Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Bài này tìm thấy trong quyển nghi thức tụng niệm thống nhất trang 19. Năm xb 1973
Thông thường người ta đọc bài văn phát nguyện này vào cuối mỗi thời niệm Phật. Điểm đáng chú ý là không chỉ đọc suông mà nương văn ý của người xưa để phát nguyện, phát tâm thành cầu vãng sanh.

Nhất tâm quy mạng
Nguyên văn Hán:
Nhất tâm quy mạng!
Cực lạc Thế giới
A Di Đà Phật.
Nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã
Từ thệ nhiếp ngã
Ngã kim chánh niệm
Xưng Như Lai danh
Vị Bồ đề đạo
Cầu sanh Tịnh độ
Phật tích bổn thệ:
"Nhược hữu chúng sanh,
Dục sanh ngã quốc,
Chí tâm tín nhạo,
Nãi chí thập niệm,
Nhược bất sanh giả,
Bất thủ Chánh giác".
Dĩ thử niệm Phật nhân duyên
Đắc Nhập Như Lai
Đại thệ hải trung
Thừa Phật từ lực
Chúng tội tiêu diệt.
Thiện căn tăng trưởng
Nhược lâm dục mạng chung
Dự tri thời chí
Thân vô bệnh khổ
Tâm bất tham luyến
Ý Bất điên đảo
Như nhập thiền định
Phật cập Thánh chúng
Thủ chấp kim đài
Lai nghinh tiếp ngã
Ư nhất niệm khoảnh
Sanh Cực lạc quốc.
Hoa khai kiến Phật
Tức văn Phật thừa
Đốn khai Phật huệ
Quảng độ chúng sanh
Mãn Bồ đề nguyện.

Dịch nghĩa:
Một lòng quy kính,
Phật A Di Ðà,
Thế giới cực lạc,
Nguyện lấy hào quang,
Trong sạch soi cho,
Lấy thệ từ bi,
Mà nhiếp thọ cho.
Con nay chánh niệm,
Niệm hiệu Như lai,
Vì đạo bồ đề,
Cầu sanh tịnh độ.
Phật xưa có thệ :

“Nếu có chúng sanh,
Muốn sanh nước ta,
Hết lòng tín nguyện,
Cho đến mười niệm,
Nếu chẳng đặng sanh,
Chẳng thành Chánh giác.”

Do vì nhơn duyên,
Niệm hiệu Phật nầy,
Ðược vào trong bể,
Ðại thệ Như lai,
Nhờ sức từ bi,
Các tội tiêu diệt,
Căn lành tăng trưởng,
Khi mạng gần chung,
Biết trước giờ chết,
Thân không bệnh khổ,
Tâm không tham luyến,
Ý không điên đảo,
Như vào thiền định.
Phật và Thánh chúng,
Tay nâng kim đài,
Cùng đến tiếp dẫn,
Trong khoảng một niệm,
Sanh về Cực lạc,
Sen nở thấy Phật,
Liền nghe Phật thừa,
Chóng mở Phật huệ,
Khắp độ chúng sanh,
Trọn bồ đề nguyện.

bài này thấy trong quyển Pháp môn tịnh độ HT Trí Thủ
Kệ hồi hướng Tây Phương

Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm ư Phật độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Giai phát Bồ đề tâm.
Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh Cực lạc quốc.
Dịch:
Nguyện đem công đức nầy
Trang nghiêm nơi cõi Phật
Trên đền bốn ơn sâu
Dưới cứu ba đường khổ.
Nếu có kẻ thấy nghe
Đều phát lòng Bồ đề.
Khi báo thân nầy mãn
Đồng sanh về Cực lạc.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính gởi thầy MG

Con nghĩ bài nguyện này cầu cho mình nhiều quá mà chẳng biết rằng ta thực " Vô Ngã"

Mỗi khi niệm Phật Con chỉ cầu nguyện có một câu:

" Nguyện cho con và chúng sinh đều được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Kính Đạo hữu binh,
Theo mình thì hai bài văn phát nguyện này vẫn đủ tự - tha song nhiếp, bằng chứng là:
Bài thứ nhất:
"Hoa khai kiến Phật
Tức văn Phật thừa
Đốn khai Phật huệ
Quảng độ chúng sanh
Mãn Bồ đề nguyện
."

(Sen nở thấy Phật,
Liền nghe Phật thừa,
Chóng mở Phật huệ,
Khắp độ chúng sanh,
Trọn bồ đề nguyện
.)

Bài thứ hai là:
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm ư Phật độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ


(Nguyện đem công đức nầy
Trang nghiêm nơi cõi Phật
Trên đền bốn ơn sâu
Dưới cứu ba đường khổ.)

Vấn đề chỉ là hàm lượng của phần lợi tha hơi ít trong cả bài, mà thật ra cũng là hữu lý.
Vì với đại bộ phận quần chúng, khuyên hiện đời lợi mình lợi người vạn lần khó khăn, lại dễ sanh tình chấp tham đắm cõi nhơ này, nên đặc biệt suy tôn chỉ quyết nơi cầu vãng sanh cho mình là quan trọng nhất vậy. Đợi thi đã vãng sanh, dự vào dòng Thánh, chứng nhập Vô Sanh, thì mới đủ Từ bi và định lực mà hóa hiện cùng khắp ban rải mưa pháp cứu khổ thập phương lục đạo, cỡi thuyền Bát Nhã dạo biển tử sanh cứu khổ Tam Đồ vậy.
Theo mình thì đây chính là ý của các vị đó khi lập Văn.

Ngoài ra, nếu hành giả Đại tâm hiện tiền phát mạnh, nguyện tùy sức dốc sức chấn hưng Chánh pháp, hướng người vào Thánh đạo, dẫn người cùng quy Thánh cảnh Tây phương thì đó là hàng đại tâm đại hạnh, thì càng vạn lần đáng quý hơn, nhưng chỉ sợ cõi Ta Bà ngũ trược ít có nên tạm hướng đến phần đông là cầu vãng sanh là ưu tiên quan trọng nhất vậy. Vì ĐÃ VỀ CỰC LẠC THÌ TÂM GÌ CŨNG THÀNH, QUẢ NÀO CŨNG CHỨNG, ĐẠO GÌ CŨNG TRỤ NỔI, VÌ GẦN THÁNH NHÂN, VÌ NƯƠNG THÁNH CẢNH, VÌ HƯỞNG THÁNH DUYÊN VẬY!

Lại nữa, dẫu rằng chỉ nguyện phổ lợi quần sanh khi đã đủ Vô Sanh Pháp Nhẫn tùy nghi hóa hiện thập phương, tức sau khi vãng sanh và thành Đạo, nhưng cũng là có tâm niệm Đại bi, hợp Đại tâm chư Thánh, chẳng phải chỉ riêng nghĩ đến mình.
Như bản thân mình, kỳ thật cầu vãng sanh quyết liệt nhưng thật chẳng phải vì mình, mà vì nhớ nghĩ đến chúng sanh đang trầm luân đau khổ mà ta Đạo lực chưa sâu, định lực chưa mạnh như hàng Bất Thối Bát Địa Bồ Tát để có thể đủ sức cứu giúp, nên trước phải cầu sanh, sau việc lớn thành tựu thì mới có thể thực hiện bổn nguyện, ví như phải bảo đảm mình có khả năng cứu người sắp chết đối mới cứu, chứ không phải không biết bơi mà liều mạng nhảy xuống cứu người để đã chẳng cứu được lại cùng níu nhau đi vào chỗ chết!

Kỳ thật, nói là nói thế, mình vẫn tự nguyện theo bài nguyện riêng của mình, vì đúng như Đạo hữu nói, bản thân mình luôn đặt phần lợi tha lên trên, nên tự lập lời nguyện theo ý mình vẫn tốt hơn. Đó cũng chính là chỗ Tổ sư khuyên, vì căn cơ chúng chúng thì thiên sai vạn biệt, đạo lực và đạo tâm cũng chẳng đồng, nên một văn không thể phổ khắp được vậy.
Cụ thể là mình vẫn nguyện quyết chắc đời này được vãng sanh, nhưng lại dồn hết công đức tu tạo cả đời, dù nhỏ như hạt cát, mỏng như sợ tơ, thảy đều hồi hướng cho khắp Pháp giới chúng sanh, đặc biệt là Tam đồ Ác đạo, đều sớm về Phật pháp, sớm niệm Phật, sớm vãng sanh vậy.

Phật đã nói, quan trọng nhất là cầu vãng sanh thì tự mình thoát trước, quyết chắc cứu người.
Nhưng Phật cũng nói, dùng tâm hạn lượng nhỏ hẹp niệm Phật thì quả nhỏ hẹp, dùng tâm rộng rãi bao dung thì quả rộng lớn thù thắng hơn vậy.
Quan trọng nhất là vãng sanh Lạc quốc, nhưng chẳng phải tự nhiên mà có Ba bậc Chín phẩm Bửu Liên vậy.

Tóm lại, theo mình Tổ, Tiên đức có cái đúng của các vị, mình có thể theo văn mà hành hoặc tùy nghi lập văn phát nguyện riêng để phù hợp hơn cũng lại rất tốt vậy.

Mong tất cả mãi thấm nhuần Diệu Pháp Như Lai, kẻ chưa phát tâm thì sớm phát tâm tín - nguyện, quyết định vãng sanh, kẻ đã phát tâm thì tâm ngày càng kiên cố, hành ngày càng tấn tới, quyết định đời này thân trụ Ta Bà mà thức thường ở trời Tây, lâm chung quyết chắc chỉ có thể dự vào Thánh hội Lạc Bang, làm con ngoan, làm đệ tử Từ phụ Di Đà cùng hết thảy mười phương chư Phật, đương lai thừa kế gia nghiệp của Như Lai, rộng tuyên Thánh giáo, cứu độ vạn chúng vậy.
Mong mỏi lắm thay!
Kính.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Như tôi đã đề cập nương văn phát nguyện để phát sinh lòng thành. Điều thiết yếu là phát khởi tâm chân thành tha thiết như con nhớ mẹ. Bài văn tuy là thiên trọng về vấn đề tự giải thoát nhưng vẫn đủ tự lợi và lợi tha đó chứ. Tâm lý người niệm Phật làm mong sanh về tịnh độ do đó bài nguyện lấy điều này là chủ, tuy nhiên vẫn không vì vậy mà thiếu phần pháp bồ đề tâm. Thông thường khi đọc bài văn này người ta đọc 2 lần câu "Quảng độ chúng sanh Mãn Bồ đề nguyện."

Phát nguyện vãng sanh có nhiều cách, đây chỉ là một trong vô số bài thôi. Phát nguyện có rộng có hẹp... chỉ là ý của mỗi người thôi. Nhưng nội dung phải có đủ 2 điều đó là phát nguyện vãng sanh và phát tâm bồ đề. Có người cho rằng chỉ cần vãng sanh là không sợ thối chuyển, (bất thối bồ tát) và từ đó tiến tu cho đến khi phước trí viên mãn. Nếu hiểu theo ý này thì cầu vãng sanh tức phát bồ đề tâm, làm làm lợi cho hữu tình, đó chỉ là vấn đề thời gian và sự nổ lực của bản thân người đó.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bài Nguyệb Văn VãnG Sanh của Ngài Phổ Hiền là đầy đủ Tự Lợi Lợi Tha


Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung
Trừ hết tất cả các chướng ngại
Tận mặt gặp Phật A Di Ðà
Liền được vãng sanh cõi Cực Lạc,
Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi
Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này
Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu
Lợi lạc tất cả các chúng sanh.
Chúng hội Di Ðà đều thanh tịnh
Tôi từ hoa sen nở sinh ra
Thân thấy Đức Phật Vô Lượng Quang
Liền thọ ký tôi đạo Bồ Ðề.
Nhờ Đức Phật kia thọ ký rồi
Tôi hóa vô số vạn ức thân
Trí huệ rộng lớn khắp mười phương
Khắp lợi tất cả chúng sanh giới.
Cho đến hư không thế giới tận
Chúng sanh, nghiệp và phiền não tận
Nhưng bốn pháp ấy không cùng tận
Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận
Sửa lần cuối bởi kimcang vào ngày 27/12/07 18:58 với 1 lần sửa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Miu Mít

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Miu Mít »

Vậy có thể đọc bài văn phát nguyện vào trước hoặc sau khi ngồi thiền có dc ko ạ?Bài của thầy Kim Cang đọc lên thấy rất dễ thuộc dễ nhớ.Bài của bạn Mộng Giác có thể chỉ đọc phần dịch nghĩa dc ko? #-o


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Từ xưa đến nay vẫn có rất nhiều người hạnh ở thiền tông mà tâm hướng về tịnh độ, đây gọi là thiền tịnh song tu. Không có gì chướng ngại cả.

Chỉ cần chọn một bài thôi Miu Mít ạ, bài nào cũng được, và nên đọc phần nghĩa hơn là âm, ngoại trừ bạn hiểu âm Hán. Tôi sẽ tìm thêm các bài văn nguyện phát vãng khác gởi lên cho mọi người chọn lựa.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KG quí thày

Con nghĩ lại rồi, nếu phát nguyện " Con và hết thảy chúng sinh đồng sinh Tây Phuơng Cực Lạc" Thì có khác nào " độ tận chúng sinh" mà việc đó chư Phật còn không làm được huống chi phàm phu như mình. Hơn nữa nếu tất cả chúng sinh đồng sinh Cực Lạc thì cần gì vãng sanh nữa, mà biến đổi thế giới này thành Cực Lạc là xong. Việc đó quá khó, giống như độ tận chúng sinh vậy. Vì vậy chư Phật mới lập phuơng tiện, dựng lập những thế giới Tịnh-Độ để rước những người có tâm tu, có duyên với Phật pháp về chốn ấy để việc tu hành được dễ dàng hơn, không bị thoái chuyển. Nhưng chúng sinh vô biên, vẫn thệ nguyện độ. Vì vậy nay con sẽ phát nguyện lại:
" Nguyện cho con được vãng sinh về Tây Phuơng Cực Lạc, nguyện cho con sớm thành Phật, độ chúng sinh".

Nam mô A-Di-Đà Phật
Đại chúng chứng minh


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Phần phát nguyện của người tu Tịnh độ, tức là giai đoạn dùng tâm niệm lái con thuyền niệm Phật hướng về Tây phương. Nhưng có nhiều liên hữu không chú ý tới điểm này, lại tuyên đọc những bài văn có tính cách khuyến tu hơn là sám nguyện. Đại để như các bài: "Chốn thảo lư an cư dưỡng tánh" hay "Cuộc hồng trần xây vần quá ngán. Kiếp phù sinh tụ tán mấy lăm hồi" chẳng hạn. Đọc như thế là đã đi sai với nghi thức tu Tịnh độ.

Nay xin giới thiệu ra đây ít bài văn Tịnh độ của tiên đức khi xưa. Về văn phát nguyện, có vị thích lời văn dài để nương theo đó mà sanh tâm khẩn thiết, có vị lại ưa lời văn ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa cầu sanh. Vì thế, bút giả xin chọn lựa hai bài theo tiêu chuẩn trên diễn dịch ra, để mong đáp ứng phần nào sở thích của hàng liên hữu.


BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN CỦA LIÊN TRÌ ĐẠI SƯ:

Cúi lạy phương Tây cõi An Lạc

Tiếp dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư,

Nay con phát nguyện, nguyện vãng sanh

Nhờ lượng Từ bi thương nhiếp thọ!

Nay con khắp vì, bốn ân ba cõi, pháp giới chúng sanh, cầu đạo Bồ đề, Nhất Thừa của Phật; chuyên tâm trì niệm, hồng danh muôn đức, Phật A Di Đà, nguyện sanh Tịnh độ. Lại bởi chúng con, nghiệp nặng phước khinh, chướng sâu huệ cạn, nhiễm tâm dễ động, tịnh đức khó thành, nay đối Từ Tôn, kính gieo năm vóc, bày tỏ một lòng, chí thành sám hối. Con và chúng sanh, khoáng kiếp đến nay, mê bản tịnh tâm, buông tham sân si, nhiễm dơ ba nghiệp, vô lượng vô biên, tội cấu đã gây, vô lượng vô biên, nghiệp oan đã kết, nguyện đều tiêu diệt. Nguyện từ hôm nay, lập thệ nguyện sâu, xa lìa pháp ác, thề không còn tạo, siêng tu đạo Thánh, thề chẳng biếng lui, thề thành chánh giác, thề độ chúng sanh. Xin đức Từ Tôn, dùng nguyện Từ bi, chứng biết lòng con, thương xót đến con, gia bị cho con. Nguyện khi Thiền quán, hoặc lúc mộng mơ, được thấy thân vàng, A Di Đà Phật, được chơi cõi tịnh, của đấng Đạo Sư, được nhờ Từ Tôn, cam lộ rưới đầu, quang minh chiếu thể, tay xoa đảnh con, áo đắp thân con, khiến cho chúng con, chướng cũ tự trừ, căn lành thêm lớn, mau tiêu phiền não, chóng phá vô minh, viên giác tâm mầu, sáng bừng mở rộng, tịch quang cảnh thật, thường được hiện tiền. Đến lúc lâm chung, biết ngày giờ trước, thân không tất cả, bịnh khổ ách nạn, tâm dứt tất cả, tham luyến mê hoặc, các căn vui đẹp, chánh niệm phân minh, xả báo an lành, như vào Thiền định. Phật A Di Đà, Quán Âm Thế Chí, cùng chư Hiền Thánh, ánh lành tiếp dẫn, tay báu dắt dìu, lầu các tràng phang, nhạc trời hương lạ, Tây phương cảnh Phật, bày hiện rõ ràng. Khiến cho chúng sanh, kẻ thấy người nghe, mừng vui khen cảm, phát Bồ đề tâm. Bấy giờ thân con, ngồi đài Kim Cang, bay theo sau Phật, khoảng khảy ngón tay, sanh vào sen báu, nơi ao Thất Bảo, ở cõi Tây phương. Rồi khi hoa nở, thấy Phật Bồ tát, nghe tiếng pháp mầu, chứng Vô sanh nhẫn, giây phút lại đi, thừa sự chư Phật, nhờ ân thọ ký. Được thọ ký xong, ba thân bốn trí, năm nhãn sáu thông, vô lượng trăm ngàn, môn Đà Ra Ni, tất cả công đức, thảy đều thành tựu. Từ đó về sau, không rời An Dưỡng, trở lại Ta bà, phân thân vô số, khắp cả mười phương, dùng sức thần thông, tự tại khó nghĩ, và các phương tiện, độ thoát chúng sanh, đều khiến lìa nhiễm, chứng được tịnh tâm, đồng sanh Tây phương, lên ngôi Bất thối.

Nguyện lớn như vậy, thế giới không tận, chúng sanh không tận, nghiệp và phiền não, thảy đều không tận, đại nguyện của con, cũng không cùng tận. Nay con lễ Phật, phát nguyện tu trì, xin đem công đức, hồi thí hữu tình, bốn ân khắp báo, ba cõi đều nhờ, pháp giới chúng sanh, đồng thành chủng trí.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Ngoài hai bài văn trên, còn có bài văn sau đây mà trong quyển Phật Thất Nghi cho là xưa nay đã có rất nhiều linh cảm. Có vị đang lúc đọc nguyện văn này, bỗng thấy các tướng lành; có vị trong giấc mơ thấy Phật A Di Đà phóng quang chiếu soi. Những sự cảm ứng như thế rất nhiều, không thể thuật ra hết. Đây là bài nguyện văn ấy:

Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật Từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.

Con nguyện lâm chung không chướng ngại,

A Di Đà đến rước từ xa.

Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu

Thế Chí kim đài trao đỡ gót.

Trong một sát na lìa ngũ trược,

Khoảng tay co duỗi đến liên trì.

Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn

Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.

Nghe xong liền ngộ Vô sanh nhẫn,

Không rời An Dưỡng lại Ta bà.

Khéo đem phương tiện lợi quần sanh

Hay lấy trần lao làm Phật sự,

Con nguyện như thế Phật chứng tri.

Kết cuộc về sau được thành tựu.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Nếu người ký ức kém, không thể ghi nhớ dài dòng, nên khuyên dạy họ học thuộc lòng câu phát nguyện sau đây: "Ngày... tháng... năm..., đệ tử... nguyện đem công đức này cầu khi mãn phần được Phật tiếp dẫn về Cực lạc để trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sanh." Cầu nguyện vắn tắt kèm theo ngày tháng năm như trên, có tác dụng gây ý thức mạnh, khiến người niệm Phật lúc nào tâm tư cũng hướng về Cực lạc, hằng nhớ đến sự vãng sanh. Chi tiết nhỏ này cũng là một phương tiện làm cho sức nguyện thêm mạnh mẽ bền chắc.
----
các 2 bài văn trên đều được trích trong quyển niệm Phật Thập Yếu do ngài Thiền Tâm soạn.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Các bài văn Phát nguyện vãng sanh của chư cổ đức

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A-Di-Đà Phật.

Kính lễ đại chúng, chư Phật của vị lai!

Tôi thường đọc bài hồi hướng do Ấn Quang Đại Sư đã dạy được dịch ra việt văn bởi Như Hòa Cư Sĩ. Bài nầy cũng gòm bài kệ phát nguyện của ngài Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm:

Con nay xưng niệm A-Di-Đà
Danh hiệu Phật công đức chân thật
Xin nguyện từ bi thương nhiếp thọ
Chứng biết con sám hối phát nguyện
Xưa con trót tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Hết thảy con nay đều sám hối
Nguyện con vào lúc sắp lâm chung
Trừ sạch hết thảy các chướng ngại
Tật mặt thấy Phật A-Di-Đà
Liền được vãng sanh cõi An Lạc
Chúng hội của Phật trọn thanh tịnh
Con được sanh trong Hoa Sen nhiệm
Được thấy Như Lai Vô Lượng Quang
Hiện tiền thọ ký quả Bồ Đề
Con được Như Lai thọ ký xong
Hóa Thân vô số trăm cu chi
Trí lực rộng lớn trọn mười phương
Lợi khắp hết thảy chúng sanh giới

Đến đó là hết. Tuy nhiên Tôi nghĩ cũng nên thêm phần cuối mà anh Kim Cang đã có ghi:

Cho đến hư không thế giới tận
Chúng sanh, nghiệp và phiền não tận
Nhưng bốn pháp ấy không cùng tận
Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận

Vậy là đầy đủ và hay lắm rồi!

Nam-mô A-Di-Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]22 khách