Thâm Nhập 1 Môn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat4.htm
Pháp Sư Tịnh Không
Thiện căn theo pháp thế gian gồm có ba điều: vô tham, vô sân, vô si, đó gọi là ba thiện căn. Hết thảy thiện pháp thế gian xuất sanh từ đấy, bởi thế gọi là “ba thiện căn”. Đại pháp xuất thế gian, ta thường gọi là thiện căn của Bồ Tát. Thiện căn của Bồ Tát chỉ gồm một điều: Tinh Tấn. Các vị nhất định phải nhớ kỹ chữ “tinh tấn”: Tinh là thuần nhất không tạp. Chúng ta học Phật, tu Tịnh Độ, đối với năm kinh một luận, đọc tụng, thọ trì, vì người khác diễn nói là tinh tấn.

Nếu chúng ta xen tạp những thứ thuộc tông phái khác vào để siêng tu, đó gọi là loạn tấn, tạp tấn, chứ chẳng phải là tinh tấn. Bởi lẽ, tinh tấn là thiện căn của Bồ Tát, nên nhất định có thành tựu. Điều này cho thấy thâm nhập một môn rất trọng yếu, thâm nhập một môn gọi là tinh tấn. Căn tánh con người chúng ta hiện thời, phần lớn chẳng bằng cổ nhân, đấy là sự thực. Tâm người hiện thời chẳng thanh tịnh như cổ nhân. Có thể nói: Đại đa số tâm cổ nhân là định. Người hiện tại tâm phập phều, chao động; cổ nhân có tâm nhẫn nại, người hiện tại không có tâm nhẫn nại. Nói là cầu cái mới, cầu thay đổi, cầu nhanh chóng, đều là biểu hiện tâm không nhẫn nại.

Bởi thế, người thật sự muốn học, thật sự dụng công đều phải cầu lấy cách tu học đơn thuần, giản tiện, dễ dàng. Bởi thế, chẳng mong mỏi những chuyện phức tạp, khó khăn đều là do muốn tránh những thứ đó. Do vậy, tuy nói là Tịnh tông chỉ có năm kinh một luận, nhưng nếu chúng ta không có năng lực, thời gian, hiện tại cuộc sống gian nan, công việc bận rộn, áp lực rất nặng, kiếm không ra thời gian để đọc hết những kinh luận ấy thì thọ trì một bộ là được rồi.

Năm kinh một luận là sáu loại, quý vị chọn lấy một loại, suốt một đời chẳng thay đổi, quyết định sẽ thành tựu. Trong sáu thứ ấy, đơn giản nhất là Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương, hai trăm bốn mươi bốn chữ thôi, có thể bảo đảm quý vị vãng sanh. Kinh ấy là ngắn nhất. Nếu quý vị hỏi kinh ngắn như thế có đáng trông cậy hay không? Vậy là quý vị lại khởi nghi hoặc, lại khởi tranh luận, tự mình mắc hại đó thôi. Quý vị không thấy là khi chúng tôi ấn tống cuốn Niệm Phật Luận của lão pháp sư Đàm Hư, chúng tôi đã sao lại những lời khai thị của lão nhân gia từ băng thâu âm trong kỳ đả Phật thất tại Hương Cảng, in kèm vào sau cuốn Niệm Phật Luận, quý vị hãy xem kỹ:

Ngài kể một người đồ đệ của Đế Nhàn lão pháp sư là thợ đóng đai thùng, chỉ dùng một câu A Di Đà Phật bèn có thể thành công. Chỉ sáu chữ còn thành công, huống hồ là hai trăm bốn mươi bốn chữ ư? Quý vị còn muốn nghi ngờ nữa hay chăng? Đồ đệ ngài Đế Nhàn niệm một câu A Di Đà Phật suốt ba năm, lão hòa thượng dạy ông ta phương pháp cực diệu: Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ xong lại niệm tiếp. Quý vị thấy đó, thật là tự tại, chẳng có ước thúc gì. Ông ta thật là chất phác, thành công do chất phác vậy. Ông nghe dạy, y giáo phụng hành, niệm trọn ba năm ông ta thành công, biết trước lúc mất, chẳng sanh bệnh, đứng sững vãng sanh. Chết rồi còn đứng đợi thêm ba ngày nữa, đợi sư phụ lo liệu hậu sự cho. Hy hữu quá! Đứng vãng sanh chúng ta cũng từng nghe qua, nhưng đứng suốt ba ngày thì chưa từng nghe vậy. Ông ta có tài cán đứng được ba ngày, sáu chữ bèn thành công.


Bởi thế, có rất nhiều người đến hỏi tôi: “Thưa sư phụ! Có rất nhiều người nói một bộ kinh quá ít chẳng thể thành công được!” Trong kinh này, đức Phật giảng rõ: Tâm quý vị sanh ngờ vực, khởi các tranh cãi, đấy mới là nguyên nhân thật sự khiến quý vị chẳng thể thành công. Nếu quý vị có lòng tin chân thành, chẳng mảy may nghi ngờ gì, sẽ quyết định thành công. Nếu quý vị nghi sẽ chẳng thành công, nhất định chẳng thành công. Bởi thế, khẩn yếu là “chẳng có tạp nhiễm”, nhất định phải gìn giữ tâm thanh tịnh.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Nếu đoc. nhiều kinh Phât. đễ hiễu mà áp dung. mà bi. chướng ngai. thì tôi xin làm người đầu tiên xung phong bi. chướng ngai. giùm ĐH NLT. :D

Nam Mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam Mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule đã viết:Nếu đoc. nhiều kinh Phât. đễ hiễu mà áp dung. mà bi. chướng ngai. thì tôi xin làm người đầu tiên xung phong bi. chướng ngai. giùm ĐH NLT.

:"> :"> :"> Thì bây giờ ĐH cứ làm gì thì làm đi chẳng nói nữa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Dĩ nhiên tu pháp môn nào trong Phật Pháp cũng cần "Tinh Tấn" mới thành tựu được.

Tùy mỗi căn cơ của chúng sanh, chứ không phải ai cũng học một quyển kinh là hiểu được Phật Pháp. Tôi xin thưa, tôi không thể tìm hiểu học đọc một quyển Kinh là hiểu được Phật Pháp.

Nhưng mà từ khi tôi học nhiều Kinh tôi mới hiểu "À thì ra là vậy, thì ra Kinh nầy nói câu nầy là nghĩa như vậy, thì ra kinh kia là nghĩa như vậy". Các kinh bồi đắp xuyên suốt cho nhau. Và thấy được yếu chỉ của Phật Pháp, tức là một việc duy nhứt như Kinh Pháp Hoa dạy "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật".

Thời xưa, các vị Thiền Sư cũng khi tham học khắp nơi, mới hiểu đạo tu đạo và ngộ đạo.
Thời xưa, các vị Tổ Tịnh Độ cũng đi tham học khắp nơi, ngài Ấn Quang 30 năm đọc cả Đại Tạng ở Tàng Kinh Các ở núi Phổ Đà.

Ngài Thiện Tài trong Kinh Hoa Nghiêm cũng phải đi tham học với nhiều vị Thiện Tri Thức.

Các Tổ đi trước còn học nhiều như vậy, huống chi là tôi hay sao!

Tôi nghĩ Pháp Sư Tịnh Không nói là giảng cho hai loại người (thường đối tượng của ngài Tịnh Không là Bá Tánh Bình Dân):

1. Người đã từng học nhiều Kinh như ngài rồi, cho nên bây giờ buông xuống hết, hiểu đạo rồi, một quyển Kinh tu trọn đời.

2. Người sơ cơ, đặc biệt là những người lớn tuổi, không thì giờ nhiều để nghiên cứu nhiều Kinh, và họ có lòng Tin nơi Tịnh Độ rồi cho nên bảo họ phải thọ trì một trong các Kinh dạy về Tịnh Độ như Vô Lượng Thọ.


Chứ còn đối với người mới tìm hiểu Phật Pháp đặc biệt còn tương đối trẻ tuổi mà bảo họ chỉ học một quyển Kinh thôi thì khó lắm! Tuổi đó là tuổi học hỏi tìm hiểu mà. Người ta phải tìm hiểu để chọn pháp môn nào thích hợp, đường lối nào phù hợp với họ. Không cho người ta học tìm hiểu rộng để chọ lựa pháp mà họ thích hợp thì đâu có được.

Nói thiệt lúc tôi chưa biết gì về Phật Pháp thấy khó quá, không biết đường lối tu hành như thế nào cho nên tu tập mệt mỏi vô cùng. Đôi khi thấy nản.

Bây giờ có học hiểu mấy năm nay biết đường lối tu hành, tôi thấy nó khỏe gì đâu!

Tôi bây giờ thường chuyên tụng Bát Nhã Tâm Kinh thôi (ngắn ngọn mà gồm nhiếp tất cả).

Lâu lâu tụng Kinh A Di Đà, Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn.

Ngoài thời khóa sáng tối tụng Kinh Niệm Phật, còn đọc Kinh sách khác cũng như đọc lại Kinh mà mình từng tụng vào thời khóa, sách chú giải, và lên diễn đàn viết bài, Tham Thiền (vào buổi tối trước khi ngủ). Chủ yếu là chánh niệm mọi lúc mọi nơi trong ngày, thân miệng ý canh gác sửa đổi, nhìn thấy việc đời luôn nhớ đến Phật Pháp quay trở về chánh niệm tỉnh giác.

Thí dụ như nghe mẹ tôi kể ai ra sao: đứa nầy mới sanh, ông kia mới bị bịnh vô nhà thương, bà nọ mới chết v.v... thì liền nhớ nghĩ Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên Sanh, Vô Tánh. Thành ra có nghe nói ai mới sanh tôi cũng nói "vậy à", nghe nói ai mới chết tôi cũng nói "vậy à".

Và dùng những câu chuyện đó để khuyên mẹ tôi "Thế gian vô thường, cuộc đời thắm thoát trôi qua, mẹ phải gắng niệm Phật cầu sanh Cực Lạc."

Nghe mẹ tôi nói có ai đám cưới tôi cũng nói "Vậy à. Thôi khổ lắm chứ có gì vui. Thương rồi ghét, ghét rồi thương, tan hợp mỗi mỗi đều có nhân (duyên) quả cả, hạnh phúc mong manh, ở Mỹ người ta mới yêu nhau đó, ngày mai lại thấy chia tay ly dị rồi, mốt lại lấy người khác. Có gì là hạnh phúc đâu, cuộc đời vô thường có gì là vui, phải gắng tu để giải thoát và giác ngộ."

Nghe mẹ tôi nói có ai đám ma tôi cũng nói "Vậy à. Sanh ra rồi phải có chết mất, đó là lẽ đương nhiên thôi, người đi trước kẻ đi sau đâu có ai tránh khỏi được, buồn làm gì hãy gắng tu giải thoát"

Nghe mẹ tôi nói ai học giỏi Tiến Sĩ Bác Sĩ, rồi bây giờ ra trường thiếu nợ nhà nước quá chừng tôi cũng nói "Vậy à. càng cao danh vọng càng dày gian nan. Cuộc đời ngắn nguổi trôi qua, tranh danh đoạt lợi rồi sẽ được gì, học cả đời, làm cả đời cũng chỉ để nuôi thân, rồi cũng sẽ đến lúc già chết. Phải gắng dành thời gian quý báo làm người tu tập Phật Pháp để giải thoát và giác ngộ."

Quả nhiên cách mấy ngày nghe tin vị Bác Sĩ Trẻ mới ra trường bị chết vì bệnh tim, đang ở trong phòng, bà mẹ đi tắm, định sẽ chở mẹ đi mua đồ gì đó. Bà mẹ tắm xong gỏ cửa phòng, không nghe tiếng, mở vô là thấy đứa con ngồi trên ghế bất động, đưa đi cứu cấp nhưng đã chết rồi.

Ôi đời người có là gì đâu quý vị à, phải tắng tu để giác ngộ và giải thoát!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Bác Thánh Tri nói phãi tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule đã viết:Bác Thánh Tri nói phãi
Gì TT mấy tuổi vậy mà xưng Bác vậy Hieule mà những người trong diễn đàn này mấy tuổi nguynlinhtam không biết gì cả, nên không biết xưng hô như thế nào?

1 là tất cả, tất cả là 1.
1 Kinh là tất cả Kinh, tất cả Kinh nhập vào 1 bộ Kinh.

Vậy thì nguynlinhtam nghĩ chọn 1 bộ Kinh đủ rồi đào giếng sâu thì nước trong đại hải thảy đều có được. 1 bộ Kinh chuyên nghiên cứu sâu vào thì trí huệ sẽ mở mang thì đột nhiên thông 1 Kinh sẽ thông tất cả Kinh. Chứ bây giờ đọc nhiều quá kẹt 1 chỗ là: NHỚ KHÔNG NỖI.

TT đọc Kinh kĩ lại sẽ rõ, các hàng Pháp Thân Đại Sĩ thị hiện trong Kinh Hoa Nghiêm mà Thiện Tài Đồng Tử tham học thảy đều 1 môn thâm nhập mà thôi. Khi Thiện Tài hỏi môn khác thì các ngài chỉ cho qua vị khác mà tham học. Còn riêng Thiện Tài thì bản thân ngài ở bên Văn Thù Bồ Tát đã thành tựu Tam Học Giới Định Huệ nên mới rời xa thầy đi tham học để thành tựu Hậu Đắc Trí đó thôi.
Huệ trong giới định huệ là căn là bản thể của Trí Huệ.

Ấn Quang Đại Sư trong đạo tràng của ngài chỉ đặt 1 quyển Kinh Di Đà. Ngài là Đại Thế Chí Bồ Tát mà.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông hieule muốn gọi tôi là gì cũng được, giả danh trên diễn đàn thôi không cần phải chấp nhứt. :) Cũng như tôi dùng chữ "Ông và Cô" để nói người nam và người nữ trên diễn đàn không cần biết họ mấy tuổi vì quả tình là không biết. Hoặc như xưng là nguynlinhtam và TT cũng được.

Thì tùy căn cơ của mỗi người thôi, ai một môn thâm nhập hiểu được Phật Pháp thì làm, còn như có người không làm được thì đâu thể ép buộc họ, do vậy phải dạy họ học nhiều Kinh.

Tổ Thiện Đạo khuyên "chuyên tu" tức là một câu A Di Đà Phật thôi.
Tổ Vĩnh Minh thì "vạn hạnh đồng tu" tức là làm nhiều hạnh (tụng kinh Pháp Hoa, Niệm Phật, Tham Thiền, Phóng Sanh v.v...) nhưng hồi hướng vãng sanh Cực Lạc.

Vì sao có sai khác? Bởi vì có nhiều căn cơ sai khác vậy.

Do vậy hãy tùy vào mỗi người.

(:) nguynlinhtam ngoài Kinh Vô Lượng Thọ cũng hiểu Kinh Hoa Nghiêm).

Vì sao tổ Ấn Quang chọn một quyển Kinh A Di Đà? Bởi vì ngài đã từng nghiên cứu cả Đại Tạng và hiểu rõ biện pháp giải thoát luân hồi sanh tử là Kinh A Di Đà thù thắng nhứt. Chứ trước khi chưa tìm đọc Kinh Sách ngài làm sao biết được.

Ngài Ngẫu Ích Đại Sư trong Kinh A Di Đà Yếu Giải có nói rằng trước ngài Tu Thiền xem thường Tịnh Độ, sau bị bệnh mới phát tâm nghiên cứu Tịnh Độ, đọc các sách Kinh A Di Đà Sớ Sao của Tổ Liên Trì, và các Kinh sách khác nói về Tịnh Độ. Rồi ngài mới chịu chuyên vào một pháp môn tu hành.

Chúng ta cũng thế, chúng mình lúc mới vào đạo cũng ngơ ngát không biết tu thế nào, cho nên phải tìm đọc Kinh sách nghe giảng để biết cách tu. Khi đã biết rồi thì mới chọn một pháp tu thích hợp.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thì nguynlinhtam cũng đang xem Kinh Kim Cang, cũng xem Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo, Kinh Địa Tạng đấy thôi.

Ví dụ như trong Kinh Vô Lượng Thọ có dạy tu thập thiện nghiệp thì nguynlinhtam lại phải xem qua Kinh Thập Thiện, Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo dạy: Siêng Hành Hạnh Bát Nhã Ba La Mật. Thế thì lại phải xem qua Kinh Kim Cang.


Nhưng mà nguynlinhtam muốn khuyên mọi người hãy chọn 1 bộ Kinh mà học tập và 1 vị thầy thiện tri thức. Vì sao vậy? Vì trong lúc giảng 1 bộ Kinh đó đã có thầy giảng dạy ý nghĩa tường tận cho mình rồi. Cũng như TT đã nghe Kinh VLT của PS Tịnh Không rồi đó lúc ngài giảng thì ngài cũng có nhắc qua Kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm... Pháp Sư đã giảng Kinh Vô Lượng Thọ 10 lần rồi. Lần thứ 10 có 379 giờ nếu đem những đĩa giờ này chép ra giấy thì thành 1 bộ sách rất dày. Hiện tại ngài lại giảng phần chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ hiện tại đã giảng cũng gần 500 giờ rồi mà chưa giảng hết nữa. Thế thì nguynlinhtam nghe những bài trên của ngài mỗi bài nghe nhiều lần để ghi nhớ lời dạy thì nguynlinhtam nghĩ cũng có thể đủ làm tư lương rồi. Còn Kinh Hoa Nghiêm cao quá ngài chưa giảng xong quyển thứ nhất mà đã giảng hết trên 4000 giờ rồi thì nguynlinhtam thọ trì không nỗi vì không nhớ. Chẳng qua là chọn 1 bộ Kinh thâm nhập mà thôi.



Mọi người có căn cơ , nhân duyên khác biệt thế thì có thể chọn 1 vị thầy nào đó. Hết lòng học tập nghe theo thầy chỉ dạy là được rồi. Đôi khi mà nói chỉ cần 1 câu nói nếu hiểu nghĩa và hết lòng mà thực hành thì cũng có thể tu hành giải thoát.

Chớ đời người sống đến 70 quá ít học nhiều quá, Kinh nào cũng đọc cũng xem e rằng không đủ sức.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH NLT :D

Tỗ Ấn Quang Đai. Sư là hiên. thân cũa Đai. Thế Chí Bồ Tát nên đoc. môt. kinh thông hiễu nhiều kinh khác.

ĐH NLT nghĩ sao mà cho mình có căn cơ bằng với Đai. Thế Chí Bồ Tát thì không cần phãi đoc. các kinh khác à :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Nhánh đầu tiên trên con đường thánh đạo là chánh kiến.
Đó chính là cái nhìn đúng đắn, quan kiến đúng đắn, kiến thức đúng đắn.
Nếu không có kiến thức chân chính thì lấy cái gì mà tư duy chân chính ?

Pháp học là rất quan trọng vì nó nâng đỡ, hướng lối cho pháp hành. Pháp hành là để chứng minh cho pháp học, dẫn dắt đến đạo quả. Học bao nhiêu thì hành bấy nhiêu.
Chỉ nên nói về những tri thức tự thân đã thực hành & chứng nghiệm.

Học rộng biết nhiều không phải để đem ra nói khoác, bàn luận diễn giải lung tung, tự chuốc lấy khẩu nghiệp.
Thèm khát kiến thức quá mức coi chừng bị loạn trí.


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Phật thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên Kinh
(Vạn Tự Tục Tạng Kinh, quyển 1, kinh số 8)
Hán dịch: Đời Tào Ngụy, Thiên Trúc Tam Tạng Khang Tăng Khải
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

Tôi nghe như thế này: Một thời đức Phật ở thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật, cùng với các đại tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, các lậu đã hết, thần thông minh đạt. Tên của các thánh giả là: Tôn giả A Nan, tôn giả Mục Kiền Liên, tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả Đại Ngưu Vương, tôn giả Ma Ha Ca Diếp, tôn giả Ma Ha Già Da Ca Diếp, tôn giả Đại Châu Na, tôn giả Danh Văn Ca Diếp, tôn giả Đại Tịnh Tâm Chí v.v… đều là các vị như vậy làm thượng thủ. Lại có Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Tín Tịnh Huệ Bồ Tát, Thiện Giải Thoát Bồ Tát v.v… các đại chánh sĩ, trọn đủ vô lượng nguyện hạnh, an trụ trong pháp công đức chẳng thể nghĩ bàn, trí huệ thánh minh. Các vị Bồ Tát như thế ấy chẳng thể tính kể, tức thời đến dự pháp hội.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo A Nan rằng:
- Trong đời quá khứ, vô lượng vô ương số kiếp lâu xa, có một đại tỳ-kheo, tên là Pháp Tạng, gặp gỡ vô số trăm ngàn Phật, trọn vẹn vô lượng đại nguyện, vượt xa các pháp mà hết thảy chư Phật đã hành. Ông Pháp Tạng tỳ-kheo ấy nay đã thành Chánh Giác, hiện ở cõi thanh tịnh An Lạc nơi phương Tây, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Quang Vô Lượng Thọ Như Lai .
Do bổn nguyện lực của đức Phật ấy, do sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn, trong khắp mười phương thế giới, Ngài dùng đại âm thanh tuyên bố danh hiệu công đức. Vì thế, hết thảy hữu tình trong mười phương thế giới nghe, tin danh hiệu công đức ấy, lập tức nhập địa vị Chánh Định, sanh về cõi Phật An Lạc thanh tịnh.
Vì thế, loài hữu tình nếu ở trong nhân gian, do túc báo nên hoặc là điếc, mù, câm, ngọng, ngu si, cuồng, ác, do nhân duyên danh hiệu, quang minh của đức Phật ấy đều được giải thoát, hoặc là trong tam đồ rất khổ, chịu khổ không gián đoạn, do nhân duyên danh hiệu, quang minh của đức Phật ấy đều được giải thoát. Nghe quang minh, danh hiệu của Ngài nếu tin nhận, hoặc xưng danh, ngay lập tức trừ diệt tội trong vô lượng vô số kiếp sanh tử.
Vì thế, này A Nan! [Ai] xưng danh hiệu đức Phật ấy một tiếng hoặc mười tiếng, cho đến trăm ngàn tiếng, thì trong mỗi một niệm, sẽ có vô số hóa thân của Phật Vô Lượng Thọ thường hộ trì người ấy. Lại có hai vị Bồ Tát: một vị tên là Quán Thế Âm, một vị tên là Đại Thế Chí. Hai vị Bồ Tát ấy tự làm thượng thủ, cùng các đại Bồ Tát chúng thường đến hộ trì. Người ấy sau khi mạng chung, sanh trong cõi nước An Lạc thanh tịnh của Phật Vô Lượng Thọ.
Vì thế, này A Nan! Dù có lửa mạnh đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới, cũng phải vượt qua để đến nghe, tin danh hiệu đức Phật ấy, người như vậy được gọi là hoa sen trắng sanh trong lửa. Đó gọi là một đại sự nhân duyên danh hiệu lợi ích chẳng thể nghĩ bàn. Do bổn nguyện lực của đức Phật ấy, mười phương chư Phật đều cùng khen ngợi công đức của danh hiệu đức Phật ấy, lại còn khen ngợi những loài hữu tình niệm Phật. Bởi thế, các ông đều nên tin nhận danh hiệu Phật ấy.

Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng:
- Sở dĩ Như Lai xuất hiện trong thế gian là để nói đại sự nhân duyên lợi ích công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn, quang minh, danh hiệu của đức Phật ấy. Vì thế, ta nói [pháp này] khó gặp, khó thấy, khó được, khó nghe. Nếu có chúng sanh được nghe pháp này đều nên tin thuận, tu hành đúng pháp.
Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng:
- Ông Pháp Tạng tỳ-kheo ấy vì độ hết thảy hữu tình trong mười phương thế giới, tuy khởi nguyện siêu thế, tu hành vô lượng đại hạnh, nhưng vốn đã thật sự thành Phật từ lâu, vốn có Pháp Thân thường trụ. Vô Lượng Thọ Phật do sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn nên giáo hóa, an lập vô số hữu tình trong khắp cả mười phương thế giới trụ nơi đạo vô thượng chân thật. Ngài hoặc làm sát-lợi, quốc vương, Chuyển Luân vương, hoặc làm trưởng giả, cư sĩ, dòng họ tôn quý, giàu sang, hoặc làm [vua trời] Lục Dục, Đại Phạm Vương v.v.. hoặc mang các thân địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Tu-la, thường dùng bốn oai nghi, hóa làm hết thảy [thân].

Này A Nan! Đức Vô Lượng Thọ Phật thật sự thành Phật từ lâu, Pháp Thân thường trụ đó, há phải ai khác, chính là thân Thế Tôn ta ngày nay vậy, nghĩ thương hết thảy hữu tình các ông, ở trong đêm dài vô minh, từ cõi An Dưỡng vô vi, thị hiện trong đời ác, thế giới ác này, nơi Ca Da, Vương Xá v.v… nói công đức nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn của danh hiệu đức Phật kia, nói là khó gặp, khó thấy, khó được, khó nghe. Vì thế, nếu có hữu tình nghe được kinh này, phải nên tin nhận, như pháp tu hành. [/color]
Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng:
- Dẫu cho hết thảy hữu tình, phiền não ác nghiệp, chướng sâu, báo nặng thì quang minh, danh hiệu, thần lực của đức Phật ấy chẳng bị chướng ngại. Vì thế, đức Phật ấy hiệu là Vô Ngại, Vô Đối, Thanh Tịnh, Trí Huệ, Hoan Hỷ v.v… Do trí huệ vô ngại nên sức oai thần cũng vô ngại. Do thần lực vô ngại nên đại từ bi cũng vô ngại. Vì thế, hết thảy hữu tình đời trược ác nếu là kẻ hữu ngại tiểu trí, bèn nghi Phật vô ngại trí, bất khả tư nghị trí, bất khả xưng lượng trí, Đại Thừa thắng trí, vô đẳng luân tối thắng trí, ngờ vực chẳng tin. Do vì ngờ vực, trong nhiều vô số kiếp, đọa trong ngục Tằng Bà La, hoặc vào ngục Tần Đà La, chịu khổ vô cùng, chẳng có lúc ra. Vì thế, nếu có hữu tình chánh tín Phật trí sẽ tức thời nhập địa vị Chánh Định, bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đấy gọi là đại sự nhân duyên lợi ích của danh hiệu có công đức chẳng thể nghĩ bàn.
Đức Phật nói kinh này, ngay khi đó khắp đại địa chấn động sáu cách, trời mưa diệu hoa, trên hư không tự nhiên có đại âm thanh vi diệu tán thán Phật hiệu thanh tịnh “Bất Khả Tư Nghị Quang Vô Lượng Thọ” và đại sự lợi ích nhân duyên mà đức Phật Thế Tôn vừa nói ngày hôm nay. Lúc đức Thế Tôn nói kinh này, vô lượng hữu tình phát vô thượng chánh chân đạo ý, chư thiên, nhân dân đắc quả A Na Hàm; chư đại Bồ Tát dùng Tứ Hoằng Thệ trang nghiêm công đức, trong đời tương lai ắt thành Chánh Giác. Đức Phật nói kinh này xong, chư đại Bồ Tát chúng, A Nan v.v.. các chúng đại đệ tử Thanh Văn, nghe lời Phật dạy, hoan hỷ lễ Phật lui ra.


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH TQH009 :D

Tôi nghĩ người thèm khát kiến thức nhiều đến mức loan. trí vì hoăc. ho. vẫn còn cái ngã tham "vô sắc giới" hoăc. hiễu sai vì không đươc. thiên. tri thức hướng dẫn hoăc. ít đi nghe pháp. Đoc. kinh Phât. nhiều nhưng luôn lấy tam pháp ấn "Vô Thường" "Khỗ" "Vô Ngã", tứ y làm đầu thì tôi đoán ít có cơ hôi. bi. loan. trí :D

ĐH TQH009 chắc còn trẽ nên nghĩ khác. Tôi tuy không già lắm nhưng cũng biết cái "Vô Thường" nó đến bất chơt. Đi ngũ tối nay chắc gì sáng mai thức dây. đươc. đễ mà đi làm. Chắc ĐH chưa thấy nhưng tôi đã thấy cách đây nhiều năm có vài người trong công ty cũ cũa tôi làm lúc tôi mới đi làm tuy còn rất trẽ nhưng "Vô Thường" đến lúc nào không hay hoăc. "cancer" hoăc. "heart attack" thôi thì "car accident"....ây. bỡi vây. mới nói "Vô Thường" bất chơt. đó mà :D

This universe is extremely dynamic and constantly changing. Bỡi vây. cái nào làm đươc. hôm nay thì đừng đơi. tới ngày mai.

Đễ tới lúc "Vô Thường" tới mà chưa đoc. hết các bô. kinh cơ bãn thì chĩ thấy hơi uỗng. Hơn nữa tôi nghĩ ĐH NLT chắc chưa bằng tuỗi tôi mà chon. phương pháp hoc. gấp rút cũa mấy người lớn tuỗi nên tôi nghĩ quã thât. hơi uỗng cho ĐH NLT. Tôi góp ý chơi vây. thôi chứ còn ai thích hơp. cách hoc. nào thì theo cái đó...... :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách