Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nguyện vãng sanh Cực Lạc và Phát Tâm Bồ Đề là hai chuyện không thể đồng nhất. Bời vì ở CỰC LẠC bậc A LA HÁN rất đông, số Bồ Tát cũng lại như vậy. Người tu môn khác, không nguyện vãng sanh CỰC LẠC, vẫn phát Tâm Bồ Đề được.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có đoạn:
Trung Phẩm Hạ Sanh ấy.

Nếu có thiện nam, thiện nữ hiếu dưỡng cha mẹ, làm việc nhơn từ thế gian. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói rộng những sự vui nơi quốc độ Phật A Di Ðà, cùng nói bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, nghe rồi liền chết. Ví như khoảng thời gian tráng sĩ co duỗi chân tay, liền được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày, gặp Quán Thế AÂm và Ðại Thế Chí Bồ Tát, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua một tiểu kiếp thành A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Hạ Sanh vậy.
http://www.quangduc.com/tinhdo/17kinhqu ... luong.html

Bậc này chưa thể gọi là Bồ Tát. Nhưng trong trường hợp có phát tâm Bồ Đề kiên cố thì sẽ là Bồ Tát.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Bạn VHBK này mong bạn xem lại nha :"> Kinh A Di Đà Yếu Giải của ngẫu Ích Đại Sư nói rằng:
http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugi ... nhtong.htm

Hán: Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử giai A La Hán, phi thị toán số chi sở năng tri; chư Bồ Tát chúng diệc phục như thị.

Việt: Lại còn đây nữa! Xá Lợi Phất ơi! Phật kia có nhiều đệ tử Thanh Văn, toàn A La Hán, nhiều lắm không thể đếm mà biết được; các vị Bồ Tát cũng đông như thế.

Thực ra thì các bậc Ðịnh Tính Nhị Thừa (12) ở các thế giới khác chẳng được sinh sang cõi kia đâu. Chỉ có vị nào trước đã quen tu tập hạnh Tiểu Thừa mà lúc lâm chung (sắp chết), biết hồi hướng về tâm Bồ Ðề, phát ra lời thệ nguyện của Ðại Thừa thì mới được sinh. Khi đã được sinh sang Cực Lạc rồi, Phật sẽ tùy cơ mà nói pháp cho nghe, khiến cho đoạn trừ được Kiến hoặc (tà kiến) và Tư hoặc (tham, sân, si, mạn, nghi) thì gọi là A La Hán, giống như các vị Bồ Tát ở ngôi thứ bảy về Biệt Giáo môn, đã đoạn hết Kiến hoặc và Tư hoặc rồi, chứ chẳng phải thực là Thanh Văn đâu. Bởi vì những người tu về 2 giáo môn: Tạng Giáo và Thông Giáo thì chẳng được nghe nói đến danh hiệu Phật ở thế giới khác; mà nay những người được nghe danh hiệu Phật A Di Ðà đã có tâm Tín Nguyện vãng sinh, thì đều là người có căn có thuộc về 2 giáo môn Biệt Giáo và Viên Giáo cả.


Người tu môn khác, không nguyện vãng sanh CỰC LẠC, vẫn phát Tâm Bồ Đề được. Nói thật với bạn họ mà có tâm bồ đề thì họ ít nhất cũng là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát




Bậc này chưa thể gọi là Bồ Tát. Nhưng trong trường hợp có phát tâm Bồ Đề kiên cố thì sẽ là Bồ Tát. Mình có nói gì đâu


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tổ nói thì tham khảo. Vì Tổ chẳng dám trái lời Phật. "Mình chỉ nghe Phật nói".

Không thể đồng nhất ngang xương giữa Nguyện vãng sanh và Tâm Bồ Đề. Dù rằng các A LA HÁN ở CỰC LẠC chẳng phải là bậc A LA HÁN bình thường, chừng nào họ có Trí Bát Nhã mới được gọi là Bồ Tát. Và bậc A LA HÁN ở CỰC LẠC dễ "sanh" trí Bát Nhã vì Tín nhận sâu xa bốn tám đại nguyện của ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nói thật với bạn họ mà có tâm bồ đề thì họ ít nhất cũng là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát

>>> Mới phát tâm Bồ Đề thì bậc thấp nhất trong Thập Tín (Mười địa vị ban đầu).


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

" Câu mà cổ đức ngày xưa nói "đới nghiệp vãng sanh" không phải như người ta thường hiểu, ông tâm nguyện vãng sanh vào cảnh giới Cực Lạc, khi chết nếu nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu như niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì có thể vãng sanh" HT Quảng Khâm
Đây là lời của kẻ không hiểu Phật Pháp !!!!

Thự nực cười cho người so sánh giữ 2 chữ Nghiệp và Niệm ...đồng nhau như cá và rau trên cán cân... bên nặng bên nhẹ.

Cái nào chủ, cái nào tớ .... còn không minh bạch lấy gì giảng nói....

Phật lực há nghĩ bàn phàm phu ngu ngốc có thể tự rêu rao ý tưởng cuồng điên của mình ư ???

Thật hổ thẹn.

Tuy trong Tịnh Độ có những người nổi tiếng như cồn nhưng lại không am hiểu tường tận Tịnh Độ, rao lời phi lý, cắt đứt còn đường vãng sanh của chúng sanh, phá hoại lòng từ bi của Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật....


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Phật không hề nói lời hư dối. Trong kinh nói rất rõ về việc vãng sanh.
Trên diễn đàn này gần đây thảo luận rất nhiều là phải đạt đến mức Niệm phật nhất tâm; phải là thiện nam tử, thiện nữ nhân; phải là người thượng căn....

Tất cả đều đã quá bị cuốn vào vòng tư duy miên man mất rồi. Đây vẫn chính là điểm yếu của những người Trung căn đó mà. Nam mô A Di Đà Phật.

Ðiều nguyện thứ mười tám: Nếu con được thành Phật mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp.

Ðiều nguyện thứ mười chín: Nếu con được thành Phật mà chúng sinh mười phương phát tâm Bồ Ðề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện, muốn sinh về cõi nước con, tới khi thọ chung mà con chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Ðiều nguyện thứ hai mươi: Nếu con được thành Phật mà chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức, dốc lòng hồi hướng, cầu sinh về cõi nước con mà không được vừa lòng thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Phật không hề nói người muốn được Vãng sanh Tây Phương phải là người ít tội, mà thực sự đó là những chúng sanh có nhiều nghiệp tội nặng nề. Tất cả đều được Vãng sanh nếu thành tâm niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Lúc sắp chung sự mà giữ được chánh niệm này chắc chắn được vãng sanh. Cần phải tiên quyết tin tưởng ở điều này.


Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rõ khi giảng về kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ hay kinh Niệm Phật Ba La Mật. Đời sau nếu có chúng sanh nào được nghe về Pháp niệm phật này phải biết người đó từ rất lâu xa về trước đã chồng nhiều căn lành, cúng dường chư phật.... Vậy các ông còn tranh luận với nhau làm gì về điều này, xét thấy Phật đã nói rất rõ ràng rồi sao còn hoài nghi mà đi tìm đâu nữa. Tôi xét thấy các ông vẫn còn nghi hoặc là nhiều cho dù các ông đã bỏ rất nhiều tâm huyết đọc tụng kinh điển. Nhưng cho dù đọc tụng kinh điển mà cái tâm hoài nghi vẫn còn như vậy thì thành quả thực chưa hẳn đã là mỹ mãn. Một người chưa đọc được kinh điển bao giờ mà được giảng qua rồi tin ngay phụng hành niệm Phật không hề nghi ngờ gì cõ lẽ công đức có được còn lớn hơn tất cả chúng ta, bởi ta còn hoài nghi cho dù các ông có thể nói là một lòng tin tưởng, nhưng sự thật các ông vẫn nghi ngờ nhiều lắm.

Phật đã nói, để được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc không thể dùng một chút công đức hay rất nhiều công đức tu tập mà có thể được, bởi cho dù rất nhiều đó vẫn chỉ là Tự lực chứ không phải là Tha lực. Điều này có khác gì trong toán học các vị thấy con số 1 tỷ hay 10 tỷ là to, nhưng đem so sánh với con số vô cùng thì nó là một số vô cùng bé, có thể coi gần như là không có giá trị trong việc so sánh. Vậy thì ở đây cũng chính như vậy, vấn đề của chúng ta là tu tập thành thói quen ăn sâu vào trong tâm thức của mình để có thể niệm phật được trong mọi hoàn cảnh ( trong lúc làm việc, trong lúc đi, trong lúc ăn, trong lúc ngủ mơ, và đặc biệt là lúc chúng ta mạng chung).
Hãy chuyên tâm niệm Phật tiếp đi, đừng cố gắng tranh luận quá như vậy. Cẩn thận không đi quá xa mà lại tưởng mình tiến tới gần đó.

Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Nói đúng rồi.
Lúc sắp chung sự mà giữ được chánh niệm này chắc chắn được vãng sanh
Nhớ kỹ thì được lợi ích lớn.
nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh. Đây là lời của kẻ không hiểu Phật Pháp
Tại sao lại nói thế???
Nghiệp lực ở đây chính là cận tử nghiệp ác khi chết. Còn niệm lực chính là chánh niệm. Nếu lâm chung không có chánh niệm sẽ bị cận tử nghiệp lôi kéo mà đọa ác đạo. Chẳng thế mà Phật, Tổ phải kêu bình thời phải niệm Phật thật nhiều để thắng được nghiệp báo khi lâm chung.
" Nếu không có công phu niệm luôn 7 ngày vào những lúc bình thời, thì làm gì có được 10 niệm hay là 1 niệm lúc lâm chung" Trí Húc đại sư.
Lời tuy khác nhưng ý chẳng 2.
Vậy nên biết nếu chẳng được nhất tâm thì giây phút lâm chung chính là giây phút quyết định ( vì thế ban hộ niệm lập ra để giúp người sắp mạn chung giữ được chánh niệm). Lời nói của bậc tu hành chân chính làm lợi lạc được cho bao nhiêu chúng sanh lại bị xem là lời của kẻ không hiểu gì về Phật pháp


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Tại sao lại nói thế???
Nghiệp lực ở đây chính là cận tử nghiệp ác khi chết. Còn niệm lực chính là chánh niệm. Nếu lâm chung không có chánh niệm sẽ bị cận tử nghiệp lôi kéo mà đọa ác đạo. Chẳng thế mà Phật, Tổ phải kêu bình thời phải niệm Phật thật nhiều để thắng được nghiệp báo khi lâm chung.
Câu trên là hoàn toàn sai đó....

Niệm Lực ...sao tự nhiên bảo nó là Chánh Niệm.
Phải hiểu thế nào nghĩa chữ Chánh Niệm và chữ Niệm Lực...
Cái chữ Chánh Niệm hay nói dễ hiểu là Nhất Tâm Bất Loạn.... Chánh niệm là trong tâm không có vô số thứ niệm...hay nói là không khởi tâm động niệm, hoặc vọng tưởng chấp trước, không còn những thứ này thì gọi là Chánh Niệm, 1 niệm thuần không tạp bất cứ niệm nào. Đó gọi là Chánh Niệm đó.


Bên nhà Thiền thì gọi là Định (là khả năng đè phục được kiến tư phiền não). Cái này ai làm nỗi ???

Còn chữ niệm lực. ... là muốn nói tâm niệm của ta có tha thiết muốn vãng sanh có tha thiết niệm Phật hay không, có thành tâm hay không...cái chỗ tha thiết thành tâm đó... thì gọi là niệm lực.

Cái chỗ lâm chung không có chánh niệm hoặc có chánh niệm không có liên quan đến vãng sanh hay không vãng sanh.

Vãng sanh hay không là do lúc lâm chung có tín nguyện hạnh hay không... còn Chánh Niệm hay không thì không quan trọng...quan trọng là tập trung niệm Phật mong Phật sớm tiếp dẫn. Đó mới là bổn hoài của Phật A Di Đà.

Chỗ trên hiểu không đúng giữa 2 chữ Niệm Lực và Chánh Niệm cho nên .... nâng cấp độ khó của sự vãng sanh của chúng sanh, làm cản trở con đường thành Phật của chúng sanh.
" Nếu không có công phu niệm luôn 7 ngày vào những lúc bình thời, thì làm gì có được 10 niệm hay là 1 niệm lúc lâm chung" Trí Húc đại sư.
Lời tuy khác nhưng ý chẳng 2.
Đừng có gieo tiếng oán cho Tổ Sư.... nói vậy là tội sâu nặng...
Làm sao có thể đánh đồng 2 câu nói của một kẻ không hiểu sâu Tịnh Độ với Tổ Sư chứ.

trích thì nên trích nguyên đoạn cho đủ nghĩa:

"
Hỏi: Niệm 10 niệm hay một niệm đều được sinh cả thì cần gì phải niệm những bảy ngày?
Thưa: Nếu không có công phu niệm luôn 7 ngày vào những lúc bình thời thì làm gì có lúc lâm chung niệm được 10 niệm hay là 1 niệm (câu nói này xác đáng, xác đáng lắm). Thảng hoặc có người nào phạm tội Ngũ Nghịch, Thập Ác mà lúc lâm chung niệm được 10 tiếng hoặc một tiếng được sinh vào Hạ Hạ phẩm, đều là người trồng nhân niệm Phật từ kiếp trước, bây giờ mới hái quả chín, cho nên mới có cảm ứng gặp được bạn tốt, lúc lâm chung, đến khuyên niệm Phật, nghe rồi liền tin và phát nguyện ngay. Việc này xảy ra, vạn người không có một, có phải ai cũng cầu may được thế đâu?

"

Trong trường hợp trên Tổ đưa ra 2 ý:
1 là người không phạm tội ngũ nghịch.
1 là người phạm tội ngũ nghịch.

Ở đây mình đề cập tới câu bôi đen trên thôi...là người không có phạm tội 10 ác ....

Câu hỏi của một người hỏi Tổ là khi lâm chung niệm Phật là sanh rồi thì cần gì phải 7 ngày...rèn luyện chi cho cực khổ.
Thì Tổ nói nếu không có công phu hằng ngày (7 ngày hay bao nhiêu ngày cũng được) thì lâm chung khó có được 10 niệm hay 1 niệm ... Bởi vì khi lâm chung là lúc con người phải đối diện với cái chết, lúc đó không còn có thể bình tĩnh mà niệm Phật, đó chỉ là nói những cái chết trên giường...chứ không nói chết do tai nạn v.v...Nếu bình thời không tu hành, không huân tập thì lâm chung làm gì nhớ tới Phật, Pháp mà niệm.Trong câu trên Tổ LÀM GÌ CÓ NÓI CHÁNH NIỆM HAY NIỆM LỰC ?
Vậy nên biết nếu chẳng được nhất tâm thì giây phút lâm chung chính là giây phút quyết định ( vì thế ban hộ niệm lập ra để giúp người sắp mạn chung giữ được chánh niệm). Lời nói của bậc tu hành chân chính làm lợi lạc được cho bao nhiêu chúng sanh lại bị xem là lời của kẻ không hiểu gì về Phật pháp
Tu hành chân chính thì dct không nói.... nhưng lời lẽ trái với lời Phật dạy thì phải nêu ra để cảnh giác....
Ban Hộ Niệm là để giúp cho người lâm chung giữ được cái niệm tương tục, chứ chẳng nói là Chánh Niệm của cái Nhất Tâm Bất Loạn...

dct sẽ nói đơn giản lại cái chỗ Niệm Lực và Nghiệp Lực...để cho mọi người tham khảo...
Như dct đã nói....

Nghiệp Lực: là không có hình tướng, không sản phẩm của tâm mê tạo tác mà ra, nó không có tự tánh.
Niệm: là Tâm, là chủ, là cái đứng đầu trong tất cả pháp (nghiệp cũng là 1 pháp).

Chỗ vãng sanh hay không....chính là cái tâm có tương ưng với nguyện của Phật hay không... chứ không có nói...nghiệp nhiều quá đi không được, hay phải "vật lộn" với nghiệp và phải thắng nó mới đi được...

Nếu muốn so sánh giữa 2 cái thì nó phải chung một nguồn gốc, hoặc ít nhất nó tương tợ hình dáng với nhau, hoặc khối lượng..

Còn Niệm và Nghiệp .... là một bên chủ, một bên tớ thì làm sao so sánh...bên nặng bên nhẹ...

Kinh nói nghiệp chúng sanh không có tướng, nếu có thì đầy hư không cũng không thể chứa hết.
Tổ Sư lại nói nếu một người vừa sanh ra liền niệm Phật, niệm liên tục không ngừng nghỉ cả đời...mỗi niệm diệt được 84 ức trọng tội thì...tội đó chẳng bằng như đất trong móng tay so với đại địa.

Vậy thử hỏi... nếu muốn vãng sanh thì phải thắng cái nghiệp khắp hư không sao?... :) nghe có lạ tai không???

Chư Phật, chư Tổ Sư, chưa hề nói phải chánh niệm mới vãng sanh, phải thắng nghiệp lực mới vãng sanh, phải nhất tâm mới vãng sanh. Chỉ có nói MANG NGHIỆP MÀ VÃNG SANH. Tại sao không dùng câu Phật hiệu mang nghiệp đi vãng sanh mà lại "wánh lộn" với nghiêp chi vậy ...nghe có tức cười lắm không??? có phải trái với ý Phật, Kinh, Tổ không ???

Pháp môn này gọi là Nan Tín... khó tin...là ở chỗ ...dễ hành mà lại dễ chứng... đó mới gọi là Dị Hành Đạo (Pháp Dễ).
Bắt phải dùng Chánh Niệm (Nhất Tâm) chọi với Nghiệp đầy khắp hư không (nghiệp lực từ vô thỉ) thì sao gọi là Dị Hành Đạo nữa??? Vậy tha lực chỗ nào nữa???

Ngài Pháp Nhiên nói rất hay và rất xác đáng....

"Phật lai nghinh là để người tu niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh. Người không biết nghĩa này đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật nguyện và không biết kinh văn nữa."

Câu trên ngàn lần muôn lần xác thực....
Chư vị đọc truyện vãng sanh thường thấy...ông gì gì đó...làm đồ tể hoặc làm ác...khi lâm chung...bị nghiệp lực (chủ nợ) đòi...mạng. Liền niệm Phật...cầu vãng sanh, sau khi niệm một lúc mấy "chủ nợ" đi hết Phật lai nghinh tiếp dẫn, đương sự nói với mọi người "Phật tới rồi, tôi theo Phật đi đây" đương sự an nhiên không sợ hãi nữa mà ra đi.

Thử hỏi ông ta bình thời không tu hành ...lâm chung làm gì có Nhất Tâm mà đòi chánh niệm... ???
Ông ta chỉ "nhất hướng chuyên niệm" không thôi, cầu Phật gia bị, tiếp dẫn....tức thời có cảm liền có ứng... làm gì có chuyện...phải thắng nổi nghiệp lực, nếu thắng được nó thì cần gì phải xưng tán pháp môn Tịnh Độ là mang nghiệp vãng sanh???

Vài dòng chia sẻ, mong đương sự suy ngẫm.
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

tangbong Vãng sanh hay không là do Tín Nguyện , phẩm vị cao thấp la do hành trì , đây là câu người tu Tịnh Độ phải nhớ . Đây là lời dạy của Ngẫu Ích Đại Sư kinhle


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Niệm lực: tâm lực để niệm Phật
Cái chữ Chánh Niệm hay nói dễ hiểu là Nhất Tâm Bất Loạn
Nhất tâm bất loạn thì hẳn nhiên có chánh niệm còn nói làm gì nữa. Dtc đừng gán ghép cái chữ chánh niệm với NTBL.
Cái chỗ lâm chung không có chánh niệm hoặc có chánh niệm không có liên quan đến vãng sanh hay không vãng sanh.
Đây mới chính là câu nói làm dứt đường vãng sanh của chúng sanh.
Tổ nói nếu không có công phu hằng ngày (7 ngày hay bao nhiêu ngày cũng được) thì lâm chung khó có được 10 niệm hay 1 niệm
Câu này cũng phải hiểu là Tổ nói 10 niệm quyết định khi lâm chung.
Nghiệp Lực: là không có hình tướng, không sản phẩm của tâm mê tạo tác mà ra, nó không có tự tánh.
Niệm: là Tâm, là chủ, là cái đứng đầu trong tất cả pháp (nghiệp cũng là 1 pháp)
.
Văn tự dông dài như vậy để làm gì mà rốt cuộc cũng chẳng chỉ ra chỗ trọng yếu
Vậy thử hỏi... nếu muốn vãng sanh thì phải thắng cái nghiệp khắp hư không sao?... :) nghe có lạ tai không???
Nếu bắt phải hết nghiệp của chúng sanh từ vô thỉ thì còn gọi là pháo môn Tịnh Độ ư?
Thắng nghiệp báo ở đây chính là cái cận tử nghiệp xấu lúc chết. Nếu không có chánh niệm để giữ câu niệm Phật trong tâm sẽ bị tùy nghiệp thọ sanh.
"Công đức của danh hiệu Phật là bất khả tư nghị, sao lại không trừ được tội chỉ có điều không chắc được vãng sinh. Vì rằng những thiện căn tán loạn như thế khó lòng địch lại với tội ác tích lũy từ vô thủy kiếp.... Chỉ có người nào niệm Phật được đến chỗ NTBL thì mới có sức mạnh như 1 kiện tướng phá vòng vây tội ác ấy" ( kinh A Di Đà yếu giải)
Nếu như đã nói đọc rồi sao không lưu ý kỹ .
Cái cận tử nghiệp khi lâm chung là điều quyết định. Có rất nhiều người tu Tịnh Độ khi lâm chung mất chánh niệm mà không thể vãng sanh. Kinh sách dẫn chứng lấy làm bài học rất nhiều( nếu cần sẽ dẫn chứng)
quan trọng là tập trung niệm Phật mong Phật sớm tiếp dẫn.
Đó không là chánh niệm chứ là gì vậy.
Chư Phật, chư Tổ Sư, chưa hề nói phải chánh niệm mới vãng sanh, phải thắng nghiệp lực mới vãng sanh, phải nhất tâm mới vãng sanh. Chỉ có nói MANG NGHIỆP MÀ VÃNG SANH. Tại sao không dùng câu Phật hiệu mang nghiệp đi vãng sanh mà lại "wánh lộn" với nghiêp chi vậy ...nghe có tức cười lắm không??? có phải trái với ý Phật, Kinh, Tổ không ???
Đừng nói Phật, Tổ không nói chỉ trách mình sao không thấu.
Chư vị đọc truyện vãng sanh thường thấy...ông gì gì đó...làm đồ tể hoặc làm ác...khi lâm chung...bị nghiệp lực (chủ nợ) đòi...mạng. Liền niệm Phật...cầu vãng sanh, sau khi niệm một lúc mấy "chủ nợ" đi hết Phật lai nghinh tiếp dẫn, đương sự nói với mọi người "Phật tới rồi, tôi theo Phật đi đây" đương sự an nhiên không sợ hãi nữa mà ra đi.
Đọc kinh A Di Đà yếu giải làm chi mà nói câu này. Chứng tỏ mình chỉ cưỡi ngựa xem hoa.
Xem ra lời Tổ Ngẫu Ích nói vẫn chưa làm dct hiểu ra
" người nào phạm tội ngũ ngịch thập ác, mà lúc lâm chung niệm được 10 tiếng hoặc 1 tiếng sinh vào hạ phẩm đều là người trồng nhân niệm Phật từ kiếp trước, bây giờ mới hái quả chín, cho nên mới có cảm ứng gặp được bạn tốt, lúc lâm chung, đến khuyên niệm Phật,... việc này xảy ra, vạn người không có một, có phải ai cũng cầu may được thế đâu?"
Nếu như nói như dct chỉ cần có tín, nguyện rồi niệm Phật dăm 3 câu khi lâm chung sẽ được vãng sanh?????.
nâng cấp độ khó của sự vãng sanh của chúng sanh, làm cản trở con đường thành Phật của chúng sanh.
Pháp môn Tịnh Độ gọi là dễ hành, vi diệu, viên đốn vì chúng sanh chỉ cần Tin sâu, nguyện thiết, tinh tấn hành trì trong 1 đời mà thoát khỏi sanh tử chứ không phải như Thiền tông phải dùng tự lực để phá vô minh, dùng trí tuệ để quán xét trải qua nhiều kiếp đến khi sạch nghiệp chẳng phải dễ ở đây là chỉ cần tín nguyện còn hành sao cũng được. Nếu nói như dct các bậc cổ đức ẩn cư ngày đêm chuyên tâm niệm Phật để làm gì thế? Lời nói nghiêm túc của người tu hành mà lại cho là tức cười thật không có lời nào để nói.
Còn Niệm và Nghiệp .... là một bên chủ, một bên tớ thì làm sao so sánh...bên nặng bên nhẹ
Hãy giải thích câu mình nói cho mọi người cùng hiểu đi. Mình không hiểu ý của HT lại cho đó là Ngài đi so sánh là lời lạ tai. Xin hỏi nghiệp hay niệm là chủ? Vạn pháp do tâm tạo. Cái tâm mới chính là cái quyết định đấy.
Sửa lần cuối bởi Balamật vào ngày 09/09/10 20:25 với 1 lần sửa.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
một phật tử trong tâm mà đạt được nhất niệm hay nhất tâm bất loạn thì công phu thiền định đã thâm hậu; nhưng đó là phần tu tập chánh định; chánh niệm tuy hỗ trợ chánh định và ngược lại nhưng đây là hai áp dụng khác nhau; chánh định là lúc có thể ngồi một mình còn chánh niệm thì bất cứ lúc nào trong một ngày

chánh niệm là sự nhớ chánh pháp, tông pháp; trong tịnh độ chánh niệm là sự nhớ bổn nguyện của A di đà phật; nghe thì giản dị nhưng thật sự trong một ngày chúng ta bị lục trần lôi cuốn nên những khoảnh khắc chánh niệm thật là ít

giống như sự tranh luận về đốn và tiệm, dường như có hai cách suy nghĩ về tín nguyện,

1. tín nguyện có hoặc không có, hạnh là phần tiếp theo
2. tín nguyện dầy hoặc mỏng, hạnh là phần làm cho tín nguyện dầy hơn

có lẽ cả hai đều có lý, tùy cơ duyên cá nhân mà thôi?
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]20 khách