Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật

Bất cứ người nào tu theo Pháp Môn Tịnh Độ cần phải có Tín, Nguyện, Hạnh mới đủ điều kiện vãng sanh Cực Lạc được. Thiện Thông đã đề cập Tín, Nguyện, Hạnh như thế nào trong bài viết "Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ" của mình rồi. (http://www.quangduc.com/tinhdo/279tinhdo.html)

Ở đây Thiện Thông chỉ chia sẽ cách tu hành của mình mà không đề cập nhiều tới Tín, Nguyện, Hạnh.
Trước khi chia sẽ những cách tu của mình, Thiện Thông cần phải nói sơ về quá khứ của mình.

Trước đây, Thiện Thông đã có nhiều thời gian tìm hiểu về Phật Pháp, đọc Kinh Sách rất nhiều và đã chọn tu theo Pháp Môn Tịnh Độ. Nhưng khi vào tu theo Pháp Môn Tịnh Độ không dễ chút nào, vì phàm phu mình còn nhiều nghiệp chướng, phiền não chướng.
Tâm mình như con vượn (không chịu yên định một chỗ) và ý mình như con ngựa (cứ suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác) như Phật đã dạy, bởi vậy rất khó cho phàm phu mình chịu ngồi yên niệm Phật hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thiện Thông đã từng niệm Phật hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong nhiều tháng. Chỉ tinh tấn được trong khoảng thời gian nào đó thôi. Sau đó, do nghiệp chướng và phiền não chướng nên Thiện Thông khó tiếp tục niệm Phật hàng giờ như trước nữa. Thiện Thông biết có nhiều người chỉ chuyên niệm A Di Đà Phật mỗi ngày thôi, không kiêm thêm tu gì khác. Nhưng đó chỉ là thiểu số và thường những người lớn tuổi mới làm được. Nếu chỉ trì A Di Đà Phật thôi, đối với người trẻ tuổi như Thiện Thông cả một vấn đề. Thiện Thông đã bỏ ra nhiều thời gian tìm phương pháp tu hành để mình tinh tấn tu hành. Thiện Thông đã gặp Thầy Giác Nhàn (mà Thầy Giác Nhàn tu theo Pháp Sư Tịnh Không), gặp Kinh Vô Lượng Thọ, đọc Kinh Niệm Phật Ba La Mật.

Sau đó, Thiện Thông tu theo Pháp Môn Tịnh Độ qua những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Đại Bồ Tát.
Chánh Hạnh của Thiện Thông là chuyên trì niệm A Di Đà Phật thường mỗi ngày

Còn Trợ Hạnh Chính của Thiện Thông (thường làm mỗi ngày) là: trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần, thọ trì đọc tụng Kinh A Di Đà (1 lần) thường mỗi ngày, lạy Phật A Di Đà thường mỗi ngày 240 lần (vừa lạy Phật A Di Đà vừa trì A Di Đà Phật)

Trợ Hạnh Phụ (không nhất định làm thường mỗi ngày) là: phóng sanh ở nơi mình ở thường mỗi tuần, gởi tiền phóng sanh, trường chay, đọc đi đọc lại Kinh Vô Lượng Thọ (nếu đọc tới đâu làm dấu tới đó, đọc hết Kinh rồi đọc đi đọc lại hoài), nghe Pháp (chủ yếu nghe Thầy giảng về Tịnh Độ, hay nghe Thầy tu Tịnh Độ giảng. Ví dụ như: Pháp Sư Tịnh Không...), ấn tống Kinh Sách, băng đĩa ở Chùa Hoằng Pháp và Chùa Thầy Thích Giác Nhàn, quán chiếu, chở người khác đi tu niệm Phật, tham dự khóa tu niệm Phật ở Chùa, bố thí cúng dường, phản quang tự kỷ...

Chú Ý: Thiện Thông không lấy trì chú vãng sanh làm Chánh hạnh. Sở dĩ, Thiện Thông trì chú vãng sanh vì Thiện Thông làm theo lời dạy của Phổ Hiền Đại Bồ Tát trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Phẩm Thứ Bảy: Khuyến Phát Niệm Phật Và Đọc Tụng Chơn Ngôn, http://www.tangthuphathoc.com/kinh/knpblm-01.htm). Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phổ Hiền Đại Bồ Tát dạy:

Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:
- Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni (hay còn gọi là Chú Vãng Sanh hoặc Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn). Liền nói thần chú:
- Nam mô a di đa bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lị đá tất đam bà tỳ, a di lị đá tỳ ca lan đế, a di lị đá, tỳ ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ đá ca lệ sa bà ha.
Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời (lần), mỗi thời tụng hai mươi mốt biến (lần). Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.

Thiện Thông tuy không trì chú vãng sanh 6 lần, mỗi lần 21 lần mỗi ngày. Mà Thiện Thông mỗi ngày chia ra, sáng thức dậy, trì chú vãng sanh 3 lần, mỗi lần 21 lần (tương đương khoảng 15 phút), trước khi đi ngủ trì chú vãng sanh 3 lần, mỗi lần 21 lần. Tổng cộng thường mỗi ngày, Thiện Thông trì chú vãng sanh 126 lần (tương đương khoảng nửa tiếng). Như vậy Thiện Thông cũng trì chú vãng sanh đủ số lần mỗi ngày như Phổ Hiền Bồ Tát dạy (6 x 21 = 126 lần). Công nhận trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần, hỗ trợ sự tu hành mình rất nhiều và làm tâm mình định lại và dễ chuyên trì niệm A Di Đà Phật nhiều, đó là kinh nghiệm của Thiện Thông.

Trên là cách tu hành theo Pháp Môn Tịnh Độ của Thiện Thông. Tùy theo căn cơ, trình độ, tâm thức cũng như hoàn cảnh của mỗi người mà có phương pháp tu hành khác nhau trong khi tu theo Pháp Môn Tịnh Độ. Ví dụ có người chuyên trì niệm A Di Đà Phật, tụng Kinh Vô Lượng Thọ (hay Kinh A Di Đà), 2 lần mỗi ngày và lạy Phật A Di Đà, có người có Tín, Nguyện và chuyên trì niệm A Di Đà Phật mỗi ngày giữ không thay đổi... Bởi vậy tùy theo cá nhân mỗi người mà có cách tu hành giống nhau hoặc khác nhau trong khi tu theo pháp môn Tịnh Độ.
Nếu đạo hữu nào muốn tu theo Chánh Hạnh và Trợ Hạnh giống như Thiện Thông được cũng tốt, vì Thiện Thông tu theo những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Đại Bồ Tát.

Kết luận: Mình tu hành phải nên Phước Huệ song tu hay nói cách khác mình tu hành phải nên có Chánh Hạnh và Trợ Hạnh thì sự tu hành mình đỡ bị chướng ngại. Nếu có trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần càng tốt (như Phổ Hiền Bồ Tát dạy) vì chú có năng lực hỗ trợ cho sự tu hành và tâm của mình rất nhiều. Đạo hữu đã đọc nhiều điều lợi ích của trì chú vãng sanh trên như thế nào rồi, thì biết trì chú vãng sanh cũng là Tha Lực giúp mình trên đường tu hành. Bởi vậy mình tu hành nên nương vào Tự Lực Và Tha Lực. Còn những người tu hành mà chỉ nương vào Tự Lực thì đó là hạng Đại Căn Đại Trí, thì mình không bàn tới. Mình nên nghĩ mình là phàm phu sanh thời mạt pháp này, nghiệp dày phước mỏng nên mình tu hành phải có Phước Huệ song tu (Chánh Hạnh và Trợ Hạnh), và mình tu hành nương vào Tự Lực và Tha Lực thì sự tu hành mình dễ tiến và mình dễ vãng sanh Cực Lạc sau khi bỏ báo thân này.

Kính chúc tất cả đạo hữu mãi mãi Phước Huệ Song Tu, nương vào Tự Lực và Tha Lực, sớm thành tựu quả vị Phật.

A Di Đà Phật
Thiện Thông


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào mừng ĐH đến với diển đàn

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

3 chục muôn biến=30000 biến.Mỗi lần đọc bài kệ vãng sanh mất khoảng 20 giây.

30000 x 20 =600000 giây ~ 7 ngày đọc chú không gián đoạn.

Đúng như trong kinh A di đà nói niệm Phật từ 1 đến 7 ngày liền được vãng sanh.Vấn đề là ngồi đọc chú 7 ngày không gián đoạn gần như quá sức với hầu hết mọi người.

Nhưng nếu niệm Namo A-di-đà Phật(chính là câu đầu của bài chú dài),mỗi câu mất 3 giây thì niệm không gián đoạn trong khoảng 24 giờ là được vài chục ngàn biến.

Nhất định sẽ thử xem sao. kinhle kinhle


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ThegianVothuong đã viết:
Nhưng nếu niệm Namo A-di-đà Phật(chính là câu đầu của bài chú dài), mỗi câu mất 3 giây thì niệm không gián đoạn trong khoảng 24 giờ là được vài chục ngàn biến.
Đúng! Niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật mất ba giây (thực ra khoảng năm giây niệm được hai câu) :D . Nhưng niệm không gián đoạn trong 24 giờ thì khó được, vì còn làm việc, ăn, ngủ, vệ sinh, tắm táp nữa mà chi!

Theo tôi thực hành như cách của thầy Thiện Thông là có thể làm được, vì tôi cũng làm như vậy nhưng tùy hoàn cảnh và tùy duyên, sao cho công phu mỗi ngày được tinh tấn mà không bị lui sụt. Niệm Phật là chánh hạnh; ngồi thiền, tụng kinh, lạy Phật, đi chùa, tu học, nghe pháp là trợ hạnh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

ThegianVothuong đã viết:3 chục muôn biến=30000 biến.Mỗi lần đọc bài kệ vãng sanh mất khoảng 20 giây.

30000 x 20 =600000 giây ~ 7 ngày đọc chú không gián đoạn.

Đúng như trong kinh A di đà nói niệm Phật từ 1 đến 7 ngày liền được vãng sanh.Vấn đề là ngồi đọc chú 7 ngày không gián đoạn gần như quá sức với hầu hết mọi người.

Nhưng nếu niệm Namo A-di-đà Phật(chính là câu đầu của bài chú dài),mỗi câu mất 3 giây thì niệm không gián đoạn trong khoảng 24 giờ là được vài chục ngàn biến.

Nhất định sẽ thử xem sao. kinhle kinhle
Nhỡ được thì Thegianvothuong cũng tìm cách gì báo cho mọi người trên diễn đàn ,chứ đừng có đi một mình nhé ! tangbong


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Niệm Phật thì cũng chẳng cần trì chú Vãng Sanh bởi vì bài chú Vãng Sanh vốn là xưng tán Đức Phật A Di Đà.

Câu chú Vãng Sanh theo Âm Phạn như sau:
Namo Ratna Trayaya, Namah Arya Amitabhaya Tathagataya, Arhate Samyak Sambuddhaya.
Tadyatha: Om, Amrite Amritodbhave, Amrita Sambhave, Amrita Garbhe, Amrita Siddhe, Amrita Teje, Amrita Vikrante, Amrita Vikranta, Gamini, Amrita Gagana, Kritikare, Amrita Dumdubhi, Svare, Sarvartha, Sadhane, Sarva Karma, Klesha, Kshayam, Kare, Svaha!
Câu chú Vãng Sanh theo Âm Việtnhư sau:
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lị đá tất đam bà tỳ, a di lị đá tỳ ca lan đế, a di lị đá, tỳ ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ đá ca lệ sa bà ha.
Namo Ratna Trayaya, Namah Arya Amitabhaya Tathagataya, Arhate Samyak Sambuddhaya:

Quy Mạnng 3 Ngôi Bảo, Quy Mạng Thánh Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác.

Ai muốn trì chú mà không có thì giờ thì có câu A Di Đà Phật Tâm Chân Ngôn Thượng Phẩm Thượng Sanh đó là:

Om Amitabha Hri



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

kimcang đã viết:
Ai muốn trì chú mà không có thì giờ thì có câu A Di Đà Phật Tâm Chân Ngôn Thượng Phẩm Thượng Sanh đó là:

Om Amitabha Hri
À đúng rồi,đh Kim Cang ơi sao nhiều người nói câu chú Om Amitabha Hrih = Namo A di đà Phật ,mà trong tài liệu lại ghi :
Nếu có người nào trì một chữ Chơn ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sauk hi chết sẽ sanh về cõi An-Lạc quốc, được thượng phẩm thượng sanh. Ðây là nhứt thông tu Quán Tự Tại tâm Chơn ngôn của người tu hành và cũng là hay trợ giúp cho các người tu các bộ Du Già vậy.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81 ... l_bookmark
Thượng phẩm thượng sanh?Như vậy hình như công năng của chú này có hơi khác với câu niệm Phật thông thường thì phải? :-/

Với lại trong kinh Niệm Phật Ba la mật nói là:
Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà la ni
Nếu câu niệm Phật với chú vãng sanh công năng như nhau thì ngài Phổ Hiền cần gì phải dạy câu chú này chứ? :-/


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

HRI là chủng tự của Đức Phật A Di Đà là Đức Phật chủ của Liên Hoa Bộ.

Ngài Quán Thế Âm nói chú cũng thuộc về Liên Hoa Bộ cho nên các câu chú của Ngài Quán Thế Âm đều lấy HRI làm chủng tự gốc.

Trong Mạn Đà La của Ngài Quán Thế Âm ở trung tâm là chủng tự HRI.

Câu chú OM Ma Ni Pad Me Hum nằm trong vòng mạn đà la nguyệt luân thì thì ở trung tâm là Chủng Tự HRI.
Nếu câu niệm Phật với chú vãng sanh công năng như nhau thì ngài Phổ Hiền cần gì phải dạy câu chú này chứ?
Chúng sanh có nhiều bịnh nên Phật nói nhiều môn.

Lục Tự Đại Minh oai lực vô biên mà Đức Phật vẫn nói vô lượng Chân Ngôn vì chúng sanh căn cơ chẳng đồng.

DH đọc Kinh Mật Tông sẽ thấy có rất nhiều Chân Ngôn.

Ngài Quán Thế Âm nói rất nhiều Chân Ngôn của Liên Hoa Bộ mà cô động lại thì thâu vào Lục Tự Đại Minh, Lục Tự Đại Minh cô động lại thì thâu vào Chủng Tự HRI.

Chủng Tự HRI là Căn Bản Chân Ngôn của Liên Hoa Bộ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Niệm Om Amitabha Hrih hoặc Namo Amitabhaya thấy dễ "trôi" hơn,nhưng dân Việt Nam ta lại niệm "Namo A di đà Phật".Nên chỉ sợ quen niệm âm Phạn rồi đên lúc sắp chết người ta lại hộ niệm "A-di-đà Phật" thì không ổn. :-SS


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

- Dục tốc bất đạt: là muốn làm gấp thì không thành công.
----
Cứ nhất tâm Tín-Nguyện phụng hành
Được cứu cánh về nơi An Dưỡng.

Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là chắc ăn nhất.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

ThegianVothuong đã viết:Niệm Om Amitabha Hrih hoặc Namo Amitabhaya thấy dễ "trôi" hơn,nhưng dân Việt Nam ta lại niệm "Namo A di đà Phật".Nên chỉ sợ quen niệm âm Phạn rồi đên lúc sắp chết người ta lại hộ niệm "A-di-đà Phật" thì không ổn. :-SS
Vậy lúc thường quen tụng âm VN "A-di-đà Phật" rồi khi chết mà không có thầy VN đến tụng nhờ thầy người Hoa tụng kinh tiếng Hoa chẳng đọc A Di Đà mà đọc A Mi Tho Phat thì làm sao đây?

Lúc thường thấy hình Phật A Di Đà theo hình tướng người Hoa đến trong Trung Ấm thấy Phật A Di Đà vô lượng tướng hảo khác với trong hình thì làm sao


#-o



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật
Thần Chú mà đạo hữu Kim Cang đề cập là:
"Namo Ratna Trayaya, Namah Arya Amitabhaya Tathagataya, Arhate Samyak Sambuddhaya.
Tadyatha: Om, Amrite Amritodbhave, Amrita Sambhave, Amrita Garbhe, Amrita Siddhe, Amrita Teje, Amrita Vikrante, Amrita Vikranta, Gamini, Amrita Gagana, Kritikare, Amrita Dumdubhi, Svare, Sarvartha, Sadhane, Sarva Karma, Klesha, Kshayam, Kare, Svaha!"

Đó là "Vô Lượng Thọ Như Lai Chơn Ngôn" (Tiếng Phạn) do Quán Thế Âm Bồ Tát nói ra, không phải "Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni" (hay còn gọi là Chú Vãng Sanh) do Phổ Hiền Đại Bồ Tát dạy.

Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni (hay còn gọi là "Chú Vãng Sanh" hoặc "Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn):

Tiếng Phạn:

NAMO AMITÀBHÀYA, TATHÀGATÀYA, TADYATHÀ: AMRITOD BHAVE AMRITA SIDDHAM BHAVE, AMRITA VIKRÀNTE, AMRITA VIKRÀNTA, GAMINI, GAGANA , KÌRTA KARE, SVAHA.

Cách Phát Âm trì "Chú Vãng Sanh" theo tiếng Phạn:

Nam mô a mi ta ba da, ta tha ga ta da, ta đi da tha: am ri tốt ba vê, am ri ta xít đam ba vê, am ri ta vi kờ răng tê, am ri ta vi kờ răng ta, ga mi ni, ga ga na, kiêc ta ka rê, xoa ha.

Bạn nào muốn trì Chú Vãng Sanh bằng tiếng Phạn thì vào đường dẫn dưới đây do Sư Cô "Imee Ooi" phát âm:
http://www.youtube.com/watch?v=tv7rcFTIE4U&feature=plcp

Trì Chú bằng tiếng Phạn hay tiếng Việt đều tốt cả, tùy theo người nào hợp với trì chú theo tiếng Phạn hay tiếng Việt thì trì theo tiếng đó. Trì Chú quan trọng nhất là trì chú nhất tâm và không nghi ngờ. Còn phát âm không chính xác thì không quan trọng lắm.

Tiếng Việt (hay Âm Hán):

Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.

Trích từ "Kinh Niệm Phật Ba La Mật"

(Việt dịch: HT. Thích Thiền Tâm)

Khuyến Phát Niệm Phật Và Ðọc Tụng Chân Ngôn

Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:

- Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni. Liền nói thần chú:

Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời (6 lần), mỗi thời (mỗi lần) tụng hai mươi mốt biến (21 lần). Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách