Thâm Nhập 1 Môn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
luutrunghieu0804
Bài viết: 86
Ngày: 15/10/10 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: travinh ttv
Nghề nghiệp: tài xế

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi luutrunghieu0804 »

Nam mô A Di Đà Phật .


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Tôi khuyên mọi người, ngày nay chúng ta học theo ai?

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Nếu kinh gì bạn cũng xem, kinh gì cũng học, vậy thì bạn bị phiền phức lớn lắm, không những bạn tự tu học chẳng thể thành tựu mà cũng chẳng thể giáo hoá chúng sanh. Khi bạn giáo hóa chúng sanh, lấy một chút ở chỗ này, lấy một ít ở chỗ kia, sẽ làm cho chúng sanh loạn đến mê hoặc điên đảo. Ngày nay học Phật vô cùng khó khăn, tại sao tôi không dạy trong Phật Học Viện, đạo lý là như vậy. Phật học viện mở ra rất nhiều lớp học, mời rất nhiều pháp sư, giảng cho học sinh ngày ngày đều điên đảo, như say, như cuồng, chẳng đạt được hiệu quả. Bản thân tôi học Phật đạt được một chút lợi ích vì may mắn, gặp được thiện tri thức, do một người dạy, chỉ tiếp nhận lời của một nhà, đi theo một con đường, nên rất đơn thuần, chẳng phức tạp, chẳng có nghi hoặc, điểm này rất quan trọng, vô cùng quan trọng! Sau này chúng tôi mới hiểu cái mà nhà Nho, nhà Phật gọi là Sư Thừa chính là ý nghĩa này. Tôi chỉ học theo một thầy, nghe lời của một thầy mà thôi, vị thầy này đối với tôi phải chịu trách nhiệm. Nếu tôi còn muốn học theo người khác thì người thầy này chẳng có cách gì để dạy. Thật sự thân cận thiện tri thức, noi theo Sư Thừa của người xưa, bạn theo sát vị thầy này, nhất định chẳng thể học theo người thứ hai, chẳng thể nghe lời dạy của người thứ hai, được vậy thì bạn mới thành tựu. Vị thầy này phải chịu trách nhiệm nhân quả đối với bạn, trách nhiệm này rất nặng, nếu chỉ sai đường cho bạn, dẫn đi lầm đường thì vị thầy này phải thọ ác báo. Nếu bạn chẳng chịu tiếp nhận, bạn cứ đi khắp nơi nghe người khác, vẫn còn xem bài của người khác, vậy thì người thầy này sẽ chẳng chịu trách nhiệm cho bạn.

Hiện nay trở về sau có lẽ Sư Thừa sẽ chẳng còn nữa, chẳng thể còn nữa, cho nên có thể thành tựu được hay không hoàn toàn ở tại mỗi cá nhân. Nói cách khác chẳng có vị thầy hết lòng phụ trách dạy bạn, nói thật ra thầy giáo muốn tìm học sinh như vầy cũng tìm không ra, hoàn toàn nhờ giác ngộ của mình. Muốn chân chánh giác ngộ, chân chánh thành tựu thì cũng phải đi theo đường cũ, học theo một vị thầy.

Tôi khuyên mọi người, ngày nay chúng ta học theo ai?

Học theo A Di Ðà Phật.

A Di Ðà Phật ở nơi đâu?

Kinh Vô Lượng Thọ chính là A Di Ðà Phật.

Chúng ta đọc kinh Vô Lượng Thọ, tiếp nhận lời dạy của A Di Ðà Phật, những gì A Di Ðà Phật dạy chúng ta làm thì chúng ta làm hết lòng; những gì A Di Ðà Phật chẳng dạy chúng ta làm, chúng ta nhất định không làm, chúng ta chỉ nghe lời dạy của A Di Ðà Phật, chẳng nghe bất người nào, được vậy thì đời này bạn nhất định sẽ vãng sanh!

Ngoài ra còn một vị đại đức có thể giúp chúng ta là Ấn Quang đại sư, mỗi câu mỗi chữ trong Ấn Quang Ðại Sư Văn Sao đều tương ứng với kinh vãng sanh, nên thường thường đọc Văn Sao của Ấn Tổ, làm bạn với Ấn Tổ, nghe lời dạy của Ngài, làm theo lời dạy của Ngài, đoạn ác tu thiện, giữ trọn luân thường, làm tròn bổn phận, tin sâu nhân quả, chắc thật niệm Phật, nhất định sẽ được vãng sanh Tịnh Ðộ. Ðây là con đường cầu vãng sanh, xuất ly tam giới lục đạo duy nhất trong đời này của chúng ta, ngoài đường này ra thì chẳng còn con đường thứ hai nào khác. Xem đoạn kinh tiếp theo:



Nhất thiết Thiên chúng, Long chúng, Quỷ Thần đẳng chúng tất lai tập hội.

Hết thảy chúng Trời, chúng Rồng, và các chúng Quỷ Thần đều đến tụ hội.

Ðoạn này nói về những chúng Thiên Long Bát Bộ. Chúng ta đọc tiếp, đoạn kinh văn sau đây nói về các chúng thần.



Hựu hữu tha phương quốc độ, cập Sa Bà thế giới.

Còn những cõi nước ở phương khác và thế giới Sa Bà

Sa Bà thế giới là cõi của chúng ta, và còn những thế giới ở phương khác.



Hải Thần, Giang Thần, Hà Thần.

Thần Biển, Thần Sông lớn, Thần Sông nhỏ.

Ðây là Thủy thần, thủy có lớn nhỏ, người Trung Quốc gọi là Long Vương.



Thọ Thần, Sơn Thần, Ðịa Thần, Xuyên Trạch Thần, Miêu Giá Thần, Trú Thần, Dạ Thần, Không Thần, Thiên Thần, Ẩm Thực Thần, Thảo Mộc Thần, như thị đẳng thần, giai lai tập hội.

Thần Cây, Thần Núi, Thần Ðất, Thần Suối và Ao Ðầm, Thần Mùa Màng, Thần Ngày, Thần Ðêm, Thần Hư Không, Thần Trên Trời, Thần Ăn Uống, Thần Cỏ Cây, những vị thần như vậy đều đến tụ hội.

Chúng ta gộp hai đoạn này nói chung. Hai đoạn này nói về Bát Bộ và những chúng Thần. Trước kia pháp sư Thánh Nhất ở Cửu Hoa Sơn giảng Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh, đối với những chúng thần này đều có giới thiệu, thần cũng đến tham gia đại hội này, lần tập hội này chẳng phải là ngẫu nhiên, đều có nhân duyên sâu đậm với Ðịa Tạng Bồ Tát lúc trước. Nếu không có duyên, đức Phật Thích Ca Mâu Ni mở pháp hội lần này tại cung trời Ðao Lợi, họ có tư cách gì để tham gia! Chúng ta thấy đại chúng tham dự không thể có nghi hoặc, không những có các chúng Trời, chúng Thần, phía sau còn có chúng Quỷ. Chúng ta xem tiếp kinh văn:



Phục hữu tha phương quốc độ cập Sa Bà thế giới chư đại quỷ vương, sở vị Ác Mục Quỷ Vương, Ðạm Huyết Quỷ Vương, Ðạm Tinh Khí Quỷ Vương, Ðạm Thai Noãn Quỷ Vương, Hành Bịnh Quỷ Vương, Nhiếp Ðộc Quỷ Vương, Từ Tâm Quỷ Vương, Phước Lợi Quỷ Vương, Ðại Ái Kính Quỷ Vương [1], như thị đẳng Quỷ Vương giai lai tập hội.

Lại có những đại quỷ vương ở các cõi nước phương khác và thế giới Sa Bà, như Ác Mục Quỷ Vương, Ðạm Huyết Quỷ Vương, Ðạm Tinh Khí Quỷ Vương, Ðạm Thai Noãn Quỷ Vương, Hành Bịnh Quỷ Vương, Nhiếp Ðộc Quỷ Vương, Từ Tâm Quỷ Vương, Phước Lợi Quỷ Vương, Ðại Ái Kính Quỷ Vương, các quỷ vương như vậy đều đến tụ hội.

Liệt kê ra mười hạng Quỷ Vương. Quỷ đạo cũng tương đối phức tạp, những vị có phước đức trong quỷ đạo thì được xưng là Quỷ Vương. Chúng ta ở nhân gian tu phước, phước chẳng uổng phí, phước báo là chân thật, những phước bạn tu, tương lai nhất định sẽ được phước báo. Nhưng đến nơi nào để hưởng phước báo? Không nhất định. Phải coi bạn đến cõi nào, nếu bạn có phước thì bất luận ở cõi nào cũng hưởng phước, đến quỷ đạo cũng sẽ hưởng phước. Nói cho chư vị biết chỉ có cõi địa ngục thì chẳng có cách chi; nếu bạn ở cõi người, cõi trời, cõi súc sanh, cõi quỷ, ai có phước đều sẽ hưởng phước, trong cõi quỷ thì làm Quỷ vương. Những người, những chúng sanh này đều có duyên với Phật, đặc biệt là duyên với Ðịa Tạng Bồ Tát rất sâu, chúng ta từ kinh này thấy chúng sanh mười pháp giới đều tụ hội nơi đây, chẳng thể nghĩ bàn, trong hết thảy pháp hội chúng ta chưa từng thấy. Kinh Hoa Nghiêm cũng có, mười pháp giới chúng sanh cũng đến dự hội nhưng sánh chẳng bằng kinh Ðịa Tạng. Tại sao? Hội kinh Ðịa Tạng này, phía trước chúng ta thấy hết thảy chư Phật, mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai một vị cũng không sót, hết thảy đều đến đầy đủ, trong kinh Hoa Nghiêm chẳng thấy được việc này. Từ chư Phật Như Lai đến chúng sanh địa ngục, đến những quỷ vương, có rất nhiều quỷ vương coi quản địa ngục, hết thảy đều đến dự hội, vô cùng hiếm có!

Chúng ta đọc đoạn kinh này xong, nhất định không thể coi thường, biết pháp hội này thù thắng khôn sánh. Nguyên nhân là gì? Những người này, chư Phật Như Lai này đều là học trò của Ðịa Tạng Bồ Tát, hôm nay thầy giáo có công chuyện, học sinh đâu dám chẳng đến! Ðịa Tạng Bồ Tát có oai đức lớn như vậy sao? Ðúng vậy! Ðịa Tạng là gì? Tâm địa, chẳng phải nói một người. Phía trước vừa mở đầu đã giảng cho bạn, ‘Ðịa’ là tâm địa, chân tâm bản tánh, ‘Tạng’ là vô lượng trí huệ đức năng có sẵn trong bản tánh, hết thảy chúng sanh đều y theo cái này để tu hành thành Phật. Ngày nay giảng Ðịa Tạng pháp môn, hết thảy chư Phật Như Lai đều ủng hộ, hết thảy chúng sanh phải nương nhờ, dựa vào, thế nên pháp hội này thù thắng hạng nhất, Hoa Nghiêm không thể sánh bằng, Hoa Nghiêm cũng phải nương theo nó để khơi dậy, nó là chỗ nương dựa căn bản. Thế nên chư vị phải hiểu tánh trọng yếu của vấn đề này, chỗ nương dựa căn bản chính là phước thứ nhất nói trong Quán Kinh. Nói cho chư vị biết nếu ngày nay chúng ta bỏ qua ‘hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm không giết hại, tu mười nghiệp thiện’ thì tu pháp môn gì cũng chẳng thể thành tựu ngay trong đời này. Tại sao? Vì bạn không có căn bản cho nên học Phật phải trải qua vô lượng kiếp. Chúng ta học Phật tuyệt chẳng phải chỉ học đời này thôi đâu, trong kinh Vô Lượng Thọ chúng ta thấy nhóm người cùng vua A Xà Thế, nói thực ra chính là nói chúng ta, nhiều đời quá khứ đã từng cúng dường bốn trăm ức Phật, đến nay vẫn còn là phàm phu, vẫn luân chuyển trong sáu nẻo. Cúng dường bốn trăm ức Phật, tu hành, nghe pháp chẳng ít, tại sao vẫn không thể thoát khỏi Tam Giới? Tại sao chẳng thể vãng sanh? Ðây là như lúc trước thầy Lý thường nói trong một vạn người niệm Phật khó có được hai, ba người vãng sanh. Ðạo lý gì? Vì bạn chẳng tu từ căn bản.

Bạn đừng coi những người vãng sanh, vãng sanh có tướng lành, có thể họ nghe kinh rất ít, nghe pháp chẳng nhiều, nhưng họ thật sự đã vãng sanh. Bạn lại hỏi thăm kỹ, người này nhất định hiếu thuận cha mẹ, tôn kính sư trưởng, tâm địa rất từ bi. Bạn hỏi thăm xem trong đời sống hằng ngày, xử sự đãi người tiếp vật, họ tuyệt đối phù hợp điều thứ nhất trong Tam phước, có ai dạy họ không? Chẳng có ai dạy họ. Họ vốn là như vậy, họ làm người rất từ bi, rất kính trọng người, họ thật sự làm được. Chúng ta chẳng bằng họ, tại sao vậy? [Chúng ta mới] đọc được một ít sách vở, học được một ít Phật pháp bèn cống cao ngã mạn, cảm thấy mình rất giỏi, người ta chẳng bằng mình. Họ có thể vãng sanh, chúng ta ngược lại bị lọt tuốt phía sau, còn phải luân hồi, tại sao? Họ chưa từng đọc sách, chẳng biết chữ, rất khiêm tốn, rất nhún nhường, luôn cảm thấy mình chẳng bằng người, nhưng họ đã vãng sanh được. Thế nên càng học nhiều, lúc trước thầy Lý nói lúc chưa học thì còn biết hiếu thuận cha mẹ, học cao rồi, cha mẹ chẳng có học, học vấn cấp bằng của họ cao hơn cha mẹ nhiều, học càng cao thì con mắt càng chạy lên trên đỉnh đầu, ngay cả cha mẹ cũng chẳng coi ra gì, vậy thì làm sao có thể tôn kính sư trưởng! Người như vậy, một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu cũng chẳng thể vãng sanh. Thế nên chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý này, y giáo phụng hành mới chẳng đến nỗi lãng phí đời này. Bộ kinh Ðịa Tạng, đức Phật Thích Ca mở pháp hội tại cung trời Ðao Lợi là để giảng pháp căn bản, cho nên chúng sanh trong mười pháp giới đều đến tham gia pháp hội này, chẳng thể nghĩ bàn phi thường!

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tangbong tangbong tangbong


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

tangbong kinhle Kinh Địa Tạng kinhle tangbong
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk1.htm
Chư vị đồng học,

Trong những năm qua, khi đạo tràng vừa xây dựng xong, bộ kinh đầu tiên tôi giảng nhất định sẽ là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Tại sao phải giảng bộ kinh này? Xây dựng Phật pháp chẳng thể xa lìa cơ sở vật chất, dùng cách nói hiện nay thì nhất định phải có đất đai, phải có phòng ốc, phải có kiến trúc. Có cơ sở xong thì chúng ta mới có nơi chốn để tu đạo. Nhưng tu đạo phải y cứ vào những gì? Chúng ta phải biết. Tu đạo nhất định phải y cứ vào ‘tâm địa’, Kinh Ðịa Tạng chính là khóa học đầu tiên của chúng ta. Có cơ sở vật chất rồi, cơ sở tinh thần quan trọng nhất là Tâm Ðịa pháp môn. Thế nên bộ kinh đầu tiên chúng ta nhất định phải giảng là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh để làm cơ sở cho sự tu học Ðại Thừa. Nếu chẳng hiểu Tâm Ðịa pháp môn, không biết phải bắt đầu tu từ tâm địa thì rốt cuộc nhất định chẳng thành công. Nói cách khác, bất luận bạn có dụng công, có nỗ lực như thế nào, có phấn đấu mạnh mẽ, có tinh tấn như thế nào đi nữa thì bạn cũng vẫn y như cũ, chẳng thể thoát khỏi lục đạo luân hồi được, những gì bạn tu cũng chỉ là phước báo hữu lậu mà thôi. Sự tiêu biểu của pháp Ðại Thừa ở Trung Quốc là dùng Tứ Ðại Bồ Tát, vị thứ nhất chính là Ðịa Tạng Bồ Tát. Từ Ðịa Tạng Bồ Tát phát triển rộng ra là Quán Thế Âm Bồ Tát, [Quán Âm tiêu biểu] Đại Từ Đại Bi. Ðịa Tạng [tiêu biểu] Hiếu Kính [2].

Ngày nay tại sao Phật pháp lại suy thoái đến như vậy? Tại sao người tu hành chẳng thể thành tựu rạng rỡ như người đời xưa? Vì mọi người đều quên mất cội gốc, chẳng hiếu, chẳng kính. Lúc trước thầy Lý thường gọi cách tu học này là giỡn chơi với Phật pháp, họ chẳng tu học Phật pháp, cũng chẳng phải hoằng dương Phật pháp, mà là giỡn chơi với Phật pháp, tiêu khiển Phật pháp, chẳng có gì làm nên phải tiêu khiển giải trí, lấy Phật pháp để tiêu khiển! Ðích thật là như vậy, lời thầy Lý chẳng quá đáng tí nào. Chúng ta hãy suy nghĩ có phải chính mình cũng đang tiêu khiển Phật pháp hay chăng? Có đang giỡn chơi với Phật pháp hay không? Chỉ tu một chút phước hữu lậu mà thôi. Vả nữa, chút phước này sẽ chẳng thể hưởng ở nhân gian, mà hưởng ở đâu? Hưởng ở cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ. Tại sao không thể hưởng ở cõi người? Tư cách làm người của bạn mất rồi nên những phước đã tu được chẳng thể hưởng ở cõi người, chúng ta phải hiểu rõ ràng. Làm người thì phải biết ‘Hiếu thân, tôn sư’, phước thứ nhất của Tam Phước nói trong Quán Kinh là ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại, tu thập thiện nghiệp’, được vậy thì bạn mới được thân người, những phước báo bạn tu được mới có thể hưởng ở cõi người, cõi trời. Nếu chẳng làm nổi bốn điều này thì phước bạn tu được nhất định sẽ hưởng nơi ác đạo, ác đạo cũng có phước báo rất lớn. Những Lý và Sự này chúng ta đều hiểu rõ, nhưng chúng ta chẳng thể chuyển đổi trở lại, nói cách khác thì đã hiểu rõ nhưng làm không nổi. Tại sao làm không nổi? Nói thật ra là vì chẳng thấu triệt những Sự Lý này. Nếu thật sự thấu triệt thì có thể sám trừ nghiệp chướng, quay đầu là bến bờ. Thế nên khi đạo tràng mới thành lập, Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện nhất định không thể thiếu, nhất định phải giảng kinh này.

Chư vị đồng tu đến đây tham học, hôm nay chúng tôi sắp khóa học này vào khóa trình chủ yếu, thời gian tuy không nhiều nhưng chúng tôi nhất định phải giảng tường tận những điểm chính yếu. Ngoài ra, những phần cổ đức đã chú giải tường tận, Thánh Nhất pháp sư đã giảng giải bằng ngôn ngữ thông tục, quý vị có thể dùng đó làm tham khảo. Tương lai quý vị hoằng dương Phật pháp trong nước và ngoài nước, mỗi khi đến một đạo tràng mới [thành lập] trước hết nên giảng Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện, sau đó mới giảng kinh Vô Lượng Thọ, khuyên họ niệm Phật vãng sanh, đây là quy củ nhất định.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

()
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 30/01/11 05:43 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

[-( xóa cái bài của mình thôi , xóa cái câu laitutran khen đó , xóa đi . Chị xóa rồi đó


Dương Thiện là do tâm mình muốn cho người khác biết , chứ nếu bản thân họ không hề khoe khoang thì vẫn là âm đức , âm đức là tính khiêm tốn âm thầm phục vụ chúng sinh mà không tính công không đòi hỏi lời khen danh tiếng .

Bạn natcao đăng âm thầm tại mình nói ra cho mọi người biết , mình thấy thật có lỗi , sau này mình sẽ chẳng bao giờ khen ai nửa .

Nếu có thể mình sẽ xóa cái bài mình khen natcao , mình không muốn hại bạn ấy như vậy , cầu mong phước báo bạn ấy không bị mất tơ hào nào . Mình sẽ xóa để không ai biết nữa , bạn nguyenlinhtam cũng xóa luôn nha , natcao cũng nên xóa cái bài bạn trả lời mình đi nha . Bây giờ mới có vài người biết thôi , chúng ta hãy xóa đi , sau này sẽ không ai biết . Muôn vàn lần xin lỗi natcao , nguyện đem phước đức nhỏ nhoi mà mình có được đem hồi hướng cho natcao sớm được vãng sanh Tịnh độ . Mình xóa trước đây ! rồi đến hai bạn .
Sửa lần cuối bởi laitutran247 vào ngày 29/01/11 08:11 với 1 lần sửa.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

()
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 30/01/11 05:43 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

nguynlinhtam đã viết:~x( Cái gì mà chấp trước kiên cố vậy chị ./..,.,
Không cần, không cần đâu.


natcao chẳng chú trọng công hay phước gì hết đâu

CÁI CHỦ YẾU LÀ CÓ NIỆM PHẬT ĐƯỢC THÀNH PHIẾN HAY KHÔNG kinhle
nguynlinhtam xóa không được nè


Xóa không được thì thôi , nhưng phải hiểu cho rõ dương hay âm là do tâm , không phải do người bên ngoài đâu

Ai cũng biết công đức của Ấn Quang Đại Sư mặc dù ngài không muốn ai biết , người ta biết đến không có nghĩa là không có âm đức .

NLT nói vậy làm chị sợ nên chị xóa , NLT lại la chấp trước .


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

()
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 30/01/11 05:46 với 2 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Công đức : công phu chuyển hóa tham sân si thành giới định huệ trong tâm .

Phước đức : nằm trên sự tướng

Sao em không xóa hả NLT , chị dù sao cũng thấy có lỗi vì đã xớn xác ...khen .

Ngài Ấn Quang dạy không nên tán thán người khác , Ngài không bao giờ cho phép ai tán thán ngài . Ngài triệt để la cái thói xấu đó !

Không phải người ta tán thán mình mất hết phước mà là chính cái việc tán thán là không tốt vì nó làm hại cho người tu hành lắm !



Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thôi chớ có chấp trước quá. Nếu hai người chịu xóa thì đáng lý phải ngưng viết qua lại bảo xóa từ lâu rồi. Cứ bảo xóa hoài mà thành ra vẫn chưa xóa vì chưa chịu ngưng. Thử không nói không viết về chuyện nầy nữa thì thế nào? bài nầy xẽ đi vào dĩ vãng rồi, thế là chịu buông xuống, không chấp trước nữa.

Tán thán người ta làm lành là tốt, vì đó là hạnh phổ hiền "Tùy Hỷ Công Đức". Do vì tán thán, họ sẽ châm lo làm thêm nhiều việc lành.

Người hiểu đạo và biết tu thì dù nghe lời tán thán cũng không vì đó mà làm chướng đạo mình, bởi vì biết lời lẽ tán thán là vô thường, khổ, không, vô ngã, duyên sanh, không tánh. Thế là người ta vừa tán thán mình, mình liền quán xét mà buông xuống.

Không vì khen ngợi mà mình làm việc lành, không vì người chê bai mà mình không làm việc lành nữa.

Đó mới thật là người hiểu đạo biết tu vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Thôi chớ có chấp trước quá. Nếu hai người chịu xóa thì đáng lý phải ngưng viết qua lại bảo xóa từ lâu rồi. Cứ bảo xóa hoài mà thành ra vẫn chưa xóa vì chưa chịu ngưng. Thử không nói không viết về chuyện nầy nữa thì thế nào? bài nầy xẽ đi vào dĩ vãng rồi, thế là chịu buông xuống, không chấp trước nữa.


Hihi do tụi em làm vậy mà càng nhiều người biết đến nữa , may mà anh nhắc nhở . Lời anh nói rất phải , em sẽ luôn lắng nghe !


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.47 khách