Cách niệm phật lạ ?????

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

letrung
Bài viết: 6
Ngày: 23/12/10 06:43
Giới tính: Nam
Đến từ: Cần Thơ

Re: Cách niệm phật lạ ?????

Bài viết chưa xem gửi bởi letrung »

nguynlinhtam đã viết:ẤN QUANG ÐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC
* Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.
Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Ðộ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.
Phải biết là pháp Thập Niệm này nhiếp vọng giống như pháp Thập Niệm sáng chiều, chỉ có cách dụng công là khác nhau. Pháp Thập Niệm Sáng Chiều coi hết một hơi là một niệm, chẳng luận là số câu niệm Phật nhiều hay ít; còn cách này cứ một câu là một niệm. Cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào mỗi sáng, chiều; nếu niệm đến hai mươi, ba mươi hơi sẽ bị tổn khí thành bệnh. Cách này niệm một câu Phật hiệu, tâm biết là một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết là mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười. Suốt ngày niệm mấy vạn câu đều giống như thế. Chẳng những trừ được vọng, lại còn dưỡng thần rất hay. Dù niệm chậm hay nhanh, trọn chẳng trệ ngại. Từ sáng đến tối, không lúc nào chẳng thích hợp.
So với cách lần chuỗi để nhớ số, lợi ích cách xa một trời một vực. Cách nhớ số bằng chuỗi khiến thân mệt, tinh thần động. Cách Thập Niệm Ký Số này khiến thân thong thả, tâm an nhàn. Chỉ những lúc làm việc khó nhớ nổi số thì cứ khẩn thiết niệm. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số thì những ý tưởng lông bông qua lại sẽ theo nhau gom về chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Ðức Ðại Thế Chí nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn độn căn ta bỏ cách Thập Niệm Ký Số này lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay!
Lại phải nên biết rằng cách nhiếp tâm niệm Phật này chính là pháp vừa cạn vừa sâu, vừa Tiểu vừa Ðại, chẳng thể nghĩ bàn! Chỉ nên ngửa tin lời Phật, chớ vì mình chưa hiểu đến nơi đến chốn bèn sanh ngờ vực, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây phải mất, chẳng thể tự rốt ráo đạt được lợi ích, thật là đáng buồn!
Chỉ nên lần chuỗi niệm Phật trong hai lúc: đi hoặc đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần, do tay động tinh thần chẳng thể an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này, đi, đứng, nằm, ngồi đều thực hành được cả, nhưng lúc nằm chỉ nên niệm thầm, chẳng được niệm ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng thì một là chẳng cung kính, hai là bị tổn khí. Hãy nhớ kỹ, nhớ chắc!
A DI ĐÀ PHẬT.....RẤT HAY BẠN ẠK, CÁM ƠN BẠN RẤT NHÌU VÌ BẠN ĐÃ NHẮC LẠI LỜI DẠY VÀNG NGỌC CỦA ẤN QUANG ĐẠI SƯ, RẤT HAY RẤT NÊN NGHIÊN CỨU CÁC BẠN Ạ. A DI ĐÀ PHẬT


[color=#0040BF]Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color]
[color=#FF4040]Nam Mô A Di Đà Phật, sáu chữ đi, đứng, nằm, ngồi, rán niệm chớ quên, không đợi gì thời khắc.[/color]
[color=#004000][b]Y!M: [email protected][/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
hphilong
Bài viết: 26
Ngày: 12/12/10 06:24
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Cách niệm phật lạ ?????

Bài viết chưa xem gửi bởi hphilong »

Sắp chết mà AAAAaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa Ddddddddddddddddi là ngủm rồi quỷ tới dẫn đi lun Phật muốn cứu cũng ko kịp kinhle kinhle Tập thói quen tụng kéo nhơi kiểu đó là để tạo thời gian cho ma quỷ chen vô khoàng giữa phá quấy, lôi kéo, những phương pháp này nghe sơ wa là đã biết Tà Đạo, cứ nghe theo lời dạy của Tổ, của Phật là an toàn >:D< >:D<


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Cách niệm phật lạ ?????

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

tangbong


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Mở máy niệm Phật trong khi ngủ rất tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

A Di Đà Phật
(Trích trong email mình đã viết cho bạn tri thức)
Bạn nên mở máy niệm Phật trong khi ngủ rất tốt sau đây: những chủng tử A Di Đà Phật sẽ âm thầm vào Tàng Thức của mình, thứ 2 mình gieo duyên hay những chủng tử A Di Đà Phật vào trong Tàng Thức của những chúng sanh (chúng sanh thấy được và không thấy được), Thầy Giác Nhàn có giảng về mở máy niệm Phật trong khi ngủ, Thầy nói "rất tốt" vì gieo những chủng tử thiện vào Tàng Thức (A Lại Da Thức) của mình, thì từ từ mình diệt điều xấu, và những chủng tử thiện vào tràn đầy trong Tàng Thức của mình. Mình tin lời Thầy Giác Nhàn nói rất đúng vì đối chiếu với Duy Thức, và những điều tốt khác...Bởi vậy nhà mình mở máy niệm Phật xuyên suốt, kể cả trong phòng ngủ, trong lúc ngủ kể cả lúc thức.
A Di Đà Phật
Thiện Thông


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách