ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính gởi quí đạo hữu.
Tôi có một cuốn sách nói về những người đã được vãng sanh về Tây Phương Cục Lạc, và được ghi chép lại, truyền từ đời các vị Tổ Thiền Tông và Tịnh Độ cho đến gần đây (thời nhà Thanh) Không biết bây giờ có ai ghi chép tiếp hay không. Nay để củng cố tín tâm của mọi người, tôi xin post lên đây hầu các đạo hữu.



XUẤT XỨ CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

Đức Đại Thông trí Thắng , khi còn ở ngôi quốc vương có mười sáu người con trai. Lúc quốc vương từ bỏ ngai vàng, xuất gia thành Phật thì mười sáu vị vương tử đồng vào pháp hội, xin xuất gia làm sa di. Trải qua một thời gian tu học, mười sáu vị sa di đều chứng ngộ, đều có thần thông, trí tuệ.
Sau khi giảng kinh Diêu Pháp Liên Hoa cho đại chúng trong pháp hội, đức Đại Thông Trí Thắng liền nhập tịnh thất, trụ trong đại định.
Trong thời gian đức Phật nhập thất, mười sáu vị sa di đều lên pháp tòa, giảng rộng nghĩa lý kinh Pháp Hoa cho đại chúng . Mỗi vị bồ tát sa di độ được sau trăm tám mươi muôn ức na do tha, hằng hà sa người.
Mười sáu vị sa di ấy hiện nay đều đã thành Phật , đang ngự trong đạo tràng ở mười phương thế giới. Vị sa di thứ mười sáu thành Phật ở cõi Ta Bà, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vị sa di thứ chín thành Phật ở thế giới Cực Lạc, tức là đức A Di Đà Phật.
(trích kinh Pháp Hoa )



THÁI TỬ THẮNG CÔNG ĐỨC.

Về thủa quá khứ, có một vị thái tử tên là Bất Tư Nghị - Thắng Công Đức. Năm mười sáu tuổi thái tử được nghe kinh Pháp Bổn Đà La Ni nơi đức Phật Bảo- Công- Đức- Tinh- Tú- Kiếp- Vương Như Lai . Nghe kinh xong, Thái Tử tinh tấn tu tập trong bảy muôn năm không ngủ nghỉ, mà cũng không nằm dựa. Nhờ sức tinh tấn dõng mãnh ấy nên lần lần Thái Tử được gặp chín mươi ức trăm nghìn đức Phật. Bao nhiêu kinh pháp của chư Phật truyền dậy Thái Tử đều có thể thọ trì, tu tập cả. Về sau Thái Tử xuất gia làm sa môn, lại tu tập môn Pháp- Bổn Đà- La- Ni chín muôn năm. và giảng truyền chính pháp cho mọi người. Một đời cần mẫn tu hành và cần mẫn giáo hóa, Thái Tử độ được tám mươi ức na do tha người phát Bồ- Đề- Tâm, trụ bậc bất thoái chuyển.
Thái Tử Thắng- Công- Đức là tiền thân của đức Từ Phụ A Di Đà Phật.



VUA VÔ TRÁNH NIỆM

Vô lượng hằng hà sa kiếp về trước, ở thế giới San- Đề- Lam, có con trai của quan phụ tướng Bảo- Hải xuất gia thành Phật hiệu là Bảo- Tạng Như- Lai
Bấy giờ vua Vô- Tránh- Niệm cùng với quan phụ tướng, các vị vương tử và thần dân đi đến đạo tràng cúng dường đức Phật Bảo- Tạng. Sau khi nghe đức Phật giảng dạy, vua cùng quan phụ tướng đồng phát Bồ- Đề- Tâm. Đức vua thì nguyện trang nghiêm tịnh độ để nhiếp thọ chúng sinh. Quan phụ tướng thì nguyện thành Phật ở cõi uế độ để điều phục mọi loài.
Đức Phật Bảo- Tạng phán rằng " Quá trăm nghìn muôn ức Phật độ về phương tây, có thế giới của Tôn- Âm- Vương Như- Lai. Một hằng hà sa A- tăng- kỳ kiếp sau thế giới đó sẽ đổi tên là Cực- Lạc, bấy giờ đức vua sẽ thành Phật ở nơi ấy , hiệu là Vô- Lượng- Thọ Như- Lai. Quan phụ tướng Bảo- Hải sẽ thành Phật hiệu là Thích- Ca Mâu- Ni ở thế giới Ta- Bà.
Quan phụ tướng là tiền thân của Bổn sư Thích- Ca Mâu- Ni Phật, vua Vô- Tránh- Niệm là tiền thân của Từ phụ A- Di- Đà Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HAI VỊ VƯƠNG TỬ

Khi vua Vô- Tránh- Niệm phát nguyện và được thọ ký xong , thái tử Bất Huyền, trưởng tử của vua phát Bồ Đề tâm, đối trước Phật phát nguyện rằng " Sau này, khi tôi tu Bồ Tát hạnh, nếu có chúng sinh nào gặp phải các sự khổ não, khủng bố, .....sầu lo. Cô cùng không ai cứu hộ không chỗ cậy nương, nạn nhân ấy nhớ đến tôi, xưng danh hiệu của tôi, được thiên nhĩ tôi nghe đến, thiên nhãn tôi thấy đến nếu chúng sinh đó chẳng được thoát khỏi các sự khổ não, khủng bố thì tôi thề không thành bậc Chánh Giác. Và khi vua cha thành Phật ở thế giới Cực Lạc thì tôi thường ở thế giới đó thực hành Bồ Tát đạo và hộ trì chánh pháp".
Đức Bảo- Tạng Như- Lai bảo thái tử " Ông quan sát tất cả chúng sinh mà sanh lòng đại bi muốn dứt tất cả sự khổ não của chúng cinh và muốn cho chúng sinh đều được an lạc, nên nay ta đặt hiệu cho ông là Quán Thế Âm. Về sau lúc đức Vô- Lượng- Thọ nhập Niết- Bàn , cõi Cực Lạc đôi tên là Nhứt- Thiết- Trân- Bảo- Thành- Tựu Thế- Giới, ông sẽ thành Phật ở nơi ấy hiệu là Biến- Xuất- Nhất- Thiết- Quang- Minh- Công- Đức- Sơn- Vương Như- Lai ".
Bấy giờ vương tử Ni- Ma con thứ của vua , phát nguyện đem tất cả công- đức hồi hướng Vô- Thượng Bồ- Đề, và lúc thái tử Bất- Huyền thành Phật, người sẽ là vị Bồ- Tát thỉnh chuyển pháp- Luân trước nhứt, thường ở luôn một bên Sơn- Vương Như- Lai giúp Phật hoằng hóa.
Đức Bảo-Tạng Như- Lai thọ ký cho vương tử Ni- Ma sẽ được toại nguyện, lúc Sơn- Vuong Như- Lai nhập Niết- Bàn người sẽ hộ trì chánh pháp và sau cùng sẽ thành Phật nơi thế giới ấy hiệu là Thiện- Trụ Công- Đức Bảo- Vuong Như- Lai.
Thái Tử Bất- Huyền là tiền thân của Quan- Thế- Âm Bồ- Tát, vương tử Ni- Ma là tiền thân của Đại- Thế- Chí Bồ- Tát.

(Trích kinh Bi- Hoa )



THÂN TƯỚNG PHẬT A DI ĐÀ

Thân của đức A Di Đà Phật như trăm ngàn muôn ức lần sắc vàng diêm- phù- đàn của cõi trời Dạ Ma , cao sáu mươi muôm ức hằng hà sa do- tuần . Lông trắng giữa chân mày uyển chuyển xoáy tròn về phía hữu như năm trái núi Tu- Di , đôi mắt trắng xanh biếc như bốn đại hải , các lỗ chân lông nơi thân đều phóng ánh hào quang như núi Tu- Di. Viên quang của dức Phật lớn như trăm ức cõi đại thiên. Trong viên quang có trăm muôn ức na do tha hằng hà sa vị hóa Phật, mỗi hóa Phật lại có vô số hóa Bồ Tát theo hầu.
Thân mình của đức Phật có tám mươi bốn ngàn tướng tốt, mỗi tướng có tám muôn bốn nghìn tùy hình hảo, mỗi hình hảo có tám muôn bốn nghìn tia sáng. Mỗi tia sáng chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sinh niệm Phật không bỏ rơi. Sắc đẹp của những tia sáng cùng với hóa Phật không thể dùng lời tả xiết.
Muốn quán tướng hảo của Phật thì nên quán tướng lông trắng giữa chân mày trước. Nếu tướng lông trắng hiện rõ thifbao nhiêu tướng hảo khác tự lần lượt hiển hiện.
Trích kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.

Ghi chú: Thân Phật cũng là thế giới của Phật.



QUÁN THẾ ÂN BỒ TÁT

THÂN TƯỚNG CỦA BỒ TÁT QUAN -THẾ- ÂM.
Thân của Bồ Tát Quan-Thế-Âm cao tám mươi muôn ức na- do- tha do- tuần, da màu vàng tử kim, trên đỉnh đầu có nhục kế,cổ có vầng sáng tròn, mỗI phía rộng trăm ngàn do tuần trong vầng sáng tròn ấy có năm trăm vị hóa Phật , mỗI vị hóa Phật tướng tốt như Phật Thích- Ca Mâu- Ni và có năm trăm vị hóa Bồ-Tát làm thị giả.
Toàn thân ánh sáng chiếu suốt mườI phương, hình tướng của chúng sinh trong lục đạo đều hiện rõ trong ánh sáng ấy.
Trên đầu Bồ Tát có thiên quan, trong thiên quan có một vị hóa Phật cao hai mươi lăm do tuần.
Mặt Bồ Tát sắc vàng diêm- phù- đàn.
Lông trắng giữa đôi mày đủ bảy màu báu đẹp, chiếu ra tám muôn bốn ngàn thứ tia sáng thấu khắp mườI phương. Trong mỗI tia sáng có vô số vị hóa Phật và vô số vị hóa Bồ Tát.
Cánh tay Bồ Tát màu như hoa sen hồng, tám mươi ức tia sáng đẹp kết thành chuỗI ngọc, bàn tay năm trăm ức màu hoa sen hồng,đầu ngón tay có tám muôn bốn ngàn lằn chỉ mỗI lằn chỉ có tám muôn bốn ngàn màu, mỗI màu có tám muôn bốn ngàn tia sáng, tia sáng ấy dịu dàng chiếu khắp mườI phương. Đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát dùng tay báu này tiếp dẫn chúng sanh về nước Cực Lạc.
Lúc Bồ-Tát cất chân lên từ nơi ngàn xoáy chỉ ở lòng bàn chân tự nhiên hóa thành năm trăm ức quang minh đài. Lúc Bồ-Tát để chân xuống thì tự nhiên bông kim-cang như ý rướI khắp mọI nơi.
Muốn quán tướng hảo của Bồ-Tát thì nên bắt đầu quán thiên quan trước , rồI sẽ tuần tự quán các tướng khác.
(trích kinh Quán Vô-Lượng-Thọ Phật)



ĐẠI -THẾ - CHÍ BỒ - TÁT

THÂN TƯỚNG BỒ - TÁT ĐẠI - THẾ - CHÍ
Thân tướng của ĐạI -Thế - Chí Bồ - Tát đồng như thân tướng của Quan -Thế - Âm Bồ -Tát. Viên quang nơi cổ mỗI phía rộng một trăm hai mươi lăm do tuần , chiếu xa hai trăm năm mươi do tuần . Ánh sáng cuả toàn thân màu vàng tử kim chiếu thấu thập phương thế giớI, ngườI có duyên liền được thấy. Chỉ được thấy ánh sáng nơi một lỗ chân lông Bồ - Tát thì liền được thấy quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở mườI phương, vì thế Bồ - Tát có tên là Vô – Biên - Quang . Bồ - Tát dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp mọI loài làm cho chúng sanh thoát khỏI tam đồ thành vô – thượng – lực nên lạI có hiệu là ĐạI – Lực ĐạI – Thế - Chí
Thiên quan của Bồ - Tát có năm trăm bảo hoa , mỗI bảo hoa có năm trăm bảo đài , hình tướng những thế giớI tịnh diệu của chư Phật mườI phương đều hiện rõ bóng trong mỗI bảo đài.Trên đỉnh đầu , nhục kế hình như hoa sen hồng. Trên nhục kế có cái bình báu đựng đầy ánh sáng. Ánh sáng trong bình chiếu ra hiện thành những Phật sự . Ngoài ra những tướng hảo khác đều đồng như đức Quán – Thế - Âm Bồ - Tát.
Lúc ĐạI – Thế - Chí Bồ - Tát đi thì chấn động cả mườI phương thế giớI . Chính chỗ động đất ấy có năm trăm ức bảo hoa, mỗI bảo hoa cao đẹp trang nghiêm như Cực - Lạc thế giớI Lúc Bồ - Tát ngồI thì toàn cõi Cực – Lạc đồng thờI lay động , từ thế giớI của đức Kim – Cang Phật ở hạ phương đến thế giớI của đức Quang – Minh – Vuong Phật ở thượng phương trong đó có vô lượng trần số phân thân của Vô – Lượng – Thọ Phật, phân thân của Quán – Thế - Âm Bồ -Tát cùng phân thân của ĐạI -Thế - Chí Bồ -Tát , tất cả đều vân tập nơi Cực - Lạc thế giớI đông chật cả hư không. MỗI phân thân đều ngồI tòa sen báu đồng diễn nói diệu pháp cứu khổ chúng sanh.
(Trích kinh Quán Vô – Lương – Thọ Phật)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC (trang 4 - 8)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NHÂN DÂN CỰC - LẠC

NHÂN DÂN CÕI CỰC LẠC
Nhân dân cõi Cực – Lạc thế giớI , thân kim cang từ hoa báu sinh ra , da màu huỳnh kim, tất cả mọI ngườI đều đủ ba mươi hai tướng tốt, đồng xinh đẹp như nhau.
Đức Bổn Sư từng hỏI tôn giả A – Nan : Gã ăn mày đứng bên vị đế vương , hình dung của hai ngườI có giống nhau không?
Tôn giả đáp : Bạch Thế - Tôn, gã ăn mày hình dung xấu xí, nhớp nhúa, đâu sánh vớI vị đế vương được.
Đức Bổn sư phán : Vị đế vương dầu là sang đẹp nhưng sánh vớI vị Chuyển Luân Thánh Vương thì cũng như gã ăn mày .Trăn ngàn muôn lần quí đẹp của Chuyển- luân thánh- vương cũng không bằng thiên Đế Thích.Trăm ngàn muôn lần quí đẹp của thiên Đế - Thích cũng không bằng Tự- TạI Thiên- Vương. Trăn ngàn muôn lấn quí đẹp của Tự TạI Thiên Vương cũng không sánh bằng các vị thượng thiện nhân nơi Cực – Lạc thế- giớI, nhân dân của đưc Phật A – Di – Đà.
Trích kinh Vô – Lượng - Thọ Phật.


BẢO ĐỊA

Toàn cõi Cực - Lạc , đất lưu ly trong suốt.Phía dướI có tràng kim cang nâng đỡ. Tràng kim cang ấy tám góc đều đặn , mỗI mặt có trăm thứ bảo châu, mỗI bảo châu phóng ra ngàn tia sáng, mỗI tia sáng có tám muôn bốn ngàn màu, chói đất lưu ly sáng như ngàn ức mặt trời. Mặt lưu ly bằng phẳng có dây bằng vàng ròng, và dây thất bảo giăng phân khu vực đường xá. MỗI dây báu phóng tia sáng trăm màu, tia sáng ấy hình như hoa, như trăng, như sao chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng áy có trăm ức tràng hoa cùng vô số nhạc khí. Từ trong đài sáng thổI ra tám thứ gió nhẹ mát làm rung động những thứ nhạc khí ấy, làm reo lên tiếng diễn nói các pháp : Khổ, không, vô thường, vô ngã, từ- bi –hỷ- xả , và các môn Ba- La – Mật .
( trích kinh Thập lục quán)


BẢO THỌ

Trên bảo địa này có vô số cây chiên - đàn - hương , vô số cây kiết - tường - quả ngay hàng thẳng lốI, nhánh lá, bông trái đều đặn chỉnh tề. MỗI cây cao tám muôn do tuần. Thân lá, bông trái đều làm bằng thất bảo. Hoặc có cây thần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xà cừ, thuần mã não, thuần trân châu.Hoặc thứ cây gốc vàng, thân bạc, nhánh lá, bông trái cũng phân vàng bạc. đây là cây hai chất báu.Có thư cây gốc vàng thân bạc, nhánh lưu ly, lá, bông, trái cũng phân vàng, bạc, lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc thưc cây thì bốn chất báu, thứ cây năm chất báu, thứ cây sáu chất báu, thưc cây bảy chất báu cũng xen nhau hợp thành.
Tất cả Phật sự trong cõi Cực – Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và thập phương thế giớI cũng hiện bóng rõ trong cây.như trong gương sáng.
MỗI lá rộng, dài hai mươi lăm do tuần , một ngàn màu đồng phóng ánh sáng đẹp, làn gân trên lá như chuỗI ngọc.
Những bông xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàn xen trong kẽ lá sáng rỡ như những vòng lửa. Trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quí của thiên đế.Nơi trái phóng ra ánh sáng lownstuj thanhfvoo lượng tràng phan bảo cái . Trong bảo cái ấy chói hiện tất cả Phật sự trong cõi nước Cực Lạc cùng cả thập phương thế giới.
Bẩy lớp lướI kết bằng diệu trân châu giăng trên mỗI bảo thọ. MỗI khoản lướI có cung điện xinh đẹp như cung trờI Phạm Thiên Vương. Trong cung điện tự nhiên có các thiên đồng. MỗI thiên đồng đeo chuỗI năm trăm hột ngọc ma ni. MỗI họt ma ni chiếu sáng trăm do tuần làm cho trên cây chiếu sáng như trăm ức mặt trờI , mặt trăng hiệp lại.
(Trích kinh Thập Lục Quán)

BẢO TRÌ

Cực - Lạc thế giớI nơi nơi đều có ao tắm. Thành ao băng thất bảo. Đáy ao trảI cát kim cang nhiều mầu. MỗI ao rộng trăm ngàn do tuần, xem như biển cả.
Trong mỗI ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo. MỗI bông tròn lớn mườI hai do tuần, đủ các mầu đẹp, màu nào chiếu ánh sáng nấy.
Trong ao nước bát công đức thủy từ như ý châu vương sanh, nước màu thất bảo lên xuống theo cộng sen chảy lòn vào cánh bông. Tiếng nước chảy thanh tao diễn nói pháp màu: Khổ, không, vô thường, vô ngã, các môn ba – la - mật.
Nơi như ý châu vương phóng ánh sáng sắc vàng. Trong ánh sáng hóa thành các thứ chim đẹp đủ màu : Bạch hạc, khổng tước, anh võ, xá lợI, ca lăng tần già, cộng mạng …bay lượn kêu hót hòa nhã diễn nói những pháp : Ngũ că, ngũ lực, thất bồ đề, bát chánh đạo…, cùng ca ngợI: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Mặt nước làn sóng gợn lăn tăn nổI lên nhiều tiếng dịu dàng: tiếng Phật, Pháp, Tăng tiếng không vô ngã đạI từ bi, tiếng ba la mật, tiếng thập lực vô úy, bất cộng, tiếng thần thông trí tuệ, tiếng vô tạo tác bất sanh diệt, vô sanh nhẫn, cho đến diễn nói tiếng cam lồ quán đảnh, cùng vô biên diệu pháp. NgườI nghe những tiếng ấy tâm liền thanh tịnh, thiện căn thành thục, trọn không thốI chuyển nơi đạo vô thượng Bồ Đề.
NgườI nước Cực - Lạc, các thượng thiện nhân, lúc vào ao để tắm, nếu ý muốn ngập chân thì nước chỉ ngập chân, nếu ý muôn nước ngang bụng thì nước liền đến bụng, cho đến ý muốn nước đến cổ thì mặt nước liền lên cao đến cổ. Nước ao theo ý muôn mỗI ngườI mà sâu cạn, ấm mát, điều hòa rất thuận thích. NgườI tắm thân thể nhẹ nhàng, khoan khoái , tâm thần yên vui tịch tịnh sáng suốt.
( trích các kinh A – Di – Đà, Thập Lục Quán, Vô Lượng Thọ)


BẢO LÂU

Bốn phía ao báu , những thềm, bực, đường xá do vàng, bạc, pha lê, lưu ly v v… hiệp thành, trên có vô số cung điện nhiều từng .
Những tòa lâu đài này đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê v v …nhẫn đến vô lượng chất báu xây thành.
Giảng đường, tịnh xá, lầu các cung điện của Phật A Di Đà, của chúng Bồ Tát, của nhân dân, trăm nghìn muôn lần đẹp, quí hơn cung điện của Tự TạI Thiên Vương nơi cõi Sa - Bà này.
Những đền đài ấy, có thứ nổI lên giữa chừng không như mây, cao lớn tùy theo ý muốn của ngườI ở. Có hạng không tùy theo ý muốn mà trụ trên bảo địa . Đó là do công hạnh sâu dầy hay kém ít, nên chỗ ở khác nhau như thế. Nhưng những sự hưởng dụng như ăn, mặc v v …đều bình đẳng .
Bốn phía đền đài đều trang nghieemvowis những hoa tràng cùng vô lượng nhạc khí . Gió mát nhẹ rung những nhạc khí ấy hòa reo thành tiếng Pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Từ - Bi, Hỉ - Xả, các môn Ba – La – Mật.
(Trích kinh Thập Lục Quán)

TRÍ GIẢ ĐẠI SƯ

Trí Giả ĐạI Sư (còn có tên là Trí Nghị ĐạI Sư), họ Trần, tự Đức An , ngườI Tần Xuyên. Thân mẫu mơ thấy khói thơm năm màu bao phủ thân mình mà có thai. Vào giờ sanh ngài, cả nhà thoạt sáng rực. Mắt ngài có con ngươi kép. Từ bé lúc nằm bao giờ ngài cungxnghieeng về bên mặt, lúc ngồI bao giờ ngài cũng xếp bằng và day mặt về hướng tây. Lớn lên, hễ gặp tượng Phật, tượng Bồ Tát , ngài liền đảnh lễ, còn gặp sư tăng ngài liền cung kính.
Năm mườI tám tuổI ngài xuất gia tạI chùa Quả - Nguyện ở Tương Châu. Ngài thông thuộc luật tạng, hay tụng kinh Pháp Hoa, thích ngồI thiền.
Ít lúc sau ngài đến núi ĐạI Tô ở Quang Châu tham lễ Huệ Tư thiền sư. Thiền sư vừa thấy ngài liền nói “ Lúc Đức Phật còn tạI thế, ông và ta đồng dự hộI Pháp Hoa. Do túc duyên ấy nên nay ông tìm đến ta”. Thiền sư dạy ngài môn “Pháp - Hoa tam - muộI”. Và giảng “ Tứ an – lạc – hạnh” cho. Ngài bèn ở lạI núi này mà tu Pháp – Hoa Tam – MuộI. Vừa được ba đêm, khi tụng đến câu “ Thị chơn tinh tiến thị danh chơn pháp cúng dường Như Lai” trong phẩm Dược - Vương , thân tâm ngài bỗng rỗng rang tịch tịnh mà nhập định, chiếu suốt Pháp-Hoa thấu rõ các pháp tướng, được Huệ-Tư Thiền-Sư ấn khả.
Năm Quang ĐạI triều Trần ngài đến Kim Lăng ở chùa Ngõa Quan rộng truyền pháp môn tu thiền. Năm ĐạI Kiến ngài qua núi Thiên Thai tạI Lâm HảI cất am mà ở. Không bao lâu ngài lạI phụng chiếu trở về Kim Lăng.
Nhà Trần mất, ngài đi qua Lô Sơn và các xư Kinh Châu, Dương Châu.
Năm Khai Hoàng triều Tùy ngài trở lạI Thiên Thai.
Trước, ngài xây dựng ba mươi sáu cảnh chùa. Đúc tám mươi vạn (800.000) tượng Phật đồng. Đích thân ngài độ được mườI bốn ngàn vị tăng. Ngài mua những hào, rạch, đầm, sông hơn sáu mươi chỗ để làm nơi phóng sinh. Ngài dâng biểu lên triều đình nghiêm cấm việc bắt cá, chim …Thật là mọI ngườI đều qui ngưỡng, long thiên đều quí trọng. Tông Pháp Hoa từ đó rất thịnh hành. Tấn vương thọ giớI Bồ-Tát vớI ngài, rồI phụng hiệu là Trí Giả.
Ngài có trứ tác bộ “Tịnh-Độ thập nghị luận” ở chương cuốI nói về hai nghĩa Hân và Yểm : - NgườI muốn được sanh về Cực-Lạc thế giớI nếu đủ cả hai hạnh sau đây thờI chắc chắn được vãng sanh:

A – Hạnh Nhàm lìa trược ác
B – Hạnh ưa thích Tinh-Độ.

A – Hàng phàm phu từ vô thỉ tớI nay bị cảnh ngũ dục lôi kéo nên luân hồI mãi trong vòng sinh tử, chịu đủ điều khốn khổ, nếu không sanh lòng nhàm lìa vật dục thờI không sao giảI thoát được. Nên thường quán sát thân ngườI là một bọc máu mủ, phẩn rãi, đủ thứ hôi thốI dơ bẩn. Kinh Niết-Bàn nói “ Cái thân này như thế, giống quỉ dữ ngu si thường ở luôn trong đó. Có ai là người trí mà lạI ưa thích nó …”. Kinh lạI nói “ Thân này là chỗ tụ họp của mọI điều khốn khổ, toàn thể đều dơ thúi, là cộI gốc của tai hạI. Nhẫn đến thân thể của chư thiên cũng đều như vậy cả”.
NgườI tu hành ngày đêm thường quán sát thân thể là khổ, là dơ, không chút chi vui, không một mẩy sạch, lòng rất nhờm gớm. Nếu ngườI ở nơi sự dâm dục chưa đoạn được hẳn phảI quán sát bảy cách như vầy:
1) Xét nghĩ thân dâm dục này là từ nơi vọng niệm tham ái mà sinh, đó là
chủng tử nhơ nhớp.
2) Do tinh cha huyết mẹ hợp lạI mà thanhfddos là thọ sanh nhơ nhớp
3) Nhiều tháng ở trong tử cung ngườI đàn bà, đó là chỗ ở nhơ nhớp
4) Lúc ở trong thai chỉ ăn huyết của mẹ, đó là ăn đồ nhơ nhớp
5) Khi đủ ngày, từ nơi cửa mình của đàn bà chui ra , đó là lúc sanh nhơ nhớp.
6) Xem kỹ thân này, dướI lớp da mỏng chỗ nào cũng là máu, mủ, đồ dơ, đó là toàn thể nhơ nhớp
7) Sau khi chết, thân này sẽ tan rã, sình thúi, hôi hám. Đó là rốt ráo nhơ nhớp.

Xem xét thân mình cực kỳ nhơ nhớp như thế, thờI xét nghĩ thân ngườI khác cũng vậy. Nếu được thì nên thường có quan niệm nhơ nhớp như trên thờI vọng niệm dâm dục dần dần yếu bớt . Và nên phát nguyện “ Tôi mau thoát khỏI tấm thân máu mủ nhơ nhớp trong vòng sanh tử khốn khổ này , mà được thân kim cương thanh tịnh an vui nơi tịnh độ”.

B – Hạnh ưa muốn tịnh độ, có 2 điều
1) ý nghĩa cầu vãng sanh
2) Tu trì tịnh nghiệp


1) ý nghĩa cầu vãng sanh : NgườI cầu sinh sang Tịnh Độ chính vì để cứu vớt tất cả chúng sinh. Tự xét như vầy:
“ Ta hiên nay không có đạo lực tự tạI, Nếu ở cõi trược ác này thờI cảnh ô nhiễm quá mạnh, tự mình phảI bị nghiệp chướng ràng buộc xoay lăn trong lục đạo luân hồI nhiều đờI nhiều kiếp như thờI quá khứ, biết lúc nào thoát khỏI, làm sao cứu khổ cho chúng sanh được. Vì vậy tôi cầu sanh về Tịnh Độ để được gần gũi bên Phật, sau khi chứng Vô sanh pháp nhẫn rồI mớI kham vào cõi trược hóa độ mọI loài”.

Vãng sanh luận nói “ngườI phát Bồ Đề Tâm, là tâm muốn thành Phật, chính là tâm muốn độ chúng sanh, là tâm mong nhiếp lấy chúng sanh về cõi Phật. “ Bồ Đề Tâm này do đâu mà thành tựu ? Cần phảI do sanh về Tịnh Độ ở gần bên Phật, mau chứng Vô sanh nhẫn, rồI vào cõi sinh tử cứu chúng sanh, Trí và Bi gồm đủ, tự tạI vô ngạI. Đó chính là tâm Bồ Đề.

2) Tu trì tịnh nghiệp.
NgườI có lòng ưa muốn về Tịnh Độ nên tưởng nhớ thân tướng của
Đức Phật A - Di – Đà : Tám vạn bốn ngàn tướng tốt, mỗI tướng tốt có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo , mỗI hình hảo phóng ra tám vạn bốn ngàn tia sáng chiếu khắp pháp giớI nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. LạI quan sát cõi Cực – Lạc thanh tịnh trang nghiêm như trong Quán Kinh , Vô Lupwngj Thọ Kinh v v …Nên thường tu “Niệm Phật Tam-MuộI” và thực hành những điều lành như : Lễ Phật, tụng kinh, cúng dương, sám hốI, trì giớI, bố thí, phóng sanh v v … luôn luôn đều hồI hướng cầu được sanh về Cực – Lạc Thế- Giới.
Được như vậy thờI quyết định vãng sanh.

Cơ duyên giáo hóa đã mãn, đạI sư qua chùa Thạch-Thành ở Viêm Đông nói vớI đệ tử rằng “ Tôi sẽ từ giã cõi đờI tạI chùa này”. Ngài bảo kê giường hướng về phương Tây rồI chuyên niệm A – Di – Đà Phật vớI Bát Nhã và Quán -Thế - Âm Bồ -Tát. Ngài lạI bảo thị giả thắp hương đèn, ngài xướng to đề Vô – Lượng – Thọ Kinh và Quán Vô – Lượng – Thọ Phật kinh. Xướng đề kinh xong ngài tán thán rằng “ Bốn mươi tám nguyện trang nghiêm Tịnh – Độ, ao sen đài báu dễ đến mà không người. Kẻ ác tướng địa ngục đã hiện, ăn năn niệm Phật còn đặng vãng sanh , huống là ngườI giớI – huệ huân tu thánh hạnh, quyết chắc công phu không luống uổng vậy”. Các đệ tử thưa “ Chẳng biết đạI sư chứng bậc nào? Sau khi bỏ thân này sẽ sanh về đâu? “ Ngài đáp “ Nếu ta không bận việc chúng, tất sẽ được bậc lục căn thanh tịnh, vì tổn mình lợI ngườI nên chỉ được bậc Ngũ phẩm . Các thầy bạn của ta theo đức Quan – Thế - Âm, ĐạI – Thế - Chí đồng đến rước ta”. Dứt lờI đạI sư ngồI kiết già mà tịch, an nhiên như nhập thiền định. Thọ sáu mươi bảy tuổI. Bấy giờ là ngày hai mươi bốn tháng mườI một, năm Khai Hoàng thứ mườI bảy, triều Tùy.
Ông Thích Huệ Diên ở chùa Thiên Hương hay tin đạI sư viên tịch, buồn nhớ lắm, ông muốn biết đạI sư hiện ở đâu mớI phát nguyện tả kinh Pháp - Hoa để cầu minh ứng. Đêm đén ông Diên nằm mơ thấy Trí Giả ĐạI sư ngồI tòa sen báu theo sau Đức Quán – Thế - Âm từ phương Tây bay đến, ngó ông mà bảo rằng “ Ông đã hết nghi ngờ chưa?”
Ngoài ra đạI sư hiện rất nhiều việc linh cảm tương tợ như việc trên đây.
Trích ở những bộ : Cao Tăng Truyện
Phật Tổ Thống Kỷ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

tr 9 - 10 - 11

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ĐẠO XƯỚC
Đạo Xước thiền sư họ Vệ, ngườI Tinh Châu. Năm 14 tuổI ngài xuất gia học tập kinh luận. Ngài theo học thiền vớI Toản thiền sư . Về sau ngài trụ chùa Huyền Trung ở Văn Thủy , ngôi chùa của Đàm Loan Pháp Su khai sơn. Ngài hâm mộ hạnh Tịnh Độ của Đàm Loan pháp sư nên chuyên tu Tịnh nghiệp.: ngồI thường xây mặt về hướng Tây sau thờI lễ Phật, tâm tưởng không rờI Tịnh Độ , ngày đêm niệm Phật bảy vạn câu.
Có một sư tăng nhập định, xuất thần du Tịnh Độ thấy Đạo Xước thiền sư ngồI,tay cầm chuỗI, thân to lớn tỏa ánh sáng như một núi vàng.Ngoài ra còn rất nhiều thoạI ứng khác kể không xiết.
Ngài giảng dậy Quán Kinh và Vô- lượng-Thọ kinhgaanf 200 bận. Thính giả gồm cả tăng và tục, tay đều cầm chuỗI, miệng niệm Phật như tiếng sóng biển. mỗI khi giảng kinh xong, lúc giảI tán, tiếng niệm Phật vang cả rừng, cả đường.
Ngài có trứ tác bộ “Tịnh-Độ Luận” hai quyển, lờI và nghĩa đều thiết yếu, ngườI thờI ấy rất trọng.
Năm Trinh Quán thứ hai nhà Đường , giữa lúc giảng kinh cả chúng đều thấy Thần Loan pháp sư ngồI trên tòa thất bảo gọI Đạo Xước thiền sư mà nói rằng “Đền báu của ông ở Tịnh – Độ đã hoàn thành, chỉ còn thân thừa chưa mãn đấy thôi”. Đồng thờI mọI ngườI thấy hóa Phật ngự trên hư không , thiên hoa rướI xuống . Cả chúng đều hâm mộ, tin ngưỡng khen lạ.
Từ ngày ấy trở đi sự hoằng hóa của sư ngày càng phấn chấn hơn. Tăng , tục bốn phương đều về qui kính mỗI ngày thêm đông. Năm 82 tuổI ngài viên tịch.
Bấy giờ thượng tọa Thích Đạo Phủ, bạn thân của sư , được tinh sư đã viên tịch, bèn nói vớI mọI ngườI rằng “ Tôi thường hẹn sẽ về Tịnh-Độ trước ông không ngờ nay trễ lạI sau.Tôi chỉ gia công thêm một hơi thờI kịp ông”. Nói xong thượng toa liền nghiêm chỉnh y áo , đến trước tượng Phật kính lễ rồI đoan tọa mà tịch.

Trích : Tục Cao Tăng Truyện
Phật Tổ Thống Kỷ.



TĂNG HUYỀN
Tăng Huyền hòa thượng ngườI Tinh Châu. Hòa thượng thâm đạt thiền tông, thông giáo lý. GiảI cùng hạnh đều trọ đủ. Năm 96 tuổI, thấy Đạo Xước thiền sư giảng Quán Kinhcungf trứ tác Tịnh Dộ luận, Hòa thượng mớI hồI tâm lo niệm Phật. Sợ rằng tuổI đã quá già không còn sống bao lâu nên hòa thượng tu Tịnh nghiệp rất chuyên cần: MỗI ngày lễ Phật một nghìn lạy, niệm Phật chín vạn câu, luôn như vậy trọn 5 năm không một ngày thiếu trễ.
Một hôm nhuốm bịnh nhẹ, Hòa Thượng hộI đệ tử lạI mà bảo rằng :” Đức A-Di-Đà Phật trao cho ta chiếc áo thơm đẹp, Quán-Thế-Âm,ĐạI-Thế-Chí cùng Thánh Chúng đều đứng trước ta,vô số hóa Phật chật cả hư không. Ai nấy ở lạI gắng tu.Ta xin đi”. Dứt lờI Hòa Thượng liền tịch. Mùi thơm lạ ngào ngạt trọn bảy ngày mà chưa tan.
Bấy giờ có KhảI Phương pháp sư và Viên Quả pháp sư mục kích Hòa Thượng vãng sanh. Hai ngườI đều phát tâm cầu sanh Tịnh-Độ. Đồng đén chùa Ngộ Chơn kiết thất ba tháng chuyên niệm A-Di-Đà Phật. Hai pháp sư bẻ một nhành dương tươi đem để trong tay tượng Đức Quán-Thế-Âm rồI đồng vái rằng “Nếu chúng tooisex được vãng sanh Cực-Lạc nguyện nhành dương này không héo”. Qua bảy ngày sau nhánh dương ấy càng xanh tươi hơn. Hai pháp sư rất mừng, ngày đêm niệm Phật không ngớt. Năm tháng sau, một hôm đương lúc tịnh tọa hai pháp sư tự thấy mình đến ao báu .Thấy Đức Quán-Thế-Âm cùng Đức ĐạI-Thế-Chí ngồI trên hai hoa sen báu lớn. Trong ao báu ấy có cả nghìn vạn hoa sen lớn đẹp sáng. Kế thấy Đức A-Di-Đà từ phương Tây đi đến, ngự trên một hoa sen lớn nhứt. Thân Phật tỏa ra ánh sáng rực rỡ. Hai pháp sư lễ Phật rồI bạch rằng “ Chúng sanh trong cõi Ta-Bày theo lờI dạy trong kinh mà niệm Phật, không rõ có đươc sinh về đây không?” Phật dạy “Đừng nghi! Quyết dịnh sanh về cõi nước của ta”. Hai pháp sư lạI nghe văng vẳng tiềng Phật Thích –Ca-Mâu-Ni và Văn-Thù Sư-LợI Bồ-Tát tán thán kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa . Trên thềm báu thấy có rất đông ngườI, bảo là ở Ta-Bà niệm Phật mà được sanh về đây.
Sau khi xuất định KhảI-Phương, Viên-Quả thuật lạI vớI hàng đệ tử các ngài.

Trích bộ “Tống Cao Tăng Truyện”

SƯ KHẢ CỬU

Sư Khả Cửu ngườI Minh Châu, chuyên tụng kinh Pháp Hoa cầu sanh Cực-Lạc. NgườI thờI ấy gọI sư là “Cửu Pháp-Hoa”.
Năm Nguyên Hựu triều Tống. Sư đoan tọa mà tịch, thọ 81 tuổi. Ba ngày sau sư sống lạI bảo mọI ngườI rằng
“Tôi đến Tịnh-Độ thấy cảnh giớI trang nghiêm, thanh tịnh đúng như trong kinh đã thuật. NgườI ở đây tu tịnh-nghiệp trên đài hoa sen đã nêu tên sẵn. Tôi thấy một kim đài nêu tên Huân Công ở Quảng Giáo viện tạI Thành Đô. Một kim đài nêu tên Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu (Ông Tôn Trung) một kim đài nêu tên Khả Cửu, một ngân đài nêu tên Từ-Đạo-Cô ở Minh Châu”.
Dứt lờI sư liền nhắm mắt. Năm năm sau Từ-Đạo-Cô mất, mùi hương thơm ngát cả nhà. MườI hai năm sau ông Tôn Trung vãng sanh, thiên nhạc đến rước. LờI của sư Khả Cửu đều nghiệm.
Trích trong “Tịnh Độ Văn”

HAI SA DI

Ở Văn Châu có hai ông sa di đồng chí niệm Phật được năm năm. Một hôm ông lớn chết, thần thức đến Tịnh-Độ lễ Phật mà bạch rằng “Con còn một ngườI bạn đồng tu, chẳng biết rồI được sanh về đây chăng? ” Phật dạy “Lúc trước nhờ ông sa di nhỏ đó khuyên ông, nên ông mớI phát tâm niệm Phật. Nay ông trở về găng tu Tịnh-nghiệp thêm .Ba năm sau hai ngườI sẽ đồng đến nơi đây”.
Ông sa di lơn sống lạI thuật chuyện gặp Phật vớI ông sa di nhỏ và mọI người. Từ đó hai ông càng chuyên cần tu niệm.
Ba năm sau cả hai ông đòng thấy Phật và Thánh Chúng từ phương Tây đến. Khắp đạI địa rúng động, hoa trờI bay rướI. Cả hai ông đồng vãng sanh.
Trích trong bộ Phật Tổ Thống Kỷ.

ĐạI-Thế-Chí Bồ-Tát nói “Tưởng Phật, niệm Phật, hiện tiền đương lai quyết định thấy Phật”.
Giác-Minh Diệu-Hạnh Bồ-Tát cũng từng bảo “Nếu có ngườI chuyên niệm Phật được Nhứt tâm, hiện tiền cũng thấy Phật”.

Luôn nhớ Phật đó là Phật tâm, thấy Phật đó là Phật cảnh. Phật cảnh cũng từ Phật tâm mà hiện. Tâm và cảnh vốn không hai, cảm ứng đạo dao duy tâm tự hiện. Muốn thấy Phật cảnh phảI do Phật tâm, mốn thành Phật tâm phải chuyên niệm Phật.



QUÁN ĐẢNH

Quán Đảnh đạI sư họ Ngô, ngườI Lâm HảI. Vừa sinh được ba tháng ngài đã xưng được “Phật, Pháp, Tăng tam bảo”. Năm lên bảy tuổI ngài xuất gia ở chùa Nhiếp Tịnh.
Năm Chí Đức triều Trần, ngài bẩm thọ pháp môn chỉ quán vớI Trí Giả đạI sư tạI chùa Tu-Thiền, tu tập được ít lâu liền được Trí Giả đạI sư ấn khả, bèn theo làm thị giả. Phàm khi nghe giảng kinh pháp nào ngài đều thông thuộc tất cả.
Sau khi Trí Giả đạI sư viên tịch, ngài tuyên dương giáo pháp Thiên Thai Tông và siêng tu định huệ. MỗI khi ngài đoan tọa tụng kinh thường có thiên hoa bay rớt bên mình ngài. Một hôm đương lúc ngài giảng kinh Niết Bàn tạI chùa Nhiếp Tịnh, có giặc cướp kéo đến toan đánh cướp chùa. Cửa chùa bông hiện cờ xí rợp đát, và vô số thần binh, mình cao hơn trượng. Giặc cướp kinh hãi tan chạy.
Năm Trinh Quán thứ sáu ngày 7 tháng 8, trong thất của ngài có mùi hương lạ. Ngài kêu các đệ tử đến mà bảo rằng “Tôi sắp vãng sanh!” Ngài bỗng đứng dậy chắp tay cung kính như có Phật và Bồ Tát đến, miệng thờI niệm to “Nam mô A-Di-Đà Phật” ba lần, nét mặt hớn hở, ngài +lên giường nằm xây mặt về hướng Tây mà tịch. Thọ 72 tuổI. Cả ngày đỉnh đầu vẫn ấm luôn.
Trích : Tục cao tăng truyện
Phật Tổ Thống Kỷ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TIẾP THEO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÁP TRÍ
Pháp Trí đạI sư,đồng niên xuất gia :Các nơi khai giảng kinh luận ngài đều đến tham học. Về sau nghe nói pháp môn thành Phật mau tắt, không môn nào qua môn niệm Phật. Ngài nói vớI mọI ngườI rằng” Tôi thấy kinh nói phạm một tộI nhỏ phảI đọa địa ngục một trung kiếp thờI tôi tin. Tôi lạI thấy kinh nói chí tâm xưng niệm A -Di-Đà Phật một câu diệt được tám mươi ức kiếp tộI lớn, thờI tôi chưa tin được”. Có một tôn túc quở rằng :” Ông là đạI tà kiến, đều là lờI Phật cả sao lạI chẳng tin?” Một câu khai thị ấy rửa sạch lòng nghi của đạI sư . Ngài đến đài Đâu Xuất tạI chùa Quốc Thanh ngày đêm tinh tấn niệm Phật , cảm ứng hai vị Quan-Thế-Âm và ĐạI-Thế-Chí Bồ Tát hiện thân. Một hôm lạI cảm ứng thiên quan của Đức Quán-Thế-Âm và bửu bình của Đức ĐạI-Thế-Chí phóng quang chiếu đến thân ngài.
Một ngày kia, đạI sư từ giã đạI chúng rằng “Tôi sắp sửa vãng sanh Tây Phương Cực-Lạc thế giớI, quí vị lấy gì để tiễn biệt tôi?” ĐạI chúng tăng và tục hẹn ba ngày sau họp tạI chùa làm tiệc chay để đua đạI sư. Đến kỳ, sau khi thọ trai xong, nhiều ngườI ở lạI chùa để chờ xem. Đến nửa đêm ĐạI sư ngồI kiết già trên giường niệm Phật an nhiên mà tịch. Lúc đó ánh sáng màu huỳnh kim từ phương Tây xẹt đến, chiếu sáng cả trăm dặm. NgườI ở những thuyền đậu trên sông đều ngỡ là trờI sáng , nào ngờ lúc đó mớI quá nửa đêm. Do điềm sáng ấy, mọI ngườI đều công nhận ĐạI sư thật được vãng sanh.
Trích : Tống Cao Tăng Truyện
Lạc Ban Văn LoạI

ĐẲNG QUÁN

Đẳng Quán thiền sư họ Tôn, ngườI Phú Dương. Ngài bẩm thọ pháp môn tâm quán vớI Trí Giả đạI sư , rồI ở Thiên Thai tu thiền quán và thường tụng kinh Pháp Hoa. Mùa đông năm Trinh Quán thứ 9, chùa Pháp Nhẫn ở Dư Hàng thỉnh ngài giảng kinh. Mùng một tháng giêng năm sau, có ngườI mặc sắc phục nhà vua đến chùa bạch cùng ngài: “Đệ tử là thần miếu Kiểu Đình, tháng trước sư đi ngang qua miếu nhằm lúc đệ tử mắc đi tuần du nên không kịp tiếp rước Hôm nay đệ tử đến đây để cầu giớI pháp “. Ngài bèn lên hương đèn mà truyền giớI Bồ-Tát cho thần. Thần lễ tạ mà lui về. Qua giữa đêm sau ngài tắm rửa thay áo ngồI kiết già, xây mặt về hướng Tây to tiếng niệm Tây Phương Tam Thánh và hiệu của Trí Giả đạI sư. ĐạI chúng họp đến vây quanh, ngài giảI rành rẽ pháp Nhứt tâm tam quán . Giảng xong ngài vẫn ngồI yên tạI chỗ mà tịch.
Trích : Phật Tổ Thống Kỷ

ĐỨC MỸ

Đức Mỹ đạI sư họ Vương, ngườI Thanh Hà, xuất gia năm 16 tuổI, nghiêm trì giớI luật, mỗI ngày chuyên cần lễ sám. Ngài thường tụng kinh “ Vạn ngũ thiên Phật danh”. Năm ĐạI Nghiệp ngài trụ chùa Huệ Linh ở Kinh Sư, tổ chức những việc phước thiện , được rất nhiều những sự cảm ứng.
Năm Võ Đức ngài về ở chùa HộI Xương , lập sám hốI đường ở phía tây chùa để làm chỗ tu “Bát Chu Tam MuộI” tron một hạ không ngồI (Pháp môn này vừa đi vừa quán tưởng Phật , không nằm , ngồI từ 7 đến 90 ngày. Khi chứng chánh định thờI tự thấy Đức A-Di-Đà Phật đứng trên đầu).
Có lúc vì ngăn sự lỗI nơi miệng nên cả ba năm ngài không nói chuyện. Có lúc thực hành hạnh bất khinh, ngài kính lễ cả 7 chúng. Ngài đoạn tuyệt việc đờI, chuyên tưởng Cực-Lạc, chấp trì danh hiệu trọn đờI không hở.
Tháng chạp năm Trinh Quán thứ 11, một hôm ngài mờI đạI chúng họp lạI dặn dò mọI ngườI tinh tấn niệm Phật tu trì. Dăn xong ngài chấp tay xướng hồng danh của Phật mà tịch. Thọ 63 tuổi.
Trích : Tục Cao Tăng Truyện


NI HUỆ MỘC
Sư ni Huệ Mộc họ Phó, năm 11 tuổI xuất gia ở chùa tạI Tương Quận. MỗI ngày cô tung kinh “ĐạI Phẩm Bát Nhã” thường thấy hiện rất nhiều sự linh dị. Ni cô từng mơ đến Tây Phương, thấy trong ao báu có rất nhiều hoa sen đẹp sáng chói, những ngườI vãng sanh đều ngồI trên hoa sen. Ít lâu sau cô thỉnh thầy thọ giớI cụ túc, lúc đương ở giớI đàn cô bỗng thấy trờI đất đều biến thành màu huỳnh kim
Một hôm cô cùng chúng lễ A-Di-Đà Phật, cô mọp nơi đất rất lâu không trổI dậy. NgườI đứng gần đạp cô mà hỏI. Cô đáp “Dduong lúc mọp lạy, tự thấy mình đến Cực-Lạc thế giớI , Đức Phaatjgiangr Tiểu Phẩm Bát-Nhã cho tôi nghe, vừa được 4 quyển thờI bị đạp mà tỉnh dậy>Tôi lấy làm tiếc quá”.
Năm Nguyên gia thứ 14, triều Lưu Tống Sư ni Huệ Mộc vãng sanh có nhiều điềm tốt, thọ 69 tuổi.
Trích : Pháp Uyển Châu Lam

SƯ NI PHÁP THẠNH
Sư ni Pháp Thạnh họ Nhiếp , ngườI Thanh Hà. Năm 70 tuổI xuất gia tạI chùa Kiến Phước ở Kim Lăng. Cô bẩm tánh rất thông minh, từng nói vớI các pháp hữu: Đàm Kỉnh, Đàm Ái rằng “Tôi lập thân hành đạo chỉ quyết về Tây Phương Cực-Lạc thế giớI mà thôi”.
Năm Nguyên Gia thứ 16 ngày 27 tháng 9 Ni cô đến dướI tháp lễ Phật chiều ngày ấy nhuốm bịnh.Đến đêm 30 tháng 9 cả chùa trong ngoài bỗng sáng rực như ban ngày. ĐạI chúng đồng lấy làm lạ. Ni cô bảo “Đó là đức A-Di-Đà Phật cùng Quan-Thế-Âm, ĐạI-Thế-Chí Bồ Tát đến nên sáng như vậy”. Dứt lờI ni cô yên lặng. Chúng đến gần xem thì ra cô đã đi rồI, thọ 72 tuổi. Cô xuất gia mớI được 2 năm.

(TRANG 12)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỊNH CHƠN
Sư ni Tịnh Chơn nguời thời nhà Đuờng , ở chùa Tích Thiện tại Truờng An, nạp y không rời than luôn đi khất thực. Trọnh đời cô tụng kinh Kim Cang đuợc muời vạn quyển. Hàng ngày cô rất siêng niệm Phật. Một hôm cô bảo các đệ tử rằng "Trong năm tháng gần đây, tôi muời lần thấy Phật, hai lần thấy Thiên Đồng chơi giỡn trên hoa sen báu, tôi đuợc vãng sanh bực Thuợng Phẩm". Nói xong cô kiết già, chấp tay mà tịch. Lúc ấy ánh sáng đẹp mát toả sáng cả chùa rất lâu mới ẩn.

Trích ; Phật Tổ Thống Kỷ.

PHÁP TẠNG
Sư ni Pháp tạng nguời thời nhà Đuờng , ngụ ở Kim Lăng , ngày đêm siêng năng niệm Phật, Một đêm nọ thấy quang minh của Phật và Bồ Tát chiếu sáng cả chùa.Sư ni liền chắp tay,yên lặng mà mất.

Trích : Phật Tổ Thống Kỷ.


BẢY VẠN NGƯỜI HỌ THÍCH

Thuở Đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật ở tạI khu rừng Ni-Cư-Đà trong nước Ca-Tỳ-La một hôm Đức Bổn Sư phái ngài Ca-Lưu-Đà-Di qua giáo hóa phụ vương, vua Tịnh Phạn. Ngài Ca-Lưu-Đà-Di liền vận thần thông, ngồI kiết già bay trên hư không mà thẳng đến thành Ca-Tỳ-La rồI giảng nói công đức cuarPhaatj cho Tịnh-Phạn Vương nghe. Vua phát lòng kính tin , bèn dắt ngườI trong họ Thích đến rừng lễ Phật.
Đức Phật giảng rộng nghĩa “Tam giảI thoát môn” cho vua cha và ngườI dòng họ Thích. Đức Phật lạI dậy “Tất cả pháp đều là Phật pháp” vua gạn “Nếu tất cả pháp đều là Phật pháp thờI lẽ ra tất cả chúng sanh đều là Phật cả?” Đức Phật giảng “Nếu ở nơi chúng sanh mà không điên đảo nhận thấy đó chính là “Phật”. Goi “Phật” tức là nhận thấy chúng sanh đúng như thật. Nhận thấy chúng sanh đúng như thật tức là thấy “Thật Tế” Thật Tế chính là “pháp giớI”.Tất cả pháp vốn vô sanh , đây là môn Đà-La-Ni. Nên để tâm nơi pháp vô sanh này , đừng tin nơi nào khác”.
Bấy giờ vua Tịnh Phạn và bảy vạn ngườI họ Thích nghe Phật giảng dậy đều chứng “Vô Sanh Pháp Nhẫn”. Đức Phật mỉm cườI mà bảo rằng “NgườI họ Thích có trí quyết định nên ở trong Phật pháp mau an trụ vững vàng. Sau khi mãn thân ngườI này sẽ đặng vãng sanh Cực-Lạc thế giớI hầu gần bên Phật A-Di-Đà, sớm thành tựu Vô-Thượng Bồ-Đề”.
Trích kinh: Bảo Tích.


SAI MA KIỆT

Trong thành Ca Tỳ La Vệ có ông “Trưởng giả tử” Sai Ma Kiệt đến lễ Phật mà bạch rằng “Bồ-Tát thực hành hạnh gì mau chứng quả Vô Thượng Chánh Giác, đủ các tướng hảo v v …?”. Đức Phật vì ông mà giảng những hạnh : Bố thí, trì giớI, nhẫn nhục … và sau cùng Đức Phật kết luận Vô ngã, vô nhơn, như huyễn hóa . Nghe Phật giảng xong, ông Sai Ma Kiệt ;liền chứng được vô sanh pháp nhẫn. Trong pháp hộI 500 vị tỳ kheo, 500 thanh tín sĩ , 500 thanh tín nữ đồng chứng bực bất thoái chuyển dịa. Đức Phật thọ ký cho tất cả những ngườI trên, sau khi mạng chung sẽ sanh về cõi nước thanh tịnh của Vô-Lượng-Thọ Phật ở Tây Phương , sẽ thường hộ trì vô lượng Phật pháp, giáo hóa thành tựu vô số nhân dân làm cho đều được bực bất thoái. Tu hành như vậy đến hằng hà sa số kiếp về sau, sẽ ở nơi này , theo thứ tự nối nhau mà thành Phật
Trích : Bồ-Tát Sanh Địa Kinh

Ô TRÀNH QUỐC VƯƠNG

Ô Trành Quốc Vương rất mến Phật pháp. Một hôm vua bảo các quan rằng “Trẫm ở ngôi vua hưởng phước, nhưng rồI chẳng trốn khỏI số vô thường. Nghe kinh nói cõi Tây Phương Cực-Lạc là nơi giảI thoát , trẫm phảI phát nguyện cầu sanh về cõi ấy”. Từ đó ngày đêm sáu thờI nhà vua hành đạo niệm Phật . Thường khi trai tăng,nhà vua cùng hoàng hậu đích thân dâng cơm nước cúng dường. Nhà vua tinh tấn tu hành như vậy ngót 30 năm. Đến lúc lâm chung, dung sắc nhà vua tươi vui và hiện rất nhiều điềm tốt.
Trích Vãng Sanh Tập


LƯU TRÌNH CHI
Ông Lưu Trình Chi tự Trọng Tư, ngườI Bành Thành, Cha khuất sớm, ông thờ mẹ rất có hiếu. Lầu thông kinh sử, rất giỏI về học thuyết Lão Trang. Ông làm quan Tham Quân nơi Bành Thành . Vì tánh không thích chiều theo thói tục nên mặc dầu các công khanh nhiều phen tiến dẫn về triều ông đều cố từ.
Báy giờ Huệ Viễn đạI sư ở Lô Sơn tu pháp Niệm Phật Tam MuộI ông nghe tiếng, đến Lô Sơn xin theo tu học. ĐạI sư hỏI ”Quan cao tước lớn sao lạI bỏ đi?” Ông thưa “ Triều nhà Tấn không vững, quan to thờI nhieeufnanj, vả lạI vô thường không định, đường sanh tử phảI lo, nên tôi bỏ việc tục mà cầu đạo pháp”.
Lưu Dũ là một danh nhân thờI ấy, tặng ông Lưu Trình Chi đức hiệu là Di Dân để tiêu biểu tâm chí của ông Chi. Đồng thờI có các nhà danh sĩ, thạc đức như quí ông : Tông xát, Lôi Thứ Tông, Châu Tục Chi, Trương Dã, Trương Thuyên, Tất Tần Chi v v…cùng rất đông cao tăng, ĐạI Đức đồng đến Lô Sơn.Huệ Viễn đạI sư lãnh đạo tất cả mọI ngườI đồng đến trước tượng Tây Phương Tam Thánh đồng lập thệ nguyện cùng tu tịnh nghiệp. Đó là hộI niệm Phật đầu tiên ở miền đông vậy.
Tuân lờI Huệ Viễn đạI sư ông Trình Chi soạn bài văn lập thệ đồng tu Tịnh-Độ , đồng sanh Cực-Lạc, đồng mong thành Phật, đồng độ chúng sanh mà chạm vào bia dấ.
Ít lâu sau ông Trình Chi qua bên phía bắc Tây Lâm cất riêng một tịnh thất để làm chỗ thiền quán, niệm Phật. Ở thất được nửa năm, trong lục nhập định ông thấy quang minh của Đức Phật A-Di-Đà chiếu sáng mặt đất thành màu huỳnh kim. MườI lăm năm sau đương lúc niệm Phật ông thấy Đức A-Di-Đà hiện kim thân phóng hào quang chiếu mình ông. Ông liền đảnh lễ mà bạch rằng “ Ngưỡng mong Đức Thế Tôn xoa đầu con và lấy y trùm thân con”. RồI ông rập đầu cúi lạy nơi chơn Đức Phật. Đức Phật liền đưa tay vàng xoa đầu ông cùng kéo y vàng phủ lên mình ông.
Ít hôm sau ông mơ thấy minhfddeens bên ao thất bảo, trong ao có vô số hoa sen lớn màu xanh và trắng, mặt nước đứng trong như lưu ly. Một ngườI cao lớn trên đầu có vầng sáng tròn, ngực bày chữ vạn chỉ nước ao mà bảo ông rằng “Nước bát công đức đấy, ông uống đi”.Ông vâng lờI lấy tay bụm nước uống, nghe mùi rất thơm ngon, khoan khoái cả tâm thần. Sau khi ông tỉnh giấc, mùi thơm lạ từ lỗ chân lông tiết ra không dứt. Ông thuật chuyện lạI vớI các bạn đồng tu và nói rằng “ Tôi duyên về Tịnh-Độ đã dến”. RồI ông cung thỉnh chư tăng đến thất tụng kinh Pháp Hoa. Còn ông thì thắp hương đốI tượng Phật đảnh lễ nguyện rằng “Nhờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni con mớI được biết Phật A-Di-Đà và Cực-Lạc Tịnh Độ, nén hương này con thành tâm trước cúng dường Đức Bổn Sư, kế cúng dường Đức Từ Phụ A-Di-Đà Phật, sau cúng dường kinh Pháp Hoa, vì nhờ công đức của kinh này mà con được vãng sanh. Con nguyện cùng tất cả chúng sanh đồng sanh Cực-Lạc thế giớI”.
Nguyện và lạy xong, ông từ biệt mọI ngườI rồI lên giường ngồI xây mặt về hướng Tây chắp tay mà tạ thế, thọ 59 tuổi. Bấy giờ nhằm năm Nghĩa Hi nhà Tấn.
Trích bộ: Đông Lâm Tập
Xuất Tam Tạng Ký Truyện.


trang 15


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

DƯƠNG KIỆT

Dương Kiệt hiệu Vô Vi Tử, tự Thứ Công. NgườI xứ Vô Vi . Năm Nguyên Phong ông làm quan Thái Thường. Ban sơ ông hâm mộ thiền, theo học vớI Thiếu Y thiền sư, tham cứu cơ ngữ của Bàng Cư Sĩ. Một hôm ở Thái Sơn thấy mặt trờI mọc như chiếc mâm đồng vọt lên, ông bỗng đạI ngộ.
Năm Hi Ninh mẹ mất ông về nhà cư tan. Nhơn được rảnh việc quan, ông chuyên đọc tạng kinh, và cũng do đó mà ông kính ngưỡng Tịnh-Độ. Ông họa tượng A-D-Đà Phật, đi đâu cũng mang theo để ngày đêm lễ niệm. ĐờI ông trứ tác rất nhiều, tất cả văn phẩm đều chỉ qui Tịnh-Độ. DướI đây là bài tựa bộ “Tịnh-Độ Thập nghi luận” do ông soạn:
“ Tình ái không nặng thờI chẳng sanh Ta Bà. Chánh niệm không thuần thờI chẳng sanh Cực-Lạc . Ta-Bà là chỗ uế nhơ, Cực-Lạc là nơi thanh tịnh. Thọ mạng của ngườI Ta Bà thờI hữu hạn, ngườI Cực-Lạc sống lâu vô cùng. Nơi Ta-Bà này muôn vàn sự thống khổ, cõi Cực-Lạc kia chỉ thuần hưởng những điều an vui. Ở Ta-Bà chúng sinh phảI theo nghiệp mà luân hồI sinh tử. Còn Cực-Lạc một khi được sanh về thowiftaats chứng vô sanh pháp nhẫn., một đờI thành Phật. Nếu muốn độ sanh thờI tùy nguyện tự tạI không bị nghiệp chướng buộc ràng.Sự nhơ uế và thanh tịnh, khổ sở cùng an vui, già chết vớI trường tồn, luân hồI cùng giảI thoát, sanh tử cùng tự tại… hai cõi khác hẳn nhau rõ ràng mà ngườI đờI không biết không hay, thật đáng buồn thương.
A-Di-Đà Phật là cha lành nhiếp thọ chúng sanh về Tịnh-Độ. Thích-Ca Mâu-Ni Phật là đức thầy sáng chỉ đường về Cực-Lạc. Quán Âm cùng Thế Chí là hai vị đạI Bồ-Tát giúp Phật độ sanh. Vì thế nên trong các kinh giáo liễu nghĩa ĐạI Thừa luôn luôn có lờI cặn kẽ khuyên ngườI phát nguyện vãng sanh.
Đức A-Di-Đà Phật cùng Quan Âm, Thế Chí ngồI thuyền đạI nguyện, đi trong biển sinh tử. Chẳng neo bờ bên này, chẳng đậu bờ bên kia, cũng không dừng ở giữa dòng, chỉ lấy việc tế độ làm nhiệm vụ. Như trong kinh Di-Đà nói:”Nếu thiện nam tín nữ nào được nghe danh hiệu A-Di-Đà Phật rồI chấp trì danh hiệu từ một ngày đến bảy ngày nhứt tâm bất loạn. Lúc ngườI đó lâm chung, duuwcs A-Di-Đà Phật cùng chư thánh hiện thân ở trước ngườI đó. NgườI đó lúc chết tâm không điên ddaorlieenf đặng sanh về Cực-Lạc quốc độ…” Kinh Vô Lượng Thọ lạI nói “Chúng sanh ở mườI phương nghe danh hiệu của tôi, nhớ tưởng cõi của tooitu các hạnh lành chi tâm hồI hướng cầu được sanh về cõi của tôi. Nếu chúng sanh đó không được toạI nguyện thờI tôi không ở ngôi Chánh-Giác”.
Thuở Bổn Sư tạI thế, chính viện vô thường ở Kỳ Hoàn Tịnh Xá sắp đặt cho những ngườI bịnh ddeuf xây mặt về hướng Tây, chuyên tưởng Cực-Lạc thế giowisddeer cầu vãng sanh. Do Vì quang minh của PhaatjA-Di-Đà chiếu khắp pháp giớI nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật không bỏ rời. Thánh và phàm đồng thể, hễ có tâm niệm Phật thờI Phật đến rước, đó là cơ cảm ứng. Chúng sanh trong tâm của Phật, nơi nơi đều Ccuwcj-Lạc. Tịnh-Độ trong tâm chúng sanh, niệm niệm là A-Di-Đà. Nhơn những lẽ trên nên tôi xét thấy rằng:” NgườI trí tuệ dễ vãng sanh vì không còn nghi ngờ vậy. NgườI thiền định dễ vãng sanh vì không còn tạp loạn. NgườI bố thí dễ vãng sanh vì không còn tham luyến. NgườI nhẫn nhục dễ vãng sanh vì không còn sân hận. NgườI tinh tấn dễ vãng sanh vì không còn thốI chuyển NgườI không làm lành, không gây ác dễ vãng sanh vì chuyên niệm tuần nhứt vậy. Nhẫn đến ngườI gây tạo tộI ác, nghiệp báo đã hiện mà cũng vẫn được vãng sanh vì tâm hết sức ăn năn sợ sệt vậy. Nên biết rằng dầu có nhiều phước lành, nếu không có lòng tin chắc không phát nguyện hồI hướng, thờI chẳng được vãng sanh.
Ôi! A-Di-Đà Phật rất dễ niệm, Cực-Lạc Tịnh-Độ rất dễ về, mà chúng sanh không chịu niệm không muốn về, Đức Phật dầu là đấng đạI từ-bi cung không làm sao được. Vả lạI hễ ai tạo tộI ác thờI bị đọa vào nơi khốn khổ, còn niệm A-Di-Đà Phật thờI được sanh về Cực-Lạc, hai điều ấy đều là lờI của Phật cả. NgườI đờI lo sợ bị sa đọa, mà lạI nghi sự vãng sanh, há không phảI là mê lầm lắm ư”.
Năm Nguyên Hựu triều Tống, ông giữ chức đề hình lưỡng Triết, một hôm ông họp thân thuộc lạI để từ biệt và nói “Lúc sống không có gì tham luyến, lúc chết cũng không có chi vứt bỏ, khắp thái hư không, chi, hồ giả, giã, đem sai đến lầm. Tây Phương Tịnh-Độ”. Dứt lờI oongvui vẻ an nhiên mà mất.
Trước đây có quan tham quân Vương Trọng HồI từng bẩm thọ pháp môn niệm Phật vớI ông Kiệ. Ông HồI từng hỏI “Thế nào được niệm Phật không gián đoạn?” Ông Kiệt đáp “Sau khi đã tin chắc không còn lạI nghi ngờ nữa, đó chính là không gián đoạn”. Ông HồI nghe lờI dậy mừng lắm. Năm sau ông Kiệt mơ thấy ông HồI đén cúi lạy mình mà nói “Ngày trước nhờ ngài chỉ dậy cho pháp môn niệm Phật, nay tôi được vãng sinh Tây Phương Cực-Lạc thế giớI nên đến tạ ơn”. Ít hôm sau ông Kiệt tiếp dduowcjthieepj tang và thơ của con trai ông HồI gởI đến cho hay rằng “Ông Trọng HồI biết trước ngày giờ chết, từ giã các thân hữu rồI an lành mà đi”.
Sau khi ông Vương Kiệt mất, Kinh Vương phu nhân một nhà tu hành cao hạnh, thần du Tây Phương thấy một ngườI ngồI trên hoa sen lớn, y đẹp phất phơ, độI mão vàng, đeo chuỗI ngọc.Phu nhân hỏI ngườI đứng gần, đáp là Vô Vi Dương Kiệt.
Tríh ở bộ: Đông Đo Sự Lược
Lạc Ban Văn LoạI


KHUYẾT CÔNG TẮC
Ông Khuyết Công Tắc ngườI nước Triệu, triều Tấn. Ông ngụ ở Lạc Dương, tánh trầm tĩnh, điềm đạm và phóng xả thế sự. Hàng ngày ông thọ trì kinh Chánh Pháp Hoa.
Sau khi ông mất, bạn bè ông đến chùa Bạch Mã lập trai đàn để hồI hướng công đức cho ông. Đêm ấy, giữa lúc pháp chúng tụng kinh ,thoạt nghe trên hư không tiếng ngườI gọI, và ánh sáng chiếu xuống. MọI ngườI ra sân nhìn lên đồng thấy một ngườI thân hình rất sáng, rất đẹp ngó xuống nói” Tôi là Khuyết Công Tắc, tôi đã được sanh về thế giớI Cực-Lạc nay tôi vớI chư thượng nhân đến nghe kinh”.
Ông Vệ Sĩ Độ ở Hấp Quận, vốn là học trò của ông Tắc. Bà mẹ ông Độ thường hay trai tăng nơi nhà .Một hôm đến giờ ngọ, chư thăng sắp sửa thọ trai , trên hư không bỗng rơi xuống một cái bát ngay trước mặt mẹ ông Độ.MọI ngườI xem kỹ thowiflaf cái bát mà trước kia ông Tắc thường dùng . Bát ấy đựng đầy cơm, mùi cơm thơm ngát cả nhà. Những ngườI được ăn cơm ấy cả bảy ngày khỏe khoắn không thấy đói
Ông Chi Đạo Lâm một danh nhơn thờI ấy có làm lờI khen ngợI ông Tắc “Cao cả thay ông Khuyết Công Tắc! thần dị linh thiêng .Thần sanh Cực-Lạc ứng tích Đông Kinh, Bay trên hư không, thân sáng giọng hòa. Kính dâng vài lờI , lưu truyền cõi thế”.
Trích ở các bộ: ĐạI Đường NộI Điển Lục
Niệm Phật Tam MuộI Bửu Vương Luận


CANH THÂN
Ông Canh Thân tự là ngạn Bửu , ngườI Tân Dã, học thông kinh sử. Ông tánh bình dị, thích cảnh núi rừng, ăn chay, áo thô rách. Không thích kinh doanh sản nghiệp. Ông bẩm tánh nhu hòa, nhẫn nhục, siêng rèn luyện đức hạnh.
Vua Lương Võ Đế thuở thiếu niên chơi thân vớI ông Tân. Khi được hiển vinh, vua mờI ông lãnh chức Bình Tây Phủ Ký Thất, ông không nhận lời.Năm Phổ Thông, Lương Võ Đế lạI xuông chiếu phong chức Huỳnh Môn Thị Lang, ông Tân cáo bịnh mà từ. Sau ông lập đạo tràng nơi nhà, ngày đêm sáu thờI lễ sám , tụng kinh Pháp Hoa mỗI ngày một bộ.
Một đêm nọ, thoạt có một đạo nhơn đến nơi đạo tràng tự xưng là Nguyên Công, gọI ông Tân là Thượng Hạnh Tiên Sanh, trao cho ông Tân một nén hương rồI biến đi.
Năm ĐạI Thông thứ tư , ông Tân đang ngủ ngày vụt choàng trổI dậy kêu ngườI nhà mà nói rằng “Nguyên Công đã đến, không thể chậm được”. Dứt lờI liền tắt hơi. Cả nhà đồng nghe trên hư không xướng to rằng “Thượng Hạnh Tiên Sanh đã sanh về cõi thanh tịnh của A-D-Đà Phật!”. Năm ấy ông Tân được 78 tuổi.
Trích bộ :Nam Sử


TÔN TRUNG
Ông Tôn Trung ngườI Minh Châu, sớm mộ Tây Phương, ăn chay giữ giớI. Ông cất am, đào 2 ao lớn trồng sen trắng, bên ao dựng điện, nhóm các thiện tín lập hộI niệm Phật.
Một hôm ông thấy Đức Phật A-Di-Đà hiện thân nơi hư không, ông vộI chạy ra sân đồng thờI kêu 2 ngườI con trai của ông cùng mọp dướI đất lễ Phật. Đức Phật hiện lâu lắm mớI ẩn. Nhơn đó nên ngườI thờI ấy gọI khu đất đó là xóm Trú Phật. (đất Phật dừng lạI)
Năm Nguyên Hựu thứ 8 triều Tống, sư Khả Cửu đã sanh Tây Phương Cực-Lạc, cách 3 ngày trở lạI nói thấy trên đài vàng nêu tên Tôn Thập Nhị Lang (tức Tôn Trung).
MườI hai năm sau, ông nhuốm bịnh bèn mờI tăng và tục 100 ngườI đến niệm Phật. Giữa lúc đạI chúng tungjnieemj, ông Tôn Trung bỗng ngước mặt ngó lên hư không mà vái chào rồI kiết ấn vui vẻ mà qua đời. Cả thành Minh Châu mọI ngườI đều nghe tiếng thiên nhạc và mùi thơm lạ bay lần về hướng Tây.
Hai ngườI con trai của oongTrung cũng tinh tấn niệm Phật, ít lâu sau đồng ngooifday mặt về hướng Tây mà mất.
Trích : Phật Tổ Thống Kỷ.


TẢ THÂN
Ông Tả Thân ngườI Lâm HảI, thọ Bồ-Tát giớI vớI Thần Chiếu pháp sư. Ông nghe giảng pháp yếu đạI thừa, bông rỗng suốt, tỏ ngộ. Từ đó ông nghiêm trì giớI luật, Tạo tượng Tây Phương Tam Thánh, sớm tốI kính lễ cầu sanh Tây Phương Tịnh-Độ. Ông tụng kinh trước sau tính được 3.400 bộ Pháp Hoa, 2 vạn quyển Kim Cang.
Năm Thiệu Thánh thứ hai, mùa thu ông nhuốm bịnh, bảo con trai của ông là samoon Tịnh Viên xướng đề kinh Pháp Hoa. Kế đó ông mơ thấy ba ngườI cao lớn đứng bên bờ sông kêu ông mau lên thuyền, ông tuân lờI, thuyền liền vụt đi về phía Tây. Thức dậy ông tự biết đã đến giờ vãng sanh, liên thỉnh chư tăng đến nhà tụng kinh A-Di-Đà. Ông nói vớI mọI ngườI rằng “Tôi đã thấy quang minh của Phật”. Ông tự đi tắm gộI, thay đổI y phục, căn dặn quyến thuộc đừng than khóc mà làm ngạI sự vãng sanh của ông. RồI ông ngồI ngay thẳng, tay kết ấn mà qua đời.
Trích : Pháp-Hoa Tri-Nghiệm Ký
Phật Tổ Thống Kỷ.


VƯƠNG ĐIỀN
Ông Vương Điền tự Vô Công ngườI Minh Châu, thi hỏng khoa Tiến sĩ, ông bèn mặc áo vảI, ăn chay, đi khắp các nơi tham học Phật Pháp. Khi tuổI cao ông ở nhà chuyên tu niệm Phật Tam Muội. Ông trú thuật bộ “Tịnh-Độ Tự Tín Lục” . DướI đây là bài tựa của bộ sách ấy:
Pháp môn Tịnh-Độ của Phật dạy có một lờI trùm cả ý nghĩa: HẠNG PHÀM PHU MÀ ĐƯỢC TRỤ BỰC BẤT THOÁI. Ví sao thế? Vì ở Ta Bà này tu hành về ĐạI Thừa viên giáo thờI Sơ Tín Bồ-Tát, còn Tiểu Thừa thờI Sơ Quả Thánh Nhơn. Hai bậc này đoạn kiến-hoặc, bắt đầu dự hàng Thánh., tà kiến , tam-độc không còn sanh khởI, khỏI hẳn ác đạo, không mất thân nhơn, thiên và cách đờI không quên quả đã chứng. Còn về hạng phàm dầu là bực Phục-hoặc, Phát-ngộ Bồ-Tát, một khi bị sanh tử thường thờI quên chỗ tu chứng đờI trước, do đó có vị gặp chướng duyên phảI thốI đạo mà đọa vào tam đồ.
Sao bằng cõi Cực-Lạc chỉ có thượng thiện nhân mà không có ác đạo, nên chỉ cần được vãng sanh liền thoát hẳn tam đồ. LạI thêm trợ duyên tu hành rất đầy đủ , tuổI thọ lạI vô lượng vô biên kiếp. Dầu là hạng rất ngu chậm, nộI một đờI quyết chứng thánh quả, trọn không có sự thốI thất. Vì thế nên Đức Bổn Sư luôn luôn tán thán Cực-Lạc, cùng đinh ninh khuyên bảo mọI ngườI phảI phát nguyện cầu sanh. Nếu là hạng đạI-căn, đạI-trí minh-tâm kiến-tánh mà hồI hướng cầu sanh thờI chiếm phẩm cao. NgườI quê tốI, chỉ siêng niệm Phật phát nguyện thiết tha cũng đặng vãng sanh.
Ôi xét kỹ một môn niệm Phật thờI rõ lòng Phật không bỏ xót một ai. Những ngườI cố thủ si không.bắt chước hạnh vô ngạI, vô tu đó là chướng mình mà cũng chướng cả ngườI, thật đáng thương, đáng xót lắm.”.
Năm Thiệu Hưng thứ 16, tháng tư. Một đêm nọ thoạt nghe mùi hương lạ ngào ngạt khắp nhà ,ông Điền noi vớI sa môn Tư Tề rằng “ Đó là tịnh-nghiệp của tôi cảm cách đấy”. RồI ông rửa mặt, thay y phục đoan tọa, xây mặt về hướng Tây mà mất. Sau khi thiêu xác ông, đặng 108 hột xá lợI bằng hột lúa.
Trích : Phật Tổ Thống Kỷ
Lạc Ban Văn LoạI


THÁI HẬU VI ĐỀ HI
Thái Hậu Vi Đề Hi ngườI nước Ma Kiệt , vợ vua Tần Bà Ta La ở kinh thành Vương Xá. Thái tử A Xà Thế nghe lờI sa môn Điều Đạt (Tức Đề Bà Đạt Đa, em họ của Phật). bắt vua cha là Tần Bà Ta La giam trong nhà ngục bảy lớp cửa, cấm ngặt không cho các quan lui tớI, cố ý bỏ cho vua chết đói. Thái Hậu mớI tắm gộI thật sạch, lấy bột trộn vớI sữa trết lên mình, trong chuỗI ngọc thờI đựng nước nho,rồI vào thăm vua và lén dưng cho vua dùng.Ngài ĐạI Mục Kiều Liên và ngài Phú Lâu Na vân thần thông bay đến truyền giớI bát quan trai và thuyết pháp cho vua. MỗI ngày được ăn bột sữa, uống nước nho, và được thọ giớI nghe pháp nên dầu bị giam cầm mà dung sắc nhà vuacangf tăng phần khỏe mạnh, vui vẻ.
Hai mươi mốt ngày sau, A Xà Thế được tin ấy, nổI giận cầm gươm định vào cung giết mẹ. Nhờ hai quan đạI thần Nguyệt Quang và Kỳ Bà hết lờI can gián A Xà Thế mớI bỏ gươm, truyền các nộI quan nhốt thái hậu vào trong cung, không cho đến thăm vua cha nữa.
Thái hậu bị nhốt rất lo rầu buồn thảm. Bà mớI hướng về núi Kỳ Xà Quật, nơi mà Đức Bổn Sư đang ngự, cúi đầu đảnh lễ rồI vái rằng “ Ngày trước Đức Thế Tôn thường sai A Nan đến thăm con, nay con đang gặp phảI việc buồn thảm. Đức THế Tôn oai đức cao trọng, phận con phước bạc không dám phiền nhọc đến Thế Tôn, ngưỡng mong đức Phật cho ngài Mục Liên và A Nan đến an ủI con”. Vái rồI bà tủI phận, nước mắt trào ra mọp sát đất mà lạy.Lúc đó Đức Phật ở núi Kỳ Xà Quật thấu rõ nỗI lòng của thái hậu liền sai Mục Liên và A Nan bay trên hư không mà đến hoàng cung. Đức Phật cũng rờI núi Kỳ Xà Quật mà hiện ra trước thái hậu.
Thái hậu Vi Đề Hy sau khi mọp lạy ngước đầu dậy, chợt thấy Thích Ca Mâu Ni Phật thân vàng chói ngự trên tòa sen trăm thứ báu. Bên tả thờI Mục Liên, bên hữu thờI A Nan . Trên hư không Thiên Đế cùng Phạm Vương và chư thiên rảI hoa trờI cúng dường Phật. Thái hậu liền tự bứt bỏ những vòng vàng chuỗI ngọc mọp sát trên đất khóc nức nở mà bạch Phật rằng “ ĐờI trước con có gây ra tộI gì mà nay sanh đứa con bất hiếu đến thế. Ngưỡng mong Đức Thế Tôn chỉ nơi nào cõi nào không có sự đau khổ lo sầu để con vãng sanh. Con không muốn ở cõi trược ác này. Cõi gì mà đầy những điều khổ sở, những sự không lành, đầy những địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh! Nguyện con đờI sau không còn nghe tiếng ác, không còn thấy kẻ ác. Nay con kính lạy Đức Thế Tôn mà cầu xin sám hối. Xin Đức Phật dạy cho con pháp quán tưởng nghiệp hạnh thanh tịnh”.
Bấy giờ Thích Ca Mâu Ni Phật , từ nơi lông trắng giữa chặng mày phóng ánh sáng sắc vàng chiếu khắp vô lượng thế giớI ở mườI phương rồI ánh sáng ấy xoay về tụ trên đảnh của Phật, hóa làm một cái đài vàng lớn như núi Tu Di Các cõi nươc thanh tịnh trang nghiêm của thập phương chư Phật đều hiện rõ trong đài vàng ấy. Nương theo thần lực của Phật, thái hậu được tỏ rõ tất cả: có cõi nước như Tự TạI thiên cung, có cõi nước thuần là liên hoa , có thế giớI bằng bảy chất báu hiệp thành …Thái hậu ngắm kỹ tất cả rồI bạch Phật rằng:” Những thế giớI ấy dầu rằng đều thanh tịnh trang nghiêm đồng sáng đẹp cả, nhưng con chỉ muôn sinh về cõi nước Cực-Lạc của Đức Phật A-Di-Đà thôi. Mong Thế Tôn dạy con cách tư duy, tu tập, dạy con phương pháp thâm nhập chánh định”.
Nghe thái hậu thưa xong Đức Phật mỉm cườI .Ánh sáng từ miệng Phật phóng ra chiếu thẳng đến đầu vua Tần Bà Ta La . Lúc đó nhà vua dầu bị giam trong ngục kín nhưng tâm nhãn bỗng khai thông nên vua thấy được Phật. Nhà vua liền cúi đầu rập lạy, tự nhiên đạo lực tinh tiến chứng quả A Na Hàm .
Đức Phật bảo Vi Đề Hy “ A-Di-Đà Phật cách đây không xa, thái hậu nên nhiếp tâm quán kỹ cõi nước Cực-Lạc của ngài. Ta sẽ giảng rõ pháp môn Tịnh-Độ cho thái hậu, và cungx để chúng sinh đờI sau y theo tu hành đặng sanh về Tây Phương Cực-Lạc thế giới. Nếu là ngườI muốn sanh về cõi đó phảI tu ba phước nghiệp :
1) Thảo nuôi cha mẹ, kính thờ thầy tổ , từ tâm không sát hạI, tu mườI nghiệp lành.
2) Thọ trì tam qui y nghiêm trì giớI hạnh, chẳng phạm oai nghi.
3) Phát Bồ Đề Tâm, tin chắc lý nhơn quả, đọc tụng kinh ĐạI Thừa, khuyến tấn ngườI tu hành

Ba điều trên đây là chánh nhơn tịnh nghiệp của thập phương chư Phật. Và sau khi giảng rộng mườI sáu pháp quán tưởng xong, Thái hâu Vi Đề Hi cùng 500 cung nữ đồng thấy rõ cõi nước Cực-Lạc , thấy rõ Đức Phật A-Di-Đà và hai vị Bồ-Tát ,Quán-Thế-Âm, ĐạI-Thế-Chí. MọI ngườI rất vui mừng .Thái hậu thoạt nhiên tâm trí sáng suootschuwngs vô sanh nhẫn. Năm trăm cung nữ phat Bồ-Đề-Tâm, nguyện sanh Cực-Lạc thế giới. Đức Phật liên thọ ký cho tất cả đều được vãng sanh, và sau khi được sanh về Cực-Lạc, tất cả những ngườI ấy đều chứng được “Chư Phật Hiện Tiền Tam MuộI”.
Trích : Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh.

trang 20


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KỶ THỊ

Kỷ thị ngườI thờI Lưu Tống, vợ của CacsTees ở Cú Dung. Ông Tế là dòng dõi ông Cát Hồng gia thế học tiên thuật. Riêng Kỷ Thị thích Phật Pháp, kính tin chí thiết, siêng năng lễ niệm.
Một hôm Thị đang ngồI dệt, cảm thấy trờI đất trong sáng hơn ngày thường, thị ngước đầu ngó lên thoạt thấy vô số tràng phan bảo cái từ phương Tây bay lạI, ở giữa có một vị ngự tòa sen báu thân sắc vàng tỏa ánh sáng chiếu suốt mây xanh.Kỷ Thị ngừng dệt chăm chú nhìn, lòng mừng lắm, tự nói “Đây chắc là Đức A-Di-Đà Phật mà trong kinh thường nói đến”. Thị vộI vã rập đầu đỉnh lễ rồI kêu ông Tế ra chỉ cho xem. Lúc ông Tế nhìn thờI chỉ thấy được nửa thân trên của Phật và tràng phan bảo cái. Cả xóm ấy , mọI ngườI cũng đều thấy như thế. Từ đó Cát Tế bỏ Tiên theo Phật , và có rất đông ngườI qui ngưỡng Phật pháp.
Trích bộ :Minh Tường Ký

CON GÁI NGỤY THẾ TỬ

Con gái Ngụy Thế Tử ngườI Lương Quận .Cả nhà cha và các anh đều tu tịnh nghiệp, cô cũng quyết chí vãng sanh. Riêng bà mẹ chưa phát tâm. Ít lâu cô chết, thân ấm nóng không lạnh, 7 ngày sau sống lạI, cô liền lên ghế caongooif tụng kinh Vô Lượng Thọ. Tụng xong cô xuống ghế thưa vớI cha mẹ rằng “ Con đến Cực-Lạc thế giớI của Vô Lượng Thọ Phật con đi xem khắp ao thất bảo, thấy cha cùng các anh và con mỗI ngườI đều có một đóa hoa lớn đẹp , sẽ thác sanh nớI đó. Chỉ một mình mẹ là không có. Vì lòng thương mẹ nên con trở lạI báo tin”. Nói xong cô liền nhắm mắt . Từ đó bà mẹ của cô phát khởI tín tâm, tinh tiến tu trì.
Trích bộ : Minh Tường Ký


VIỆT QUỐC PHU NHÂN

Việt Quốc phu nhân họ Vương, vợ của Kinh Vương, chú vua Triết Tông nhà Tống. Phu nhân chuyên tu Tịnh-Độ ngày đêm tinh tấn, khuyến dẫn hàng tỳ thiếp đồng dốc chí vãng sanh. Trong hàng tỳ thiếp, có một ngườI thiếp trễ lườI. Phu nhân trách “Chẳng có thể vì một mình nhà ngươi mà phá hoạI trật tự của nhà ta”. RồI phu nhân ra lịnh đuổI đi. NgườI thiếp ấy sợ lắm và rất ăn năn, cần cầu tạ lỗi. Từ đó trở đi ngườI thiếp ấy hết sức tinh tấn tu trì không quản mệt nhoc. Ít lúc sau, một hôm ngườI thiếp ấy bảo các bạn rằng “Tôi sẽ đi nộI ngày nay”. TốI hôm ấy mọI ngườI đều ngửI thấy mùi thơm lạ khắp nhà, ngườI thiếp ấy không chút bị ốm đau, an nhiên mà chết. Cách đêm sau một ngườI thiếp khác thưa vớI phu nhân rằng “Tôi mơ thấy cô ấy mách rằng nhờ phu nhân khuyên răn mớI đặng vãng sanh Cực-Lạc thế giới. , độI ơn vô cùng. Cô ấy bảo tôi thay lờI kính tạ phu nhân”. Phu nhơn nói : “Cô ấy ứng mộng cho ta thờI ta mớI tin”.
TốI đến phu nhơn mơ thấy ngườI thiếp dã chết về tạ ơn. Phu nhơn hỏI “ Tôi có thể đến Tây phương được không?” NgườI thiếp đáp “ Được”. rồI dắt phu nhơn đi. Thoạt thấy trước mặt một thế giớI cực kỳ đẹp sáng, có một cái ao rộng lớn menh mông. Trong ao đầy những hoa sen, hoặc to hoặc nhỏ, có cái lạI héo. Phu nhơn hỏI duyên cớ, ngườI thiếp phân giảI: “ NgườI đờI tu Tịnh-Độ vừa phát tâm thờI trongao báu này mọc lên một ngó sen, Vì ngườI siêng, kẻ trễ không đồng, nên mớI có tươi, có héo khác nhau như vậy. NgườI nào tinh tấn thờI bông sen của ngườI ấy tươi tốt, to sáng, còn ai biếng lườI, thốI thất thờI hoa của ngườI ấy cũng héo lần. Nếu ngườI một mực tu trì, lâu ngày chẳng nản, công phu niệm Phật thuần thục, đến khi thọ mạng đã mãn, quyết định thác sinh trong hoa sen này”. Trên một hoa sen lớn, phu nhơn thấy một ngườI ngồI, mão vàng, chuỗI ngọc, ánh sáng rực rỡ, bèn hỏi. NgườI thiếp đáp “Ông Dương Kiệt”. Phu nhơn lạI thấy một ngườI khác, nhưng hoa sen của ông ấy đang ngồI chưa nở xòe. NgườI thiếp bảo là ông Mã Vu.

Phu nhơn hỏI “ Tôi sẽ sanh tạI hoa sen nào?” NgườI thiếp bèn dawtsphu nhơn đi chừng vài dặm , thấy một đài hoa vàng ngọc rực rỡ, chiếu sáng dị thường. NgườI thiếp vừa chỉ vừa nói “ Đó là chỗ phu nhơn sẽ thác sanh. Kim đài thượng phẩm, thượng sanh đấy”.
Sau khi tỉnh dậy, phu nhơn rất vui đẹp nơi lòng, công việc tự tu cùng khuyến hóa ngườI càng chí thiết hơn. Năm ấy, đến ngày sanh nhật của phu nhơn , sáng sớm , phu nhơn tay cầm lư hương hướng về phía lầu thờ Đức Quán-Thế-Âm mà đứng ngay thẳng. Quyến thuộc trong dinh hộI lạI rồI đồng đến trước mặt phu nhơn để định chúc thọ. Chúng xem kỹ thờI phu nhơn đã vãng sanh rồi.
Trích : Lạc Ban Văn LoạI .


VƯƠNG THỊ
Vương thị, vợ của Tiết Ông,, thân mẫu của sư Đảnh Cái. Hằng ngày thị đọc tụng các kinh, siêng tu lễ sám, chí cầu Tịnh-Độ.
Năm Trinh Quán thứ 11, Thị nhuốm bịnh, càng khẩn thiết tu trì hơn. Không bao lâu trước giường của Thị nắm hiện ra một hoa sen đỏ to bằng cái ché năm đấu. RồI lạI hiện ra hoa sen xanh lớn chật cả nhà. Đồng thờI Đức A-Di-Đà Phật cùng Quan-Âm, Thế-Chí hiện thân trên hư không. Cháu nộI của Thị là Ông ĐạI Hưng lúc đó đang đứng hầu bệnh, thấy Đức Phật cao lớn trộI hơn hai vị Bồ-Tát. Một lát sau Phật và hai Bồ-Tát mớI ẩn. Xem lạI thờI Vương Thị đẫ tắt hơi rồi.
Trích Tục Cao Tăng Truyện.

GIAO BÀ
Giao Bà ngườI Thượng Đảng, thân vớI Phạm Bà. Phạm Bà khuyên niệm Phật , Giao Bà nghe lờI , bèn giao hết việc gia đình cho con dâu, rồI nhứt tâm niệm Phật.
Đến lúc lâm chung thấy Dức A-Di-Đà Phật hiện trên hư không, Quan-Âm và Thế-Chí hầu hai bên. Giao Bà đảnh lễ rồI bạch Phật: “Nhờ Phạm Bà con mớI được thấy Phật, xin Phật chờ con một lát để con từ biệt Phạm Bà”. RồI lập tức cho mờI Phạm Bà. Lúc Phạm Bà đến Phật và hai vị Bồ Tát vẫn còn trụ trên hư không. Giao Bà đứng chấp tay từ biệt mà theo Phật.
Trích bộ Tịnh-Độ Văn


ÔN TỊNH VĂN PHU NHƠN

Vợ ông Ôn Tịnh Văn ngườI Tinh Châu, nằm bịnh dây dưa không mạnh. Tịnh Văn dạy niệm A-Di-Đà Phật, bà nghe lời. Từ đó đến trọn hai năm sau, mặc dầu bịnh khổ trển thân, bà thầm niemj danh hiệu Phật không ngớt. Một hôm bà nói vớI Tịnh Văn rằng “ Tôi đã được thấy Phật, chắc chắn sẽ về Cực-Lạc tháng tớI”.
Trước giờ lâm chung ba ngày , có hoa sen lớn sáng như mặt trờI mớI mọc hiện ở trước giường của bà. Đến ngày bà sắm sửa thức ăn đem dâng cho cha mẹ mà thưa rằng “Nay con may mắn được vãng sinh Tịnh-Độ. Trông cha mẹ và chồng con chuyên niệm A-Di-Đà Phật tất sẽ được gặp nhau ở Cực-Lạc”. Thưa xong bà lễ Phật, đoan tọa mà mất.
Trích trong : Tịnh-Độ Văn


CHUNG LY PHU NHƠN
Chung Ly phu nhơn họ Nhiệm, ngườI Côi Kê, là thân mấu tri phủ Chung Ly Cẩn. Bà siêng tu tịnh nghiệp, trổ gỗ Chiên-Đàn làm tượng A-Di-Đà Phật. MỗI đêm bà thường độI tượng trên đầu mà hành đạo.
Năm 98 tuổI bà vẫn mạnh giỏI như thường . Một hôm bà gọI tri phủ lạI mà bảo rằng “ Ai ai cũng đều có sẵn Đức A-Di-Đà Phật, ngặt vì tự vất đi. Nơi nơi đều là cõi Cực-Lạc mà chẳng biết trở về . Mẹ sắp vãng sanh, con phảI siêng niệm Phật ”. Sáng ngày hôm sau bà dậy sớm thắp hương quì niệm Phật. Niệm được một lát, bà nín lặng mà đi. Tay bà vẫn còn chấp ngang ngực , thân bà vẫn còn quì ngay thẳng.
Trích : Phật Tổ Thống Kỷ

MỤ VU
Mụ Vu họ Tần, ngườI Tiền Đường, chồng làm nghề bán cá. Con trai phạm luật nước, gia sản bị khánh tận.Mụ Vu sầu khổ đến bờ sông định tự tử. May gặp Tư Chiêu pháp sư can ngăn khuyên rằng “ Đó là nghiệp duyên đã gây từ đờI trước . Nay mụ nên cam tâm mà trả. Bắt đầu từ nay mụ nên vun trồng nghiệp nhơn thanh tịnh sau này sẽ hái lấy quả giảI thoát an vui. Nhẩy xuống sông để trốn nợ để rồI đờI sau lạI phảI trả nặng hơn. Đâu bằng cứ sống mà chuyên tu niệm Phật”.
Nghe pháp sư giảng giảI mụ Vu tỉnh ngộ. Bèn đốI trước tượng Phật đốt ngón tay, thệ trường trai niệm Phật. Từ đó trở đi mụ Vu tinh tấn tu niệm trọn mườI năm không bê trễ. Phàm gặp bất luận ai, mụ đều gọI là Phật tử cả.
Một ngày nọ mụ Vu thỉnh chư tăng đến nhà tụng Quán-Vô-Lượng-Thọ Kinh, còn mụ thì lần chuỗI niệm Phật. Chư sư tụng đến đoạn quán tượng thờI mụ Vu yên lặng mà mất.
Trích : Phật Tổ Thống Kỷ.


HUỆ TRIỀN
Huệ Triền pháp sư họ Đông, thuở trẻ xuất gia ở Tương Châu.ThờI vua Châu Võ Đế diệt Phật pháp, ngài trốn vào Mao Sơn rồI sang Thê Hà, qua An Châu nghe giảng các kinh luận, phàm bất cứ là kinh luận nào, một lần nghe ngài liền tỏ ngộ đến chỗ thâm diệu. TuổI đã cao ngài trở về Tương Châu trụ chùa Quang Phước. Chùa ở chót núi phảI xuống dướI triền gánh nước. Chúng tăng đông nước không đủ dùng. Ngài sắp sửa dờI đi nơi khác. TốI đến có một thần nhân mình cao hơn trượng mặc áo bào tía , đến đảnh lễ ngài rồI bạch rằng “ Phụng thỉnh pháp sư ở lạI đây để thường giảng ĐạI Thừa. Xin đừng quan tâm đến pháp Tiểu Thừa. Pháp Tiểu Thừa như núi cao không nước , không thể làm lợI ích cho người. Kinh ĐạI Thừa dường như biển cả , nếu có một ngườI giảng thuyết thờI có thể làm cho chỗ đó trân bửu trang nghiêm , pháp chúng sung thạnh, đồ dùng dư giả. Nếu ham tiểu thừa thờI những lợI ấy đều mất. Ngưỡng mong ngài ở lạI mà hoằng dương ĐạI Thừa chớ nỡ phụ lòng trông mong của tiểu thần này. Pháp sư cần dùng nước, việc ấy rất dễ. Tôi sẽ đích thân đến suốI Từ Mẫu ở Kiếm Nam thỉnh một Long Vương. Ngày mùng 8 tháng tớI chắc chắn có nước. Thần bạch dứt lờI bỗng biến mất.
Qua đêm mùng 7 tháng sau , gió lớn từ Tây nam thổI đến , trọn đêm sấm nổ mư tuôn , trờI sáng mớI tạnh. ĐạI chúng ra xem bốn phía , thấy chỗ đất thấp phía bắc chùa có một đường suốI trong mát thanh ngọt. Cả chùa đều mừng rỡ.
Pháp sư tánh tình hiền hậu, nét mặt luôn mỉm cườI vui vẻ, siêng giảng dậy. Ở núi một ít lâu, tăng tục đều kính mến.
Năm Trinh Quán thứ 23 đêm mùng 8 tháng 4 Sơn Thần lạI hiện ra bạch rằng “ Không bao lâu nữa pháp sư sẽ vãng sanh Tây Phương Cực-Lạc thế giớI”.
Đến ngày 14 tháng 7, sau khi họp chúng giảng kinh Vu Lan xong , pháp sư chấp tay nói “ Sống thọ của tín thí phảI chia đều, Tất cả vật sở hữu của tôi, xin xả thich cho thập phương chúng tăng và những kẻ nghèo cùng tàn tật, nhẫn đến loài súc sanh”. Dứt lờI pháp sư ngồI yên mà tịch trên pháp tọa.
Trích : Tục Cao Tăng Truyện

ĐẠO TRÂN
Đạo Trân pháp sư ngườI đầu triều Lương , ở núi Lô Sơn , tu quán tưởng Phật A-Di-Đà nhưng về việc vãng sanh, trong tâm còn do dự. Một đêm nọ pháp sư mơ thấy có ngườI ngồI thuyền báu lớn đi trong biển nói là đi qua nước xủa Phật A-Di-Đà, pháp sư xin theo NgườI ngồI thuyền bảo “Ông chưa cất dựng nhà tắm cúng tăng , chưa tụng kinh A-Di-Đà,Tịnh nghiệp chưa thành chưa đi được”. Sau khi thức dậy, pháp sư cất nhà tắm nước nóng cúng dường cho chúng tăng và tụng kinh A-Di-Đà nhiều năm siêng tu không bê trễ.
Về sau đương lúc ngồI trong phòng quán tưởng Pháp sư thấy có ngườI bưng đài sen bạc đến bảo rằng “ Sau khi mạng chung pháp sư sẽ ngồI tòa bạc này Công hạnh của pháp sư đáng lẽ được ngồI đài vàng. Nhưng vì lúc ban sơ, tâm chí do dự nên chỉ được bực này thôi”. Pháp sư rất mừng , nhơn chép việc trên vào giấy, để trong hộp đựng kính.
Đêm pháp sư vãng sanh , từ nửa núi Lo Sơn lên đến chót, sáng như vài nghìn ngọn đuốc cháy đỏ sắp hàng. Những ngườI ở các làng gần núi tưởng là các vua chúa họp đạI hội. Đến sáng hỏI thăm mớI hay Đạo Trân pháp sư thị tịch.
Tăng chúng kiểm điểm những đồ đạc nơi thất riêng của pháp sư, khi mở hộp đựng kinh thấy trang giấy ghi việc đài bạc, mớI biết pháp sư đã vãng sanh.
Trích các bộ: Tục Cao Tăng Truyện
Lạc Ban Văn LoạI

ĐẠO NGẠN

Đạo Ngạn đạI sư ngườI Ngụy Quận, xuất gia nơi Linh Đũ pháp sư học thông kinh giáo, giảng thuyết vô ngại.
Một thuở nọ, đạI sư giảng kinh Hoa Nghiêm , Thập Địa luận nơi chùa Hàng Lăng Sơn, đêm tốI không đèn, đạI sư đưa tay chỉ lên liền phát ánh sáng vàng chiếu sáng cả giảng đường. Thính giả lấy làm kinh lạ. ĐạI sư bảo “ Ánh sáng đó thường có trong tay , có gì đáng cho là lạ”. ĐờI hoằng pháp của đạI sư luôn luôn chỉ qui Tịnh-Độ, nguyện quyết sanh Cực-Lạc.
Về sau lúc ở chùa Bảo Ứng , đạI sư tự biết trước ngày giờ, bảo tăng và tục ngày 1 tháng 8 nên đến hộI họp để từ biệt. Đến kỳ, đạI chúng vân tập , đạI sư hỏI gấn đén giờ thọ trai chưa? RồI đạI sư lên ngồI pháp tọa. Lư hương trên án bỗng phát mùi thơm lạ. ĐạI sư giảng Bồ-Tát giớI, lờI lẽ rất thiết yếu, thính giả tâm thần đều thanh tịnh . Giảng giớI vừa xong. ĐạI sư ngước mặt ngó lên cao thấy chư thiên lăng xăng, nhạc trờI trổI dậy. ĐạI sư bảo đạI chúng “ Chư thiên Đâu Xuất đến đón tôi, Nhưng cõi trờI là căn bản sinh tử, không phảI chỗ muốn của tôi. Tôi cả đờI chỉ cầu Cực-Lạc Tịnh-Độ, tạI sao lạI không được toạI nguyện như thế?”.
ĐạI sư nói dứt lờI, nhạc nhỏ lần rồI ngưng bặt. Liền thấy từ phương Tây, hương hoa kỹ nhạc, tràng phan, bảo cái đầy trờI như mây lớn cuồn cuộn bay đến, rồI xoay tròn dừng lạI ngay trên đầu đạI sư. Cả chúng hộI đều thấy và đều buột miệng khen là lạ lùng hi hữu. ĐạI sư to tiếng bảo “ ĐạI chúng ở lạI nên gắng tinh tu, Nay thánh chúng Cực-Lạc đến rước, tôi xin đi”. Nói xong đạI sư vẫn ngồI ngay thẳng trên tòa mà tịch, thọ 69 tuổi. Năm ấy nhằm niên hiệu Trinh Quán thứ 7.
Trích : Tục Cao Tăng Truyện


HUỆ QUANG
Huệ Quang pháp sư ở Lạc Dương . Ngài trứ thuật các bộ sớ như kinh Hoa Nghiêm Thập Địa, Niết Bàn v v…trong ấy luận về chỉ thú quyền, thiệt rất tinh tường.
Một hôm nhuốm bịnh , thấy chư thiên đến rước , pháp sư từ rằng “ĐờI tôi chỉ nghuên vãng sanh Tây Phương Cưc-Lạc thôi”. Giấy lát hóa Phật đông chật cả hư không. Pháp sư đảnh lễ bạch rằng “Ngưỡng mong Đức Từ Phụ nhiếp thọ con cho con được toạI bổn nguyện”. RồI pháp sư tự khảy móng tay mà tịch.
Trích bộ Phật Tổ Thống Kỷ.

trang 24


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
binh1

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh1 »

HUỆ THÀNH
Huệ Thành đạI sư họ Đoàn , ngườI Lễ Dương. ĐạI sư tu học nơi chùa Thập Trụ. Nghe tiếng Huệ Tư thiền sư, đạI sư liền đến Nam Nhạc cầu học. ĐạI sư hành đạo rất tinh tiến, thường mở mắt ngồI thiền từ đầu hôm tớI sáng . Huệ Tư thiền sư bảo đạI sư nhập các môn tam muộI : Phương Đẳng tam muộI, Quán Âm tam muộI, Pháp Hoa tam muộI, Bát Chu tam muộI để tiêu trừ túc chướng. ĐạI sư hành những môn tam muộI ấy ba năm, chứng đặng “ GiảI chúng sinh ngôn ngữ tam muộI”.
Về sau đạI sư qua Kinh Châu lập chùa và trụ lạI đó. Hàng ngày đạI sư tụng kinh A-Di-Đà, quán tưởng Tây Phương Cực-Lạc, trọn ba muoi năm ngồI luôn không nằm. MỗI khi đạI sư nhập định thường thấy liên đài và bảo thọ.
Một ngày kia ĐạI sư bảo các đệ tử gấp trần thiết điện đường để đạI sư giảng kinh Niết Bàn. Khi sửa sang đã xong, thoạt Trí Giả ĐạI Sư từ ngọc Tuyền đến. Hai ĐạI Sư cùng nhau ngồI luận huyền lý. Được một lát Huệ Thành ĐạI Sư an nhiên nhập diệt tạI chỗ ngồI. Lúc đó ngườI ta thấy đạI sư ngồI trên liên đài, ẩn hiện bay về hướng Tây.

Trích bộ: Phật Tổ Thống Kỷ.
Chủ đề này chưa được bình chọn, bấm vào đây để bình chọn chủ đề

PHI TÍCH

Phi Tích thiền sư khi mớI xuất gia chuyên học luật nghi . Về sau ngài cùng vớI Sở Kim pháp sư nghiên cứu tu tập giáo quán Thiên Thai.
Năm Thiên Bửu ngài đến kinh sư , ngụ ở Chung Nam Sơn soạn bộ “Niệm Phật Bửu Vương Luận” ba quyển lưu truyền trong đờI. Trong bộ đó , đoạn dạy chuyên chú niêm hiện tạI Phật đạI lược như thế này :
“ Kinh Bi Hoa nói Mật Tô Vương Tử từ lúc phát Bồ-Đề Tâm , trong khi đi, cứ mỗI bước chuyên tâm nhứt ý niệm Phật, nhờ vậy nên vương tử hiện nay đã thành Phật tạI thế giớI Diệu Hỷ, chính là Đức A-Súc-Bệ Phật”.
Tôi cho rằng khi đi nơi đường rộng , lúc bước trong rừng, trong vườn đều phảI hành đạo như Mật Tô Vương Tử. Nhẫn đến dầu là lúc cầm hốt lên ngai, hoặc khi khua ngọc vào triều , ngựa xe rầm rộ, cờ trống uy nghiêm cũng đâu đặng chẳng dụng công tu niệm nơi thờI gian ấy thay!
Phàm đã là ngườI, chưa có ai không có hơi thở ra, vào. NgườI khác dùng các thứ : châu ngọc, hột cây làm chuỗI niệm. Còn tôi thờI dùng hơi thở làm chuỗI niệm. Niệm danh hiệu của Phật mà theo hơi thở rất có sự nương cậy vững chắc. Đâu sợ rằng một hơi thở chẳng trở vào liền thuộc đờI sau đó ư? Đi , đứng, nằm, ngồI tôi luôn dùng xâu chuỗI ấy dầu cho đến lúc quá mỏI mê , tôi cũng ngậm Phật mà ngủ, vừa chợt tỉnh là nốI lạI liền. RồI ở trong giấc ngủ đặng thấy Phật A-Di-Đà, như cọ cây ra khói, đó là khởI điểm của lửa. Chiêm bao thấy Phật mãi không hở liền thành tựu chánh định, tận mặt gặp Phật , được Phật thọ ký, nhất định vãng sanh, muôn không sót một.
HỏI : Như thế chỉ cần tưởng thầm mà không cần niệm ra tiếng ư?
Đáp : Có 5 nghĩa rất cần đến to tiếng niệm Phật
1- Nhổ cây cả gốc rễ phảI nhờ tiếng thúc dục, trọn đờI tinh tấn dứt sạch trăm mốI lo sầu
2- Tiếng Phật tớI đâu thì nơi ấy muôn điều tai họa đề tan cả, công đức của tòng lâm , sơn môn được phồn thịnh đều nhờ nơi tiếng
3- Thánh cảnh hiện tiền hoa trờI tuôn rướI cũng do nơi tiếng
4- Như kéo cây quá nặng , rập tiếng hè nhau liền đi nhẹ phơi phới.
5- Như dàn quân xung trận, nhờ trống, kèn binh sĩ tớI lui do nơi phát lịnh.

Cứ theo các nghĩa trên đây, tưởng cùng niệm ra tiếng đồng dùng chỉ quán song vận, rất hợp ý chư Phật, nào có ngạI gì? Kinh Hoa Nghiêm nói “ Thà thọ vô lượng khổ mà đặng nghe tiếng Phật chớ chẳng chịu hưởng những điều vui mà không được nghe danh hiệu Phật”. Vậy thờI tiếng Phật vang xa thêm lớn căn lành cho muôn loài. Dường như tiếng sấm mùa xuân làm động sanh lực của cây cỏ, đâu nên xem thường”.
Về đoạn dạy :” Lý, Sự song tu, tức sanh, vô sanh” ngài nói “ Nhiều nghườI nói niệm Phật là hữu niệm, còn tôi cho rằng niệm Phật là vô niệm. Niệm chính là không, đâu được cho là hữu, Chẳng phảI niệm diệt mớI thành không, đâu được cho là vô. Thể tánh của niệm tự không, đâu được cho là sanh diệt.
Tâm vô sở niệm , (đó là ưng vô sở trụ) ,
mà tu niệm Phật (đó là nhi sanh kỳ tâm).

Tâm vô sở niệm (là tòng vô tục bổn)
Mà tu niệm Phật (là hợp nhất thiết pháp).
Tâm vô sở niệm (là niệm tức thị không)
Mà tu niệm Phật (là không tức thị niệm)
Đây là nghĩa song tịch, song chiếu.
Chiếu mà thường tịch. Đó là vô sở niệm tâm.
Tịch mà thường chiếu là mà tu niệm Phật.
Chánh định tịch chiếu của Đức Như Lai là vị cứu cánh của niệm Phật tam muộI vậy . Cho nên niệm Phật tam muộI có thể sinh Thủ Lăng Nghiêm sư tử hẩu định.
Bài kệ phá tướng trong kinh “Bồ-Tát niệm Phật tam muộI “ nói: Niệm thân vàng ròng của Phật an trụ tâm không tham luyến. Gẫm pháp gì gọI là Phật? Nhiếp tâm thường quan sát luôn . Sắc vàng không phảI Như Lai, bốn uẩn sau cũng vậy.RờI sắc thờI không như lai. NgườI quán sắc phảI nên hiểu, chính đó là chỗ tịch tịnh, tốI thắng nhứt của Như Lai . Có thể diệt tất cả những tà kiến của ngoạI đạo . Như Long Vương giáng mưa lớn , tất cả loài đều được nhờ.
Trong kinh này chỉ rõ lục độ, vạn hạnh, chưa có một pháp gì chẳng phảI là Niệm Phật tam muộI . Trong Đạt phẩm Bát Nhã , Đức Phật nói các pháp không tịch để dẫn dạy hạng độn căn , vì hạng này hay sanh chấp trước . Còn vớI bực lợI căn Đức Phật giảng tướng hảo của chư Phật , vì biết là sen chẳng nhiễm trần. Trong kinh tọa thiền tam muộI nói “Bồ-Tát tọa thiền chẳng niệm tưởng tất cả các pháp khác , chỉ niệm một Đức Phật như núi Tu Di vàng ở giữa bể rộng trong mát. Nhẫn đến công đức pháp thân của Phật cũng niệm như vậy”.
Do các đoạn kinh văn và các lý trên mà biết rằng chẳng đặng cho không niệm là vô niệm. Quán Phật Thật Tướng, quán thân cũng vậy gặp cảnh nào cũng là chơn tánh , không tâm nào chẳng phảI là Phật . Quyết định không rờI niệm mà gìn vô niệm , lìa sanh mà lập vô sanh, chính là bởI chẳng rõ lẽ “phiền não tức là Bồ- đề , chúng sanh tức Phật” vậy. RờI lìa đã chẳng được thờI chính niệm mà là vô niệm , chính vãng sanh mà thật là vô sanh . Nghĩa đó rất rõ ràng , như đêm thu trong lặng , vầng trăng tròn sáng ra khỏI lùm mây.
Năm Vĩnh ThớI nhà Đường, thiền sư từng được triều đình thỉnh giữ chức “Chứng Nghĩa Chánh Viện” trong các hộI dịch kinh như : Nhơn vương hộ quốc, Bát Nhã kinh, Mật Nghiêm kinh v v…
Trích trong : Tống Cao Tăng Truyện
Bửu Vương Tam MuộI Luận.


HOÀI NGỌC
Hoài Ngọc luật sư họ Cao, ngườI Đơn Khưu. Nghiêm trì giớI luật oai nghi, hành hạnh đầu đà: Ngày ăn một bữa ngọ, ngồI luôn không nằm. Cả năm dùng một nạp y, tha hồ cho chí rận cắn . MỗI ngày luật sư định khóa niệm Phật năm vạn câu . Trọn đờI ngài tụng kinh A-Di-Đà ba mươi vạn quyển. và luôn lễ bái sám hối.
Năm Thiên Bửu nhà Đường. Ngày 9 thang6 thấy trên hư không Phật và Bồ-Tát đông như số cát sông Hằng, một vị bưng đài bạc xuống rước. Ngài nói “Tôi trọn đờI niệm Phật , thệ quyết ngồI đài vàng mà thôi”. Thánh chúng liền ẩn. Luật sư càng tinh tấn gấp bộI, 21 ngày sau , thoạt nghe trên hư không có tiếng bảo rằng “ Trên đầu ông đã hiện vầng sáng lớn, nên ngồI kiết già chờ Phật đến”.
Ba ngày sau ánh sáng đẹp lạ chiếu khắp chùa, ngài bảo đạI chúng “Bao giờ nghe mùi thơm lạ, đó là lúc tôi vãng sanh”. RồI ngài biên kệ rằng :
Thanh tịnh sáng sạch không mảy nhơ
Đài vàng thượng phẩm hiện đang chờ
Tôi tu đạo hạnh đã mườI kiếp
Hiện ra nơi đờI nhằm cảnh khổ.
Một đờI khổ hạnh hơn mườI kiếp
RờI hẳn Ta Bà về Tịnh-Độ.
Vừa viết vừa xong thờI mùi hương lạ thơm ngát cả chùa. Thánh chúng chật cả hư không . A-Di-Đà Phật vafQuans Thế Âm, cùng ĐạI Thế Chí hiện thân màu vàng thắm đồng ngự kim cương đài đén rước. Luật sư mỉm cườI mà tịch.
Quan thái thú Đoàn Hoài Nhiên làm lờI khen tụng
Thầy ta một niệm chứng pháp thân
Hương nhạc cõi Phật rước hai lần
Trước ngõ vững cao cộI quì lớn
Nhánh hoằng chỉ để máng đài vàng.
Trích : Tống Cao Tăng Truyện


TỀ HOÀNG
Tề Hoàng pháp sư họ Trầm, tự Đẳng Chí, ngườI Hồ Châu , xuất gia chùa Vĩnh Định. Tánh tình trầm tĩnh , ngài xa danh, lánh việc, thường ở mãi trong thất , lặng lẽ như không có người. Ngài chuyên môn các bộ nghĩa sớ về Pháp Tướng Tông, thông kinh Pháp Hoa, ngài từng làm pháp chủ giớI đàn ở Tô Hồ.
Năm ĐạI Lịch thứ 10, ngài dự đạo tràng niệm Phật ở Lưu Thủy. Chuyên niệm Phật một lát, ngài bỗng thấy cảnh giớI Tịnh-Độ bèn tự ngâm rằng
Lưu Thủy nước động sóng lăn tăn
Hoa sen rực rỡ tỏa kim quang
NgồI trên đài hoa về Cực Lạc
HỡI ai là bạn đây lên đàng.
Sau đó ít lâu, một ngày nọ pháp sư nhuốm bịnh, bảo các đệ tử rằng “ Chim hạc bay liệng trước mặt ta, các trò có thấy không?” Đệ tử hỏI “ Hòa thượng sắp vãng sanh sao lạI mang lấy bịnh?” Pháp sư nói “Thân tứ đạI hư dốI vô thường dầu là thánh còn chưa khỏI bịnh”. Nói xong pháp sư xây mặt nhìn tượng Phật A-Di-Đà mà tịch, thọ 68 tuổi.
Trích Tống Cao Tăng Truyện
Phật Tổ Thống Kỷ.


TĂNG TẾ
Tăng Tế pháp sư vào Lô Sơn thọ giáo vớI Huệ Viễn đại sư , tỏ ngộ pháp yếu, năm ngoài ba mươi tuổi. Ngài lên tòa khai giảng, học giả kính phục. Huệ Viễn đạI sư khen rằng “ Cùng ta đồng hoằng truyền chánh pháp, phảI chăng là Tăng Tế này chăng?”.
Không bao lâu pháp sư lâm bịnh nặng bèn khẩn thiết cầu sớm sanh Cực-Lạc , ngày đêm chuyên tưởng niệm Phật A-Di-Đà. Huệ Viễn đạI sư trao cho ngài một cây nến lớn mà bảo “ Ông gắng nhiếp niêm Tây Phương”. Pháp sư hai tay cầm nến, ngồI dựa ghế nhứt tâm tưởng Phật không sao loạn. Pháp sư lạI yêu cầu chúng tăng tụng kinh Vô Lượng Thọ. Đến canh năm, pháp suwtrao nến cho đệ tử là ông Ngươn Bật, bảo theo tăng chúng mà hành đạo. Pháp sư tạm nằm nghỉ. Liền mơ thấy mình tay cầm nến, bay lên hư không gặp Đức A-Di-Đà Phật dẫn đi khắp cả mườI phương. Khi thức giấc, pháp sư mừng rằng “ Tôi chú tâm tưởng niệm có một đêm mà được Phật tiếp dẫn”. Tự xét thấy thân thể không còn một mẩy bịnh khổ, không khác ngườI vô bịnh. Qua đêm sau , pháp sư đương ngồI niệm Phật vụt đứng dậy mắt ngó lên mà bảo Ngươn Bật rằng “ Đức Phật đến rước, thầy đi thôi”. Dứt lờI pháp sư xây mặt về hướng Tây , chấp tay mà tịch. Bấy giờ nhằm tiết nóng nực, ba ngày sau mà thi hài của pháp sư như ngườI sống , lạI phát ra mùi thơm ngào ngạt. Năm ấy pháp sư được 45 tuổi.
Trích Cao Tăng Truyện
Đông Lâm Truyện


HUỆ CUNG

Huệ Cung pháp sư ngườI Dự Chương, dự hộI Liên Xã ở Lô Sơn , bạn thân của Tăng Quang và Huệ Lang, hai vị pháp sư. Tăng Quang và Huệ Lang sức học không bằng ngài nhưng chí nguyện và hạnh tu có phần chuyên cần hơn . Hai vị pháp sư từng bảo ngài rằng “ Sư huynh dầu học rộng hiểu nhiều, nhưng há lạI không biết trong kinh Hoa Nghiêm có lờI răn nhắc “ Học rộng mà không thực hành như ngườI điếc đánh nhạc, vui tai ngườI khác mà tự mình không nghe”. Nghe hai bạn nói ngài vẫn chưa cho là phải.
Trong vòng 7 năm sau, Tăng Quang và Huệ Lang nốI đuôi nhau mà tịch. Lúc hai pháp sư tịch ngài mục kích nhiều thoạI ứng của hai vị vãng sanh , và sau đó 5 năm ngài phảI bịnh nặng mớI tự than rằng “ Xoay vần mãi trong lục đạo biết ngày nào dứt? sau khi chết ta sẽ về đâu?” Pháp sư gượng bịnh đến trước tượng Phật A-Di-Đà rập đầu kính lạy, hai hàng nước mắt như mưa , thệ quyết được về Cực-Lạc, trọn ngày tâm không sao lãng. Thoạt thấy Đức Phật A-Di-Đà bưng đài vàng đến rước, và ngài tự thấy mình ngồI trên đài ấy. Ngài lạI thấy Tăng Quang, Huệ Lang , hai vị đồng đứng trong quang minh của kim đài mà nói vớI ngài rằng “Trưởng lão vãng sanh bực thượng phẩm, chúng tôi lấy làm mừng lắm, chỉ tiếc chậm trễ đến ngày nay thôi ”. Ngài kêu đạI chúng đến thuật cho nghe mọI điều rồI vui vẻ mà tịch. Bấy giờ là năm Nghĩa Hi thứ 11 nhà Tấn.
Trích bộ : Đông Lâm Truyện.
trang 28


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SƯ NI
HUỆ AN

Sư ni Huệ An ngườI Minh Châu, trụ am họ Dương ở Tiểu Khê. Trọn đờI chuyên tu Tịnh-Độ, tụng kinh Kim Cang, dầu đông, hạ cũng không bao giờ trễ sót. Sư ni thường thấy quang-minh của Phật chiếu đến trong thất.
Một hôm nhuốm bịnh , sư ni ngồI ngay thẳng, dặn mọI ngườI không được ồn náo. Một lát sau sư ni nói “Phật đã đến”. rồI bảo chúng đồng thanh niệm Phật, còn sư ni vẫn ngồI ngay thẳng chắp tay hường về Tây Phương mà tịch, thọ 96 tuổi.
Trích : Phật Tổ Thống Kỷ


SƯ NI CHÂU CẨM
Sư ni Châu Cẩm họ Thang, tự Hái Tố, ngườI Hàng Châu, vốn là họ Trầm giáo thọ. Chính là Liên Trì đạI sư vậy.
Ngày Trầm Giáo Thọ xuất gia , Châu Cẩm mớI 19 tuổi. Có ngườI xúi cô ngăn trở, cô bảo “ Không nghe va mỗI ngày luôn mồm nói sanh tử đạI sự sao?Nếu ngăn trở va tức là làm hạI va, mà mình cũng bị tổn đức, không nên”. (Va tiếng cổ tức là anh ta) Đến năm 47 tuổI cô xuất gia thọ cụ túc giới. Cô gìn giớI hạnh rất tinh nghiêm, siêng tu Tịnh-Độ: chuyên niệm Phật và lễ sám.
Năm Vạn Lịch thứ 42 có bịnh, lúc sắp mất cô bảo thị giả rằng “Kinh nói thập niệm vãng sanh, mau đỡ tôi dậy”. RồI sư ni đoan tọa hướng về phía Tây, chắp tay niệm Phật mà đi , thọ 67 tuổi.
Trích : Hiếu Nghĩa Am Lục


NI HUỆ MỘC
Sư ni Huệ Mộc họ Phó, năm 11 tuổI xuất gia ở chùa tạI Tương Quận. MỗI ngày cô tung kinh “ĐạI Phẩm Bát Nhã” thường thấy hiện rất nhiều sự linh dị. Ni cô từng mơ đến Tây Phương, thấy trong ao báu có rất nhiều hoa sen đẹp sáng chói, những ngườI vãng sanh đều ngồI trên hoa sen. Ít lâu sau cô thỉnh thầy thọ giớI cụ túc, lúc đương ở giớI đàn cô bỗng thấy trờI đất đều biến thành màu huỳnh kim
Một hôm cô cùng chúng lễ A-Di-Đà Phật, cô mọp nơi đất rất lâu không trổI dậy. NgườI đứng gần đạp cô mà hỏI. Cô đáp “Dduong lúc mọp lạy, tự thấy mình đến Cực-Lạc thế giớI , Đức Phật giảng Tiểu Phẩm Bát-Nhã cho tôi nghe, vừa được 4 quyển thờI bị đạp mà tỉnh dậy. Tôi lấy làm tiếc quá”.
Năm Nguyên gia thứ 14, triều Lưu Tống Sư ni Huệ Mộc vãng sanh có nhiều điềm tốt, thọ 69 tuổi.
Trích : Pháp Uyển Châu Lam


SƯ NI PHÁP THẠNH

Sư ni Pháp Thạnh họ Nhiếp , ngườI Thanh Hà. Năm 70 tuổI xuất gia tạI chùa Kiến Phước ở Kim Lăng. Cô bẩm tánh rất thông minh, từng nói vớI các pháp hữu: Đàm Kỉnh, Đàm Ái rằng “Tôi lập thân hành đạo chỉ quyết về Tây Phương Cực-Lạc thế giớI mà thôi”.
Năm Nguyên Gia thứ 16 ngày 27 tháng 9 Ni cô đến dướI tháp lễ Phật chiều ngày ấy nhuốm bịnh.Đến đêm 30 tháng 9 cả chùa trong ngoài bỗng sáng rực như ban ngày. ĐạI chúng đồng lấy làm lạ. Ni cô bảo “Đó là đức A-Di-Đà Phật cùng Quan-Thế-Âm, ĐạI-Thế-Chí Bồ Tát đến nên sáng như vậy”. Dứt lờI ni cô yên lặng. Chúng đến gần xem thì ra cô đã đi rồI, thọ 72 tuổi. Cô xuất gia mớI được 2 năm.
Trích : Tỳ Kheo Ni Truyện


NI QUẢNG GIÁC
Sư ni Quảng Giác họ Cung, ngườI Tô Châu . Lúc còn ở tục, cô ăn chay trường từ khi 12 tuổI, mỗI ngày trì chú tụng kinh , siêng lễ Phật , tự thệ không lấy chồng. Năm 28 tuổI xuất gia , tu tạI am Hiếu Nghĩa ở Hàng Châu. Cô gìn giớI hạnh rất tinh nghiêm, tinh tấn chuyên tu không quản khổ nhọc.
Về sau nhuốm bịnh, cô từ thuốc men , nhứt tâm chờ chết. Đương lúc nằm thở thoi thóp cô bỗng vụt trổI dậy ngồI kiết già, xây mặt về hướng Tây. Am chủ dọn bàn, thiết tượng A-Di-Đà Phật ở trước mặt cô. Cô mở mắt nhìn chăm chăm tượng Phật và chắp tay quì kính. RồI cô rửa tay thay áo, cầm chuỗI đốI tượng Phật mà ngồI ngay thẳng yên lặng như nhập định. Thị giả sợ cô nghiêng ngả mớI lấy hai cái gốI to kê đỡ , cô khoát tay bảo dừng. Chúng trong am đến chung quanh mà niệm Phật, cô nói “ Không dám phiền nhọc đạI chúng, tự tôi có chủ trương”. Cô cứ ngồI kiết già ngay thẳng như thế mà niệm Phật nho nhỏ luôn cả hai ngày, hai đêm vẫn không cựa động, không dứt tiếng niệm. Mãi đến lúc hơi mòn tiếng bặt, mọI ngườI lạI gần xem thì cô đã tịch rồi. Nhằm ngày 7 tháng 2 năm Vạn Lịch thứ 39 triều Minh. Bấy giờ cô được 33 tuổi.
Trích : Hiếu Nghĩa Am Lục

NI THÀNH TỊNH
Sư ni Thành Tịnh tự Thiệt Tu, ngườI Quảng Châu, ăn chay giữ giớI từ bé. Sau khi xuất gia thọ cụ túc giớI , cô ngày đêm niệm Phật không ngớt. Cô từng khuyến hóa đạI chúng chung sức nhau trổ tượng Thiên-Thủ Thiên-Nhãn Đại-Bi bằng gỗ chiên đàn. Ngót một năm tượng mớI tạc thành, mà cô cũng vừa nhuốm bịnh. Cô tự biết trước ngày giờ . Đến kỳ cô nói vớI đạI chúng rằng “ Đức-Thiên-Thủ Thiên-Nhãn ĐạI-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đến rước tôi”. Dứt lờI cô nhắm mắt mà tịch.
Trích : Quan-Âm Từ-Lâm Tập.

NI TRIỀU ÂM
Sư ni Triều Âm họ Kim , ngườI Thường Thục. Dâu nhà họ Cũng. Chồng chết sớm , cô ở góa thủ tiết , rồI cùng con trai là Đoan Ngô đồng phát tâm xuất gia. Khi Đoan Ngô đã làm tăng, cô cũng qua Tô Châu lễ sư ni Chơn Như cầu thế độ. Sau khi thọ ni giớI , cô trở về làng thuê nhà ở tu, ngày đêm sáu thờI tiếng niệm Phật lảnh lót.
Một hôm nhuốm bịnh nhẹ, cô tắm gộI dắp y rồI ngồI vững ở giữa nhà. Chiều đến cô nói “ Giờ hợI thì tôi đi!”. Đến giờ cô vẫn ngồI an tạI chỗ, thâu tay vào áo mà tịch, thọ 73 tuổi. Lúc ấy nhằm năm Thuận Trị nhà Thanh.
Trích : Triều Âm Sự Lục.


trang 30


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VIÊN HOẰNG ĐẠO
Ông Viên Hoằng Đạo tự Trung Lang , hiệu Thạch Đầu cư sĩ, ngườI Hồ Bắc. Anh ruột của ông tên Tông Đạo tự Bá Tu, em là Trung Đạo tự Tiểu Tu. Cả ba anh em đồng đõ tiến sĩ triều Minhvaf đều thích Thiền Tông.
Năm Vạn Lịch, Ông Hoằng Đạo làm tri huyện Ngô Giang, kế làm Lễ Bộ chủ sự, lần thăng đến chức Huân Tu Lang Trung, rồI cáo bệnh về nhà. Lúc đầu ông học thiền vớI Lý Trác ngô, tín giảI thông lợI, thích biện luận. Ông tự xét rằng đó chỉ là môi mép suông chứ không phảI thực chứng , không có ích gì. Ông bèn hồI hướng cầu sanh Tịnh-Độ, sớm tốI lễ tụng, giữ gìn giớI cấm. Ông rút lấy lờI dậy trong các kinh luận làm thành bộ “Tây Phương Hiệp Luận” viên dung cả tánh, tướng nhập bất- nhị pháp-môn. Trong bộ ấy, chương luận về “Ngũ chủng hạnh môn” rất là thiết yếu , đạI lược như vầy:
Một là “tín tâm hạnh “ Kinh dậy tín tâm là đầu của đạo, là mẹ của công đức. Tinns tâm chánh nhơn của tất cả công hạnh, nhẫn đến quả Vô-Thượng Bồ-Đề cũng chỉ là hoàn mãn tín căn này. Như hột thóc rớt xuống đất, cho đến lúc trổ bông kết hạt cũng không khác giống. Như chồI măng, đến khi thành tre cao vót vẫn là một cây. Sơ tâm Bồ-Tát đều nương nơi tín lực mà được thành tựu. Tông Tịnh-Độ dùng tín tâm làm căn bổn
1) Tin căn bổn trí và Bất Động trí của Phật A-Di-Đà cùng mình không khác. Như hư không bao la, mặt trờI chiếu thờI sáng, mây giăng thờI u ám , hư không vẫn không khác . vả lạI trờI , mây không ngoài hư không, cũng chính là hư không.
2) Tin Dức A-Di-Đà Phật từ vô lượng kiếp, tu vô lượng công hạnh thù thắng, khó làm, khó nhẫn. Mình cũng có thể làm như vậy. Vì sao ? Vì từ vô thỉ tớI nay trôi chìm trong tam đồ lục đạo chịu muôn vàn lần sống chết, cho đến mang lông độI sừng, ngồI trên dao, nằm trên lửa biết bao nhiêu là sự thống khổ vô ích mà còn chịu được, huống chi nay là công hạnh cứu độ chúng sanh của Bồ-Tát, há lạI sợ khổ, sợ nhọc mà không làm được ư ?
3) Tin Đức A-Di Đà Phật thành tựu vô lượng trí tuệ vô lượng thần thông, vô lượng nguyện lực v v…mình cũng sẽ được như vậy. Vì Đức Như Lai từ nơi tự tánh thanh tịnh mà có đủ công dụng bất khả tư nghị như thế , mình vớI Đức Như Lai cũng đồng một thể tánh thanh tịnh ấy.
4) Tin Đức A-Di-Đà Phật không khứ không lai, mình cũng không khứ không lai. Tây Phương và Ta Bà chỉ cách nhau gang tấc, muốn thấy liền thấy. Vì tất cả chư Phật đều dùng pháp tánh làm thân và làm cõi vậy.
5) Tin đức A-Di-Đà Phật tu hành nhẫn đến chứng quả đều không ngoài sát na, vị ngang hàng vớI chư Phật. vì thờI gian thuộc về nghiệp , trong pháp tánh vốn không có nghiệp .
Đủ cả năm điều tín giảI như vậy , là hạnh của hàng sơ tâm nhập đạo, tin Tịnh-Độ của tất cả chư Phật.


Hai là “Chỉ Quán Hạnh”. Ba môn quán của Pháp-Hoa Tông, dạy giáo nghĩa của nhứt tâm yếu lãnh của các pháp. Muowifsaus pháp quán của Tịnh-Độ, mỗI pháp quán đều đủ cả ba môn. Trong bộ Diệu-Tông-Sao nói Thể của ba đức trong tánh là ba thân của chư Phật.Chính ba đức và ba thân ấy là nhứt tâm quan của tự mình. Nếu chẳng như vậy thờI có Phật ngoài quán trí, thành ra cảnh chẳng tức tâm , đâu thành viên diệu. Cũng có thể ba thân của A-Di-Đà Phật là pháp thân, tam quán của mình là Bát Nhã , quán thành thấy Phật là giảI thoát. Như chữ (chữ Phạn, đọc là Y). Quán Phật đã như vậy thờI quán các cảnh y báo và chính báo cũng như vậy. Như trong bộ sớ sao ấy đã giảng rõ , đây không phiên thuật hết . Hiểu nghĩa trên đây thờI biết rằng niệm Phật một tiếng đủ cả ba môn quán . Rõ tâm năng niệm không phảI quả tim , không phảI duyên lự đây là không quán . Rõ Phật sở niệm chủ bạn viên dung khắp không gian cùng thờI gian , đây là giảI quán. Rõ năng và sở tuyệt đốI, song vong, song chiếu đây là trung quán. LạI năng niệm là nhứt tâm tam quán , sở niệm là nhất cảnh tam đế. Năng và sở bất nhị chính là đế cùng quán bất nhị. Tam đế là pháp thân, tam quán là Bát Nhã , đế và quán bất nhị, niệm và Phật tương ưng là giảI thoát. Nắm một tức cả ba như chữ ( Y ) . Vậy thờI niệm Phật một tiếng có thể thanh tịnh cả tứ độ , như cammf một hột bụI biến quả đất thành huỳnh kim. Đây gọI là quán môn “Pháp giớI viên dung bất tư nghị “


Ba là “Lục độ hạnh”. Luận KhởI Tín nói: Bồ tát thâm giảI hiện tiền sở tu ly tướng
- vì biết pháp tánh thể rờI san tham mà tùy thuận tu hành “Bố thí ba-la-mật”.
- vì biết pháp tánh vô nhiễm , rờI lỗI ngũ dục mà tùy thuận tu hành “ trì giớI ba-la-mật”.
- Vì biết pháp tánh không khổ rờI sân não mà tùy thuận tu hành “Nhẫn nhục ba-la-mật”.
- Vì biết pháp tánh không có tướng thân tamm rờI giảI đãi mà tùy thuận tu hành “ tinh tiến ba-la-mật”.
- Vì biết pháp tánh thường định , thể không loạn động mà tùy thuận tu hành “ Thiền định ba-la-mật”
- Vì biết pháp tánh thể vốn sáng suốt , rờI vo minh mà tùy thuận tu hành “Bát-Nhã Ba-la-mật
Cho nên ngườI tu Tịnh-Độ không ngoài một hạnh đủ cả sáu nghĩa.
- Đương lúc niệm Phật, niệm niệm ly là thực hành “bố thí”
- Niệm niệm tịnh là thực hành “trì giớI”
- Niệm niệm tịch là thực hành “ nhẫn nhục”
- Niệm niệm tương tục là thực hành “tinh tấn”
- Niệm niệm thuần nhứt là thực hành “Thiền định “
- Niệm niệm Phật là thực hành “ Trí tuệ”
Nên biết rằng “ ly – tịnh – tịch – tục – nhứt “ ắt có sự tướng tùy duyên mà sanh khởI , nhưng đều từ niệm Phật mà có thành ra chánh, trợ bất nhị . Vì vậy nên một hạnh niệm Phật gồm tất cả hạnh . Vì niệm Phật là pháp môn nhất tâm mà vốn không có hạnh gì ở ngoài tâm vậy. Nếu bổ các hạnh chính là bỏ tâm.


Bốn là “ Bi Nguyện Hạnh” nơi chư Phật và Bồ-Tát tánh hảI vô tận, cúng dường vô tận, giớI thi vô tận, nhẫn đến nhiêu ích vô tận. Cho nên thiên thần Bồ-Tát thuật “Tịnh-Độ ngũ niệm môn “ dùng bốn môn : Lễ bái, tán thán, tác nguyện, quan sát để thành tựu phần “Nhập công đức” và dùng một môn “ HồI hướng nhất thiết phiền não chúng sanh bạt thế gian khổ”.để thành tựu phần “ xuất công đức ”. Bồ-Tát tu năm môn Tịnh-Độ này thờI chóng thành Vô-Thượng Chánh-Giác. HỏI : Kinh Tịnh Danh nói “Bồ-Tát quan sát chúng sinh vốn không, Nếu ta phát nguyện độ sanh thờI như vang, như bóng , như bọt nước v v…Chúng sanh vốn không, nếu ta phát nguyện độ sanh khác nào mắt lòa, thấy hoa đốm ?”. Trả lờI : Trong luận Trí Độ có chép “ Phật nói vô Phật là để phá quan niệm chấp trước nơi Phật chứ không phảI chủ ý bảo nhận tướng không Phật “ Nên hiểu rằng nói không chúng sanh để phá quan niệm chấp trước chúng sanh chở chẳng phảI bảo nhận lấy tướng không chúng sanh. Vì thế nên kinh Tịnh Danh tiếp nói “Bồ –Tát quan sát như thế rồI tự nghĩ rằng ta phảI vì chúng sanh mà giảng pháp không chúng sanh . Đó là lòng từ chân thật. Do đó mà thấy rằng Bồ-Tát luôn độ sanh, chính là thấu rõ ý nghĩa không chúng sanh . Nếu thấy có chúng sanh thờI có ngã , phàm có ngã khiến thờI tâm từ bi yếu kém đâu có thể thật hành công hạnh lợI sanh rộng lớn được.


Năm là “Xứng pháp Hạnh” Pháp giớI vô lượng vô biên , công hạnh cũng vô lương vô biên cho nên công hạnh của Bồ-Tát cũng đều xứng pháp tánh ; phi hữu, phi vô . không phảI thực hành mà cũng không phảI không thực hành. Xứng pháp tự tánh: chẳng phảI sơ tâm dặng, chẳng phảI hậu tâm đặng . Nay lược thuất hạnh tướng ấy :
A- Bồ tất độ chúng sanh đến rốt ráo vô dư niết bàn mà chúng sanh giớI chẳng giảm . Như ngườI nộm lên đàn, cườI nói rõ ràng nhưng chỉ là một thứ đất, gỗ rỗng không.
B- Bồ-Tát hoặc thực hành năm nghiệp vô gián mà không chút sầu não , đến nơi địa ngục mà không tộI lỗI, đến nơi súc sanh mà không vô minh, kiêu mạn v v…Như cô gái lìa hồn , nhẫn đến có chồng, sanh con , nhưng chính thân thể của cô vẫn thanh tịnh , không rờI bên mẹ ruột.
C- Bồ-Tát tự thân nhập định rồI xuất định ở thân ngườI, một thân nhập định rồI xuất định ở nhiều thân. Nhập định ở thân hữu tình mà xuất định ở thân vô tình… Như mãnh hổ khởI thây, quì lạy, nhẩy múa chỉ là ý muốn của mãnh hổ chứ thây vẫn vô tri.
D- Bồ-Tát ở nơi thân tiểu chúng sinh chuyển pháp luân, thắp pháp cự, chấn pháp lôi, cung ma ngã sập , đạI địa chấn động , độ vô lượng vô biên chúng sanh mà tiểu chúng sanh ấy vẫn không hay biết gì. Như nhạc thần của Thiên Đế chiu vào lỗ mũi cô bé để trốn mà cô bé vẫn không hay.
E- Bồ-Tát muốn ở lâu nơi đờI , bèn dùng thờI gian một niệm kéo dài thành vô số trăm nghìn ức na do tha kiếp . Còn nếu muốn ở đờI ít thờI Bồ-Tát đem vô soosvoo lượng trăm nghìn ức na do tha kiếp thâu ngắn thành một niệm. Như trẻ em xem ngựa chạy nơi đèn kéo quân , tính coi đầu, đuôi nhiều ít hẳn không thể được.
Chủ đề này chưa được bình chọn, bấm vào đây để bình chọn chủ đề


Nếu ngườI chứng được các hạnh bất tư nghì như trên, trong khoảng một niệm nhiếp cả Tịnh-Độ của chư Phật trong ba thủa. Đây gọI là hạnh trang nghiêm Tịnh-Độ của Bồ-Tát. Dùng trí vô tư để soi đó thờI thấy được, mà chẳng phảI tâm lượng phàm tình có thể suy lường đến . Vì tự tánh siêu việt tất cả hạn lượng vậy.
Khi bộ “Tây Phương Hiệp Luận” vừa soạn xong thờI Tông Đạo và Trung Đạo đồng thờI phát tâm hồI hướng Tịnh-Độ.
Ít lúc sau ông Hoàng Đạo đến ngụ nơi một ngôi chùa ở Kinh Châu rồI không bịnh mà mất .

Ông Trung Đạo làm quan , chức Lễ Bộ Lang Trung. Sau từ quan, về ở nhà, ngày ngày siêng lễ Phật tụng kinh. Năm Vạn Lịch thứ 42, đêm rằm tháng giêng, sau khi khóa tụng xong, ông tịnh tọa, bỗng nhập định, xuất thần lên khỏI nhà, nhẹ bay theo mây. Có hai đồng tử dắt ông bay về hướng Tây, giây lát hạ xuống, hô “ dừng lạI”. Trung Đạo đáp xuống thấy mặt đất bằng phẳng trơn láng, sáng ngời. Một bên là ao nước rộng lớn , trong ao hoa sen đủ năm màu hương thơm dị thường. Ngang ao bắc cầu bằng huỳnh kim , bên kia cầu vàng thấy lan can bao giăng , lâu đài tráng lệ. Trung đạo chắp tay xá đồng tử và hỏI “ Đây là chốn nào? Các vị là ai?” Đồng tử đáp “ Chúng tôi là thị giả của Linh Hòa tiên sanh “. LạI hỏI “ Linh Hòa tiên sanh là ai?” . Đáp “ Là anh của ngài, ông Trung Lang đấy ! hiện tiên sanh đang chờ ngài, chúng ta đi mau”. RồI đồng tử dắt ông đến một hàng cây đẹp và cao ao nước trong mát, bên ao có cửa ngõ bằng bạch ngọc. Một đồng tử dắt ông đi qua khỏI hon hai mươi lớp đền đài đến dướI một tòa lầu to có một ngườI đi xuống, mặt sáng ngờI như ngọc , áo phất pgow như mây ráng , mình cao hơn một trượng . NgườI ấy chào mừng :”Em đã đến đấy ư?” Ông nhìn kỹ thờI là ông Hoằng Đạo. Hai ông đồng lên lầu, có năm ngườI khác đến ngồI đồng bàn .

Hoằng Đạo bảo ông “ Đây là biên địa của Cực-Lạc Thế-GiớI, cũng gọI là GiảI Mạn Quốc .NgườI tu Tịnh-Độ mà tín giảI chưa thành , giớI đức chưa toàn phần nhiều sanh nơi này. Trên đây có đền của Hóa Phật ngự Trước đền có ao sen lớn chừng một trăm do tuần, đó là chỗ thác sanh của ngườI vãng sanh. Sau khi sanh thờI phân ra ở các đền đài , đoàn tụ vớI những ngườI hữu duyên. Vì tuyệt không có cảnh ái nhiễm nên dễ thành thắng giảI , ít lâu thờI được làm ngườI ở Tịnh-Độ”. Trung Đạo hỏI “ Anh sanh tạI đâu?” Hoằng Đạo đáp “ Khi còn là ngườI thế, nơi anh Tịnh-Nguyện dầu sâu mà tình nhiễm chưa trừ , nên sanh nơi đây. Bây giờ đã được ở Tịnh-Độ rồI. Dầu ở Tịnh-Độ , nhưng vì đờI trước giớI đức chưa tròn nên chỉ được địa cư (ở trên mặt đất) chẳng được cùng các bực đạI sĩ ở hư không lầu các. Còn cần phảI tu thêm. May nhờ đờI trước trí huệ mãnh liệt, lạI có trước tác bộ “Tây Phương Hiệp Luận” tán thán nguyện lực độ sanh bất tư nghì của Như Lai nên cảm đặng phi hành tự tạI, có thể đi qua các thế giớI khác. Chư Phật thuyết pháp đều đến nghe được”.


Nói xong Hoằng Đạo nắm tay Trung Đạo bay lên hư không , trong chớp mắt rờI khỏI chỗ cũ nghìn muôn dặm , đến một xứ khắp nơi sáng chói, chiếu suốt nhau. Đất là lưu ly, cây là thất bảo, đều là thứ cây chiên đàn kiết tường, trên cây vô số hoa đẹp chiếu sáng như những vòng lửa. Có ao báu rộng lớn, gợn sóng tự nhiên, vang ra vô lượng tiếng vi diệu. Trong ao có vô số hoa sen bằng các báu vàng ngọc …cánh hoa phóng ánh sáng năm màu. Trên bờ ao ẩn ẩn những lâu đài cao vút, từng dãy dài xa mút.Đường đi rộng phẳng dọc theo dẫy lầu. Tòa lầu đài nào cũng có vô lượng nhạc khí luôn luôn diễn nói pháp màu…

Hoằng Đạo bảo “ Cảnh giớI em đang ngắm đó thuộc về chỗ ở của địa hành chúng sanh nơi Cực-Lạc đấy. Qua khỏI chỗ này là chỗ ở của các bực ĐạI Sĩ muôn lần tốt đẹp hơn nơi đây, thần thông thần thông cũng muôn lần hơn. Anh nhờ huệ lực nên đến đó được mà ở lạI thờI không được. Qua khỏI chỗ đó là chỗ ở của Thập Địa Đẳng Giác Bồ-Tát, anh không thể hiểu biết. Qua khỏI nữa là nơi ngự của Diệu-Giác chỉ có Phật vớI Phật mớI thấu được. Giảng xong Hoằng Đạo dắt tay Trung Đạo bảo “Anh không ngờ vô lượng vui đẹp như thế này. PhảI hồI còn ở Ta-Bà mà anh nghiêm trì giớI luật thờI chẳng phảI chỉ được thế thôi đâu. Nếu ngườI giớI, huệ đều trọn đủ thờI vãng sanh phẩm vị rất cao. Chỉ giớI hạnh nghiêm tịnh cũng vãng sanh rất tốt. Còn nếu có trí tuệ mà không có giớI đức thờI phần đông bị nghiệp lực lôi dắt vào trong bát bộ quỉ thần, anh đã từng mục kích nhiều người. Nơi em khí phần bát nhã có nhiều, nhưng sức giớI định rất kém. Vả chăng ngườI ngộ lý mà không sanh giớI định, đó là cuồng huệ, chớ không phảI nhơn trí. Sau khi trở lạI Ta-Bà, em phảI cố gắng thiệt ngộ, thiệt tu, giữ chắc Tịnh-Nguyện, siêng thực hành công hạnh lợI tha, từ mẫn tất cả. Không bao lâu sẽ cùng anh sum họp, nếu để lạc vào nẻo khác thật là đáng kinh đáng sợ. Nếu em chưa có thể thọ trì tịnh giớI, thờI nên tuân theo trai pháp mà tu. GiớI sát là quan trọng nhất . Anh nhắn lờI vớI các bạn tu hành ở Ta-Bà : Chưa có ai mỗI ngày tay xắt thịt, xẻ cá miệng tham ngon béo mà được sanh về Thế-GiớI Cực-Lạc Thanh-Tịnh Trang-Nghiêm này. Dầu cho bực biện tài thuyết pháp như vân như vũ, nhưng nơi sự , có ích gì? Anh cùng em từ vô lượng kiếp tớI nay , đờI đờI làm huynh đệ vớI nhau, mãi những thủa làm ác đạo cũng vậy. Nay anh may mắn được thế này, sợ em bị đọa lạc , nên dùng thần lực phương tiện, nhiếp em đến đây để khuyên nhắc . Cõi Tịnh cùng báo uế cách nhau không thể lưu em ở lâu.!”
Trung đạo hỏI thăm chỗ sanh của Tông Đạo , vì Tông Đạo đã qua đời. Hoằng Đạo nói chỗ sanh của anh ấy cũng rất tốt, sau này em sẽ tự rõ. Dứt lờI Hoằng Đạo bay vụt lên hư không mà đi mất. Trung Đạo một mình đi chậm rãi bên bờ ao báu để ngắm cảnh, bỗng trợt chân rơi xuống nước, giựt mình choàng tỉnh dậy, thì ra đang tịnh tọa tạI nhà. Nhơn đó ông mớI ghi các điều trên vào sách.
Ngày Hoằng Đạo chưa vãng sanh, Tông Đạo có con trai thên Đăng 13 tuổI, bị bịnh về ruột. Lúc sắp chết nói vớI Hoằng Đạo” Cháu chết mất, chú có phương gì cứu cháu?” Hoằng Đạo bảo “Cháu cứ nhứt tâm niệm Phật thờI được vãng sanh Tịnh-Độ, chốn này là đờI trược ác, khốn khổ, không đáng quyến luyến”. Đăng liền chắp tay niệm Phật. Thân quyến cũng đồng thanh niệm Phật để trợ. Giây lát Đăng mỉm cườI nói “ Tôi thấy một búp sen màu hồng” Một lát sau Đăng lạI nói “ Bông sen lớn dần, màu tươi sáng đẹp vô cùng”. Lát sau Đăng nói “ Đức Phật đã đến. Tướng ngài đẹp lắm ! thân ngài tỏa ánh sáng khắp cả nhà”. RồI Đăng miệng xưng Phật Phật mà tắt thở. Tay Đăng vẫn còn chắp ngay thẳng nơi ngực.
Trích: Minh Sử, Tây Phương Hiệp Luận,
Bạch Tô Trai Tập, Kha Tuyết Trai NgoạI Tập

trang 33


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGU THUẦN HI
Ông Ngu Thuần Hi tự Trường Nhụ, ngườI Tiền Đường, là đệ tử tạI gia của Bát Tổ : Liên Trì ĐạI Sư . Nam mớI len ba tuổI, miệng ông luôn xướng hồng danh của Phật, thấy hoa sen báu hiện trong nhà. Bà nộI ông , một tín nữ thông giáo lý bảo “ Đó là cảnh tốt của Tây Phương Cực-Lạc “ sau bà mớI dạy phương pháp thiền quán cho. Từ ngày ấy ông thường ngồI ngay thẳng, nhắm mắt quán tưởng. Ông Thuần Trinh, em ruột ông cùng ông đồng tu tấp Thiên Thai chỉ quán. Lúc ông làm thầy đồ trong xóm , giờ rảnh dạy bọn học trò nhỏ tập môn Tỷ quán (quán hơi thở) Sau khi đỗ cử nhơn , dạy học ở Tùy Sơn , ông cổ xướng lập Phật hộI. Một lúc nọ cùng các hộI hữu kiết thất tụng Lương Hoàng Sám. Qua ngày thứ hai, mây lành chiếu ánh sáng thấu vào hiên, vách rịn nước cam lộ TrờI mưa lúa màu huỳnh kim, nếp màu huyền cùng nước mùi trầm hương. Đương giữa mùa đông băng giá mà muôn hoa đua nở . Cảm điềm linh dị ấy, Ông Thuần Hi càng tinh tấn tu thiền quán . Không bao lâu ông tự biết được các việc quá khứ và vị lai , có thể biết trước các việc nắng mưa, các việc lành dữ. Liên Trì đạI sư được tin ấy , gởI thơ quở ông là ma dựa, khuyên ông nên tự biết.
Năm Van Lịch thứ 11, ông đỗ tiến sĩ. Thân phụ mất, ông cất lều ở bên mộ cha ba năm, đến Vân Thê thọ giớI vớI Liên Trì đạI sư. Mộ cha ở trên núi, mỗI ngày ông đem cơm canh thí cho cheo, thỏ, có cọp beo lảng vảng đến thờI ông nạt, đuổI đi.
Mãn tang ông lãnh chức Phương Ty chủ sự , rồI từ chức, lên núi Thiên Mục ở trước tử quan của Cao Phong Diệu Thiền sư, ngày đêm tọa thiền. Đến ngày thứ 21 , mỏI mệt quá, ông sắp đi nằm, bỗng thấy Diệu thiền sư hiện thân chặt đứt cánh tay tả của ông, ông liền tỏ ngộ. Đến Vân Thê, được Liên Trì đạI sư ấn chứng. ĐạI sư bảo ông “ Phàm ngườI ngủ mà thức giấc, nếu chẳng rửa mặt, chảI tóc, độI mũ mà cứ nằm mãi nơi mền gốI thờI tất sẽ ngủ lại. Còn ngườI mê mà được tỏ ngộ nếu chẳng trang nghiêm mà vẫn gần mãi cảnh uế trược thờI tất sẽ mê lạI, hoa sen gần lửa dễ bị héo, chồI non dễ bị gẫy, ông phảI tự lo lấy, chớ vì một tia sáng nhỏ mà trở ngạI con đường tấn tu . Ông nên hồI hướng Tịnh-Độ để đảm bảo đạo quả, mà cũng là tiếp nốI túc nhơn”. Tuân lờI đạI sư , từ đó ông chuyên tu Tịnh-Độ.
Có ngườI không tin pháp môn Tịnh-Độ, ông bảo rằng “ Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn gọI là Phật. nên niệm Phật chính là niệm giác , đâu nên niệm niệm chẳng thường giác mà lạI niệm niệm thường mê ư?”
Có ngườI hỏI niệm Phật như thế nào? Ông bảo : “Trong tất cả thờI luôn đề tỉnh chánh niệm là điều cốt yếu .Trăm nghìn phương tiện chỉ là một chữ tri. Niệm niệm không rờI Vô-Lượng-Quang thờI là niệm niệm thẳng vào Phật trí . NgườI học đạo tu hành chuyên cầu xuất ly sinh tử , nay niệm niệm không rờI Vô-Lượng-Thọ thờI có thứ sinh tử nào mà không thoát được?”
Triều đình triệu ông giữ chức Tư Huân Lang Trung , it lâu ông lạI xin thôi. Thuở đó Liên Trì đạI sư đưng giảng kinh Viên Giác ở Nam Bình Sơn. Mộ tiền chuộc ao vạn công, lập hộI phóng sanh , hộI viên gồm cả tăng và tục hơn hai vạn người. Trong ấy các bực trí thức cao hạnh chiếm một số đông. Tiếng kinh, pháp chấn động cả một vùng. HộI phóng sanh ấy lạI chuộc ba đầm lớn , xây rào, cất gác làm chỗ thả chim cá. Tất cả những công việc vĩ đạI trên đều do ông Thuần Hi cổ xướng .
Về sau ông Thuần Hi ở luôn Nam Bình Sơn, ông Thuần Trinh cũng ẩn trong núi Linh Thứu tớI già.
Trích bộ: Đức Viên Tập Phụ Lục.


ĐƯỜNG THỜI
Ông Đường ThờI tự Nghi Chi , ngườI Hồ Châu. Sau khi hưu trí , được Liên Trì đạI sư truyền dậy pháp môn niệm Phật , ông liền siêng tu Tịnh nghiệp. Tất cả ngườI trong gia quyến của ông đều thuộc lòng kinh Kim Cang và phẩm Phổ Môn . Ban ngày thờI mỗI ngườI tự lo phận sự, tốI đến thờI tập họp nhau trước bàn Phật tụng niệm hồI hướng, lấy đó làm định lệ. Ông từng nói “ NgườI tu Tịnh-Độ cần yếu phảI tập quán tưởng .Làm sao cho được lúc mặc áo, ăn cơm cũng ở trong cảnh quán :Hoặc xuất thần du Liên HảI quỳ trong hoa sen lễ Phật hoặc ngồI ngắm cõi báu, quang minh của Phật chiếu thần , nếu quán tưởng được thành, lo gì không vãng sanh “. Từ đó ông chuyên quán tưởng nơi Phật. Ông đến chùa Trường Can ở Nam Kinh , trong lúc lễ tháp niệm Phật thoạt thấy chót tháp phóng bạch quang , trong bạch quang, đức Phật hiện thân màu vàng . Một hôm đang ngồI trong thiền đường ngó ra cửa bỗng thấy biển cả mênh mông , giữa biển có một tòa núi, đức Phật ngự trên đảnh núi thân Phật tỏa ánh sáng suốt khắp bón phía.
Ông vồn là một nhà văn có tài nên thuận theo thể văn của đờI diễn bầy lý đạo . Ông trước tác các tập: Liên Hoa thế giớI thi, Như Lai Hương Tần Già âm, v v…ấn hành truyền bá. Ông xả một phần lớn sản nghiệp cúng vào chùa Thê Hà.
Lúc lâm chung hiện rát nhiều điềm lành, dăn ngườI nhà dùng pháp trà tỳ , rồI ông niệm Phật vui vẻ mà mất.
Trích bộ : Kim Cang Trì Nghiệm
Tịnh Độ Thần Chung


trang 35


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách