10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Tôi đã có đọc lại 24 phẩm kinh Pháp Hoa rồi nhưng không thấy có đoạn này....ĐH có lầm lẩn với kinh khác chăng :-/

Tối nay tôi sẻ đọc lại kinh Pháp Hoa một lần nửa để kiểm chứng rồi sẻ post cho mọi người cùng tham khảo.

Xin quý vị đừng lộn "vãng sanh" với "lâm chung". Kinh nói "vãng sanh" chứ kinh đâu có nói "vãng tử" hồi nào đâu :-/


A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

dct làm biếng rùi... có người làm biếng hơn nữa hả???

Kinh Pháp Hoa.
Phẩm Hóa Thành Dụ

...Đức Phật ( Đại Thông Trí Thắng Như Lai) ở trong đại chúng trời, người khi nói pháp đó có sáu trăm muôn ức na-do-tha người do vì không thọ tất cả pháp mà ở các lậu tâm được giải thoát, đều được thiền định sâu mầu, ba món minh, sáu món thông, đủ tám giải thoát.
Lúc nói pháp lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, có nghìn muôn ức hằng-hà- sa na-do-tha chúng sanh cũng bởi không thọ tất cả pháp mà nơi các lậu tâm được giải thoát. Từ đây nhẫn sau các chúng Thanh-văn nhiều vô lượng vô biên, không thể tính kể được..................

Các Tỳ-kheo! Lúc chúng ta làm Sa-di mỗi người giáo hóa vô lượng trăm nghìn muôn ức hằng-hà-sa chúng sanh vì đạo vô-thượng chánh-đẳng, chánh-giác theo ta nghe pháp. Những chúng sanh đó đến nay có người trụ bậc Thanh-văn, ta thường giáo hóa pháp vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Những bọn người này đáng dùng pháp đó mà lần vào Phật đạo.
Vì sao? Vì trí huệ của Như-Lai khó tin khó hiểu, vô lượng hằng-ha- sa chúng sanh bị hóa độ trong thuở đó chính là bọn ông, các Tỳ-kheo, và sau khi ta diệt độ các đệ tử Thanh-văn trong đời vị lai. Sau khi ta diệt độ, lại có đệ tử không nghe kinh này, không biết không hay hạnh của Bồ-Tát, tự ở nơi công đức của mình được tưởng cho là diệt độ sẽ nhập Niết-bàn


Nam Mô A Di Đà Phật...
Các chúng sanh được đức Bổn Sư Thích Ca giáo hóa từ khi đức bổn sư còn là "Sa Di" thời PHẬT ĐẠI THÔNG TRÍ THẮNG NHƯ LAI cho đến tận bây giờ vẫn còn ở địa vị Thanh Văn như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên .....Thời gian trong kinh có nói là:


Đức Phật bảo các thầy Tỳ-kheo : "Thuở quá khứ vô lượng vô biên bất khả tư nghì a-tăng-kỳ kiếp đã qua, lúc bấy giờ có đức Phật hiệu Đại-Thông Trí-Thắng Như -Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự -phu, Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn.


Nước đó tên là Hảo-Thành, kiếp tên Đại-Tướng. Các Tỳ-kheo ! Từ khi đức Phật đó diệt độ nhẫn đến nay rất là lâu xa, thí như địa chủng trong cõi tam-thiên đại-thiên, giả sử có người đem mài làm mực rồi đi khỏi một nghìn cõi nước ở phương đông bèn chấm một điểm chừng bằng bụi nhỏ, lại qua một nghìn cõi nước nữa cũng chấm một điểm, cứ như thế lần lượt chấm hết mực mài bằng địa chủng ở trên. Ý các ông nghĩ sao? Các cõi nước đó hoặc thầy toán có thể biết được ngằn mé số đó chăng?"

- Thưa Thế-Tôn ! Không thể biết !

- Các Tỳ-kheo ! Những cõi nước của người đó đi qua hoặc có chấm mực hoặc không chấm mực đều nghiền nát cả ra làm bụi, một hột bụi là một kiếp, từ đức Phật đó diệt độ đến nay lại lâu hơn số đó vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp. Ta dùng sức tri kiến của Như- Lai xem thuở lâu xa đó dường như hiện ngày nay.


Trãi qua số kiếp như vậy mà vẫn trụ ở địa vị Thanh Văn...

Cho nên...
10. Ta-bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này thường theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.
...là ý của Phật nói, tác giả bài đó chỉ lấy cái ý căn cứ từ kinh Pháp Hoa mà.

Thôi, niệm Phật nhiều là tốt nhất.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GHI CHÚ
...Đức Phật ( Đại Thông Trí Thắng Như Lai) ở trong đại chúng trời, người khi nói pháp đó có sáu trăm muôn ức na-do-tha người do vì không thọ tất cả pháp mà ở các lậu tâm được giải thoát, đều được thiền định sâu mầu, ba món minh, sáu món thông, đủ tám giải thoát.
Lúc nói pháp lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, có nghìn muôn ức hằng-hà- sa na-do-tha chúng sanh cũng bởi không thọ tất cả pháp mà nơi các lậu tâm được giải thoát. Từ đây nhẫn sau các chúng Thanh-văn nhiều vô lượng vô biên, không thể tính kể được..................
Phần màu đỏ:
bản của Hòa thượng Tuệ Hải dịch là "Vì không nhiếp thọ được nhất thiết pháp, mà ở nơi các lậu, được tâm giải thoát, đều được thiền đinh, ba phép minh, sáu pháp thông, tám pháp giải thoát... "

Có nghĩa là các vị này được nghe Phật Đại Thông Trí Thắng nói pháp, nhưng không thể lãnh hội được hết. Nhưng ở nơi các lậu, tâm không đắm nhiễm nên được giải thoát vào hàng Thanh văn.
Còn những vị nào lãnh hội được pháp "Nhất thiết trí" thì đã đắc đạo ngang với Phật. (tuy chưa bằng Phật vì tập khí vẫn còn)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kinh Pháp Hoa bản dịch của HT Thích Trí Tịnh phẩm Hóa Thành Dụ củng có chép:

Các Tỳ-kheo! Nếu đức Như-Lai tự biết giờ Niết-bàn sắp đến, chúng lại thanh tịnh lòng tin hiểu bền chắc, rõ thấu pháp không, sâu vào thiền định, bèn nhóm các Bồ-Tát và chúng Thanh-văn mà vì nói kinh nầy. Trong đời không có hai thừa mà được diệt độ, chỉ có một Phật thừa được diệt độ thôi.

Xin quý ĐH suy nghỉ về cách lý giải của tôi, khoan chấp nhận nhưng củng đừng hấp tấp bác bỏ, sau đó chúng ta có thể bàn tiếp:

Theo kinh nói, cả Thanh Văn Thừa và Bồ Tát Thừa cả hai đều là phương tiện, Phật Thừa mới là cứu cánh. Do đó có thể cho là người diển dịch kinh mà phân biệt Tiểu Thừa với Đại Thừa chỉ là nói phương tiện, học kinh một cách máy móc, thật sự chưa rốt ráo viên mãn đúng tinh thần kinh Pháp Hoa.

Giống như Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu tượng của từ bi và Bồ Tát Đại Thế Chí là biểu tượng của trí tuệ, nếu chỉ có từ bi mà không có trí tuệ thì không thành Phật nhưng ngược lại có trí tuệ mà không có từ bi củng không thể thành Phật.

Chim đại bàng tuy bay cao nhưng phải dùng hai cánh mới bay được; một trong hai cánh mà bị gẩy thì chim đại bàng đó không thể nào bay được nữa

Do đó có thể suy diển theo kinh Pháp Cú và kinh Người Biết Sống Một Mình thì cả hai Nam Truyền và Bắc Truyền phải hòa "như nước với sửa" thì mới hợp tinh thần kinh Pháp Hoa.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 08/02/11 12:10 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kinh Pháp Hoa bản dịch của HT Trí Tịnh có chép như sau:

Lúc đó đức Đa-Bảo Phật ở trong tháp báu chia nửa tòa cho Thích-Ca Mâu-Ni Phật mà nói rằng: "Thích-Ca Mâu-Ni có thể đến ngồi trên tòa này." Tức thời đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật vào trong tháp báu ngồi xếp bằng trên nửa tòa đó.

Bấy giờ, hàng đại chúng thấy hai đức Như-Lai xếp bằng trên tòa sư tử trong tháp bảy báu thời đều nghĩ rằng: "Đức phật ngồi trên cao xa, cúi mong đức Như-Lai dùng sức thần thông làm cho bọn chúng con đều được ở trên hư không".

Tức thời đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật dùng sức thần thông tiếp hàng đại chúng đều ở hư không, rồi dùng tiếng lớn mà khắp bảo đó rằng: "Ai có thể ở trong cõi Ta-bà này rộng nói kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa nay chính phải lúc. Như-Lai không bao lâu sẽ vào Niết-bàn, Phật muốn đem kinh Pháp-Hoa này phó chúc cho có người".

Đức Đa Bảo Như Lai chia nửa tòa ngồi cho Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai....không phải hai nhập một là gì.... :D

A Di Đà Phật
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 08/02/11 12:19 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kinh Pháp Hoa phẩm Tùng Địa Dũng Xuất bản dịch của HT Trí Tịnh củng có chép như sau:

Lúc bấy giờ, các vị đại Bồ-tát ở cõi nước phương khác đông hơn số cát của tám sông Hằng, ở trong đại-chúng đứng dậy chắp tay làm lễ mà bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Nếu bằng lòng cho chúng con lúc sau khi Phật diệt-độ ở tại cõi Ta-Bà này siêng tu tinh tấn, giữ-gìn đọc-tụng, biên chép cúng-dàng kinh-điển này, thời chúng con sẽ ở trong cõi đây mà rộng nói đó".

Khi đó Phật bảo các chúng đại Bồ-tát: "Thiện nam-tử! Thôi đi chẳng cần các ông hộ-trì kinh này. Vì sao? Vì cõi Ta-bà của ta tự có chúng đại Bồ-tát số đông bằng số cát của sáu muôn sông Hằng. Mỗi vị Bồ-tát có sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, những người đó có thể sau khi ta diệt-độ hộ-trì đọc tụng rộng nói kinh này".
Lúc Phật nói lời đó, cõi Ta-Bà trong tam-thiên đại-thiên cõi nước đất đều rúng nứt, mà ở trong đó có vô-lượng nghìn muôn ức vị đại Bồ-tát đồng thời vọt ra. Các vị Bồ-tát đó thân đều sắc vàng, đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô-lượng ánh-sáng, trước đây đều ở dưới cõi Ta-Bà này, cõi đó trụ giữa hư-không. Các vị Bồ-tát đó nghe tiếng nói của đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật nên từ dưới mà đến. Mỗi vị Bồ-tát đều là bậc đạo thủ trong đại chúng, đều đem theo sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, huống là những vị đem năm muôn, bốn muôn, ba muôn, hai muôn, một muôn hằng-hà-sa quyến thuộc. Huống là nhẫn đến những vị đem một hằng-hà-sa, nửa hằng-hà-sa, một phần hằng-hà-sa, nhẫn đến một phần trong nghìn môn ức na-do-tha phần hằng-hà-sa quyến-thuộc. Huống là những vị đem nghìn môn ức na-do-tha quyến-thuộc, huống là đem muôn ức quyến-thuộc, huống là đem nghìn trăm muôn nhẫn đến một muôn, huống là đem một nghìn, một trăm nhẫn đến mười quyến thuộc, huống là năm, bốn, ba, hai, một người đệ-tử. Huống lại là những vị riêng một mình ưa hạnh viễn-ly, số đông vô lượng vô-biên dường ấy, tính đếm thí-dụ chẳng có thể biết được. :D

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kinh Duy Ma Cật bản dịch của Học Giả/Cư Sỉ Đoàn Trung Còn

Lúc ấy, Phật dùng ngón chân mà nhấn xuống đất. Tức thời, cõi thế giới tam thiên đại thiên này được nghiêm sức bởi trăm ngàn thứ trân bảo, cũng giống như cõi vô lượng công đức trang nghiêm của đức Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng đều khen rằng: “Chưa từng có!” Và ai nấy đều tự thấy mình được ngồi trên tòa sen báu.

Phật hỏi Xá-lỵ-phất: “Ông nhìn thấy cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh rồi chứ?”

Xá-lỵ-phất bạch rằng: “Dạ, Thế Tôn! Từ trước con chưa từng được thấy, chưa từng được nghe như thế này. Nay, quốc độ nghiêm tịnh của Phật đã hiện.”

Phật bảo Xá-lỵ-phất: “Cõi Phật độ của ta thường thanh tịnh như vậy. Nhưng vì muốn độ những kẻ thấp kém ở đây, cho nên ta thị hiện ra cõi bất tịnh với mọi thứ nhơ xấu.

“Ví như chư thiên cùng ăn cơm đựng trong chén bát quý báu, nhưng tùy theo phước đức của họ mà hình sắc của cơm có khác. Xá-lỵ-phất! Cũng vậy đó, nếu lòng người ta tịnh, liền thấy được những công đức trang nghiêm của cõi này.”

Trong khi Phật hiện ra cõi nước trang nghiêm thanh tịnh, năm trăm chàng con nhà trưởng giả do Bảo Tích dẫn dắt đều đắc Vô sinh pháp nhẫn. Tám mươi bốn ngàn người trong hội đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Phật lấy ngón chân thần lên, thế giới liền trở lại như cũ. Ba mươi hai ngàn chư thiên và những người cầu Thanh văn thừa hiểu ra được rằng các pháp hữu vi là vô thường, liền xa trần cảnh, lìa cấu nhiễm, được Pháp nhãn tịnh. Tám ngàn vị tỳ-kheo chẳng thọ nạp các pháp, dứt phiền não rỉ chảy, tâm ý được giải thoát.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 08/02/11 12:40 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Hoàn cảnh nói kinh Pháp Hoa và kinh Duy Ma Cật đều ở tại cỏi Ta Bà.

Pháp thân Phật tồn tại với thời gian vô cùng, không gian vô tận. Không thể nói Phật Thích Ca đã diệt độ; nói phương tiện thì tôi đồng ý nhưng cứu cánh thì không hợp lý bởi lẻ tất cả chư Phật đều có Pháp Thân đó mà.... :D

Kinh Phật là vượt ý niệm chấp pháp, chấp ngã, vượt thời gian, vượt không gian cho nên không thể suy diển hấp tấp hay nông cạn được.

Y = Tán thán Tịnh Độ, khuyên mọi người cầu vãng sanh: nhân thành Phật, điều kiện cần và phải có.

Z = Thường xuyên giải nói, đọc tụng thọ trì kinh điển tại cỏi Ta Bà (bất kể kinh Nam Truyền hay Bắc Truyền): nhân thành Phật, điều kiện cần và phải có.

X = Quả thành Phật

X = Y + Z

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hay lắm thay !!! tangbong
Ở trong diễn đàn này cũng có nhiều người hiểu đúng ý nghĩa của kinh sách, của các điều Phật dạy.
Hy vọng đạo Phật sẽ được phục hưng, trở lại thời nhà Lý. nhà Trần.
tangbong tangbong tangbong Nam mô A Di Đà Phật tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tam thừa: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát đều là từng bước phương tiện Phật diều dắt từ từ lên đến Phật Thừa.

Do vậy chỉ cần biết chúng ta phải phát tâm tu hành cho đến khi nào được Phật Quả mới thôi. Còn khi nào chưa đến thì vẫn tiếp tục nương tựa Phật Pháp mà tu hành, không ngừng nữa đường, không cho là đủ.

Thế thì dù hiện đang tu Thanh Văn Thừa, nhưng biết mình còn phải tiếp tục tu hành cho đến khi thành Phật, và phát tâm rộng lớn trên cầu Phật Quả dưới đem trí tuệ Phật đà soi sáng giác tỉnh chúng sanh thì hành giả là người đang tu Đại Thừa vậy.

Cũng giống như học ở trường từ lớp 1 đến lớp 12 là Thanh Văn Thừa, đại học cữ nhân là Duyên Giác Thừa, đại học Thạc Sĩ Tiến Sĩ là Bồ Tát Thừa, khi nào thành Phật thì gọi là Tiến Sĩ.

Tuy mình hiện còn học lớp 1 hoặc lớp 5, lớp 7, lớp 10 v.v.. rồi nhưng mình có tâm nguyện mục tiêu sẽ tiếp tục học lấy được bằng Tiến Sĩ mới thôi, chứ không chịu ngưng sau khi tốt nghiệp lớp 12, hoặc tốt nghiệp đại học cữ nhân. Thế thì tuy mình đang học lớp 1, lớp 5 vv... đó mà có chí muốn học cho đến mục tiêu cao nhất là Tiến Sĩ thì mình hiện đang tu Đại Thừa.

Còn như có tâm nguyện nghĩ rằng, thôi tôi chỉ học tốt nghiệp lớp 12 thôi không học nữa đi làm (nhậpt niết bàn), thì đó là người thanh văn thừa.

Hoặc nói thôi tôi học cữ nhân xong là đi làm được rồi, không học thêm (nhập niết bàn), thì đó là duyên giác thừa.

Muốn thành Phật phải tiếp tục đi lên trên con đường Bồ Tát đạo, tức phải học tiến sĩ.

Do vậy không thể đánh giá người tu Thanh Văn Thừa thì chỉ là Thanh Văn Thừa (Tiểu Thừa) thôi. Bởi vì ai đi con đường Bồ Tát Thừa, Phật Thừa thì cũng phải từng trải qua giai đoạn tu học Thanh Văn Thừa.

Thí dụ như nếu không học lớp 1 đến 12 tốt nghiệp, thì hẳng là không ai chấp nhận mình vào học đại học và tiến sĩ.

Có người cho rằng học đến lớp 12 đủ rồi, không cần học thêm, Nhưng co người lại phải tiếp tục học thêm vì chưa cho đó là đủ.

Cũng như tôi hồi nhỏ còn ở trung học nhắm mục đích là sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ vào đại học vì hồi nhỏ cho rằng khi học xong 4 năm đại học là cứu cánh là xong. Nhưng ai nhè vào đại học mới biết cư nhân bốn năm đại học vẫn chưa đủ, chưa phải cứu cánh, vì còn có giai đoạn học thạc sĩ và tiến sĩ nữa.

Thời xưa Phật nói Kinh A Hàm đầu tiên để tiếp độ người sơ nhập. Tôi nghĩ họ cũng nghĩ giáo pháp Phật dạy thời A Hàm vậy là xong rồi như tôi hồi đó nghĩ học tốt nghiệp đại học cữ nhân là xong rồi. Nhưng không ngờ Phật tiếp tục dạy Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa Niết Bàn cho bậc cao hơn, cũng như sau cư nhân lại có thạc sĩ tiến sĩ. Tôi cũng đâu có nhè như thế! Sau khi học đại học mới biết chưa cứu cánh, thành ra phải học tiếp.

Chỉ có thế thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thời xưa Phật nói Kinh A Hàm đầu tiên để tiếp độ người sơ nhập. Tôi nghĩ họ cũng nghĩ giáo pháp Phật dạy thời A Hàm vậy là xong rồi như tôi hồi đó nghĩ học tốt nghiệp đại học cữ nhân là xong rồi. Nhưng không ngờ Phật tiếp tục dạy Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa Niết Bàn cho bậc cao hơn, cũng như sau cư nhân lại có thạc sĩ tiến sĩ. Tôi cũng đâu có nhè như thế! Sau khi học đại học mới biết chưa cứu cánh, thành ra phải học tiếp.
dct xin có chút ý kiến rùi...đi ăn Tết tiếp...

Trong Phật Pháp không có chuyện bất cứ ai cũng đi từ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 .....100.
Phật nói pháp là ĐỐI BỆNH CHO THUỐC. Không phải lúc nào cũng "A Di Đà Phật" hay "Minh Tâm Kiến Tánh" hay... Quán vô thường, khổ, vô ngã... Không có chuyện đó.

* Người đáng dùng thân gì, pháp gì để được độ thì Phật dùng thân đó, pháp đó mà nói pháp.
* Đó là lý do vì sao ngài Duy Ma trách một tôn giả ban pháp không đúng người như "cơm thiu mà bỏ vào chén ngọc".

Mình phải nên xem CĂN TÁNH HỌ PHÙ HỢP VỚI PHÁP MÔN NÀO mới nên giáo hóa họ.
Nếu như người ta niệm Phật thuần thục mấy chục năm mà vẫn chưa vơi hết phiền não, nay mình "tài lanh", dạy người ta quán thêm này nọ, tâm bị động vì phải thọ nhiều pháp hành cùng một lúc. Phẩm vị "đi cầu tuột" vậy thì tội này ai gánh đây? thậm chí có thể thối niềm tin mất phần vãng sanh, và có thể "mất bồ đề tâm" luôn.

Kinh đầu tiên Phật giảng nói không phải là kinh A Hàm, như đã nói "tùy bệnh cho thuốc". Sau khi "thành Phật", Phật ở trong định nói kinh......HOA NGHIÊM trước tiên, mà trong kinh đó lại có mặt của Xá Lợi Phật, Mục Kiền Liên ....(trong khi các vị A La Hán đó chưa hề gặp Phật "ở ngoài"). Cho nên các vị tôn giả A La Hán ở ngoài chỉ "đóng kịch", chứ người ta đã thâm nhập vào cảnh giới Đại Thừa Hoa Nghiêm lâu rùi, làm gì phải thọ và tu Pháp Nhị Thừa, ??? Vì "diễn" cho những người có căn tánh như vậy xem, để họ TẠM THỜI ra khỏi cái luân hồi rùi tính tiếp. Nếu một người KHÔNG CÓ CĂN TÁNH NHƯ VẬY, hà tất phải đem pháp đó bắt người ta hành????

Vậy xét Pháp về mặt thời gian cũng không phải. (Kinh Hoa Nghiêm có trước)
Xét Pháp về thứ tự để độ sanh cũng không đúng.(Tùy bệnh mà cho thuốc, không phải ai cũng buộc băt đầu học từ A tới....Â)

Cho nên trong Phật Pháp không có chuyện tu từ A tới  (Vì không có bắt đầu từ A, cũng không có kết thúc là Â), cũng không phải tu cái dễ trước, cái khó sau, làm gì có chuyện dùng thuốc giống nhau trong khi bệnh khác nhau???

Gặp ai dct cũng kêu niệm Phật, thích niệm Phật không??? Dạ thích, thích thì niệm đi chời, còn không thích hả, dct giới thiệu cho đạo hữu khác có chuyên môn về cách tu pháp khác, ép nó nó chửi mình tài lẹc nữa, chửi mình chuyện đó là chuyện nhỏ như con thỏ, thậm chí nó phỉ báng pháp môn mình tu luôn thì không khéo mang họa.

A Di Đà Phật.
Giao thừa có ai niệm Phật không ta???


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nếu ví dụ với chương trình giáo dục thì mình ví như thế này,

Lớp 1 tới 12: giai đoạn gia hạnh; ở đây có các bậc noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất trước khi nhập vào con đường xuất thế gian.

Đại học: đây là con đường xuất thế gian, với kiến đạo rồi tu đạo.

Tốt nghiệp cử nhân cho đến tiến sĩ: các quả thanh văn.

Tốt nghiệp xong đi làm, có ích lợi cho mình và gia đình là điều chánh: thanh văn (tiểu) thừa.

Tốt nghiệp xong tiếp tục lý tưởng ích lợi cho xã hội và thế giới: bồ tát (đại) thừa.

Đạo Phật sâu xa, có Tin thì vào, có Trí thì qua. Để mà khởi Tín thì có các pháp môn khác nhau do chúng sinh căn cơ khác nhau.Tuy nhiên sự khác nhau chỉ ảnh hưởng ở giai đoạn gia hạnh thôi. Ví dụ một phật tử có duyên với pháp môn thù thắng bậc nhất thì cũng như là bắt đầu ngay ở lớp 12.

Có Tín rồi do nguyện hạnh mà nhập đạo tức là nhập con đường xuất thế gian. Một khi nhập đạo rồi thì dùng Trí để qua. Ở giai đoạn này các pháp môn thật sự không khác nhau. Trí của các pháp môn đều là trí tuệ bát nhã.

Thành tựu các quả thanh văn là chuyện hiếm quí. Đến đây một phật tử dường như đã không còn sức cho bồ tát thừa. Thế thì một bồ tát nhờ đâu mà dũng mãnh tiến bước? Đó là sự nuôi dưỡng chí nguyện độ thế và sự tận dụng sức phương tiện của trí tuệ bát nhã. Ở đây sự phủ nhận các pháp môn khác thì chẳng khác nào không biết tận dụng trí tuệ bát nhã vậy.

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.63 khách