Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat1.htm
I. GIẢNG KINH DUYÊN KHỞI


Chư vị đại đức đồng tu! Ngày hôm nay nhân duyên thù thắng phi thường: Nghi thức xuất gia của nhà Phật được cử hành vào giờ Ngọ. Sau khi nghi thức hoàn tất, theo thông lệ là cúng Phật. Nghi thức chúng ta cử hành hôm nay vào thời khắc này có ý nghĩa chẳng tầm thường, có quan hệ thật sự hết sức mật thiết đối với bản kinh này. Đức Thế Tôn đã giảng cho chúng ta một bộ kinh, nói theo ngôn ngữ hiện thời, thì từ ba ngàn năm trước Ngài đã biết trước trong thời hiện tại, hàng tại gia, xuất gia dù tu học theo một pháp môn nào, Hiển Giáo, Mật Giáo, Tông Môn, Giáo Hạ, cho đến Tịnh Độ đều chẳng thể thành tựu.

Nguyên nhân rốt cuộc là do đâu?

Đức Di Lặc Bồ Tát hết sức từ bi, thay mặt chúng ta khải thỉnh, mong Thế Tôn chỉ dạy tường tận cho chúng ta. Nếu như chúng ta thật sự có thể chiếu theo lời răn dạy trong kinh này, chú tâm thấu hiểu, phản tỉnh, sửa lỗi, đổi mới, quay đầu về bờ, được như thế thì pháp mình tu, hạnh mình hành trong một đời sẽ nhất định thành tựu. Đấy chính là nhân duyên giảng kinh lần này của chúng tôi. Do thời gian hữu hạn, nên trong lần này, chúng tôi chỉ chọn lấy những điểm trọng yếu trong kinh văn để giới thiệu, quý vị xem nhiều lần sẽ hiểu được, còn như những danh từ, thuật ngữ thường được giảng tại giảng đường, chúng tôi đều tỉnh lược cả.
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 15/12/10 22:04 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
e. Kinh cứu mạng trong thời Mạt pháp – Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh.

Nhưng thói hư tật xấu của chúng ta thực sự rất nhiều. Ðây là lý do người niệm Phật thì nhiều nhưng người vãng sanh được rất ít, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của vấn đề này. Tại sao người niệm Phật chẳng thể vãng sanh, vẫn còn phải đọa ba đường ác, nguyên nhân rốt cuộc là ở chỗ nào? Tại sao công phu niệm Phật của chúng ta chẳng đắc lực? Tại sao hàng phục phiền não tập khí của mình chẳng được?

Vì những vấn đề này nên chúng tôi mới giảng ‘kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo’. Tôi đã giảng bộ kinh này ba lần, tại Mỹ, Ðài Loan, và Tân Gia Ba, giảng tại Tân Gia Ba tường tận nhất vì có đủ thời gian. Bộ băng thâu âm này đã được đồng tu chép ra giấy đợi tôi coi xong, sửa đổi chút đỉnh rồi sẽ in thành sách. Bộ kinh này là đức Thế Tôn đặc biệt dạy cho người hiện nay, giảng cho chúng ta biết những lỗi lầm gì mà mình dễ phạm, chỉ cần chúng ta phạm một lỗi trong đó thì niệm Phật chẳng được vãng sanh. Nếu lỗi nào cũng phạm thì quá nghiêm trọng rồi. Thế nên lúc tôi giảng kinh đặc biệt đã nói rõ kinh này là ‘kinh cứu mạng’ trong thời mạt pháp, chúng ta nhất định phải hết lòng học hỏi.
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 25/12/10 01:54 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat4.htm
Một lần nữa, vì sao chúng tôi muốn chọn giảng kinh này? Thật ra là vì thấy trong mấy năm qua, quý vị rất dụng công nơi Tịnh tông, rất nghiêm cẩn đọc tụng, niệm Phật, tu trì, nhưng chưa có thành tích. Giống như học sinh học hành, học rất nhọc nhằn, rất gắng sức, nhưng thi rớt mãi. Vấn đề rất nghiêm trọng! Căn bệnh là do đâu? Chúng ta phải tìm cho ra, bởi thế mới dùng hai bộ kinh để đối trị căn bệnh ấy.

Chúng tôi chọn giảng kinh Kim Cang nhằm mục đích khiến quý vị hiểu rõ chân tướng sự thật, chân tướng của nhân sanh vũ trụ, dạy quý vị thấy thấu suốt, buông xuống thì về mặt công phu có thể đột phá được những chướng ngại đối với việc niệm Phật. Bộ kinh này giảng về cách đoạn phiền não, tập khí. Trong cuộc sống thường nhật, trong lúc làm việc, xử thế, đãi người, tiếp vật, vô tình phạm rất nhiều bệnh. Nếu đối với những bệnh ấy mà chẳng giác ngộ, sửa lỗi, đổi mới, thì vẫn tạo thành chướng ngại y như cũ. Bởi vậy, kinh Kim Cang là phá chướng ngại trên mặt Lý, kinh này phá chướng ngại trong những sinh hoạt vụn vặt thường ngày. Hy vọng công phu niệm Phật của quý vị sẽ thuận buồm xuôi gió! Mục đích giảng kinh của chúng tôi là như vậy. Bởi lẽ, kinh văn chỉ quy Cực Lạc rất rõ rệt, đừng cho là thừa thãi, chẳng phải là kinh thích hợp cho tông của mình.

Tông của ta chỉ có năm kinh một luận, sao lại dính thêm những thứ khác? Tôi vừa mới nói rồi đó! Những sách giáo khoa thuộc tông khác, nếu giúp ích cho chúng ta, chúng ta có thể tuyển tu cơ mà! Tuy chẳng phải là chủ tu (tu chính yếu), chúng ta nhất định phải nghiêm túc tuyển tu. Cái gì chẳng tương ứng với tông của mình, chúng ta chẳng tu thứ ấy. Kinh này tương ứng với tông chúng ta.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo, là kinh mà Đức Thế Tôn kể ra những lỗi lầm mà chúng ta dể phạm.

http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat1.htm
Đây là hiện tượng chung cho cả tại gia lẫn xuất gia trong cửa Phật vào thời Mạt Pháp này. Nếu như chúng ta thật sự chăm chú phản tỉnh, [sẽ thấy là] nếu mắc căn bệnh này thì bất luận đang tu học pháp môn nào cũng đều chẳng thể thành tựu, niệm Phật cũng chẳng thể vãng sanh. Điều kiện để vãng sanh là tâm phải thanh tịnh - “tâm tịnh thì cõi nước tịnh”. Tây Phương thế giới là Tịnh Độ, chẳng phải là uế độ! Vì thế, tâm chẳng thanh tịnh, làm sao vãng sanh được? Mê hoặc là chẳng thanh tịnh, chẳng ứng hợp Tịnh Độ. Tụng kinh cho nhiều, niệm Phật cho lắm thì cũng như lời cổ nhân nói: “Rách toạc cuống họng vẫn uổng công!”, chỉ có thể kết duyên lành với Tịnh Độ, chứ chẳng thể vãng sanh ngay trong một đời!

Sự việc như vậy có gì là lạ, chẳng biết là trong đời quá khứ chúng ta đã làm như thế bao nhiêu lần rồi! Chúng ta có nhân duyên rất sâu xa với Tây Phương Tịnh Độ, vì sao chẳng thành tựu? Nói chung là vì phạm phải những lầm lỗi ấy. Đời đời kiếp kiếp quá khứ phạm phải những lầm lỗi ấy nên niệm Phật mà chẳng thể vãng sanh. Đời này gặp được bản kinh này, đấy là nhân duyên hy hữu. Thử nghĩ: Nếu vẫn phạm những lỗi ấy thì một đời này ắt phải luống uổng. Nếu quả thật có thể thường tích cực phản tỉnh, sửa lỗi đổi mới, quay đầu là bờ thì trong một đời này chúng ta quyết định sẽ thành tựu.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Nếu theo ĐH nói như vây. thì các bô. kinh Nguyên Thũy không tương ưng với Tinh. Đô. à :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nguynlinhtam đâu có nói gì đến các Kinh khác đâu. Nhưng mà các Kinh Tiểu Thừa có dạy tu thập thiện, là nền tảng là câu đầu trong tam phước đâu có chuyện không liên quan đến Tịnh Độ.
tangbong nguynlinhtam sở học còn yếu hèn, không biết Kinh Nguyên Thủy là bộ Kinh nào nữa, cũng chưa từng đọc qua nữa. tangbong

Nhưng Kinh Hoa Nghiêm có dạy:
1 là tất cả, tất cả là 1.

Nên 1 Kinh là tất cả Kinh, tất cả Kinh đều có thể nhập vào 1 bộ Kinh. Nguynlinhtam lấy Kinh Vô Lượng Thọ làm gốc suốt đời nghiên cứu tu học, lấy 1 hay 2, 3 bộ Kinh làm chú giải cho Kinh Vô Lượng Thọ thôi.
Chứ đọc và học nhiều bộ Kinh quá nguynlinhtam nhớ không nổi vì nguynlinhtam là người độn căn mà :(


tangbong Kính Hieule tangbong


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

HT Tịnh Không: Tông của ta chỉ có năm kinh một luận, sao lại dính thêm những thứ khác? Tôi vừa mới nói rồi đó! Những sách giáo khoa thuộc tông khác, nếu giúp ích cho chúng ta, chúng ta có thể tuyển tu cơ mà! Tuy chẳng phải là chủ tu (tu chính yếu), chúng ta nhất định phải nghiêm túc tuyển tu. Cái gì chẳng tương ứng với tông của mình, chúng ta chẳng tu thứ ấy. Kinh này tương ứng với tông chúng ta.
Chí vẫn hướng về cõi Tịnh.
Học Kinh nào giúp chúng ta vững nơi Tịnh Độ thì học.
Tịnh Không Pháp Sư cũng học, cũng giảng nhiều Kinh đấy mà!
nlt: Chứ đọc và học nhiều bộ Kinh quá nguynlinhtam nhớ không nổi vì nguynlinhtam là người độn căn mà
Ông có thể nhờ một bộ Kinh mà tin nỏi thì ông đâu có độn căn!

Tôi phải học nhiều Kinh mới Tin nỏi cõi Cực Lạc, mới khiến khỏi bị lung lai do sự bài bát Tịnh Độ của người khác, so ra tôi độn căn hơn ông!

Nhưng một khi học Kinh khác rồi mà có thể Tin Cực Lạc thì niềm tin ấy chắt thật. Như ngài Ngẫu Ích nói: "Húc tôi đây, khi mới xuất gia, tự phụ là một nhà Thiền Tông, khinh thường các giáo điển, dám nói bậy rằng phép tu “trì niệm danh hiệu Phật” chỉ là một phương tiện bày ra riêng cho bọn người trung căn và hạ căn (hiện thân thuyết pháp). Về sau, nhân vì tôi đau nặng, mới chịu phát tâm cầu sinh về Tây Phương, rồi tôi lại chịu nghiên cứu 2 bộ sách Diệu Tông và Viên Trung, cả bộ Di Ðà Sớ Sao của ngài Vân Thê và nhiều sách khác nữa, tôi mới biết phép Niệm Phật Tam Muội thực là một viên ngọc châu quý giá vô ngần, tôi mới chịu hết lòng chấp trì danh hiệu Phật với một sức mạnh bằng vạn con trâu cũng không kìm lại được. "


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Cảm ơn Thánh Tri nhiều nha.
Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo là Kinh mà Đức Thế Tôn giảng riêng cho chúng ta trong thời kì mạt pháp.

Xưa kia nguynlinhtam mua sách Phật Giáo để đọc rất nhiều chất có thể nói là cao gần 2 mét đấy nhưng mà cảm thấy đọc nhiều quá nhớ không nổi nên bây giờ chỉ chú trọng vào 1 bộ Kinh thôi.

Còn về phần PS Tịnh Không thì ngài đã mở mang trí huệ rồi. Ngài cả đời chỉ học Kinh A Di Đà thôi. Ngài chú tâm vào nghiên cứu Bộ Sớ Sao và Yếu Giải. Ngài phải giảng các Kinh Khác là vì không có người giảng và hằng thuận chúng sanh thôi ngài giảng có thể nói là khoảng 30-40 chục bộ rồi.

Bài này hơi dài mong TT đọc nha:
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk21.htm

Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, sau khi xuất gia tôi liền đi dạy ở Phật Học Viện, tôi chưa làm học sinh. Lúc dạy ở Phật Học Viện, tôi có một quan niệm muốn nói với người phụ trách Phật Học Viện. Tôi hy vọng Phật Học Viện có một phương thức tốt, để cho mỗi học sinh chuyên học một bộ kinh, hoặc một bộ luận, hy vọng học sinh có thể tập trung toàn thể tinh thần, sức lực chuyên chú vào một môn, chứ đừng học thiệt nhiều, thiệt tạp, tôi nghĩ như vậy rất khó thành tựu. Nếu trong Phật Học Viện có một trăm người, hai trăm người, mỗi người học một bộ kinh thì sẽ được một trăm bộ kinh, hai trăm bộ kinh, mỗi bộ kinh đều có chuyên gia. Học kinh Địa Tạng thì cả đời chuyên chú vào kinh Địa Tạng. Mỗi ngày chuyên niệm kinh Địa Tạng, chuyên tu y theo kinh Địa Tạng, chuyên giảng kinh Địa Tạng, người này chính là Địa Tạng Bồ Tát, sẽ là chuyên gia, hạng nhất trên thế giới. Ở đâu muốn thỉnh người giảng kinh Địa Tạng, thì thỉnh Địa Tạng Bồ Tát đi giảng. Người chuyên học phẩm Phổ Môn, cả đời chỉ chuyên chú vào bộ kinh này, y theo phẩm Phổ Môn để tu hành, mỗi ngày đọc tụng phẩm Phổ Môn, giảng phẩm Phổ Môn, người này chính là Quán Âm Bồ Tát. Chẳng nên học nhiều, học tạp, chỉ học một môn, làm chuyên gia, đừng làm thông gia, làm thông gia rất khó, thông gia nhất định phải đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh mới có thể làm được, phàm phu căn tánh trung hạ tuyệt đối không thể. Nhưng người hạ hạ căn nếu chuyên tu, chuyên chú vào một môn thì có thể thành tựu. Tại sao vậy? ‘Đặt tâm vào một chỗ, chẳng có chuyện gì không thành’.

Người học Lăng Nghiêm thì chuyên học kinh Lăng Nghiêm. Mỗi ngày đọc kinh Lăng Nghiêm, tu hành theo kinh Lăng Nghiêm, chuyên hoằng dương kinh Lăng Nghiêm, người đó chính là Thủ Lăng Nghiêm Vương. Năm 1977 tôi giảng kinh Lăng Nghiêm ở Hương Cảng, lúc đó hình như tôi giảng kinh này lần thứ 7. Một hôm pháp sư Diễn Bồi tìm tôi, ngài nói ‘Thầy là Thủ Lăng Nghiêm Vương’. Tuy là nói chơi, nhưng chuyên công chuyên hoằng rất có hiệu quả. Tôi học Lăng Nghiêm từ nơi thầy Lý Bỉnh Nam, trong thời gian mười năm theo học với thầy Lý, tôi học được năm bộ kinh. Bộ thứ nhất là ‘A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung Kinh’, bạn coi bản kinh này, đây là kinh mà tôi học đầu tiên. Thứ nhì là ‘Phật thuyết A Di Đà Kinh’, thứ ba là ‘Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm’, thứ tư là ‘Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh’, thứ năm là ‘Lăng Nghiêm Kinh’, trong mười năm tôi học năm kinh này. Hơn nữa tôi dồn hết sức lực, tinh thần vào kinh Lăng Nghiêm, tổng cộng tôi giảng kinh Lăng Nghiêm được bảy lần
Kinh nghiệm trong đời này cho tôi biết, tôi chuyên tu chuyên hoằng, một môn thâm nhập, tôi chuyên y theo kinh A Di Đà, lúc về già giảng kinh Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ chính là đại bổn của kinh A Di Đà, tôi dồn sức vào bộ Yếu Giải kinh Di Đà của đại sư Ngẫu Ích, Sớ Sao của đại sư Liên Trì, công sức cả đời của tôi được dồn vào hai bộ này. Giảng những kinh khác đều vì nhận lời mời, thấy chẳng có ai giảng [nên mới giảng]. Vì lúc đó (lúc bắt đầu học giảng kinh), tôi phải tập giảng trên giảng đài, tôi phát tâm giảng kinh, kinh nghiệm trên giảng đài vô cùng quan trọng, [người học giảng kinh] không thể lìa khỏi giảng đài. Đây là lời thầy Lý đã từng dặn dò, thầy nêu một thí dụ ‘khúc bất ly khẩu, quyền bất ly thủ’ (khúc điệu chẳng lìa miệng, bài quyền chẳng rời tay). Chữ ‘khúc’ chỉ [ca khúc] trong ca hát, người ca sĩ mỗi ngày phải ca hát, mỗi ngày đều phải luyện giọng, người đánh võ mỗi ngày cũng phải luyện tập, ba tháng không luyện tập thì gân cốt gì cũng cứng ngắc. Giảng kinh cũng vậy, mỗi ngày phải lên giảng đài luyện tập. Do đó người ta mời tôi giảng kinh gì thì tôi giảng kinh đó, tôi coi đó là cơ hội thực tập, thâu thập kinh nghiệm trên giảng đài. Nếu theo ý của tôi để giảng thì tôi chỉ giảng kinh Di Đà mà thôi, tôi sẽ không giảng kinh khác, nhưng nếu tôi chỉ giảng kinh này mà thôi thì nhiều người không thích, họ thích nghe kinh này kinh nọ, [tôi phải] hằng thuận chúng sanh. Khi hằng thuận chúng sanh cũng học tùy hỷ công đức, tùy hỷ công đức là gì? Kết pháp duyên với mọi người, thu thập kinh nghiệm trên giảng đài, là đạo lý như vậy.

Ngoài ra còn một nguyên nhân khác, vì người giảng kinh quá ít, nên tôi phải giảng thêm vài bộ kinh để lưu lại băng thâu âm, thâu hình cho kẻ hậu học làm tài liệu tham khảo, giúp đỡ cho kẻ hậu học, đây cũng là một nguyện vọng của tôi. Cho nên những gì tôi giảng chẳng phải là những gì tôi học. Những gì tôi học chính là một bộ kinh A Di Đà. Do đó ‘tu hành theo một sự [dạy trong kinh] là vô cùng quan trọng! Buông xuống hết thảy thân tâm thế giới, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xuống. Phật dạy chúng ta ‘Pháp còn phải xả, huống chi là phi pháp’. Lúc về già ở đây tôi giảng qua một bộ kinh Kim Cang, cũng giảng khá tường tận, bộ kinh này là do Hàn Quán Trưởng và một vị đồng tu ở đây là cư sĩ Trịnh Anh Lương khải thỉnh. Tôi nghĩ có một số người niệm Phật niệm không đúng như pháp, chẳng đạt được thọ dụng, cho nên họ mời tôi giảng cũng tốt, giảng cho họ nghe pháp môn Bát Nhã, giúp cho họ nhìn thấu, giúp cho họ buông xuống, sau đó câu Phật hiệu này mới được đắc lực, dùng phương pháp này để trợ giúp công đức niệm Phật.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trích:
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk.htm
Chúng tôi cũng chọn 60 điều từ kinh Bảo Tích, từ kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo. Trong kinh này, Thế Tôn chuyên nói về đời Mạt Pháp, tức là thời đại hiện nay chúng ta, những lỗi lầm mà người xuất gia chúng ta thường phạm mà chính chúng ta cũng không biết, tự mình không biết mình đã phạm sai lầm, vẫn nghĩ là mình làm đúng. Đức Phật kể ra chúng ta mới bất chợt tỉnh ngộ, mỗi ngày đều tạo tội nghiệp mà còn cảm thấy là chính mình tu hành rất giỏi; tương lai rơi vào ba đường ác rồi còn không biết tại sao lại đọa lạc, bạn nói có đáng thương, có đáng sợ hay không? Do đó bộ kinh này rất quan trọng


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Mọi người ai có vào trang niemphat.net thấy tác phẩm nào thích thì gửi mail cho cô chú kinhle ở đó xin cái zip trọn bộ mà in ra :) nhé.
Nguynlinhtam xin được zip Kinh này đăng lên cho mọi người. Cô chú ở đó đang làm việc ngày đêm để dịch các tác phẩm Tịnh Độ vô giá. Cầu nguyện cho cô chú luôn luôn khỏe mạnh để dịch các tác phẩm thật nhiều để lại cho đời sau caunguyen :)

Cô chú có nói:
Chúng tôi không bao giờ in sách bán, các sách cháu thấy bán là do người khác tự ý in ra đem bán, ở Hoa Kỳ, có người thích thì in, có người lịch sự thì xin mình coi lại duyệt bản, trước khi phát tâm ấn tống, có người tự ý in, đành tùy hỷ.
Ở Việt Nam, họ in Ấn Quang Văn Sao, tự tiện edit lại tùm lum theo ý họ nên có những chỗ rất funny như Thích-ca, thay vì Thích Ca như trong nguyên bản hoặc A-di Đà, thay vì A Di Đà, những chỗ ngoặc vuông họ sửa thành ngoặc tròn khiến lời văn mất tính thống nhất, chưa kể tùy tiện sửa phiên âm như Tỳ Bà Sa luận (Vibhasa) họ sửa thành Tỳ ba-sa không hiểu vì lý do gì, nhưng biết làm sao được!

Thân,

Liên Hương
Tập tin đính kèm
phatkhoibotat-toantap.zip
(445.72 KiB) Đã tải 155 lần


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Có lần tôi định in Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao mà cả mấy ngàn trang, nhiều quá, bên Mỹ Tốn Tiền lắm, thành ra thôi tôi không in.

Đúng Phật Pháp sách là in ấn tống không có bản quyền (copy right) cho nên có nhiều người làm bậy không tôn trọng người viết/dịch/soạn.

Tôi cũng không thích lối viết Thích-ca hoặc Thích-Ca. Ai không biết những chữ đó là liên kết, cần gì phải gạch dấu ngang. Viết Thích Ca Mâu Ni Phật là được rồi. Đẹp mắt dễ đọc.

Thành ra tôi rất thích đọc bài ở niemphat.net họ làm rất dễ đọc.

Những cái gì là quote thì họ viết nghiên (italic), đẹp mắt hơn là in đập (bold).

*Nói tới vụ nầy thì nhớ nguynlinhtam và laitutran247 đăng bài nào cũng In Đậm (Bold) hết, không đẹp mắt, khó đọc. Còn laitutran247 còn In Đậm đủ thứ Màu (Color) thật là không biết đọc từ đâu, búa lua xua. Xin nói thẳng để góp ý nhé :) đừng chấp trước mà buồn giận nữa đi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách