Thâm Nhập 1 Môn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Chính vì cái chết đến bất ngờ, nên càng cần dành trọn tâm lực thành tựu tuệ đoạn diệt, chứ không phải là tri thức vụn vặt.

Thèm khát ! Ở đây, khi đã thèm khát thì chúng ta chỉ có xu hướng tìm cầu thỏa mãn nó, nó mặc nhiên trở thành ưu tiên số 1. Những cái thật sự cần thiết khác bị lu mờ, như vậy thật đáng tiếc.

Dẫu sao, trên con đường trung đạo này, chúng ta không thể thiếu đôi chân của một hành giả với Pháp nhãn hướng lối. Không thể nhìn mà không đi, không thể đi mà không nhìn.


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Đại huynh Hieule có ý nói là trẻ thì nên tìm hiểu thật nhiều kinh điển phải không? Nếu già thì mới nên chỉ học một bộ kinh hay một câu niệm danh hiệu Phật?
Quan điểm này có thể là sai lầm đó. Vô thường đâu có phân biệt già hay trẻ. Trong Kinh "Phật thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên Kinh" ở trên tôi có bôi đậm mấy đoạn mà Thế Tôn có nói sau gần 49 năm hướng dẫn chúng sanh. Đó là "Sở dĩ Như Lai xuất hiện trong thế gian là để nói đại sự nhân duyên lợi ích công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn, quang minh, danh hiệu của đức Phật ấy". Danh hiệu đức phật mà Đức Thích Ca Mâu Ni muốn nói đến đó là Phật A Di Đà.

Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng:
- Ông Pháp Tạng tỳ-kheo ấy vì độ hết thảy hữu tình trong mười phương thế giới, tuy khởi nguyện siêu thế, tu hành vô lượng đại hạnh, nhưng vốn đã thật sự thành Phật từ lâu, vốn có Pháp Thân thường trụ. Vô Lượng Thọ Phật do sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn nên giáo hóa, an lập vô số hữu tình trong khắp cả mười phương thế giới trụ nơi đạo vô thượng chân thật. Ngài hoặc làm sát-lợi, quốc vương, Chuyển Luân vương, hoặc làm trưởng giả, cư sĩ, dòng họ tôn quý, giàu sang, hoặc làm [vua trời] Lục Dục, Đại Phạm Vương v.v.. hoặc mang các thân địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Tu-la, thường dùng bốn oai nghi, hóa làm hết thảy [thân].


Này A Nan! Đức Vô Lượng Thọ Phật thật sự thành Phật từ lâu, Pháp Thân thường trụ đó, há phải ai khác, chính là thân Thế Tôn ta ngày nay vậy....

Như vậy sao còn đắn đo nhiều đến vậy khi Thế Tôn đã nói rõ về nguyên nhân ngài xuất hiện ở Thế giới này là gì. Ngài nói về Phật A Di Đà mà Pháp Thân thường trụ của phật A Di Đà lại chính chẳng phải ai khác mà chính là Thế Tôn. Như vậy không phải là Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói rõ hết cho chúng sanh rồi sao? Không phải ngài đã thấy rõ con đường tốt nhất va có ích nhất với chúng sanh nên mới nói pháp đó hay sao? Đức Phật Thích Ca còn sợ chúng sanh không thấy được phật Di Đà mà đem lòng nghi ngờ nên đã hết lời khuyên chúng sinh nên tin lời ngài. Bởi phật A Di Đà không phải ai khác mà chính phật Thích Ca Mâu Ni là " Pháp thân thường trụ" của Phật A Di Đà.

Khuyên nhủ đã rõ vậy rồi sao vẫn còn không tin?
Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hieule đã viết: Đễ tới lúc "Vô Thường" tới mà chưa đoc. hết các bô. kinh cơ bãn thì chĩ thấy hơi uỗng. Hơn nữa tôi nghĩ ĐH NLT chắc chưa bằng tuỗi tôi mà chon. phương pháp hoc. gấp rút cũa mấy người lớn tuỗi nên tôi nghĩ quã thât. hơi uỗng cho ĐH NLT. Tôi góp ý chơi vây. thôi chứ còn ai thích hơp. cách hoc. nào thì theo cái đó...... :D
Đọc hết luôn cả tạng Kinh mà chẳng thật hành đến nơi đến chốn thì dù sống tới 1000.0000.000 tuổi cũng chỉ là luân hồi sanh tử còn nguyên.

DH, nghĩ rằng niệm Phật chỉ dành cho người già là chẳng đúng đấy nha. Vì giải thoát chẳng phân biệt trẻ hay già.

Lại nữa niệm Phật đâu chỉ phải là gấp rút, hiện tại an lạc và có thể giải thoát ngay cả đời này, khi thân mạng chung, vãng sanh Cực Lạc. Nếu giải thoát khỏi ràng buộc của sanh tử rồi thì chỉ cần Tín - Nguyện thì vãng sanh, chẳng có gì cản trở cả!

Với một quyển Kinh thôi cũng có thể đủ cho hành giả tu tập giải thoát.

Còn cho rằng đọc nhiều Kinh văn khiến tăng trưởng tà kiến là đều hết sức lỗ mãn. Tội lỗi!


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule đã viết:Đễ tới lúc "Vô Thường" tới mà chưa đoc. hết các bô. kinh cơ bãn thì chĩ thấy hơi uỗng. Hơn nữa tôi nghĩ ĐH NLT chắc chưa bằng tuỗi tôi mà chon. phương pháp hoc. gấp rút cũa mấy người lớn tuỗi nên tôi nghĩ quã thât. hơi uỗng cho ĐH NLT. Tôi góp ý chơi vây. thôi chứ còn ai thích hơp. cách hoc. nào thì theo cái đó......
Thời gian không còn nhiều đâu mà ./..,., xem khắp ./..,.,

Bên đường xe tang buồn đi qua
Chiều hôm mồ hoang sương trăng tà
Vô thường đời trần thương ôi mau!
Người đi rồi lần sang phiên ta.
Nghìn xưa xa vời trong mông lung
Tài hoa tan về nơi vô cùng!
Luân hồi không cầu đường siêu thăng
Dù cho hiền minh sao anh hùng?
Hoàng hôn mây hồng in non xa
Dung hoa thầm khô theo suy già
Di Đà chuyên tu phòng lâm chung
Tương tư mơ về trời Liên Hoa.

Cổ thi có câu:

Ngày trước đầu đường còn ruổi ngựa.
Hôm nay trong quách đã nằm yên!

Hoặc câu:
Chớ hẹn đến già rồi niệm Phật.
Đồng hoang mồ trẻ thấy đông người.


Khi xưa, có vị Tăng khuyên người bạn là Trương Tổ Lưu niệm Phật. Ông bạn bảo: "Tôi có ba việc làm chưa xong: Một là quan tài ông thân còn để ở nhà mồ chưa chôn, hai là đứa con trai chưa cưới vợ, ba là đứa con gái chưa gả chồng. Chờ ba việc đã xong, tôi sẽ vâng lời." Mấy tháng sau, ông bạn bị bạo bịnh chết. Vị tăng đến tụng kinh cầu siêu, và điếu một bài thi rằng:

Bạn tôi tên là Trương Tổ Lưu
Khuyên ông niệm Phật, hẹn ba điều.
Ba điều chưa vẹn, vô thường bắt
Đáng trách Diêm Vương chẳng nể nhau!
(Trích Niệm Phật Thập Yếu)


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tuniemphat đã viết: Này A Nan! Đức Vô Lượng Thọ Phật thật sự thành Phật từ lâu, Pháp Thân thường trụ đó, há phải ai khác, chính là thân Thế Tôn ta ngày nay vậy....

Như vậy sao còn đắn đo nhiều đến vậy khi Thế Tôn đã nói rõ về nguyên nhân ngài xuất hiện ở Thế giới này là gì. Ngài nói về Phật A Di Đà mà Pháp Thân thường trụ của phật A Di Đà lại chính chẳng phải ai khác mà chính là Thế Tôn. Như vậy không phải là Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói rõ hết cho chúng sanh rồi sao?

A Di Đà Phật đâu phải chỉ là Pháp Thân của đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni mà còn là Pháp Thân của thất cả pháp giới chúng sanh, kể cả chúng ta! Tất cả tương đồng một Pháp Thân, do vậy nói "Một là Tất Cả, Tất Cả là Một".

Cho nên mục đích chính của việc tu hành là trở về với Pháp Thân A Di Đà Phật của chính mình sẵn có, do vậy Pháp Hoa Kinh tuyên bố chư Phật Như Lai xuất thế vì một đại sự nhân duyên đó là "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật" cho chúng sanh.

Phương pháp trở về thì có nhiều cách mà Phật và chư Tổ đã chỉ hết rồi. Thí dụ Tịnh Độ thì Tín Nguyện Niệm Phật Vãng Sanh Cực Lạc. Thiền Tông thì Đốn Ngộ Tự Tâm Kiến Tánh Thành Phật. Thiền Nguyên Thủy thì dạy tu tập Tứ Niệm Xứ để quán xét Thân Thọ Tâm Pháp là vô thường, khổ, vô ngã mà buông xuống chấp trước để giải thoát khỏi nhà phiền não tam giới.

Tu đường lối nào cũng được cả. Do vậy Kinh nào cũng hay, Hạnh nào cũng đẹp.

Tất cả chúng ta đều là Hóa Thân của Pháp Thân mầu sáng, do vậy mà Kinh Hoa Nghiêm diễn ta tất cả chúng sanh đều ở trong lỗ chân long của đức Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na. Nói chung là đi đâu Ta Bà hay Cực Lạc cũng không ngoài đó cả.

Chúng ta phải hiểu như thế mới thông cảm cho nhau được.

Dĩ nhiên muốn thẳng tắc để giải thoát trong một đời không gì ngoài việc Tín Nguyện Hạnh cầu sanh Cực Lạc. Hằng ngày tu tập cho thân tâm thanh tịnh, và có tín nguyện thì mới hợp với bản hoài của Phật A Di Đà, mới có thể vãng sanh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Kinh Hoa Nghiêm cao quá câu nào chữ nào cũng là cảnh giới Đại Phương Quảng. Cần phải có người giảng mới hiểu nổi, người thông minh trong thế gian xem qua cũng còn không hiểu nổi đâu.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Xưa kia ở Trung Quốc, có cư sĩ Bành Tế Thanh ngài đã thật sự khế nhập vào cảnh giới Hoa Nghiêm và sau đó ngài dạy:
Kinh Vô Lượng Thọ là trung bản Hoa Nghiêm
Kinh A Di Đà là tiểu bản Hoa Nghiêm


Vậy thì chuyên nghiên cứu 2 Kinh này là được rồi, ngắn gọn :) nhưng mà muốn lý giải 2 bộ Kinh này cho sâu thì nhất định phải học Kinh Hoa Nghiêm


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Tôi chĩ góp ý vây. còn thì tùy nhân duyên nữa mà.... :D

Namo Our Original Teacher Sakyamuni Buddha kinhle
Namo Amitabha Buddha kinhle
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbudhasa kinhle

Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta
:D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
natcao
Bài viết: 11
Ngày: 20/01/11 03:50
Giới tính: Nam
Đến từ: Australia

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi natcao »

Thánh_Trí viết:
"Dĩ nhiên tu pháp môn nào trong Phật Pháp cũng cần "Tinh Tấn" mới thành tựu được.

Tùy mỗi căn cơ của chúng sanh, chứ không phải ai cũng học một quyển kinh là hiểu được Phật Pháp. Tôi xin thưa, tôi không thể tìm hiểu học đọc một quyển Kinh là hiểu được Phật Pháp.

Nhưng mà từ khi tôi học nhiều Kinh tôi mới hiểu "À thì ra là vậy, thì ra Kinh nầy nói câu nầy là nghĩa như vậy, thì ra kinh kia là nghĩa như vậy". Các kinh bồi đắp xuyên suốt cho nhau. Và thấy được yếu chỉ của Phật Pháp, tức là một việc duy nhứt như Kinh Pháp Hoa dạy "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật".

Thời xưa, các vị Thiền Sư cũng khi tham học khắp nơi, mới hiểu đạo tu đạo và ngộ đạo.
Thời xưa, các vị Tổ Tịnh Độ cũng đi tham học khắp nơi, ngài Ấn Quang 30 năm đọc cả Đại Tạng ở Tàng Kinh Các ở núi Phổ Đà.

Ngài Thiện Tài trong Kinh Hoa Nghiêm cũng phải đi tham học với nhiều vị Thiện Tri Thức.

Các Tổ đi trước còn học nhiều như vậy, huống chi là tôi hay sao!"
Thánh_Trí nói cũng có lý, mà HT Tịnh Không nói cũng không sai. Sở dĩ HT khuyên chúng ta "Thâm nhập một môn" là do kinh nghiệm của HT đã từng trãi qua. Không muốn chúng ta phải theo gót HT uổng công phí sức một thời gian dài mới ngộ được câu "Thâm nhập một môn, trường kỳ huân tu". Ngay cả Liên Trì ĐS, hay Ấn Quang ĐS cũng điều trãi qua cái kinh nghiệm này nên mới khuyên thế hệ sau như vậy. Sở dĩ các Ngài khuyên như vậy là vì các Ngài biết được rằng muốn được khai ngộ thì trước hết phải cầu "căn bản trí" trước, tức là cần phải tu tâm thanh tịnh trước. Có căn bản trí trước thì mới có "hậu đắc trí" (như HT nói "hậu đắc trí là diệu dụng của căn bản trí"). Vì nếu không có căn bản trí mà muốn có hậu đắc trí trước thì sẽ trở thành "sở tri chướng" hoặc là "thế trí biện thông", tức là nói rất hay, thuyết pháp đến hoa có thể rơi nhưng tâm lại không thanh tịnh (còn nhiều phiền não), chấp trước còn rất nhiều. Nếu thật tin lời HT khuyên và dũng mảnh tinh tấn thì ắc sẽ thành tựu hơn người tạp tu rất nhiều. Có thể là biết tất cả mọi thứ thì không nhiều bằng tạp tu nhưng tâm thanh tịnh thì sẽ đạt được cao hơn (nói chung chung). Có bạn lại cho là nếu học nhiều kinh điển là tâm không thanh tịnh hay sao? Ở đây mình chỉ nói một cách chung chung vì đa số căn cơ trong thời mạt pháp rất thấp, nếu học nhiều môn sẽ bị phân tâm chi phối, thay vì chuyên tâm một môn thì khả năng đạt nhất tâm sẽ cao hơn. Cũng như bạn A đang chuyên học bác sĩ, còn bạn B thì học bác sĩ lẫn kỹ sư lẫn kế toán cùng một lúc vậy.

Còn Thánh_Trí nói cũng có lý là nói đến phần đa số chúng ta trong thời mạt pháp này, đa số là phiền não nhiều, tâm duyên lự thì nhiều, đang học thấy thứ này hay nhưng cũng thấy thứ kia hay, như đứng núi này mà cứ ngóng dòm núi kia thì tâm sẽ bị chi phối. Đương nhiên là biết nhiều nhưng thanh tịnh thì ít. Đối với người sơ cơ, nếu chịu y theo lời HT nói thì hiệu quả rất cao, nhưng phần đa số là thích biết nhiều trước hơn là cần tu tâm thanh tịnh. Thế mới chướng ngại. Như trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đã đắc được căn bản trí (minh tâm kiến tánh), sau đó mới đi học tham vấn 53 Thiện Tri Thức (hậu đắc trí). Nói vậy không có nghĩa là mọi người phải học đến minh tâm kiến tánh đâu, vì căn cơ chúng ta không thể so bì với Thiện Tài Đồng Tử được, nhưng từ ví dụ trong kinh cũng đã khuyên chúng ta như vậy.

Đối với hành giả tu Tịnh Độ thì càng phải tuân theo điều này (thâm nhập một môn, nói cho vi tế hơn là phải "chuyên") vì mục đích tối quan trọng của chúng ta là phải mua được tấm vé vãng sanh trước. Tới Cực Lạc (Đạo Tràng không thối chuyển) rối thì muốn học môn gì chẳng được (gặp được Di Đà lo gì không khai ngộ). Cho nên chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh là thiết yếu, nghiên cứu kinh luận là phụ mà thôi. Nếu tinh chuyên thì niệm Phật, tụng một kinh trong ngũ kinh là đủ lắm rồi. Nhưng phần đa số thì ít làm vậy, ngay cả mình cũng tạp tu luôn, thật là hổ thẹn. Như những ông bà lão ăn trầu già thường cầm chuổi niệm Phật, ngoài ra họ không nghiên cứu cái gì khác. Hỏi ra thì họ không biết gì hết ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh, thế mà cơ hội vãng sanh của họ lại rất cao so với chúng ta.

Nếu thực hiện lời khuyên của HT thì sẽ đạt được lợi ích rất lớn, nhưng phần đa số là khó đạt được (mình cũng trong một số này). HT cũng có đề nghị nếu nghiên cứu kinh điển thì nên trãi quả một thời gian dài (vài ba năm) chuyên nghiên cứu một kinh, đến khi có thể thuộc lòng và hiểu rõ được yếu nghĩa trong kinh hoặc có thể giảng cho đại chúng nghe thì mới nghiên cứu kinh thứ hai.

Cuối cùng ý mình muốn nói thì như đã nói trên nhưng nếu chỉ y theo ngữ mà không y theo nghĩa thì cũng đành chịu vậy.
Sửa lần cuối bởi natcao vào ngày 22/01/11 04:52 với 1 lần sửa.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Natcao :D

ĐH Natcao...Theo ĐH thì mấy ông lão bà lão cơ hôi. cao hơn nhưng theo tôi nhớ kinh "Vô Lương. Tho." có nói "Người thường xuyên đoc. kinh điễn Đai. Thừa; chắc đươc. vãng sanh" ĐH tu theo môn Tinh. Đô. chắc có đoc. qua kinh Vô Lương. Tho. chứ :D

Tới Cưc. Lac. thì hoc. môn gì cũng đươc. Hoàn toàn đúng...nhưng ĐH nếu tu theo pháp môn Tinh. Đô. chắc biết "Đới Nghiêp. Vãng Sanh" :D

Kinh Phât. là bất khã tư nghì; vươt. ngoài giới han. thời gian và không gian theo ý niêm. thông thường cũa chúng ta. Như kinh Duy Ma Cât. nói Đức Từ Thi. Di Lăc. Bồ Tát đươc. tho. ký chĩ cần môt. kiếp thì thành Phât. Theo ĐH NLT thì ý trong kinh Duy Ma Cât. kiếp đó là kiếp gì, tăng hay giãm, tiễu hay trung, trung hay đai., hay là vô lương. vô biên a tăng kỳ kiểp, hay là bẫy ngày??? :D

Tôi cũng theo pháp môn Tinh. Đô. nhưng tôi lai. hay đoc. Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Kim Cang, kinh Pháp Cú, và kinh Vô Ngã Tướng.

Nếu đoc. kinh nhiều như vây. có thêm "sỡ tri chướng ngai." không????

Pháp môn Tinh. Đô. là chuyên niêm. Phât. nhưng theo ĐH NLT tai. sao chĩ có chon. "Hoa Nghiêm" và "A Di Đà Tiễu Bỗn"? Chẵng lẽ kinh "Niêm. Phât. Ba La Mât." không bằng "Hoa Nghiêm"????

Kinh A Di Đà tai. sao lai. coi là tiễu bỗn mà phãi triễn khai thêm Vô Lương. Tho.? Kinh A Di Đà dư sức nói cãnh giới cõi Phât. "thât. báu trang nghiêm đô." ngắn gon. hơn kinh Hoa Nghiêm mà chê à!!! :D

Theo quý ĐH, thế nào là Niêm. Phât.? Chẵng lẽ như mấy cái máy niêm. Phât. đễ ỡ mấy nhà quàn cũng goi. là niêm. Phât.?

Hoc. nhiều kinh là đễ bỗ túc cho nhau đễ nhân. ra ý trong kinh; phãi biết cái kêu là "trach. pháp".

Còn nếu bưng nguyên xi môt. bô. kinh mà nói thì tôi nghĩ đa số chúng ta phãi thua mấy cái IPOD hoăc. hard disk cũa computer hoăc. mấy cái CD có thễ tung. nguyên môt. bô. kinh mà không sai sót môt. chữ. :D :D

Tôi không biết nhiều nhưng hình như "Minh Tâm Kiến Tánh" chĩ có Đức Phât. mới có còn đa số thì chĩ có "Kiến Tánh" mà thôi. :D

Góp ý chơi thôi. Xin quý vi. nghe xong bõ qua. tangbong :D :D

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
natcao
Bài viết: 11
Ngày: 20/01/11 03:50
Giới tính: Nam
Đến từ: Australia

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi natcao »

Cám ơn sự góp ý của ĐH Hieule rất nhiều, ĐH đã làm cho mình cần phải tinh tấn chuyên tâm niệm Phật nhiều hơn nữa.

A Di Đà Phật.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

natcao tangbong tangbong tangbong
Nhưng mình cũng có 1 số ý :">
natcao đã viết:Nếu thật tin lời HT khuyên và dũng mảnh tinh tấn thì ắc sẽ thành tựu hơn người tạp tu rất nhiều. Có thể là biết tất cả mọi thứ thì không nhiều bằng tạp tu nhưng tâm thanh tịnh thì sẽ đạt được cao hơn (nói chung chung).
Không Tâm thanh tịnh hiện ra rồi thì Trí Huệ tự nhiên sẽ mở mang gọi là thông 1 Kinh thì thông tất cả Kinh, cái này còn tùy thuộc vào Tâm Thanh Tịnh của bạn đến mức nào nữa.
natcao đã viết:Như trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đã đắc được căn bản trí (minh tâm kiến tánh), sau đó mới đi học tham vấn 53 Thiện Tri Thức (hậu đắc trí). Nói vậy không có nghĩa là mọi người phải học đến minh tâm kiến tánh đâu, vì căn cơ chúng ta không thể so bì với Thiện Tài Đồng Tử được
Không đâu. Để mình ghi lại lời PS Tịnh Không giảng về ý cho mong bạn xem qua:
Thiện là nhiều Thiện căn, Tài là nhiều Phước Đức. Thiện Tài là người có nhiều Thiện căn, và Phước đức. Thiện Tài trong kinh Hoa Nghiêm chính là đại biểu cho những người gặp được Phật pháp, gặp được pháp môn Tịnh Độ giống như chúng ta vậy. Kinh A Di Đà dạy: "Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà muốn sanh về cõi ấy". Thế thì bạn biết được Thiện căn là những người có thể tin, có thể hiểu, có thể tiếp thọ những người như vậy gọi là người nhiều thiện căn, phước đức tức là y giáo tu hành. 2 thứ này chúng ta đều có. Còn chúng ta có 1 chỗ kém Thiện Tài đó là nhân duyên. Bạn mà có được nhân duyên thù thắng thì bạn thành tựu không kém gì Thiện Tài đâu. Duyên đó chính là:


http://www.dieuamucchau.com/pstinhkhong ... Week45.mp3


Thì bạn nhất định vãng sanh Thượng Thượng Phẩm


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.45 khách