Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Ai tin sâu, nguyện thiết, lòng thẳng thật niệm Phật đều chắc chắn vãng sanh.


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Ai tin sâu, nguyện thiết, lòng thẳng thật niệm Phật đều chắc chắn vãng sanh.


kinhle

Và ai niệm Phật nhất tâm bất loạn , niệm Phật thành khối cũng chắc chắn vãng sanh luôn

Ai tu các công đức mà hồi hướng vãng sanh cũng chắc chắn vãng sanh .


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Máy niệm hay người niệm đều là để phát ra câu niệm Phật,nhằm nhắc nhở thần thức người chết vốn đang "mơ màng" trong giấc ngủ.Không có công phu sâu dày ,lúc chết mà không có người/máy hộ niệm thì khó nhó ra mà niệm lắm. caunguyen


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

kimcang đã viết:
Người Niệm Hay Máy Trợ Niệm Cũng Đều Có Thể Giúp Đỡ Người Sắp Mất.

Trong Kinh Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Nói Trì Tụng Đại Tỳ Lô Giá Na Quán Đảnh Quang Minh Chân Ngôn Vào Trong Cát Đất Rồi Rải Trên Thi Thể Của Người Và Thú Vật Chết Mà Còn Khiến Cho Họ Được Vãng Sanh Cõi Cực Lạc.
Kính đạo hữu KimCang,

Có đạo hữu Kim Cang là diễn đàn mở rộng thêm sự hiểu biết, tangbong

Alpha có tìm cuốn Kinh Bất Không Quyến Sách Đà La Ni nhưng không thấy, mong đạo hữu hoan hỉ chỉ giúp alpha.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Sau khi Phật diệt độ đến nay, tuy là Ngài không ở thế gian, nhưng kinh điển của Ngài lưu lại thế gian này. Chúng ta có thể gặp được kinh điển chính là có duyên, là người có duyên, không gặp được kinh điển thì không có duyên. Gặp được kinh điển mà bạn có thể đọc tụng kinh điển, bạn có thể lý giải, bạn có thể tin tưởng, bạn có thể y theo đạo lý phương pháp của kinh điển mà tu hành thì bạn liền có thành tựu rồi.

Chỗ này rất quan trọng. Chúng ta phải buông bỏ thân tâm thế giới, tức là phải buông bỏ vọng tưởng, buông bỏ phân biệt, buông bỏ chấp trước, thì chúng ta liền có thể tương thông với chư phật Bồ Tát, giới hạn ngay trong đó liền có thể đột phá. Ngày nay chúng ta học Phật nhưng không thể đột phá là do nguyên nhân gì vậy? Bạn vẫn chưa thể buông bỏ.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Chúng ta tu hành nào chỉ có một kiếp này, cái duyên với Phật pháp cũng là đã gieo trồng từ vô lượng kiếp. Từ vô lượng kiếp đến nay vẫn có tu hành nhưng vẫn chưa thoát được nghiệp lực. Nếu đời này phàm phu chúng ta ko biết nương nhờ A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc mà muốn cậy vào tự lực phá trừ phiền não thì trong triệu người chẳng thể có được 1 người thành tựu. cafene


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Ai niệm Phật chắc được vãng sanh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

gioidinhtue đã viết:Chúng ta tu hành nào chỉ có một kiếp này, cái duyên với Phật pháp cũng là đã gieo trồng từ vô lượng kiếp. Từ vô lượng kiếp đến nay vẫn có tu hành nhưng vẫn chưa thoát được nghiệp lực. Nếu đời này phàm phu chúng ta ko biết nương nhờ A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc mà muốn cậy vào tự lực phá trừ phiền não thì trong triệu người chẳng thể có được 1 người thành tựu. cafene
Không có một Pháp môn nào, hay người nào tự lực phá trừ phiền não cã!, tự lực giải thoát! Nếu muốn tu thi không thể tách ta và chúng sinh và Thánh ra được cả!
Hỏi: Có người quan niệm rằng: "Chúng sinh thì cang cường, khó hướng dẫn. Đạo lực mình thì non kém, nên đóng cốc tu hành. Khi nào đạo lực thâm hậu thì hãy vào đời giáo hóa. Cũng có người nói là, từ lo cho mình chưa xong thì lo cho ai được.". Vậy trước những quan niệm sống như thế, cần bổ sung ra sao để có lợi cho người và cho mình. Con xin Thầy chỉ dạy?
Đáp: Câu hỏi này có hai quan điểm:
- Một quan điểm chủ trương sống vị tha.
- Một quan điểm lo cho mình trước, để đủ đạo lực rồi lo cho người khác.
Câu hỏi này hay, nhưng sai trên quan điểm căn bản, là thấy mình và người là hai thực thể tách biệt, nghĩa là thấy ta và người khác nhau. Bây giờ, buộc thấy ta và người giống nhau thì thấy không ra. Cho nên, có thể phân biệt là nên làm lợi ích cho người hay lo tu trước. Chúng ta xét trên quan điểm nhân quả và trên thể tánh của vạn hữu vũ trụ thì ta và người không phải là hai, mặc dù cũng không phải là duy nhất.
Trên nhân quả, tại sao ta và người không phải là hai?
Nếu chúng ta có bản lãnh thì có thể làm lợi ích cho người khác. Chính năng lực của mình tác động qua người. Chúng ta có làm lợi ích cho người thì phước hỗ trợ làm năng lực tăng lên. Ngược lại, nếu chúng ta không làm lợi ích cho chúng sinh thì vĩnh viễn không thể nào tăng được năng lực. Đây là nhân quả tuyệt đối đúng.
Cũng vậy, một người mặc cảm cho rằng chưa đủ sức để giúp người khác rồi không làm gì cả thì vĩnh viễn không có cơ hội để giúp. Ví dụ: Có người nói, chừng nào giàu tôi mới bố thí, còn bây giờ nghèo quá thì bố thì làm gì. Người này, sẽ không bao giờ giàu để có của bố thí. Trong khi, một người biết không đủ sức giúp ai khác, mà vẫn cố gắng tìm mọi cách để giúp, dù không đáng so với nhu cầu của người. Nhưng cái tâm đó, khiến sau này họ có đầy đủ năng lực để làm được mọi việc mong muốn.
Tương tự, nếu chúng ta xác định, mình phải làm lợi ích cho chúng sinh, thì cứ làm ngay bây giờ bằng mọi cách. Cứ tâm nguyện thiết tha vì người đừng vì mình, tự nhiên có việc để làm bằng chính năng lực ít ỏi của mình. Vậy mà năm mươi năm sau, hay năm mười kiếp sau, chúng ta có thể là một thiên tài. Bởi vì, tài năng của con người đến chậm hơn so với tiền bạc. Ví dụ: Kiếp này chúng ta nghèo, mà vẫn cật lực bố thí từng chút thì qua kiếp sau được hưởng quả báo giàu sang. Nhưng để trở thành thiên tài thì phải tích lũy vài chục kiếp. Do trí tuệ tiến chậm hơn vật chất. Ví như đời này chúng ta sống hết mình, luôn giúp cho mọi người ăn học thì qua đời sau được quả báo học giỏi thêm chút xíu. Với cái đà đó, chúng ta tiếp tục giúp người khác học thì kiếp sau được giỏi hơn nữa. Cứ như thế mà tài năng thăng tiến dần dần. Vì vậy, những người xuất sắc trong đời này, phải hiểu rằng họ sống vị tha bằng vật chất, bằng tinh thần đã qua vài chục kiếp, chứ không đơn giản. Và khi họ xuất sắc rồi, bây giờ ai đó muốn họ ngu trở lại cũng rất khó. Nếu kiếp này, họ có gieo nhân ích kỷ, đố kỵ thì kiếp sau lui lại một chút. Nói chúng, về mặt tinh thần dù tiến hay lùi cũng rất chậm so với vật chất. Giữa cái lợi mình, lợi người trên nhân quả, nó đổi qua đổi lại như vậy. Nên chúng ta phải xác định mục tiêu của mình.
Thử hỏi, chúng ta bước vào đạo Phật để làm gì?
Nếu nói: "Dạ! Để tu giải thoát", thì câu này bộc lộ mục tiêu vị kỷ. Cái nhân đã vị kỷ thì cái quả là đau khổ. Còn nếu nói: "Dạ! Con thấy chúng sinh đau khổ, thiếu đạo đức... con muốn đi tìm cái gì cho con người, cho thế giới này". Vài năm sau, mặc dù vị này tu chưa đắc đạo, chưa thành Thượng Tọa, chưa thành Hòa Thượng gì cả, nhưng rất hạnh phúc, tinh thần rất mạnh, người ấy đang vững vàng làm những việc gì đó có lợi cho đạo. Vì cái nhân ban đầu là vị tha, nên cái quả phải là hạnh phúc. Đó là trên nhân quả có sự hỗ tương, nên người nào nói ráng tu để chờ đủ đạo lực thì vĩnh viễn không bao giờ có được.
Xét trên thể tánh tuyệt đối:
Với cặp mắt phàm phu, do chấp ngã ngăn che nên chúng ta thấy mình và người khác nhau. Còn một vị đắc đạo, vượt qua chấp ngã thì thấy mình và chúng sinh là một. Dĩ nhiên, chúng ta chưa đạt vô ngã, chứ nếu đạt được, mình không còn là mình nữa. Ngay đó, mình là tất cả chúng sinh, và trên thể tánh tuyệt đối, ta và người không phải là hai. Cho nên, việc lo cho riêng mình, vừa sai trên lý tưởng của thể tánh tuyệt đối, vừa sai trên nhân quả. Chỉ người nào, từ khi khởi điểm tu hành, có hạnh nguyện vì chúng sinh mà tu, vì chúng sinh mà học, vì chúng sinh mà ngồi thiền...khi nhân duyên đã đủ, người này nhập thất cúng với ý nghĩ vì chúng sinh mà nhập thất thì sẽ an ổn, sẽ tiến bộ. Khi ra thất, đương nhiên làm được nhiều điều lợi ích cho Phật Pháp, cho chúng sinh. Nên vị tha và vị kỷ phải hiểu như vậy, chứ đừng phân hai rồi vô tình chọn con đường vị kỷ làm cản lối tu hành thì uổng phí một đời và chỉ gặt hái nhiều đau khổ mà thôi.
:x Chư Phật Và Bồ Tát, Chư Thiên! Nếu cứ có ai tinh tấn tu hành là Các Vị sẽ giúp, trợ lực tùy theo người đó xứng đáng nhận được bao nhiêu mà thôi, không có chuyện là Niện Phật thì Phật đến giúp, người tu thiền thì Phật làm ngơ cho tự tu, tự bơi lội cả! Chỉ có điều là đừng có gieo nhân là mình cao, mình hay ( dù bí mật vi tế!)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách