ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

DƯƠNG GIA VĨ
Ông Dương Gia Vỹ ngườI Kiết An , một sanh viên thờI Vạn Lịch triều Minh. Thuở trẻ ông rất ham học , không sách chi là không đọc , nhất là kinh sách của Phật giáo . Năm 13 tuổI ông trì giớI bất sát rất nghiêm, dầu là rệp, muỗI cũng không làm hạI Năm 24 tuổI, ông mang bịnh, mơ thấy đến Địa phủ ra mắt Địa Tạng Vương Bồ-Tát nơi điện Minh Dương . Sau khithuwcs dậy, ông mua cá, chim để tharva thỉnh tăng đến nhà tụng kinh niệm Phật.
Ít hôm sau ông nói “ Tôi sắp vãng sanh!Thanh liên hoa hiện ở trước tôi, đó không phảI là cảnh Tịnh-Độ đấy ư ?”. Từ giờ đó trở đi ông to tiếng niệm Phật suốt ngày đêm. Một đêm nọ ông bảo ngườI nhà tắt đèn và nói “ Tôi luôn ở trong Quang Minh của Phật, không phảI thắp đèn”. HỏI ông thấy những gì, ông đáp “ Sen báu nở bốn màu “. HỏI có thấy Phật chăng ? ông đáp “ Thấy đức A-Di-Đà Phật hiện thân cao nghìn trượng. Đức Quán-Thế-Âm cũng hiện thân đồng như Phật. Chỉ chưa thấy đức ĐạI-Thế-Chí”. Dứt lờI ông trổI dậy niệm hương rằng “ Kinh A-Di-Đà , công đức bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết. Tôi được vãng sanh bực Thượng Phẩm” RồI ông an tường mà mất.

Trích Vãng Sanh Tập

TRẦN ĐẠO DÂN
Ông Trần Đạo Dân ngườI Ngô Giang , ăn chay trường từ bé. Năm Gia Tịnh thứ 26 ông qui y thọ ngũ giớI nơi Kỳ Viên pháp sư. MỗI ngày ông đi sáu thờI khóa tụng , miệng không rờI câu Phật.
Năm Vạn Lịch thứ 15, thang 9 ông biết ngày giờ trước, đi từ biệt các đạo hữu. Đêm 17 vợ ông vừa thắp đèn để đan, ông vòng tay từ biệt vợ rồI lên giường ngồi. Ông cởI giầy, vớ cột chùm lạI vớI nhau nói “Sáng mai không còn xỏ chơn vào nữa”. Vợ ông vộI kêu con cái ra đứng xem chừng ông, và đồng thanh niệm Phật hòa theo ông. Đến nửa đêm ông yên lặng mà mất, thân vẫn còn ngồI ngay thẳng trên giường.

Trích : Thánh Hiền Lục Sơ Biên




QUA DĨ AN
Ông Qua Dĩ An ngườI Tiền Đường, qui y vớI Liên Trì đạI sư . Ông vốn là ngườI hiếu thuận, thích làm việc âm đức. Khi tuổI đã cao ông phụng Phật rất chí thành . Ông hợp sức vớI sư Nguyên Tố lập hộI niệm Phật, tụng kinh Hoa Nghiêm. Được ít lâu ông nói “ Mạng số tôi gần mãn, tôi phảI gấp lo tư lương về Tịnh-Độ” RồI ông tự cấm túc ở riêng một nếp nhà , ngày đêm niệm Phật và quán tưởng Tây Phương. Một hôm ông gởI lờI hẹn trước ngày vãng sanh và từ biệt các đạo hữu.
Trước kỳ hẹn hai ngày, thân quyens đến thăm ông, ai nấy đều tỏ vẻ buồn. Ông bảo “ Có sanh tất có tử, có gì mà buồn! tôi đang ngưng thần chú tưởng Tịnh-Độ, ra mắt đức Phật A-Di-Đà, các ngườI chớ đem tình cảm làm loạn động chánh niệm của tôi!”. Ông cho ngườI thỉnh sư Nguyên Tố đến cùng ông đồng thanh niệm Phật . Quả thật ông chánh niệm phân minh , an lành mà từ trần đúng ngày ông đã hẹn.
Trích Vãng Sanh Tập.

ĐỖ CƯ SĨ
Đỗ Cư Sĩ ngườI Thuận Thiên lánh tục, ở ẩn nơi trai đường cạnh chùa Thụy Quang tạI Tây Sơn. Ngót ba mươi năm ông chuyên tâm niệm Phật. Có ai tớI thăm viếng, ông chỉ chắp tay niệm Phật mà thôi.
Về sau ông dự biết sắp chết , bèn kết kỳ chín ngày lễ Phật sám hốI. MỗI khi đọc đến lờI khẩn thiết trong sám văn thờI ông nghẹn ngào rơi nước mắt. Lễ sám đủ 9 ngày , ông đoan tọa mà qua đời. MườI ngày sau mớI nhập liệm, thây ông nhan sắc vẫn tươi như sống. Ngày ấy có mây ngũ sắc giăng trùm trên trai đường. NgườI ở Tây Sơn đều truyền nhau khen là sự lạ ít có.
Trích Vãng Sanh Tập.



CỐ NGUYÊN
Ông Cố nguyên hiệu Bửu Tràng Cư Sĩ , ngườI Ứng Thiên. Ông là một danh sĩ thờI Gia Tịnh , thuở trẻ nổI tiếng tài ba, làm thi thơ hay , viết chữ tốt , họa vẽ khéo . Năm 40 tuổI ông bỏ hẳn tất cả nghề trước , ăn chay trường, ở một mình trên một căn lầu nhỏ, chuyên tu thiền quán. Hàng phụ nữ, dầu là thân quyến, tuyệt không được thấy mặt ông. MỗI đêm đến đầu canh năm , ông đánh mõ lớn, to tiếng niệm A-Di-Đà Phật.
Gần lên lầu có nhà hàng thịt , nghe tiếng mõ niệm Phật bèn dậy làm theo. Một hôm ngườI hàng thịt ấy dậy trễ , giận rầy mụ vợ sao không đánh thức mình. Mụ vợ nói “ Anh không nghe giờ này ông Đạo Nhơn đánh mõ niệm Phật đấy ư ? NgườI ta thờI lo tu hành , còn anh lo tạo nghiệp ác. Anh tự không biết tộI , mà trở lạI rầy tôi là sao vậy ?” Nghe vợ nói, ngườI hàng thịt ngạc nhiên, tự xét lỗI, ăn năn lắm, bèn đập gẫy dao, bỏ nghề hàng thịt. Do đó những ngườI hàng thịt trong xứ ấy cũng cảm hóa theo mà đổI nghề khác rất đông.
Ông Cố nguyên rất thân vớI Vân Coocsthieenf sư ở chùa Thê Hà, và cùng thiền sư lập hộI Tây Phương.
Hám Sơn Đức Thánh đạI sư, một cao đệ của Vân Cốc thienf sư một hôm đến Thê Hà, trông thấy cư sĩ đang ngồI, dáng dạng rất thanh , đạI sư đến gần , thấy cặp mắt của cư sĩ không nháy , gương mặt như ngườI đã bỏ cõi trần. Lát sau cư sĩ vào điện lễ thấp thờ xá lợI Phật, đảnh tháp bỗng hiện ánh sáng năm màu chói rực hình như bức màn báu. ĐạI sư lấy làm lạ, đem việc đó hỏI Vân Cốc thiền sư . Sư bảo “ Đó là bửu tràng. Ông ấy đang quán tưởng Tây Phương đấy!”.
Ít lúc sau ông Cố Nguyên nhuốm bịnh nhẹ , ông thỉnh vài vị sư đến lầu niệm Phật . NgườI nhà chạy đến báo rằng “ Khắp cả nhà đều nghe mùi hương sen”. Chư sư tăng đều kính mừng. Nhưng ông vẫn thản nhiên như không, thong thả bảo chư sư rằng “ Hơn nửa tháng nay tôi luôn ngồI trong hoa sen thấy thân đức Phật A-Di-Đà lớn khắp cả hư không thế giớI, thế giớI đều có sắc huỳnh kim . Đức Phật mỉm cườI nhìn tôi, nắm tay tôi , cùng lấy y phủ lên mình tôi. Tôi sẽ vãng sanh Cực-Lạc!”.
Mấy ngườI con trai của ông khóc thưa “ Cha về Tây Phương đã an phận, còn bọn chúng con đây thờI làm sao ?” Ông cườI bảo “ Các con cho rằng cha sống ư? Chết ư ? không xem mặt trờI kia : mọc phương đông, lặn phương tây. Quả là mặt trờI lặn thiệt đấy ư ?”. RồI ông hẹn giờ trước. Đến giờ ông tắm rửa, thay y phục , đoan tọa hướng về Tây Phương mà mất. Hương sen thơm ngát trọn ngày mớI tan.
Trích Hàm Sơn Mộng Du Tập


CHÂU NGUYÊN CHÁNH
Ông Châu Nguyên Chánh , một danh sĩ ở HảI Diêm. Bình sanh ông có chí học đòi hạnh thánh hiền. Hằng ngày khắc kỷ rất nghiêm. Năm trên 60 tuổI được thâm nhập thiền duyệt, ông bèn ở riêng một ngôi nhà phía sau vườn, không tiếp khách, không hỏI đến việc nhà. MỗI buổI sáng ông tụng một quyển kinh Pháp Hoa, xế chiều thờI tĩnh tọa.
Một homoong Trần Tắc Lương , học trò của ông đến thăm và thưa “ Thầy tuổI đã cao sao khoongtamj khai giớI rượu ư ?” Ông nghiêm mặt bảo “ Có phảI là trò muốn bảo ta nên điều dưỡng khí huyết đó không ? Trò không biết rằng ta đốI vớI sự sanh tử đã được tự chủ ?” Tắc Lương rùng mình, khiếp sợ mà lui ra. Tháng 7 năm ấy ông nói vớI ngườI con trai rằng “ Cha ở đây không phận sự gì, đáng nên đi”. NgườI con hỏI “ Cha tính sẽ đi đâu?” Ông đáp “ Đi Tây Phương Cực-Lạc Thế-GiớI”. Con và cháu cố cầm ông lạI.
Đến ngày mồng một tháng chạp, ông nhuốm bịnh nhẹ, bỏ ăn. NgườI nhà chộn rộn lo sắm đồ. Ông nói “ Chớ vộI, đây là việc nửa đêm ngày mồng 8 , chớ chưa phảI liền bây giờ.”. Đến kỳ ông đoan tọa muốn từ trần, song lạI nói “ Trọn đờI tôi không hề phụ ai một mảy gì. Mùa đông này ông thợ ở sau nhà dọn cỏ , và ban bằng một khoảng đất bên ngõ vườn ý muốn chờ mùng một tết tiện cho tôi đi đứng. Tôi chưa có chi đáp lạI tấm lòng tốt ấy!”. Ông bảo đem giấy bút lạI, rồI tự tay viết bài thi gởI tạ ông thợ ấy, và dặn con cháu sau khi ông mất chừng hai, ba giờ sẽ cho phụ nữ đến, có đến cũng chớ có khóc kể. Dặn xong ông vẫn ngồI yên tạI chỗ nhắm mắt mà qua đờI. Hừng sáng quyến thuộc đến bu chung quanh mà kêu khóc. Ông bỗng mở mắt, lắc đầu, khoát tay bảo đi ra. Khi bọn phụ nữ ra hết, ông mớI nhắm mắt mà đi thẳng.
Trích bộ: Pháp Hoa Trì Nghiệm Sự Ký.

(trang 17)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÂU ĐÌNH PHƯƠNG
Ông Châu Đình Phương ngườI Vân Nam, tánh chơn thật hiền hòa. Khi làm ăn ông không tính là được hay thất. Nếu có dư tiền thì chia cho ngườI nghèo. Có ai đến bàn luận vớI ông công việc gì, ông liền cườI mà không đáp. Thậm chí có ai chế nhạo hay mắng nhục, ông cũng chỉ cườI mà thôi.
MỗI ngày, sáng sớm ông tụng một quyển kinh Kim Cang, một biến kinh A-Di-Đà , một quyển kinh Quán-Âm rồI hồI hướng Tịnh-Độ. Ông tự láy làm vừa lòng vớI công việc ấy lắm. Ông từng nói “ Tôi chẳng rờI nhựt dụng, chẳng móng tâm tham ái, như thế là đủ rồI”.
Năm 87 tuổI, tiết Thanh Minh ông lên mộ tạ từ Tổ Tiên. Về đến nhà ông liền nói vớI mọI ngườI “ Đức A-Di-Đà Phật, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, ĐạI-Thế-Chí Bồ-Tát đồng đến rước tôi “. RồI ông lạI nói “ Đức Quán-Thế-Âm bảo tôi tuyệt đồ cá thịt năm ngày mớI được về Tây Phương”. Và bắt đầu từ ngày đó , ông chỉ ăn cháo trắng vớI rau luộc . Đủ năm ngày, ông tắm gộI thay áo, độI mũ bảo các con em tụng danh hiệu của Thất Như Lai . Còn ông thờI tụng kinh như những thờI khóa thường ngày. Tụng niệm xong ông đoan tọa mà mất. Qua ngày sau, có mùi thơm lạ từ thây ông phát ra, sắc mặt vẫn tươi như sống.
Trích : Kim Cang Linh Ứng Lục.

.


BÀO TÔNG TRIỆU
Cư sĩ Bào Tông Triệu tự Tánh Truyền. NgườI Thiệu Hưng. Nhà ông vốn là tín dồ đạo Phật đã nhiều đời. Năm 20 tuổI ông ăn chay trường, thọ ngũ giớI, thuộc lòng hai bộ kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm , mỗI ngày đều tụng giáp bộ một bận.
Ngày nọ thân phụ sai ông coi hàng giấy ở Gia Hưng, giận ông xé giấy xem , phạt ông quì.Một lát cho đứng dậy thờI ông đã tụng xong mườI quyển kinh Lăng Nghiêm.
Ít lâu sau, ông theo học đạo vớI các đạI thiền sư như Tứ Bá, Tân Mộc vv…Khi gần già, ông đã hai, ba phen đến tham phỏng Liên Trì đạI sư , rồI xin qui y thọ giớI, và dốc lòng tu Tịnh-Nghiệp.
Ông nghiên cứu Phương Sơn Hiệp Luận và Vĩnh Tông Cảnh Lục , được tín giảI thông lợi. Tự hiệu là Thiên Cổ cư sĩ. Ông có trứ tác tập “ Thiên Nhạc Minh Không”.
Khi sắp lâm chung, ông bảo ngườI nhà sắm tiệc chay rồI mờI các pháp hữu đến nhà đồng thanh niệm A-Di-Đà Phật . Lúc mặt trờI sắp lặn ông chắp tay tạ mọI ngườI mà nói “ Xin vĩnh biệt quí ngài !” rồI ông đoan tọa mà mất.
Trích Thiên Nhạc Minh Không Tập

TRANG QUẢNG HOÀN
Ông Trang Quảng Hoàn tự Phục Chơn , ngườI Gia Hưng. Lúc trẻ học nho, lớn lên học y khoa . Đến năm ngoài 40 tuổI, ông nhàm việc đờI, bèn chuyên luyện thuật dưỡng sanh. Ít lúc sau mang bịnh , ông ngậm ngùi than rằng “ Tôi lạI không thể làm một ngườI thanh nhàn trong trờI đất này ư?” Ông tạo một miếng vườn, chất đá làm núi , trồng bông, sửa kiểng, rồI luôn ngày ngâm vịnh ở trong đó. Một hôm thấy bông héo rụng , nghĩ thân mạng vô thường , ông liền phá bỏ cảnh vườn, đóng cửa tọa thiền, tụng kinh Kim Cang, kinh A-Di-Đà v v…
Sau đó ông đi Hàng Châu , gặp một cụ già, cùng nhau bàn về Phật pháp. Cụ già hỏI “ Ông học Phật mà ai là thầy của ông ? “ Ông đáp
“ Tôi không có thầy “ Cụ già bảo “ Chắc ông đã từng đọc sách “Phục Khí” của Liễu Tử Hậu chứ ! Trên đường đạo vô thượng vi diệu mà không có ngườI dẫn dắt , đâu khỏI lầm lạc . Gần đây có Liên Trì đạI sư ở chùa Vân Thê, sao ông không đến tham học ?”. Ông vâng lờI đến chùa Vân Thê ra mắt Liên Trì đạI sư . ĐạI sư giảng dạy về pháp môn Niệm Phật . Ông xin qui y thọ ngũ giớI . Khi về đến nhà, ông định khóa năm vạn câu Phật. Hành trì nửa năm thì tâm địa đứng trong. Năm 80 tuổI ông lạI đến Vân Thê thọ Bồ-Tát giới.
Ông thường lo ngườI trong xứ không hiểu chánh pháp, phần đông xu hướng theo tà giáo , ông mớI rút lấy yếu ngữ trong những bộ kinh luận về Tịnh-Độ làmf thành bộ “ Tịnh-Độ Tư Lương Tập”. để khuyên người. Từ đó lần lần ngườI trong xứ được cảm hóa mà trở về chánh pháp.
Trích Tịnh-Độ Tư Lương Tập


LA DOÃN MAI
Cư sĩ La Doãn Mai ngườI Thái Thương. Cha mơ thấy một sư tăng đến nhà xin ở nhờ, sáng ngày thì cư sĩ sanh. Khi lên bốn, cư sĩ nhớ dung mạo cha mẹ đờI trước , cả đến tên làng, thường đem thuật lạI vớI ngườI nhà. Năm lên năm, một hôm cư sĩ chạy vòng theo cột, chóng mặt té, mẹ đánh cho. Cư sĩ khóc mệt rồI ngủ, khi thức dậy thờI không còn nhớ việc đờI trước nữa.
Cư sĩ rất thông minh, khi vào trường học ai cũng định cư sĩ sẽ là ngườI trong khoa đệ. Nhưng thân phụ thấy cư sĩ luôn ươn yếu , nên không cho đi thi. Cư sĩ tham đạo vớI Nghiệt Nham thiền sư đặng tỏ thấu diệu lý, tự hiệu là “ Vô Thiên Cư Sĩ” RồI cư sĩ chuyên tâm qui hướng Tịnh-Độ
Khi thân phụ tuổI đã cao, cư sĩ gánh vavs tất cả việc nhà, không để phiền đến cha già, cùng cần mẫn phụng dưỡng. NgườI thờI ấy khen tặng cư sĩ là bậc hiền hiếu.
Mùa thu năm Khương Hy thứ 40, cư sĩ có bịnh nặng, muốn viết kệ từ trần. Thoạt nghe trên không có tiếng gọI to “ Thắng Liên cư sĩ còn thọ một kỷ ”. RồI bịnh liền lành. Thân thích lấy làm lạ bèn cùng nhau gọI cư sĩ là “ Thắng Liên “.
NgườI trong xứ ít biết tu hành, cư sĩ cổ động lập hộI niệm Phật được bốn chỗ, nhờ đó tiếng niệm Phật gần khắp cả quận.
Mù thu năm Khang Hy thứ 52 cư sĩ nhuốm bịnh, tính ra đủ 12 năm. Thân thuộc đều lo, nhưng cư sĩ vẫn thản nhiên. Ít ngày cư sĩ mơ thấy một ngườI bảo “ Ong khuyên ngườI niệm Phaatjcos công lớn nên tuổI thọ còn dài”. Sau khi thức giấc, binh như mất .
Cư sĩ tánh rất nhơn từ, phàm những việc dục anh (nuôi trẻ mồ côi), dưỡng lão , chẩn bần, phóng sanh v v… đều tân tâm lực thực hành. Bình sanh cư sĩ chỉ nghĩ đến sự khổ nạn của ngườI mà không kể sự tổn hạI nơi mình. DướI đây là một trong nhiều việc. Mùa đông năm Ất Mùi có hai ngườI láng giềng mươn cư sĩ 100 lượng bạc đi buôn . Khi ghé đến miễu Thiên Phi thì mất tiền. Trọn nghe cả 7 ngườI đều trở lạI, sắp đến cửa công tố cáo. Cư sĩ hay được gọI cả lạI mà bảo “ Đến quan chắc là kềm kẹp tra khảo . Nếu chính là ngườI trộm thờI đành, còn nếu không phảI thờI sao ? Vả lạI trong đây có 2 ngườI ở xứ xa, những ngày bị giam cầm ai đem cơm nước cho? “ RồI cư sĩ hứa khỏI phảI trả lạI số tiền đã mượn ấy, và bảo hai ngườI láng giền bỏ việc mất tiền đó đi. Xem đây đủ thấy tấm lòng từ thiện của cư sĩ.
Năm 71 tuổI, tiết đoan dương , Hoài Tây cư sĩ đến thăm, cư sĩ mừng lắm nói “ Tôi muốn sọan tập “ Tây Qui Trực Chỉ” để khuyên ngườI niệm Phật . Nhờ Tiên sanh viết thay cho để khắc bản cho sớm!”. Hoài Tây nhận lời.
Ngày mồng 2 tháng 6 năm ấy, cư sĩ đi từ biệt các thân thuộc bằng hữu, tha thiết khuyên nhắc tu hành, hẹn đến ngày mồng 6 thì về Cực-Lạc Cư sĩ lạI dặn ngườI nhà lo khắc bản tập “ Tây Qui Trực Chỉ”.
Ngày mồng 6 tháng 6 cư sĩ tắm gộI thay y phục rồI đoan tọa mà nói “ Bảy mươi mốt năm mang đãy da này, ngày nay vứt bỏ, tự tạI biết bao “Dứt lờI cư sĩ bèn tạ thế. Một giờ sau thân quyến bu khóc thái quá, cư sĩ mở mắt ra nói “ Sao lạI làm lụy tôi phảI chậm hết bảy ngày?”.
Sáng sớm ngày 14, cư sĩ nói “ Hôm nay tôi nhất định về”. Kế có Càn-Hành trưởng lão dắt vài đạo hữu đến trợ niệm . Giờ Thìn cư sĩ bỗng đứng dậy nói “ ĐạI Sĩ đã đến rước”. RồI cư sĩ chắp tay, hướng về Tây Phương to tiếng niệm Phật mà qua đời. Ngày 16 Hoài Tây mang bản thảo tập “ Tây Qui Trực Chỉ “ về mớI hay Thắng Liên cư sĩ đã vãng sanh vào ngày bản thảo vừa soạn xong.

Trích tập Châu An Sĩ Văn Cáo


(trang 20)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÂU MỘNG NHAN
Ông Châu Mộng Nhan , vốn tên Tư Nhơn, tự An Sĩ, là một danh sĩ Côn Sơn. Ông thông khắp kinh tạng , thâm tín pháp môn Tịnh-Độ , tự hiêu là “ Hoài Tây Cư Sĩ”
Ông từng xét rằng “ NgườI đờI tạo vô lượng tộI ác, mà hai ác nghiệp sát sanh và tà dâm chiếm hết một nửa “. Ông bèn soạn hai bộ sách GiớI sát và giớI dâm. Bộ giớI sát đề là “Vạn Thiện Tiên Tư “ trong đó lờI rất khẩn thiết , ai xem đến cũng động lòng. Ông tự nói mỗI khi qua các miếu thần thờI vái rằng “ Ngưỡng mong tôn thần phát tâm xuất thế, chớ hưởng rượu thịt . Nên nhứt tâm thường niệm A-Di-Đà Phật, cầu sanh Tịnh-Độ. Tư Nhơn này từ nay đến trọn đờI, nếu tự giết một con vật nhỏ, nhẫn đến tất cả quyến thuộc trong gia đình tôi, nếu ai cố ý hạI mạng một con muỗI, con kiến xin tôn thần phạt tộI cùng phát bỏ tất cản sách của tôi soạn. Tư Nhơn này từ nay cho đến trọn đờI , nếu thấy cá chim bị tai nạn mà không thương xót, tìm cách cứu vớt , trái lạI móng tâm sát hạI cũng đồng vớI thệ trên. Tư Nhơn này từ nay cho đến trọn đờI dầu là trong giấc mộng , nếu thấy ngườI sát sanh mà không chí thành niệm Phật phát tâm cứu độ , trở lạI tùy hỷ tán thành, cũng đồng vớI lờI đã thệ trên.
Bộ giớI dâm tên là “Dục HảI HồI Cuồng” trong đó chỉ rõ vô lượng tộI lỗI và nhiều khổ báo của ngườI dâm loạn. VớI phương pháp trừ dâm ông trình bày :
A – Quan sát thai ngục rõ các thứ khổ xấu , làm phương tiện dứt lòng dâm đầu tiên.
B – Quan sát trong thân ngườI đây có vô số hộ trùng, làm cửa cho môn bất tịnh quán
C – Quan sát thân trai gái. Trong đó đầy dẫy những máu mủ, đàm nhớt, nước miếng, nước dãi , là bọc da đựng phẩn nhơ. Để đốI trị dâm dục.
D – Quan sát thân ngườI chết : xanh bầm lạnh cứng , sình chương nứt nẻ cực kỳ hôi thốI. sanh bọ sanh giòi, da thịt tan rữa, xương cốt rã rời… Thân hiện tạI của ta đay ngày mai cũng sẽ như vậy . Dùng làm phương tiện dứt hẳn dâm tâm.
E – Quán tưởng thân mình ở trong hoa sen báu nơi ao thất bảo tạI Cực-Lạc thế giớI. Hoa nở thấy Phật và Bồ-Tát và những cảnh trang nghiêm thanh tịnh, thấy mình lễ Phật, cúng dường. Lúc quán tưởng như vậy , phát nguyên tha thiết cầu sanh Cực-Lạc thế giớI , để thoát hẳn chốn dục trần. Đây là phương tiện cứu cánh giảI thoát.
Ngoài ra ông còn soạn bộ “ Âm Chất Văn Quảng Nghĩa” và bộ “ Tây Qui Trực Chỉ “.
Năm Càn Long thứ 4 , tháng giêng ông nói vớI ngườI nhà rằng ông đi về Tây Phương Cực-Lạc Thế GiớI . NgườI nhà xin đem nước thơm đến cho ông tắm rửa . Ông nói “ Tôi dùng nước thơm tự tắm gộI rồI”. Ông nói cườI như thường mà mất. Mùi hương lạ thơm ngát cả nhà, thọ 84 tuổi.
Trước đây có ngườI bạn là Vương Mạnh Lân chuyên chí tu Tịnh-Độ, mỗI ngày coi việc niệm Phật là nhiệm vụ khẩn yếu nhất . Năm Khang Hy thứ 41, mùa đông ông Lâm có bịnh , tháng 11 ông đến thăm. Mạnh Lâm nói “ Ngày 17 tớI đây ngườI đờI cho là ngày thánh đản đức A-Di-Đà Phật , tôi sẽ về Cực-Lạc nộI ngày ấy “. Ông hẹn sẽ đến đưa. Sáng sớm ngày 17 ông đến, thấy Mạnh Lâm dầu là bịnh mà thần sắc tươi tỉnh vui vẻ. Ông bảo “ Tiên sanh nên phát Bồ-Đề tâm ! trong kinh dạy ngườI tu hành mà không phát Bồ-Đề tâm như cày ruộng mà chẳng gieo giống “. RồI ông luận rõ nghĩa lý “Tứ Hoằng Thệ “. Ông Mạnh Lâm vui vẻ gật đầu Ông giã từ và một lát sẽ trở lạI . Sau buổI cơm trưa , ông trở lạI thờI Mạnh Lâm đã niệm Phật mà từ trần hồI nửa buổI rồi. Bấy giờ đã cách hơn 3 giờ mà thân ông Lâm vẫn đoan tọa ngay thẳng, sắc mặt không đổi.
Trích bộ An Sĩ Toàn Thơ.




KHƯƠNG KIẾN LONG
Ông Khương Kiến Long ngườI Ngô Huyện , tánh hào hiệp. Gặp năm đói kém ông đem hết tư sản để chẩn bần, do đó nhà trở nên nghèo. Ông học nhãn khoa để sanh nhai. Ông vốn thích thuật trường sanh (tu Tiên).
Một đêm nọ ông mơ thấy mình đến một chỗ núi cao, hang thẳm gió lạnh thổI rợn ngườI . Ông vộI tìm xem có ngườI nào không. Thoạt trên không tràng phan đầy trờI. Trên kiệu báu một ngườI ngồI kiết già, thân cao lớn ánh sắc vàng. Ông chấp tay ngước mặt cầu khẩn “ Tôi vì tộI chướng nhiều, đi lạc vào chốn hiểm địa này , xin ngài cứu cho”. NgườI thân vàng hỏI “ Ông chịu phát nguyên không?” Ông cúi lạy thưa “ Từ nay trở đi , Kiến Long này nguyện làm tôi con nhà Phật “.NgườI thân vàng bảo “ Tốt lắm, ngày mai sẽ có Tỳ-Kheo chỉ dẫn ông tu hành, cẩn thận chớ bỏ qua”. Ông bỗng choàng thức dậy. Sáng ngày quả thiệt có sư Tăng đến nhà. Ông hỏI phương pháp tu hành. Sư nói “ Cốt yếu tu hành không gì qua niệm Phật. ngườI có thể niệm Phật quyết định sanh Tây Phương, ngườI có thể niệm Phật dặng bực bất thoái chuyển , ngườI có thể niệm Phật chóng thành chánh giác”. Kiến Long mừng lắm, từ đó mỗI ngày ông niệm Phật trên một vạn câu. Tieengsnieemj Phật của ông rất thanh và rất lớn , vang suots cả xóm.
Năm Càn Long thứ 43 tháng 8, ông nhuốm bịnh nhẹ, bảo các con rằng “ Cha nhứt tâm cầu sanh Tây Phương, không còn quyến luyến gì khác”. Đến ngày rằm ông biên bài kệ
Thoát hẳn ngũ trược khổ
Vãng sanh Cực-Lạc độ
Hoa báu sáng đẹp tròn
Một niệm lên giác lộ
Giờ ngọ ngày 16 ông an lành niệm Phật mà mất. Thọ 75 tuổi.
Trích Tịnh-Độ Thánh Hiền Lục

TRẦM BÍNH
Ông Trầm Bính tự Kính Phu, ngườI Trường Châu . Năm 15 tuổI ông mang bịnh suyễn . Đến năm 30 tuổI thì bịnh thêm nặng . Ông phát tâm xuất thế, niệm Phật rất chí thiết Năm 50 tuổI, bịnh càng trầm trọng, từ tháng giêng đến tháng năm nằm liệt giường, ông thệ ăn chay trường.
Dương Quảng Văn đến thăm bịnh, khuyên ông trì kinh Kim Cang. Quảng Văn đỡ ông ngồI dậy , chỉ cho ông đọc trọn quyển. Đến ngày thứ ba thờI mỗI ngày ông đọc được ba quyển. Nửa tháng sau thờI ông lành bịnh. Từ đó về sau cứ mỗI ngày ông tụng ba quyển kinh Kim Cang và không ngớt niệm Phật . Ban đêm ông thường ngồI niệm đến sáng. Bịnh suyễn lần lần dứt mà lưng lạI còm. Sau đó năm năm, một đêm nọ giữa lúc tịnh tọa niệm Phật , ông phát nguyện thệ thành chính giác độ tất cả mọI loài. Liền đó xương sống bỗng kêu răng rắc , lưng bèn ngay thẳng như ngườI thường. RồI ông đến thọ ngũ giớI vớI ĐạI sư Lữ Đình.
Ông thường nói “ Vạn vật trong thế gian sanh diệt không ngừng, chỉ có một câu A-Di-Đà Phật là an ổn nhứt”. Ông lạI nói công phu niệm Phật của mình rất đắc lực trong những lúc bịnh nặng : Cả thân đau khổ, chỉ một câu Phật rành rẽ nơi tâm không hề quên hở.
Năm Càn Long thứ 46 , tháng 11 ông bịnh sơ sài vài ngày. Sáng sớm ngày 30 , sau khi súc rửa xong , ông kiết già, xây mặt về phương Tây mà niệm Phật. Vợ ông lạI đứng gần, ông khoát tay bảo đi. Một lát sau thấy ông ngồI yên lặng quá lâu , ngườI nhà lạI xem thờI ra ông đã qua đờI rồi.
Vợ ông cũng trường trai, niệm Phật rồI xuất gia làm ni.
Trích Nhi Lâm Cư Hậu Tập.


TRẦM TRUNG HÚC
Ông Trầm Chung Húc ngườI Ngô Huyện, một danh y triều Thanh. Ông rất thích bố thí. VớI ngườI binhjngheof không lấy tiền thuốc , mà còn giúp tiền gạo là khác. Vợ mất sơm, ông không chắp nốI , mỗI ngày siêng tu Tịnh-Nghiệp.
Hoặc nơi đầu đường, hoặc ở bên cầu, hoặc ở chỗ đô hộI ông đều biên danh hiệu đức A-Di-Đà Phật vớI những lờI thiết yếu để jhuyeen ngườI niệm Phật. Khi gặp ngườI bịnh nguy nặng, ông than thở bảo “ Sức tôi không cứu nổI, biết làm sao ? “ NgườI bịnh khóc cầu. Ông nói “ Tất phảI niệm Phật. Tây Phương Cực-Lạc thế giớI có đức A-Di-Đà Phật . Nếu ngườI chí tâm xưng niệm , thờI diệt được tộI nặng sanh tử trong vô lượng kiếp. NgườI có tin không?” . NgườI bịnh đáp “vâng” Ông lạI hỏI “ Có thể chuyên tâm niệm Phật không ?”. NgườI bịnh lạI vâng dạ. Ông nói “ Nếu thiệt được như vậy thờI bịnh có thể chữa”. RồI ông cho thuocs. Luôn luôn và dược công hiệu một cách phi thường. Do đó ngườI tin theo mà phát tâm ăn chay, niệm Phật rát đông.
Năm trên 70 tuổI, ông chánh niệm, an tường mà mất. Ngót mấy mươi năm sau ngườI xứ ấy khi luận hàng cư sĩ tu Tịnh-Nghiệp tất để ông vào bực nhứt.
Trích Nhị Lâm Cư Hậu Tập.

QUỶ ĐỊNH QUỐC
Ông Quỷ Định Quốc hiệu Tỉnh Trai ngườI Minh Châu, chức Học Dụ tạI châu. Ông vốn ngườI tu Tịnh nghiệp, lập hộI Tay Qui.
Năm Gia ThớI, ông cất Tịnh-Độ viện tạI Tiểu Giang , xây tháp đá nơi ao để chứa xương cốt ngườI trong xứ. MỗI tháng, ngày mồng 8 và 18 họp tăng, tục nơi viện tụng Quán Kinh và niệm Phật. Ong khắc “ Niệm Phật ddaaof” để khuyên mọI ngườI niệm Phật.
Kế Công một thợ rèn năm 70 tuổI bịnh mù, lãnh niệm Phật đồ . Niệm đủ bốn bức đồ thờI cặp mắt sáng tỏ như thường. Trọn ba năm, ông Kế niệm mãn được 17 bức đồ. MỘT HÔM GIỮA LÚC NIỆM PhẬT, ông Kế bỗng chết, nửa ngày sau sống lạI bảo các con rằng “ Cha đã được thấy Phật và Bồ-Tát ở Cực-Lạc thế giớI , Quỉ Học Dụ là ngườI dẫn đạo cho cha tu hành nên chia công đức 6 bức đồ tặng ngài và tạ ơn ngài thế cho cha”. Dặn xong ông hướng về Tây Phương đoan tọa mà mất .
Năm Gia Định thứ 4 , ông Định Quốc mơ thấy Thanh Đồng bảo rằng “ Đức Phật bảo tôi đến cho ông hay : Sau ba ngày ông sẽ sanh về Cực-Lạc”. Đến kỳ ông tắm gộI, thay áo rồI đoan tọa , xướng Phật hiệu mà từ trần.
Trích Phật Tổ Thống Kỷ.




HUỲNH THỪA HUỆ
Huỳnh Thừa Huệ ngườI Hàng Châu, có chí tiết, không theo lệ tục. Ông thờ mẹ rất hiếu. Tánh thích bố thí, gặp ai không áo ông liền cởI áo mình đang mặc mà cho., gặp ngườI thiếu ăn, ông liền trút hết tiền trong túi mà tặng.
Văn KhảI Sơ, em vợ ông, dắt ông đến chùa Vân Thê qui y vớI Liên Trì đạI sư , pháp danh Tịnh Minh.
Về sau ông mang bịnh thổ huyết. 3 năm bịnh thêm nặng Văn KhảI Sơ đến thăm, khuyên niệm Phật. Vì đương đau meetjquas, ông không niệm, KhảI Sơ to tiếng bảo “ Nếu anh chết thờI cái mà hiện tạI nhận biết đau khổ đây nó sẽ về đâu?” Ông giật mình hỏI lạI “ Thế thờI phảI làm sao ?” KhảI Sơ bảo “ Không gì hơn niệm Phật”. Ông hỏI “ Cậu bảo tôi niệm tự tánh A-Di-Đà hay Cực-Lạc A-Di-Đà ?” KhảI Sơ gạn lạI “ Thế anh cho là hai ư ?” Ông tỉnh ngộ, liền thỉnh Huệ Văn pháp sư đến nhà làm lễ thượng tượng Phật . Pháp sư giảng giảI nhân duyên Tịnh-Độ, ông mừng lắm , cầu pháp sư xuống tóc, thọ giớI sa-di . Khi thọ giớI xong. Ông dặn thân quyến không được đến gần , chỉ để một ngườI trai săn sóc ông thôi. RồI ông chuyên tâm niệm Phật và tụng thầm kinh Pháp Hoa. Bảy ngày sau , tất cả ngườI nhà đều nghe mùi hương sen thơm ngát. Ông mỉm cườI nói rằng “ Không đem đến một món , không mang đi một vật. Trăng tròn trên đỉnh núi cao , mớI thật bổn lai chơn diện mục”. Ông bảo ngườI thỉnh chư sư tăng niệm Phật. cùng sắm hoa quả cúng Phật. Khi chư tăng đọc bài phát nguyện “ Khể thủ Tây Phương An-Lạc-Quốc “ đến đoạn “ Phóng quang tiếp dẫn, thùy thủ đề huề”. Ông vụt chổI dậy ngồI ngay thẳng , vẻ mặt hân hoan , mắt nhìn chăm chăm tượng Phật mà tạ thế.
Trích Hàm Sơn Mộng Du Tập

VĂN KHẢI SƠ
Ông Văn KhảI Sơ ngườI đồng hương vớI Huỳnh Thừa Huệ. Thuở trẻ thường đau ốm. Ông phát tâm muốn thoát khỏI sanh tử bèn đến Vân Thê qui y vớI Liên Trì đạI sư lãnh thọ pháp môn niệm Phật, pháp danh là ĐạI Thành .
Ngài Liên Trì đạI sư viên tịch, Đức Thanh đạI sư đến Vân Thê điếu tang. KhảI Sơ đảnh lễ cầu xuống tóc xuất gia. Đức Thanh đạI sư bảo “ Tứ đạI không còn câu phược được Phật tánh , huống là mớ tóc mà làm trở ngạI được ư ? Ông có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ, chưa nên xuất gia “. Ông bèn thôi.
Ít lúc sau nhuốm bịnh ông nói “ Tôi sẽ thẳng về Tây-Phương, bịnh không can gì”. Đến khi bịnh nặng, tinh thần hôn loạn không tự chủ được, ông lo sợ lắm, bảo ngườI thỉnh chư tăng đến trợ nệm . Qua ngày sau vẫn hôn loạn như cũ . Ông chăm hẳm nói “ Gốc rễ sanh tử chẳng phảI ngườI khác nhổ thế cho được”. RồI ông gượng bịnh đứng dậy, đi rửa mặt, súc miệng. Sau khi mặc áo xong, ông đến quì trước bàn Phật , đốt liều hương nơi cánh tay, cầu ai sám hốI suốt cả đêm không biết mệt mỏi., Đến sáng ông về phòng ngồI thờI tâm thần an định, minh mẫn, và thánh cảnh hiện tiền. Ông liền cầu chư tăng xuống tóc , rồI mặc ca-sa từ biệt mọI ngườI mà mất.
Được tin Đức Thanh ĐạI sư khen rằng “ Ông Văn KhảI Sơ đáng gọI là Liệt Trượng Phu đạI dõng mãnh vậy”.
Trích Hám Sơn Mộng Du Tập

TRƯƠNG CHUNG HÚC
Trương Chung Húc ngườI nhà Đường, sống bằng nghề làm thịt gà . Khi sắp chết, thấy ngườI lùa bầy gà tớI hô “ Mổ! mổ” Bầy gà xúm mổ Húc, mặt, mắt đều chảy máu ròng ròng, đau không chịu nổI. Sa môn Hoằng Đạo hay tin bèn đế trương tượng Phật . khuyên Húc niệm Phật. Ông Húc liền chí tâm, hăng hái niệm Phật . Được một lát , bỗng có mùi hương lạ thơm ngát cả nhà , bầy gà biến mất, máu hết chảy , ông Húc đoan tọa mà mất.
TRƯƠNG THIỆN HÒA
Trương Thiện Hòa cũng ngườI nhà Đường , làm nghề giết bò. Lúc bịnh ngặt, thấy vài mươi con bò đến đòi mạng nói tiếng ngườI rằng “ Mầy giết chúng tao phảI đền mạng”.
Ông Hòa hốI vợ thỉnh sư tăng . Sư tăng bảo “ Trong Quán Kinh nói “ Nếu chúng sanh nào gây tạo ác nghiệp , đang đọa vào ác đạo mà chí tâm xưng niệm A-Di-Đà Phật đủ mườI niệm thờI tiêu tộI, được vãng sanh Cực-Lạc thế giớI”.
Ông Hòa nói “ Lửa địa ngục đến rồI, không thể chờ lư hương được” . Ông liền tay tả cầm lửa , tay hữu cầm hương, hướng về Tây Phương to tiếng niệm Phật. Chưa đầy mườI hơi , ông bỗng nói “ Phật đã đến trao tôi tòa sen báu”. Dứt lờI liền tắt hơi.

Trích Phật Tổ Thống Kỷ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HAI CÔ

Cô Huỳnh Tuấn mồ côi từ thuở bé, mỗI ngày cô theo bà nộI lạy Phật tụng kin. Lớn lên hứa gả cho nhà họ Lục, cô bỗng phát bịnh nặng . Cô quyết chí xuất thế, bảo ngườI dìu đỡ lạy Phật sám hối. Chàng rể được tin đến thăm , ngườI nhà muốn dắt đến bên giường , cô khoát tay không cho. Chiều hôm ấy khi thỉnh chư tăng đến nhà thọ giớI xong, cô gọI chàng họ Lục vào mà bảo “ Từ nay nhơn duyên đoạn tuyệt, chớ có tưởng nhớ . Anh cũng sớm hồI đầu đừng mê say mãi”. Dứt lờI cô xin sư tăng xuống tóc . Cạo tóc xong, cô xá sư tăng ba xá tạ ơn rồI cô liền đoan tọa mà mất , hơn một giờ sau thân cô vẫn không nghiêng ngã. Qua ngày sau ngườI nhà thay áo cho thây cô, trong thây bỗng phát mùi thơm lạ, trên má và chơn mày chiếu ánh sáng màu hồng.

Con gái ông Vương Kỉnh Thạch ở Giang Tô, hứa gả cho Từ Cảnh Thiều. Năm 17 tuổI cô trường trai, thọ giớI , sớm tốI lễ tượng Quan-Thế-Âm Bồ-Tát . Không bao lâu Cảnh Thiều mang bịnh rồI chết. Ngày tiếp được thiệp tang, cô liền mặc áo vảI, mang dép rơm , cất nhà ở riêng, chuyên tu được năm năm . Một hôm cô từ biệt thân thuộc, hẹn đến ngày trùng cửu thờI về Tây Phương Cực-Lạc thế giới. Đến kỳ tay tả cô kiết ấn , đứng thẳng ngườI mà qua đời.
Trích Âm Chất Văn Chú Thích của Hà Sĩ Viên

LIÊN TẠNG BA BÀ

ĐIỀN BÀ ngườI ở trạI ruộng tạI Thới Châu .Vợ chồng qui tín Tam Bảo, thường tạo tượng Phật, phóng sinh, trai tăng, bố thí. Ông chồng mỗI ngày tụng kinh Pháp Hoa, bà chỉ chuyên niệm Phật . Tu hành như vậy hơn 20 năm.
Ngày 23 tháng 8 năm Thuận Trị thứ 14, bà bảo ngườI con trai mau đi ddons2 em gái về, vì bà sẽ về Tây Phương nộI ngày ấy. Khi đủ mặt thân quyến , bà khuyên bảo mọI ngườI ở lạI gắng lo tu trì . Cả nhà đều rơi nước mắt. Bà ngâm kệ
Năm mươi sáu tuổI đạI sự xong
Chồng con thân thuốc mựa buồn lòng
Nay tôi thẳng bước về Cực-Lạc
Trí tuệ bờ kia sáng sạch trong.
Dứt lờI Điền bà ngồI kiết già chắp tay mà mất .

TƯỞNG THỊ ngườI Hưng Hóa. Năm 40 tuổI chồng chết, chôn cất xong.Thị khóc nói vớI con trai rằng “ Khi vô thường đến không ai thế cho ai được. Ví như bây giờ mẹ chết con cũng không làm sao được . Từ nay trở sau mẹ quyết trì trai, niệm Phật , không quản đến việc gì khác”. NgườI con trai thuận ý mẹ , cất am tranh gần bên nhà cho mẹ ở. Thị bèn cấm túc niệm Phật trọn năm năm . Ngày 25 năm Thuận Trị thứ 17 thị bảo mua ván đóng khánh vì thị sẽ về Cực-Lạc nộI ngày 33. Thị từ biệt các thân hữu. Đến kỳ thị vào ngồI trong khánh niệm Phật mà mất. Một lát sau từ trong thân của thị bỗng phát lửa thiêu cháy cả thây lẫn khánh.

MỤ HÀ ngườI Thường Châu cùng chồng là ông Phan Thương Cao đồng tu Tịnh-Nghiệp. MỗI ngày mụ tụng kinh Kim Cang. Sớm tốI lễ sám niệm Phật hồI hướng nguyện sanh Cực-Lạc. Năm Khương Hy thứ 17 tháng 7 mụ có bịnh , mụ định đến giờ ngọ ngày 29 thờI vãng sanh. Ngày 29 con cái đều hợp đủ cùng mờI các đạo hữu đến nhà đồng thinh niệm Phật. Thiệt đến giờ ngọ Mụ Hạ vui vẻ mà qua đời.

Trích bộ Liên Tạng



TỪ THỊ
Từ Thị ngườI Tòng Giang, con gái ông Dương Phất Trai . Năm 32 tuổI thị ăn chay trường, niệm Phật và trì chú đạI bi cầu sanh Cực-Lạc thế giới. MỗI ngày sáng sớm thị thắp hương niệm Phật một nghìn câu, trì chú 21 biến rồI sau mớI lo liệu việc nhà . TốI đến thị nhiếp tâm niệm Phật . Thị tu hành như vậy trọn 29 năm không sót một ngày.
Mùa hạ năm Can Long thứ 35 , Thị nhuốm bịnh nhẹ. Sáng sớm mùng 8 tháng 6 Thị khóa tụng như thường .Khi trì chú được chừng 1 khắc , ngườI nhà nghe tiếng tụng niệm của Thị vang ra khỏI ngõ nhà, lấy làm lạ bèn vào phòng thờ Phật xem thì Thị đã đoan tọa mỉm cườI mà mất rồi. Lúc đó nhằm tiết nóng nực , đến ba ngày sau nhan sắc thây của thị vẫn tươi như còn sống. Khi đốt y phục của thị tất cả những ngọn lửa đều hiện thành những hoa sen 5 màu. Ai trông thấy cũng khen sự lạ trong đời.
Trích Nhiễm Hương Tập.

TỌA HÓA AM
Vợ một chiến sĩ ở Tòng Giang, góa chồng, không con , ở một gian nhà lá phía nam chùa Phổ Chiếu. Mụ tánh chất trực , thấy phụ nữ có lỗI , mụ tất chỉ trích tận mặt . Vì thế hàng phụ nữ nơi ấy phần đông đều kính nể mụ .
MỗI ngày mụ tụng niệm có khóa trình : sáng sớm tụng hai biến kinh Kim Cang rồI mớI lo công việc sinh nhai.TốI đóng cửa niệm Phật. Mụ tu trì như thế mãi đến già không hề bê trễ.
Một hôm có vị sư tăng đi ngang trước nhà , mụ chắp tay hỏI “ Tôi nghe Kim Cang bất hoạI thân. NgườI tụng kinh này xác thịt cũng được không hư hoạI có phảI không ĐạI Đức ? “ Sư Tăng đáp “ PhảI “ Mụ liền đoan tọa mà từ trần nộI trong ngày ấy. Nhà nghèo không có đồ liệm thây , ngồI trần trọn ba ngày
, dầu tiết nóng nực mà không biến đổi. Mùi hương lạ thơm ngát cả nhà. Vợ của đề đốc Dương Công Thiệp đích thân đến nhà lo ma chay . Dụng một tu viện ngay trên khoảnh đất ấy lấy hiệu là “ Tọa Hóa Am “ Dùng vảI sơn quấn gói thây của mụ quàn tạI am, đến nay vẫn còn nguyên vện.
Ít lúc có vợ một quan chức tạI xứ, chồng chết, đến tu nơi am ấy , mỗI ngày chuyên lo niệm Phật, trọn 50 năm chưn không bước ra khỏI ngõ am, trừ một lần đi qua ĐạI Hùng Sơn lễ Khê Cốc Hòa Thượng cầu thọ giớI pháp. Năm mất mùa bà nấu cỏ mà ăn. Hàng phụ nữ có cúng dường, nếu là ngườI không tốt thờI thà chịu đói chớ quyết không lãnh . Trước sau có thau đệ tử hai, ba ngườI, vì khổ quá chịu không nổI nên đều bỏ đi cả. TuổI càng già, công phu lễ niệm của bà càng thêm tinh tấn. Năm gần 90 tuổI , không bịnh, bà niệm Phật, an lành mà mất. Bấy giờ nhằm khoảng niên hiệu Càn Long triều nhà Thanh.
Trích Nhiễm Hương Tập

MỤ TÀO
Mụ Tào, thân mẫu ông Bá Thiên Hộ ở Thường Châu . Thiên Hộ tánh thích làm việc phước thiện , kính thờ Lữ Chơn Nhơn. Ông thường gặng hỏI Tiên thuật nơi chơn nhơn và ưa lặng lòng đoan tọa. Một hôm ông qua Tô Châu được ngườI tặng cho tập “ Tây Phương Xát Chỉ “ .Trong tập ấy có đoạn bác Tiên thuật , chỉ quy Tịnh-Độ, Thiên Hộ mớI bắt đầu nơi Phật Thừa, nhưng vẫn còn nghi, bèn đem hỏI chơn nhơn. Lữ Chơn Nhơn bảo “ Ông còn nghi ngờ gì nữa, khi đạI-lam-tai đến bọn Thiên Tiên chúng ta cũng không đường nào trốn thoát . Lạc bang thanh tịnh an ổn , ông nên cố gắng. Ngoài việc niệm Phật, lễ Phật ông nên tụng kèm kinh Kim Cang để cầu vãng sanh”. Nghe chơn nhơn giảng giảI Thiên Hộ mớI hết nghi. Từ đó ông quyết chí tu tịnh-Độ. Năm ấy mụ Tào được 64 tuổI và mang bịnh . Được tin Thiên Hộ từ To Châu vộI về. Khi ông về đến nhà thì mẹ đã tắt hơi, chỉ nơi ngực chưa lạnh, NgườI nhà đang lo sắm quan quách . Thiên Hộ khóc to, kính lạy đức Quán-Thế-Âm , tụng chú bạch y một muôn hai nghìn biến , nguyện giảm tuổI thọ của mình một kỷ để cầu cho mẹ được sống . Ông khóc đến nước mắt, nước mũi ướt cả vạt áo dài. Sáng ngày sau mụ Tào bỗng cựa mình đòi uống, chỉ vài ngày là lành mạnh. Mụ thuật rằng lúc mớI chết bị hai quỉ dẫn đi qua các ty Thổ địa, Thành Hoàng rồI mớI đến phủ Đông Nhạc . Phủ quân phán nhờ con trai mụ chí thành cầu khẩn nơi Quan-Âm ĐạI-Sĩ nên mụ được thêm tuổI thọ. RồI phủ quân truyền quỷ đưa mụ về , vì thế nên sống lại.
Thiên Hộ khuyên mụ tu tịnh-Độ. Mụ Tào liền ăn chay trường , mỗI ngày ba thờI lần chuỗI niệm Phật cầu sanh Cực-Lạc. MườI hai năm sau mụ được 76 tuổI, rằm tháng 9 mụ nói vớI Thiên Hộ “ Mẹ sắp về Cực-Lạc, con cho mờI thân thuộc để mẹ từ biệt”. Sau khi từ biệt mọI ngườI, mụ Tào tắm gộI thay y phục rồI an lành mà mất.
Thiên Hộ có ngườI dì là Hứa Thị cũng trường trai, niệm Phật mà chưa được chuyên nhứt . Thiên Hộ rước dì về nhà mình, khuyên dì buông bỏ tất cả sự duyên , nhứt tâm niệm Phật. Hứa Thị y lời. Năm đó Thị đã 65 tuổI, từ tháng ba đến tháng sáu, trọn ba tháng, thị niệm Phật không để xen hở. Một hôm Thị lạy Thiên Hộ. Ông cả kinh hỏI cớ. Hứa Thị đáp “ Dì trên 65 tuổI, mãi điên đảo trong vòng mộng tưởng , chưa từng được ngày an lạc.Từ khi cháu chỉ dẫn cho dì niệm Phật tớI nay , dì sáng niệm Phật thoạt đã đến tốI , tốI niệm Phật phút chốc đã sáng ngày. Sự an lạc trong đờI có gì hơn nơi đây! Nếu không nhờ cháu thờI không được như thế này, nên dì lạy tạ”. Nhơn đó Thiên Hộ khen ngợI Cực-Lạc thanh tịnh trang nghiêm và nói nếu đặng nhứt tâm, Thánh Cảnh tự hiện. Lúc Thánh cảnh hiện cũng không nên tham trước. Ba tháng sau vào lúc nửa đêm Hứa Thị đang ngồI niệm Phật, thoạt thấy kim liên hoa bay hiện ra trước mặt, rồI hóa thành trăm nghìn muôn ức liên hoa bay lên hư không , chói sáng cả trờI đất. Sáng ngày Hứa Thị đến lạy Thiên Hộ mà thuật sự ấy. Từ ngày đó, dung nhan thị tươi trẻ như ngườI chừng 30 tuổi. Bấy giờ là năm Càn Long thứ 42. Trọn cả ngày ngoài câu Phật thị không hề nói gì khá . Ban đêm Thị chỉ nằm nghỉ chừng một canh còn thờI đoan tọa niệm Phật.
Trích Tây Phương Công Cứ Tập Nghiệm

(trang 26)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ĐÀO THỊ

Đào Thị tên Thiện , tự Quỳnh Lâu , ngườI Tô Châu, vợ ông Bành Hy Lạc, cháu Bành Nhị Lâm cư sĩ. Thuở bé Thị rất thông minh , thi phú giỏI, sớm tốI thường cùng vớI em gái là cô Đào Nhơn xướng họa. Không bao lâu Đào Nhơn mang bịnh rồI chết .Thị bỏ thi phú không làm nữa. Đọc Báo Ân kinh, thị cảm kích nhơn duyên khổ hạnh thuở tiền thân đức Phật . Thị bèn phát đạI nguyện, nguyện quyết chứng vô sanh pháp nhẫn . Thị tả (chép) kinh Báo Ân và các kinh Kim Cang, Di-Đà…nét chữ vừa đẹp vừa ngay thẳng . MỗI ngày thị siêng niệm hồng danh A-Di-Đà Phật. Sau khi về nhà họ Bành, mỗI ngày thị cùng ngườI nhà luận các pháp : khổ, Không, Vô thương, Vô ngã. Sáng sớm là thờI niệm Phật định khóa của Thị. Thị nghiên cứu kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm v v….các kinh về đạI thừa , được tín giảI thông lợi.ùa thu năm Càn Long thứ 44, thị làm mườI bài thi họa lạI mườI bài “Bế Quan Thi “ của Bành Nhị Lâm cư sĩ . Câu câu đều chỉ qui Tịnh-Độ, lờI lẽ rất thâm thiết. Qua đông, Thị cảm bịnh, tự biết không mạnh được Thị niệm Phật không hở. Đầu năm sau thị thỉnh mẹ ruột đến để từ biệt. RồI thị nói “ ĐạI Hòa Thượng đến, tôi xin đi”. NgườI nuôi bịnh hỏI “ Còn bà cụ mớI làm sao ?”Thị bảo “ Tây Phương Cực-Lạc tốt lắm, ngày sau tôi sẽ rước bà cụ cùng về”. Dứt lờI thị liền nhắm mắt, được 25 tuổI. Bấy giờ là ngày 23 tháng giêng năm Càn Long thứ 45.
Năm Càn Long thứ 49, Tây phương đạI sĩ hiệu Tịch Căn giáng thần nơi Ngọc Đàn, vì các hàng đệ tử mà tuyên dương pháp môn Tịnh-Độ. Một hôm Nhị Lâm cư sĩ đến thưa hỏI về chỗ sanh của những thầy, bạn của ông đã quá vãng. Bồ-Tát đều đáp rõ : NgườI sanh thiên, ngườI sanh nhơn. Có bốn ngườI được sanh về Tịnh-Độ 1) Hương Sơn Lão Nhơn pháp danh Thiệt Định, 2) Lữ Đình đạI sư pháp danh Tế HộI, 3) Thệ Nguyện đạI sư pháp danh Phật An, 4) Trầm Kính Phu cư sĩ ( Trầm Bính ) hỏI đến Đào Thị , Bồ-Tát nói đã sanh về biên địa của Tây Phương Cực-Lạc thế giớI ( cũng gọI GiảI Mạn quốc). Giây lát Đào Thị giáng thần, bảo mọI ngườI rằng “ Các ngài qui hướng Cực-Lạc thé giớI phảI rèn tâm thần như sắt đá ngoài không bị cảnh dục trần làm mê nhiễm , trong không để tình tưởng sai sử, đó là trong bùn lầy mà có hoa sen mọc đấy. Niệm một câu Phật thờI có một quang minh, niệm nghìn câu Phật thờI có nghìn quang minh. Quang minh ấy từ nơi tâm mà phát chớ chẳng phảI đặng nơi ngoài ,vì là vô tướng. Đức A-Di-Đà Phật thường không rờI các ngài. Nếu các ngài có mẩy may cách ngài thowifquang minh ấy không hiện được. Khi niệm Phật , tâm phảI luôn luôn giác chiếu thờI mớI phát được niệm lực bất thối. Khi niệm Phật tiếng phảI tha thiết mớI phát được nguyện lực vô thượng. Tâm và tiếng dung hòa nhau, không chỗ nào chẳng hiệu Phật , không lúc nào chẳng niệm Phật, như thế mớI là đắc lực. Phật hiệu vô lượng, cần phảI biết trí huệ vô lượng, thần thông vô lượng , từ bi vô lượng, nhiếp thọ vô lượng. Nếu không phát vô lượng tâm làm sao thấy được đảnh tướng của đức Từ Phụ . Thương thay cho chúng sinh , lòng dục không trừ, thiện căn lần mất. PhảI mau niệm Phật đi.”
Cách mấy tháng sau Nhị Lâm cư sĩ lạI đến Ngọc Đàn để hỏI các việc về Đào Thị , được biết cô đã vãng sanh rất tốt! nhưng các ông La Đài Sơn, Châu Trọng Quân , trai giớI tinh nghiêm, hoằng thệ rộng lớn mà còn phảI kẹt trong vòng phước báo nhơn, thiên. Còn cô giớI phẩm chưa toàn, công phu chưa thuần mà lạI được vãng sanh là sao thế ? Quang cảnh lúc cô vãng sanh ra thế nào ? Sau khi vãng sanh sự hưởng thọ ra làm sao ? Đã được thấy Phật chưa ? đã lên bực bất thốI chưa ? Xin giảI bầy để mọI ngườI nghe biết mà phát tâm tu hành. Đây cũng là hợp vớI bổn nguyện độ sanh của cô vậy. Nhày áy Tịch Căn Bồ-Tát dạy rằng “ Tháng trước ta ở biên địa thuyết pháp rồI đến đây nên Đào Thị nương thần lực của ta mà đến. Nay ta không ghé biên địa nên hị không đến được. Bình nhựt công phu, giớI hạnh của Đào Thị không bằng bọn ông Đài Sơn, nhưng khi lâm chung chánh niệm của Đào Thị hơn các ông ấy xa, cảm đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đến tiếp dẫn. Lúc lâm chung thị thấy kim liên hoa hiện tiền mà vãng sanh. Hiện thị ở biên địa thất bảo thế giớI, ăn mặc tự nhiên . Dầu chưa được thấy Phật, nhưng mỗI ngày chư đạI Bồ-Tát ở Cực-Lạc qua biên địa thuyết pháp hai thời. NgườI tinh tấn thì lần lên cửu phẩm, NgườI giảI đãi thờI hưởng thọ năm trăm tuổi. Một ngày ở biên địa bằng ở đây 100 năm . Từ khi vãng sanh tớI nay Đào Thị tinh tấn lắm, tương lai có thể ở bực thượng phẩm hạ sanh. TờI gian ấy nơi đây là hai nghìn năm nữa.”.
Tịch Căn Bồ-Tát, thuở đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật ứng thế , từng dự pháp hộI Duy-Ma và Vô-Lượng-Thọ.
Trích Thiện Nữ Nhơn Truyện
Tây Phương Công Cứ Thơ Chứng



UÔNG THỊ
Uông Thị ngườI Ngô Huyện, vợ ông Lý Cảnh Hi , 26 tuổI góa chồng , có một đứa con trai mớI được 7 tháng. Thị đương buồn khoorlaij nhằm lúc ngườI bạn mang bức đồ bộ xương ngườI đến tặng , thị phấn chấn, phát tâm xuất thế. Thị thọ pháp môn niệm Phật nơi Hữu Ta Hòa Thượng. Thị ăn chay trường, sớm tốI hướng về Tây Phương lễ Phật sám hốI phát nguyện mau được vãng sanh Cực-Lạc thế giới.
Thị khuyến hóa bà con láng giềng . Đến cả tôi trai, tớ gái đồng qui hướng Phật pháp hơn 100 người. Trong số đó được mườI mấy ngườI ăn chay trường, chuyên tu Tịnh-Nghiệp Thị đến tham học đạo lý vớI Văn Học Thiệt Định đạI sư. Nghe đạI sư giảng đến câu “ Thị tâm thị Phật “ Thị có đôi phần tỏ ngộ . Năm 34 tuổI Thị thọ Bồ-Tát giớI nơi Lữ Đình Tế HộI đạI sư rồI thường tụng kinh Phạm Võng. Thị phát tâm tự trích lấy máu lưỡI tả kinh Pháp Hoa, và kinh A-Di-Đà. Khổ vì máu không đủ để viết. Có một sư tăng bảo đến giờ Tý và giờ Ngọ hứng lấy , nhờ đó mớI hoàn nguyện. Thị vốn có bịnh gan , mỗI năm cứ đến mùa thu là bịnh phát.
Năm Càn Long thứ 49binhj phát nặng hơn mọI năm . Có ngườI jhuyeen thị nên bổ dưỡng .Thị bảo : Ở cõi này học đạo , nhiều chướng duyeenlamf thốI thất . Nếu đặng bỏ báo thân , sớm thấy Phật nghe pháp chính là sở nguyện của tôi đó. Tôi không mong gì khác hơn”.
Tháng 11 bị hạ lỵ nằm liệt giường luôn mấy hôm nhưng thị vẫn không rờI niệm Phật, tưởng Phật . Đến ngày mồng 10 Thị nói vớI ngườI nuôi bịnh “ Mai này tôi sẽ về Cực-Lạc Thế GiớI” hỏI sanh phẩm nào, thị bảo là trung phẩm thượng sanh . Qua ngày sau có mụ Phương đến thăm , thị nói “ Bà đến tốt lắm, xin tắm rửa dùm tôi”. Tắm gộI xong thị ngồI kiết già yên lặng . Một lát thị bảo mọI ngườI đồng thanh niệm Phật , vừa đến giờ Ngọ, Thị chắp tay mà mất. Mùi hương chiên đàn thơm ngát cả nhà. Năm ấy thị được 38 tuổi.
Ba năm sau con gái họ Hà ở xóm ấy mang bịnh chết . Đến canh ba tỉnh lạI thuật rằng “ Tôi bị dẫn đến điện Minh Vương . Vương kể tôi rồI truyền quỷ lấy chùy đánh tôi. Quỷ chưa kịp đánh thờI bỗng thấy tràng phan bảo cái ủng hộ một đạo nhơn từ Tây Phương đến để giáo hóa U Minh. Đạo nhơn ấy thân ánh sắc vàng trang nghiêm xinh đẹp . Tôi nhìn kỹ thờI là cô thầy nhà họ Lý ở Vạn Niên Kiều. Minh Vương quỳ mọp mà rước, miệng xưng Bồ-Tát . Cô thầy bảo thả tôi và đích thân dẫn tôi đi xem các sự khổ ở địa ngục. Sau cùng cô bảo tôi ráng ăn chay niệm Phật, nhứt tâm cầu sanh Cực-Lạc , đến kỳ sẽ rước tôi. RồI cô truyền đưa tôi trở về dương gian nên tôi mớI được sống lạI.
Trích Nhứt Hạnh Cư Tập
Tây Phương Công Cư Thơ Chứng.

PHÍ LAN TƯƠNG
Bà Phí Lan Tương ngườI Ngô Giang , vợ của Bành Nhị Tâm cư sĩ. Bà tánh hiền lành điềm đạm . trọn đờI không mắng nhiếc ai , dầu bà là chủ một nhà giàu to . Khi gặp việc không vừa ý, bà chỉ nín lặng mà thôi. Khi còn là gái bà nộI họ Vương ưa làm Phật sự , bà đã có tâm hâm mộ. Sau khi về vớI Bành Nhị Tâm cư sĩ được sáu năm sanh được hai gái. Kế Bành cư sĩ tu Tịnh-Độ, thường giảng nói về phương pháp thoát khổ, bà liền dứt thịt cá, ở riêng trong một khu vườn nhỏ , mỗI ngày cùng hai cô con gái giảng đọc kinh ĐạI Thừa, hồI hướng Tịnh-Độ.
Năm Càn Long thứ 55 mùa thu bà mang bịnh phổI lạc huyết , sức khỏe kém nhiều , bà đến Văn tỉnh Các thọ giớI Ưu Bà Di vớI Tường Phong hòa thượng rồI về nhà lễ Phật tụng kinh tinh tấn hơn những ngày trước. Bình sanh khi có của dư riêng bà liền làm Phật sự. Bấy giờ bà tom góp tất cả tư trang, tiền, vật riêng của bà, nhờ Bành cư sĩ đến Vân Thê làm Thủy Lạc ĐạI Trai , nguyện cùng tất cả hữu tình đồng sanh Cực-Lạc Ngày ở Vân Thê khai kinh mọI ngườI trong nhà họ Bành đều nghe mùi hương lạ. Bịnh bà càng thêm trầm trọng . Nằm luôn nơi trọn năm ngày , bà thường hướng về Tây phương vái rằng “ Xin Đức A-Di-Đà Phật đến rước con”.
Ngày mùng 8 tháng 9 Bành cư sĩ từ Vân Thê về tớI nhà sách tấn rằng “ Tư Lượng Tịnh-Độ đã đủ, buông tay mà đi , chớ quyến luyến kiếp sống thừa này”. Bà đáp “ Tôi còn quyến luyến chi nữa , chỉ lo không được vãng sanh cho sớm mà thôi”. Giữa đêm hôm ấy bà bỗng to tiếng niệm Phật 10 câu rồI an lành mà mất.
Trích Nhựt Hạnh Cư Tập
Tây phương Công Cứ Thơ Chứng.


HỨA TIẾT PHỤ
Hứa Tiết Phụ họ Tiền, ngườI Thái Thương . Năm 20 tuổI lấy Thái Học Sanh Hứa Chiếu. Sáu năm sau ông Chiếu chết, bà thủ tiết, tận tâm phụng dưỡng cha mẹ chồng. Năm Càn Long thứ 37 triều đình ban cho bà tấm biển “Tiết Phụ “
Từ thuở bé bà đã tin pháp môn niệm Phật . Một hôm thân mẫu phảI bịnh nguy , bà lạy Phật cầu nguyện cho mẹ mau được mạnh , mỗI ngày niệm Phật một nghìn câu. Bịnh mẹ liền lành. Sau khi góa chồng, bà tu niệm càng tinh tấn và chí thành hơn. Bà luôn đem của riêng giúp ngườI nghèo, cứu ngườI nạn., mua chuộc chim, cá để phóng sanh. MỗI ngày bà tụng kinh Kim Cang và niệm Phật hồI hướng cầu sanh Tịnh-Độ. Khi tuổI cao bà ăn chay trường.
Tháng giêng năm Càn Long thứ 57 bà mơ thấy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát hiện thân định ngày tiếp dẫn. Đến kỳ chính là ngày mung4 tháng 2 bà thắp hương, lên tiếng niệm Phật rồI ngồI kiết già mà tạ thế. Thọ 72 tuổI
Trích Nhưt Hạnh Cư Tập.


TỐNG NHỤ NHƠN
Tống Nhụ Nhơn ngườI Trường Châu , vợ Thái học Sinh Cố Văn Diêu.. Thị thờ mẹ chồng rất chu đáo. Mẹ chồng bình nhựt thờ Quán-Thế-AamDDaij Sĩ , khi qua đờI để lạI cho thị bức tượng Quán-Thế-Âm bằng sành. Thị thờ rất thành kính được hơn 10 năm
Một hôm con trai thị, ông Cố Tấn Phương mơ thấy hai vị đạI sĩ mặc tăng y đến nhà có vẻ muốn ở. Sáng ngày gặp một ngườI đi ghe mang hai bức tượng đem bán. Bức thứ nhứt là tăng tướng Quán-Thế-Âm của Ngô Đạo Tử họa,bức thứ hai là tượng thêu Tống Tử Quán-Thế-Âm . Ông Phương liền mua, kêu thợ sửa sang rồI dâng vào am Nguyệt Thinh tạI làng. Năm sau Tấn Phương lạI mơ thấy hai vị đạI sĩ ấy bảo là sắp đi nơi khác. Ông Phương lật đật qua am xem , thấy hai bức tượng cuốn để trong thùng cây. Ông Phương thỉnh về nhà trương thờ ở tịnh thất . Tống thị mỗI ngày đứng bên cạnh niệm A-Di-Đà Phật và thành kính đảnh lễ.
Một hôm trên mặt gạch trong tịnh thất bỗng hiện tượng tăng tướng ĐạI Sĩ gióng hệt bức họa của ngô Đạo Tử. Tám ngày sau trên một mặt gạch khác lạI hiện tượng Tống Tử ĐạI Sĩ. Lần lần Thiện Tài và Long Nữ cũng hiện rõ. Bèn gỡ gạch ra, mướn thợ theo lần mà chạm , tướng hảo chiếu sáng. Tống Thị cảm kính điềm linh dị này liền ăn chay trường, chuyên tâm niệm Phật . Về sau thị bị bạI liệt nhưng mỗI ngày thị đều nhờ ngườI dìu đến trước bàn Phật lễ niệm như thường, không để lỗI thời.
Một ngày nọ, thị gọI cả ngườI nhà lạI khuyên răn dạy bảo rồI bảo đồng thanh niệm Phật, không được khóc. Thị chắp tay dơ ngang đầu, tụng chú và niệm Phật . Thoạt mùi hương lạ ngào ngạt cả nhà , thị an lành mà mất , được 54 tuổI. Bấy giờ là tháng 5 , năm Càn Long thứ 57.
Trích Nhứt Hạnh Cứ Tập

(trang 29)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỊNH THỊ
Trịnh Thị ngườI Tòng Giang , dâu nhà họ Ngô. Thị góa chồng hồI thuở trẻ , quyết chí thủ tiết, cất tịnh thất , đóng cửa tụng kinh niệm Phật trên 20 năm.
Ngày 19 tháng 7 năm Gia Khánh sơ niên , trong sân trước tịnh thất của thị, trên một tảng đá to mọc lên hai bông sen lớn vừa lúc quan tư khấu Thái Hồng Nghiệp cậu ruột của thị , Trí sĩ về làng mục kích “ Hoa sen lớn mọc trên đá” , ông bèn viết bài văn ký sự lạ ấy, khắc vào bia đá.
Tháng chạp năm ấy , Thị nói vớI ngườI nhà rằng “ Tôi sắp về Tây phương Cực-Lạc thế giớI “.Ít lâu sau, Thị không bịnh, niệm Phật mà qua đời.
Trích Nhiễm Hương Tập.


MỤ BÁ BÁT QUẢN
Một bà nhà giàu ở Hàng Châu đến am Hiếu Tử hỏI Đạo Nguyên hòa thượng rằng “ Tu pháp môn nào nộI một đờI chắc chắn thoát khỏI biển khổ?”
Hòa thượng dạy “ Không gì hơn niệm Phật! Nhưng niệm Phật không khó , mà khó nơi bền lâu. Bền lâu chưa khó mà khó nơi tâm chuyên nhứt. Mụ nếu có thể không quản đến tất cả thế sự mà chuyên tâm trì niệm danh hiệu của Phật, và chí thành phát nguyện vãng sanh , khi lâm chung Phật đến tiếp dẫn thì được giảI thoát “. Bà mừng lắm, lạy tạ hòa thượng mà về . Mụ đem tất cả việc nhà ủy thác cho các dâu con . Còn bà thì cất tịnh thất ở riêng lo tu trì.
Sau đó hơn một năm , bà đến am thưa vớI Đạo nguyên Hòa Thượng rằng “ Từ khi nhờ ơn Hòa Thượng chỉ dạy , đệ tử bỏ cả việc nhà, chỉ chuyên lo niệm Phật. Đệ tử tự xét lấy mình, cũng có thể gọI là không trễ biếng , chỉ khổ nỗI khó được nhứt tâm. Trông mong Hòa Thượng từ mẫn dạy bảo thêm cho”.
Hòa Thượng nói “ Mụ dầu vất bỏ việc nhà mà trong lòng còn tưởng nhớ con cháu, quyến thuộc, tình ái chưa muốn dứt mà nhứt tâm sao được! Từ nay mụ phảI gia công . Trước hết nhổ sạch gốc tình ái , trong tâm tất cả đều buông bỏ , rồI sau mớI có thể nhứt tâm”.
Bà than rằng “ Hòa Thượng dạy rất đúng! Đệ tử dầu thân không quản đến gia đình mà trong tâm chưa rờI được. Từ nay đệ tử quyết định trăm sự không quản đến”.
Sau khi về tịnh thất , bà tinh tấn niệm Phật hơn trước. MỗI khi trong lòng tưởng tớI gia đình bà liền tự bảo “ Trăm sự không quản đến! trăm sự không quản đến” để trừ sự tưởng nhớ ấy. Có ai hỏI đến việc nhà , việc đờI bà cũng trả lờI bằng câu “ Trăm sự không quản đến” rồI niệm Phật. Do đó cái danh hiệu “ Bà bá bất quản” truyền khắp xóm làng và ngườI ta không còn kêu đến tên họ cũ của bà nữa.
Cách ngót hai năm sau bà đến am tạ Hòa Thượng rằng “ Con y theo lờI Hòa Thượng dạy , niệm Phật đã được nhứt tâm , đã được thấy phật. Không mấy hôm nữa cõn sẽ về Cực-Lạc!”.
Hai ngày sau bà không bịnh, đoan tọa mà vãng sanh. Bấy giờ là năm Gia Khánh sơ niên
Trích Nhiễm Hương Tập.


Nguyện cho ai xem Topic này đều đuợc vãng sanh Cực-Lạc
xem rồi tin tuởng ( Tín)
Tin rồi nguyện vãng sanh,đắc đạo trở về Ta Bà hóa độ chúng sanh ( nguyện)
Nguyẹn vãng sanh rồi niệm Phật, tạo công đức hồi huớng ( Hạnh)
đày đủ Tín, Nguyện, Hạnh thì sẽ vãng sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC (BÀI BỔ SUNG)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chương Thứ Nhứt
Tiền thân của Cực Lạc Giáo Chủ A Di Ðà Phật
Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã là một đấng lịch sử trong cõi Ta Bà, ngoài mấy nghìn năm, hình ảnh ngài vẫn in sâu nơi ký ức của nhơn loại, do truyện ký cùng di tích, nhứt là nét vàng rực rỡ trong Tam Tạng. Ðức Từ Phụ A Di Ðà Phật cũng là một đấng hoàn toàn lịch sử của thế giới Cực Lạc, trên vài mươi thế kỷ, hồng danh mãi vang lên nơi miệng, nơi tâm của tất cả, y cứ nơi kim ngôn của đức Bổn Sư, đấng chơn thật ngữ.
Ðức Bổn Sư trước khi hiện thân thành đạo vô thượng ở cội Bồ Ðề, để rồi trở nên vị Giáo Chủ cao cả của cõi Ta Bà, ngài là Thiện Huệ Bồ Tát dưng hoa trải tóc cúng dường Phật Nhiên Ðăng và là Hộ Minh Bồ Tát ngự ở cung trời Ðâu Suất v.v...
Ðức Từ Phụ cũng thế, trước khi viên thành quả Chánh Giác giữ ngôi Pháp Vương ở Cực Lạc thế giới, ngài cũng có nhơn địa của ngài: Vua Vô Tránh Niệm thời kỳ Phật Bảo Tạng, Vương Tử Thắng Công Ðức trong pháp hội của Phật Bảo Công Ðức, Bồ Tát Sa Di con trai của đức Ðại Thông Trí Thắng Phật, v.v...
Trước khi nói đến thân và cõi hiện tại của đức Từ Phụ, ta cần nên rõ nhơn địa của ngài, để biết rằng kết quả vô thượng đây tất do nơi nhơn thù thắng thuở trước đây.

I
Bồ Tát Sa Di
Trích thuật theo kinh “Pháp Hoa” phẩm “Hóa Thành Dụ” thứ 7
Ðức Ðại Thông Trí Thắng Phật khi còn ở ngôi Quốc Vương, có 16 người con trai. Lúc Quốc Vương bỏ ngai vàng xuất gia thành Phật, thời 16 vị Vương Tử đồng vào pháp hội xin xuất gia làm Sa Di. Trải qua một thời gian tu học, 16 vị Sa Di chứng ngộ diệu lý, đều đặng thần thông trí huệ.
Sau khi giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho đại chúng trong pháp hội, đức Ðại Thông Trí Thắng Phật liền nhập tịnh thất trụ trong đại định.
Thời gian đức Phật ngồi yên lặng nơi tịnh thất, 16 vị Bồ Tát Sa Di đều thăng pháp tòa giảng rộng nghĩa lý kinh Pháp Hoa cho đại chúng. Mỗi vị Bồ Tát Sa Di độ được sáu trăm tám mươi muôn ức na do tha hằng hà sa người.
Mười sáu vị Sa Di đó hiện nay đều đã thành Phật ca, đang ngự trong đạo tràng ở mười phương thế giới. Vị Sa Di thứ 16 thành Phật ở cõi Ta Bà hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Và vị thứ 9 hiện tại thành Phật ở Cực Lạc thế giới, tức là đức Từ Phụ A Di Ðà Phật.

II
Thái Tử Thắng Công Ðức
Trích thuật theo kinh “Nhứt Hướng Xuất Sanh Bồ Tát"
Về thưở quá khứ có ông Thái Tử tên là Bất Tư Nghì Thắng Công Ðức. Năm 16 tuổi, Thái Tử được nghe kinh “Pháp Bổn Ðà La Ni” nơi đức Phật Bảo Công Ðức Tinh Tú Kiếp Vương Như Lai.
Nghe kinh xong Thái Tử tinh tấn tu tập trong bảy muôn năm, không ngủ nghỉ, mà cũng không nằm, không dựa. Nhờ sức dõng mãnh ấy, nên lần lần Thái Tử được gặp chín mươi ức trăm nghìn đức Phật. Bao nhiêu kinh pháp của chư Phật dạy truyền, Thái Tử đều có thể thọ trì tu tập cả. Về sau Thái Tử xuất gia làm Sa-môn, lại tu tập “Pháp Bổn Ðà La Ni” chín muôn năm và giảng truyền chánh pháp cho mọi người.
Tinh tấn tu hành và cần mẫn giáo hóa, trong một đời hoằng pháp Thái Tử độ được tám mươi ức na do tha người phát Bồ Ðề tâm, trụ bực bất thối chuyển.
Thái Tử Thắng Công Ðức là tiền thân của Ðức Từ Phụ A Di Ðà Phật.

III
Vua Vô Tránh Niệm Và 2 Vương Tử
Trích thuật theo kinh “Bi Hoa”
Vô lượng hằng hà sa kiếp về trước, ở thế giới San Ðề Lam, con trai của Phụ Tướng Bảo Hải xuất gia thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai.
Bấy giờ Quốc Vương Vô Tránh Niệm cùng đi với Phụ Tướng Bảo Hải, các vị Vương Tử và thần dân, đến đạo tràng cúng dường đức Phật Bảo Tạng.
Sau khi nghe đức Phật giảng dạy, Vua cùng Phụ Tướng đồng phát Bồ Ðề tâm. Ðức Vua thời nguyện trang nghiêm Tịnh Ðộ để nhiếp thọ chúng sanh. Quan Phụ Tướng thời nguyện thành Phật ở uế độ hầu ngự phục mọi loài.
Ðức Phật Bảo Tạng phán rằng: “Quá trăm nghìn muôn ức Phật độ về phương Tây có thế giới của Tôn Âm Vương Như Lai, một hằng hà sa a tăng kỳ kiếp sau, thế giới đó sẽ đổi tên là Cực Lạc; bấy giờ vua sẽ thành Phật nơi ấy hiệu là Vô Lượng Thọ Như Lai. Và quan Phụ Tướng Bảo Hải sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni ở Ta Bà thế giới”.
Quan Phụ Tướng là tiền thân của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ðức vua Vô Tránh Niệm là tiền thân của Từ Phụ A Di Ðà Phật.
Lúc vua Vô Tránh Niệm phát nguyện và được thọ ký xong, Thái Tử Bất Huyến, trưởng tử của vua, phát Bồ Ðề tâm, đối trước Phật phát nguyện rằng: “Sau này, thời gian tôi tu Bồ Tát hạnh, có chúng sanh nào gặp phải các sự khổ não khủng bố v.v... sầu lo cô cùng không ai cứu hộ, không chỗ cậy nương, kẻ ấy nhớ đến tôi, xưng danh hiệu của tôi, được thiên nhĩ tôi nghe đến, thiên nhãn tôi thấy đến, nếu những chúng sanh đó chẳng được thoát khỏi các sự khổ não khủng bố, thời tôi thề trọn không thành bực Chánh Giác. Và khi vua cha thành Phật ở Cực Lạc thế giới, thời tôi thường ở Cực Lạc thật hành Bồ Tát đạo và hộ trì chánh pháp”.
Ðức Bảo Tạng Như Lai phán với Thái Tử: “Ông quan sát tất cả chúng sanh mà sanh lòng đại bi, muốn dứt tất cả sự khổ não của chúng sanh, và muốn làm cho chúng sanh đều được an lạc, nay nên đặt hiệu cho ông là Quan Thế Âm. Về sau lúc đức Vô Lượng Thọ Phật nhập Niết Bàn, cõi Cực Lạc đổi tên là Nhứt Thiết Trân Bửu Thành Tựu thế giới, ông sẽ thành Phật nơi ấy hiệu là Biến Xuất Nhứt Thiết Quang Minh Công Ðức Sơn Vương Như Lai”.
Bấy giờ Vương Tử Ni Ma, con thứ của vua, phát nguyện đem tất cả công đức hồi hướng Vô Thượng Bồ Ðề, là lúc Thái Tử Bất Huyến thành Phật, người sẽ là vị Bồ Tát thỉnh chuyển pháp luân trước nhứt, cùng thường ở luôn một bên Sơn Vương Như Lai giúp Phật hoằng hóa.
Ðức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho Vương Tử Ni Ma sẽ được toại nguyện, lúc Sơn Vương Như Lai nhập Niết Bàn, người sẽ hộ trì chánh pháp và sau cùng sẽ thành Phật nơi thế giới ấy, hiệu là Thiện Trụ Công Ðức Bửu Vương Như Lai. Quang Minh, thọ mạng, quốc độ, cùng tất cả Phật sự đều đồng như đức Sơn Vương Như Lai.
Thái Tử Bất Huyến là tiền thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, và Vương Tử Ni Ma là tiền thân của Ðại Thế Chí Bồ Tát
Và dưới đây là truyện tích của một nhà sư tu Tịnh Ðộ được thân nghe những lời trên nơi đức Từ Phụ.

Sư Huệ Cảnh
Trích ở bộ “Tam Bảo Cảm Ứng yếu lược”.
Sư Huệ Cảnh người Lưu Châu, ở chùa Ngộ Chơn. Sư ưa khổ hạnh, thích Tịnh Ðộ, tự tạo 2 tượng Thích Ca và Di Ðà để hằng ngày cúng dường lễ bái.
Năm Sư 67 tuổi, đêm rằm tháng Giêng, thoạt thấy một thầy Sa Môn thân ánh màu huỳnh kim hiện đến bảo rằng: “Ông muốn thấy Tịnh Ðộ không?” Sư đáp: “Tôi muốn thấy lắm”. Sa Môn thân vàng lại hỏi: “Ông muốn thấy Phật không?” Sư đáp: “Tôi mong được thấy”. Sa Môn liền giơ bát ra, bảo dòm. Sư vừa nhìn vào lòng bát, bỗng thấy hiện ra cảnh giới cực kỳ trang nghiêm rộng lớn: đất toàn vàng ròng, dây vàng giăng phân đường sá, lưới báu phủ cây vàng, cung điện, đền đài trùng trùng điệp điệp đều bằng thất bảo sáng chói rực rỡ, đức Phật đang thuyết pháp cho vô số Bồ Tát Thánh Chúng.
Bấy giờ, Sa Môn thân vàng đi trước, Sư theo sau, bước lần đến trước Phật. Sa Môn bỗng biến mất, Sư chắp tay đứng trước Phật. Ðức Phật bảo rằng: “Ông biết vị Sa Môn dắt ông đến đây đó là ai không? Chính là Thích Ca Mâu Ni Phật đấy! Còn ta đây là A Di Ðà Phật. Thích Ca như ông cha, ta đây như bà mẹ, chúng sanh ở Ta Bà như con thơ. Ví như con thơ lọt xuống hố bùn lầy, cha lội xuống lầy đem con lên bờ, mẹ đón bồng lấy con đem về nuôi nấng dạy dỗ, làm cho con thơ vĩnh viễn không còn lạc lầm sa xuống hố nữa. Phật Thích Ca đem pháp môn Tịnh Ðộ truyền dạy cho chúng sanh nơi cõi trược, còn ta thời tiếp dẫn chúng sanh về Tịnh Ðộ trụ bực bất thối chuyển”.
Sư nghe đức Phật phán xong, lòng vui hớn hở, liền rập đầu lễ Phật, bỗng không còn thấy nữa, như người nằm mộng tỉnh giấc. Từ đó Sư càng tín hướng Tịnh Ðộ hơn.
Ít lúc sau, Sư lại thấy vị Sa Môn thân vàng khi trước hiện đến bảo rằng: “12 năm sau ông sẽ được sanh về Cực Lạc”.
Quả thiệt đúng 12 năm sau, Sư Huệ Cảnh viên tịch. Thọ 79 tuổi. Giờ Sư tịch, ông Tăng ở gần thấy vô số Thánh chúng từ phương Tây bay đến rước Sư, và mọi người đồng nghe tiếng nhạc réo rắt trên hư không.

IV
Pháp Tạng Bồ Tát
Trích thuật theo kinh “Phật thuyết Vô Lượng Thọ” cũng gọi là “Ðại Bổn A Di Ðà Kinh”
Một hôm nhơn thấy dung nhan của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tươi tắn sáng rỡ khác hẳn ngày thường, Tôn Giả A Nan bèn ra lễ Phật rồi bạch hỏi duyên cớ.
Ðức Bổn Sư tán thán lời bạch hỏi đây, công đức lớn hơn công đức cúng dường vô lượng vị Thanh Văn cùng Duyên Giác, mà cũng lớn hơn công đức bố thí cho vô lượng hàng chư Thiên, nhơn dân cầm súc trong nhiều kiếp. Vì chư Thiên, nhơn dân nhẫn đến các loài cầm súc đều nhờ lời bạch hỏi này mà được đạo pháp giải thoát.
Rồi đức Bổn Sư cho biết rằng, hôm nay ngài đang nghĩ đến bổn sự, bổn nguyện và bổn hạnh của Ðấng giáo chủ Cực Lạc thế giới, đức Phật A Di Ðà.
Ðức Bổn Sư phán tiếp:
- Vô lượng vô số kiếp về trước, nhằm lúc đức Thế Tự Tại Vương Như Lai xuất thế giáo hóa chúng sanh, có một Quốc Vương nghe đức Phật thuyết phán lòng rất vui thích, liền phát Bồ Ðề tâm, từ bỏ ngai vàng xuất gia làm Sa Môn hiệu là Pháp Tạng.
Sa Môn Pháp Tạng đến đảnh lễ Phật Thế Tự Tại vương, và sau khi thuyết tụng ca ngợi đức Phật, người cần cầu đức Phật truyền dạy công hạnh trang nghiêm Tịnh Ðộ nhiếp thủ chúng sanh, để người y theo tu hành.
Rõ biết Sa Môn là bực cao minh, chí nguyện sâu rộng, đức Phật Thế Tự Tại Vương vì Sa Môn Pháp Tạng mà giảng nói y báo đồng thời lại hiện tất cả ra cho thấy.
Khi nghe và được thấy y báo chánh báo trang nghiêm của các quốc độ xong, Sa Môn Pháp Tạng phát khởi tâm nguyện thù thắng vô thượng. Rồi trong thời gian năm kiếp, người suy gẫm chọn lấy công hạnh trang nghiêm thanh tịnh Phật độ (Bổn Sư nói với A Nan: “Thời kỳ ấy, đức Phật thọ 10 kiếp”).
Khi tu tập xong, Sa Môn Pháp Tạng đến đảnh lễ đức Thế Tự Tại Vương Như Lai, và cầu đức Phật chứng giám cho người thuật 48 điều đại nguyện mà người đã lập thệ quyết thực hiện để tiếp độ tất cả chúng sanh.
Lúc Pháp Tạng Bồ Tát đối đức Phật Thế Tự Tại Vương thuật 48 điều đại nguyện xong, thời khắp cõi đất đều rung động, hoa báu mưa xuống trên mình người, và giữa hư không tự nhiên tiếng nhạc vang lừng: “Quyết chắc sẽ thành Phật!”.
Sau đó trải qua vô lượng vô số kiếp, Pháp Tạng Bồ Tát tu hành thực hiện hoàn toàn các điều nguyện trên, và người đã thành Phật đến nay được mười kiếp hiệu là A Di Ðà, hiện đang ngự thuyết pháp tại Cực Lạc thế giới, cách đây mười muôn ức cõi về hướng Tây.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC (BÀI BỔ SUNG 2)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chương Thứ Hai
Danh Hiệu
Phạn ngữ Buddha (Bụt Ða) ta thông gọi là Phật, nghĩa là đấng Giác Ngộ (Giác Giả); nơi đây, sự “tự giác”, “giác tha” và công hạnh giác ngộ đã cứu cánh viên mãn. Nói cho rõ hơn, tức là bực đã giác ngộ ngã chấp, chứng lý nhơn không, dứt sạch kiến tư phiền não, giải thoát phần đoạn sanh tử; khác hẳn với phàm phu ngoại đạo còn tà kiến mê chấp ngã nhơn, khởi phiền não tạo nghiệp, mãi trôi chìm trong biển khổ sanh tử. Và là bực đã giác ngộ pháp chấp, chứng lý pháp không, phá sạch vô minh, thoát hẳn khổ biến dịch; khác với hàng A La Hán cùng Duyên Giác còn chấp lấy pháp, bị vô minh che mờ bản chơn, mãi mắc trong vòng biến dịch khổ. Mà cũng khác với hàng Bồ Tát, vì Bồ Tát dầu chứng lý mà chưa viên, dầu phá mê mà chưa tận, còn Phật thời đã cùng tận viên mãn.
Cứ theo các nghĩa trên, đức Phật nên gọi là đấng Vô Thượng (đối với Bồ Tát) Chánh Ðẳng (đối với nhị thừa) Chánh Giác (đối với phàm phu là ngoại). Ðây chính là danh từ A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Phật Ðà mà các kinh luôn nói đến. Và còn cần phải hội ý nghĩa của mười hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật - Thế Tôn. Như thế mới hiểu rõ hạnh đức và trí tuệ của đức Phật.
Lòng kính ngưỡng với đức Phật là điều quan trọng phải có nơi người niệm Phật. Muốn có lòng kính ngưỡng chơn chánh phải nhận chơn điểm cao thượng của Phật. Vậy độc giả cần nên tham cứu cho tinh tường.
Các danh từ trên là đức hiệu chung của chư Phật. Giờ đây chúng ta luận đến biệt hiệu của đức Từ Phụ.
Phạn ngữ Amita. Ta đọc trại A Di Ðà, nghĩa là Vô Lượng.
Trong kinh Di Ðà đức Bổn Sư từng vì đại chúng mà định nghĩa hồng danh của đức Từ Phụ: “Nầy Xá Lợi Phất! Ðức Phật đó vì sao hiệu là A Di Ðà? Nầy Xá Lợi Phất! Ðức Phật đó quang minh vô lượng, chiếu suốt mười phương không bị chướng ngại, nên hiệu là A Di Ðà. Ðức Phật đó và nhơn dân trong nước của Ngài, thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên gọi là A Di Ðà".
Vì quang minh vô lượng và thọ mạng vô lượng nên trong các kinh gọi đức Từ Phụ A Di Ðà Phật là Vô Lượng Quang Phật (kinh Hoa Nghiêm v.v...), mà cũng có nơi gọi là Vô Lượng Thọ Phật (kinh Vô Lượng Thọ v.v...)
Trong kinh “Phật thuyết Vô Lượng Thọ”, đức Bổn Sư bảo Ngài A Nan: Ðức Phật A Di Ðà có oai thần quang minh tối tôn đệ nhứt, quang minh của chư Phật không sánh kịp, vì thế nên đức Phật A Di Ðà có 12 hiệu riêng:
1.- Vô Lượng Quang Như Lai
2.- Vô Biên Quang Như Lai
3.- Vô Ngại Quang Như Lai
4.- Vô Ðối Quang Như Lai
5.- Diệm Vương Quang Như Lai
6.- Thanh Tịnh Quang Như Lai
7.- Hoan Hỷ Quang Như Lai
8.- Trí Tuệ Quang Như Lai
9.- Nan Tư Quang Như Lai
10.- Bất Ðoạn Quang Như Lai
11.- Vô Xứng Quang Như Lai
12.- Siêu Nhựt Nguyệt Quang Như Lai.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC (BÀI BỔ SUNG 3)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chương Thứ Ba
Hoằng Nguyện và Ðại Hạnh
Thuật theo kinh Vô Lượng Thọ
Trong thời kỳ tu nhơn, đức Từ Phụ ta vì lòng từ bi quá thiết đối với tất cả chúng sanh, chẳng những muốn sao cho mọi loài đều khỏi tất cả sự khổ, mà còn nặng trĩu lấy quan niệm: Ðể tất cả chúng sanh ở vĩnh viễn trong sự an vui hoàn toàn và bảo đảm chắc chắn trên con đường đi đến quả Phật.
Vì quan niệm đại từ nầy, nên lúc còn là một vị Bồ Tát, đức Từ Phụ ta luôn canh cánh bên lòng một tâm chí bất di dịch: Tạo một thế giới vô cùng trang nghiêm thanh tịnh thuần vui, để làm gia hương của muôn loài, của tất cả chúng sanh mười phương.
Tâm trí cao thượng đại từ đại bi ấy đã làm cho vua Vô Tránh Niệm (tiền thân của Từ Phụ) lập nguyện nơi đức Bảo Tạng Như Lai, và cũng đã làm cho Sa Môn Pháp Tạng tha thiết thỉnh cầu đức Thế Tự Tại Vương Như Lai hiện hai trăm mười ức thế giới của thập phương chư Phật cho người được thấy được nghe, rồi người lọc lựa lấy thuần những sự trang nghiêm thanh tịnh nhứt trong những thế giới ấy, để hiệp thành một Tịnh Ðộ của người sau nầy. Và liền đó trong thời gian năm kiếp, người đã chuyên cần suy gẫm những công hạnh phải tu để thực hiện Tịnh Ðộ ấy.
Việc lọc lựa và suy gẫm nầy đã kết thành 48 điều hoằng nguyện, mà người đã trịnh trọng tuyên ra, dưới sự chứng minh của đức Thế Tự Tại Vương Như Lai.

I.- Hoằng Nguyện
Do 48 điều nguyện nầy nên đức Từ Phụ có nhiều thiện duyên với chúng sanh trong mười phương nhứt là cõi trược uế khổ não. Ðọc và suy gẫm kỹ ta sẽ được nhiều lợi ích lớn:
A.- Lòng tín nhiệm nơi đức Từ Phụ càng sâu.
B.- Tăng trưởng Bồ Ðề tâm.
C.- Rõ được cảnh giới trang nghiêm ở cõi Cực Lạc.
D.- Hiểu được đặc điểm cao quý của người Cực Lạc.
E.- Ham mộ về Cực Lạc và phấn chí tu hành.
Vì có nhiều lợi ích lớn ấy, nên Cổ Ðức rất trọng 48 đại nguyện nầy. Người thời thuộc nằm lòng, vị thời siêng lễ lạy. Mong chư đọc giả cố gắng lướt qua quan niệm nhàm phiền.
Ðiều nguyện thứ 1.:- Lúc tôi thành Phật, nếu trong cõi nước tôi có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 2.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi sau khi thọ chung còn lại sa vào ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 3.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thân chẳng màu vàng ròng tất cả, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 4.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thân hình có kẻ tốt người xấu chẳng đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 5.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng có túc mạng thông, ít nhứt là biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 6.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhãn, ít nhứt là thấy rõ trăm nghìn ức na do tha thế giới của chư Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 7.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhĩ, ít nhứt là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na do tha đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 8.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được tha tâm trí, ít nhứt là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh trong trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 9.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thần túc, khoảng một niệm, ít nhứt là lướt qua khỏi trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 10.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi còn có quan niệm tham chấp lấy thân, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 11.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng trụ chẳng định tụ, nhẫn đến trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 12.:- Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh còn hữu hạn, ít nhứt chẳng chiếu thấu trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 13.:- Lúc tôi thành Phật, nếu thọ mạng còn hữu hạn, ít nhứt chẳng đến trăm nghìn ức na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 14.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh Văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm biết được số bao nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tính đếm trong trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 15.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thọ mạng còn hữu hạn, trừ người có bổn nguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 16.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi còn có người nghe danh từ bất thiện, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 17.:- Lúc tôi thành Phật, nếu vô lượng chư Phật trong thập phương thế giới chẳng đều ngợi khen xưng danh hiệu của tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 18.:- Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp.
Ðiều nguyện thứ 19.:- Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ Ðề tâm tu các công đức nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 20.:- Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi và tu các công đức chí tâm hồi hướng muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 21.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đều đầy đủ ba mươi hai đại nhơn tướng thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 22.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác sanh về nước tôi, cứu cánh quyết đều đến bực nhứt sanh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng tự tại hóa hiện, vì chúng sanh mà phát hoằng thệ tu các công đức độ thoát mọi loài, đi khắp các thế giới tu Bồ Tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sanh, làm cho tất cả đều đứng vững nơi đạo vô thượng Chánh Giác, siêu xuất công hạnh của các bực thông thường, hiện tiền tu tập đức của Phổ Hiền, nếu chẳng như thế thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 23.:- Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật mà đi cúng dường thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, nếu không đến khắp vô lượng vô số ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 24.:- Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát ở trong cõi nước tôi, khi ở trước thập phương chư Phật hiện công đức của mình muốn có những vật cúng dường, nếu không được đúng như ý muốn, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 25.:- Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi không diễn thuyết được Nhứt Thiết Trí, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 26.:- Lúc tôi thành Phật, nếu các Bồ Tát trong cõi nước tôi chẳng đều được thân kim cương na la diên, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 27.:- Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của nhơn thiên, hình sắc đều sáng đẹp sạch sẽ rất tột vi diệu, không có thể tính biết, dầu là người được thiên nhãn. Nếu có người biện danh số các đồ ấy được rõ ràng, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 28.:- Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ Tát trong cõi nước tôi, dầu là người ít công đức nhứt, chẳng thấy biết được cội cây đạo tràng cao bốn trăm muôn do tuần, vô lượng quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 29.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi nếu thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp, mà chẳng được trí tuệ biện tài, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 30.:- Lúc tôi thành Phật, nếu ai có hạn lượng được trí tuệ biện tài của Bồ Tát trong cõi nước tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 31.:- Lúc tôi thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, nơi nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số bất tư nghị thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 32.:- Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất vàng lên đến hư không, lầu nhà cung điện, ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ hương hiệp chung lại mà thành. Vạn vật đều xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp thập phương thế giới: Bồ Tát các nơi ngửi đến mùi thơm ấy thời đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng như vậy, tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 33.:- Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, được quang minh của tôi chạm đến thân, thời thân tâm nhu nhuyến nhẹ nhàng hơn thiên nhơn. Nếu chẳng như vậy, tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 34.:- Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu của tôi mà không được vô sanh pháp nhẫn cùng các môn thâm tổng trì, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 35.:- Lúc tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghị ở mười phương vui mừng tin mến phát Bồ Ðề tâm, nhàm ghét thân gái. Nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân người nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 36.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh mãi đến thành Phật. Nếu chẳng đặng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 37.:- Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến tu Bồ Tát hạnh, thời chư Thiên và người đời đều kính trọng người đó. Nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 38.:- Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi muốn có y phục, thời y phục tốt đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà tự nhiên đến trên thân. Nếu còn phải cắt may nhuộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 39.:- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi hưởng thọ sự vui sướng không như vị lậu tận Tỳ-kheo thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 40.:- Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh của chư Phật ở mười phương, thời liền được thấy rõ cả nơi trong cây báu đúng theo ý muốn như thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 41.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến lúc thành Phật mà các sắc căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 42.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, thảy đều được giải thoát tam muội. Trụ tam muội đó, trong khoảng thời gian một niệm, cúng dường vô lượng bất tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà vẫn không mất chánh định. Nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 43.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh nhà tôn quý, nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 44.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu Bồ Tát hạnh vẹn đủ công đức, nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 45.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi đều đặng Phổ Ðẳng tam muội, trụ tam muội nầy mãi đến lúc thành Phật, thường được thấy vô lượng bất tư nghị tất cả chư Phật. Nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 46.:- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi muốn nghe pháp gì, thời liền tự nhiên đặng nghe pháp ấy. Nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 47.:- Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng được đến bực bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.
Ðiều nguyện thứ 48.:- Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền được đệ nhứt âm hưởng nhẫn, đệ nhị nhu thuận nhẫn, đệ tam vô sanh pháp nhẫn, ở nơi Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác.

II.- Ðại Hạnh
Trong Vô Lượng Thọ Kinh, sau lúc tường thuật 48 điều hoằng nguyện của Pháp Tạng Bồ Tát xong, đức Bổn Sư phán tiếp:
Sau khi lập hoằng nguyện nầy rồi, Pháp Tạng Bồ Tát chuyên chí trang nghiêm Tịnh Ðộ. Cõi nước của người tu tạo rất rộng lớn tốt đẹp, siêu thắng hơn tất cả, y nhiên thường lập không hư, không dối. Trong thời gian vô lượng bất tư nghị triệu tái kiếp, người gây trồng vô lượng đức hạnh đại thừa. Không có tưởng niệm: dục, sân, hại. Chẳng hề ham mê cảnh lục trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Người thành tựu nhẫn lực không kể đến sự khổ nhọc. Lúc nào người cũng thiếu dục tri túc: không tham, không sân, không si. Tâm người thường yên lặng nơi chánh định, trí tuệ vô ngại. Người không bao giờ có lòng dua dối. Nét mặt người luôn luôn vui vẻ, lời nói dịu dàng, niềm nở hỏi han. Chí nguyện luôn tinh tấn dõng mãnh không hề nhàm mỏi: người chuyên cần cầu lấy pháp trọn lành để lợi ích quần sanh. Với Tam Bảo thời người cung kính. Với sư trưởng thời người phụng thờ. Người dùng công hạnh đại trang nghiêm hoàn mãn của người mà làm cho chúng sanh thành tựu công đức. Người quan sát các pháp đều như huyễn, như hóa, không tạo tác, không sanh khởi, luôn trụ trong môn giải thoát: không, vô tướng, vô nguyện. Người xa hẳn lời nói thô cộc: hại mình, hại người, mình người đồng hại. Người tu tập trọn nên lời nói hiền lành: lợi mình, lợi người, mình người đồng lợi. Người vất bỏ sự giàu sang, xa tránh những tài sắc. Người thật hành sáu ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, và dạy mọi người cùng thật hành. Người giáo hóa an lập vô số chúng sanh làm cho đều đứng vững nơi đạo vô thượng Chánh Giác. Vì độ chúng sanh mà người hiện thân trong mọi loài, cùng đồng hình thể, cùng đồng ngôn ngữ, để tùy cơ tùy thời mà dìu dắt...
Pháp Tạng Bồ Tát có vô lượng công đức như vậy không thể kể hết. Người thật hiện hoàn thành những hoằng nguyện của người đã lập: người đã thành Phật hiệu là A Di Ðà tại Cực Lạc thế giới, cách đây mười muôn ức cõi về hướng Tây, và hiện tại đang thuyết pháp nơi ấy...
Lời Phụ.- Trong 48 điều hoằng nguyện, nguyện nào cũng đồng một mục đích đại từ bi:
Làm cho chúng sanh ở vĩnh viễn trong cảnh an vui hoàn toàn và bảo đảm chắc chắn trên con đường thành Phật.
Ðến đại hạnh độ mình độ người để thực hiện bổn nguyện trên, trong ấy, bao nhiêu là sự dõng mãnh tinh tấn, bao nhiêu là sự kiên nhẫn cần lao. Kể sao xiết nơi hạnh thanh tịnh! Kể sao xiết nơi chí cao thượng! Không nệ khó, không nệ nhọc. Thật là làm những điều khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn.
Vì ai mà trong lúc tu nhơn, đức Từ Phụ ta phải trải qua thời gian vô lượng số kiếp cần khổ thật hành Bồ Tát hạnh như thế? Chỉ vì chúng sanh! Vì để cứu khổ ban vui cho mọi loài, cho chúng ta thôi!
Nhơn hạnh của đức Từ Phụ chúng ta đã được biết. Giờ đây chúng ta nên đọc đến những trang kinh, mà nơi ấy, đức Bổn Sư của chúng ta giảng về quả địa của Từ Phụ.
A.- Thân tướng thù thắng của A Di Ðà Phật và 2 vị Bồ Tát phụ bật.
B.- Cảnh Tịnh Ðộ trang nghiêm: “Cực Lạc thế giới".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC (BÀI BỔ SUNG 4)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chương Thứ Tư
Thân Tướng
Dưới đây là thuật theo lời của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Phật thuyết A Di Ðà.

I
Tướng Hảo Của A Di Ðà Phật
Thân của đức A Di Ðà Phật như trăm nghìn muôn ức lần sắc vàng diêm phù đàn của trời Dạ Ma, cao sáu mươi muôn ức na do tha hằng hà sa do tuần. Lông trắng giữa đôi mày uyển chuyển xoáy tròn về phía hữu như năm trái núi Tu Di. Ðôi mắt trắng và xanh biếc phân minh như bốn đại hải. Các lỗ chơn lông nơi thân đều phóng ánh sáng như núi Tu Di. Viên quang của Phật như trăm ức cõi đại thiên. Trong viên quang có trăm muôn ức na do tha hằng hà sa vị Hóa Phật. Mỗi Hóa Phật lại có vô số Hóa Bồ Tát theo hầu.
Thân minh của đức Phật có tám muôn bốn nghìn tướng tốt, mỗi tướng có tám muôn bốn nghìn tùy hình hảo. Mỗi hình hảo có tám muôn bốn nghìn tia sáng. Mỗi tia sáng chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật không bỏ rời.
Sắc đẹp của những tia sáng, cùng với Hóa Phật, không thể dùng lời mà tả xiết...
Muốn quán tướng hảo của Phật, thời nên quán tướng lông trắng giữa đôi mày trước. Nếu tướng lông trắng hiện rõ, thời bao nhiêu tướng hảo khác, tự lần lượt hiển hiện.

II
Quan Thế Âm Bồ Tát
Ðức Quan Thế Âm là vị đại Bồ Tát thường hầu cận phía tả của đức Từ Phụ, và Ðại Thế Chí Bồ Tát, vị hữu dực, 2 vị Ðại Sĩ giúp đức Từ Phụ những việc giáo hóa trong cõi, cùng phân thân khắp mười phương để cứu khổ mọi loài, và rước người có tịnh duyên về Cực Lạc Tịnh Ðộ.
Dưới đây là thân tướng thật của Bồ Tát, thuật theo kinh Quán Vô Lượng Thọ. Ngoài ra những hình khác như người đời thường nhận thấy, đều là thân ứng hiện theo cơ cảm của chúng sanh thôi.
Thân của Quan Thế Âm Bồ Tát cao tám mươi muôn ức na do tha tuần, da màu vàng tử kim. Trên đỉnh đầu có nhục kế. Cổ có vầng sáng tròn mỗi phía rộng trăm nghìn do tuần. Trong vầng sáng tròn ấy có năm trăm vị Hóa Phật, mỗi vị Hóa Phật tướng tốt như Phật Thích Ca Mâu Ni và có năm trăm vị Hóa Bồ Tát chầu chực.
Toàn thân ánh sáng chiếu suốt mười phương, hình tướng của tất cả chúng sanh trong lục đạo đều hiện rõ bóng trong ánh sáng ấy.
Trên đầu Bồ Tát có thiên quan. Trong thiên quan có một vị Hóa Phật cao hai mươi lăm do tuần.
Mặt Bồ Tát sắc vàng Diêm-phù-đàn.
Lông trắng giữa đôi mày đủ bảy màu báu đẹp, chiếu ra tám muôn bốn nghìn thứ tia sáng thấu khắp mười phương. Trong mỗi tia sáng có vô số vị Hóa Phật và vô số Hóa Bồ Tát.
Cánh tay của Bồ Tát màu như hoa sen hồng, tám mươi ức tia sáng đẹp kết thành chuỗi ngọc. Bàn tay năm trăm ức màu hoa sen hồng. Ðầu ngón tay có tám muôn bốn nghìn lằn chỉ. Mỗi lằn chỉ, có tám muôn bốn nghìn màu. Mỗi màu có tám muôn bốn nghìn tia sáng. Tia sáng ấy dịu dàng chiếu sáng mười phương.
Quan Thế Âm Bồ Tát dùng tay báu nầy tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc.
Lúc Bồ Tát cất chân lên, từ nơi nghìn xoáy chỉ ở lòng bàn chơn tự nhiên hóa thành năm trăm ức quang minh đài. Lúc Bồ Tát để chơn xuống thời tự nhiên bông kim cương như ý rưới khắp mọi nơi.
Muốn quán tướng hảo của Bồ Tát, thời nên bắt đầu quán thiên quan trước, rồi sẽ tuần tự quán các tướng khác...
III
Ðại Thế Chí Bồ Tát
Thân lượng của Ðại Thế Chí Bồ Tát đồng như thân lượng của đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Viên quang nơi cổ mỗi phía rộng 125 do tuần chiếu xa 250 do tuần. Ánh sáng của toàn thân màu vàng tử kim chiếu thấu thập phương thế giới, người có duyên liền được thấy. Chỉ thấy được ánh sáng nơi một lỗ chơn lông của Bồ Tát, thời liền được thấy quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở mười phương. Vì thế nên Bồ Tát có hiệu là Vô Biên Quang.
Bồ Tát dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh thoát khỏi tam đồ đặng thành vô thường lực nên lại hiệu là Ðại Thế Chí.
Thiên quan của Bồ Tát có năm trăm bảo hoa. Mỗi bảo hoa có năm trăm bảo đài. Hình tướng những thế giới tịnh diệu của chư Phật ở mười phương đều hiện rõ bóng trong mỗi bảo đài.
Trên đỉnh đầu, nhục kế hình như hoa sen hồng. Trên nhục kế có một chiếc bình báu đầy ánh sáng. Ánh sáng trong bình chiếu ra thành những Phật sự. Ngoài ra những tướng hảo khác đều giống như đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Lúc Ðại Thế Chí Bồ Tát đi thời chấn động cả thập phương thế giới. Chính chỗ đất động đó có năm trăm ức bảo hoa. Mỗi bảo hoa cao đẹp trang nghiêm như Cực Lạc thế giới.
Lúc Bồ Tát ngồi, toàn cõi Cực Lạc đồng thời lay động. Từ thế ngồi của đức Kim Cương Phật ở hạ phương đến thế giới của đức Quang Minh Vương Phật ở thượng phương, trong đó vô lượng trần số phân thân của Vô Lượng Thọ Phật, phân thân của Quan Thế Âm cùng Ðại Thế Chí tất cả đều vân tập nơi Cực Lạc Thế giới, đông chật cả hư không. Mỗi phân thân đều ngồi tòa sen báu, đồng diễn nói diệu pháp, cứu khổ chúng sanh...

Ông Lý Triệu Ðãi
Lý Triệu Ðãi người Ưng Châu, ông rất tin tưởng đức Ðại Thế Chí Bồ Tát và siêng niệm Phật. Thân phụ của ông không tin Phật pháp, hay bài bác. Ít lâu thân phụ ông bỗng mang bịnh thổ huyết chết. Ông Ðãi lên cốt tượng đức Ðại Thế Chí bằng vàng cao ba thước (thước Tàu) để hồi hướng cầu vong linh thân phụ được siêu độ. Ngày khởi sự trổ tượng, khắp mặt đất bổng rúng động.
Hai tháng sau cốt tượng hoàn thành. Ðêm ấy, trong khi ngủ, ông Ðãi thấy một người thân ánh sắc vàng, đầu đội thiên quan bảo rằng: “Ngươi biết đất rúng động hôm trước đó là cớ chi không? Ta chính là Ðại Thế Chí Bồ Tát đây. Ngươi lên cốt tượng nên ta đến chứng minh. Lúc ta bước chơn đi thời cả Ðại Thiên đều chấn động. Nhiều chúng sanh trong ác đạo được thoát khổ. Ta nương pháp môn Niệm Phật mà chứng Vô Sanh Nhẫn, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật ở mười phương. Nhờ người lên cốt tượng và siêng niệm Phật, nên thân phụ ngươi được ra khỏi địa ngục, ta đưa tay dắt về Tịnh Ðộ”.
Nghe Bồ Tát dạy xong, ông Ðãi vội cúi đầu đảnh lễ. Chợt tỉnh giấc. Trong lòng vui mừng cảm động vô ngần. Từ đó sự tu niệm của ông càng tinh cần hơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC (BÀI BỔ SUNG 5)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chương Thứ Năm
Quốc Ðộ
Trích thuật theo các kinh:
“Vô Lượng Thọ”,
“Quán Vô Lượng Thọ”,
“A Di Ðà”
Cực Lạc Thế Giới
Ðịnh Danh. Trong hội Kỳ Viên, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: “Cõi đó vì sao gọi là Cực Lạc?” Rồi đức Bổn Sư tự giải thích: “Vì chúng sanh trong cõi đó không có các điều khổ, chỉ hưởng thuần những sự vui, nên gọi là Cực Lạc”.

Phần A
Cảnh Vật
1 – Bảo Ðịa
Toàn cõi Cực Lạc, đất lưu ly trong suốt. Phía dưới có tràng kim cương nâng đỡ. Tràng kim cương ấy tám góc đều đặn, mỗi mặt có trăm thứ bảo châu. Mỗi bảo châu phóng nghìn tia sáng. Mỗi tia sáng có 84.000 màu, chói đất lưu ly sáng như nghìn ức mặt trời. Mặt lưu ly bằng phẳng, có dây vàng ròng cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường xá. Mỗi dây báu phóng ra tia sáng trăm màu. Tia sáng ấy hình như hoa, như sao, như trăng, chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng hoa, cùng vô số nhạc khí. Từ trong đài sáng thổi ra tám thứ gió nhẹ mát, làm rung động những nhạc khí ấy reo lên tiếng diễn nói pháp “Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã, Từ bi, Hỷ Xả, các môn Ba La Mật”.

2 - Bảo Thọ
Trên bảo địa có vô số cây Chiên-đàn hương, vô số cây Kiết Tường quả, ngay hàng thẳng lối, nhánh, lá, bông, trái đều đặn chỉnh tề. Mỗi cây cao 8.000 do tuần. Thân, lá, bông, trái đều là chất thất bảo. Hoặc thứ cây thuần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xa cừ, thuần mã não, thuần chơn châu. Hoặc thứ cây gốc vàng thân bạc, nhánh, lá, thân, trái cũng phân vàng bạc, đây là cây hai chất báu. Có thứ cây gốc vàng, thân bạc, nhánh lưu ly, lá, bông, trái cũng phân vàng, bạc, lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc thứ cây thời bốn chất báu, thứ thời năm chất báu, thứ thời sáu chất báu, thứ thời bảy chất báu, cùng xen lẫn nhau hiệp thành.
Tất cả Phật sự trong cõi Cực Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và cả thập phương thế giới cũng hiện bóng rõ trong cây, như trong gương sáng.
Mỗi lá rộng 25 do tuần, một nghìn màu, đồng phát ánh sáng đẹp, làm gân lá như chuỗi ngọc.
Những bông xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàn xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quý của Thiên Ðế. Nơi trái phóng ra ánh sáng lớn tụ thành vô lượng tràng phan cùng bảo cái. Trong bảo cái ấy chói hiện tất cả Phật sự trong nước Cực Lạc cùng cả thập phương thế giới.
Bảy lớp lưới kết bằng diệu chơn châu giăng trên mỗi bảo thọ. Mỗi khoảng lưới có cung điện xinh đẹp như cung trời Phạm Vương. Trong cung điện tự nhiên có các Thiên đồng. Mỗi Thiên đồng đeo chuỗi năm trăm hột ngọc ma ni. Mỗi hột ma ni chiếu sáng trăm do tuần, làm cho trên cây chiếu sáng như trăm ức mặt trời mặt trăng hiệp lại.

3 - Bảo Trì
Cực Lạc thế giới nơi nơi đều có ao tắm. Thành ao bằng thất bảo. Ðáy ao trải cát Kim Cương nhiều màu. Ao rộng trăm nghìn do tuần xem như biển cả.
Mỗi ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo. Mỗi bông tròn lớn 12 do tuần, đủ các màu đẹp, màu nào chiếu ánh sáng màu nấy. Trong ao, nước bát công đức từ Như Ý Châu Vương sanh, màu thất bảo, lên xuống theo cọng sen chảy lòn vào cánh bông. Tiếng nước chảy thanh tao diễn nói pháp mầu: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, các môn Ba La Mật.
Nơi Như Ý Châu Vương phóng ánh sáng sắc vàng ròng. Trong ánh sáng hóa thành các thứ chim đẹp đủ màu, bay lượn, kêu hót hòa nhã diễn nói pháp: ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Ðề, bát chánh đạo, cùng ca ngợi niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng.
Mặt nước, làn sóng gợn lăn tăn, nổi lên nhiều tiếng dịu dàng: tiếng Phật, Pháp, Tăng; tiếng không, vô ngã, đại từ bi; tiếng ba la mật; tiếng thập lực, vô úy, bất cộng; tiếng thần thông, trí tuệ; tiếng vô tạo tác, bất sanh diệt, vô sanh nhẫn; nhẫn đến tiếng cam lồ quán đảnh, cùng vô biên diệu pháp. Người nghe đến những tiếng nầy, tâm liền thanh tịnh, thiện căn thành thục, hẳn không thối chuyển nơi đạo vô thượng Bồ Ðề.
Các thượng thiện nhơn, người Cực Lạc, lúc vào ao để tắm, nếu ý muốn ngập chơn, thời nước chỉ ngập chơn, nếu ý muốn nước đến bụng thời nước liền ngang bụng, cho đến ý muốn nước đến cổ thời mặt nước liền lên cao đến cổ. Nước ao tùy theo ý muốn của mỗi người mà sâu cạn, ấm mát điều hòa rất thuận thích. Người tắm, thân thể nhẹ nhàng khoan khoái, tâm thần vui vẻ, tịch tịnh, sáng suốt.
Nước trong ao có tám công đức , gọi là Bát Công Đức Thủy. gồm :
1) Trừng thanh (lặng trong) khác với nước ở Ta Bà : vẩn đục
2) Thanh lãnh (man mát) không lạnh quá, nóng quá.
3) Cam mỹ (ngon ngọt) khác với nước Ta-Bà : mặm quá hay nhạt quá
4) Khinh nhuyễn (mềm nhẹ) khác với nước nặng chìm
5) Nhuận trạch (đượm nhuần, bóng, sáng) khác với nước ướt át, thối nát, nhợt nhạt.
6) An hòa (yên ổn, hòa nhã) khác với nước chảy mau, dữ tợn.
7) Trừ cơn khát (trừ hết đói khát) khác với thứ nước uống vào sinh ra lạnh bụng
8) Trưởng dưỡng chư căn (nuôi lớn mọi căn) khác với thứ nước làm rối loạn, bênh tật, tổn hại mọi căn.
4 - Bảo Lâu
Bốn phía ao báu, những thềm bực đường sá do vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… hiệp thành. Trên có vô số cung điện nhiều từng.
Những tòa lâu đài nầy đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… nhẫn đến vô lượng chất báu xây thành.
Giảng đường, tịnh xá, lầu các cung điện của A Di Ðà Phật, của chúng Bồ Tát, Nhân dân, trăm nghìn muôn lần quý hơn cung điện của Tự Tại Thiên Vương nơi cõi Ta Bà nầy.
Những đền đài ấy, có thứ nổi lên ở giữa chừng không như mây, cao lớn tùy theo ý muốn của người ở. Có hạng không theo ý muốn mà trụ trên bảo địa. Ðó là do công hạnh tu hành sâu dày hay kém ít nên chỗ ở khác nhau như thế. Nhưng những sự hưởng dụng như ăn mặc v.v… đều bình đẳng.
Bốn phía đền đài đều trang nghiêm với những hoa tràng cùng vô lượng nhạc khí. Gió mát nhẹ rung những nhạc khí ấy hòa reo thành tiếng pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Từ Bi, Hỷ Xả, các môn ba la mật.

5 - Bảo Tọa
Cực Lạc thế giới, đức Phật, chư Bồ Tát, cùng nhân dân đều ngồi trên tòa sen báu. Những tòa sen ấy, từ một chất báu, hai chất báu, nhẫn đến vô lượng chất báu hiệp thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng chói, lớn nhỏ xứng theo thân người ngồi.
Dưới đây là tòa sen báu của đức Phật ngự.
Tòa sen nầy có 84.000 cánh. Mỗi cánh rộng 250 do tuần, 100 màu. Trên mỗi cánh sen có 84.000 lằn gân phóng ra 84.000 tia sáng. Xen vào mỗi cánh sen có trăm ức hột châu ma ni. Mỗi hột châu ma ni phóng nghìn tia sáng. Các tia sáng nầy kết tụ nhau lại như hình cây lọng.
Đài sen bằng chất Thích-ca-tỳ-lăng-già bảo. Trang nghiêm với tám muôn thứ ngọc kim cương, ngọc ma ni, cùng mành lưới kết bằng chơn châu.
Trên đài sen, tự nhiên có bốn trụ báu. Mỗi trụ báu cao đẹp như trăm nghìn muôn ức núi Tu Di. Trên đầu bốn trụ báu, mành lưới trùm giăng rộng lớn như cõi trời Dạ Ma. Mành lưới báu ấy có năm trăm ức hột bảo châu. Mỗi bảo châu chiếu ra 84.000 tia sáng. Mỗi tia sáng ấy có 84.000 thứ kim sắc. Các sắc vàng sáng ấy chói khắp mặt bảo địa, nơi nơi biến hóa thành những tướng trạng khác nhau: hoặc hóa ra đài kim cương, hoặc hóa ra lưới chơn châu, hoặc hóa làm những lùm cây hoa đẹp sáng v.v… hiện thành Phật sự ở khắp các nơi trong cõi Cực Lạc…
Khi giảng xong sự lớn đẹp vi diệu của tòa sen báu, đức Bổn Sư kết rằng: Tòa sen báu ấy có ra đó, là do nguyện lực thuở tiền thân của Phật A Di Ðà, ngài Pháp Tạng Bồ Tát.

Phần B
Nhơn Dân
1 – Liên Hoa Hóa Sanh
Phàm thân mình có ra, ban sơ đều do thần thức gá vào một nơi để thành. Khác hẳn với người cõi Ta Bà gá nơi bụng bà mẹ, người tu tịnh nghiệp lúc vãng sanh Cực Lạc thế giới, thời thân thể gá trong hoa sen báu nơi bảo trì mà hóa sanh. Tịnh Ðộ Luận nói: “Nhơn dân thanh tịnh của đức Phật A Di Ðà từ hoa báu trí giác hóa sanh”.
Lúc thần thức được Phật và Bồ Tát rước về Cực Lạc liền hóa vào hoa sen, khi hoa còn búp thời gọi là “ở thai sen”. Dầu thân hình chưa ra khỏi búp hoa, nhưng cảnh tượng và những sự hưởng thọ ở trong hoa đã vui đẹp hơn ở các cõi ở Ta Bà.
Những hoa báu để thác sanh, sự quý đẹp có khác nhau, và thời gian hoa nở cũng chậm mau không đồng. Ðó là vì công đức và trí tuệ của mỗi thần thức thác sanh có hậu bạc cùng sâu cạn không đồng nhau.
Do sự không đồng nầy nên Cực Lạc thế giới có chín phẩm liên hoa: ba phẩm thượng, ba phẩm trung, ba phẩm hạ.
Ba phẩm bực thượng thời liên hoa bằng chất kim cương, bằng vàng tử kim, hay huỳnh kim. Thời gian hoa nở thời vừa thác sanh liền nở, hay cách đêm, hoặc một ngày đêm. Ðây là phần của những vị trước khi vãng sanh, tu hạnh đại thừa, phát Bồ Ðề tâm, thâm ngộ diệu lý vô sanh, tự hành hóa tha, công đức dày, trí huệ sâu mà hồi hướng nguyện sanh về Cực Lạc thế giới.
Sáu phẩm dưới thời liên hoa bằng chất thất bảo. Thời gian hoa nở: hoặc nở liền, hoặc bảy ngày đêm, hoặc hai mươi mốt ngày hoặc bốn mươi chín ngày v.v…
Ba phẩm liên hoa bực trung là phần của những người trai giới tinh nghiêm, cùng người hiếu thảo, những nhà từ thiện, mà dốc lòng cầu về Cực Lạc thế giới.
Ba phẩm bực hạ là phần của những người không biết tu tập, không biết làm lành, cho đến những kẻ ở đời gian ác, đến khi sắp chết, lúc hấp hối, mà biết ăn năn tội lỗi rồi chí tâm xưng niệm “Nam mô A Di Ðà Phật” thiết tha cầu sanh Cực Lạc thế giới.
Cứ nơi chín phẩm liên hoa đây, thời thấy rằng: Cực Lạc thế giới là chỗ đồng về của tất cả Thánh và Phàm ở mười phương. Chẳng những là đạo tràng của các vị đại thừa Bồ Tát, của những bực đại tâm Thanh Văn, Duyên Giác, của những người tinh tấn tu trì, của các nhà từ thiện làm lành tránh dữ, mà Cực Lạc thế giới cũng là gia hương của những kẻ tội ác; nhẫn đến mọi loài. Nếu ai tin chắc chí tâm niệm Phật rồi hồi hướng cầu sanh thời đều được về cả, vì nhờ sức nhiếp thọ tiếp dẫn của đức Từ Phụ và chư Bồ Tát. Chỉ trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp. Sau khi được vãng sanh Cực Lạc thời thành bực Thượng Thiện, trụ bực Bất Thối, đồng dự hải hội.
Nơi Cực Lạc, người từ liên hoa hóa sanh. Phật Bồ Tát và nhơn dân đều ngồi tòa sen báu. Vì thế nên Cổ Ðức kêu Cực Lạc thế giới là “Liên Bang” (cõi sen), gọi Thánh Chúng là “Liên Trì Hải Hội”, đặt tông Tịnh Ðộ là “Liên Tông”, gọi hội niệm Phật là “Liên Xã”, kêu bạn niệm Phật là “Liên Hữu” (bạn sen).

2 – Thân Thể
Nhơn dân nơi Cực Lạc thế giới, thân kim cương từ hoa sen báu sanh ra, da màu huỳnh kim. Tất cả mọi người đều đủ 32 tướng hảo đại nhơn, đồng xinh đẹp như nhau.
Ðức Bổn Sư từng hỏi Tôn Giả A Nan: “Như gã ăn mày đứng bên vị Ðế Vương, thời hình dung của hai người có giống nhau không?”.
Tôn Giả đáp: “Bạch Thế Tôn! Gã ăn mày hình dung xấu xí nhớp nhúa, đâu sánh với vị Ðế Vương được”.
Ðức Bổn Sư phán: “Vị Ðế Vương dầu là sang đẹp, nhưng sánh với Chuyển Luân Thánh Vương thời cũng như gã ăn mày. Trăm nghìn muôn lần quý đẹp của Chuyển Luân Thánh Vương cũng không bằng Thiên Ðế Thích. Trăm nghìn muôn lần quý đẹp của Thiên Ðế Thích cũng không bằng Tự Tại Thiên Vương. Trăm nghìn muôn lần quý đẹp của Tự Tại Thiên Vương sánh không bằng các vị Thượng Thiện Nhơn nơi Cực Lạc thế giới, nhơn dân của đức Phật A Di Ðà".

3 - Thuần Vui Không Khổ
Nhơn dân nơi Cực Lạc thế giới không có tất cả sự khổ, chỉ hưởng thuần những sự vui thanh tịnh.
Phàm những sự thống khổ của muôn loài nhiều đến vô lượng. Tóm lại thời có 8 điều: 1.- Khổ khi sanh ra. 2.- Khổ khi già yếu. 3.- Khổ lúc bịnh. 4.- Khổ về sự chết. 5.- Khổ vì phải ly biệt người thân mến. 6.- Khổ vì gặp phải kẻ oan thù. 7.- Khổ vì không được toại vọng. 8.- Khổ vì thân tâm đòi hỏi phóng túng.
Nơi Cực Lạc thế giới, người từ hoa sen báu hóa sanh, thời là không “sanh khổ". Thâm kim cương luôn khương kiện, trẻ đẹp, thời không là “lão khổ” và không “bịnh khổ”. Thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp mãi đến bổ xứ thành Phật, thời là không “tử khổ”. Không cha mẹ, vợ con, thời là không “ái biệt ly khổ". Chư Thượng Thiện Nhơn thường chung cùng hội hiệp, thời là không “oán tắng hội khổ". Cầu muốn điều chi hay vật chi đều liền được toại ý, thời là không “cầu bất đắc khổ”. Không thân kiến mà tâm luôn thanh tịnh, thời không “ngũ ấm xí thạnh khổ".
Khổ gì có được ở thế giới, mà nơi ấy sự trang nghiêm thanh tịnh đã đến tuyệt đích!
Cực Lạc thế giới, ngoài các sự vui đẹp về vật chất như ăn mặc, ao tắm, nhà ở v.v…, người Cực Lạc đồng được hưởng những điều vui cao quý hy hữu: 1.- Thường được thấy Phật gần Phật. 2.- Chư đại Bồ Tát là thầy là bạn cùng chung hội hiệp. 3.- Luôn được nghe tiếng diễn nói pháp mầu, không luận chỗ nào và lúc nào, nếu muốn nghe. 4.- Thường được chư Phật hộ niệm. 5.- Sống lâu vô lượng kiếp đồng với Phật. 6.- Không còn lo bị đọa vào ác đạo. Ở Cực Lạc, danh từ ác đạo còn không có thay huống là sự thật! 7.- Vĩnh viễn thoát ly luân hồi. 8.- Thọ dụng tự nhiên, khỏi bận rộn bê trễ công phu hành đạo. 9.- Ðược vào bực chánh định không còn thối thất đạo vô thượng. 10.- Hiện một đời thành Phật.

4 - Thọ Dụng Tự Nhiên
Cực Lạc thế giới từ cung điện đền đài, bảo trì, bảo thọ cho đến tất cả vật dụng, đều bằng thất bảo tự nhiên hiện thành, không phải xây dựng tạo tác.
Người Cực Lạc lúc muốn mặc thời y phục đúng pháp tự nhiên ở trên thân.
Ðến giờ ăn nếu là người muốn bát dĩa vàng, thời bát dĩa vàng liền hiện ra trước mặt. Người muốn bát dĩa bạc, hay bát dĩa lưu ly, thủy tinh, minh nguyệt châu, như ý châu v.v… thời bát dĩa đúng như ý muốn hiện ra trước mặt. Thức ăn thức uống thơm ngon đựng sẵn trong dĩa bát, vừa theo lượng người ăn không dư, không thiếu. Ăn xong, bát dĩa tự ẩn đi, đến giờ ăn lại hiện đến, khỏi dọn khỏi cất. Vật thực vào thân tự nhiên tiêu tan lần, hóa thành hơi thơm theo lỗ chưn lông tiết ra ngoài, không còn cặn bã, tẩm bổ thân thể thêm sự khỏe mạnh, tâm được an vui như bực vô lậu.

5 – Tâm Tánh Và Thần Thông
Cực Lạc thế giới, người đều trí huệ sáng suốt, biện tài vô ngại. Không một ai dung ngu. Lúc nghĩ tưởng, thời đều thuần là quan niệm đạo đức. Vì thế nên lời nói ra thuần là đúng chánh pháp. Mọi người đều yêu kính nhau. Không tham, không sân, không si, không thân kiến. Các căn tịch tịnh, không phóng dật, không vọng duyên.
Người người đều đủ 5 thứ thần thông:
1.- Thiên nhãn thông, thấy suốt mười phương, người kém nhứt cũng thấy được trăm nghìn ức na do tha thế giới.
2.- Thiên nhĩ thông, nghe thấu mười phương. Người kém nhứt cũng nghe được tiếng thuyết pháp của trăm nghìn ức na do tha đức Phật. Nghe rồi đều nhớ hiểu được cả.
3.- Tha tâm không, rõ biết tâm niệm của người khác, người kém nhứt cũng biết được những tâm niệm của các loài chúng sanh trong trăm nghìn ức na do tha thế giới.
4.- Túc mạng thông, nhớ rõ những đời trước. Người kém nhứt cũng biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na do tha kiếp về quá khứ và vị lai.
5.- Thần túc không, trong khoảng thời gian một niệm đi khắp mười phương, người kém nhứt cũng đi được trăm nghìn ức na do tha thế giới.

6 – Công Việc Thường Ngày
Nhân dân Cực Lạc, mỗi sáng sớm, đem bông báu đẹp cúng dường Bổn Phật (A Di Ðà) và vô lượng chư Phật ở thế giới khác. Nếu muốn cúng dường hoa hương, kỹ nhạc, hoặc muốn cúng dường y phục, bảo cái, tràng phan v.v… đương lúc ở trước chư Phật nơi thế giới khác, do oai thần nguyện lực của Bổn Phật A Di Ðà, đồ cúng dường quý đẹp đúng theo ý muốn, liền hiện trên không nhóm lại như mây, rồi uyển chuyển nhẹ nhàng rơi xuống đạo tràng thành cúng dường. Lại còn dùng âm thanh vi diệu ca tụng công đức của chư Phật, kính nghe kinh pháp của chư Phật dạy. Cúng dường nghe pháp xong, bỗng nhiên nhẹ nhàng bay về, đến bổn quốc (Cực Lạc) vẫn còn trước giờ ăn.
Người Cực Lạc sau khi dùng bữa xong đi kinh hành tư duy diệu pháp, hoặc niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Người Cực Lạc, sau khi tắm nơi bảo trì, rồi ngồi trên hoa sen báu tu tập đạo pháp.
Nơi Cực Lạc thế giới, người thời ở trên hư không mà giảng kinh, người thời tụng kinh, người thời tự thuyết kinh, người thời dạy kinh, người thời nghe kinh, người thời tư duy diệu nghĩa, người thời tọa thiền nhập định, người thời đi kinh hành v.v…
Hoặc có những người ở trên bảo địa mà giảng kinh, tụng kinh, thuyết kinh, dạy kinh, nghe kinh hay là tư duy diệu pháp, tọa thiền nhập định cùng đi kinh hành v.v…
Do sự hành đạo nầy, người chưa chứng tứ quả thời chứng tứ quả, người chưa nhập bất thối địa thời nhập bực bất thối…

7 - Ðức Vị
Ở Cực Lạc thế giới, mọi người đều trụ bực bất thối chuyển, nghĩa là sau khi đã được sanh về cõi Cực Lạc, thời tất cả đều đứng vững nơi đạo vô thượng chính giác, không còn bị thối chuyển lui sụt, tiến mãi đến bực nhứt sanh bổ xứ (Ðẳng Giác) và thành Phật.
Ðược như trên, là vì ở Cực Lạc cảnh duyên trang nghiêm thanh tịnh, thuần một mặt giúp thêm sự tăng tấn cho đạo hạnh: (Bảy duyên lành dưới đây trích ở tập “Thập Nghi Luận” của Trí Giả Ðại Sư).
1.- Thường được thấy Phật, được nguyện lực của Phật nhiếp trì. Như ở trên tàu to, không bị sóng nhồi nước đắm.
2.- Quang minh của Phật thường chiếu đến thân, làm cho Bồ Ðề tâm tăng tấn. Như được ánh sáng mặt trời, khỏi xa hầm sụp hố.
3.- Thường gần gũi Quan Thế Âm, Ðại Thế Chí, chư đại Bồ Tát, được Bồ Tát dắt dìu gia hộ, mọi người ở quanh mình đều thuần là bực Thượng Thiện, không tà sư ác hữu. Như gần đèn được sáng.
4.- Nước, chim, cây, lưới, gió, nhạc, quang minh v.v… đều luôn diễn nói pháp mầu. Tai nghe tiếng pháp thời tâm liền thanh tịnh.
5.- Ðồ ăn, thức uống, nước tắm rửa đều làm thêm lớn thiện căn.
6.- Tâm ý trọn không kiến chấp vọng duyên, không ác niệm phiền não, chánh niệm thường hiện tiền.
7.- Thân thể lại là kim cương bất hoại. Không già yếu, không tật bịnh, sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp. Không bị già bịnh làm trở ngại công phu. Khỏi phải vô thường làm gián đoạn đạo hạnh.
Ðủ các thắng duyên như trên thời có thể nào thối thất đạo tâm mà không quyết định thành Phật:
Như trong kinh Di Ðà nói: “Chúng sanh sanh về Cực Lạc thế giới đều là bực bất thối chuyển”. Lại nói: “Những người nguyện về Cực Lạc thế giới, đều được bất thối chuyển nơi đạo vô thượng Bồ Ðề".
Trong Khởi Tín luận có lời: “Người sanh về Cực Lạc vì thường được thấy Phật, nên trọn không thối chuyển”.
Lời Phụ - Pháp môn Tịnh Ðộ ngoài công hạnh chuyên niệm Phật rất trọng nơi “Tín” và “Nguyện”.
Rõ biết nhơn địa cùng quả địa của đức Phật và hai vị Ðại Sĩ, đấng Cha Lành cùng những bậc Thầy sáng suốt của ta sau này, ta đã nhận chắc rằng: Từ bi nguyện lực của các ngài đương ôm trùm lấy ta, quang minh của các ngài đang soi phủ lấy ta cùng tất cả những người niệm Phật, do đó lòng tin tưởng của ta sẽ nồng hậu, sâu chắc.
Hiểu rành cảnh Cực Lạc vi diệu trang nghiêm là gia hương vĩnh viễn của ta sau này, biết rõ thân tâm của người Cực Lạc thanh tịnh siêu thoát, mà cũng sẽ là báo thân trường tồn của ta, do đó nguyện vọng của ta sẽ tha thiết mãnh liệt.
“Tín tâm” đã sâu, “chí nguyện” đã thiết, tất công hạnh của ta cũng tự chuyên cần. Như thế chín phẩm sen vàng ta đã nắm phần chắc trong tay rồi.
Huống nữa nếu ai được xem nghe y báo và chánh báo ở Cực Lạc thế giới rồi thiết tha hâm mộ muốn về, luôn luôn khắn nhớ rành rẽ nơi lòng không một giây xao lãng, tất sẽ được thành tựu quán hạnh. Hiện tiền được thấy cõi Tịnh Ðộ cùng Phật và Bồ Tát, lâm chung sẽ vãng sanh thượng phẩm.
Vì có những lợi ích lớn như vậy, nên đức Bổn Sư ta nhiều lần thuật đi nhắc lại trong các pháp hội như khi thuyết kinh: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Bảo Tích, Bi Hoa, Tiểu Bổn Di Ðà v.v… Ðầy đủ nhứt là những pháp hội thuyết Quán Kinh và Vô lượng Thọ Kinh.
Nơi các quyển sau của bộ “Ðường Về Cực Lạc” này, chúng ta sẽ được đọc những truyện tích của những người trước ta đã được các sự kết quả tốt đẹp như vừa kể ở trên.
Mong mọi người đều trân trọng chú tâm nơi các chương “Thân tướng”, “Quốc Ðộ”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC (BÀI BỔ SUNG 6)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chương Thứ Sáu
Chư Ðại Bồ Tát khuyên người Niệm Phật và Nguyện Sanh
I
Ðại Thế Chí
Ðức Ðại Thế Chí Bồ Tát do niệm Phật mà chứng viên thông, nhẫn đến tu Bồ Tát đạo giáo hóa chúng sanh đều không rời pháp môn Niệm Phật. Chúng ta nên cố gắng noi theo người.
Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, lúc đức Bổn Sư hỏi về nguyên chứng nhập viên thông của thánh chúng, đức Ðại Thế Chí Bồ Tát bạch rằng: “Tôi nhớ lại hằng hà sa số kiếp về trước đức Siêu Nguyệt Quang Như Lai dạy cho tôi pháp “Niệm Phật tam muội”.
Ví như có hai người: “A thời nhớ B mãi, còn B thời quên A mãi. Hai người như vậy, dầu gặp nhau cũng thành không gặp, dầu thấy nhau cũng như không thấy. Nếu hai người tha thiết nhớ nhau, thời đời đời gần nhau như hình với bóng.
Chư Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con cứ trốn lánh, thời mẹ dầu có nhớ cũng không làm sao được. Nếu con cũng nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, thời mẹ con đời đời không xa nhau.
Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật thời hiện tiền cùng tương lai quyết định thấy Phật, gần kề bên Phật, không cần tu trì phương pháp chi khác mà tự đặng minh tâm kiến tánh.
Như người ướp hương, thời thân có mùi hương đây gọi là “Hương quang trang nghiêm”.
Ngày trước lúc tôi tu nhơn, do tâm niệm Phật mà được chứng nhập vô sanh nhẫn. Nay ở thế giới này, nhiếp người niệm Phật về Tịnh Ðộ.
Ðức Thế Tôn gạn viên thông, cứ nơi tôi, thời đều nhiếp cả sáu căn tịnh niệm nối luôn, đặng thành chánh định đây là đệ nhứt.
Thuật theo kinh: Thủ Lăng Nghiêm.
Lời Phụ - Kinh Hoa Nghiêm nói: “Do lòng đại bi muốn cứu vớt tất cả chúng sanh mà có Bồ Ðề tâm mà thành Chánh Giác”.
Gốc từ lòng “đại bi” mà thành Phật, nên lòng của Phật, hay đức Từ Phụ ta, không bao giờ rời ta vào tất cả chúng sanh. Nếu ta chuyên chí muốn gặp Phật mà tưởng Phật và niệm Phật luôn, tất sẽ được thấy Phật, sẽ được gần Phật.
Như lời Bồ Tát dạy: Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật, gần Phật. “Hiện tiền”… là hiện tại do tâm niệm Phật thuần thục mà được tương ứng với Phật, nên trong lúc tâm tịnh được thấy Phật hiện đến, hoặc thần du Tịnh Ðộ lễ Phật.
“Ðương lai”… là đời sau sanh về Tịnh Ðộ ở gần bên Phật. Thấy Phật, nghe lời Phật dạy, tự nhiên trí huệ sáng thông, thấu suốt bốn tâm chứng nhập vô sanh nhẫn.
Người chí tâm niệm Phật, dầu chưa thành Phật mà đã có công đức của Phật. Như ta ướp hương, thân ta chưa phải là hương mà đã có mùi thơm của hương.
Vì các lẽ trên, nên các Thánh Hiền đều tán thán pháp môn Niệm Phật là giản dị, siêu thắng trong tất cả pháp môn. “Giản dị”, vì hạng nào cũng có thể thật hành được, “siêu thắng”, vì mau siêu phàm nhập Thánh, công ít mà quả cao, lại chắc chắn sẽ thành Phật.
Bồ Tát dạy: “Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con”. Cảm động thay!
Chúng ta nên thiết tha nhớ Phật và chí tâm niệm Phật, chớ nỡ phụ lòng nhớ thương của Phật!

II
Phổ Hiền
Giữa pháp hội Hoa Nghiêm, trước vi trần số đại Bồ Tát cùng chúng đại Thanh Văn và vô số lượng Nhơn, Thiên, bát bộ, dưới sự chủ tọa chứng minh của đức Bổn Sư Thế Tôn. Phổ Hiền Bồ Tát khi ca tụng công đức của Phật xong, ngài nói với đại chúng và Thiện Tài đồng tử rằng: “Nầy các ngài! Nếu người nào muốn thành tựu công đức của Phật, phải tu mười môn hạnh nguyện rộng lớn: một là “lễ kính chư Phật”, hai là “xưng tán Như Lai”, ba là “quảng tu cúng dường”, bốn là “sám hối nghiệp chướng”, năm là “tùy hỷ công đức”, sáu là “thỉnh chuyển pháp luân”, bảy là “thỉnh Phật trụ thế”, tám là “thường tùy Phật học”, chín là “hằng thuận chúng sanh", mười là “phổ giai hồi hướng”.
Nếu các vị Bồ Tát tùy thuận vào nơi mười đại nguyện này, thời có thể thành thục tất cả chúng sanh, thời có thể tùy thuận vô thượng Chánh Giác, và có thể thành tựu hoàn mãn các hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát.
Hoặc lại có người thâm tín mười đại nguyện này, rồi thọ trì đọc tụng, nhẫn đến biên chép cùng giảng nói cho mọi người, người này sẽ vãng sanh Cực Lạc. Ðến giờ lâm chung căn thân đều hư hoại; thân thuộc, danh vị, quyền thế, tiền tài v.v… tất cả đều bỏ lìa, duy có đại nguyện này không rời người. Trong một sát na, nó dẫn đạo cho người sanh về Cực Lạc thế giới, liền được thấy đức A Di Ðà Phật, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Di Lạc Bồ Tát v.v… Người ấy tự thấy mình sanh trong hoa sen báu, được đức Phật thọ ký. Ðược thọ ký rồi, từ đó đến vô số trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp, người dùng trí huệ tùy thuận tâm tánh của chúng sanh trong vô lượng vô số thế giới ở mười phương mà làm cho được lợi ích. Không bao lâu người ấy sẽ ngồi đạo tràng Bồ Ðề, hàng phục quân ma thành bực vô thượng Chánh Giác, chuyển đại pháp luân, nhẫn đến làm lợi ích cho tất cả chúng sanh cùng tận thuở vị lai…
Kế đó ngài xướng kệ rằng.
Nguyện tôi đến lúc mạng sắp chết.
Trừ hết tất cả những chướng ngại.
Diện kiến đức Phật A Di Ðà.
Liền được vãng sanh nước Cực Lạc.
Tôi đã vãng sanh Cực Lạc rồi.
Hiện tiền thành tựu đại nguyện này.
Viên mãn tất cả không còn thừa.
Lợi lạc hết thảy chúng sanh giới.
Chúng hội của Phật đều thanh tịnh.
Tôi liền thác sanh trong hoa sen.
Nhìn thấy Như Lai Vô Lượng Quang.
Hiện tiền thọ ký tôi thành Phật.
Ðược đức Như Lai thọ ký rồi.
Hóa vô số trăm câu chi thân.
Trí lực rộng lớn khắp mười phương.
Lợi khắp tất cả chúng sanh giới.
Và sau cùng, Phổ Hiền Bồ Tát kết thời thuyết pháp ấy bằng bài kệ hồi hướng công đức, nguyện cho mọi loài đồng về Cực Lạc.
Thắng hạnh Phổ Hiền của tôi đây.
Thắng phước vô biên đều hồi hướng.
Nguyện cho những chúng sanh trôi chìm.
Mau sanh cõi Vô Lượng Quang Phật.
Bồ Tát dứt lời, đức Bổn Sư liền khen rằng: “Thiện tai! Thiện tai!”.
Trích Hoa Nghiêm kinh Hạnh Nguyện phẩm.
Lời Phụ - Pháp hội Hoa Nghiêm, một pháp hội lớn nhứt và viên mãn nhứt trong một đời ứng thế của đức Bổn Sư. Phổ Hiền, vị Ðại Bồ Tát thượng thủ của Pháp hội này. Chúng hội là những bực đại thừa Viên Giáo, trụ bất tự nghị giải thoát cảnh giới.
Ðức Phổ Hiền tự nguyện, và đạo dẫn toàn thể chúng hội đồng nguyện cùng về Cực Lạc thế giới để mau viên mãn phước huệ, chóng chứng quả vô thượng Bồ Ðề, và chỉ có cứu cánh Phật quả mới độ sanh được viên mãn rốt ráo.
Do đây thấy rằng, Cực Lạc thế giới là một đại học đường bảo đảm mau thành Phật, nên chư vị đại Bồ Tát mới đồng nguyện cùng về như vậy.

IIB
Ðức Phổ Hiền Dạy Tu Niệm Phật
Tam Muội
Thuật theo kinh:
“Như Lai bất tư nghị cảnh giới”
... Lúc bấy giớ, đức Thế Tôn nhập vào chánh định “Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới”. Phổ Hiền Bồ Tát nói với Ðức Tạng Bồ Tát rằng: “Nếu ai phát Bồ Ðề tâm muốn chứng chánh định này, trước phải tu trí huệ. Vì chánh định này do trí huệ mà đặng.
Ðây là tu trí huệ: Phải xa lìa vọng ngôn, ỷ ngữ và những sự tán loạn vô ích. Rồi đến Phật điện, xem tượng Phật thuần vàng, hay tượng Phật thếp vàng đủ các tướng tốt cùng viên quang hóa Phật. Liền cúi đầu đảnh lễ mà suy nghĩ như vầy: “Tôi nghe đức A Di Ðà Phật hiện tại đang thuyết pháp ở Tây phương Cực Lạc thế giới". Rồi lòng tôn kính tin mến, tưởng hình tượng ấy là thân thiệt của đức Phật. Hết lòng kính ngưỡng như đức Phật hiện đến. Rồi nhứt tâm nhìn kỹ từ trên đảnh tướng đến dưới bàn chơn.
Nhìn xong đi qua chỗ vắng vẻ ngồi ngay thẳng, quán tưởng hiện ra đức Phật hiện ra cao lớn chừng một tay. Trong tâm phải khắn nhớ luôn chớ để quên mất. Nếu tạm quên, thời đến Phật điện mà chăm nhìn lại. Lúc nhìn xem như vậy, lòng phải hết sức cung kính như đối Phật thiệt, không để có quan niệm là hình tượng. Rồi sắm hoa đẹp, hương thơm dâng cúng. Nhứt tâm tưởng là đức Phật ở trước mình. Và nghĩ rằng: Ðức Phật Thế Tôn là bực Nhứt Thiết Trí, ngài thấy tất cả, nghe tất cả, chắc ngài biết rõ tâm mình.
Khi quán tưởng thành, liền trở về chỗ vắng, ngồi tưởng mãi không quên. Nhứt tâm siêng tu đủ 21 ngày, nếu là người phước đức thời bèn thấy đức Như Lai hiện ra.
Hoặc là người đời trước có gây tạo ác nghiệp mà chẳng đặng thấy Phật nếu có thể chuyên cần tu tập không thối tâm và không móng tưởng việc khác, thời rồi lại mau được thấy Phật.
Vì rằng nếu ai cầu Vô Thượng Bồ Ðề mà chuyên tu một pháp thời đều thành tựu cả. Như người uống một ngụm nườc biển, tức là đã được nếm nước của tất cả con sông trong đại địa. Bồ Tát nếu có thể tu tập pháp môn này, thời là đã tu tất cả tam muội, các nhẫn, các địa, các môn đà la ni. Vì thế, phải nên thường siêng tu tập, chớ có biếng trễ, chớ phóng dật, nhứt tâm tưởng niệm cho được hiện tiền thấy Phật.
Lúc được thấy Phật, lại nên nhận biết là tâm tưởng sanh, là duy tâm hiện, bình đẳng không sai khác. Tâm mình làm Phật, rời tâm không Phật. Nhẫn đến thập phương chư Phật cũng vậy, đều chỉ y tự tâm. Bồ Tát nếu có thể thấu rõ chư Phật và tất cả pháp đều là duy tâm, thời đặng chứng Tùy Thuận Nhẫn hoặc nhập Sơ Ðịa. Lúc lâm chung được sanh về Cực Lạc Tịnh Ðộ, thường được thấy Phật, gần Phật, nghe pháp và cúng dường Phật.
Lời Phụ - Pháp môn niệm Phật có 4: A- Thật tướng niệm Phật. B- Quán tưởng niệm Phật. C- Quán tượng niệm Phật. D- Trì danh niệm Phật.
Một môn A thuộc về lý niệm. Ba môn dưới thuộc về sự niệm gồm cả lý niệm.
Bài trên, Phổ Hiền Bồ Tát dạy quán trượng trước, kế tưởng niệm. Và sau cùng, khi quán hạnh đã thành, tấn niệm thật tướng, tức là duy tâm bình đẳng. Ðây là trước thành tựu tam muội, sau chứng lý niệm Phật tam muội.
Ở Tiểu Bổn kinh, đức Bổn Sư dạy môn trì danh niệm Phật. Chấp trì danh hiệu đến nhứt tâm bất loạn là được sự niệm Phật tam muội, đạt “niệm tức vô niệm" là chứng lý tam muội. Kết quả đồng bực với môn quán hạnh trên. Nhưng nơi dụng công tu tập thời môn trì danh có phần giản tiện hơn. “Giản” là vì hồng danh có 6 chữ hay 4 chữ dễ nhớ rõ không phải nhiều như các tướng hảo khó nhớ. “Tiện” là vì có thể được nghe hồng danh bất cứ ở chỗ nào và lúc nào, không phải cứ ở nơi Phật điện và phải thật sáng như quán tượng. Vả lại trì danh, niệm thầm cũng được, niệm ra tiếng cũng được. Nhờ niệm ra tiếng, nên có thể thật hành ở nơi ồn ào. Chớ quán tưởng quyết phải ở nơi vắng lặng.
Vì các lẽ trên, nên môn quán hạnh phải là bực thượng trí mới chắc thành tựu. Còn môn trì danh có thể thích hợp với tất cả mọi hạng người, và bất cứ ai, nếu chuyên tâm thiết thiệt thật hành đều thành tựu được cả. Chúng ta sẽ được thấy sự chứng nghiệm trong những tiểu sử của các nhà niệm Phật ở quyển sau.
Như lời Bồ Tát dạy: “Nếu ai cầu Vô thượng Bồ Ðề, mà chuyên tu một pháp thời đều thành tựu cả”. Thế là vì muốn thành Phật để độ sanh mà chuyên niệm Phật vậy.
Nếu ta muốn thành công nơi pháp môn niệm Phật, nghĩa là muốn chứng tam muội vãng sanh Cực Lạc, tất phải tuân lời dạy của Bồ Tát: A.- “Lập trí cầu thành Phật”. B.- “Chuyên cần tu niệm Phật”.

III
Văn Thù Sư Lợi
Ðức Văn Thù Sư Lợi là một vị Bồ Tát. Trong thời kỳ đức Bổn Sư ứng thế, ngài là vị thượng thủ trong hàng Bồ Tát chúng, mà cũng là thượng thủ cả chúng hội. Ngài thường vì chúng hội mà khải thỉnh nơi đức Bổn Sư. Ngài cũng là người thường thay mặt đức Bổn Sư mà khai thị diệu pháp cho chúng hội.
Dưới đây là lời của ngài khuyên tấn chúng hội nên thường niệm Phật, trích trong kinh “Quán Phật Tam Muội Hải”.
Lúc đức Thế Tôn giảng pháp “Quán Phật Tam Muội” xong, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo đại chúng rằng:
Về thuở quá khứ, thời kỳ Phật Bửu Oai Ðức Như Lai, đồng tử Giới Hộ, con trai của một ông Trưởng giả, từng thọ pháp Tam Quy khi còn ở trong thai mẹ. Năm lên tám, một hôm cha mẹ thỉnh Phật đức Bửu Oai Ðức Phật về nhà cúng dường. Ðồng tử Giới Hộ thấy đức Phật cử chỉ đoan trang đi chậm rãi, dưới chơn Phật, mỗi bước mọc hoa sen, thân Phật tỏa ánh sáng rực rỡ, thời mừng rỡ cung kính, liền cúi đầu đảnh lễ. Lễ Phật rồi, đồng tử chí thành chăm nhìn Phật không rời.
Ðồng tử Giới Hộ nhơn vì một lần được thấy Phật và nhìn Phật đó mà tiêu trừ được tội sanh tử của trăm nghìn ức na do tha kiếp. Từ đó về sau, đời đời luôn đặng gặp chư Phật, nhiều đến số trăm ức na do tha hằng hà sa đức Phật. Các đức Thế Tôn ấy đều giảng dạy pháp “Quán Phật Tam Muội” đúng như lời của đức Bổn Sư vừa giảng hôm nay.
Sau đó có trăm vạn đức Phật ra đời đồng một hiệu: Chiên Ðàn Hải. Ðồng tử chầu chực khắp tất cả chư Phật, thường lễ Phật, cúng dường, chấp tay nhìn Phật. Do công đức quán Phật, nên rồi lại đặng gặp trăm vạn a tăng kỳ đức Phật liền chứng đặng trăm vạn ức “Niệm Phật tam muội”, chứng đặng trăm vạn a tăng kỳ “triền đà la ni môn”. Khi đồng tử đã chứng các môn tam muội và đà la ni, chư Phật liền hiện thân thuyết vô tướng pháp cho. Khi đồng tử đặng nghe vô tướng pháp, trong giây lát bèn chứng đặng “Thủ Lăng Nghiêm tam muội”.
Thuật xong, đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát kết luận: “Ðồng tử Giới Hộ tối sơ do nhờ thọ pháp Tam Quy, một lần chí thành lễ Phật, quán Phật, tâm không mỏi nhàm, nên rồi được gặp vô số chư Phật. Huống là người chuyên lòng luôn tưởng nơi Phật!
Ðồng tử Giới Hộ đó không phải ai đâu lạ, chính là tiền thân của tôi đấy!”
Văn Thù Sư Lợi nói dứt lời, đức Bổn Sư phán với ngài A Nan: “Ông nên đem lời của Văn Thù Sư Lợi nói lại cho khắp tất cả đại chúng và tất cả chúng sanh đời sau.
Nếu ai có thể lễ Phật, ai có thể niệm Phật, ai có thể quán Phật, thời người ấy sẽ đồng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát”.
Cũng như Phổ Hiền, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát từng có lời tự nguyện về Cực Lạc thế giới, chép trong kinh “Văn Thù Phát Nguyện”.
Nguyện ngã mạng chung thời
Diệt trừ chư chướng ngại.
Diện kiến A Di Ðà
Vãng sanh Cực Lạc quốc.
Sanh bỉ Phật quốc dĩ
Thành mãn chư đại nguyện.
A Di Ðà Như Lai
Hiện tiền thọ ngã ký.
Nghiêm tịnh Phổ Hiền hạnh.
Mãn túc Văn Thù nguyện,
Tận vị lai tế kiếp
Cứu cánh Bồ Tát hạnh.

IV
Hai Ðại Thánh Ứng Tích
Trích trong bộ “Tống Cao Tăng”
và “Lạc Bang Văn Loại”
Ðời Ðường, ngài Thích Pháp Chiếu trụ trì chùa Vân Phong ở Hoành Châu, hàng ngày tinh tấn tu hành không bê trễ.
Năm Ðại Lịch thứ hai, một buổi sáng nọ, ngài thấy trong bát cháo nơi nhà Tăng hiện bóng mây lành năm màu. Trong mây hiện ra một cảnh chùa, hướng Ðông Bắc ngõ chùa có dãy núi, chưn núi có khe nước, phía bắc của khe có một cửa ngõ bằng đá, trong ngõ đá lại có một ngôi chùa to để hiệu “Ðại Thánh Trúc Lâm Tự”.
Ít hôm sau, ngài lại thấy trong bát cháo hiện cảnh chùa; vườn, ao, lầu đài đồ sộ, và một vạn vị Bồ Tát ở trong đó.
Ngài mới đem cảnh tượng đã thấy mà hỏi cùng các bực trí thức.
Một Ðại Ðức bảo: “Việc biến hiện của chư Thánh khó nghĩ bàn được. Nhưng nếu luận về thế diện phương hướng núi sông, thời đó là cảnh Ngũ Ðài Sơn”.
Nghe Ðại Ðức nói, ngài có ý muốn viếng cảnh Ngũ Ðài Sơn.
Năm Ðại Lịch thứ tư ngài Pháp Chiếu gặp một cụ già bảo: “Ông từng có ý muốn đến Kim Sắc thế giới (Ngũ Ðài) để kính lễ Ðại Thành (Văn Thù), sao đến nay vẫn chưa đi?”.
Ngài bèn cùng với các pháp hữu đi Ngũ Ðài.
Năm Ðại Lịch thứ năm, ngày mùng sáu tháng tư thời đến chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Ðài. Ðêm ấy, vào lối canh tư, ngài bỗng thấy ánh sáng lạ từ xa xẹt đến chiếu mình ngài. Ngài liền nhắm theo tia sáng mà đi. Ði được năm mươi dặm thời đến một dãy núi, dưới chân núi có khe phía bắc của khe có ngõ đá. Nơi ngõ có hai đồng tử đứng chực sẵn xưng tên là Thiện Tài với Nan Ðà. Hai đồng tử dắt ngài đến một ngôi chùa to, trên bảng đề hiệu “Ðại Thánh Trúc Lâm Tự” đất vàng, cây báu, rất trang nghiêm. Giống hệt như cảnh đã thấy trong bát cháo lúc trước.
Ngài vào chùa, lên giảng đường, thấy phía Tây thời đức Văn Thù, phía đông thời đức Phổ Hiền, hai vị đại Bồ Tát đều ngự trên tòa cao lớn, đương thuyết pháp cho một vạn vị Bồ Tát.
Ngài Pháp Chiếu cung kính đến trước tòa đảnh lễ rồi bạch rằng: “Phàm phu thời mạt pháp, cách Phật đã xa, chướng sâu nghiệp nặng, phước mỏng trí cạn. Dầu sẵn đủ Phật tánh, nhưng không sao phát hiện được. Phật pháp quá mênh mông, chưa rõ nên tu pháp môn nào cho thích hợp?”.
Ðức Văn Thù dạy: “Nay ông niệm Phật chính là phải lúc. Các môn tu hành không môn nào qua môn Niệm Phật cả. Rồi thêm cúng dường Tam Bảo, gồm tu cả phước và huệ. Hai môn này rất là thiết yếu.
Về thuở quá khứ, nhờ quán Phật, niệm Phật, cúng dường Phật, mà ta chứng đặng Nhất Thiết Chủng Trí.
Vì thế nên tất cả các pháp môn: Bát-nhã ba-la-mật, thậm thâm thiền định, đến như Phật cũng đều từ Niệm Phật mà sanh. Do đây nên biết, “Niệm Phật là Vua trong các pháp môn”.
Ngài Pháp Chiếu bạch: “Nên niệm Phật như thế nào?”.
Ðức Văn Thù dạy: “Hướng Tây của thế giới này, có đức Phật A Di Ðà, giáo chủ Cực Lạc. Nguyện lực của đức Phật ấy không thể nghĩ bàn. Ông nên chuyên niệm đức Phật A Di Ðà cho được không gián đoạn, đến lúc lâm chung quyết định vãng sanh, vĩnh viễn không thối chuyển đạo Vô thượng”.
Dứt lời, hai vị Ðại Thánh đồng đưa tay vàng xoa đầu ngài Pháp Chiếu mà phán rằng: “Nhơn vì ông niệm Phật, không bao lâu ông sẽ chứng quả Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu thiện nam tín nữ nào nguyện mau thành Phật, không gì qua Niệm Phật. Niệm Phật quyết mau chứng quả vô thượng Bồ Ðề”.
Hai Ðại Thánh thọ ký xong, ngài Pháp Chiếu vui mừng đảnh lễ, rồi từ tạ lui ra.
Hai đồng tử đưa ngài ra khỏi ngõ chùa, ngài ngước đầu ngó lại, bỗng người, cảnh đều biến mất. Ngài bèn dựng đá đánh dấu chỗ ấy rồi trở về chùa Phật Quang.
Ðến ngày 13 tháng tư, ngài đi cùng năm mươi ngoài ông Tăng, đồng đến hang Kim Cương thành tâm đảnh lễ danh hiệu của 35 đức Phật. Ngài Pháp Chiếu lễ vừa được 10 bận, bỗng tự thấy hang Kim Cương rộng lớn trang nghiêm thanh tịnh, có cung điện bằng lưu ly, thấy đức Văn Thù cùng đức Phổ Hiền đồng ngự trong ấy.
Hôm khác, ngài Pháp Chiếu đi riêng một mình đến hang Kim Cương cầu nguyện cho thấy Ðại Thánh, rồi gieo mình rập lạy. Ngài bỗng thấy Thánh Tăng tự giới thiệu là Phật Ðà Ba Lợi dắt ngài vào một viện, bảng đề: “Kim Cương Bát Nhã tự”. Toàn viện báu đẹp trang nghiêm ánh sáng chiếu lấp lánh.
Dầu đã nhiều lần thấy sự linh dị, nhưng ngài vẫn chưa thuật với ai cả.
Tháng Chạp năm ấy, ngài nhập đạo tràng niệm Phật nơi chùa Hoa Nghiêm. Ngài tuyệt thực nguyện vãng sanh Tịnh Ðộ. Ðến ngày thứ bảy, đầu hôm, đương lúc niệm Phật, ngài thấy một Thánh Tăng vào bảo rằng: “Ông đã được thấy cảnh giới ở Ngũ Ðài sơn, sao ông không truyền cho đời được cùng biết!”. Nói xong, Thánh Tăng liền ẩn.
Rạng đông, ngài lại thấy Thánh Tăng vào bảo như hồi đầu hôm. Ngài mới đáp: “Chẳng phải là tôi có lòng dấu kín thánh đạo, chỉ sợ rằng nói ra người đời không tin mà sanh sự chê bai thôi!”
Thánh Tăng bảo: “Ðức Ðại Thánh Văn Thù hiện tại ở Ngũ Ðài mà còn không khỏi có người hủy báng. Ông nên đem các cảnh giới mà ông được thân thấy ở Ngũ Ðài, truyền khắp với mọi người, làm cho mọi người được nghe biết mà phát Bồ Ðề tâm”.
Ngài Pháp Chiếu tuân lời, nhớ kỹ lại những sự đã thấy, rồi chép ra truyền cho mọi người.
Năm sau, ông Thích Huệ Tùng với chư Tăng chùa Hoa Nghiêm đi cùng ngài Pháp Chiếu đến hang Kim Cương lễ Phật, rồi đến chỗ dựng đá lúc trước để chiêm ngưỡng cựu tích. Mọi người đương ngưỡng vọng ngậm ngùi, bỗng đồng nghe tiếng hồng chung từ vách đá vang ra, tiếng chuông ngân nga, nhặt khoan rành rẽ. Ai nấy đều lấy làm lạ và đồng công nhận những lời thuật của ngài Pháp Chiếu là thật.
Nhơn vì muốn người đời phát đạo tâm, nên tăng chúng khắc sự tích của ngài Pháp Chiếu được thấy vào vách đá.
Ít năm sau, chư Tăng lại dựng một kiểng chùa ngay nơi chỗ ngài Pháp Chiếu đánh dấu, để hiệu là “Trúc Lâm Tự”, nơi mà ngài Pháp Chiếu được đức Văn Thù cùng đức Phổ Hiền giảng dạy và thọ ký lúc trước.
(Về sự tu trì và hoằng hóa của ngài xem nơi chương “Liên Tông chư Tổ”).
Lời Phụ - Ðức Văn Thù Bồ Tát dạy: “Các môn tu hành, không môn nào qua môn Niệm Phật cả”. Và ngài lại dạy: “Niệm Phật là vua trong các pháp môn”.
Ngẫm lời Bồ Tát, nếu chúng ta, người thời mạt pháp, ai là người phát Bồ Ðề tâm: “Cầu thành Phật nguyện độ sanh”, đều phải tuân lời Bồ Tát mà tu Niệm Phật. Vì “niệm Phật thời mau thành Phật”. Lời của 2 Ðại Thánh phán khi xoa đầu ngài Pháp Chiếu.
Nên niệm như thế nào? Bồ Tát dạy: “Chuyên niệm đức Phật A Di Ðà cho được không gián đoạn”.
Ta nên chú trọng nơi “chuyên niệm” và “không gián đoạn”, vì đó là công phu phải có nơi người niệm Phật.
“Chuyên niệm” tức là chỉ thuần niệm Phật không xen tạp việc khác, mà cũng không cho tâm móng tưởng sự khác.
“Không gián đoạn” là danh hiệu của Phật, luôn luôn tiếp tục nơi tâm, tổ Thiện Ðạo và Liên Trì Ðại Sư gọi là “tương tục” cũng gọi là “bất niệm tự niệm”. Ðây là kết quả của “chuyên niệm” và là khởi điểm của “nhứt tâm bất loạn” hay “Niệm Phật tam muội”. Niệm Phật được “Không gián đoạn” thời đã được bảo đảm vãng sanh chứng bực bất thối. Nếu được “nhứt tâm” hay chứng “tam muội” thời phẩm vị cao hơn.

V
Quan Thế Âm Bồ Tát Hiển Thánh
Trích ở “Tống Cao Tăng Truyện”
và “Phật Tổ Thống Kỷ”
Ðời Ðường, thời vua Trung Tôn, ngài Thích Huệ Nhựt thấy Pháp Sư Nghĩa Tịnh sang Tây Vức cầu Pháp, lòng mộ lắm.
Ngài bèn ngồi thuyền vượt biển, ba năm sau mới đến Thiên Trúc (Ấn Ðộ), rồi lần lượt đi lễ ở các nơi di tích của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, và thỉnh kinh chữ Phạn.
Ngài Huệ Nhựt từ lúc ở xứ nhà đến khi sang Thiên Trúc mục kích nhiều cảnh đau khổ của loài người, mà chính ngài cũng tự trải lắm sự gian lao.
Vì thế, ngài mới suy nghĩ: “Nước nào, cõi nào chỉ thuần vui mà không khổ? Pháp nào hạnh nào đặng mau thành Phật?” Rồi ngài đem vấn đề ấy thỉnh hỏi gần khắp các bực danh đức ở Thiên Trúc. Các bực danh đức đồng chỉ cõi Tây Phương Cực Lạc thế giới, và đồng khuyên nên tu pháp môn Tịnh Ðộ. Ngài Huệ Nhựt liền kính vâng lời các danh đức khuyên dạy mà chuyên niệm Phật.
Sau đó ít lâu, ngài đi đến nước Kiền Ðà La ở Bắc Ấn. Phía Ðông Bắc thành vua có dãy núi lớn. Trên núi có tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, hễ ai chí thành cầu nguyện thời thường được thấy Bồ Tát hiện thân.
Ngài bèn lên núi kính lạy bảy ngày đêm, rồi tuyệt thực, thệ: Nếu không thấy được Bồ Tát thời thà chết tại chỗ này.
Ðến đêm thứ bảy, trên hư không đức Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân vàng tử kim, cao hơn một trượng, ngự trên tòa sen báu, quang minh sáng chói. Bồ Tát thòng tay xuống thoa đầu ngài Huệ Nhựt mà bảo rằng:
Ông muốn truyền pháp để độ mình độ người, thời nên niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Ðà Phật và phát nguyện vãng sanh. Lúc về Cực Lạc thấy Phật và ta thời được lợi ích lớn. Ông nên biết rằng Tịnh Ðộ pháp môn hơn tất cả hạnh khác.
Bồ Tát phán dạy xong liền ẩn.
Ngài Huệ Nhựt vì tuyệt thực đã bảy ngày, nên đêm đó khí lực đã mòn, nhưng sau khi được Bồ Tát xoa đầu và nghe lời dạy bảo, thân thể ngài bỗng trở nên cường tráng, tinh thần minh mẫn.
Sau khi ngài chở kinh tượng đã thỉnh được đem về bổn quốc. Bận này về, ngài đi đường núi. Tính ra từ ngày đi đến khi về đến nước, mất hết 18 năm, đi được hơn bảy mươi nước.
Năm Khai Nguơn thứ 7, về đến Trường An, ngài vào triều dưng tượng Phật và kinh chữ Phạn.
Từ đó, ngài chuyên cần tu tịnh nghiệp, truyền hóa hưng thạnh một thời. Triều đình phụng hiệu là Từ Mẫn Tam Tạng Pháp Sư.
Nhờ ngài dẫn đạo, người niệm Phật được chứng tam muội và được vãng sanh rất đông.
Ngài có biên tập bộ “Vãng sanh Tịnh Ðộ” khắc truyền trong đời.
Năm Triều Hữu thứ 7, giờ ngài viên tịch, đại chúng đồng thấy hoa sen báu sáng rỡ như mặt trời hiện ra trước chỗ ngài ngồi.

VI
Mã Minh Ðại Sĩ
Trích ở bộ: “Truyền Ðăng Lục”
và “Ðại Thừa Khởi Tín luận”
Ðại Sĩ, người nước Tang Kỳ Ða thuộc Ðông Thiên Trúc. Có bầy ngựa nghe tiếng Ðại Sĩ thuyết pháp là buồn cảm hí kêu, nên người thời ấy gọi Ðại Sĩ là Mã Minh Tôn Giả.
Về dòng tổ chánh truyền, bắt đầu từ ngài Ma Ha Ca Diếp là Tổ thứ nhứt, ngài A Nan Ðà là tổ thứ hai… thời Ðại Sĩ là Tổ thứ 12, đắc pháp nơi Tổ thứ 11, ngài Phú Na Dạ Xà Tôn Giả.
Ðại Sĩ từng trứ tác bộ “Ðại Thừa Khởi Tín Luận”, y cứ nơi “chúng sanh tâm” mà hiển thị “Ðại thừa nghĩa”. Tất cả pháp nhiễm ô sanh tử của phàm, và tất cả pháp thanh tịnh giải thoát của Thánh đều duy “tâm” tùy duyên tịnh hay nhiễm mà tạo thành. Mê “tâm” thời khởi vô minh, phân biệt chấp kiến, rồi gây nghiệp mà chác lấy quá sanh tử khổ lụy. Ngộ “tâm”, thời dứt nghiệp phá chấp kiến, hết vô minh mà chứng đặng quả giải thoát an vui.
Chứng ngộ tự tâm, tín thật đó là tâm tánh của mình, vĩnh viễn không mê mờ quên lãng tự tâm bổn tánh ấy, đây gọi là bực “tín tâm bất thối” của Ðại thừa. Ðưa người đến bực Ðại thừa. Tín tâm bất thối là mục đích chủ chánh của bộ “Ðại thừa Khởi Tín Luận”.
Ðến bực “bất thối” này, theo trong luận, phải là người đủ năng lực thiện căn huân tập, thâm tín nhơn quả, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, phát Bồ Ðề tâm, đặng gặp chư Phật gần gũi cúng dường, tu Bồ Tát hạnh. Tu tập các hạnh như vậy đủ một vạn đại kiếp, tín tâm thành tựu chứng bực bất thối.
Nếu là người chưa đủ tất cả các điều kiện trên đây, thời ta còn có thể bị thối chuyển, nơi đạo vô thượng chưa được bảo đảm.
Rốt sau, Ðại Sĩ có lời khuyên người nên cầu sanh Tịnh Ðộ để được mau thành tựu tín tâm, chắc chắn trụ bực “bất thối”.
Ðây là lời Ðại Sĩ khuyên
“Chúng sanh vì ở Ta Bà thế giới nầy, tự sợ chẳng được thường gặp chư Phật để gần gũi cúng dường, e rằng tín tâm khó thành tựu được. Phải biết rằng đức Thích Ca Như Lai của chúng ta có chỉ dạy một phương tiện siêu thắng để nhiếp hộ tín tâm. Tức là đức Bổn Sư dạy chuyên tâm niệm Phật. Do vì chuyên tâm niệm Phật, nên tùy nguyện được sanh về Tịnh Ðộ, thường gần bên Phật, vĩnh ly ác đạo. Như trong kinh: Nếu người chuyên niệm Tây phương Cực Lạc thế giới A Di Ðà Phật, bao nhiêu thiện căn công đức của mình tu tập đều hồi hướng nguyện cầu về thế giới ấy, thời bèn đặng vãng sanh. Khi được sanh về Cực Lạc Tịnh Ðộ rồi, vì thường được thấy Phật, nên vĩnh viễn không còn bị thối chuyễn”.
Vì nhơn duyên như vậy nên đức Bổn Sư ta, nói pháp hội Kỳ Viên thuyết kinh A Di Ðà, ba bốn phen cặn kẽ khuyên bảo mọi người nên đồng phát nguyện cầu sanh về Cực Lạc thế giới. Bổn Sư lại nói chúng sanh nào sanh về Cực Lạc thế giới đều là bực “bất thối chuyển” – “Cực Lạc thế giới, chúng sanh sanh giả giai thị A Bệ Bạt Trí”.
Về sau, Ðại Sĩ phó pháp cho Tổ thứ 13, Ca Tỳ Ma La Tôn Giả, rồi nhập chánh định “Long Phấn Tấn tam muội”, thân vọt bay lên hư không tròn sáng như mặt trời, giây lát trở về pháp tòa ngồi kiết già mà nhập diệt.
Theo lời người xưa, Ðại Sĩ là bực pháp thân địa thượng Bồ Tát.

VII
Long Thọ Bồ Tát
Trích ở những bộ:
“Truyền Ðăng Lục”, “Tỳ Bà Sa Luận”,
“Ðại Trí Ðộ Luận”, “Nhập Lăng Già Kinh”
Bồ Tát người Nam Ấn từng ở núi tu tập thiền định. Trên núi ấy có cội cổ thọ rất cao lớn, dưới tàng cây có 500 con rồng ở. Bồ Tát hiện thần lực thâu phục bầy rồng, và thường ngày thuyết pháp giảng đạo cho. Vì thế, người đời gọi ngài là Long Thọ Tôn Giả.
Ngài đắc pháp với Tổ thứ 13, đức Ca Tỳ Ma La Tôn Giả, rồi kế vị làm Tổ thứ 14. Ngài có ý muốn rộng truyền kinh giáo.
Bấy giờ Ðại Long Bồ Tát rước ngài vào long cung trong đại hải, mở kho thất bảo, cho ngài tự tiện đọc xem kinh tạng. Ngài chuyên tâm xem trong 90 ngày đêm, thông thuộc được rất nhiều. Sau 90 ngày, Ðại Long Bồ Tát đưa ngài về Thiên Trúc để hoằng truyền chánh pháp.
Bộ kinh “Ðại Phương Quảng Phật Hoa Ngiêm” (Phạn văn) chính tự tay ngài chép ra sau khi ở long cung về.
Ngài có trứ tác bộ “Tỳ Bà Sa Luận”. Trong luận đó có lời xưng tán đức Phật A Di Ðà, đại lược như vầy:
Nếu ai nguyện làm Phật
Tâm niệm A Di Ðà,
Phật liền hiện thân đến.
Cho nên tôi quy mạng.
Do bổn nguyện của Phật
Nên thập phương Bồ Tát
Ðến cúng dường nghe pháp
Vì thế tôi cúi đầu.
Bồ Tát ở Cực Lạc
Thân xinh đẹp trang nghiêm
Ðủ cả các tướng hảo,
Nay tôi quy mạng lễ.
Bồ Tát ở Cực Lạc.
Ngày ngày trong ba thời
Cúng dường thập phương Phật
Nên tôi cúi đầu lạy.
Nếu người trồng căn lành
Nghi thời hoa không nở.
Người tín tâm thanh tịnh
Thời hoa nở thấy Phật.
Hiện tại thập phương Phật
Vì muốn độ chúng sanh
Mà ca tụng Di Ðà,
Nên tôi quy mạng lễ.
Cõi đó rất trang nghiêm.
Thanh tịnh hơn thiên cung.
Công đức rất sâu dày.
Nên tôi lạy chơn Phật.
Ngài lại tạo bộ “Trí Ðộ Luận”. Trong luận ấy, nơi chương dạy về pháp môn niệm Phật, có lời như vầy:
“Niệm Phật Tam muội” trừ được các thứ phiền não và tội nghiệp của đời trước. Các môn tam muội khác, có môn trừ được dâm tâm mà không thể trừ sân; có môn trừ được sân mà không thể trừ dâm tâm; có môn trừ được si mà không trừ được dâm và sân; có môn trừ được tham sân si mà không trừ được tội nghiệp đời trước. “Niệm Phật tam muội” này trừ được các thứ phiền não và các thứ tội nghiệp. Lại nữa, “Niệm Phật tam muội” có đại phước đức có thể độ chúng sanh.
Các vị Bồ Tát muốn độ chúng sanh, các tam muội khác phước đức không bằng “Niệm Phật tam muội”; tam muội này mau trừ diệt được các tội chướng. Lại nữa, Phật là đấng Pháp Vương, còn chư Bồ Tát như Pháp tướng, chỗ tôn trọng của Bồ Tát chỉ là Phật Thế Tôn, vì thế nên phải thường niệm Phật.
Ví như quan Ðại Thần được đức vua yêu chuộng, nên thường nhớ tưởng đến vua mình. Bồ Tát cũng vậy, biết rằng những công đức cùng vô lượng trí huệ của mình đều từ nơi đức Phật mà đặng, vì ơn Phật rất nặng nên thường niệm Phật. Lại do vì niệm Phật luôn, tâm không rời Phật, nên Bồ Tát thường được gặp chư Phật.
Hỏi: Bồ Tát phải hóa độ chúng sanh, sao lại muốn thường gặp chư Phật?
Ðáp: Những người chưa nhập “Bồ Tát chánh vị”, chưa chứng đặng bực “bất thối chuyển”, chưa được “Phật thọ ký”, nếu rời chư Phật thì hư hoại các thiện căn, chìm trong vực phiền não. Tự độ lấy mình còn chưa được, đâu có thể độ người. Như người đi thuyền, giữa dòng thuyền hư bể, muốn chở người khác, mà mình đã bị chìm. Nơi tâm thời muốn được, nhưng nơi sự thời không thành mà lại thêm hại. Lại như đem một ít nước sôi đổ vào ao lớn đông giá, dầu tan một ít chỗ nhưng rồi nước sôi ấy trái lại đông thành giá!
Bồ Tát chưa nhập pháp vị nếu xa rời chư Phật, không phương tiện lực mà dùng một ít công đức đi hóa độ chúng sanh, dầu cũng có thể được chút ít kết quả, nhưng trái lại tự bị đọa lạc. Vì thế nên các bực Bồ Tát nầy phải thường gần Phật, không được rời!
Các vị A La Hán cùng Bích Chi Phật, dầu có kết quả chứng Niết Bàn, nhưng vì chưa có Nhứt Thiết Chủng Trí không thể dìu dắt các Bồ Tát. Duy chư Phật đã thành tựu Nhứt Thiết Chủng Trí nên có thể chỉ dạy dắt dìu chư Bồ Tát. Như voi sa lầy thời chỉ có dùng voi mới cứu được. Bồ Tát nếu sa vào phi đạo thời chỉ có Phật mới cứu được, vì đồng một đạo đại thừa vậy. Vì những lẽ trên, Bồ Tát phải gần Phật!
Lại nữa, Bồ Tát tự nghĩ rằng ta chưa có Phật nhãn không khác như kẻ mù lòa, nếu không được đức Phật dẫn đạo thời vì không thấy đường mà sẽ bị lạc vào nẻo khác. Giả sử được nghe Phật pháp, nhưng vì ở khác chỗ với Phật mà thật hành, thời sẽ có sự hại là chưa rõ thời tiết giáo hóa, nơi pháp nên thật hành nhiều hay ít. Vì thế nên Bồ Tát phải thường gần Phật.
Lại nữa, Bồ Tát gần Phật, hoặc mắt thấy Phật mà tâm thanh tịnh, hoặc nghe Phật dạy tâm liền vui thích pháp vị mà được đại trí huệ, rồi tu hành theo pháp mà được đại giải thoát.
Gần Phật được vô lượng lợi ích lớn như vậy, há lại chẳng nên nhứt tâm cầu muốn thấy Phật, gần Phật ư?
Như trẻ thơ chẳng nên rời mẹ; người đi đường xa vắng chẳng nên rời lương thực; mùa nóng bức chẳng nên rời gió mát nước lạnh; mùa quá rét chẳng nên rời lửa; qua dòng sâu rộng chẳng nên rời thuyền; người bịnh chẳng nên rời lương y.
Bồ Tát chẳng nên rời chư Phật, lại là vấn đề thiết yếu hơn các việc trên.
Những sự lợi ích đem lại do nơi cha mẹ, thân thuộc, các trí thức, cùng nhơn vương, thiên vương nhẫn đến tất cả, đều không bằng sự lợi ích được nơi đức Phật. Ðức Phật làm cho các vị Bồ Tát được sự lợi ích lớn: khỏi các nẻo khổ, an ở nơi Phật địa.
Hỏi: Làm thế nào để đặng không rời chư Phật?
Đáp: Chúng sanh đều có tội nghiệp nhơn duyên trong vô lượng kiếp, dầu thật hành phước đức mà trí huệ cạn cợt, dầu tu hành trí huệ mà phước đức kém mỏng. Bồ Tát cầu Phật đạo phải thật hành sanh nhẫn và pháp nhẫn. Vì thật hành sanh nhẫn mà đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi, nên diệt được vô lượng tội chướng, tăng trưởng vô lượng phước đức. Vì thật hành pháp nhẫn phá vô minh, nên đặng vô lượng trí huệ. Ðủ cả hai hạnh sanh nhẫn và pháp nhẫn thời được đời đời không rời chư phật.
Lại nữa, vì Bồ Tát thường thích niệm Phật nên đời đời luôn luôn gặp chư Phật.
Ví như chúng sanh nào lòng dâm quá nặng thời sẽ thọ thân dâm điểu (se sẻ, vịt, v.v…). Chúng sanh nào tâm sân hận quá trọng thời sẽ sanh vào các loài độc trùng (rắn, rết, v.v…).
Cũng vậy, Bồ Tát không màng sự giàu sang phước báo của người của trời, chỉ thích thường niệm Phật, vì thường niệm Phật nên tùy tâm nguyện được sanh về Tịnh Ðộ.
Lại nữa, do vì Bồ Tát thường khéo tu “niệm Phật tam muội”, nên sanh vào đâu cũng thường gặp chư Phật. Kinh “Bát Chu Tam Muội” có nói: “Bồ Tát tu tam muội này, thời hiện đời sanh về cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà…”
Về sau nhơn duyên giáo hóa đã mãn, Long Thọ Bồ Tát phó pháp cho ngài Ca Na Ðề Bà Tôn Giả rồi nhập tam muội mà thị tịch.
Trong pháp hội Lăng Già, đức Bổn Sư từng nói với Ðại Huệ Bồ Tát rằng: “Ông Ðại Huệ nên biết: Sau khi Phật diệt độ, tương lai sẽ có người hộ trì chánh pháp Phật, là người Nam Thiên Trúc đại danh đức Tỳ Kheo tôn hiệu là Long Thọ. Tỳ Kheo đó phá được các Hữu tông, Vô tông, để hiển pháp vô thượng đại thừa của Phật dạy. Long Thọ đó chứng bực Hoan Hỷ Ðịa Bồ Tát, vãng sanh Cực Lạc quốc”. Ðây là lời huyền ký của đức Bổn Sư, mà cũng là lời thọ ký cho Long Thọ Bồ Tát vậy.

VIII
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
Trích ở bộ: “Tây phương Xát chỉ”
Nhà minh, năm Sùng Trinh thứ 16, Bồ Tát giáng thần ở Ngô Môn. Nhà Thanh, năm Thuận Trị thứ tư, Bồ Tát ứng cơ thuyết pháp dạy truyền pháp môn Tịnh Ðộ.
Ngài dạy rằng: Pháp yếu của chư Phật rất vi diệu bí mật không thể nghĩ bàn. Vì không thể nghĩ bàn nên không ai diễn nói hết cả được. Ðức Bổn Sư Mâu Ni Phật thương xót chúng sanh mà nói chỗ chẳng có thể nói, để dạy dỗ dắt dìu trong đời nay và đời sau.
Ðức Phật lại dùng phương tiện đặc biệt hiển bày cõi Cực Lạc, bảo người phát nguyện vãng sanh hầu thoát khỏi luân hồi một cách mau tắt.
Do đại nguyện lực của đức Phật A Di Ðà nhiếp thọ mọi loài, nên hễ ai nghe danh hiệu A Di Ðà Phật mà siêng thọ trì thời quyết định được vãng sanh Tịnh Ðộ.
Nếu người nào dõng mãnh tinh tấn chuyên niệm Phật thường nhứt, thời thành tựu “Niệm Phật tam muội” hiện tiền cũng được thấy đức Phật A Di Ðà.
Ngày nay ta theo đúng như lời đức Phật đã dạy mà giảng dạy môn Tịnh Ðộ. Ta nghĩ vì các người mê mờ nên chỉ thiệt con đường chơn chánh. Ðây chẳng phải là nhơn duyên nhỏ, các người phải gắng trân trọng. Cực Lạc đường xa muôn ức, một niệm tin chắc thời chính là đấy.
Ngài lại dạy: Pháp môn Tịnh Ðộ đây thật là tâm tông của chư Phật. Là con đường đi đến quả vị giải thoát tắt nhứt của mọi loài.
Nay các người dầu cũng cầu vãng sanh mà tâm lại không thiết, thời cũng như người vào biển mà không được bảo châu, luống nhọc vô ích. Ðể ta thuật việc đời trước của ta cho các người rõ:
Nhà Tấn, thời vua Minh Ðế, ta là một gã nghèo cùng. Vì thiếu hụt khốn khổ quá, nên sau khi ta được biết pháp môn Tịnh Ðộ, ta bèn lập nguyện lớn như vầy: “Vì đời trước tôi gây tạo nghiệp ác nên nay mang lấy quả báo khổ sở này. Nếu bây giờ tôi không được thấy đức Phật A Di Ðà sanh về Cực Lạc hầu thành tựu tất cả công đức, thời dầu cho thân này chết rã tôi cũng quyết không ngơi nghỉ”. Thề nguyền xong, ta chuyên cần nhớ Phật niệm Phật luôn đêm ngày. Ðến ngày thứ bảy, tâm trí ta bỗng khai thông, thấy đức Phật A Di Ðà tướng hảo quang minh chiếu sáng mười phương, đức Phật đưa tay vàng xoa đầu ta mà thọ ký. Năm 75 tuổi, ta ngồi kiết già niệm Phật mà bỏ thân. Ðược Phật và Thánh Chúng rước về Cực Lạc. Nhưng vì bổn nguyện độ sanh nặng nơi lòng, nên ta trở lại cõi trược này, tùy thời theo cơ mà hiện thân giáo hóa. Có lúc ta làm thầy Tỳ kheo, nhà Cư Sĩ. Có khi ta làm vua, làm quan. Lắm lúc ta làm người nữ hay gã ăn mày v.v… Dùng các phương tiện hoặc ẩn hoặc hiển, hoặc thuận hoặc nghịch mà dìu dắt mọi người vào chánh pháp.
Ðến nay, ta lại vì các người mà chỉ dạy môn Tịnh Ðộ. Các người phải nhứt ý nhứt tâm bền tu pháp môn này quyết sẽ được lợi ích lớn. Nếu các người tinh tấn bền chí nhứt tâm, thời không đợi gì đời sau mới được gần Phật, mà hiện tiền đây cũng được thấy Phật.
Ngài nói kệ:
Ít nói một câu chuyện,
Nhiều niệm một câu Phật,
Ðánh chết được vọng niệm,
Pháp thân ngươi hiển lộ.
Có người bạch hỏi: “Niệm Phật mà không được nhứt tâm thời làm thế nào?
Ngài dạy: Ông phải dứt tưởng đừng lo, rồi chầm chậm mà niệm. Phải làm sao cho tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Niệm như vậy lâu lâu thời các vọng niệm tự đứng lặng, tâm cảnh tuyệt chiếu chứng nhập “Niệm Phật tam muội”. Nhưng hằng ngày cần phải niệm cho thường, từ nghìn đến muôn, tâm đừng gián đoạn thời rất dễ thuần thục. Nếu cố ép tâm cho nhứt, thời trọn không thể nhứt được.
Rồi ngài lại dạy: - Vọng niệm diệt dứt, đó là chơn tâm thường trụ của chư Phật. Vọng niệm mà còn đó là nghiệp tâm sanh tử của chúng sanh. Nếu các người có thể miên mật gia công, tâm không một mảy hở trống thời mới đặng tương ưng đôi phần.
Phải dè dặt đừng có vừa thật hành đặng nửa năm nay hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã có công tu hành. Phải biết rằng quan niệm tự đắc ấy, chính là chỗ chướng đạo. Rất phải cẩn thận! Mặc dầu có gắng sức công phu, nhưng nếu niệm lực chưa vững như núi đồng, chắc như vách sắt, xô không ngã, lay không động, thời vẫn chưa phải đã thành nhứt phiến đâu. Chớ có mới vừa được đôi chút đắc lực bèn dừng tay, mà thành lỗi “bán đồ nhi phế”, có khi rồi phải hỏng cả công phu trước, đây là chứng bịnh lớn của các nhà tu hành, cần phải biết. Nên hiểu rằng: Phật pháp như biển cả càng vào càng sâu, không phải đôi chút tri kiến mà thấu hết được. Phải gia công tu tập trọn đời, đi mãi đến nguồn đến đáy làm mục đích, không nên có quan niệm xem thường.
Có Ông Cố Ðịnh Thành thỉnh giáo.
Bồ Tát dạy: - Tâm vốn vô niệm. Niệm theo tư tưởng mà sanh. Vì tư tưởng là thứ hư vọng nên lưu chuyển sanh tử.
Ông nên nhận biết: một câu A Di Ðà Phật đây, chẳng phải là từ tư tưởng sanh, chẳng phải do ức niệm mà có, không phải ở trong, không phải ở ngoài, không có tướng mạo. Ðó chính là bặt hết các vọng tưởng, cùng với chơn thân vi diệu thanh tịnh của Như Lai không phải đồng, không phải khác, không thể phân biệt là đồng là khác. Niệm Phật như vậy, thời phiền não trần lao không đoạn dứt mà cũng không hệ phược, duy là nhứt tâm thôi. Ðược nhứt tâm rồi mới phải là “chấp trì danh hiệu”, mới được gọi là “nhất tâm bất loạn”. Ðến đây thời tịnh nghiệp thành công, thẳng lên bực “thượng phẩm”.
Trước hết ông nên phát đại nguyện: “Nguyện sanh Cực Lạc thế giới”. Rồi chí thành tha thiết xưng niệm A Di Ðà Phật. Tiếng niệm phải duyên theo tâm, tâm niệm phải duyên theo tiếng. Tiếng và tâm khắn chặt vào nhau, như mèo vồ chuột. Niệm Phật như vậy được lâu lâu không xao lãng, thời sẽ chứng nhập “Chánh Ức Niệm Tam Muội”. Chứng tam muội rồi, nếu muốn tiến thêm lên, thời nên tham phỏng với các bực cao minh đại tri thức để được tự ngộ diệu lý “Tức Tâm Thị Phật”.
Ngài có lời bảo ông Vô Hủ rằng: Người tu tịnh nghiệp đại để lúc đứng ngồi nằm, lúc ở lúc ăn, đều nên xây mặt về hướng Tây, thời cơ cảm dễ thành, thiện căn mau thục. Trong thất chỉ cúng một tượng Phật, một bộ kinh, một bàn thờ, một lư hương, một giường, một ghế. Chẳng nên để nhiều đồ vật khác. Ngoài sân lại nên quét dọn trống trải sạch sẽ để kinh hành cho tiện. Cần phải làm sao cho tâm mình không còn phải bận rộn một việc gì khác, trừ ngoài việc chuyên niệm Phật, cũng không lo tính một sự gì, rảnh rang vô sự. Không nhớ thân, không duyên cảnh. Cho đến hiện tại đương niệm Phật hành đạo đây, cũng không có quan niệm là mình tu hành. Ðược như vậy, thời ngày càng gần với đạo mà việc đời ngày xa, có thể thành tựu tịnh nghiệp. Lúc hiện sống đây mà ông giũ sạch việc trần trong tâm niệm không có mảy may vướng víu thời lúc mạng số đến ông sẽ thanh thoát vui vẻ mà đi. Như thế há chẳng phải là tư cách của bực đại trượng phu đấy ư!
Ta bảo như vậy là muốn ông không còn rộn ràng với những sự vặt vãnh, để nhứt tâm tu hành. Vì chính đó là điều kiện quan trọng.
Ðến như phương pháp tu Tịnh Ðộ không ngoài hai chữ “chuyên” và “cần”.
“Chuyên” thời không quản đến một việc nào khác.
“Cần” thời không bỏ phí một phút một giây.
Từ nay, mỗi sáng sớm, sau khi thức dậy, ông tụng một quyển kinh “A Di Ðà” niệm hiệu Phật một nghìn câu, rồi lạy Phật hồi hướng với bài văn “nhứt tâm quy mạng”, vì bài văn này lời gọn mà đủ ý. Nếu lạy Phật được một trăm lạy càng tốt. Ðây là khóa tụng niệm một thời.
Ban đầu chưa quen, nên ngày đêm bốn thời. Khi đã quen thì tăng lên sáu thời, lần đến mười hai thời. Thành mỗi ngày thêm được mười hai quyển kinh, một muôn hai nghìn câu Phật, dùng số nầy làm thường khóa mỗi ngày. Cũng có thể hiệp lại chia thành bốn thời. Ngoài số này ra, những công phu khác thời không kể.
Về việc niệm tụng, hoặc ra tiếng, hoặc tưởng thầm, đều được cả. Chỉ cần phải nhiếp tâm niệm cho chắc mà thôi.
Lại, phép trì danh cần phải mỗi chữ mỗi câu rõ ràng ràng rẽ, tiếng và tâm hiệp nhau, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự. Lâu lâu tự thành thục, quyết định đặng sanh Cực Lạc, ngồi tòa sen báu trụ bực “bất thối chuyển”. Ông phải cố gắng lấy!”.
Bồ Tát thuyết pháp kể được 24 hội, đệ tử của ngài là ông Thường Nhiếp chép lời dạy của ngài thành bộ “Tây Phương Xác Chỉ”, khắc bản lưu truyền.
Lời Phụ: - Về sự hạ thủ công phu nơi pháp môn Tịnh Ðộ, lời dạy của Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát rất rõ và rất thiết. Ta có thể nắm lấy đại cương như thế nầy:
Tông Chỉ của pháp môn Tịnh Ðộ là “tín” “hạnh” và “nguyện”. Tín và Nguyện làm cơ bổn cho hạnh.
I.- Về “Tín”, ngài dạy:
Cực Lạc đường xa mười muôn ức, một niệm tin chắc thời chính là đấy!
Trong lời dạy trên đây, ta nên chú ý nơi hai chữ “tin chắc”. Tin chắc cõi Tây phương Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm. Tin chắc nguyện lực của đức Từ Phụ A Di Ðà Phật nhiếp thọ mọi loài. Tin chắc ta y pháp tu hành quyết được vãng sanh trụ lực “bất thối chuyển”. Với ba điều trên, không một mảy may nghi ngờ, không một niệm dụ dự, đó gọi là “tin chắc”.
II.- Về “Nguyện”, ngài dạy:
Nên phát đại nguyện “Nguyện sanh Cực Lạc".
Nguyện sanh Cực Lạc là một đại sự. Vì chúng ta, hay chúng sanh trong cõi Ta Bà ngũ trược ác thế, từ vô lượng đời, vô lượng kiếp, lăn mình trong vũng lầy, ngũ dục, mê say trong cảnh lục trần, dục vọng tràn ngập tâm thần, phiền não chứa đầy cả bụng, tình ái khó dứt, tham nhiễm khó rời. Nếu chẳng phải là người thống niệm trược ác, lòng quyết thoát ly, thời chí nguyện quyết sanh Cực Lạc khó thể lập vững được. Ðây là điều phát nguyện thứ nhứt. Muốn về Cực Lạc phải có đại thừa tâm: thượng cầu hạ hóa. Mà nơi chúng ta ngã chấp quá dày, tư kỷ đã quen. Nay phải dẹp ngã nhơn để cầu Phật quả, bỏ tư kỷ để thành chí độ sanh, nếu không phải là hạng đại trượng phu, chơn liệt nữ, thời chí nguyện quyết về Cực Lạc khó lập vững được. Ðây là điều khó phát nguyện thứ hai. Vì vậy nên Bồ Tát gọi nguyện sanh Cực Lạc là phát đại nguyện. Nơi đây ta nên chú ý “lập nguyện cho vững”, nghĩa là không một hoàn cảnh nào có thể dời đổi chí nguyện vãng sanh của ta, dầu đó là sự khổ như tròng vòng lửa đỏ vào đầu, hay sự vui như ngôi Luân Vương cùng Thiên Ðế, Bồ Tát có lời răn: “Các người dầu cũng cầu vãng sanh mà tâm không thiết”. Và chính tự ngài đã nêu gương: “Nếu ngày nay tôi không được thấy Phật A Di Ðà, không được sanh về Cực Lạc hầu thành tựu tất cả công đức, thời dầu thân này có chết rã, tôi cũng không nghĩ”. Nhờ lập nguyện vững, mà Bồ Tát đã được thành tựu!
III.- Về “hạnh” ngài dạy:
A.- Nơi cảnh: Phải xa tránh tất cả cảnh duyên có thể rộn tâm chướng đạo. Chỗ ở phải đơn giản, để khỏi bận rộn. Hằng ngày phải rảng rang vô sự, để khỏi lo tính.
B.- Nơi tâm: Phải không lo phiền, dứt tưởng vọng, dừng tư lự.
C.- Về sự tu: Phải định thời khóa trong mỗi ngày. Theo ngài dạy, mỗi ngày đêm ít nhứt 4 thời. Mỗi thời ít nhứt là một biến kinh Di Ðà và một nghìn câu niệm Phật. Thế là mỗi ngày đêm ít nhứt 4 biến kinh Di Ðà và 4.000 câu hiệu Phật. Rồi tăng dần lần lên đến mỗi ngày đêm 12 biến kinh và 12000 câu hiệu Phật. Lại phải lạy Phật hoặc 100 lạy hay ít hơn trong mỗi thời. Và sau mỗi thời đều phải hồi hướng công đức nguyện sanh Cực Lạc với bài văn “Nhứt tâm quy mạng”.
Nhưng nơi đây ta có thể châm chước mà dùng nếu là người vì hoàn cảnh không được thuận tiện hay yếu kém, cũng có thể mỗi ngày đêm ít thời hơn và tụng niệm ít hơn, đó là sự bất đắc dĩ chớ không phải giải đãi. Còn nếu là người có đại lực và được hoàn cảnh thuận tiện cũng có thể tăng nhiều hơn, đó là tinh tấn chớ không phải vội gấp. Ðiều cốt yếu là sau khi đã ấn định rồi, phải giữ cho thường, không nên nay vầy mai khác. Thà lúc đầu ít sau tăng dần thêm chớ không nên vội ham nhiều mà rồi sụt ít. Cũng không nên để gián đoạn, nghĩa là không được bữa có bữa không. Hồi hướng cũng có thể đọc văn “Thập phương tam thế Phật” hoặc các văn nguyện về Cực Lạc khác, theo sở thích đều được. Nếu khỏe và nhiều giờ, nên đọc bài “Khể Thủ Tây Phương An Lạc Quốc”. Vì bài nầy, lời cùng nghĩa rất đầy đủ thiết tha.
Ðiều kiện thứ nhứt, trong lúc tụng niệm, phải rành rẽ, rõ ràng.
Rành rẽ là chữ câu ràng rẽ không lộn lạo, mù mờ. Rõ ràng, là tiếng nói rõ ràng, không trại tiếng.
Ðiều kiện thứ hai, tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
Ðiều kiện thứ ba, phải chí thành tha thiết, với đức Từ Phụ, lòng ta như con thơ nhớ mẹ, với cõi Cực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương.
Ðiều kiện thứ tư, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự; nghĩa là phải luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lãng. Nếu lỡ xao lãng phải liền nhiếp thâu lại. Với trường hợp đây, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhứt.
Bồ Tát lại bảo ta lúc đi đứng nằm ngồi, khi ăn khi uống, v.v… đều nên xây mặt về hướng Tây, để tâm ta lúc nào cũng tưởng nhớ Cực Lạc thế giới, hầu giúp cho công phu tịnh nghiệp chóng thành. Về điều này ta có thể trừ lúc khạc nhổ, đi đại tiểu tiện, còn tất cả thời đều nên hướng về Tây phương.
Nếu theo đúng các điều kiện đã dạy trên đây mà gia công thực hành, trong một thời gian tiếp tục luôn không gián đoạn sẽ được “bất niệm tự niệm”. Tổ Thiện Ðạo và Tổ Vân Thê gọi là được niệm lực tương tục. Ðược niệm lực tương tục nầy mà giữ vững trọn đời thời sự vãng sanh đã bảo đảm. Tiến thêm, nếu càng gia công chí thành khẩn thiết chuyên niệm không hở, trong quên thân ngoài quên cảnh, thời chứng nhập “Chánh Ức Niệm tam muội” cũng gọi là “Sự niệm Phật tam muội” mà cũng chính là “Sự nhứt tâm bất loạn”. Ðược tam muội nầy, thời ở trong tam muội được hiện diện thấy đức Từ Phụ cùng chư Bồ Tát Thánh Chúng và cõi Cực Lạc. Tức là “Hiện tiền được thấy Phật” lời của ngài đã dạy ở trên, mà cũng là lời của đức Ðại Thế Chí Bồ Tát trong pháp hội Lăng Nghiêm.
D.- Về lý quán: Ngài dạy “Tâm vốn vô niệm”, Niệm không ngoài tâm, nên chính niệm tức vô niệm. Niệm đã tức vô niệm, nên câu A Di Ðà Phật hiện tiền đây, chẳng phải từ tư tưởng, chẳng phải do ức niệm, không phải trong, không phải ngoài, không có tướng mạo, ba thuở suy cùng, bốn vô sở đắc, rời tất cả hư vọng, toàn thể là chơn tâm. Ðã toàn thể là chơn tâm nên cùng với chơn tâm vi diệu của chư Phật không đồng không khác, không thể phân biệt. Ðược chứng ngộ toàn niệm tức là tâm, toàn tâm tức là Phật, tâm và Phật không hai, thời vô minh diệt, pháp thân hiển lộ, trần lao sanh tử chuyển thành Niết Bàn, phiền não vọng hoặc chuyển thành Bồ Ðề. Ðây chính là “Lý niệm Phật nhứt tâm bất loạn”, mà cũng là “Lý niệm Phật tam muội”. Người thành tựu “lý tam muội” nầy thời sẽ vãng sanh thượng phẩm, trụ “Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ”.
E.- Sau khi chỉ dạy công hạnh “sự tu” và “lý quán” xong, ngài dùng hai chữ, “chuyên cần” để tổng kết.
“Chuyên cần” tức là tinh tấn. “Chuyên” thời ròng rặt chuyên tu một môn niệm Phật, không xen tạp chuyện khác. “Cần” thời siêng năng thắng tấn, không bỏ một thời nào, nhẫn đến một phút một giây cũng không bỏ phí. Thật hành đúng pháp mà tinh tấn chuyên cần thời công hạnh chắc chắn thành tựu.
Ta có thể đem bài kệ của ngài để phối hiệp với lời dạy về phần công hạnh nầy.
“Ít nói một câu chuyện”: chính là không xen tạp chuyện khác để một mặt chuyên tu niệm Phật.
“Nhiều niệm một câu Phật”: niệm Phật nhiều, chính là siêng cần, mà cũng là chuyên ròng niệm Phật.
Như thế hai câu đầu của bài kệ tổng quát về phần “sự tu”, tức là ngài dạy phải chuyên cần niệm Phật. Y theo đây mà thật hành sẽ thành tựu niệm lực tương tục và nhẫn đến chứng nhập “sự niệm Phật tam muội”, mà nhiều phiền não vọng hoặc đã bị ngăn đè vậy:
“Ðánh chết được vọng niệm”
“Pháp thân ngươi hiển lộ”.
Hai câu sau cùng của bài kệ là chỉ về phần chứng “Lý niệm Phật tam muội”. Ðạt diệu lý “Toàn niệm tức tâm, toàn tâm thị Phật”, thời là chứng ngộ pháp thân, mà phiền não vọng hoặc đã bị dứt trừ vậy.
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát dạy về pháp môn niệm Phật bao quát cả tín, hạnh, nguyện. Nhứt là công hạnh, từ cảnh duyên đến tâm niệm, cả sự tu cùng lý quán rất rành rẽ xác đáng và rất đầy đủ. Chúng ta nên thường ngày đọc đi đọc lại, kiểm điểm công hạnh niệm Phật của mình, cho được hoàn toàn đúng theo lời Bồ Tát đã dạy. Nếu dụng công hoàn toàn đúng theo lời Bồ Tát đã dạy thời quyết định sẽ thành tựu tịnh nghiệp, chín phẩm sen vàng sẽ nắm chắc trong tay vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.52 khách