Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
nitodium
Bài viết: 289
Ngày: 28/01/11 20:24
Giới tính: Nam
Đến từ: TP HCM

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi nitodium »

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm

Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.

Trong quyển Tam Bảo Cảm Ứng Lục có trích dẫn: "Theo kinh Kim Cang Chánh Trí, thì thời qúa khứ, ngài Mã Minh đã thành Phật, hiệu là Đại Quang Minh Như Lai. Ngài Long Thọ hiệu là Diệu Vân Tướng Như Lai. Lại theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội, ngài Mã Minh là vị cổ Phật hiệu Nhật Nguyệt Tinh Minh. Ngài Long Thọ là Diệu Vân Tự Tại Vương Phật". Truyện Phú Pháp Tạng cũng nói về ngài như sau: "Bản vị nguyên là Phật Diệu Vân, Ứng tích ở ngôi Hoan Hỷ Địa". Truyền ký về ngài có nhiều điểm thần kỳ, như việc mở thiết tháp ở Nam Thiên Trúc học về Mật giáo; được Đại Long Bồ Tát đem vào hải cung đọc kinh Hoa Nghiêm và các kinh điển Đại Thừa. Vì thế, ngài một thân mà kiêm làm Tổ sư của tám tông phái Phật Giáo.

Sau khi đắc pháp với Tôn Giả Ca Tỳ Ma La, làm vị Tổ thứ bốn bên Thiền tông. Long Thọ Đại Sĩ đi hoằng hóa các nơi mà có trứ thuật nhiều bộ luận. Trong luận Tỳ Bà Sa của ngài viết có đoạn khen ngợi về Tịnh Độ như sau:

Nếu người muốn thành Phật
Xưng niệm A Di Đà
Ứng thời vì hiện thân
Nên nay con quy mạng.

Do sức nguyện Phật kia
Mười phương chư Bồ Tát
Đến nghe pháp cúng dường
Nên con cúi đầu lễ.

Các Bồ Tát cõi ấy
Đầy đủ những tướng hảo.
Thân đẹp tự trang nghiêm
Nên con lạy quy y.

Chư Bồ Tát Cực lạc
Mỗi ngày trong ba thời
Cúng dường Phật mười phương
Nên con cúi đầy lạy.

Nếu người trồng căn lành
Nghi thì hoa không nở
Kẻ lòng tin thanh tịnh
Hoa nở được thấy Phật.

Hiện tại Phật mười phương
Dùng các thứ nhân duyên
Khen công đức Di Đà
Nên con quy mạng lễ.

Cõi Cực Lạc nghiêm đẹp
Mầu nhiệm hơn thiên cung
Công đức rất sâu dầy
Nên con lễ chân Phật.

Ngài lại tạo bộ luận Đại Trí Độ, trong đoạn khai thị về pháp môn Tịnh độ có dạy:" Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và những tội đời trước. Các pháp tam muội khác, có môn trừ được nghiệp dâm, không thể trừ được nghiệp sân, có môn trừ được nghiệp sân, không thể trừ nghiệp dâm. Có môn trừ được ba độc, tham, sân, si, không thể trừ các tội đời trước. Môn Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và các thứ tội chướng. Lại nữa, Niệm Phật tam muội có phước đức lớn, hay độ chúng sanh. Chư Bồ Tát muốn mau diệt tội chướng, được nhiều phước đức, sớm độ chúng sanh, không chi hơn tu môn Niệm Phật tam muội.

Hỏi: Bồ tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ?

Đáp: Nếu chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất Thối chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được? Ví như, kẻ dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút ít , kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ tát chưa vào Vô sanh pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế! Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc.

Lại nữa, nếu bồ Tát mắt thường thấy sắc tướng của Phật, tại thường nghe âm thanh Phật nói, thì tâm sẽ được thanh tịnh, được pháp lạc, được trí huệ lớn, kế đó y theo lời dạy tu hành, tất sẽ mau giải thoát. Gặp Phật được vô lượng sự lợi ích như thế, tại sao không nhất tâm cầu về cõi Phật? Như trẻ thơ không nên rời mẹ, người đi xa không rời lương thực, lúc nóng bức không rời gió nước trong mát, tiết nghiêm hàn không rời sưởi ấm, sang sông không rời thuyền câu, đau bệnh không rời thuốc hay; Bồ Tát không rời chư Phật còn qúa hơn các việc như trên. Tại sao thế? Bởi dù là cha mẹ, hàng thân thuộc, bậc thiện tri thức, ngôi vua chúa, hay các đấng thiên vương cũng không thể làm lợi ích cho chúng sanh bằng Phật. Chư Phật có đủ năng lực đưa loài hữu tình lìa các cảnh khổ, lần lần tiến lên ngôi vị Thế Tôn....

Hỏi: Làm thế nào để thường được gần gũi chư Phật?

Đáp: Chúng sanh luân hồi từ vô thỉ kiếp, tạo vô lượng tội chướng nhân duyên. Cho nên, dù có tu phước đức, trí tuệ vẫn kém ít, dù có tu trí huệ, phước đức cũng không được bao nhiêu. Bồ tát khi cầu Phật đạo, cần phải thực hành sanh nhẫn và pháp nhẫn. Do thực hành sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi hỷ xả, nên diệt được tội chướng trong vô lượng kiếp, sanh vô lượng phước đức căn lành. Do thực hành pháp nhẫn, nên phá hết các vô minh về pháp chấp, sanh vô lượng trí tuệ. Nếu hai hạnh ấy được hòa hiệp, thì đời đời không xa rời chư Phật.

Lại một hạnh: Ví như chúng sanh tâm dục nặng; thì đọa làm thân dâm điểu; tâm sân nặng thì thọ sanh trong loài độc trùng. Nếu kẻ nào thường niệm Phật, ưa thích cõi Phật, không tham phước báu cõi nhân thiên, tất sẽ tùy tâm mến trọng của mình, quyết được sanh về Tịnh độ, thường gần gũi chư Phật...."

Về sau, ngài Long Thọ phú pháp cho Tôn Giả Ca Na Đề Bà, rồi nhập định như con ve bỏ xác mà hóa.

Trong kinh Lăng Già, về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bồ Tát rằng:

Đại Huệ ông nên biết
Chứng sơ Hoan hỷ địa
Đời vị lai sẽ có
Sau khi ta nhập niết bàn
Tôn hiệu là Long Thọ
Tỳ kheo danh đức lớn
Duy trì pháp của ta
— nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã
Phá các tông Hữu, Vô.

Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc Sơ Địa Bồ Tát Bi Trí rộng sâu, một thân làm Tổ Sư của tám tông, mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài này rất hay tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hỏi: Bồ tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ?

Đáp: Nếu chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất Thối chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được? Ví như, kẻ dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút ít , kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ tát chưa vào Vô sanh pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế! Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc.


Đây chính là câu trả lời cho những ai cố chấp muốn độ chúng sanh trong khi bản thân vẫn còn bị nghiệp tập ràng buộc


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Cám ơn đh Nitodium. tangbong


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Long Thọ với Phật A di đà và cõi Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

LONG THỌ VỚI PHẬT DI ĐÀ VÀ CÕI TỊNH ĐỘ
Nguyên tác: Nagarjuna on Amida and His Pure Land - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Hình ảnh

Trong tác phẩm tuyệt hảo của mình, Giáo Huấn Chân Thật, Thực hành và Thân Chứng của Pháp môn Tịnh Độ, Thân Loan đã trả lời những bình luận trong Phật giáo – đặc biệt là những học giả - những người nghĩ rằng những giáo huấn của ông không có thực hành ngoại trừ một niểm tin giản dị đối với Phật Di Đà là hoàn toàn không phải Phật giáo.

Đấy là những chuyên gia trên Con Đường của Những Bậc Hiền Thánh. Đối với họ, những giáo huấn của Long Thọ về tính không là thiết yếu khi họ tìm cầu sự chấm dứt khổ đau của họ và cuối cùng trở thành những vị Phật.

Ở đây là một bậc thầy trên Con Đường của Những Bậc Hiền Thánh giải thích như thế nào về sự cống hiến của Long Thọ đối với tư tưởng của Đạo Phật:

Long Thọ tìm sự giải thoát tâm thức khỏi khuynh hướng bám víu của nó để làm rõ ràng hay sáng tỏ những phát biểu có hệ thống của chân lý, bởi vì bất cứ chân lý nào thiếu vắng tính không, sự trống rỗng của thực tại, là sự hướng dẫn sai lầm một cách căn bản. Những chân lý tương đối không giống như những mãnh của một đáp án, mỗi phần bổ xung thêm vào đồ án tổng thể.

Chúng là những phương diện phản chiếu có vẻ hợp lý của chân lý và có thể làm sai lạc một cách nghiệm trọng niềm khát vọng. Chúng không thể bị phủ nhận một cách nhẹ nhàng hay toàn bộ, tuy nhiên, vì chúng là tất cả những gì mà những người tìm cầu có, và vì thế người ấy phải học tập để sử dụng chúng như những sự hổ trợ bổ xung cùng lúc phải nhớ rằng chúng không chính xác cũng không hoàn toàn trong chính tự thể của chúng.

Ngay cả trước khi thời Mạt Pháp bắt đầu, chính Long Thọ đã nhận ra nó là khó khăn như thế nào để cho người ta thân chứng Phật quả bằng việc nắm lấy khái niệm, và kinh nghiệm của tính không.

Vì lý do ấy, Thân Loan đã trích dẫn Long Thọ để làm sáng tỏ điểm quan trọng đến Con Đường của Những Bậc Hiển Thánh của những hành giả trong thời đại của ngài – và của chúng ta.

Đây như là một thí dụ và chỉ là một đoạn kệ mà Long Thọ xưng dương Phật Di Đà và Con Đường Dễ Dàng của Pháp môn Tịnh Độ.

Bằng phương tiện của cổ xe Bát Chính Đạo này
Hành giả có thể vượt qua đại dương khó khăn để đi đường tắt,
Để cứu độ chính mình và cứu độ những người khác.


Con xin tôn kính Đấng Vô Thượng của con người.

Vì thế, nếu chúng ta đang cố gắng để chấm dứt khổ đau của mình một lần và vĩnh viễn – và để đạt đến mục tiêu giải thoát hoàn toàn vào trong Phật quả - hãy lắng nghe một cách sâu sắc lời dạy của Thân Loan – và sau đó cùng Thân Loan lắng nghe lời thâm diệu của Long Thọ.

Đây là những lời của Thân Loan:

Trong giáo huấn của Đức Phật có vô số pháp môn.

Giống như có những con đường khó khăn và dễ dàng trên thế gian này – vì hành trình đường bộ là đầy những khó khăn trong khi dong ruỗi bằng thuyền là dễ chịu – vì thế đấy là những con đường của BồTát đạo.

Một số dấn thân trong sự thực hành nghiêm khắc và nổ lực.

Những người khác tiếp cận một cách nhanh chóng tầng bậc bất thối chuyển qua sự thực hành dễ dàng của quy mệnh hay phó thác thân mình cho phương tiện [vì sự đạt đến nó]…

Vì quá nhiều hành giả của những pháp môn khác nhau trên Con Đường của Những Bậc Hiền Thánh vẫn còn hướng đến Đại tổ sư Long Thọ cho tuệ trí và phương hướng, hãy cùng nhau lắng nghe một cách sâu sắc những đoạn kệ về Đức Phật Di Đà cùng cõi Cực Lạc của ngài Long Thọ.

1-
Đức Phật Di Đà tuệ trí sáng soi rực rở.
Thân tướng Ngài như Ngọn núi vàng ròng.
Con chấp tay cúi đầu đảnh lễ bây giờ,

Con xin tôn kính Ngài qua thân, miệng và ý.

2-
Hào quang kim sắc kỳ diệu tuôn tràn qua bao thế giới.
Theo đấy, mọi vật hiển lộ vẻ đẹp của Ngài.

Đây là tại sao con bày tỏ lòng tôn kính đến Ngài với đầu thành đảnh lễ.

3-
Nếu ai đấy kết thúc cuộc đời của mình được tái sinh vào quốc độ của Ngài,
Sau đó người ấy được phú cho với vô lượng phẩm chất.

Đây là tại sao con quy y nương tựa nơi Ngài.

4-
Người nào bắt đầu nghĩ tưởng về Đức Phật này,
Có đức hạnh và vô biên năng lực của Ngài,
Thể nhập ngay lập tức vào trong thể trạng chắc thật (để trở thành một vị Phật).

Đây là tại sao con luôn luôn nghĩ về Ngài.

5-
Con người trong thế gian này, vào lúc cuối cuộc đời của họ,
Mặc dù người ấy phải chịu đựng đau khổ dày dò,
Sẽ không hài lòng hoặc rơi vào địa ngục.

Đây là tại sao con xin nương tựa và tỏ lòng tôn kính Ngài.

6-
Nếu ai được sinh ra trong thế giới này,
Người ấy sẽ không rơi trở lại trong ba đường ác (địa ngục, ngã quỷ, súc sinh)
Ngay cả không sinh trong thế giới A tu la (bán thiên).

Con quy y Ngài và tỏ lòng tôn kính bây giờ.

8-
Chư thiên và con người có những phẩm chất chung
Và giống với đỉnh của ngọn núi vàng.
Tất cả những bậc siêu việt hội họp ở đấy.

Đây là tại sao con tỏ lòng tôn kính và hướng đến Ngài.

8-
Những ai được sinh ra trong thế giới ấy
Được phú cho những năng lực thiên nhãn và thiên nhĩ:
Họ nhìn thấu khắp mười phương mà không chướng ngại.

Con cúi đầu đảnh lễ trước đấng tôn quý vô thượng.

9-
Trong thế giới ấy, tất cả những chúng sinh
Có năng lực thần thông di chuyển,
Và những người học hỏi trong tâm họ
Được ban cho khả năng nhớ lại những đời sống quá khứ

Đây là tại sao con dập đầu tỏ lòng tôn kính Ngài.

10-
Đối với những ai sinh ra trong thế giới này
Không còn có “tôi” và “của tôi”,
Họ không sinh ra trong những tư tưởng như vậy.

Đấy là tại sao con dập đầu tỏ lòng tôn kính đến Ngài.

11-
Một khi đã được rời khỏi ba cõi [luân hồi],
Người ấy có sự xuất hiện như những cánh hoa của một hoa sen trắng.
Số lượng của hàng đệ tử là vô lượng.

Đây là tại sao con cúi đầu tỏ lòng tôn kính Ngài.

12-
Những chúng sinh trong thế giới này có đặc tính của Đức Phật này;
Họ cao quý và hòa hiệp.
Họ tự động hoàn thành mười điều thiện nghiệp (toàn hảo).

Con xin cúi đầu trước trước Đức vua của các vị Thánh.

13-
Kết quả trên những những hành vi tốt đẹp của họ
Một hào quang thanh tịnh phát sinh trong họ,
Vô lượng và vô biên;
Họ là hàng thượng thủ trong nhân loại

Đây là tại sao con quy y Ngài.

14-
Nếu ai phát nguyện trở thành Phật,
Và nghỉ tưởng về Đức Phật Di Đà,
Ngay lúc phát nguyện này,
Ngài sẽ biểu lộ thân tướng trước người ấy.

Đây là tại sao con quy y với Ngài.

15-
Bằng năng lực thệ nguyện ban sơ của Đức Phật này,
Những vị Bồ tát trong khắp mười phương
Đến và cúng dường cho Ngài và lắng nghe Giáo Pháp.

Đây là tại sao con cúi đầu đảnh lễ Ngài.

16-
Những vị Bồ tát trong thế giới này
Được phú cho tất cả những biểu hiện và trình độ.
Họ được ban cho một cách tương tự trên thân tướng họ.

Bây giờ, con xin quy y và tỏ lòng tôn kính.

17-
Những đại Bồ tát trong thế giới này.
Mỗi ngày ba lần cúng dường
Đến chư Phật trong mười phương.

Đây là tại sao con cúi đầu đảnh lễ đến Ngài.

18-
Nếu ai trau dồi gốc rể của những việc lành, nhưng còn nghi ngờ,
Hoa sen của người ấy sẽ không nở ra trước Ngài.
Với việc trở nên thanh tịnh, hoa sen của người ấy nở ra,
Và sau đó người ấy thấy Đức Phật.

19-
Chư Phật trong thường trụ trong mười phương
Ở giữa những nhân duyên thay đổi khác nhau,
Không thể sánh với công đức của Đức Phật này.

Con quy y với Ngài bây giờ.

21-
Những bánh xe của nghìn tia sáng từ bàn chân của Đức Phật
Có vẻ đẹp của hoa sen thanh tú.
Những ai thấy chúng luôn luôn cảm thấy đầy niểm hỉ lạc.

Trong sự hướng về Ngài của con,
Con xin tỏ lòng tôn kính bàn chân của Đức Phật.


22-
Hòa quang từ lông trắng giữa lông mày của Ngài
Giống với mặt trăng tinh khiết,
Và làm tăng thêm vẻ đẹp của khuôn mặt Ngài.

Trong sự hướng về Ngài của con,
Con xin tỏ lòng tôn kính bàn chân của Đức Phật.


23-
Trong lúc bắt đầu phát nguyện trở thành Phật,
Người ấy đã làm những việc nào đấy hiếm hoi và kỳ diệu.
Vì vậy nó được viết trong Kinh điển.

Trong sự hướng về Ngài của con,
Con xin dập đầu tỏ lòng tôn kính Ngài.


24-
Giáo huấn của Đức Phật này phá tan tất cả gốc rể xấu ác.
Bằng lời lẽ ngọt ngào, chúng sinh tiếp nhận vô số lợi lạc.

Đây là tại sao con xin dập đầu đảnh lễ Ngài.

26-
Với lời lẽ ngọt ngào của Ngài, Ngài đến để hổ trợ kẻ khổ đau khẩn cầu hạnh phúc.
Ngài đã từng cứu độ những người trong quá khứ và Ngài cứu độ chúng sinh cho đến hôm nay.

Đây là tại sao con xin dập đầu tôn kính Ngài.

27-
Ngài được chư thiên và con người cực kỳ tôn kính.
Hàng chư thiên hướng đến Ngài và tỏ lòng
Kính lễ với vòng hoa của bảy niểm hoan hỉ.

Đây là tại sao con quy y Ngài.

27-
Tất cả sự hội họp của hàng thánh chúng đức hạnh,
Cũng như của chư thiên và loài người,
Quây quần chung quanh quy y với Ngài.

Đây là tại sao con cũng xin đảnh lễ Ngài.

28-
Bằng phương tiện của cổ xe Bát Chính Đạo này
Hành giả có thể vượt qua đại dương khó khăn để đi đường tắt,
Để cứu độ chính mình và cứu độ những người khác.

Con xin tôn kính Đấng Vô Thượng của con người.

29-
Chư Phật trãi qua vô lượng thế giới luân hồi,
Ca ngợi và nói về đức hạnh của Đức Phật này.
Mà chẳng bao giờ mệt mõi.

Con xin quy y trong bậc tinh khiết này.

30-
Bây giờ chính con, cũng như họ,
Ca ngợi vô lượng đức hạnh của Ngài,
Trên đạo đức của nguyên nhân này.

Con nguyện ước rằng Đức Phật luôn luôn nghĩ về con.

31-
Rằng trong đời hiện tại hay quá khứ,
Công đức mà con đã tạo được,
Dù nhỏ hay là lớn,
Con nguyện ước hồi hướng đi đến thế giới của Phật,
Và để luôn luôn có một trái tim tinh khiết.

32-
Bằng đạo đức của nhân duyên này của công đức của Đức Phật này (A Di Đà),
Phẩm chất siêu việt và kỳ diệu mà con đã tiếp nhận.

Con nguyện tất cả chúng sinh đạt được một cách tương tự như thế.


Phụ giải: Thi kệ của Long Thọ về Đức Phật A Di Đà và Cõi Tịnh Độ, được chuyển dịch từ “the Pure Land, Vol. 1, No. 1, June, 1979,” bằng tiếng Pháp, bởi Franny Sime, August, 1980. Xuất bản lần đầu tiên bởi the Buddhist Discussion Centre (Upwey) Ltd, Newsletter No. 5, September, 1981.
Nagarjuna on Amida and His Pure Land
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 02/07/2010

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-70 ... l_bookmark


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]39 khách