10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc
Trích TỊNH TỪ YẾU NGỮ Thiền Sư Nguyên Hiền
Thích Minh Thành dịch


Bồ-tát Long Thọ nói: “Tu hành trong cõi Ngũ trược gọi là khó hành đạo, như người què đi trên đường hiểm trở, một ngày chẳng đi quá mấy dặm. Tu hành ở Tịnh độ gọi là dễ hành đạo, như kẻ phàm phu nương vào sức mạnh của Chuyển Luân Vương, trong một ngày đi khắp tứ thiên hạ”.

Nay đem mười điều khó ở cõi Ta-bà để so sánh với mười điều dễ ở Tịnh độ:

1. Ta-bà không thường gặp Phật. Phật Thích-Ca đã diệt độ, tà pháp mạnh mẽ; Cực Lạc thì Phật thường chẳng diệt, hiện đang làm giáo chủ.

2. Ta-bà mạt pháp nhiễu nhương, có nhiều ngoại đạo, dù bàn Phật pháp nhưng đa số nghiêng lệch sai lầm; Cực Lạc thì Phật và Bồ-tát, nước, chim, cây rừng thường tuyên thuyết Diệu pháp.

3. Ta-bà bạn bè tà ác, mong cầu lợi dưỡng, làm mê lầm người tu hành đọa vào ba đường ác; Cực Lạc thì Quán Âm, Thế Chí làm bạn thù thắng, các bậc Thượng thiện nhân ở chung một nơi.

4. Ta-bà có các loài ma não loạn, phá hoại chánh pháp; Cực Lạc tuy có Thiên ma nhưng đều hộ trì chánh pháp, giúp người tu hành mau được thành tựu.

5. Ta-bà luân hồi trong sáu nẻo, như bánh xe xoay vòng không có ngày dừng nghỉ; Cực Lạc thì hoa sen hóa sinh, không còn luân chuyển trong đường sinh tử khổ đau.

6. Ta-bà qua lại ba cõi theo nghiệp chịu quả báo, tuy sinh lên cõi Trời nhưng khó tránh con đường ác; Cực Lạc thì danh từ của ba đường ác còn không nghe, huống chi có thật.

7. Ta-bà trần duyên ác trược, thường làm chướng ngại đối với việc xuất thế; Cực Lạc thì lầu vàng điện ngọc, áo đẹp cơm ngon đều làm phương tiện trợ giúp tu hành.

8. Ta-bà con người sống trăm năm nhưng phần nhiều chết yểu, thời gian mau chóng, đại đạo khó thành; Cực Lạc thì tuổi thọ của chúng sinh ngang bằng với Phật.

9. Ta-bà tu hành phải đoạn trừ Kiến hoặc, Tư hoặc mới có thể được Bất thối chuyển. Người mới tu chưa tránh khỏi sự thối chuyển đọa lạc; Cực Lạc thì chúng sinh khi sinh về đều vào Chánh định tụ mãi không còn thối chuyển.

10. Ta-bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này thường theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.

Mười điều khó và dễ nói trên đây, thật cách xa nhau như trời với vực. Nếu cậy vào sức mình thì chỉ luống uổng tự nhọc nhằn. Nhưng nếu nương nhờ vào duyên thù thắng thì được sự lợi ích cao rộng.

Người tu hành nên chọn lựa!


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Rất hay ! rất hay !
tangbong tangbong tangbong kinhle tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nghe chói tai lắm phải không alibaba2010 :"> .


nguynlinhtam nghĩ bài này nên đăng riêng ở mục Tịnh Độ Tông đó 123456789 ./..,., .


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
f. Khuyến tín, Khuyến nguyện. Tán thán lẫn nhau.
Ðây là phải khen ngợi lẫn nhau, cổ đức nói: ‘Nếu muốn Phật pháp hưng vượng thì chỉ có cách Tăng khen ngợi Tăng’. Người xuất gia khen ngợi, tán thán lẫn nhau thì Phật pháp sẽ hưng thịnh. Không những chúng ta khen ngợi người của tông phái mình, chúng ta cũng phải tán thán người thuộc tông phái khác, tôi đã nói đạo lý này rất nhiều lần rồi. Chúng ta phải có tâm lượng xinh đẹp này, phải có sự nhận thức này, vô lượng pháp môn đều là do Phật dạy, nếu bạn nói: ‘Pháp môn của tôi mới tốt, pháp môn kia chẳng tốt’ thì tôi hỏi có phải bạn đã phỉ báng Phật chăng? Báng Phật là tội gì? Là tội đọa địa ngục A Tỳ đấy! Nếu bạn nói: tôi niệm Phật rất tốt [thì tại sao lại đọa được?] Bạn niệm được rất tốt là chuyện khác, tội báng Phật này bạn phải gánh chịu; huống chi bạn đã phạm một giới nặng, phạm Bồ Tát giới -- tự tán hủy tha -- tự tán thán mình và hủy báng người khác. Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn, giới tự tán hủy tha (khen mình chê người) là giới nặng nhất, là sẽ đọa địa ngục A Tỳ đấy. Bao nhiêu người tạo tội nghiệp này mà chẳng biết! Tương lai đọa lạc thì quá oan uổng! Phạm Võng kinh Giới Bổn chẳng liệt kê tội này vào những tội nặng mà liệt vào hạng thứ nhì [tức thuộc bốn mươi tám giới khinh]. Trong Du Già Sư Ðịa Luận Bồ Tát Giới Bổn, tội này là tội thứ nhất -- chẳng được tự tán hủy tha. Thế nên chúng ta phải tôn trọng, phải tán thán các pháp môn khác!

Năm 1977 tôi giảng kinh ở Hương Cảng. Pháp sư Thánh Nhất đến nghe tôi giảng suốt ba ngày. Lúc đó tôi vốn chẳng quen biết thầy, sau khi ra về, thầy khuyến khích tín đồ của thầy đến nghe tôi giảng kinh; việc này rất hiếm có! Thầy là người học Thiền, tôi là người niệm Phật, [thầy] chẳng có sự phân biệt môn hộ, rất đáng được tán thán! Thầy còn mời tôi đến Thiền đường của thầy để giảng khai thị. Tôi đến chùa Bảo Liên trên núi Đại Dự, lúc đó thầy còn trẻ tuổi, trong Thiền đường có hơn bốn mươi mấy người tham Thiền, mỗi ngày đều tọa hương, thầy mời tôi đến giảng khai thị. Tôi không thể nói: ‘Học Thiền không tốt, niệm Phật mới tốt’. Thế nên tôi đến đó tán thán Thiền, hên là tôi cũng có chút đỉnh ‘khẩu đầu thiền’, vẫn có thể ứng phó được. Hồi trước tôi đã giảng ‘Lục Tổ Ðàn Kinh’, ‘Vĩnh Gia Thiền Tông Tập’, ‘Chứng Ðạo Ca’, Tín Tâm Minh của Tam Tổ, giáo nghĩa của Thiền Tông tôi đã giảng chẳng ít cho nên cũng có chút đỉnh ‘khẩu đầu thiền’ nói ra khuyến khích, tán thán họ. Tán thán Thánh Nhất pháp sư, tán thán đạo tràng, tán thán đại chúng; Tăng tán thán Tăng làm cho họ có thêm lòng tin đối với pháp môn này, càng tôn kính pháp sư của họ, chúng ta phải giúp họ.

Tôi học phương pháp này ở đâu? Là do Chương Gia đại sư dạy cho tôi; sau này tôi cũng thấy sự tán thán lẫn nhau trong kinh Hoa Nghiêm. Thế nên từ đó tôi và Thánh Nhất pháp sư trở thành bạn thân. Tôi cũng là bạn cũ của pháp sư Diễn Bồi ở Tân Gia Ba, thầy tu theo Di Lặc Tịnh Ðộ, tôi tu Di Ðà Tịnh Ðộ, chẳng giống nhau! Tôi đến Tây phương Cực Lạc thế giới, thầy đến Ðâu Suất Nội Viện. Lúc thầy mời tôi thuyết giảng tôi chẳng thể nói: ‘Di Lặc Tịnh Ðộ tuy gần nhưng chẳng dễ đến!’, không thể nói như vậy. Tôi không thể nào tán thán mình, không thể hủy báng thầy. Thầy ở tại đó đã dạy học hơn hai mươi mấy năm, rất nhiều người đều theo thầy học Di Lặc Tịnh Ðộ, chúng ta chẳng thể phá hoại người khác. Cổ đức có nói: ‘Thà chịu khuấy động nước trong ngàn sông nhưng chẳng nên động tâm của người tu đạo’ (Ninh động thiên giang thuỷ, bất động đạo nhân tâm). Thế nên tôi đến đó tán thán Di Lặc Bồ Tát, tán thán Di Lặc Tịnh Ðộ, một chữ về Di Ðà Tịnh Ðộ cũng chẳng nhắc đến, đây là lễ phép, là việc chúng ta phải làm.

Khi đến một đạo tràng nào đó lại phê bình đạo tràng, tự tán dương pháp môn mà mình tu học, thì đó là ngu si! Vừa nghe bạn liền biết người này ngay cả thường thức, lễ tiết thông thường cũng chẳng hiểu. Nhưng hiện nay người như vậy rất nhiều, ngược lại người thông suốt, hiểu rõ thì quá ít. [Nghe tôi] tán thán Thiền Tông, trên đường từ núi Ðại Dự ra về có đồng tu hỏi:

‘Thưa Pháp sư, Thiền hay như vậy tại sao thầy chẳng tu Thiền? Tại sao thầy lại niệm Phật?’.

Tôi trả lời: ‘Căn cơ của tôi rất thấp! Thiền là dành cho người thượng thượng căn, tôi là người hạ hạ căn, chỉ niệm A Di Ðà Phật cầu sanh Tịnh Ðộ’.

Tôi nói như vậy là lời nói chân thật. Chúng ta phải học chư Phật, Bồ Tát ‘phải thường nâng cao người khác, khiêm nhường hạ mình xuống, tuyệt đối sẽ có lợi ích – [lợi ích] là phá trừ ngã chấp, phá trừ ngã mạn’.

‘Ngã chấp và ngã mạn’ là những thứ làm người tu hành như chúng ta mất mạng, là chất độc nguy hiểm nhất’, Phật dạy chúng ta dùng phương pháp này để phá trừ -- bất luận ở đâu chúng ta cũng phải hạ thấp mình xuống, luôn luôn nghĩ mình chẳng bằng ai hết, người nào cũng giỏi hơn mình nhiều. Ðây là sự thật! Người nào cũng có sở trường của họ, tôi chẳng sánh bằng. Nếu làm được như vậy thì tâm mình sẽ yên ổn, tự nhiên sẽ hàng phục được thói quen cống cao, ngã mạn, sẽ giúp rất nhiều cho ‘giải, hành’ của mình.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa quý vị ĐH tangbong

Bốn biển tuy khác nhau nhưng nước chỉ có một vị mặn mà thôi. Pháp Phật rất nhiều tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng vô biên, nhưng tựu chung chỉ có một vị giải thoát và hỷ lạc. Mình học kinh mà không giải thoát khỏi cái kiến giải hẹp hòi của cá nhân xem ra cái ngã còn to lắm!!!!

Đây củng chỉ là ý kiến riêng tôi thôi. Quý ĐH nghe xong rồi bỏ.

Pháp Phật không chia "Đại Thừa" hay "Tiểu Thừa", Nam Truyền hay Bắc Truyền, ai thích hợp pháp môn nào thì học theo pháp môn đó nhưng đừng nên vì kiến giải của mình mà nói pháp môn người khác học và thực hành không đúng không hay. Cái này nguy hiểm vì mình lại làm cho cái ngã mình to thêm mà không hề biết.

Tôi quan sát thấy có nhiều ĐH cả hai bên PG Phát Triển và PG Nguyên Thủy học kinh một cách máy móc, dịch sát nghĩa kinh, y nhân mà không y pháp, không biết trạch pháp gọi là gì, lại hay nôn nóng hể ai không thích pháp môn mình thì lại hay bác, tinh thần này không phù hợp cho người học Phật và hành Pháp một cách chín chắn.

Có vị ĐH nào đó đã nói Pháp thì không có thời kỳ mạt; mạt hay không là do mình, điều này rất đúng; đọc kinh nhiều học kinh nhiều thì mình phải hiểu cái ngã nó không thật có....mổi ngày mượn chén cơm, ly nước mà độ mạng; tuổi thọ chỉ ngắn ngủi bằng hơi thở thì lấy gì mà có ngã thật. Đừng vì kiến giãi nông cạn của mình mà đi vào vết xe đổ của Phật Giáo Ấn Độ; chỉ có lợi cho ngoại đạo ăn rình mà thôi.

Tôi thích đơn giản; con người lại thực dụng nên tôi thường đọc những bộ kinh như Tương Ưng Bộ, Trung Bộ, Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, và kinh A Di Đà mổi ngày. Theo tôi thấy người học đạo phải biết hòa "Phát Triển" và "Nguyên Thủy" như "nước hòa với sữa" thì mới có giải thoát và hỷ lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhasa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

10. Ta-bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này thường theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.
These are hasty words. Người học Phật tại sao lại nói lời nông nổi nhỉ? Giảng đạo kiểu này chết người như không.

Mô Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mọi người không nên nhậy cảm.

Người Viết là Thiền Sư Nguyên Hiền vào khoảng cuối đời nhà Minh đầu đời nhà Thanh khoảng năm 1600. Dĩ nhiên thời đó vẫn còn dùng từ ngữ Đại Thừa và Tiểu Thừa. Mãi đến năm 1950 thì từ từ mới thay đổi cách dùng từ, không gọi là Tiểu thừa nữa mà gọi là Nguyên Thủy, Nikaya.

Vậy thì mình đọc sách cốt là tìm hiểu. Cái nào hay thì nghe, cái nào không hay thì thôi. Chứ có gì mà chấp trước vào từ ngữ rồi phiền lòng. Người viết cũng cách đây 400 trăm năm rồi.

Hơn nữa khi đọc sách phải biết đối tượng của Tác Giả muốn nhắm vào là ai? Thì ở đây rõ ràng là khuyên người tu Tịnh Độ, nói cho người tu Tịnh Độ để cho họ sanh thêm lòng tin nơi Tịnh Độ. Nếu người tu Tịnh Độ nhân nghe đây mà sanh tín tâm thì coi như Tác Giả đã thành công mục đích viết sách nầy của mình.

Đại khái mục số 10 nói rằng ở Ta Bà thì tu rất lâu, thối chuyển rất nhiều vì có nhiều chướng duyên, thầy tà bạn ác. Còn cõi Cực Lạc thì nhiều thiện duyên, gần Phật, Bồ Tát, thầy lành bạn tốt dễ tu thành tựu.

Ai cũng biết khi tu không thành tựu thì mình vẫn phải còn tái sanh do nghiệp lực đưa đi luân hồi, đưa đi tái sanh, mà tái sanh mãi trong cõi Ta Bà thì dễ bị cám dỗ, gặp nhiều thầy tà bạn ác hơn là lành thiện. Bây giờ mình sống ở trái đất nầy mình cũng đủ thấy rồi. Người tạo ác nghiệp thì nhiều, còn người thiện lành đâu có nhiều. Thông thường là hơn thua tranh dành thù hận si mê với nhau mãi mãi mà thôi. Vả lại có nhiều cám dỗ, TV mới, xe mới, Ipod, Iphone, video games, tình trai gái, rượu thuốc, sát sanh để chơi làm thú vui (săn bắn, câu cá v.v...), ma túy, băng đảng, còn ngoại đạo có nhiều thứ đức tin tà kiến si mê vô cùng vậy mà hàng vạn, hàng triệu, hàng tỷ người đều theo, ôi biết bao giờ mới gặp được bậc thầy lành dạy pháp giác ngộ giải thoát!

Thôi mọi người hãy xem như đọc sách thì tự nghiệm đánh giá Tác Giả tự mình cái nào Tác Giả viết nghe được thì nghe, nghe không được thì bỏ qua, hoặc để đó từ từ học rồi suy xét lại, chứ đừng vì đó mà tranh cãi với nhau làm gì.

Mong thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Di Đà Phật

Các đạo hữu đừng nên phân biệt đại thừa, tiểu thừa. Thừa nào cũng là Phật giáo cả.
Đừng sanh tâm chấp trước, phỉ báng lẫn nhau, như vậy là làm hại Phật giáo, ngoại đạo cười thầm, mở cờ trong bụng.
Thừa nào cũng dẫn con người đến chỗ giải thoát, Chẳng phải Phật đã nói "Phật pháp chỉ có một vị, vị giải thoát, vị tịch diệt, vị Niết bàn thường tịch diệt, chung qui đến chỗ rỗng không" đó sao ?
Khi khen ngợi bài trên, tôi không hề để ý đến vấn đề đại, tiểu gì cả. (mặc dầu Phần này trong kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 7, Phật Đại Thông Trí Thắng có nói).
Tiếc rằng một người đã nêu lên vấn đề Đại thừa, tiểu thừa, làm cho một bài hay như vậy bị mọi người nhìn bằng con mắt nghi ngại.

Xin đừng chấp ngã, chấp pháp tangbong tangbong tangbong kinhle tangbong tangbong
A Di Đà Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tịnh Tâm
Bài viết: 5
Ngày: 02/02/11 09:04
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Tịnh Tâm »

Đức Phật trong Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh có dạy:
http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat1.htm
Chánh kinh:
Thế Tôn! Ngã tùng kim nhật, chí vị lai tế, nhược ư Thanh Văn, cập Bích Chi Phật, dĩ khinh mạn tâm, vị ư bỉ đẳng bất thắng ư ngã, ngã đẳng tắc vi khi cuống Như Lai.
世尊。我從今日。至未來際。若於聲聞。及辟支佛。以輕慢心。謂於彼等。不勝於我。我等則為。欺誑如來。

(Bạch đức Thế Tôn! Con từ ngày nay cho đến đời vị lai, nếu đối với Thanh Văn và Bích Chi Phật, do tâm khinh mạn nói họ chẳng hơn được mình, chính là chúng con lừa dối Như Lai).

Giảng:
Những điều ở phần trên là đối với Bồ Tát Đại Thừa, còn điều này là đối với Tiểu Thừa. Người tu học Đại Thừa hay khinh mạn Tiểu Thừa, thấy các pháp sư Tiểu Thừa đều hạ họ xuống một bực, coi thường họ, khinh dễ họ, như vậy là sai lầm.

Đại Thừa Phổ Hiền Bồ Tát dạy chúng ta “lễ kính chư Phật”. Phạm vi của chữ “chư Phật” rộng lớn phi thường, trừ ta ra, [ai nấy] đều là chư Phật. Chư Phật bao gồm Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai. Hết thảy chúng sanh đều là Phật tương lai, há lẽ đâu chẳng cung kính! Thanh Văn, Duyên Giác cũng là vị lai Phật, tuy hiện tại tu Tiểu Thừa, tương lai nhất định sẽ hồi tiểu hướng đại. Trong kinh Phật đã dạy: Người tu Tiểu Thừa sau khi chứng được quả A La Hán, sau hai vạn kiếp sẽ hồi tiểu hướng đại, còn Bích Chi Phật thì một vạn kiếp bèn hồi tiểu hướng đại, cho nên họ đều là vị lai Phật, há nên dùng tâm khinh mạn bảo họ chẳng phải là Như Lai ư? Chữ “bỉ đẳng” chỉ những người Tiểu Thừa ấy.

“Bất thắng ư ngã” (chẳng hơn được mình) nghĩa là coi họ chẳng bằng được mình vì mình tu Đại Thừa, họ tu Tiểu Thừa. Chẳng được sanh lòng ngạo nghễ, ngã mạn như thế. Sanh tâm như vậy là sanh phiền não, tâm chẳng thanh tịnh, chẳng bình đẳng, đã tạo thành chướng ngại nghiêm trọng cho việc tu hành của chính mình.

Chánh kinh:
Thế Tôn! Ngã tùng kim nhật, chí vị lai tế, nhược tự tán thán, ư tha hủy thư, ngã đẳng tắc vi khi cuống Như Lai.
世尊。我從今日。至未來際。若自贊嘆。於他毀呰。我等則為。欺誑如來。

(Bạch đức Thế Tôn! Con từ ngày nay cho đến đời vị lai, nếu khen ngợi mình, chê bai người khác, chính là chúng con lừa dối Như Lai).

Giảng:
Đây là chứng bệnh chúng ta thường phạm: Tự khen mình, chê người. Học Phật cũng chẳng phải là ngoại lệ. Hiện tại chúng ta học pháp môn Tịnh Độ, biết là pháp môn Tịnh Độ thù thắng bậc nhất, các pháp môn khác chẳng sánh bằng. Nói như vậy là phạm vào lỗi “khen mình, chê người”. Tuy lời lẽ ấy, trong kinh điển ta thấy có lúc Phật cũng nói, tổ sư đại đức cũng thường giảng, nhưng các Ngài có ý riêng: Nhằm khuyến khích, cổ võ những người cùng tu pháp môn này, chứ chẳng phải là lời nói quyết định đối với bên ngoài, đặc biệt là ở những đạo tràng thuộc tông phái hay pháp môn khác biệt, càng chẳng nên nói.

Bởi lẽ, chúng sanh căn tánh bất đồng, bọn họ là căn tánh học Thiền, họ tham Thiền cũng được thành tựu, họ niệm Phật chẳng thành tựu. Giống như bệnh nhân, mỗi người mắc bệnh mỗi khác, cho nên dùng thuốc khác nhau, chỉ cần họ uống thuốc nào bèn lành bệnh, uống vô là hết bệnh thì thuốc ấy có lợi ích chân thật, hiệu quả chân thật. Đấy là kiến thức thông thường người học Phật chúng ta phải hiểu rõ. Chúng ta gặp người học Thiền, nhất định phải khen ngợi tham Thiền, gặp người học Giáo, nhất định phải khen ngợi học Giáo; khuyến khích họ, giúp đỡ họ thì mới là đúng. Trọn chẳng được phỉ báng, phỉ báng là sai lầm. Các vị nói Thiền chẳng tốt thì Thiền là do Thích Ca Mâu Ni Phật truyền dạy, chẳng phải là quý vị báng Phật hay sao?

Đã báng Phật ắt sẽ báng Pháp, cũng phỉ báng luôn người tham Thiền, vậy là quý vị báng Phật, báng Pháp, báng Tăng! Quý vị phỉ báng Tam Bảo, dù có niệm Phật giỏi đến đâu cũng chẳng được vãng sanh.
Điều này chúng ta nhất định phải hiểu cho rõ, cho thật minh bạch, trọn chẳng phạm lỗi khen mình chê người.

kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

10. Ta-bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này thường theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.

KHông biết lời này do bậc đạo sư đó nói hay kẻ hậu học thêm vào, NGHE SAO NÓ CHÓI TAI NHỈ,....


Bậc đạo sư nào đâu, kẻ hậu học nào thêm vào đâu????

Chính Đức Thích Ca Mâu Ni nói trong Kinh Pháp Hoa đó (chịu khó xem lại nha), còn chói tai hay không thì đọc xong kinh Pháp Hoa để hạ hồi phân giải.

Còn phẩm nào trong kinh thì dct không nhớ...mọi người tự tìm nha...

Năm mới rùi, có ai đi chùa không vậy ??? ai có đi rủ tui đi nữa nha.


Hình ảnh
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH DCT

ĐH có thể cho biết đoạn kinh văn trên ở phẩm nào của kinh Pháp Hoa không tangbong

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Tịnh Tâm
Bài viết: 5
Ngày: 02/02/11 09:04
Giới tính: Nam

Re: 10 Điều Khó Khi Tu Ở Cõi Ta Bà So Với Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Tịnh Tâm »

tangbong tangbong tangbong
Sửa lần cuối bởi Tịnh Tâm vào ngày 26/02/11 09:03 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách