Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Muốn biết công phu mình tới đâu, quá dễ dàng, không cần tham vấn ai cả, tự hỏi chính tâm mình là quá đủ.

Khi ý thức không hoạt động mạnh, tiềm thức sẽ dẫn dắt. Nếu ý thức thường xuyên rèn luyện trong Chánh Pháp, nó sẽ tạo thói quen, hướng lối cho tiềm thức.
Điều này đặc biệt quan trọng trong những chướng duyên khiến ý thức mê mờ: ngủ-bệnh-chết. Khi lý trí mất dần khả năng kiểm soát thì cái gì kiểm soát ?
Tiềm thức cùng với nền tảng công phu trước đây không cứu được, thì chỉ còn nước để nghiệp lực dẫn đi.
Không lẽ Phật cứu? Có nhớ nghĩ gì đến danh hiệu của Ngài đâu, thì lấy gì nâng đỡ, bám vào, nương tựa vào

Mức độ thấp nhất:
-Ngủ có nằm mộng không? Nếu gặp mộng lành tương ưng hạnh nguyện thì không đáng lo mấy.
-Nếu gặp ác mộng, có sợ hãi không? Nếu sợ, có ý thức mình sợ không?
-Ý thức rõ rồi, có nỗ lực điều phục tâm để sợ hãi không sanh nữa không?
-Quan trọng nhất là gặp dị cảnh, có nhớ nghĩ đến Phật và những hạnh nguyện tốt đẹp của ngài không?
-Nhớ nghĩ rồi, có nỗ lực duy trì niệm đó không? Có tin tưởng chắc chắn rằng: mình sẽ vượt qua mọi trở ngại với tâm định tĩnh và tha lực của chư Phật không?
Đến đây, tâm được định tĩnh vì tạp-ác niệm không sanh. Được thanh tịnh với sự gia cố nâng của niệm lành.

Mức độ cao hơn:
Cũng như trên, nhưng áp dụng cho hoàn cảnh hành giả ở trong trạng thái bệnh tật, bị chi phối bởi những biến hoại của thân tứ đại, tâm bị mê mờ, lý trí yếu dần, không còn tinh tấn như lúc khỏe.
Chướng ngại nổi lên lúc này, mạnh mẽ hơn nhiều lần trước. Còn nói gì đến lúc chết.

Cuối cùng: sự làm chủ tâm và nhớ nghĩ đến Phật-Pháp-Tăng cùng với những hạnh nguyện cao cả, tố đẹp. Được thực hiện trong những hoàn cảnh khắc nghiệt trở ngại như vậy. Không lý gì mà không tự tin, đến lúc lâm chung, chúng ta sẽ luôn nhớ nghĩ với niềm tin mạnh mẽ: chắc chắn vãng sanh dưới tha lực của Phật và thánh chúng.

Nói cho cùng, đã tận lực tinh tấn hành Pháp chưa? Nếu chưa thì đừng nằm mơ về đạo quả nữa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

tangbong Hay lắm tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Lúc lâm chung nên nhớ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Mình thi chỉ có ý kiến nhỏ là ...bài viết hay nhưng tiêu đề hơi không phù hợp...

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Thật sự, việc niệm Phật hoàn toàn không đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Họ bảo rằng pháp môn thiền là cao siêu, nguy hiểm, dành cho người lợi căn, nghe thật ngược ngạo. Hãy xét một cách thấu đáo, niệm Phật có những quy chuẩn phức tạp hơn. Và thiền sẽ đóng vai trò hỗ trợ, nâng đỡ cho niệm Phật, không thể tách rời.

Không phải là ê a danh hiệu Phật, thật là sai lầm nếu cho rằng chỉ vài câu niệm có thể đem lại kết quả tốt đẹp. Đó là một kiểu lạc quan tếu của những kẻ lười tư duy.
Nói rằng Lục tự đại minh thâu nhiếp tất cả mọi công hạnh là chính xác, nhưng điều đó không có nghĩa là không biết gì về những hạnh nguyện, tính chất cao thượng của Phật.

Như một quyển sách chứa đựng mọi tinh hoa trí tuệ giải thoát, có tựa đề là Amitabha. Không phải đọc cái tựa đề là thông hiểu những tinh hoa ấy, mà phải mở ra nghiên cứu nghiền ngẫm, hành trì ngày này qua tháng nọ. Danh hiệu chỉ có thể thành tựu những kết quả phi thường sau khi chiều sâu dày trí tuệ đã được lãnh hội, đến lúc này mới có thể chân chính nói rằng: Amitabha thâu nhiếp toàn bộ công hạnh tu tập giải thoát.

-Niệm Phật không thể nào tách rời việc thiền quán về những hạnh nguyện của Phật, không thể tách rời khỏi việc liên tục tư duy, nhớ nghĩ về những đặc tính cao cả, tốt đẹp của Phật-Pháp-Tăng. Như vậy những tùy niệm về các sở hành và đặc điểm tôn quý tốt đẹp tối thượng ở đời của tam bảo cần được hành trì, làm cho kiên cố.

-Niệm Phật không thể tách rời việc quán tưởng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của một vị Chánh Đẳng Giác. Không thể bỏ qua việc quán tưởng thân vô lượng quang của Phật Amitabha. Niệm Phật không thể bỏ qua công phu tư duy, nhớ nghĩ về những tốt đẹp tại quốc độ mình sẽ vãng sanh. Đặt lưng xuống là niệm Phật, nhắm mắt là tư duy trong hân hoan về Cực lạc quốc độ, nơi mình chắc chắn sẽ vãng sanh. Thức dậy với tia sáng đầu tiên từ thân Phật, vệ sinh trí tuệ bằng danh hiệu Ngài, bước chân xuống giường trong hân hoan, tỉnh giác vì có thêm một ngày nữa để tu tập.

-Niệm Phật không thể không thành tựu tín tâm bất động với 3 ngôi báu. Không thể không nỗ lực hết mình trong các hạnh lành-từ bỏ tam độc, không thể không phát triển tâm đại bi, tình yêu qua từng thời khắc, như Phật đã giáo huấn. Rõ ràng là không thể niệm Phật mà không hành trì theo giáo Pháp.

Chằng có danh hiệu Phật nào được thốt ra từ cái miệng hay giả dối, không có danh hiệu nào được lưu giữ trong một tâm thức tham lam, nóng giận.

Tất cả quá trình này phải được làm cho chắc chắn, vững chải, kiên cố. Hồi hướng nó, hòa nhập nó, thâu nhiếp nó vào sức mạnh chuyển hóa không thể tư lường của Phật hiệu.
Gia trì, chú nguyện tất cả những gì hành giả làm được vào câu Lục tự đại minh để nâng đỡ vào những giờ phút nguy hiểm.
Phật hiệu ngoài tha lực, còn phải có nội lực của người hành trì, nội lực là để đón nhận tha lực. Tha lực là con thuyền, nội lực là mái chèo, sinh tử là biển, nghiệp là gió.
Thuyền đã được cho, nhưng chèo không có, đành đi theo gió nghiệp chứ trách ai ?

Niệm Phật như vậy, nội tâm được thanh lọc mạnh mẽ, cấu uế được gạt bỏ. Hành giả thực sự chuyển hóa thành một chúng sanh tốt, sống một đời sống ý nghĩa, có ích cho cộng đồng. Tất cả công hạnh này làm nền tảng, làm cột trụ, nâng đỡ cùng câu Phật hiệu thâu nhiếp mọi công phu đến bước ngoạt cuối cùng: tứ đại tan rã.

Thành tựu đến mức này, hành giả có thể chân chánh tuyên bố mình đã nhập lưu, chắc chắn không còn trôi lăn trong ác đạo. Đây không phải là sơ quả, thánh vị đầu tiên chứng đắc ngay trong đời sống hay sao? Nếu không được như vậy là vì thiếu sót cả 3: tín-nguyện –hạnh. Thiếu 3 tiêu chuẩn này, có vãng sanh được không ?

Nếu không có chánh kiến về điều này, niệm Phật mà vô trí chẳng khác nào tiếng lải nhải bất tận của trí não, nó chỉ là âm thanh ồn ào diễn ra trong đầu, không âm này thì tiếng khác, thi nhau gào thét.

Nói tóm lại, niệm Phật không phải chỉ niệm Phật, mà phải chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng những công phu hạnh nguyện của mình, ngập tràn hỉ lạc, tín tâm bất động. Đủ tư cách và nội lực thốt lên danh hiệu của Ngài, đại diện và thâu nhiếp mọi công hạnh của mình, hồi hướng cho muôn loài hữu tình, dâng lên mười phương Như Lai.

Một vài cảm nghĩ của tqh009 xin được chia sẻ, trong lần gởi thứ 2 trong box tịnh độ !
Viết vì sự quan trọng của pháp môn niệm Phật, năng lực thúc đẩy thành thành tựu và khả năng hướng thượng của Pháp môn này, vì những ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến thế giới.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Người tu Tịnh Độ lấy Tín - Nguyện làm trước, từ đó mà tu hành. Tín thế nào thì chư Tổ đã dạy rõ.

Nói có Tín - Nguyện mà chẳng tu hành thì đó chẳng phải Chánh Tín, đến lúc khẩn thiết bị nghiệp lực dẫn dắt, quên hẳn Cực Lạc.

Không Tín - Nguyện thì chẳng thể vãng sanh, dù tu trì thế nào đi nữa.

Trong mỗi mỗi hành động đều ưng theo Tín - Nguyện mà tu trì, tu trì môn gì cũng được, tùy theo hoàn cảnh của bản thân, sao cho thuận tiện và chắc chắn nhất.

Luôn luôn lấy Tín - Nguyện làm trước, dù tu được bao nhiêu công đức cũng đều hồi hướng vãng sanh Cực Lạc, dù có khó khăn bao nhiêu cũng không bỏ Tín - Nguyện. Sống hay chết, thức hay ngủ đều chẳng rời Tín - Nguyện.

Tất cả hành động đều nơi Tín - Nguyện mà hành, quyết chẳng có hai lòng.

Người có Tín - Nguyện kiên cố và chân thật tu trì như thế, từ tâm Tín - Nguyện vững bền mà hành ra, dù bị câm điếc, chẳng niệm ra tiếng câu Phật hiệu, dù trước đây có tạo bao nhiêu nghiệp đi nữa thì cũng đều được vãng sanh.

Tóm lại, Tín - Nguyện dẫn đầu mỗi hành động, mỗi sự tu trì thì đó mới là chánh Tín, giữ nguyên như vậy thì chắc chắn vãng sanh.

*48 đại nguyện của Đức A DI ĐÀ khi còn là Bồ Tát, nay hiệu lực hiện tiền:
http://www.quangduc.com/coban/25phpt02-11.html

*Tìm đọc thêm các lời dạy của Tổ Ấn Quang Đại Sư, Tổ Ngẫu Ích,...
Và các Kinh Văn: Kinh A DI ĐÀ, Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Niệm Phật BA LA MẬT.


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

1.Tín Hạnh Nguyện
2. Tịnh nghiệp tam phước

kinhle


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thành tựu đến mức này, hành giả có thể chân chánh tuyên bố mình đã nhập lưu, chắc chắn không còn trôi lăn trong ác đạo. Đây không phải là sơ quả, thánh vị đầu tiên chứng đắc ngay trong đời sống hay sao? Nếu không được như vậy là vì thiếu sót cả 3: tín-nguyện –hạnh. Thiếu 3 tiêu chuẩn này, có vãng sanh được không ?
Sơ quả: Tu Đà Hoàn...
"Thành tựu đến mức này" (đầy đủ cả tín-hạnh-nguyện) ----------> Sơ Quả Nhị Thừa??? ..Gì kì dạ ???

1. Vãng sanh không có liên quan đến chứng quả hay không chứng quả. (Tham khảo kinh Quán Vô Lượng Thọ)
2. Người tu Đại Thừa Phật pháp thành tựu quả vị thì làm sao chứng quả Nhị Thừa ??? (Tham khảo địa vị tu chứng Kinh Lăng Nghiêm)
3. Người tu hành chân chánh khi chứng đắc không bao giờ tuyên bố mình đã chứng đắc khi còn trụ đời giáo giáo. (Tham khảo kinh Kim Cang)

Nếu không có chánh kiến về điều này, niệm Phật mà vô trí chẳng khác nào tiếng lải nhải bất tận của trí não, nó chỉ là âm thanh ồn ào diễn ra trong đầu, không âm này thì tiếng khác, thi nhau gào thét.
Thử đi mới biết nó ồn ào hay thanh tịnh, chưa một lần "chứng" qua đã chê rùi ....
Hihi

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Dct ! Cám ơn vì đã tạo duyên để tqh009 trở lại box tịnh độ.
1- Vãng sanh không có liên quan gì đến chứng quả hay không chứng quả.
-Điều thật sự quan trọng nằm ở nguyện lực vãng sanh mạnh mẽ, với đích đến là quốc độ sở nguyện. Con đường nào, cũng có những cột mốc, dấu hiệu, dù là đường vãng sanh.
-Cũng như một lữ khách dũng mãnh độc hành về nơi mình thiết tha mong muốn, vì con đường đã quá rõ biết và đã được kiểm chứng một cách chắc chắn.
Nên không cần quan tâm đến những cột mốc, biển báo chỉ giới nữa, do có thể việc biết về nó là không còn cần thiết, dù nó thực sự tồn tại trên đường đi.
Nhưng điều chắc chắn là họ buộc phải đi qua những biển báo, dù muốn hay không.
-Hoặc như một lực sĩ với mục tiêu nâng được 200 kg. Đương nhiên anh ta sẽ vượt qua mức 150kg, dù anh ta có quan tâm hay không.
-Như vậy, thành tựu lòng tin bất động vào tam bảo là một cột mốc trên đường vãng sanh.
Không có ý định đi đến đây thì đừng có mơ về cực lạc quốc làm gì.

2- Người tu Đại Thừa Phật Pháp thành tựu quả vị thì làm sao chứng quả Nhị Thừa?
Chỉ có Phật thừa, không tiểu thừa, không đại thừa, điều này khỏi cần nói nhiều. Đại thừa hay Tiểu thừa là một kiểu phân biệt vô bổ gây chia rẽ, đã bị Phật giáo thế giới khai tử từ lâu.
Đừng có nói rằng với trí tuệ của một A la hán, Bồ Đề Tâm không sinh khởi. Với tuệ đoạn diệt lậu hoặc được thành tựu, lòng từ bi sẽ nảy nở một cách hoàn hảo nhất. Bởi sự chứng đắc cho bản thân chỉ với một mục đích: trở lại phụng sự chúng sanh một cách chắc chắn, hiệu quả hơn. Để là ruộng phước điền vô lượng cho chư thiên và loài người. Một kẻ không đủ đạo lực, lại không có tri thức-chánh kiến, chắc chắn không thể giúp đỡ gì nhiều cho chúng sanh.

3- Đừng có cổ vũ cho việc niệm Phật mà không kèm theo những pháp phò trợ, nâng đỡ. Chánh kiến chỉ có được qua nỗ lực học Pháp, ít nhất cũng phải biết Phật là gì, Pháp là gì, Tăng là gì. Tam bảo có những đặc tính quý báu gì mà chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng. Ít nhất cũng phải biết được vì sao Phật là tối thượng tôn quý với muôn loài. Tất cả không quá 3 trang giấy, chỉ có tâm thần mới không học nổi. Kẻ lười biếng lúc nào cũng khăng khăng một câu Phật hiệu là đủ. Với sự giới hạn của tri thức như vậy, khó có thể khuyên ai được, còn nói gì đến lúc gặp những trở duyên hay ngoại đạo có học thức, là kẻ thật sự chẳng biết gì về Bồ Đề Tâm.

Có một sự chứng đắc có thể được tuyên bố. Vì sự tuyên bố này làm thanh tịnh cho tam bảo, làm kiên cố thêm cho lòng tịnh tín nơi những người đã có lòng tin thanh tịnh. Làm tăng thêm sự tôn quý của tam bảo, không hại ai, không ảnh hưởng đến ai, thật sự là một nhân tốt cho đời sống.

Trường bộ kinh-Tập 1 (16-Đại Bát Niết Bàn)

……Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ
quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác.
Này Ananda, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật: “Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: “Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu”. Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng
Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời, cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau, hướng dẫn đến thiền định”.

Này Ananda, chính Pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: “Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt chánh giác”.


Mong rằng muôn loài đều thành tựu lòng tịnh tín bất động với tam bảo.
Mong rằng muôn loài được chứng đạt Pháp nghĩa như vậy.
Cũng như việc tin tưởng chắc chắn mình sẽ vãng sanh, mong rằng tất cả đặt trọn thể xác và tâm hồn mình trong những nơi trú ẩn, những cột trụ tối thượng ở đời. Tin chắc vào khả năng chứng quả dự lưu, âm thầm tuyên bố cho đến dũng mãnh tuyên bố như vậy.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kẻ lười biếng lúc nào cũng khăng khăng một câu Phật hiệu là đủ.
Đọc Kinh Niệm Phật Ba La Mật thì sẽ rõ.
Nói mà không làm thì mới là kẻ làm biếng.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Kẻ lười tu học mà siêng niệm Phật ? Lông rùa sừng thỏ.
Dùng kinh để biện minh cho lười. Cười ra nước mắt.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tqh009 đã viết:Kẻ lười tu học mà siêng niệm Phật ? Lông rùa sừng thỏ.
Nói thể cũng chỉ đúng tùy trường hợp thôi, chứ không phải trường hợp nào cũng thế. Hơn nữa đã chán tu học thì làm gì siêng niệm Phật cho được!

1. Hạng người không biết chữ nên không thể tu học, và cũng không chịu niệm Phật cầu sanh:

Dĩ nhiên là người không tu thì lấy gì giải thoát, khỏi phải nói.


2. Hạng người không biết chữ nhưng Tín Nguyện Niệm Phật:

Người dốt chữ nghĩa không thể tìm học Kinh sách, nghe giảng cao siêu không hiểu nỏi, cho nên nếu khuyên đơn giảng như là "Phật Thích Ca có dạy rằng cách cõi nầy sang phương Tây mười muôn ức cõi Phật có thế giới tên là Cực Lạc vì không có điều sấu ác ở cõi nước đó, chỉ toàn là việc lành vui, có Phật Mi Di Đà hiện đang nói pháp. Phật kia có đại nguyện tiếp dẫn những chúng sanh nào muốn sang nước của ngài nếu chịu tin tưởng, niệm danh hiệu ngài và phát nguyện sanh về cõi nước của ngài. Ông đã biết cõi nầy đầy đau khổ, cõi kia đầy an vui, muốn thoát khổ được vui thì ông phải tin lời Phật dạy, niệm Phật, nguyện sanh Cực Lạc." Người ấy nghe rồi liền tin, hằng ngày chuyên tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Hạng người nầy dầu không biết chữ, nhưng có nhân lành với Phật Pháp, đặc biệt với Phật A Mi Đà từ kiếp quá khứ, nên nay nghe nói, liền có thể tin nhận chịu niệm Phật nguyện sanh về Cực Lạc. Hạng người nầy chắc sẽ được như nguyện.


3. Hạng người biết chữ có thể đọc Kinh Phật mà không Tín Nguyện Niệm Phật:

Hạng người nầy dầu đọc Kinh Phật thì cũng chỉ tạo nhân lành với Phật Pháp, nhưng không chọn pháp môn tu, thì rốt cuộc không giải thoát sanh tử được. Huống chi không Tín Nguyện Niệm Phật thì làm sao được vãng sanh.


4. Hạng người biết chữ có thể đọc Kinh Phật, nhưng không có chí học đọc vì thấy chán không có vui, theo cảnh niệm Phật cho có, thấy đại chúng niệm thì cùng niệm cho vui, sao khi xong rồi quên đi:

Đây là người không có lòng Tin chân thật, không có chí nguyện thiết tha, làm biến niệm Phật. Thế thì làm sao vãng sanh?

Hạng người nầy rất nhiều, tôi đã thấy biết qua. Họ chỉ tu chơi cầu phước vậy thôi, không tin mình có thể vãng sanh, dầu cũng đi chùa nhiều năm, cũng tu phước giúp chùa, cũng tụng kinh niệm Phật, cũng nghe pháp mà không hiểu nhiều, nghe rồi bỏ qua, thích ham vui náo nhiệt, tham sân si vẫn còn như xưa (tức như lúc mới vào đạo Phật).


5. Hạng người vừa có học Phật Pháp tin hiểu, vừa chịu Tín nguyện Niệm Phật:

Thì chắc chắn hạng người nầy sẽ được vãng sanh thôi.

Đó là sơ lược đại khái nhiều hàng người đấy vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tqh009 đã viết:Kẻ lười tu học mà siêng niệm Phật ? Lông rùa sừng thỏ.
Dùng kinh để biện minh cho lười. Cười ra nước mắt.
DH nói không hết ý thì rất dễ sinh hiểu lầm.

Kẻ lười tu học thì nói làm gì.

Kẻ lười biếng lúc nào cũng khăng khăng một câu Phật hiệu là đủ.
Nói vậy mà không nói rõ thì rất dễ bị hiểu lầm là câu Phật Hiệu năng lực bị hạn chế. Những người chuyên trì niệm một câu Phật hiệu suốt đời thì có thể lại sanh nghi:chỉ câu Phật hiệu thì chưa đủ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách