Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nếu biết thân người khó được, Phật pháp khó được nghe, pháp môn Tịnh Độ lại càng khó được nghe hơn, nay may mắn được làm thân đại trượng phu, lại được nghe pháp môn Tịnh Độ khó được nghe nhất, có dám để quang âm hữu hạn bị tiêu hao sạch nơi thanh sắc, vật chất, lợi lộc, khiến cho vẫn sống thừa chết uổng y như cũ, vẫn bị trầm luân lục đạo, không mong có ngày thoát ra hay sao? Phải đem một chữ Chết (chữ Chết này hay lắm) dán cho rủ xuống trán. Phàm khi những cảnh tham luyến [đáng lẽ] chẳng nên có [mà lại] hiện tiền liền biết đấy chính là vạc sôi, lò than của chính mình, sẽ trọn chẳng đến nỗi như con thiêu thân gieo mình vào lửa, tự đốt thân mình.

Ngày Ba Mươi tháng Chạp chính là ngày cuối cùng của một năm, nếu trước đó chưa từng dàn xếp cho khéo thì chủ nợ oan gia lũ lượt kéo đến bức ngặt, há dung cho ông sao? Lúc mạng sắp hết chính là ngày Ba Mươi tháng Chạp của một đời người vậy. Nếu tư lương Tín - Nguyện - Hạnh chưa đầy đủ, ác tập khí tham - sân - si vẫn còn thì oán gia chủ nợ trong vô lượng kiếp đều kéo đến bắt tính sổ, há chịu dễ dãi với ông ư? Đừng nói chi kẻ không biết đến pháp môn Tịnh Độ không biết làm sao, phải tùy nghiệp thọ sanh; dẫu cho kẻ biết đi nữa, nhưng không thật sự chuyên chú tu tập cũng sẽ giống như thế, bị ác nghiệp lôi vào trong tam đồ lục đạo, vĩnh viễn luân hồi. Muốn cầu đường trọng yếu để thoát khổ chỉ có niệm niệm sợ chết và sợ chết đi phải đọa lạc trong tam đồ ác đạo thì niệm Phật sẽ tự thuần, Tịnh nghiệp sẽ tự thành, hết thảy trần cảnh sẽ chẳng thể đoạt được chánh niệm nữa!
Ấn Quang đại sư
(Trích thư trả lời cư sĩ X… ở Ninh Ba)


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Được quá đi chứ. Niệm Phật là có công đức rồi, là diệt nghiệp chướng rồi. (Niệm Phật một câu diệt được 80 ức kiếp sanh tử nghiệp chướng)
Nếu không cầu vãng sanh thì để làm chủng tử. đời mai sau được gặp Phật pháp, được giải thoát (có bà lão bị cọp đuổi, niệm mô Phật, về sau gặp Phật Thích Ca đắc quả A La Hán)
cám ơn bác Bình bài viết trên...
Cho dct thêm chút ý kiến nhỏ ...

... Thật sự mà nói, nếu đã niệm Phật thì phải nên phát nguyện vãng sanh. dct khuyên 1 lần này thôi đó... chứ Phật đại từ đại bi ...khẩn khoản khuyên chúng sanh tới 4 lần trong kinh "ưng đương phát nguyện".

Niệm Phật A Di Đà mà không phát nguyện vãng sanh thì giống như đem châu báo cả Đại Thiên Thế giới đổi lấy chén cơm thiu ấy...
Nhân duyên 4 chữ "A Di Đà Phật" ở đâu có, tại sao có???, đức Phật A Di Đã đã làm gì mới có được danh hiệu A Di Đà, "Phật Trung Chi Vương" (vua trong các vị Phật).
Nếu niệm Phật để định tâm thì niệm vị nào chả được, thậm chí niệm Thánh nhân, Hiền nhân cũng được, cần chi phải niệm Phật A Di Đà, nếu đã có nhân duyên với Phật A Di Đà thì dct khuyên đạo hữu nên phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thân cận Phật A Di Đà. Vĩnh viễn lìa xa các khổ.

Tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật công phu đầy đủ nhất định sẽ vãng sanh.
Tổ sư Tịnh Độ có nói "Niệm Phật thành Phật còn có dư" ...huống chi ba cái phiền não lẻ tẻ...

Cho nên nếu có người chịu tin Phật Thích Ca giảng những lời KHÓ TIN mà có thề thực hành không gián đoạn, thì kẻ ấy như kinh có nói là "hoa Phân Đà Lợi (sen trắng) trong loài người".
Chúc đạo hữu vui vẻ.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Còn chữ "phương tiện thiện xảo" thì đó giờ dct chỉ biết là những vị Phật và Bồ Tát dùng để độ sanh.
Còn chúng sanh thì ... biết phương tiện nào là thiện thì khó lắm lắm rồi, còn "thiện xảo" thì ...dct không có ý kiến.
Nên dct đọc cái topic thấy lạ lạ.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong Gia ngôn lục tục biên, Ngài Ấn Quang có nói thế này,
Nếu tuy thường niệm Phật, nhưng tâm chẳng nương theo đạo, hoặc đối với cha mẹ, anh em, thê thiếp, con cái, bạn bè, xóm làng chẳng thể tận hết bổn phận thì tâm đã trái nghịch Phật, khó thể vãng sanh!
cho nên trong đời sống, nếu sống nương theo giới theo đạo thì khi niệm phật, với lòng thành tín nguyện, chắc chắn sẽ vãng sinh

cafene


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

dct87 đã viết:Còn chữ "phương tiện thiện xảo" thì đó giờ dct chỉ biết là những vị Phật và Bồ Tát dùng để độ sanh.
Còn chúng sanh thì ... biết phương tiện nào là thiện thì khó lắm lắm rồi, còn "thiện xảo" thì ...dct không có ý kiến.
Nên dct đọc cái topic thấy lạ lạ.
A Di Đà Phật.
Kính gởi Đạo hữu dct87,
Có lẽ câu của Đ/h nhắm vào tôi, vậy trước xin được làm quen, sau là có đôi lời chia sẽ.

Như đoạn nào không đúng thì cho biết và sẽ sửa lại cho nó hợp, mong rằng đ/h giúp cho, thành thật rât cám ơn. Xin chỉ vẩn!

Định nghĩa:

Phương tiện về vật là gì?

- Khi chúng ta muốn đi từ điểm A đến điểm B là 35 km. Nếu ta đi bộ phải mất 5, 7 giờ thì mới tới, còn đi xe đạp thì khoản 3, 4 giờ, Nếu ta đi bằng xe có động cơ có lẽ chỉ mất 10, 20 phúc đó là phương tiện.

Thiện xảo về vật?

- tỉ dụ, ta muốn nhắc lăn nghiên hòn đá 3000 kg, sức 3 người, 5 cho tới 9 người chưa chắc lăn hòn đá. Nhưng chỉ một cây đòn đẩy, thì nó làm được, đó là Thiện xảo.

Trong cuộc sống hàng ngày bất cứ làm nghề gì mà thiếu phương tiện thì công việc sẽ chậm lụt hơn người có đây đủ phương tiện máy móc.

Thiện xảo nghĩa chánh là điều thiện và khéo léo. Còn cho vào công việc thì gọi là kinh nghiệm. Thử xét ở đời nếu không dùng phương tiện, kinh nghiệm thì gọi là vụng về, là thiếu trí tuệ...!

Chánh pháp cũng rất cần và hiểu triệt để.

Thế nào là phương tiện, phương pháp?
Thế nào là thiện xảo?
======================
Phương tiện thiện xảo?

Tất cã tông phái Phật giáo điều phải giữ Giới luật trang nghiêm. Sau là định rồi thì mới sanh trí huệ. Nếu không có phương tiện, phương pháp thì lấy gì làm định?

- Nhưng Phương tiện cũng chưa đủ, cần phải có thiện xảo. Nên gọi chung là Phương tiện, thiện xảo.
==================================

Phương tiện, thiện xảo của Thiền là: Tọa, thiền chỉ/quán. Gọi chung là pháp môn Thiền-định.

Phương tiện, thiện xảo của Tịnh là gỏ mõ, tụng kinh. Lạy Phật, Niệm Phật.v.v. Nếu bàn sâu thêm vẩn là vào Thiền định.

Đặt biệt Phương tiện, thiện xảo của Lục tự Hồng Danh là gì!

Là tất cã những gì viết trong kinh "Quán Vô Lượng Thọ"
Trong đó Phật dạy rất nhiều phương tiện thiện xảo Như là Liên hoa sắc Niệm Phật, Quán mặt trời Niệm Phật.v.v.
Còn trong Phật học phổ thông của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, cũng có viết nhiều về phương pháp, phương tiện thiện xảo Niệm Pháp. Mục đích cũng chỉ vì muốn chúng ta Niệm Phật đi vào Thiền-định.
===============================================================================
và xem dưới đây:

1. Niệm thành tiếng

- Niệm tiếng nhỏ

- Niệm tiếng lớn

- Niệm theo âm điệu

- Niệm cùng với chuông mõ

- Niệm sau khi tụng kinh

- Niệm và mỉm cười

- Niệm Phật cho thai nhi, trẻ em và mọi người

- Định thần bằng tiếng niệm Phật

- Niệm điều chỉnh suy nghĩ, lời nói và hành động

- Miệng niệm, tai lắng nghe

2. Niệm thầm

- Niệm không thành tiếng

- Niệm từng âm

- Niệm theo giai điệu

- Niệm chân thật

- Niệm lúc lâm chung

- Niệm chỉ để niệm

- Niệm bất kỳ vị Phật nào

- Niệm đều đều

- Niệm giữ gìn tâm nghiệp

- Niệm Phật sám hối

3. Niệm theo hơi thở

- Hơi thở vào, niệm Phật

- Hơi thở ra, niệm Phật

- Thiền niệm Phật

- Niệm chậm chậm và từ tốn

- Đếm tiếng niệm Phật theo hơi thở

- Ngồi thiền và niệm theo hơi thở

- Hơi thở ngắn hoặc dài, sâu hoặc chậm

- Niệm và theo dõi hơi thở tự nhiên

- Niệm nhận diện các tạp tưởng

- Niệm mỗi chúng sanh là một vị Phật

4. Niệm theo tràng hạt

- Dùng chuỗi 18, 27, 108 tràng hạt để niệm Phật

- Ý nghĩa tràng hạt

- Tịnh độ hiện tiền

- Nhìn vào tượng Phật

- Quán tưởng hình tượng Phật

- Quán tưởng ân đức Phật

- Quán tưởng tính Phật

- Trì danh niệm Phật nhất tâm bất loạn

- Thật tướng niệm Phật

- Mời chúng sanh cùng niệm Phật

5. Niệm theo băng tụng

- Niệm bằng tâm theo băng tụng

- Niệm bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài nhưng phải hiểu ngôn ngữ đó

- Niệm thầm theo băng tụng

- Niệm lớn tiếng theo băng tụng

- Niệm theo âm điệu của băng tụng

- Nhắm mắt lắng nghe theo

- Nhắm mắt niệm theo

- Niệm và phát nguyện hồi hướng

- Niệm và gửi năng lượng an lành

- Niệm và phát nguyện

6. Niệm theo thiền lạy

- Một niệm theo mỗi lạy

- Một niệm theo mỗi xá

- Lạy ngồi

- Thiền lạy

- Năm vóc sát đất

- Lạy theo tiếng chuông

- Lạy Phật trong nội tâm

- Tâm lễ

- Lạy nằm theo Phật giáo Tây Tạng

7. Niệm quán Phật

- Chăm chú nhìn tượng Phật

- Có thể vẽ ra hình tượng Phật trong đầu

- Vừa niệm danh hiệu vừa quán tượng

- Niệm nhẹ nhàng, không rơi vào tình trạng ép niệm

- Tiếp xúc với Phật tánh trong bản thân

- Tiếp xúc năng lượng Phật trong bản thân

- Tiếp xúc tính cách Phật trong bản thân

- Niệm thực tại hiện tiền

- Văn hóa chánh niệm

- Niệm quán chữ niệm

8. Niệm đi, đứng, nằm, ngồi

- Niệm khi đi, đứng, nằm, ngồi

- Văn hóa niệm Phật

- Niệm khi tâm xao động

- Niệm mọi lúc mọi nơi

- Niệm đến khi đi vào giấc ngủ

- Niệm chuyển hóa bận rộn thành thảnh thơi

- Niệm khi nhàn rỗi và nghỉ ngơi không bị chìm đắm

- Niệm không phân biệt người niệm

- Ý thức đang niệm, không bị mê trong cái niệm

- Niệm chỉ để niệm, không mục đích gì khác

9. Niệm Mười Hiệu của Phật

- Ứng Cúng

- Chánh Biến Tri

- Thiện Thệ

- Minh Hạnh Túc

- Thế Gian Giải

- Vô Thượng Sĩ

- Thiên Nhân Sư

- Trượng Phu Điều Ngự

- Thế Tôn

- Phật

10. Niệm các danh hiệu Phật và Bồ Tát

- Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

- Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

- Phật Nhiên Đăng …

- Bồ Tát Di Lạc

- Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

- Bồ Tát Phổ Hiền Vương

- Bồ Tát Quan Thế Âm

- Bồ Tát Địa Tạng Vương

- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp

- Tôn giả Thượng Thủ Xá Lợi Phất

11. Niệm theo bước chân

- Mỗi bước chân là một niệm

- Mỗi bước chân là một âm trong một niệm

- Theo dõi bước chân

- Theo dõi tiếng niệm

- Niệm thầm

- Niệm thành tiếng

- Bước đi trong phòng

- Bước đi ngoài trời

- Nói niệm

- Nhạc niệm

12. Niệm Kim Cang

- Niệm thư thả

- Niệm hòa hoãn vừa đủ nghe

- Vừa niệm vừa lắng nghe tiếng niệm

- Nhận diện các tạp niệm và quay trở về với tiếng niệm

- Nhận diện tâm Phật trong tâm ta

- Nhận diện thân Phật trong thân ta

- Nhận diện thân tứ đại và mối liên hệ giữa thân và vạn vật

- Nhận diện cảnh giới Phật hiện tiền

- Nhận diện tính không đáng tham cầu của các pháp

- Nhận diện tính không đáng vướng mắc của các pháp

13. Niệm truy đảnh

- Niệm liên tục không có kẻ hỡ

- Niệm đuổi theo từ chậm tới nhanh

- Chuyển hóa các tạp niệm thành tiếng niệm

- Tâm và tiếng niệm nhất như

- Tâm thật sự tinh tấn

- Có thể niệm theo băng tụng

- Nhất tâm vào câu niệm

- Niệm rõ ràng mạch lạc

- Niệm trong chánh niệm

- Thực tập niệm truy đảnh theo nhóm

14. Niệm theo thời khóa

- Niệm hăng hái từ đầu đến cuối

- Niệm theo thời khóa biểu nhất định bên cạnh việc niệm mọi lúc mọi nơi

- Thực tập thói quen niệm theo thời khóa

- Niệm nhiều hay ít không quan trọng, nhưng quan trọng là phẩm chất của việc niệm.

- Niệm Phật phải có hạnh phúc, nếu không thì đừng có niệm

- Niệm ngay hôm nay, ngay bây giờ và tại đây không đợi đến ngày mai

- Thời khóa niệm được xếp đặt thoải mái, tránh quá dày đặc và ép niệm

- Niệm với tâm không lo sợ niệm nhiều hay ít, niệm ít nhưng có chất lượng vẫn dễ thương hơn niệm nhiều mà tâm tán loạn

- Niệm chỉ có tiến chứ không lùi

- Hễ có niệm là có thành

15. Niệm hay không niệm vẫn là niệm

- Thói quen niệm Phật

- Niệm các pháp bình an

- Niệm người mình thương

- Niệm hình ảnh tĩnh lặng

- Niệm hằng hà sa số Phật

- Niệm cái đang là

- Niệm kinh

- Niệm nhận diện tâm hành

- Mời chúng sanh cùng niệm

- Niệm bình yên

(Theo sách: Hơi Thở Tinh Khôi - TG Minh Thạnh)
Ngoài ra các kinh sách khác cũng có chỉ dạy rất nhiều về Phương pháp, phương tiện thiện xảo Niệm Phật.
Như kinh Niệm Phật Ba la Mật, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ, Sách Niệm Phật thập yếu.v.v. Có rất nhiều. Không biết còn thiếu xót gì không, xin giảng giải.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cách đạo hửu Kim Cang và Hlich phân tích và lý giải rất hay và thực tiển.

Nên post lên để giúp đở quý đạo hửu nào thích pháp môn Tịnh Độ Tông.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Muốn niệm Phật không tán loạn thì phải làm sao?
1) Trì giới
2) Ăn chay
3) Thiền định
4) Niệm Phật có thời khóa.
5) Niềm tin kiên cố
6) Phát nguyện đều đặn.
7) Tùy duyên làm phước hồi hướng vãng sanh.
8) Bố thí Pháp
9) Tu tất cả pháp.
10) Xả tất cả pháp.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

dct không có phản bác chỗ "phương tiện thiện xảo"...
Nhưng hồi xưa giờ dct chỉ thấy trong kinh Phật và Bồ Tát dùng phương tiện thiện xảo để giáo cho chúng sanh, chứ chưa được nghe chúng sanh phàm phu lựa chọn và dùng "phương tiện thiện xảo". Vì tất cả pháp của Như Lai thảy đều là phương tiện thiện xảo, tùy theo chúng sanh bệnh gì thì cho phương thuốc chính xác để trị bệnh đó, cái phương thuốc chính xác đó quả thật là thiện xảo đối với chúng sanh đó.

Còn chúng ta là phàm phu (người bệnh dùng thuốc) thì phải thử thuốc mới biết mình nên cần thuốc gì, thuốc gì thích ứng với mình. Nếu quả thực là "Xảo" thì vừa bốc thuốc uống liền hết bệnh ngay.

Nếu đem từng chữ "phương tiện thiện xảo" ra giải thích thì dct cũng không thể nói được...(nhưng dct không bác bỏ ý kiến đạo hữu.)


VD:
* Phật tử = người con Phật............... như chúng ta tự xưng đây.
Pháp Vương Tử = người con Phật..... ngoài Văn Thù ra ai phàm phu dám xưng.
Nếu phân tích theo nghĩa trên chữ thì có khác nghĩa đâu ???? tại sao ta không dám xưng???

Không ai dám xưng là Pháp Vương Tử, nhưng bên Mật Tông có những vị Lạt Ma được xưng là PHÁP VƯƠNG. (dct ý chỉ nói về danh xưng thôi, không có ý bài bác. A Di Đà Phật)

* Thanh Văn = người nghe pháp ngộ đạo, tất cả chúng sanh thời Phật còn tại thế cũng dùng âm thanh nói pháp, Bồ Tát, phàm phu cũng nghe Phật nói pháp bằng tai để ngộ đạo nhưng đâu gọi là Thanh Văn.

....nhiều nhiều lắm....

Nhưng quả thật đây là lần đầu dct được biết phàm phu chúng sanh có thể dùng phương tiện "thiện xảo". (ghi chú: dct không có bài bác ý kiến trên, chỉ là đó giờ chưa được nghe nên cảm thấy lạ lạ tai thôi, chứ không có ý gì đâu)

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Không ai dám xưng là Pháp Vương Tử, nhưng bên Mật Tông có những vị Lạt Ma được xưng là PHÁP VƯƠNG. (dct ý chỉ nói về danh xưng thôi, không có ý bài bác. A Di Đà Phật)
DH DCT Chắc Không Biết Rõ Về Mật Tông Tây Tạng.

Các Vị Lạt Ma Được Tôn Xưng Là Pháp Vương Là Đệ Tử Các Ngài Xưng Không Phải Là Các Ngài Tự Xưng Hiệu Là Pháp Vương.

Trong Kinh Mật Tông Dạy Chỉ Có Chư Phật Mới Có Thể Ban Truyền Pháp Quán Đảnh Gia Trì Cho Nên Khi Các Vị Lạt Ma Ban Pháp Quán Đảnh Thì Tự Quán Chuyển Hóa Thân Thành Bổn Tôn Pháp Quán Đảnh.

Đây Là Mật Pháp Của Vô Thượng Du Già.

Chỉ Có Mật Pháp Của Vô Thượng Du Già Thì Mới Có Thể Tự Quán Chuyển Hóa Thân Thành Bổn Tôn Của Pháp Quán Đảnh.

Khi Đó Vị Kim Cang Pháp Sư Chính Là Đức Bổn Tôn Pháp Quán Đảnh.

Hiển Giáo Không Có Dạy Điều Này Nên Phật Tử Tu Theo Hiển Giáo Không Biết.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kính chào Đ/h dct87,

Tôi rất quí mến được cùng Đ/h thảo luận. Để học hỏi thêm.

Cái ngôn từ mỗi khi viết đó, nhiều người có trí thức, sao họ cũng uốn được. Nên miễn bàn về ngôn từ. Nhưng tôi cũng rất cẩn thận. Từng cử chỉ, lời nói. Chỉ muốn cho người hiểu sự triển đạt ý nghĩ, cho người hiểu. Mình xin nhấn mạnh, là không có ý tranh luận với bất cứ ai. Nên tiếp theo đây.

Hai chữ Thiện xảo và kinh nghiệm sự thật là giống nhau. Và cũng có viết nhiều trên báo Phật Giáo. Tỉ dụ. Một hội đoàn đến làng nghèo khổ, đói kém, trước họ bố thí về tài vật, sao là dùng thiện xảo để bố thí pháp.v.v.

Nên hai chữ Thiện xảo để ám chỉ giáo Pháp Chân đế thì tại sao ta không dùng.
Như là Phương tiện thiện xảo Phật đã dạy có đầy đủ trong kinh Quán Vô Lượng Thọ. Thì hoàn toàn tất cã từ, danh từ Chân đế. Nhưng bỏ qua thôi không nhắc nửa, đây không phải là chổ cứu cánh chánh của tiêu đề. Ai đúng/sai cũng như gió thổi.
=====================================

Nhưng tôi có một điều rất ngạc nhiên mong chỉ giáo.

Cũng có người dùng chữ và đã in thành sách dạy là họ dùng hai từ. "Kinh nghiệm Niệm Phật". hay tôi có kinh nghiệm Niệm Phật. Hoặc trong tựa đề Kinh nghiệm Pháp môn Niệm Phật vãng sanh.v.v.

Nếu là dùng chữ Kinh Nghiệm thì người đó đã giác ngộ rồi, Vãng sanh rồi, cớ sao còn ở lại viết sách, truyền bá. "Tôi có kinh nghiệm Niệm Phật" nay dạy lại, truyền lại cái "Kinh nghiệm Niệm Phật".v.v.

======================================

Sao lại không nói là "Thiện xảo theo kinh thì đạt thành". Thôi tôi nghĩ hai từ Thiện xảo là theo đó thì sẽ thành công.
Còn hai từ Kinh Nghiệm là hai chữ đã khẩn định "hoàn tất, thành công.v.v". Thí dụ: Thiện xảo chỉ định về từ tương lai. Còn hai chữ Kinh nghiệm chỉ định về từ quá khứ đã làm rồi, qua rồi...Không biết có đúng vậy không? Xin chỉ giáo.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Không ai dám xưng là Pháp Vương Tử, nhưng bên Mật Tông có những vị Lạt Ma được xưng là PHÁP VƯƠNG. (dct ý chỉ nói về danh xưng thôi, không có ý bài bác. A Di Đà Phật)
Kimcang:
DH DCT Chắc Không Biết Rõ Về Mật Tông Tây Tạng.
dct biết thế nào Kimcang cũng giải thích chỗ này.... dct không phản đối chỉ là dùng danh từ để nói rõ thêm ý mình thôi...
Cám ơn Kimcang đã giải thích rõ thêm phần này.





Thien nhan:
Cũng có người dùng chữ và đã in thành sách dạy là họ dùng hai từ. "Kinh nghiệm Niệm Phật". hay tôi có kinh nghiệm Niệm Phật. Hoặc trong tựa đề Kinh nghiệm Pháp môn Niệm Phật vãng sanh.v.v.

Nếu là dùng chữ Kinh Nghiệm thì người đó đã giác ngộ rồi, Vãng sanh rồi, cớ sao còn ở lại viết sách, truyền bá. "Tôi có kinh nghiệm Niệm Phật" nay dạy lại, truyền lại cái "Kinh nghiệm Niệm Phật".v.v.
Kinh nghiệm niệm Phật thì dct có nghe chứ chưa được đọc qua sách. (bận bịu, không có thời gian đọc)
Phần bôi đen trên là không đúng...
Kinh nghiệm niệm Phật không có nghĩa là đã giác ngộ, đã vãng sanh.
Chỗ này không nên tự ý hiểu sai được....

Nghĩa là người này tu pháp môn niệm Phật thử nhiều cách và họ thấy cách đó làm cho họ dễ định tâm nên họ chia sẻ cho mọi người cái kinh nghiệm.

Còn giác ngộ hay không là tùy căn tánh mỗi người, không phải ai niệm Phật xong rồi là ngộ ... có người xuất gia từ nhỏ tu cho đến hết đời cũng chả được ngộ. Có những người vừa cạo tóc xong liền ngộ. Ngộ là do nhân duyên mỗi người chứ không phải ........... kinh nghiệm mà truyền được.

Còn kinh nghiệm vãng sanh thì dct chưa từng được nghe.....đây là lần đầu tiên nghe đạo hữu đề cập tới...

Nên hai chữ Thiện xảo để ám chỉ giáo Pháp Chân đế thì tại sao ta không dùng.
Như dct hum hũm có nói rùi...
... tất cả pháp của Như Lai thảy đều là phương tiện thiện xảo, tùy theo chúng sanh bệnh gì thì cho phương thuốc chính xác để trị bệnh đó...
Biết dùng đúng pháp thì thiện, khéo dùng thì xảo, không phải pháp nào đối với chúng sanh cũng là thiện xảo. Tùy theo chúng sanh bệnh gì mà khéo dùng pháp để giáo hóa nó mới là thiện xảo.

Như dct nói:
Còn chữ "phương tiện thiện xảo" thì đó giờ dct chỉ biết là những vị Phật và Bồ Tát dùng để độ sanh.........
Còn mình là chúng sanh được độ, tu theo pháp của chư Phật, Bồ Tát đã dạy. Tự mình lựa chọn pháp môn thích hợp, phương pháp trợ tu thích hợp. Còn cái gọi là phàm phu chúng sanh "dùng phương tiện thiện xảo" thì nghe lạ tai....
Pháp nào mà không thiện, pháp nào mà không xảo? biết dùng và khéo dùng và khéo giáo hóa chúng sanh mới thật sự là thiện xảo.


A Di Đà Phật.
Chúc đạo hữu an lạc, vui vẻ.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]44 khách