Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm

Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ cũng có điều kiện, không phải nói tôi tin thì có thể vãng sanh, không được đâu. Hiện nay có một số người đề xướng Bổn Nguyện Niệm Phật, [nói rằng] tôi phát nguyện vãng sanh thì quyết định được sanh, đâu có chuyện đơn giản như vậy! Trong ‘Nguyện’ có ‘Hạnh’ thì nguyện này mới gọi là nguyện chân thật, trong kinh không biết Phật đã nói bao nhiêu lần. Nguyện mà không có Hạnh thì gọi là nguyện suông, nguyện đó hư giả, chẳng thể biến thành hiện thực. Bạn phải hiểu ý nghĩa này, Phật chẳng lừa gạt người, tự mình gạt mình thì sẽ bị thiệt thòi to lớn. Dùng Hạnh để thực hiện Nguyện, biến nguyện vọng của bạn thành thực tiễn. Vì sao chúng ta coi trọng Tam Phước, Lục Hòa, đây là pháp căn bản do Phật dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, ba đời chư Phật đều tu ba điều này, đó chính là Tịnh Nghiệp Chánh Nhân. Chúng ta vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới tu Tịnh Nghiệp, chúng ta tin A Di Ðà Phật, tin tây phương Tịnh Ðộ, nguyện sanh tây phương Tịnh Ðộ, điều kiện thấp nhất là phải làm được Tam Phước, nếu chẳng làm được Tam Phước thì không thể vãng sanh. Mỗi ngày niệm Phật, niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, người xưa nói: ‘hét bể cổ họng cũng uổng công’, lời này là lời chân thật, chẳng giả dối.

Trong Tam Phước tối thiểu phải làm được một điều thì bạn mới có thể vãng sanh. Nếu bạn có thể làm được điều thứ nhất ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại sanh vật, tu thập thiện nghiệp’, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, thì bạn có thể vãng sanh Hạ Phẩm. Bạn có thể làm được điều thứ hai, điều thứ hai đương nhiên bao gồm điều thứ nhất, tức là cộng thêm: ‘Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’ thì bạn vãng sanh Trung Phẩm. Ðây là ba bậc vãng sanh nói trong kinh Vô Lượng Thọ. Nâng cao thêm, nếu bạn có thể ‘Phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Ðại Thừa, khuyến tấn hành giả’ thì sẽ vãng sanh Thượng phẩm. Ðây là pháp căn bản, đâu có nói phát nguyện suông, chẳng cần tu hành mà có thể vãng sanh, Phật chẳng nói như vậy. Muôn vàn xin đừng hiểu lầm, chẳng thể bỏ uổng nhân duyên hiếm có trong đời này.


Nam Mô A Di Đà Phật
conhoctinhnghich97
Bài viết: 57
Ngày: 07/09/10 20:14
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội
Nghề nghiệp: học sinh trường lương thế vinh

Re: Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi conhoctinhnghich97 »

tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


[color=#FF0000]Đã đựoc sinh ra làm người , lại lãng phí đời người để làm những việc vô lý , phá hoại , sống một cách tầm thường rồi chết , ấy chẳng là đáng tiếc lắm sao ?[/color]
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

vậy cho con hỏi Tam Phước là gì ạ?


khà khà
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đức Phật dạy: Người nào muốn vãng sanh vào cõi Phật, phải tu tam phước.
Một là hiếu thảo cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, có lòng từ bi không sát sanh, tu thập thiện nghiệp.
Hai là thọ trì tam quy, giữ các giới đầy đủ, không phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyên bảo người tu hành . Làm được ba điều này, thì gọi là Tịnh Nghiệp Chánh Nhân của ba đời chư Phật


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Đức Phật dạy: Người nào muốn vãng sanh vào cõi Phật, phải tu tam phước....
Nếu là "phải tu" ...thì nó là Chánh Tu, còn nếu là "nên tu" thì nó là trợ tu...

Vậy cái gì là Chánh Tu, "Nam Mô A Di Đà Phật" nguyện vãng sanh Tây Phương là Chánh Tu, 11 điều trên là trợ tu.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi là:
欲生彼国者,修三福
dct xin tự dịch...

Hán: "Dục sanh bỉ quốc giả, đương tu tam phước"
Việt: "Muốn sanh nơi nước kia, nên tu tam phước.

Chữ "đương" nghĩa là "đáng", "nên". Không nên dịch là "phải".

Nếu kinh ghi là "Tất" (tất phải) thì đó là bắt buộc, là chánh tu.........

Nam Mô A Di Đà Phật....
Nếu có Tín Hạnh Nguyện nhất định sanh, các pháp khác toàn là trợ tu...

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Phước thứ hai: “Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi”. Phước thứ hai là chuyện phải tu của người tu Nhị Thừa, chân chánh bước vào cửa Phật. Người Nhị Thừa tu Tam Học Giới - Định - Huệ.

“Thọ trì Tam Quy”: Quý vị bước vào cửa Phật, trước hết đem phương pháp, lý luận tu học nhà Phật truyền cho quý vị, đó gọi là “truyền thọ Tam Quy”. Tam Quy Y: Quy là quay đầu, Y là nương tựa. Quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng); Tam Bảo trong tự tánh. Lục Tổ nói: “Nào ngờ tự tánh vốn sẵn có đủ”. Tự tánh vốn sẵn đủ Tam Bảo, nay ta quy y là quy y Tự Tánh Tam Bảo. Tam Quy:

1) Quy y Phật: Phật là Tự Tánh Giác, giác chứ không mê. Từ hết thảy mê hoặc điên đảo quay trở về nương dựa vào Tự Tánh Giác, nên gọi là “quy y Phật”.

2) Quy y Pháp: Pháp là chánh tri chánh kiến nơi tự tánh. Kinh Pháp Hoa nói: “Nhập Phật tri kiến”; Phật tri Phật kiến là tư tưởng chánh xác, kiến giải chánh xác, hoàn toàn hiểu rõ chân tướng nhân sanh vũ trụ, chẳng hiểu sai lầm một điểm gì. Từ chỗ suy nghĩ lầm lạc, kiến giải lầm lạc trước kia, nay quay lưng với những lầm lạc ấy, về nương dựa nơi chánh tri chánh kiến của tự giác thì gọi là “quy y Pháp”.

3) Quy y Tăng: Tăng là tự tánh thanh tịnh, sáu căn thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần. Lục Tổ nói: “Nào ngờ tự tánh vốn sẵn thanh tịnh”. Từ hết thảy nhiễm ô quay đầu trở lại, nương vào tâm thanh tịnh sẵn có, thì gọi là “quy y Tăng”.

Quy y Phật giác chứ không mê, quy y Pháp chánh chứ chẳng tà, quy y Tăng tịnh chứ chẳng nhiễm. Tu học Phật là Giác - Chánh - Tịnh. Tựa đề kinh Vô Lượng Thọ là Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. Tam Bảo cũng nằm trong tựa đề kinh. Giác là Phật Bảo, Bình Đẳng là Pháp Bảo, Thanh Tịnh là Tăng Bảo. Năm chữ “Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” chính là Tự Tánh Tam Bảo. Chúng ta nương vào năm chữ này tu hành mới là thọ trì Tam Quy chân chánh, mới thật là đệ tử Phật. Sau khi hiểu rõ cương lãnh tu hành rồi, đối trước tượng Phật, Bồ Tát, phát thệ nguyện sâu nặng: “Mong trở thành học trò đức Phật, xin được tiếp nhận lời Phật răn dạy, từ nay trở đi, con nhất định tu hành thanh tịnh”. Thỉnh một vị pháp sư chứng minh, cử hành nghi thức Tam Quy. Thật sự trọng yếu là phải quy y Tự Tánh Tam Bảo. Tam Quy xong, đức Phật dạy chúng ta phải có đủ các giới, chẳng phạm oai nghi.

“Đầy đủ các giới”: Trì giới là giữ pháp. Chẳng riêng gì những giới điều đức Phật đã nói như Ngũ Giới, Thập Giới, Tỳ Kheo Giới, Bồ Tát Giới, mà phàm hết thảy những răn dạy trong hết thảy các kinh luận, mỗi mỗi đều là giáo giới cả. Hiến pháp, pháp luật, quy định, hiến chương đều thuộc phạm vi của giới luật, đều phải tuân thủ; phong tục, tập quán và quan niệm đạo đức mỗi nước cũng phải tuân thủ.

“Chẳng phạm oai nghi”: Oai nghi là lễ tiết, lễ mạo. Chúng ta không những giữ pháp mà còn phải hiểu lễ thì mới được đại chúng hoan nghênh, mới có thể làm cho Phật pháp được lưu truyền rộng rãi các nơi. Phước thứ hai là việc thiện của Nhị Thừa.

Phước thứ ba: “Phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả” là việc thiện của Đại Thừa Bồ Tát.

“Phát Bồ Đề tâm”: Bồ Đề là tiếng Phạn, có nghĩa là Giác, chân chánh giác ngộ. Chân chánh giác ngộ lục đạo luân hồi rất khổ, chẳng được tự tại. Chân chánh giác ngộ sự giáo dục của đức Phật giúp chúng ta giải quyết hết thảy vấn đề, vấn đề hiện tại, vấn đề tương lai, vấn đề tự thân, vấn đề gia đình, vấn đề sự nghiệp, vấn đề xã hội, cho đến vấn đề sau khi chết đi sẽ sanh trong thế giới nào, thảy đều giải quyết hết. Chân chánh giác ngộ đạt đến Tây Phương Cực Lạc thế giới ngay trong lúc còn sống là chuyện nhất định chúng ta có thể làm được. Sau khi giác ngộ như vậy mới gọi là “phát Bồ Đề tâm”. Chân chánh giác ngộ mới có hy vọng xuất ly luân hồi.

“Tin sâu nhân quả”: Nhân quả ở đây chẳng phải là nhân quả kiểu việc lành có quả lành, việc ác có ác quả, đức Phật dạy hàng Bồ Tát tin sâu nhân quả là ngụ ý “niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”. Loại nhân quả này rất nhiều vị Bồ Tát chẳng biết, cũng chẳng tin tưởng. Niệm A Di Đà Phật, vãng sanh bất thoái thành Phật là quả báo, là phương pháp tu học thù thắng. Nếu chúng ta tin sâu chẳng nghi, quyết định thọ trì, trong một đời này sẽ nhất định thành Phật. Pháp môn Niệm Phật vạn người tu vạn người đạt, cốt sao quý vị tin thật nguyện thiết, lấy một câu Phật hiệu làm sự việc trọng đại của cả một đời, trong mười hai thời từ sáng đến tối trong tâm chẳng buông bỏ Phật hiệu, chân chánh thực hiện chẳng hoài nghi, chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp, không một ai chẳng thành công. Đó gọi là “tin sâu nhân quả”.

“Tụng đọc Đại Thừa”: Tôi khuyên các đồng tu chỉ đọc một bộ Vô Lượng Thọ là nhằm dụng ý đoạn phiền não. Lúc chẳng niệm kinh bèn suy nghĩ bậy bạ, sanh ra phiền não. Phật nói chúng sanh có hai thứ Chướng: Phiền Não Chướng và Sở Tri Chướng. Hai Chướng này do đâu mà có? Phẩm Xuất Hiện trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước nên chẳng thể chứng đắc”. Một lời đức Phật vạch trần gốc bệnh của chúng ta.

Vọng tưởng phát triển thành Sở Tri Chướng; chấp trước phát triển thành Phiền Não Chướng. Mục đích của đọc kinh là phá hai Chướng đó, khôi phục tâm địa thanh tịnh, rồi mới dùng cái tâm thanh tịnh, tâm chân thành, tâm cung kính, tâm từ bi chấp trì danh hiệu thì danh hiệu ấy mới có cảm ứng. Kẻ lợi căn trong vòng năm mười năm đắc thanh tịnh tâm, sau đấy mới có thể thực hiện “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, mới có thể ngao du trong kinh luận Đại Thừa. Kẻ căn tánh trung hạ, nếu mười năm tâm vẫn chưa thanh tịnh, thì phải phát nguyện suốt đời niệm một bộ kinh, pháp môn vô lượng thệ nguyện học đợi đến lúc sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới mới học cũng chẳng muộn. Tập trung tinh lực trong thời gian một đời chuyên cầu Tây Phương Tịnh Độ, hoàn toàn chẳng phân tâm. Tây Phương Cực Lạc thế giới thọ mạng vô lượng, hết thảy kinh điển viên mãn đầy đủ giống hệt như của mười phương chư Phật đã nói chẳng thiếu gì. Lúc đó, A Di Đà Phật là thầy mình, Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền là đồng học, là bầu bạn, quý vị nhất định phải thành tựu. Nếu thật sự có tâm từ bi thì cũng phải đảm bảo mình được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới rồi mới ngao du trong các kinh luận Đại Thừa khác.

http://www.thuvienhoasen.org/thkh-phohienhanhnguyen.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Hỡi Mọi người Muốn Vãng Sanh Nên Nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Chữ "đương" nghĩa là "đáng", "nên". Không nên dịch là "phải".
Không tu tam phước không thể vãng sanh. Ngoại trừ người này được hộ niệm và sám hối cùng cực lúc lâm chung. Đây là duyên chín muồi như:ông trương Thiện Hòa, Oánh Kha Pháp Sư
ĐỜI ĐƯỜNG ÔNG TRƯƠNG THIỆN HÒA

Ông Thiện Hòa làm nghề sát trâu, mắc nghiệp báo, khi lâm chung thấy bầy trâu nói tiếng như người rằng Người sát ta, nay ta báo oán. Thiện Hòa cả sợ, nói với vợ rằng Mau thỉnh thấy đến cứu ta! Ông Tăng đến giảng Trong Thập Lục Quán Kinh có nói Bằng người khi lâm chung tướng địa ngục có hiện ra, thời chí tâm niệm 10 tiếng danh hiệu Phật như vầy Nam mô A Di Đà Phật, thời liền đặng vãng sinh về Tịnh độ.

Thiện Hòa nói Chắc vào địa ngục quá! Rồi không kịp bưng lư hương, tay trái cầm lửa, tay phải nắm nắm nhang, xoay mặt về hướng Tây chuyên thiết niệm Phật. Chưa đầy 10 tiếng, Thiện Hòa nói Ta thấy Phật A Di Đà từ Tây phương đến, cho ta một cái tòa báu. Nói rồi lâm chung.


Phật dạy: đây là chánh nhân của 3 đời chư Phật dct là vị lai Phật..
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Ðề Hy cầu sanh Tịnh Ðộ, thỉnh giáo đức Phật Thích Ca:

‘Con phải tu học như thế nào mới có thể vãng sanh Cực Lạc thế giới?’

Trước khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải phương pháp tu học cho bà, Ngài đã giảng rõ ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’, giảng rõ cho chúng ta đây là ‘Chánh nhân Tịnh nghiệp của ba đời chư Phật’. Nói một cách khác bất luận Phật quá khứ, Phật hiện tại, hay Phật tương lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều xây dựng trên cơ sở, nền tảng này, nếu không có cơ sở này thì chẳng kể họ ráng sức tu hành ra sao đều không thể thành tựu. Cũng như việc xây nhà, đây là nền móng. Hai câu đầu trong cơ sở này là: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng’, người Trung Quốc thường dùng danh từ: ‘hiếu thân tôn sư’. Mọi người ở Tây phương Cực Lạc thế giới đều là người con có hiếu nhất, đều là học sinh giỏi nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ xưng họ là ‘đệ tử hạng nhất của Như Lai’! Làm sao có chuyện ‘chẳng phát nguyện’ này? Việc này hoàn toàn sai lầm! Những người có đầu óc sáng suốt một chút đều có thể phân biệt và nhận ra. Nếu ngay cả việc này cũng không thể nhận ra sự khác biệt, sự học Phật của chúng ta đều là vô ích, nghe giảng kinh bao nhiêu năm nay cũng luống uổng, vô ích! ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ tức là hạnh của Phật – Hành vi của chư Phật Như Lai được thể hiện trong sanh hoạt thường ngày. Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện đều là sự hành trì của chư Phật. Chúng ta đã làm được chưa? Tôi thường khuyên các vị đồng tu khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải đối chiếu với năm khoa mục này, nếu tương ứng, phù hợp thì hạnh của quý vị là chánh hạnh; nếu không tương ứng thì hạnh của quý vị là tà hạnh, tà hạnh chẳng thể vãng sanh được đâu!


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Người Niệm Phật Tốt Nhất Là Chẳng Vọng Cầu Khai Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Khai ngộ – thật chẳng phải mỗi người tu hành đều có thể thu hoạch được. Người niệm Phật không được vọng cầu khai ngộ mà tăng nhiều thêm một việc ở nơi tâm đầu, thì tăng nhiều thêm một chướng ngại. Khai ngộ chẳng phải là việc nói dễ dàng như thế, nếu lời dễ dàng như thế thì hàng ngũ Tăng – Ni ở chùa đều đã khai ngộ cả rồi. Người niệm Phật tập thiền tĩnh tọa, thì tĩnh tọa là “Niệm Phật”, chẳng phải là tham thiền, chỉ quán, cũng chẳng phải là luyện khí.

Người niệm Phật tĩnh tọa (ngồi yên tĩnh), là niệm Phật (mặc niệm), niệm cho thuần thục danh hiệu Phật, trong tâm có Phật, nhất tâm bất loạn thì tốt, có thể được niệm Phật tam muội càng tốt. Chẳng nên đem vấn đề khai ngộ làm mục tiêu, coi đó là tâm tình thu hoạch ngoài ý muốn mà tĩnh tọa, ngộ không khai cũng chẳng thể thất vọng, nếu tâm tình và sự việc yên tĩnh mà còn mong cầu vấn đề khai ngộ, ngộ khai không được, Phật niệm cũng không xong, đến lúc cả hai đều rơi vào trống không!

Muốn khai ngộ, cần phải tự lượng mình là căn khí bực nào? Có thể khai ngộ hay không? nếu còn cái tâm muốn khai ngộ, thì trong tâm niệm cũng không thanh tịnh rồi, ngộ làm sao có thể khai?

Tưởng đến sự khai ngộ, thì khởi lên sắp xếp một sự nhận thức rất là cơ bản ứng đối vấn đề khai ngộ, như: tĩnh tọa phải ngồi làm sao? Quá trình điều thân, an tâm, khai ngộ cảnh giới như thế nào? v.v… đều cần có nhận thức, mới có thể lúc ngồi không xảy ra lầm lạc, hoặc được chút kiểu lạ hiển hiện, hoặc được chút huệ hiểu biết, linh cảm giống giống, hoặc như huyễn vọng tưởng, hoặc thấy ánh sáng thấy hình ảnh, hoặc người nói lời ra tức khắc ngộ được, hoặc bị ma dối gạt, lại gật gù đắc ý cho là ta đã khai ngộ rồi!

Khai ngộ chữ “ngộ” nầy là chỉ cho rất nhiều người muốn khai ngộ, cho là ngộ, căn bản không có NGỘ! ngay cả bên kia bức tường cũng nhìn chẳng thấy, khai làm sao ngộ!

Ta chẳng phải là người đã trải qua khai được ngộ, căn bản không có tư cách để làm việc “khai ngộ”, chỉ đem chỗ biết sơ sài nói ra một chút ít mà thôi.

“Khai ngộ” thật chẳng phải là ngồi miết mới có thể khai ngộ, đi đứng cũng có thể khai ngộ, nghiên cứu kinh điển hoặc nghe một câu nói, xem một động tác cũng có thể khai ngộ được, anh là người thượng thượng căn khí mới có khả năng, cũng chẳng phải mỗi lần ngồi hai ba tiếng đồng hồ như thế được khai ngộ, đơn giản dễ dàng như thế sao?

Khai ngộ chữ “Ngộ” nầy, dùng miệng để giảng, dùng văn tự viết đều rất khó mà biểu đạt rõ ràng, nay dùng chữ “mê” để nói ngược lại mà có thể khá hơn một chút; ví dụ như đối với một sự việc, một câu nói, hoặc xem hoặc tưởng, xem hoặc tưởng ở trong đó, đi cũng tưởng, đứng cũng tưởng, ngồi cũng tưởng, tưởng một cách chuyên tâm nhất ý, tưởng… tưởng… tưởng…, tưởng đến nỗi có người khác đến ở trước mặt cũng chẳng hay biết, đây gọi là MÊ, người đời gọi là “sinh si đần”, thậm chí người khác kêu réo anh, anh cũng không hay biết, đây gọi là TRƯỚC MÊ (mắc dính mê), người đời gọi là “thất thần”, mê đến cực điểm (nhập định), mười ngày hai mươi ngày, bèn tỉnh lại (xuất định), muôn cảnh tượng vũ trụ nhìn thấy hết, cũng biết cả, nhìn càng xa, biết càng nhiều, quả vị thì càng cao.

NGỘ, có đại – tiểu ngộ. Tiểu ngộ là ra không khỏi ba cõi, vì sao? Vì ngoài ba cõi nhìn không thấy, cũng không biết! Ví như muốn đi nước khác, mà ngay cả việc mua vé máy bay cũng không biết, thì làm cách nào để đi?

Tĩnh tọa, đầu tiên cần phải điều hòa thích nghi qua lại, khí mới thuận nhẹ nhàng, không biết có sự hít thở, ăn ít cũng không đói (một ngày một bữa, hai ngày một bữa), ngủ ít cũng chẳng mỏi mệt, mới có thể ngồi được lâu (ngồi một hai ngày không đứng dậy). Thân người có ba cái quí: Tinh – Khí – Thần. Tinh đầy thì khí đủ, khí đủ thì thần thoải mái, thần thoải mái thì thân tâm nhẹ nhàng, thân tâm nhẹ nhàng thì khí mới thuận, mới tế nhiệm (tinh tế), mới có thể ngồi được lâu, mới có thể “nhập định”, sau nhập định giống người chết, như đất, còn có thể sống được trở lại (xuất định), ngộ được khai rồi, thật là chẳng thể nghĩ bàn.

Hành dâm, ăn nhiều, vận động kịch liệt, công tác nặng nề, có sự trở ngại cho sự thích ứng thân tâm, cần phải chú ý!

Ăn không cần no quá, tùy theo việc gặp mà an, mới có thể chuyên tâm tĩnh tọa, tập luyện thân tâm. Hàng ngày nghiên cứu vị ngon, ăn cần cho thỏa sự tham muốn cửa miệng, tâm địa như vậy làm sao thân tâm có thể điều hòa thích nghi qua lại.

Có những loại thực vật ăn vào khí sẽ không thuận, cần phải mỗi loại ăn thử mấy ngày, nếu sau khi ăn phát hiện thấy hiện tượng không thuận khí, thì không nên ăn nữa!

Tĩnh tọa cần phải tập thiền định, thống nhất tập trung tinh thần trở lại, yên tĩnh cái tâm là “Ðịnh”. Niệm Phật cũng là một phương pháp định, nhất tâm bất loạn tức là “Ðịnh”.

Tĩnh tọa cần: An tâm và điều thân.

An tâm: Thì quán không biết huyễn, tưởng mở nhìn suốt, buông rời chấp trước, bỏ lìa bận tâm, trấn nhiếp tinh thần, bài trừ nhiễu nhương, tâm bình khí hòa, an lành tự như. Cũng tức là khiến tâm chuyên chú một chỗ, thống nhất tập trung tinh thần trở lại, chẳng để tâm tán loạn, tâm niệm không khởi và tự tánh bất động đối với tất cả cảnh giới thiện ác, ngoài lìa tướng, trong chẳng loạn.

Ðiều thân: Là thuận thông thư thái khí mạch, là bài trừ khí do chất tạp trong cơ thể, đả thông khí mạch toàn thân, tiêu trừ bệnh chướng, thân thể thoải mái nhẹ nhàng. Ðiều thân, chẳng phải là luyện KHÍ điều chỉnh hơi thở.

Lúc ban đầu ngồi thân thể có những tình huống không được thích hợp như đau tê hay ngứa ngáy, đây là quá trình bắt đầu, thể chất mỗi người không đồng, cảm thọ cũng khác nhau, lâu ngày có thể lần hồi dẫn đến tự như (như thường).

Lúc ban đầu ngồi ngay khi thở ra hít vào (hít thở sâu) thì anh phải biết, biết thôi, không lý giải nó, nên thuận với tự nhiên, qua một thời gian, anh biết ngay nơi khí hít hoặc khí thở, thời gian ngồi ít lâu, lại trải qua một khoảng thời gian khí hít cảm thấy nhẹ thoảng rồi, lại trải qua một khoảng thời gian lúc ngồi giống như không có hít thở, lúc đó thân cũng được nhẹ nhàng, lại qua một khoảng thời gian cảm giác đã không có hít thở, lúc nầy thân anh không nên động.

Nếu đã không hít thở rồi, tâm động lên lại biết có hít thở, lại phải đợi một khoảng thời gian nữa mới cảm giác được không có hít thở, lại phải trải qua một khoảng thời gian, gân chẳng động, tâm chẳng lăng xăng mà nhập định. Tĩnh tọa nói cách khác là nhẹ nhàng thoải mái, lại nữa, có người đã ngồi mười năm, hai mươi năm mà còn mỗi khi ngồi chẳng được ba tiếng đồng hồ thì đứng dậy, khí còn đình trệ ở nơi hít thở.

Lúc ban đầu ngồi tốt nhất là có thầy giỏi hướng dẫn, hay tìm mua quyển sách “tập tĩnh tọa” để tự tập luyện, giúp tăng thêm một nửa công việc.

Khai ngộ, thật ra không phải mỗi người tu hành đều có thể đạt được. Tư chất thiên phú của con người không đồng, tinh lực thể chất cũng khác, dùng tâm mà thể hội, chỗ ra công sức có cạn sâu lại là sự quyết định NGỘ và KHÔNG NGỘ! Như xem sách, có người xem hai mươi phút là xem xong một quyển sách, không những có thể rõ hiểu mà có thể tụng lại; có người đến hai tiếng đồng hồ vẫn xem chưa xong, xem mười lần trăm lần cũng không thể đọc lại được.

Có người chạy, cũng bao nhiêu cây số, mà chỉ mất ba mươi phút, chạy xong như không có việc gì, có người cũng chạy bao nhiêu cây số ấy, mà ba mươi phút mới chỉ được nửa đường, thế mà mệt đừ thở dốc; Cũng như ăn quá no thì không tiêu vậy.

Tuy là tĩnh tọa như nhau, nhưng do thiên tư bẩm sinh chẳng đồng, căn lành có cạn có sâu, sự ra công sức không đồng, khai ngộ cũng có trước – sau, lớn – nhỏ sai biệt, hoặc là không ngộ. Cho nên bất tất vì mình hãy còn chưa khai ngộ mà buồn sầu thương tâm!

Chúng tại gia, vì việc nhà bận rộn, việc xã hội bận rộn, còn vì bận rộn tĩnh tọa, việc nhiều tâm phiền, chỉ lúc yên tĩnh tâm mới sơ sơ có chút ít bình ổn, muốn yên tĩnh cũng không yên tĩnh được, lại chẳng thể nói ÐỊNH, ngộ cách nào khai?

Chúng tại gia muốn khai ngộ thì cần phải chuyên tu! Nếu chẳng chuyên tu, thì việc nhiều tâm phiền, muốn yên tĩnh thì yên tĩnh không được, làm sao có thể nhập định!

Muốn khai ngộ, thì tranh thủ lúc tuổi còn trẻ, người tuổi trẻ thì khí huyết tràn đầy, có thể ngồi được lâu. Già rồi, khí suy huyết kém, xương cốt cứng đờ, tiến bộ có mức bị giới hạn.

Nếu tự cho là đã khai ngộ, cần phải ấn chứng chính ta, chẳng ngại làm việc kiểm tra như sau: Ðối với nghĩa chơn thật chính ta đã rõ ràng không nghi hay chưa? Ðối với ranh giới phải – quấy, chánh – tà hoàn toàn rõ ràng hay không? có thể viên dung giữa không và có hay không? Phiền não chấp trước thì có giảm ít cho đến không còn hay không? Mỗi việc đưa ra là tự ta khẳng định! Anh cũng sẽ khai ngộ chơn thật thôi.

Nếu muốn hành dâm, uống rượu, ăn thịt, ham muốn nhiều, lời nói việc làm chẳng thống nhất v.v… những hành vi phá giới, tức là dính mắc nơi dấu hiệu của ma, cần nên đình chỉ việc tĩnh tọa, siêng năng hơn lên mà sám hối sửa đổi cho chơn chánh, tránh khỏi bị sự vây bủa của ma.

Lúc ngồi, nếu như thấy hào quang, thấy Phật và các cảnh tượng, tất cả đều chẳng nên khoe khoang, tự mình vui, để khỏi bị anh linh bên ngoài khống chế, mà đi vào đường tà; Nên chẳng khinh sợ, chẳng vui mừng, chẳng dính mắc, chẳng xử lý, chỉ là không tưởng đến, không lý giải, để khỏi chướng ngại.

Lấy việc chẳng lý giải, chẳng khinh sợ, chẳng vui mừng, chẳng động tâm, anh có thể làm được không? Làm không được thì nên đình chỉ việc tĩnh tọa! Nếu anh vui mừng những việc đó, nghĩ tưởng đến, thế thì những an linh bên ngoài (ma) đó sẽ phụ gá trên thân của anh, anh cho là ngộ đã khai, thì tâm thần của anh bị an linh bên ngoài mê loạn và khống chế, nắm lấy chỗ đó, nó sẽ khiến anh biếng nhác, phá giới và tạo các ác nghiệp.

Huỳnh Lão cư sĩ


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]19 khách