn luôn nghĩ mình phải tiêu trừ nghiệp chướng. Phải quét sạch hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đặc biệt là những thứ ‘thị - phi, nhân - ngã, tham, sân, si, mạn’, trong tâm chẳng sanh lên những tâm niệm này thì bạn sẽ có thể tự tại vãng sanh. Nếu còn những thứ thị - phi, nhân - ngã, lợi - hại, được - mất, tham, sân, si, mạn thì rất phiền phức, cho dù bạn tu được giỏi cách mấy thì đến lúc lâm chung cũng nguy hiểm như thường, vẫn không nắm chắc [có thể tự tại vãng sanh]. Bạn hãy xem hễ những người nào ra đi rất tự tại, có tự tin, tâm địa thanh tịnh, họ thiệt là mảy trần chẳng nhiễm! Ðừng nói thế pháp phải buông xả, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xả hết, các bạn phải biết chuyện này nghe!

Hiện nay tôi đã lớn tuổi rồi, không còn mấy năm nữa đâu, cho nên tôi quản lý đạo tràng hay không? Quý vị muốn tôi quản lý tôi cũng không nhận, quý vị muốn làm sao cũng được, nếu quý vị làm được hoàn hảo thì tốt! Làm không được hoàn hảo thì quý vị phải gánh trách nhiệm nhân quả, đối với tôi không liên can gì hết! Hết thảy thế pháp và Phật pháp đều phải buông xuống hết, tôi chăm sóc cho quý vị, thương mến quý vị, khuyến khích quý vị nhưng tuyệt đối không chất chứa những thứ này trong tâm; nếu chất chứa những chuyện này của quý vị trong tâm thì tôi không thể thanh tịnh, quý vị phải thể hội kỹ càng việc này, trong tâm phải thong dong tự tại, hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian phải làm theo kinh Kim Cang: ‘Pháp còn nên xả, huống chi là phi pháp’. Chữ pháp đầu tiên là Phật pháp. Xả Phật pháp không có nghĩa là kêu quý vị không làm nữa, vẫn cứ làm hằng ngày, ‘xả’ là xả bỏ trong tâm, trong tâm chẳng có phân biệt, chấp trước, lo âu, trong tâm nhất định phải thanh tịnh. Phải làm việc nhưng làm việc không gây trở ngại cho tâm thanh tịnh, như vậy mới đúng.


Hỏi: Theo Quán kinh thì phải nhiếp tâm vào định, quán y báo, chánh báo cõi Cực Lạc rõ ràng mới có thể về Tịnh Ðộ. Tại sao kẻ chưa vào định, tu môn Trì Danh cũng được vãng sanh?

Ðáp: Chín phẩm sen ở Cực Lạc gồm nhiếp tất cả công hạnh thấp cao, song không ngoài hai điểm: Ðịnh Tâm và Chuyên Tâm.

1. Ðịnh Tâm hay Ðịnh Thiện là những vị tu tập quán pháp thành công, hoặc trì danh hiệu được vào tam muội. Các vị này sẽ sanh về thượng phẩm.

2. Chuyên Tâm hay Tán Thiện là những người chỉ niệm danh hiệu chưa được vào tam muội, hoặc tu các công đức lành khác trợ giúp, rồi phát nguyện hồi hướng. Hạng người này cũng được dự vào các phẩm thấp hơn. Nhưng cần phải trọn đời quy mạng Tây phương và chuyên cần tu tập. Lúc ngồi, nằm thường xoay mặt về hướng Tây. Khi niệm Phật, lúc phát nguyện, phải chí thành không xao lãng. Tâm niệm khẩn thiết ấy ví như kẻ bị gông xiềng, tù ngục cầu mau thoát ly; người lâm cảnh lửa cháy, nước trôi, hoặc giặc cướp rượt đuổi mong được khỏi nạn. Lại phải vì sự sống chết, phát lòng Bồ Ðề, cầu sanh Tây phương, mau thành Thánh Ðạo để đền đáp bốn ân, nối thạnh Tam Bảo độ khắp muôn loài. Chí thành như thế, quyết chắc sẽ được kết quả.

Trái lại, nếu lời và hạnh không hợp nhau, sức tín nguyện yếu kém, tâm không chuyên nhất, sự tu hành không tương tục thì khó hy vọng thành công. Bởi kẻ biếng trễ như thế, e khi lâm chung bị nghiệp chướng trở ngăn, chẳng gặp bạn lành, lại thêm thân thể đau nhức, tâm thức hôn mê, không thành chánh niệm. Vì sao? Bởi hiện tại là nhân, khi lâm chung là quả. Cần phải nhân cho chắc thật, quả mới không hư luống, như tiếng hòa nhã thì vang dịu dàng, hình ngay tất bóng thẳng vậy. Nếu muốn khi sắp chết mười niệm thành công thì ngay lúc hiện tại phải một lòng chí thiết tinh tấn tu hành, tất không còn điều chi lo ngại.

Ðại khái, chúng sanh bởi tâm chia thiện ác, nên báo có khổ vui. Do nơi ba nghiệp tạo thành, mới khiến sáu đường luân chuyển. Nếu tâm sân hận, tà dâm, đó là nghiệp Ðịa Ngục. Tâm tham lam, bỏn sẻn là nghiệp Ngạ Quỉ. Tâm ngu si, tà kiến là nghiệp Súc Sanh. Tâm ngã mạn, tự cao là nghiệp Tu La. Giữ bền Ngũ Giới là nghiệp Người. Tiến tu Thập Thiện là nghiệp Thanh Văn. Rõ thấu duyên sanh là nghiệp Duyên Giác. Tu trọn Lục Ðộ là nghiệp Bồ Tát. Chân từ bình đẳng là nghiệp Phật.

Nếu tâm thanh tịnh niệm Phật thì hóa sanh về Tịnh Ðộ, ở nơi bảo các, hương đài. Như ý mê tối đục nhơ, tất gởi chất cõi Uế Bang, nương cảnh nổng gò, hầm hố. Cho nên lìa nguồn tự tâm không còn biệt thể, muốn được quả tịnh phải chủng nhân mầu. Như tánh nước chảy xuống, tánh lửa bốc lên, lý thế tất nhiên, có chi mà ngờ vực!

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm


b. Chẳng phát nguyện thì niệm Phật không thể vãng sanh.

Kinh Vô Lượng Thọ dạy rất rõ ràng, điều kiện căn bản của ba bậc vãng sanh là: ‘Phát Bồ Ðề tâm, một hướng chuyên niệm’, làm sao có chuyện chẳng phát nguyện mà có thể vãng sanh được? Không có đạo lý này! ‘Chẳng phát nguyện, niệm Phật’ người xưa có nói: ‘Cho dù mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, chẳng phát nguyện thì hét bể cuống họng cũng uổng công mà thôi!’

Tại sao vậy? Bạn chẳng chịu vãng sanh mà!

Tâm nguyện vãng sanh, buông xuống vạn duyên tức là tâm Bồ Ðề.

Trong Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã dạy chúng ta: ‘Nếu muốn vãng sanh tăng cao phẩm vị, nhất định phải có tâm giống như tâm Phật, nguyện giống nguyện của Phật, hạnh giống hạnh của Phật’. Tâm chẳng giống tâm của A Di Ðà Phật, nguyện cũng chẳng giống nguyện của A Di Ðà Phật, hành vi cũng chẳng giống A Di Ðà Phật, cho dù bạn vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp; huống chi là bạn không thể nào vãng sanh được! Chúng ta phải nhớ kỹ nghe!

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Ðề Hy cầu sanh Tịnh Ðộ, thỉnh giáo đức Phật Thích Ca:

‘Con phải tu học như thế nào mới có thể vãng sanh Cực Lạc thế giới?’

Trước khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải phương pháp tu học cho bà, Ngài đã giảng rõ ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’, giảng rõ cho chúng ta đây là ‘Chánh nhân Tịnh nghiệp của ba đời chư Phật’. Nói một cách khác bất luận Phật quá khứ, Phật hiện tại, hay Phật tương lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều xây dựng trên cơ sở, nền tảng này, nếu không có cơ sở này thì chẳng kể họ ráng sức tu hành ra sao đều không thể thành tựu. Cũng như việc xây nhà, đây là nền móng. Hai câu đầu trong cơ sở này là: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng’, người Trung Quốc thường dùng danh từ: ‘hiếu thân tôn sư’. Mọi người ở Tây phương Cực Lạc thế giới đều là người con có hiếu nhất, đều là học sinh giỏi nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ xưng họ là ‘đệ tử hạng nhất của Như Lai’! Làm sao có chuyện ‘chẳng phát nguyện’ này? Việc này hoàn toàn sai lầm! Những người có đầu óc sáng suốt một chút đều có thể phân biệt và nhận ra. Nếu ngay cả việc này cũng không thể nhận ra sự khác biệt, sự học Phật của chúng ta đều là vô ích, nghe giảng kinh bao nhiêu năm nay cũng luống uổng, vô ích! ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ tức là hạnh của Phật – Hành vi của chư Phật Như Lai được thể hiện trong sanh hoạt thường ngày. Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện đều là sự hành trì của chư Phật. Chúng ta đã làm được chưa? Tôi thường khuyên các vị đồng tu khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải đối chiếu với năm khoa mục này, nếu tương ứng, phù hợp thì hạnh của quý vị là chánh hạnh; nếu không tương ứng thì hạnh của quý vị là tà hạnh, tà hạnh chẳng thể vãng sanh được đâu!

Cho nên chúng tôi biên soạn năm đề mục của Tịnh Tông thành cuốn sách nhỏ gọi là ‘Nguyên tắc tu hành’, đây là nguyên tắc chúng ta nhất định phải tuân theo trong đời sống, công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật hằng ngày, nhất định chẳng thể làm trái ngược. Nếu làm trái ngược thì niệm Phật, phát nguyện cũng không thể vãng sanh. Tại sao vậy? Nguyện này của bạn là nguyện giả, nguyện suông, không thực tế. Khi chúng ta phát nguyện hồi hướng, bạn lấy gì để hồi hướng? Nói suông, hồi hướng suông thì không được, bạn phải dùng những gì thực tế để hồi hướng. Thực tế là gì? Thực tế là tu hành chứng quả, đoạn ác tu thiện, chuyển mê thành ngộ. Ðây là công đức tu hành chân thật của mình, mình phải dùng cái này để hồi hướng. Hôm nay bạn không phát nguyện và cũng không niệm Phật, làm sao bạn có thể vãng sanh cho được?

Làm sao mới được vãng sanh?

Nhất định phải có tâm giống với tâm của đức Phật A Di Ðà, có nguyện giống với nguyện của đức Phật A Di Ðà, [kiến] giải giống với đức Phật A Di Ðà, hạnh giống với đức Phật A Di Ðà. Nếu chúng ta có thể làm được tâm, nguyện, giải, hạnh đều giống với đức Phật A Di Ðà thì chúng ta nhất quyết sẽ được vãng sanh -- tự tự nhiên nhiên cảm ứng đạo giao.

b. Tu hành – Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác

Tu hành cần phải chân thành, thật thà, quan trọng nhất là ba điều trong đề kinh của kinh Vô Lượng Thọ: ‘Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác’. Năm chữ này là Tam Bảo!

Khi bắt đầu học Phật quý vị phải quy y Tam Bảo.

Tam Bảo là ‘Giác, Chánh, Tịnh’.

Thanh tịnh là Tăng Bảo, Bình đẳng là Pháp bảo, Giác là Phật bảo.

Trong đề kinh có đầy đủ Tam Bảo. Không những đầy đủ Tam Bảo mà Tam Học cũng đầy đủ. Tam học là ‘Giới, Ðịnh, Huệ’, Thanh tịnh là Giới, Bình đẳng là Ðịnh, Giác là Huệ.

Ðồng tu Tịnh Tông chúng ta tu những gì? Tu Giác, Chánh, Tịnh.

A Di Ðà Phật tức là Giác - Chánh - Tịnh.

Quý vị đã đọc kinh Vô Lượng Thọ, thấy Thế Tôn nói với A Nan: ‘Quý vị có muốn nhìn thấy Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác không?’, Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác tức là A Di Ðà Phật. Nếu chúng ta tu Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác thành công, chúng ta cũng sẽ là A Di Ðà Phật, tự tự nhiên nhiên sẽ là trăm ngàn ức hóa thân của A Di Ðà Phật; bạn sẽ là hóa thân của A Di Ðà Phật thì bạn làm sao chẳng đến Cực Lạc thế giới được? Ðương nhiên sẽ đến mà!

Thế nên phải hiểu kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông, năm kinh một luận dạy chúng ta tu những gì? Tức là dạy chúng ta tu Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác. Mỗi năm tâm chúng ta có thanh tịnh hơn năm trước không? ‘Thanh tịnh’ nghĩa là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền não giảm bớt, thói hư tật xấu ít hơn rồi. Như vậy là có tiến bộ, là công phu đắc lực rồi đó.

Nếu mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật nhưng thói hư tật xấu cũng còn nhiều như cũ, tâm lượng vẫn còn hẹp hòi, vậy thì chẳng có ích chi cả! Chúng ta nghĩ coi Phật, Bồ Tát có tâm như thế nào? Phật, Bồ Tát có tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi, khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến hết thảy chúng sanh, chẳng nghĩ đến mình; chúng ta phải học cái tâm của Phật, tức là niệm niệm vì chúng sanh, tận tâm tận lực giúp Phật pháp, giúp chúng sanh, đừng nghĩ về mình; ‘mình chẳng còn nữa thì bạn sẽ thực sự được đại tự tại’. Tại sao chúng ta học Phật chẳng được thành tựu? Tuy nghĩ đến chúng sanh, tự mình còn chiếm hơn phân nửa vì vậy nên bạn chẳng thể thành tựu, bạn chẳng được cảm ứng. Ðến lúc nào mới quên mình, dốc toàn tâm toàn lực vì chúng sanh? Trong kinh quý vị thường thường niệm đến câu ‘tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát’ (tâm bao thái hư, lượng châu sa giới); đó là tâm lượng của chư Phật, Bồ Tát, chúng ta phải học theo. Tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát là tâm lượng vốn sẵn có của mỗi người chúng ta; tại sao bây giờ tâm lượng chúng ta nhỏ nhoi như vậy? Hai người ở chung với nhau bất đồng ý kiến, không thể bao dung lẫn nhau, vậy thì bạn còn có thành tựu gì nữa? Thế nên học Phật việc đầu tiên là phải mở rộng tâm lượng, phải có thể bao dung nhẫn nhịn, khi gặp những việc không như ý thì cũng đừng nên trách móc người khác, chỉ nghĩ tưởng việc của mình, như vậy mới có thể giải quyết vấn đề, mới có thể thành tựu đức hạnh, trí huệ của mình.

. Tịnh nghiệp Tam phước



Chư vị pháp sư, chư vị đại đức đồng tu:

Thời gian trôi đi quá nhanh, hôm nay đã là ngày họp mặt cuối cùng trong chuyến đi Úc Châu lần này, hai ngày trước thực sự chúng tôi nói chưa hết lời và cũng nói chưa hết những điều muốn căn dặn, nhắc nhở; trong khoảng thời gian ngắn nội dung của buổi nói chuyện chẳng nhiều, hy vọng các bạn lắng lòng thể hội, đi tìm cầu trong kinh giáo. Mỗi chữ mỗi câu trong kinh Phật đều chứa đựng vô lượng nghĩa, tùy theo tri kiến và kiến giải của chúng sanh, lợi ích của mỗi người có sâu cạn, rộng hẹp chẳng đồng. Nếu chúng ta thành tâm đi tìm cầu, thể hội, phụng hành thì mọi người sẽ đạt được lợi ích thù thắng, đây là sự gia trì của Tam Bảo cho chúng ta, người thế tục thường nói là Phật, Bồ Tát phò hộ cho chúng ta, là có ý nghĩa như vậy. Do đây có thể biết trong Phật pháp chẳng có mê tín; lý luận, phương pháp dạy chúng ta tu học như thế nào.



a. Tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.

Sự tu học Tịnh Tông, chúng tôi đặc biệt tuyển chọn những lời khai thị trong kinh điển của Tịnh Tông và tóm tắt thành năm khoa mục (Tam phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập nguyện) để làm nguyên tắc cho sinh hoạt, việc làm, xử sự, đãi người, tiếp vật trong suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc này thì mới xứng đáng làm đệ tử của Thế Tôn, làm học trò của đức Phật A Di Ðà. Khoa mục thứ nhất là ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, vì thời gian không đủ nên tôi chẳng thể nói rõ, trong hội trường có một bộ băng cassette ghi bài giảng lúc trước [các bạn có thể nghe thêm]. Tam Phước hết sức quan trọng, trong phần cuối của đoạn kinh này đức Thế Tôn đặc biệt nhấn mạnh ba điều này là tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.

Tầm vóc của câu này hết sức quan trọng, ba đời chư Phật là Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai; những người tu hành thành Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai chẳng biết bao nhiêu mà tính! Dĩ nhiên họ tu hành thành Phật chẳng phải chỉ dùng một phương pháp duy nhất vì có vô lượng pháp môn. Trong kinh Ðại thừa thường nói: ‘Pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp’, pháp môn nào cũng có thể thành Phật, nhưng dựa trên căn tánh của chúng sanh mà nói thì sẽ khác nhau – có người lợi căn, có người độn căn. Có pháp môn khế cơ, có pháp môn chẳng khế cơ; khế cơ thì thích hợp cho chúng ta tu học, chẳng khế cơ nghĩa là đối với đời sống hiện tại có nhiều chỗ chẳng thuận tiện. Khế cơ thì chúng ta tu học rất thuận lợi, rất dễ dàng, nếu chẳng khế cơ thì chúng ta cảm thấy rất khó khăn, hễ cảm thấy khó khăn thì chúng ta nên bỏ và lựa chọn pháp môn nào thích hợp với mình. Việc này cũng giống như lựa chọn khoa hệ trong trường học, khoa hệ nào mà chúng ta rất thích và cũng có năng lực học theo thì dễ rồi. Nếu lựa chọn một khoa hệ chẳng hợp với ý thích của mình thì học theo sẽ rất khó khăn. Cho nên vô lượng pháp môn của Phật pháp giống như khoa hệ trong trường học, đều để cho mình tùy ý lựa chọn. Ðiều kiện của sự lựa chọn là phải thích hợp với trình độ của mình, ý thích của mình, đời sống của mình, chẳng gây trở ngại cho đời sống và công ăn việc làm của mình, không những chẳng trở ngại mà còn trợ giúp thêm thì tu học theo sẽ rất dễ dàng. Ðây là những điều kiện chúng ta cần biết rõ khi lựa chọn pháp môn.

Ðức Phật dạy ba điều trong Tam phước là tịnh nghiệp chánh nhân của hết thảy chư Phật, nói một cách khác bất luận bạn tu học theo khoa hệ nào thì ba điều này là lớp chính mình phải học; trong vô lượng pháp môn ba điều này là khóa học mọi người nhất định phải tu học, hết sức quan trọng. Giống như xây một căn nhà, chẳng kể bạn xây theo kiểu nào thì đây là nền móng, nhất định phải xây nền móng vững chắc, ổn định trước thì căn nhà này mới được hoàn hảo, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc này.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Đây là bài của Tịnh Không pháp sư.( nên ghi chú rõ tên tác giả để tránh nhầm lẫn)


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trích Niệm Phật Tông Yếu của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân,

21) Hỏi: Niệm Phật khi tâm thanh tịnh với niệm Phật khi tâm động hơn kém ra sao?

Đáp: Công Đức bằng nhau, không có gì sai khác!

22) Hỏi: Tôi tuy niệm Phật mà tâm cứ tán loạn không biết làm sao đây?

Đáp: Chuyện đó thì Pháp Nhiên nầy cũng làm không nổi!

23) Tâm của hạng phàm phu làm sao mà không tán loạn được. Cũng chính vì thế mới gọi là Pháp Môn Dễ Tu.

24) Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý.

Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN vậy.
...
...

29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:

Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.


cho nên mình nghĩ niềm tin thành tựu cũng giống như một người trong bóng tối dày dặc thấy tia sáng thì cứ đi về phía tia sáng, tâm tư lúc đó thế nào không cần biết, chỉ biết đi về phía tia sáng thôi
:)


Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Xin chớ nên hiểu nhầm ý của Pháp Nhiên đại sư
Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý.
Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát.
=> PNĐS muốn nói khi hành giả niệm Phật không cần để ý đến tán tâm hay tịnh tâm, vì còn để ý nghĩa là còn vọng tưởng. Gặp chuyện gì cũng chỉ 1 câu A Di Đà Phật thì vọng niệm tự tiêu tan,lục căn đô nhiếp,tâm được quy nhất. Các tông yếu của PNĐS cũng giống với pháp môn niệm Phật viên thông của Bồ Tát Đại Thế Chí đấy.Vì có nhiều người thấy mình niệm Phật hoài mà tâm cứ tán loạn nên PNĐS mới dùng lời này để khai thị.
cho nên mình nghĩ niềm tin thành tựu cũng giống như một người trong bóng tối dày dặc thấy tia sáng thì cứ đi về phía tia sáng, tâm tư lúc đó thế nào không cần biết, chỉ biết đi về phía tia sáng thôi.
A Di Đà Phật, tại hại vô cùng. Xin hãy đọc lại thật kỹ những lời khuyên của bậc của cổ đức để tránh lầm lạc cho cả mình và chúng sanh.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
sun
Bài viết: 33
Ngày: 26/11/09 03:34
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi sun »

Niệm Phật có thể được nhất tâm bất loạn. Thế niệm bồ tát Quán Thế Âm có được thế không mọi người?


Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

sun đã viết:Niệm Phật có thể được nhất tâm bất loạn. Thế niệm bồ tát Quán Thế Âm có được thế không mọi người?
Vạn pháp do tâm tạo. Bạn có duyên với vị Phật nào thì cứ niệm vị Phật đó :) . Quán Thế Âm Bồ Tát cũng là 1 trong 2 vị Bồ Tát phụ giúp Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh. Đại sư Ấn Quang nói muốn được nhất tâm thì không gì hơn chí thành và khẩn thiết. Và điều quan trọng là niệm Phật nào thì các công đức phải hồi hướng về Cực Lạc. Tín, nguyện, hạnh là 3 thứ trọng yếu cho pháp môn Tịnh Độ. Ngoài ra Phật Quán Thế Âm là đức đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn. Mỗi ngày niệm danh hiệu Ngài thì các nạn chướng đều tiêu tan.
Nhưng theo ý của Thiện Đạo HT thì muốn vãng sanh thì không chi hơn niệm Di Đà. Vì hợp lới lời nguyện thứ 18 của Ngài.
Công phu được nhất tâm không phải dễ. Không nên để ý việc mình có nhất tâm hay chưa hoặc mong cầu được nhất tâm( đó chính là phiền não) mà chỉ biết buông bỏ mà niệm Phật.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Xin chớ nên hiểu nhầm ý của Pháp Nhiên đại sư
vâng, đ/h cũng vậy nhé
Vì có nhiều người thấy mình niệm Phật hoài mà tâm cứ tán loạn nên PNĐS mới dùng lời này để khai thị.
nếu đó là sự thật thì những lời khai thị này luôn là phương tiện thiện xảo vậy
chỉ biết đi về phía tia sáng thôi
đây là hành động duy nhất, được thì thành tựu?
:)


Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Khi thuyết giảng cho chúng sinh, Phật dùng rất nhiều phương tiện để giáo hóa. Ví như trong kinh Pháp Hoa phẩm Hóa Thành Dụ Phật dùng phương tiện để khuyên các bậc A La Hán nên phát tâm đại thừa tu tiếp lên Bồ Tát( không trích dẫn để tránh dài dòng). Phật, Tổ tùy căn cơ chúng sanh mà dùng các phương tiện để khai thị. Trăm sông đổ về biển, các pháp chính là phương tiện giúp chúng sanh thoát sanh tử. Vd: có người Phật không khuyên phát tâm Bồ Tát mà chỉ tu tứ thánh quả. Khi dứt sanh tử rồi Phật mới khuyên phát tâm đại thừa để hóa độ chúng sanh. => Đó không là phương tiện chứ là gì.
Ta không nên để ý là phương tiện hay phượng tiện chỉ nên thực hành theo lời Phật dạy mà thôi.
chỉ biết đi về phía tia sáng thôi
đây là hành động duy nhất, được thì thành tựu
Giây phút sinh tử là một trong 8 khổ của đời người: tứ đại phân li, mắt mũi mờ mịt,thần trí điên đảo( còn đâu tia sáng với tia tối). Chính nhờ công phu niệm Phật thường ngày mà quyết định chánh định lúc lâm chung. Hoặc xin đọc kỹ những chướng ma trên con đường tu hành ánh sáng cũng có thể do ma quỷ ngụy tạo(chúng cũng có tha tâm thông biết rõ tâm mình muốn gì). Bất kể các pháp môn cổ đức đều khuyên không trụ vào tướng, không mong cầu việc gì chướng ma sẽ có cơ hội nhiễu. Duy chỉ có tâm mình quyết định tất cả. Xin hãy nhớ kỹ.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
chỉ nên thực hành theo lời Phật dạy mà thôi
những lời (phương tiện) của Ngài Pháp Nhiên cũng là để đồ chúng thực hành theo vậy; theo lời kể thì Ngài mang phật pháp đến cho dân nghèo ít chữ; chắc là họ nghe sao thì làm như vậy, đừng nói là Ngài gạt họ nhé
còn đâu tia sáng với tia tối
đó là cơ duyên thôi; nhiều người trong tuyệt vọng chợt nhớ lại đã nghe qua rồi thực hành; thành tâm trong giây phút tuyệt vọng không đủ sao? công đức ít thì vãng sinh hạ phẩm, chẳng có gì trái nhân quả
trên con đường tu hành ánh sáng cũng có thể do ma quỷ ngụy tạo
ví dụ của mình là cụ thể, không nói chuyện thiền định
Bất kể các pháp môn cổ đức đều khuyên không trụ vào tướng
đó là gần vào niết bàn thôi; chưa đến gần thì "hóa thành" thấy "hóa thành", phương tiện nhờ đó mới thiện xảo
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.45 khách