Nên hiểu như thế nào ?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Nên hiểu như thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nên hiểu như thế nào ?
Trong kinh A Di Đà yếu giải, Tổ Trí Húc , Ngẫu Ích đại sư nói rằng

Người tu hành cứ việc Tín, Nguyện, Trì danh sẽ thu nhiếp được hoàn toàn công đức của Phật A Di Đà làm thành công đức của mình. Cho nên cũng nói rằng “Đây là sự lợi ích về công đức của Phật A Di Đà chẳng khá nghĩ bàn” (Chỉ cậy sức mình mà tu hành được thì hiếm lắm)

Lại ở bài dưới Phật Thích Ca còn nói rằng “…công đức chẳng khá nghĩ bàn của chư Phật kia…và công đức của ta chẳng khá nghĩ bàn…” Thế là Phật kia và Phật Thích Ca cũng đều lấy công đức của Phật A Di Đà làm của mình vậy”.

Vậy những đoạn màu đỏ trên, nên hiểu như thế nào ?
Kinh Kim Cang nói rằng “Nếu bố thí mà chấp có người cho, người nhận, và của cho (tức trụ vào sắc thì sẽ bị sắc giới hạn), cho nên công đức cũng bị hữu hạn.
Nếu bố thí mà không chấp có người cho, người nhận, của cho thì công đức sẽ vô hạn”.

Cũng thế, người niệm Phật chỉ chăm lo kiếm công đức, thì công đức sẽ không nhiều. Nếu niệm Phật mà không nghĩ đến mình tạo được bao nhiêu công đức, chỉ mong sao cho tâm mình và tâm Phật gần nhau, thì chẳng bao lâu, mình sẽ chứng nhập vào với tâm Phật làm một. Lúc đó hiển nhiên mình đã thành Phật, bao nhiêu công đức của Phật A Di Đà cũng là công đức của mình.
Phật Thích Ca và chư Phật khác cũng vậy. Một khi đã thành Phật rồi thì tức là đồng một tâm, đồng một Pháp thân với Phật A Di Đà không khác. Công đức vô lượng, vô biên. Cho nên nói rằng “ cũng đều lấy công đức của Phật A Di Đà làm công đức của mình”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nên hiểu như thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Pháp Thân Vô Lượng Quang Thọ vốn đầy đủ công đức lành ai cũng sẵn có.

Nhưng muốn được Pháp Thân Vô Lượng Quang Thọ Công Đức ấy phải dùng phương tiện Niệm Phật A Di Đà.

Ngài Ngẫu Ích từng nói:
Vậy ta phải biết rằng: Ta rời bỏ cái tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta, nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng) thì ta chẳng tìm đâu cho có được cái danh hiệu Phật A Di Ðà. Và ta rời bỏ cái danh hiệu Phật A Di Ðà ra, thì ta cũng chẳng còn có cách nào mà chứng thực được triệt để cái tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta, nó chỉ hiện ra trong một loáng. Tôi cầu nguyện các ngài nên hiểu sâu xa hai nghĩa ấy, tôi cầu nguyện các ngài nên nghĩ sâu xa hai nghĩa ấy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Nên hiểu như thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

A Di Đà Nghĩa Là Vô Lượng Thọ Quang.

Vô Lượng Thọ Quang Là Nói Nghĩa Của Pháp Thân Vì Pháp Thân Là Thanh Tịnh Sáng Suốt Lặng Lẽ Vô Thủy Vô Chung Cho Nên Tất Cả Chư Phật Đều Đồng Một Pháp Thân.

Kinh Hoa Nghiêm Nói Một Đức Phật Thân Khắp Pháp Giới Tất Cả Chư Phật Thân Khắp Pháp Giới Vô Chướng Vô Ngại



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Nên hiểu như thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thành Phật rồi thì chẳng cần chi phải nói, cũng chẳng cần tưởng tượng ra công đức thế nào, Phật này hay Phật kia bằng hay không bằng, khác hay không khác, hữu hạn hay vô hạn,..... Mặc sức ta, vì ta vẫn cứ như thế nên PHẬT cứ vẫn là PHẬT. Những danh tự "Phật này" hay "Phật kia" làm sao gọi được "PHẬT".

BUÔNG XẢ TỨC CÔNG ĐỨC. XẢ LY TỨC LÀ CÔNG ĐỨC. LIỄU TRI TỨC LÀ CÔNG ĐỨC. TỊCH TĨNH THƯỜNG DIỆT LÀ CÔNG ĐỨC. THANH TỊNH THƯỜNG ĐOẠN LÀ CÔNG ĐỨC......

Người niệm Phật tùy theo sự tương ưng với danh hiệu ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ mà liễu từng phần, từng phần giải thoát,.....tiêu trừ dần vọng tâm, chướng niệm, dần dần vắng lặng,....Nhưng muốn thành PHẬT liền thì chưa thể được. Phải vãng sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, tiếp tục tiến tu cho đến khi liễu giác hoàn toàn thì lập tức thành PHẬT.

Không có người thiếu công đức mà chỉ có người tự cho rằng bản thân mình đủ hoặc thiếu công đức.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]15 khách