Được Vãng sanh chính là do đức Phật A Di Đà từ bi gia hộ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Được Vãng sanh chính là do đức Phật A Di Đà từ bi gia hộ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

:"> dct bây giờ mình sẽ nói cho bạn hiểu, bạn đừng có cho lời nói của tôi như gió thổi qua tai nữa hãy xem kỹ từ đầu tới cuối nha :">
người đó 5 nghịch 10 ác đó có làm được phước thứ nhất không ??? Không !!!! (giết cha mẹ rùi, lấy gì hiếu dưỡng. phụng sự, từ tâm, tu 10 nghiệp lành)
Bạn nghĩ mình chưa xem qua quán kinh sao? :">
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói Thiệt Tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".

Bạn nghĩ có mấy ai lúc chết được gặp thiện tri thức, có mấy ai gặp được thiện tri thức tu tịnh độ mà dạy cho niệm Phật, có mấy ai nghe rồi tin tưởng. Nên nhớ Kinh địa tạng dạy:
7/ Lúc Chết Nên Tu Phước.

Lại người trong cõi Diêm Phù Ðề đến lúc mạng chung, không luận là người lành hay kẻ dữ, con cũng đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào chốn ác đạo.

Huống gì là người lúc sanh tiền biết tu tạo cội phước lành giúp thêm oai lực cho con.

Trong cõi Diêm Phù Ðề, những người làm lành đến lúc mạng chung cũng còn có trăm nghìn quỉ thần ác đạo hoặc biến ra hình cha mẹ, nhẫn đến hóa làm người thân quyến dắt dẫn thần hồn người chết làm cho đọa lạc vào chốn ác đạo, huống chi là những kẻ lúc sanh tiền đã sẵn tạo nghiệp ác.

Bạch đức Thế Tôn! Những kẻ nam tử nữ nhơn ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thời thần thức hôn mê không biện được lẽ lành điều dữ, cho đến mắt cùng tai không còn thấy nghe gì hết.


người đó niệm Phật không được nhưng lại xưng niệm danh hiệu Phật không ngừng...vậy có vô ích không ??? Không !!!!.(người đó bị bệnh khổ bức bách đau đớn quá, tâm tán loạn, chỉ có thể lớn tiếng mà niệm Phật ...gọi là thét bể cổ họng cũng vô ích à)...
Người đó lúc lâm chung nói thật với bạn đã sám hối đến cùng cực rồi hiểu dct không? Nếu lúc đó mà trong tâm nổi cái ý bất hiếu với cha mẹ, khinh thầy, hung ác sát sanh, thập ác thì người đó niệm Phật cũng không vãng sanh dct nên nhớ lúc đó muốn vãng sanh thì phải niệm Phật 10 tiếng mà trong tâm phải tahnh tịnh mới được

Tôi nói: ...niệm Phật dù 1 ngày niệm 10 vạn tiếng Phật hiệu thì thét bể cuống họng vô ích
chính là trong đời này ông đọc còn chưa hiểu hay sao?

1666.6 / 60 = 27.7 giờ... (một ngày có 24h hà) ... Một người niệm được như vậy thì đã chứng Nhất Tâm Bất Loạn rồi...còn đâu thét với hổng thét....
Ông chứng nhất tâm bất loạn rồi làm gì có cái chuyện: không làm nổi phước thứ nhất ông hiểu không
Một câu niệm Phật mà còn là mầm nhân thành thánh chẳng lẽ niệm danh hiệu của Phật Trung Chi Vương lại ..là luống công vô ích ư ???
Ông niệm Phật mà không làm nổi phước thứ nhất chính là vào địa ngục a Tỳ đừng nói đến chuyện vãng sanh nữa ông không biết chữ Niệm bên Trung Quốc như thế nào sao ? Bộ Kim và Bộ Tâm tức là tâm hạnh của ông phải tương ưng vói A DI Đà Phật. Như vậy mới gọi là niệm Phật hạnh của phật là tam phước
Nếu nói là "vô ích" thì xin xem lại...
Tôi nói vô ích ở đây chính là không thể vãng sanh

Bạn chẳng biết niệm đến nhất tâm bất loạn rồi thì cái ý niệm Bất hiếu bất kính, không từ tâm, thập ác nó tiêu tan mất cả vì nó là từ trong tự tánh lưu lộ ra giống như đức phật vậy ngài là 1 người làm mô phạm cho đời ngôn hạnh đều tương ưng với tự tánh cả bạn nói đó là do ngài chế định ư? đó hoàn toàn là do trong tự tánh mà khi nào bạn thành phật thì tự tự nhiên nhiên nó như vậy đấy hiểu chưa. Nếu nói niệm đến công phu nhất tâm bất loạn mà người này chưa làm được phước thứ nhất thì chính là người đó đang nằm mộng


A Di Đà Phật mong bạn đọc đi lân sau mình sẽ trích dẫn tiếp dài quá chắc bạn chẳng đọc đâu :"> :">


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Được Vãng sanh chính là do đức Phật A Di Đà từ bi gia hộ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thôi...
dct không nói dài dòng làm bạn rối nữa...
dct chỉ hỏi những câu ngắn gọn thôi, và trả lời...dựa trên bài viết của đạo hữu.

Người đó lúc lâm chung nói thật với bạn đã sám hối đến cùng cực rồi hiểu dct không? Nếu lúc đó mà trong tâm nổi cái ý bất hiếu với cha mẹ, khinh thầy, hung ác sát sanh, thập ác thì người đó niệm Phật cũng không vãng sanh dct nên nhớ lúc đó muốn vãng sanh thì phải niệm Phật 10 tiếng mà trong tâm phải thanh tịnh mới được
Nghiệp ác là cái cản trở vãng sanh.... chứ không phải làm cho ta "không được vãng sanh".
Nghiệp thiện là cái thúc đẩy cho ta cái điều kiện dễ dàng vãng sanh chứ không phải nó là căn bản vãng sanh.

Còn tâm phải thanh tịnh mới được vãng sanh cõi Cực Lạc thì chỉ có Thánh Nhân mới đi nổi thôi....
Ông chứng nhất tâm bất loạn rồi làm gì có cái chuyện: không làm nổi phước thứ nhất ông hiểu không
Dạ thưa không ...

Cái chỗ chứng là chỗ tự thân chứng... còn chỗ "làm nổi phước thứ nhất" là chỗ hành...
Chỗ chứng pháp và hành pháp là hai chỗ khác nhau...
Ông niệm Phật mà không làm nổi phước thứ nhất chính là vào địa ngục a Tỳ đừng nói đến chuyện vãng sanh nữa
Cái chuyện niệm là chuyện của tâm, cái "lầm nổi" là chuyện của thân...
Ví dụ một người xuất gia từ nhỏ vào vào rừng sâu tự thân tu Tịnh Độ....cho đến cuối đời

Xin hỏi người này làm được tròn phước thứ nhất không ??? Làm sao hiếu dưỡng cha mẹ, làm sao phụng sự sư trưởng, ??? Vậy thì không làm nổi rồi .......thế thì vào A Tỳ à???

Còn người ác lâm chung là có tâm niệm sám hối, chứ chẳng phải là sám hối xong là được làm được nghĩa vụ Phước thứ nhất.
ông không biết chữ Niệm bên Trung Quốc như thế nào sao ? Bộ Kim và Bộ Tâm tức là tâm hạnh của ông phải tương ưng vói A DI Đà Phật. Như vậy mới gọi là niệm Phật hạnh của phật là tam phước
dct có lẽ biết chữ này, dct đã nhiều lần tự đọc và dịch Hán Văn cho nên chữ này gặp rất thường...
Bạn chẳng biết niệm đến nhất tâm bất loạn rồi thì cái ý niệm Bất hiếu bất kính, không từ tâm, thập ác nó tiêu tan mất cả vì nó là từ trong tự tánh lưu lộ ra giống như đức phật vậy ngài là 1 người làm mô phạm cho đời ngôn hạnh đều tương ưng với tự tánh cả bạn nói đó là do ngài chế định ư? đó hoàn toàn là do trong tự tánh mà khi nào bạn thành phật thì tự tự nhiên nhiên nó như vậy đấy hiểu chưa. Nếu nói niệm đến công phu nhất tâm bất loạn mà người này chưa làm được phước thứ nhất thì chính là người đó đang nằm mộng
Có lẽ bạn vẫn cho là "cái ý niệm" và cái "làm được" là 1....
Ví dụ đói....mà nghĩ tới ăn, liệu nó có no bụng chăng ????

dct sẽ bận trong những ngày tới vì bài vở quá nhiều, rớt thì mệt nữa...cho nên sẽ viết ngắn lại hoặc là nếu cảm thấy ...nói hoài không nghe ..thì im bặt luôn hehe..

Nè... PS Tịnh Không nói không hẳn sai ...nhưng người hiểu chỗ "ý niệm" và "làm được"...cho là đồng thì thật là tai hại.
Lại nữa...lúc lâm chung cấp bách là giây phút quan trọng cho việc vãng sanh của một chúng sanh, chẳng phải là lúc hạch tội chúng sanh đó ...hay là phải dạy phải hiếu dưỡng phụ mẫu nè, phải....phải.......tu 10 nghiệp lành, thế nào là 10 nghiệp?...thứ nhất là...thứ 2 là....thứ 3 là...

Phần hạ Phẩm đó cũng chẳng có ...nói phải đem Tịnh Nghiệp 3 Phước ra giảng....và đặc biệt như đạo hữu nói là phải "làm được"...Lúc đó là lúc nên giảng 3 phước hay là nên chú tâm niệm Phật ???

Nam Mô A Di Đà Phật.


Mà lúc đó phải khuyên nhủ, an ủi, khuyến khích người ta niệm Phật


Hình ảnh
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Được Vãng sanh chính là do đức Phật A Di Đà từ bi gia hộ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nghiệp ác là cái cản trở vãng sanh.... chứ không phải làm cho ta "không được vãng sanh".
Nếu như ông không sám hối cùng cực thì làm sao sanh tịnh độ qua bên đó làm ô uế cõi tịnh độ của đức Phật sao sở dĩ người niệm phật tạo nhiều ác nghiệp mà vãng sanh là do lúc lâm chung duyên đã chín muồi mà chí thành sám hối mà thôi.
Xin trích:Tịnh độ hoặc vấn
http://niemphat.net/Luan/tinhdohoacvan.htm

20. Hỏi: - Kẻ một đời tạo ác, khi lâm chung duy niệm Phật, đã được đới nghiệp vãng sanh, lại còn không thối chuyển; nguyện lực của Đức A Di Đà thâm diệu, thật không thể nghĩ bàn! Vậy thì bây giờ tôi tạo tác theo duyên đời, đợi khi sắp chết rồi sẽ niệm Phật có được chăng?

Đáp: - Khổ thay! Lời ấy rất ngu muội sai lầm, còn nguy hiểm hơn thứ rượu độc, đã hại mình lại làm hại lây đến hàng tăng ni, người, thiện tín trong đời nữa! Sở dĩ hàng phàm phu nghịch ác khi lâm chung biết niệm Phật, là do từ trước họ đã có căn lành, phước đức, nhân duyên, nên mới được gặp thiện tri thức, mới khởi lòng tin tưởng và phụng hành. Đó là việc cầu may trong muôn một, đâu phải mỗi người đều được như thế? Luận Quần Nghi nói: 'Trong đời có mười hạng người khi lâm chung không niệm Phật được:

1- Không gặp bạn lành, nên chẳng ai khuyên niệm.

2- Nghiệp khổ bức thiết, không yên ổn rỗi rảnh để niệm Phật.

3- Trúng phong cứng họng, không thể xưng danh Phật.

4- Cuồng loạn mất trí, không thể chú tâm tưởng niệm.

5- Thoạt gặp tai nạn nước lửa, mất sự điềm tĩnh chí thành.

6- Bỗng gặp cọp beo ác thú làm hại.

7- Khi lâm chung bị bạn ác phá hoại lòng tin.

8- Gặp bạo bịnh hôn me bất tỉnh mà qua đời.

9- Bị trúng thương thoạt chết giữa quân trận.

10- Từ trên cao té xuống mà mạng vong.'

Mười sự kiện trên đây là những việc thường nghe thấy, không luận tăng, tục, nam, nữ, hạng nào cũng có thể bị vướng vào. Đó là do túc nghiệp hoặc hiện nghiệp chiêu cảm, nên sự việc bỗng nhiên xảy ra, không còn trốn tránh kịp. Ông đã không phải là bậc thánh nhơn chứng Túc Mạng Thông, biết được khi lâm chung có nghiệp hay không nghiệp, lại chẳng phải là bậc đủ Tha Tâm, Thiên Nhãn, biết mình khi mạng chung chết tốt hoặc xấu, mà bình thời không niệm Phật, đến khi lâm chung nếu rủi mắc phải một trong mười duyên ác đó, thì sẽ liệu ra sao? Chừng ấy dù có Phật sống hay bao nhiêu thiện tri thức đứng vây quanh cũng không làm thế nào cứu được, và thần thức ông sẽ tùy theo nghiệp đi vào chốn tam đồ, bát nạn, nhiều kiếp chịu khổ, biết có còn được nghe danh hiệu của Phật như ngày nay chăng?

Giả sử ông không bị những ác duyên đó, chỉ bịnh sơ sài rồi mãn phần, thì lúc sắp chết bốn đại phân ly, gân xương rút chuyển, thân tâm đau đớn, kinh hoàng, như con đồi mồi bị lột vảy, con cua rớt vào nước sôi, làm sao mà niệm Phật? Dù cho ông không bịnh mà chết một cách yên ổn nữa, khi lâm chung hoặc e duyên đời chưa dứt, niệm tục còn vương, nỗi tham sống sợ chết làm cho tâm ý rối loạn, phân vân cũng không niệm Phật được. Nếu là người tục thì lại thêm gia vụ chưa xong xuôi, việc sau chưa sắp đặt, vợ kêu, con khóc, trăm mối ưu tư cũng không rỗi rảnh để niệm Phật. Chẳng đợi lúc lâm chung, giả sử trước khi ông chưa chết mà có chút bịnh nơi thân, phải gắng chịu sự đau khổ, rên rỉ không yên, tìm thuốc, hỏi thầy, nhờ người cầu an sám hối, tạp niệm rối ren, chưa dễ nhiếp tâm niệm Phật. Dù lúc ông chưa có bịnh thì bị tuổi cao sức yếu, đủ sự kém suy, áo não buồn than, chỉ lo sự việc trên cái thân già còn chưa xong, chắc chi đã niệm Phật? Ví như lúc ông chưa già, thân lực đang cường tráng mà còn đeo việc thế, chưa dứt niệm đời, bôn tẩu đông tây, âu lo đủ việc, biển thức mênh mang, làm sao có thể niệm Phật? Dù ông được muôn duyên rỗi rảnh, có chí tu hành, nhưng đối với tướng thế gian, nếu nhìn không thấu, nắm không vững, dứt không xong, khi xúc đối với ngoại duyên không thể tự chủ, tâm tùy theo cảnh mà điên đảo làm sao yên chí để niệm Phật?

Ông thử nghĩ xem, chỉ khi già, bịnh, cho đến thuở mạnh khỏe an nhàn nếu còn một việc đeo đẳng nơi lòng cũng không thể chánh tâm niệm Phật, huống nữa là đợi đến lúc lâm chung ư? Phương chi, ông lại còn nói tạo tác theo duyên đời, đó phải chăng là lời si mê, là chỗ dụng tâm rất nên lầm lỗi? Vã sự nghiệp thế gian, như giấc mơ, trò huyễn, như bóng bọt, tiếng vang, chỉ thoáng chốc rồi không, nó có lợi ích chi thiết thật cho ông trên đường giải thoát? Dù cho ông có tạo được chùa chiền quy mô rộng lớn, gây nên thanh thế địa vị cao tôn, kết thân với nhiều kẻ quyền chức sang giàu, trong tâm tự hào cho đó là đã thành công nơi đường tu, đâu ngờ thật ra chính lại phạm nhằm điều răn của tiên thánh! Bởi cổ đức từng khuyến giới rằng: 'Người xuất gia phải chí thú nơi sự giải thoát, đừng quá đua theo công nghiệp hữu vi, vì trong ấy có nhiều lầm lỗi, e cho thiên đường chưa thấy, địa ngục đã trước! Nếu việc sống chết chưa xong thì tất cả công nghiệp hữu vi đều là nguyên nhân của sự khổ. Một mai nhắm mắt đi rồi, tùy theo nghiệp mà thọ báo, chừng ấy mới hay việc đã làm là trên gông cùm thêm xiềng xích, dưới vạc nóng thêm củi than, mảnh pháp y đã mất nơi thân, nẻo dị loại đổi hình muôn kiếp!'

Qua mấy lời trên, nếu người có chí giải thoát, biết cảm thương thân thế của mình, phải nên động lòng rơi lệ! Tổ sư đã tha thiết khuyên răn như thế, đâu có hứa cho ông tạo tác duyên đời, rồi đợi khi lâm chung mới niệm Phật ư?

Ông há không thấy Tử Tâm Thiền Sư bảo: 'Trong đời, những người tiền của như núi, thê thiếp đầy nhà, đâu phải họ không muốn trẻ mãi để ngày đêm hưởng phước báo thế gian? Nhưng vì kiếp sanh có hạn, tháng năm thúc giục tuổi già, cái chết há thiên vị kẻ giàu sang, sức nghiệp đâu nể kiêng người tài trí? Chừng ấy tội hành nghiệp cảm, còn chi là thói phong lưu; kiếp trả đền vay, luống hối cho đời phóng đãng! Những việc vừa nói, thế nhân hầu hết mắt đã từng thấy và tai cũng đã từng nghe. Người đời thường lần lựa chờ khi lớn tuổi, việc nhà xong xuôi rồi sẽ niệm Phật, nhưng cái chết đâu có hẹn trẻ hay già, và tuy nói như thế, đã mấy ai tuổi cao mà biết lo niệm Phật? Cổ nhơn bảo: 'Chớ đợi đến già rồi niệm Phật. Đồng hoang mồ trẻ đã nhiều đây!' Lại nói: 'Con người từ lúc còn trẻ, có gia đình rồi đến nuôi con cái, trong cuộc sanh sống phải chịu biết bao là nỗi khổ nhọc đắng cay! Khi hơi thở đã tàn thì gia đình, tiền của, tất cả đều bỏ lại hết, chỉ theo nghiệp mà đi. Nếu là con có nghĩa thì nó khóc cho ít tiếng, đốt cho mấy xấp giấy tiền, rước thầy tụng cho năm ba bộ kinh, rồi đến ngày lại sắm cơm canh cúng quải; đó gọi là còn biết tưởng nhớ đến mẹ cha. Rủi gặp con bất hiếu thì cha mẹ vừa nhắm mắt, đầu xương chưa lạnh, nó đã lo tranh nhà, giành đất, cãi cọ, kiện thưa, khi được phần rồi lại phung phí ăn chơi, thậm chí lãng quên ngày cúng giỗ. Việc đời kết cuộc bất quá chỉ như thế, có điều chi đáng hẹn chờ! Cho nên bậc hiểu rộng thấy xa, phải sớm niệm Phật tu hành, con cháu mỗi người tự có phước riêng, kẻ làm cha mẹ chỉ lo bổn phận phần nào mà thôi, chớ vì nó suốt đời làm thân trâu ngựa!' Xin dẫn thêm ra đây mấy lời của cổ đức:

'Cười thương kẻ giàu sang.

Lo giàu thêm rộn ràng!

Hũ gạo sanh sâu mọt.

Kho tiền đầy ngổn ngang.

Ngày cầm cân suy nghĩ.

Đêm đốt đuốc tính toan.

Hình hài trơ lẩn thẩn.

Tâm trí rối bàng hoàng.

Vô thường khi chợt đến.

Biển nghiệp sóng mênh mang!'

Ngài Tử Tâm đã tha thiết nhắc khuyên như thế, đâu có hứa cho ông tạo tác duyên đời rồi đợi đến khi lâm chung mới niệm Phật ư?

Cho nên ông phải xét nghĩ kiếp người mong manh ngắn ngủi, như lửa nháng thân đá, như chớp giật lưng trời, mới còn đó đã mất đi, có chi là trường cửu? Phải nhận định cho chắc, rồi thừa lúc chưa già chưa bịnh, gác qua thế sự, rũ sạch thân tâm, được một ngày quang âm lo một ngày niệm Phật, được một khắc rỗi rảnh tu một khắc công phu, đến lúc lâm chung mọi việc đã an bài, trời Tây cũng sẵn mở lối đường quang đãng! Bằng chẳng thế, khi duyên nghiệp đáo đầu, chừng ấy ăn năn đã muộn! Nên suy nghĩ kỹ!
Còn tâm phải thanh tịnh mới được vãng sanh cõi Cực Lạc thì chỉ có Thánh Nhân mới đi nổi thôi....
Chỉ cần ông niệm Phật đến công phu thành phiến thì được rồi :"> đến lúc đó thì mới nắm chắc được vãng sanh.
Cái chỗ chứng là chỗ tự thân chứng... còn chỗ "làm nổi phước thứ nhất" là chỗ hành...
Chỗ chứng pháp và hành pháp là hai chỗ khác nhau...
Làm gì có chuyện đó ư? Không lẽ ông nói đức Phật Thích ca chứng quả Phật thì ngài dạy đồ đệ tu tam phước đầy đủ các giới hạnh ... mà ngài không làm được ư?
Tóm lại tam phước là hoàn toàn trong tự tánh lưu lộ ra
Cái chuyện niệm là chuyện của tâm, cái "lầm nổi" là chuyện của thân...
Không thân do tâm sai khiến

Ví dụ một người xuất gia từ nhỏ vào vào rừng sâu tự thân tu Tịnh Độ....cho đến cuối đời

Xin hỏi người này làm được tròn phước thứ nhất không ??? Làm sao hiếu dưỡng cha mẹ, làm sao phụng sự sư trưởng, ??? Vậy thì không làm nổi rồi .......thế thì vào A Tỳ à???
Nếu đến cuối đời mà người này không niệm phật nhất tâm thì không vãng sanh trừ khi lâm chung duyên chín muồi. Nếu quả thật niệm nhất Tâm Thì tự nhiên sẽ làm được phước thứ nhất nếu người đó vào núi tu mà trong tâm không tu phước thứ nhất thì niệm cả đời không được nhất tâm
Còn người ác lâm chung là có tâm niệm sám hối, chứ chẳng phải là sám hối xong là được làm được nghĩa vụ Phước thứ nhất.
Đem cái tâm đó trở đổi trở lại thành hiếu thân tôn sư.Nếu như chẳng tôn sư thì khi đạo sư A Di Đà Phật đến dám nói người đó còn chẳng tôn Kính A Di Đà Phật nữa. Vã lại nếu không tôn sư thì người đó chẳng nghe lời thiện tri thức niệm Phật thì vãng sanh cái gì nữa. Huống gì khi về cực lạc tất nhiên gặp Phật Phật là thầy mà :">
Có lẽ bạn vẫn cho là "cái ý niệm" và cái "làm được" là 1....
Ví dụ đói....mà nghĩ tới ăn, liệu nó có no bụng chăng ????
Trong Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ dạy:
PHẨM BA MƯƠI SÁU

TRÙNG TRÙNG HỐI MIỄN

(Nhiều lần khuyên gắng)

Phật bảo Di Lặc: Ta bảo các ông, năm ác, năm khổ, năm thiêu như thế, luân chuyển sinh nhau, nếu phạm điều này, phải trải đường ác. Hoặc trong hiện đời, trước bị bệnh ương, sống chết chẳng đặng, chỉ cho đại chúng.

Hoặc lúc mạng chung, vào ba đường ác, khổ đau sầu thống, tự cùng thiêu cháy. Oan gia gặp gỡ, giết hại lẫn nhau, khởi từ việc nhỏ, kết thành khổ lớn, đều do tham nhiễm, trước tài đắm sắc, không chịu thi ân, tự cầu sướng thân, không kể phải quấy, si dục bức bách, tranh lợi về mình. Giàu sang vinh hiển, đương thời thỏa thích, không hay nhẫn nhục, không lo tu thiện, oai thế chẳng bao, tùy thời tiêu dứt. Ðạo lý tự nhiên, vận hành hiển phát, bơ vơ kinh hoàng, sẽ đọa vào đó, xưa nay đều vậy, đau khổ đáng thương. Các ông thảy đều được kinh Phật dạy, chiếu soi cặn kẽ, giữ mình đoan chánh, trọn đời không lười, tôn Thánh kính thiện, nhân từ bác ái, phải cầu độ thế, bứng gốc sinh tử, dứt sạch mầm ác, lìa ba đường dữ, sợ đường thống khổ.

Nếu gặp việc thiện, trước nhất làm gì? Tâm phải tự đoan, thân phải tự đoan, mắt tai miệng lưỡi, đều phải tự đoan. Thân tâm đều giữ, thanh tịnh trong sạch, cùng thiện tương ưng, đừng theo tham dục, không phạm điều ác, sắc mặt lời nói, phải nên nhu hòa, hành thân phải chuyên, cử chỉ ngó nhìn, an định từ tốn, làm việc cẩn trọng, sau khỏi hối hận, vì không chân thật, luống uổng công phu.



Ví dụ đói....mà nghĩ tới ăn, liệu nó có no bụng chăng ????Thưa tổ Bồ Đề Đạt Ma thiền định tâm thanh tịnhtrong vách núi suốt 3 năm có ăn cơm chăng dct?


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Được Vãng sanh chính là do đức Phật A Di Đà từ bi gia hộ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Mình viết 2 bài còn bài ở trên xin dct xem het nha :"> đừng có xem như gió thổi qua tai nữa
Xin trích Kinh VÔ LƯỢNG THỌ dct xem đức Phật dạy những điều này rất đúng với phước thứ nhất:
PHẨM BA MƯƠI LĂM

TRƯỢC THẾ ÁC KHỔ


(Ðời trược ác khổ)

Phật bảo Di Lặc: Các ông có thể, ở trong đời này, tâm đoan ý chánh, không làm việc ác, thật là đức lớn. Tại vì sao thế? Mười phương thế giới, thiện nhiều ác ít, dễ bề khai hóa. Duy thế gian này, ngũ ác kịch khổ. Nay ta cõi này, thị hiện thành Phật, giáo hóa quần sinh, khiến xả năm ác, trừ năm thống khổ, lìa năm thiêu đốt, khiến đặng điều phục, giáo hóa tâm ý, khiến giữ năm thiện, đặng nhiều phước đức. Những gì là năm?

Thứ nhất đó là: Thế gian chúng sinh, ưa làm điều ác, kẻ mạnh hiếp yếu, thay nhau thù phá, tàn hại sát thương, ăn nuốt lẫn nhau, chẳng biết làm thiện, sau chịu ương phạt, nên có nghèo cùng, ăn xin cô độc, đui điếc câm ngọng, si ác điên cuồng, do nhân đời trước, không tin đạo đức, không chịu làm lành. Lại có những bậc, tôn quý hào phú, Hiền minh Trưởng giả, trí dũng tài đạt, do nhân đời trước, từ hiếu tu thiện, tích đức gây nên. Thế gian chuyện này, rành rành trước mắt.


Khi tuổi thọ dứt, đọa chốn u minh, chuyển sinh thọ thân, biến dạng cải hình, nên có địa ngục, cầm thú các loài, bò bay máy cựa. Thí như thế pháp, lao tù ngục tối, khốn khổ cực hình, thần hồn điêu đứng, tùy tội hướng tới, thân mạng chỗ thọ, hoặc dài hoặc vắn, thọ sinh theo nhau, báo đền lẫn nhau, ương ác chưa dứt, rốt chẳng lìa được, xoay vần trong đó, nhiều kiếp khó ra, khó đặng giải thoát, đau không kể xiết!

(Lời nguynlinhtam đây là Phật dạy chúng ta nên từ tâm bất sát)Ở trong trời đất, nghiệp vận tự nhiên, những việc báo ứng, tuy không tức thời, nhưng khi tới lúc, thiện ác hội về, phải thọ quả báo.

Thứ hai đó là: Nhân dân thế gian, không thuận pháp độ, kiêu xa dâm dục, buông lung phóng túng. Bậc trên không sáng, tại chức không chánh, hại người oan uổng, thiệt kẻ trung lương, tâm miệng trái ngược, lăng xăng dối trá. Trên dưới trong ngoài, lừa dối lẫn nhau, sân giận ngu si, cầu tự lợi mình, tham lam muốn nhiều, hơn thua lợi hại, kết giận thành thù, nhà tan mạng mất, chẳng nghĩ trước sau. Giàu có bỏn sẻn, không chịu bố thí, nặng tham quý ái, tâm lao thân khổ, như thế mạng chung, chẳng mang được gì. Thiện ác họa phúc, theo mạng sinh ra, hoặc ở chỗ vui, hoặc vào khổ độc, thấy người làm thiện, ganh ghét hủy báng, không tâm hâm mộ, thường hay lấy cắp, lợi của người khác, dùng tự cung cấp, tiêu hết lại lấy, thần minh rõ biết, chết sa đường ác, trải trong ba ngã, vô lượng khổ não, luân chuyển trong đó, nhiều kiếp khó ra, đau không kể xiết!
(Lời nguynlinhtam đây là lời Phật dạy tu Thập Thiện nghiệp)
Thứ ba đó là: Nhân dân thế gian, theo nhân sinh gởi, mạng thọ bao lâu! Những kẻ bất lương, thân tâm bất chánh, ôm lòng tà ác, thường tưởng dâm dục, phiền não đầy ngực, thái độ nhìn sai, chạy theo bên ngoài, tốn hao tiền của, việc làm phi pháp, chỗ cần nên làm, lại chẳng chịu làm, kết giao tụ tập, dấy binh đánh nhau, công kích sát phạt, bức hiếp cưỡng đoạt, về nuôi vợ con, tận sức làm vui, người người chán ghét, tai ương khổ nạn. Việc ác như thế, người, quỷ rành rõ, thần minh ghi biết, rơi ba đường ác, vô biên khổ não, xoay vần trong đó, nhiều kiếp khó ra, đau không kể xiết!

Thứ tư đó là: Nhân dân thế gian, chẳng nhớ tu thiện, nói lưỡi hai chiều, miệng nói lời ác, dối trá thêu dệt, ganh ghét kẻ hiền, phá hoại hiền minh, bất hiếu mẹ cha, coi nhẹ sư trưởng, đối bạn chẳng tin, khó đặng thành thật, tự cao tự đại, tự cho hiểu đạo, hoành hành oai thế, lấn lướt mọi người, muốn người kinh sợ, không tự hổ thẹn, khó hàng khó chuyển, thường ôm kiêu mạn, ỷ lại đời trước, được phước hộ trì, đời này làm ác, phước đức hết tận, thọ mạng không còn, các ác đến vây. Lại tên tuổi họ, ghi tại thần minh, ương họa dẫn dắt, chẳng thể trốn chạy, chỉ phải đi tới, vào chốn hỏa ngục, thân tâm tan nát, thần hình khổ cực. Ðến lúc đó rồi, hối hận sao kịp?
( lời nguynlinhtam đó là lời phật dạy hiếu thân tôn sư)Thứ năm đó là: Nhân dân thế gian, ỷ lại biếng lười, không chịu làm thiện, tu thân sửa nghiệp. Lời cha mẹ dạy, chống trái phản nghịch, coi như oan gia, không biết phận con, phụ ân bội nghĩa, chẳng chút báo đền, phóng túng du đãng, đam mê tửu sắc, gây gỗ xung đột, không biết tình người, vô nghĩa vô lễ, không thể can ngăn. Sáu hàng quyến thuộc, tiền của có không, chẳng thèm đoái hoài, chẳng nghĩ “công ơn cha mẹ”, không còn “tình nghĩa thầy bạn”. Thân khẩu và ý, chưa từng một thiện, không kính tin Phật, không kính trọng Pháp, không tin sinh tử thiện ác, muốn hại người chơi, náo loạn tăng chúng, ngu si mê muội, cho mình trí huệ, nhưng không đặng biết, sinh từ đâu tới, chết đi về đâu, bất nhân bất thuận, vọng cầu sống lâu. Từ tâm khuyên dạy, mà chẳng chịu tin, đắng miệng nhọc lời, với họ chẳng ích, trong tâm bế tắc, ý không khai giải. Ðại mạng đến kề, hối hận đã muộn, trước chẳng tu thiện, lâm chung mới hối, làm sao cho kịp!

Ở trong trời đất, năm nẻo rành rành, thiện ác báo ứng, họa phước nối nhau, tự làm tự chịu, không ai gánh thay.

Người hiền làm thiện, từ vui vào vui, từ sáng vào sáng. Kẻ dữ làm ác, từ khổ vào khổ, từ tối vào tối, có ai hay biết! Chỉ Phật rõ biết. Lời dạy mở bày, ít kẻ tin làm, sinh tử chẳng dừng, đường ác không dứt, người đời như thế, khó thể dứt tận. Thế nên tự nhiên, có ba đường ác, vô lượng khổ não, xoay vần trong đó, đời đời kiếp kiếp, không có ngày ra, khó đặng giải thoát, đau không kể xiết!

Năm ác năm khổ, năm thiêu như thế, ví như lửa lớn, thiêu đốt thân người. Nếu từ trong đó, tận chế tâm ý, đoan thân chánh niệm, nói làm đi đôi, chỗ làm chí thành. Chỉ làm việc thiện, không làm việc ác, thân tự độ thoát, đặng phước đức kia, mạng sống dài lâu, đặng đạo Niết Bàn, là năm thiện lớn.



PHẨM BA MƯƠI SÁU

TRÙNG TRÙNG HỐI MIỄN


(Nhiều lần khuyên gắng)

Phật bảo Di Lặc: Ta bảo các ông, năm ác, năm khổ, năm thiêu như thế, luân chuyển sinh nhau, nếu phạm điều này, phải trải đường ác. Hoặc trong hiện đời, trước bị bệnh ương, sống chết chẳng đặng, chỉ cho đại chúng.
Hoặc lúc mạng chung, vào ba đường ác, khổ đau sầu thống, tự cùng thiêu cháy. Oan gia gặp gỡ, giết hại lẫn nhau, khởi từ việc nhỏ, kết thành khổ lớn, đều do tham nhiễm, trước tài đắm sắc, không chịu thi ân, tự cầu sướng thân, không kể phải quấy, si dục bức bách, tranh lợi về mình. Giàu sang vinh hiển, đương thời thỏa thích, không hay nhẫn nhục, không lo tu thiện, oai thế chẳng bao, tùy thời tiêu dứt. Ðạo lý tự nhiên, vận hành hiển phát, bơ vơ kinh hoàng, sẽ đọa vào đó, xưa nay đều vậy, đau khổ đáng thương. Các ông thảy đều được kinh Phật dạy, chiếu soi cặn kẽ, giữ mình đoan chánh, trọn đời không lười, tôn Thánh kính thiện, nhân từ bác ái, phải cầu độ thế, bứng gốc sinh tử, dứt sạch mầm ác, lìa ba đường dữ, sợ đường thống khổ.

Nếu gặp việc thiện, trước nhất làm gì? Tâm phải tự đoan, thân phải tự đoan, mắt tai miệng lưỡi, đều phải tự đoan. Thân tâm đều giữ, thanh tịnh trong sạch, cùng thiện tương ưng, đừng theo tham dục, không phạm điều ác, sắc mặt lời nói, phải nên nhu hòa, hành thân phải chuyên, cử chỉ ngó nhìn, an định từ tốn, làm việc cẩn trọng, sau khỏi hối hận, vì không chân thật, luống uổng công phu.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Được Vãng sanh chính là do đức Phật A Di Đà từ bi gia hộ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trích 1 đoạn nhỏ trong Kinh Bi Hoa:
“Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, những chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới khắp mười phương, nếu được nghe tiếng con, phát nguyện muốn sinh về cõi thế giới của con, thì những chúng sinh ấy vào lúc lâm chung đều sẽ được nhìn thấy con cùng với tất cả đại chúng vây quanh. Vào lúc đó, con sẽ nhập Tam-muội Vô ế. Nhờ sức tam-muội nên có thể hiện đến trước các chúng sinh ấy, vì họ mà thuyết pháp. Các chúng sinh ấy nhờ được nghe thuyết pháp nên liền được trừ dứt hết thảy mọi khổ não, trong lòng vô cùng hoan hỷ. Nhờ tâm hoan hỷ nên liền được phép tam-muội Bảo Điền. Nhờ sức tam-muội nên tâm đạt được niệm và Vô sinh nhẫn. Sau khi mạng chung chắc chắn sẽ được sinh về thế giới của con.

Đoạn Kinh trên ý nghĩa giống như Đại Nguyện Thứ 19 của tỳ kheo Pháp Tạng:
Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi liền phát Bồ Ðề tâm, tu các công đức, phụng hành sáu Ba La Mật kiên cố bất thoái, lại đem các thiện căn hồi hướng nguyện sanh cõi tôi, nhất tâm niệm tôi, ngày đêm chẳng ngớt. Lúc lâm chung, tôi cùng các Bồ Tát chúng hiện đến đón trước mặt, trong khoảnh khắc liền sanh sang cõi tôi, thành bậc A Duy Việt Trí Bồ Tát. Chẳng thỏa nguyện này, chẳng lấy Chánh Giác.
-----------------------------------------------------------
Chữ "Ế" tức là chướng ngại. Vô ế tức là vô ngại Tam Muội.
Phật đến tiếp dẫn họ, khuyến khích họ, khích lệ họ, ngay trong lúc này công phu tu hành của họ đã được thành tựu, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi lục đạo.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]33 khách