Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

rất cảm ơn quí bạn đã khuyến tấn trong câu hỏi. Niệm Phật mà tâm cứ tán loạn?viewtopic.php?f=39&t=5345
=====================================================

Nay xin được hỏi: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Trong thời gian rảnh trong cuộc sống, tôi đã thường dùng phương tiện là

Vừa lạy Phật vừa Niệm Phật. Nhưng vẩn tán loạn?


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Thien Nhan đã viết:rất cảm ơn quí bạn đã khuyến tấn trong câu hỏi. Niệm Phật mà tâm cứ tán loạn?viewtopic.php?f=39&t=5345
=====================================================

Nay xin được hỏi: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Trong thời gian rảnh trong cuộc sống, tôi đã thường dùng phương tiện là

Vừa lạy Phật vừa Niệm Phật. Nhưng vẩn tán loạn?
Theo thiển ý của Tễu: Niệm Hồng Danh Đức Phật A Di Đà chính là Phương Tiện Thiện Sảo vì nếu Đạo Hữu thật tập trung vào Niệm Hồng Danh Đức Phật thì có tâm đâu mà biết đến vọng tưởng !???
-Đạo Hữu nên nghiên cứu kỹ Pháp Niệm Phật do Đại Thế Chí Bồ Tát thuyết trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm,rồi Thực hành nghiêm mật.Mọi việc sẽ được giải quyết và dần dần tự rõ.
Chúc An Lạc và Tinh Tấn.

Tễu: Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Có Người Nghĩ Là Niệm Phật Định Tâm Là Phải Luôn Giữ Câu A Di Đà Phật Mới Gọi Là Định Tâm.

Nghĩa Này Chưa Đúng Lý.

Niệm Phật Tức Là Nghĩ Nhớ Phật Nhưng Mà Nghĩ Nhớ Phật Không Phải Chỉ Là Niệm Danh Hiệu Phật.

Nếu Nhất Tâm Quy Y Phật Phát Nguyện Vãng Sanh Thì Dù Chưa Được Đến Mức Niệm Niệm Không Dứt Vẫn Là Định Tâm.

Nếu Không Nhất Tâm Quy Y Phật Phát Nguyện Vãng Sanh Dù Có Niệm Như Nước Chảy Không Ngừng Vẫn Là Tán Tâm.

Pháp Môn Niệm Phật Lấy Tín Làm Gốc Nếu Không Có Tín Tâm Thì Là Tán Tâm.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Giữ Chánh Niệm Phục Ma Vương

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Ða số chúng ta đây đều biết, Phật có tướng hảo quang minh, Ma cũng có tướng hảo quang minh. Phước báo của Phật vô cùng to lớn, phước báo của Ma cũng không kém. Phật có hào quang kim sắc của Phật nhu hòa khiến cho chúng ta mỗi khi tiếp xúc đều có cảm giác nhẹ nhàng tươi mát, an ổn, vui vẻ, tự tại. Ma cũng có hào quang kim sắc, nhưng dưới ánh sáng chói lọi của Ma, con người sẽ cảm thấy sợ hãi không yên.

Tóm lại, hào quang của Ma so với hào quang của Phật không có khác, chỉ khác ở chỗ sau khi con người tiếp xúc rồi có những cảm giác hoàn toàn trái ngược nhau.

Làm thế nào để tránh khỏi ánh sáng của Ma? Không bị Ma tổn hại? Ðiều này hết sức quan trọng, quý vị không thể hiểu rõ. Phương pháp hữu hiệu nhất để đối phó:

Quý vị phải luôn giữ Chánh Niệm. Khi giữ được chánh niệm, chẳng những Ma không thể làm tổn hại, ngược lại sanh lòng tôn kính và hộ pháp.

Khi xưa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi thị hiện tám tướng thành đạo, Ma Ba Tuần liền đến và dùng đủ mọi thủ đoạn uy hiếp cản trở. Ðức Thế Tôn chánh niệm phân minh, như như bất động.

Sau cùng Ma không còn cách nào để phá hại nữa, nên sanh lòng tôn kính, bái phục, nguyện làm hộ pháp cho Ngài. Do đó tâm niệm của chúng ta cần phải tương ưng với Giới – Ðịnh – Huệ, ba môn học, đây là phương thức quan trọng nhất để đối trị với sức cản trở, lay động của Ma.

Những người nào dễ bị Ma làm tổn thương nhất?

Xã hội ngày nay, những người tu học Phật pháp, đặc biệt là giới thanh niên, bị nhập Ma rất nhiều. Những ai thích có thần thông, cảm ứng đều dễ bị kết duyên với Ma. Ma sẽ lợi dụng nhược điểm đó của quý vị đến lay động quấy phá. Cho nên người tu học Phật pháp trong thời đại này cần phải có cảnh giác cao độ.

Khi niệm Phật phải giữ tâm thật chân thật, không nên mong cầu cảm ứng. Trong kinh điển Phật dạy chúng ta như thế nào, chúng ta ngoan ngoãn làm theo. Ðiều gì Phật nói chúng ta không nên làm, chúng ta quyết định không làm.

Phật dạy chúng ta vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta cầu sanh Tịnh Ðộ. Phật bảo chúng ta liễu sanh tử, thoát khỏi luân hồi, chúng ta tuyệt đối không luyến tiếc với lục đạo.Thuận theo lời chỉ dạy của Phật, Ma sẽ không làm gì được đối với chúng ta.

Giới trẻ ngày nay đa số vì muốn có thần thông, có cảm ứng, nhưng đâu ngờ đã tự mình làm hư hoại hết cả tương lai tốt đẹp của chính mình.

Thật là điều đáng tiếc vô cùng! Quý vị nên hết sức thận trọng, nhất là phải có sự cảnh tỉnh đối với con cháu, bà con quyến thuộc, bởi vì trong lúc quý vị khởi tâm mong cầu thần thông, cảm ứng, Ma liền có dịp giả hình dáng Bồ Tát, giả Phật Di Ðà đến mê hoặc và lừa gạt dẫn dắt quý vị đi theo. Nhiều vị đồng tu lo rằng: “Nhỡ khi lâm chung Ma giả Phật A Di Ðà đến rước thì sao? Nếu chúng ta không phân biệt được giữa Ma với Phật thì công phu niệm Phật nỗ lực tu hành bấy lâu sẽ chẳng còn!”

Ðối với điều này xin quý vị hãy yên tâm. Ma tuy lừa gạt người, nhưng nhất quyết chúng không thể giả dạng Bổn Tôn tức Phật A Di Ðà. Bởi vì Phật có Thần Hộ Pháp. Khi chúng ta phát tâm chân thật niệm Phật đều được các vị thần Hộ Pháp bảo hộ cho chúng ta, thần Hộ Pháp nhất quyết không dung thứ cho các loàii yêu ma quỷ quái giả mạo Bổn Tôn. Nếu chúng dám giả mạo sẽ bị tội nặng.

Ngược lại nếu chúng giả dạng các vị Phật khác đến gạt quý vị, chúng không phạm tội. Cho nên quý vị niệm Phật A Di Ðà, đến lúc lâm chung nhất định phải chờ Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn. Nếu thấy Phật Thích Ca, Phật Dược Sư đến rước đó là Ma giả dạng đến lừa gạt.

Trong tình trạng như vậy, quý vị phải tập trung tinh thần, nhất hướng chuyên niệm hồng danh A Di Ðà Phật, và mặc nhiên không thèm để ý đến, tức thời những hình ảnh đó sẽ tự biến mất. Những kiến thức này hết sức quan trọng, quý vị nên lưu ý.

Người niệm Phật thỉnh thoảng mơ thấy Phật A Di Ðà, như vậy là công phu niệm Phật được cảm ứng. Nếu thường xuyên thấy Phật thì phải cẩn thận, coi chừng công phu không đúng hoặc có vấn đề.

Nhiều người hỏi: “Lúc mới niệm Phật tôi thường mơ thấy Phật A Di Ðà, tới nay, niệm Phật đã nhiều năm rồi, lại không hề thấy. Như vậy có phải tôi bị thối chuyển so với lúc ban đầu không?” Trả lời: “Cũng có thể thối chuyển”. Nếu không bị thối chuyển cũng không nên thường xuyên mơ thấy, thường xuyên mơ thấy là ma cảnh. Cho dù quả thật mơ thấy Phật cảnh hiện ra cũng không nên sanh tâm chấp trước, sanh tâm tham và vui mừng.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có chỉ dạy cho chúng ta phương pháp đối phó với ma cảnh như sau: “Khi gặp cảnh giới hiện ra, phải giữ tâm không để ý đến, không tìm hiểu sâu vào”.

Vì sao? Bởi vì khi Ma hiện ra có nghĩa là công phu của quý vị đã đạt tới mức khả quan, nếu không Ma cũng chẳng thèm tới để làm gì. Mục đích của chúng đến để chướng ngại, phá cho tan nát công phu tu tập và đạo tâm của quý vị.

Cho nên ý nghĩa câu hồng danh A Di Ðà Phật giúp chúng ta giữ tâm như như bất động trước Ma cảnh rất quan trọng và rất tương quan mật thiết với công phu tu tập của chúng ta.

Hòa thượng Tịnh Không


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tễu đã viết:tangbong
Thien Nhan đã viết:rất cảm ơn quí bạn đã khuyến tấn trong câu hỏi. Niệm Phật mà tâm cứ tán loạn?viewtopic.php?f=39&t=5345
=====================================================

Nay xin được hỏi: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Trong thời gian rảnh trong cuộc sống, tôi đã thường dùng phương tiện là

Vừa lạy Phật vừa Niệm Phật. Nhưng vẩn tán loạn?
Theo thiển ý của Tễu: Niệm Hồng Danh Đức Phật A Di Đà chính là Phương Tiện Thiện Sảo vì nếu Đạo Hữu thật tập trung vào Niệm Hồng Danh Đức Phật thì có tâm đâu mà biết đến vọng tưởng !???
-Đạo Hữu nên nghiên cứu kỹ Pháp Niệm Phật do Đại Thế Chí Bồ Tát thuyết trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm,rồi Thực hành nghiêm mật.Mọi việc sẽ được giải quyết và dần dần tự rõ.
Chúc An Lạc và Tinh Tấn.

Tễu: Kính kinhle
Niệm Hồng Danh Đức Phật A Di Đà chính là Phương Tiện Thiện Sảo vì nếu Đạo Hữu thật tập trung vào Niệm Hồng Danh Đức Phật thì có tâm đâu mà biết đến vọng tưởng !???
Chào Đ/h Tễu.
Về lý thì rất đúng, Bên Mật thì trì chú, Bên Tịnh thì tụng kinh hay Niệm hồng danh, Bên Thiền thì thiền định (chỉ/quán) Tất cã là phương pháp thiện xão để đi vào cửa.

Về kinh: Pháp Niệm Phật do Đại Thế Chí Bồ Tát thuyết trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì chưa đọc hoặc có đọc nhưng đã quên rồi, Xin nhờ đăng lại thì không có gì tốt bằng. Hi hi hi.
Về kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật dạy. Lý, sự viên dung cã hai. Nhưng phải là người có chí khí, dũng cãm, tinh tấn, chuyên cần. Còn đối với mình là một Phật tử tại gia thì đâu có nhiều đều kiện như vậy. Học chỉ có một chữ "Nhẫn" mà không biết hết đời này có xong không? Tâm sự hơi dài, hé.....

Nhưng mình hỏi đây, có vẽ lắc léo một chút, nghiên nhiều về Sự. Nên mới có kèm theo phương pháp "Lạy Phật"

Vậy xin hỏi lại với Quí bạn/ Đ/h Tễu. Lạy Phật có phải là phương pháp thiện xảo không?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

kimcang đã viết:Có Người Nghĩ Là Niệm Phật Định Tâm Là Phải Luôn Giữ Câu A Di Đà Phật Mới Gọi Là Định Tâm.

Nghĩa Này Chưa Đúng Lý.

Niệm Phật Tức Là Nghĩ Nhớ Phật Nhưng Mà Nghĩ Nhớ Phật Không Phải Chỉ Là Niệm Danh Hiệu Phật.

Nếu Nhất Tâm Quy Y Phật Phát Nguyện Vãng Sanh Thì Dù Chưa Được Đến Mức Niệm Niệm Không Dứt Vẫn Là Định Tâm.

Nếu Không Nhất Tâm Quy Y Phật Phát Nguyện Vãng Sanh Dù Có Niệm Như Nước Chảy Không Ngừng Vẫn Là Tán Tâm.

Pháp Môn Niệm Phật Lấy Tín Làm Gốc Nếu Không Có Tín Tâm Thì Là Tán Tâm.
Rất tán thành. Về Niệm Phật phát nguyện vãng sanh thì phải nhất tâm, chỉ đi một đường đi là lòng "Tin" Nguyện Hạnh. (Đây ý này thuộc về lý chân đế).

Nhưng chúng ta bàn gần bước hơn về Lý tục đế, và Sự chân đế thì phải làm sao!

Sự chân đế thì Thánh_Tri đã giảng giải ở viewtopic.php?f=39&t=5345

Còn Lý tục đế chính là Niệm Phật bất cầu (không khát ái) trong đời này tốt/xấu, tai nạn, được phước không cần nghĩ. Miễng sao Niệm Phật cho tâm thanh tịnh.
Là không cầu thành Phật, không cầu sanh cõi Tịnh độ, không cầu bất cứ gì cã trong hiện tại và cã tương lai cho sự chết sau này.

Vậy tôi Niệm Phật bất cầu có thể được không?

Vì hiện chưa chết, nên không nghĩ, không cầu chết.
Thuyết nghĩ có cã hai không?

Có người nào thích Niệm Phật cầu sanh?
Còn người chuyên Niệm Phật cầu vãng sanh thì có nghe nhiều.

(Xin đừng vội cho câu hỏi tôi là tà đạo, chỉ là đặt giả thuyết thôi "sai thì sửa đúng lại", vì tôi hiện đang thực hiện Niệm Phật cầu sanh thôi. Mong Thiện tri Thức giải bài.)
=============================================

Gởi Đ/h Giớiđịnhtuệ,

Xin hỏi về Tín Hạnh Nguyện?

Đây chỉ là đặt giả thuyết.

Người thượng căn khi đã xem kinh quán xét rõ là tin ngay, chánh tín cũng như Niệm Phật vậy.
Nhưng người hạ căn cũng muốn cầu vãnh sanh, cũng muốn tín hạnh nguyện. Nhưng họ không làm được. tỉ dụ khi còn ở Niệm Phật đường thì còn tín hạnh nguyện. nhưng khi bước ra, thì lại quên mất tiêu.

Vậy muốn học chữ "tin" thì trước phải học gì trước?

Có người muốn giữ Tín Hạnh Nguyện nhưng lại hay quên, vậy muốn tăng trưởng chữ "Tín" thì phải làm sao ?


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính Đạo Hữu Thien Nhan.
Nhưng mình hỏi đây, có vẽ lắc léo một chút, nghiên nhiều về Sự. Nên mới có kèm theo phương pháp "Lạy Phật"

Vậy xin hỏi lại với Quí bạn/ Đ/h Tễu. Lạy Phật có phải là phương pháp thiện xảo không?
Theo thiển ý của Tễu: TẤT CẢ PHÁP đều là Phật Pháp Thiện Sảo nếu áp dụng vào Học Phật để thay đổi Tri kiến đưa đến giác ngộ Tri Kiến Giải Thoát Như Phật . Còn ngoài mục đích đó đều không thể gọi là Pháp thiện sảo ( Phi Pháp) !
Về kinh: Pháp Niệm Phật do Đại Thế Chí Bồ Tát thuyết trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì chưa đọc hoặc có đọc nhưng đã quên rồi, Xin nhờ đăng lại thì không có gì tốt bằng. Hi hi hi
Đạo Hữu hãy xem:viewtopic.php?f=32&t=1447
Bài viết mớiGửi bởi Minh Thiện Ngày 13 12 2008, 10:16
tangbong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM tangbong
BAN HOẰNG PHÁP-HỘI PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT VIỆT NAM BIÊN DỊCH,GIẢI THÍCH VÀ PHÁT HÀNH.1963.

tangbong ĐOẠN XXVI: VIÊN THÔNG VỀ KIẾN ĐẠI.(Chính Kinh)
-Ngài Đại -Thế-Chí pháp-vương-tử cùng với năm mươi hai vị Bồ-Tát đồng tu một pháp môn,liền từ chỗ ngồi đứng dậy,đỉnh lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "tôi nhớ hằng sa kiếp trước,có đức Phật ra đời,tên là Vô-lượng-quang;lúc ấy mười hai đức Như-Lai kế nhau thành Phật trong một kiếp;đức Phật sau hết ,hiệu là Siêu- Nhật- Nguyệt-Quang,dậy cho tôi phép niệm Phật-tam-muội.Ví như có người,một đằng chuyên nhớ,một đằng chuyên quên thì hai người ấy,dầu gặp cũng là không gặp,dầu thấy cũng là không thấy;Nếu cả hai người đều nhớ nhau,hai bên nhớ mãi,khắc sâu vào tâm niệm thì đồng như hình với bóng,cho đến từ đời này sang đến đời khác,không bao giờ xa nhau,Thập phương Như-Lai thương tưởng chúng sinh như mẹ nhớ con,nếu con trốn tránh thì tuy nhớ nào có ích gì;Nếu con nhớ mẹ,như mẹ nhớ con thì đời đời mẹ con không cách xa nhau.Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật,tưởng Phật thì hiện nay hay về sau nhất định thấy Phật;Cách Phật khônh xa thì không cần phương tiện,tâm tự được khai ngộ,như người ướp hương thì thân thể có mùi thơm,ấy gọi là Hương-quang-trang-nghiêm.Bản-nhân của tôi là dùng tâm niệm Phật mà vào Pháp Vô-sinh-nhẫn.Nay ở cõi này tiếp dẫn những người niệm Phật về cõi Tịnh-độ.Phật hỏi về viên thông,tôi thu nhiếp tất cả sáu căn,không có lựa chọn tịnh -niệm kế tiếp,được vào Tam-ma -đề.Đó là thứ nhất."
-Đoạn XXVI:VIÊN THÔNG VỀ KIẾN ĐẠI(Giải thích)
Ngài Đại-thế-chí Bồ-tát và đồng bạn trình bầy chỗ tu chứng về Kiến đại.Ngài dùng phương pháp niệm Phật,nhiếp thu tất cả sáu căn về Diệu-chân-như- tính.Pháp-giới-tính luôn luôn hiện tiền như mẹ nhớ con,Nhưng nếu chúng sinh rời bỏ Pháp-giới-tính mà đi theo vọng-tưởng không chịu xoay về nhận lấy Pháp-giới-tính thì dầu Pháp-giới-tính có hiện tiền mãi mãi cũng không có ích gì.Ngược lai nếu cố gắng học tập nhận biết mình có Pháp-giới-tính,thuận theo Pháp-giới-tính mà suy nghĩ,mà tu hành thì sớm hay muộn,nhất định sẽ chứng vào Pháp-giới-tính.Pháp-giới-tính duyên khởi ra tất cả sự vật,duyên khởi ra Phật,duyên khởi ra chúng sinh.Nhưng Phật thì nhập một với Pháp-giới-tinh,diệu dụng tự tại,còn chúng sinh thì mê mờ Pháp-giới-tính,phải chịu luân hồi.Nếu chúng sinh hằng ngày tưởng nhớ đến Phật,đổi cái nhận thức mê lầm của chúng sinh thành cái nhận thức đúng đắn của Phật thì Pháp-giới-tính vẫn hiện tiền,không cần tìm đâu xa nữa.Nhưng muốn đổi thói quen mê lầm thành thói quen giác ngộ thì phải giữ mãi tâm niệm giác ngộ ,luôn luôn phát ra những tâm niệm giác ngộ,dùng tâm niệm giác ngộ đoạn trừ tất cả những tâm niệm mê lầm phiền não,huân tập mãi Đệ-bát-thức bằng những tâm niệm giác ngộ thì mới thành công được.Ngài Đại-thế-chí dùng tâm niệm giác ngộ huân tập đệ-bát-thức nên chứng được tính viên thông và thành chính quả.
-(Trích: Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Tập I -Trang 288-289-Nhà in Tiến Bộ,Hà nội năn 1963)
Minh Thiện:Kính Chào và... tangbong
Tễu :Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »


Muốn Có Lòng TinThì Phải Quán Sát Kỹ Lưỡng.

Phật Dạy Thế Gian Là Khổ.

Vậy Thì Xem Xét Kỹ Càng Rõ Ràng Thì Sẽ Thấy Rất Rõ.

Tất Cả Đều Vô Thường, Vô Thường Đưa Đến Hoại Diệt, Hoại Diệt Là Khổ.

Như Là Trận Động Đất Tại Nhật Bản Làm Chết Hơn 20 000 Người Chẳng Phân Biệt Sang Hèn Nam Nữ Già Trẻ.

Xem Xét Như Vậy Thì Thấy Rõ Thế Gian Vô Thường Khổ Đau.

Lại Như Người Dù Giàu Sang Thân Thể Tốt Đẹp Nhưng Cũng Chẳng Qua Khỏi Bịnh Lão Tử.

Đến Rốt Ráo Vẫn Phải Bị Hoại Diệt Như Vậy Là Khổ.

Chính Vì Muốn Dứt Khổ Nên Mới Tu Để Chấm Dứt Vô Thường Hoại Diệt.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiện Nhẫn đã viết
Vậy tôi Niệm Phật bất cầu có thể được không?
Được quá đi chứ. Niệm Phật là có công đức rồi, là diệt nghiệp chướng rồi. (Niệm Phật một câu diệt được 80 ức kiếp sanh tử nghiệp chướng)
Nếu không cầu vãng sanh thì để làm chủng tử. đời mai sau được gặp Phật pháp, được giải thoát (có bà lão bị cọp đuổi, niệm mô Phật, về sau gặp Phật Thích Ca đắc quả A La Hán)
Vậy muốn học chữ "tin" thì trước phải học gì trước?
Có cái tin không điều kiện, thí dụ tôi tin vợ tôi. (vì yêu mà tin, không có điều kiện nào khác)
Có cái tin Vì trước đó đã tin vào một cái gì lớn lao, cao cả. Thí dụ tin vào công lý, tin vào sự thật, tin vào lòng nhân ái.
Đạo Phật đủ cả ba thứ ấy.
Công lý tối cao là luật nhân quả
Lòng nhân ái (chỉ yêu con người) thì chưa cao bằng từ bi (thuơng mọi loài chúng sinh)
Sự thật ở thế giới này rất cần thiết để duy trì công lý, để duy trì những gì tốt đẹp. Nhưng trong đạo Phật thì nó cũng chỉ là vọng. Có một sự thật còn cao hơn nữa, đó là chân lý, là chân như.

Vậy muốn tin vào thế giới Cực Lạc nên tìm hiểu sâu về đạo Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thien Nhan đã viết: Còn Lý tục đế chính là Niệm Phật bất cầu (không khát ái) trong đời này tốt/xấu, tai nạn, được phước không cần nghĩ. Miễng sao Niệm Phật cho tâm thanh tịnh.
Là không cầu thành Phật, không cầu sanh cõi Tịnh độ, không cầu bất cứ gì cã trong hiện tại và cã tương lai cho sự chết sau này.

Vậy tôi Niệm Phật bất cầu có thể được không?

Vì hiện chưa chết, nên không nghĩ, không cầu chết.
Thuyết nghĩ có cã hai không?
Niệm Phật hiện tại thanh tịnh, mãn duyên ta bà vãng sanh thì có Niệm Phật Ba La Mật.

DH tìm hiểu Kinh Niệm Phật Ba La Mật, tìm hiểu lời Phật dạy trước đã.

Qua Kinh Văn này DH sẽ thấy: tại sao nên nguyện vãng sanh Cực Lạc và Tín như thế nào.

Có người nào thích Niệm Phật cầu sanh?
Còn người chuyên Niệm Phật cầu vãng sanh thì có nghe nhiều.
Không phải cầu vãng sanh là được vãng sanh đâu. Phải xem có Chánh Tín với Cực Lạc hay không? Tạo tội mà cầu sang Cực Lạc với mong muốn bỏ trách nhiệm là không thể nào, đó là tà Tín.
Vậy muốn học chữ "tin" thì trước phải học gì trước?
Có người muốn giữ Tín Hạnh Nguyện nhưng lại hay quên, vậy muốn tăng trưởng chữ "Tín" thì phải làm sao ?
Chữ Tín này do nhân duyên nhiều đời mà kết nên, với người chẳng duyên phận thì suy luận chẳng thể có được. Có chữ Tín này dù ít thì cũng là có, nhưng có thể nhờ sự học tập đúng đắn thì ngày càng được rõ và vững chắc.

-Tìm hiểu rõ 48 đại nguyện của Đức A Di Đà, lịch sử Đức A DI ĐÀ, và Thế Giới Cực Lạc.
- Quan sát sự thật về cõi ta bà này.
- Xem xét năng lực và tâm nguyện bản thân.

Từ đó, quyết định vãng sanh.

Đã khi quyết định vãng sanh thì mọi hành động cố gắng thực hiện tương với Thế Giới Cực Lạc một cách tự nguyện không gượng ép.

Nếu không có nhiều thời gian hoặc do hoàn cảnh thấy khó niệm Danh Hiệu Phật thì có thể quán tưởng, nhớ nghĩ một cách đúng đáng về CỰC LẠC, làm được việc thiện lành gì cũng hồi hướng vãng sanh, tu tập công đức gì cũng hồi hướng vãng sanh. Gặp trở ngại gì cũng nghĩ đúng đắn về CỰC LẠC, luôn biết do vô minh mà ra lầm lỗi, luôn nguyện vãng sanh cầu học trí tuệ xóa sạch vô minh.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Những câu hỏi của đạo hữu Thiện Nhẫn có thể tìm đọc sách: "Niệm Phật Thập Yếu" của HT Thiền Tâm:

http://niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu.htm

Niệm Hôn Trầm thì nên đứng dậy vừa niệm vừa lạy, hoặc niệm to tiếng.

Niệm Tán Loạn thì phải ngồi yên lặng niệm thầm, tập chung nghe rõ ràng từng chữ A Di Đà Phật.

Mỗi mỗi điều có cách đối trị. Nên đọc quyển sách đó!

Niệm Phật chính là phương tiện thiện xảo rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật có nên dùng phương tiện thiện xảo không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Ấn Tổ dạy như thế này:
http://niemphat.net/Luan/giangonluc/giangonluc2.htm
* Ðối với những điều như: Muốn tâm chẳng tham sự vật bên ngoài, chuyên niệm Phật nhưng chẳng thể chuyên, cứ toan chuyên chuyện khác; chẳng thể niệm, cứ muốn niệm những sự khác; chẳng thể nhất tâm, cứ muốn nhất tâm nơi chuyện khác v.v... thì chẳng có pháp tắc kỳ đặc, áo diệu nào khác cả; cứ lấy một chữ Tử dán ngay trên trán, rủ xuống tận lông mày, tâm luôn nghĩ:

“Ta là người nào mà từ vô thỉ mãi cho đến đời này đã tạo ác nghiệp vô lượng, vô biên. Giả sử ác nghiệp có thể tướng thì tận mười phương hư không chẳng thể chứa đựng nổi. Ðời trước do may mắn nào, nay được thân người, lại được nghe Phật pháp. Nếu chẳng nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, khi một hơi thở ra chẳng trở lại, quyết sẽ phải thọ khổ trong vạc sôi, lò than, rừng gươm, núi đao nơi địa ngục, chẳng biết phải trải qua mấy kiếp.

Dù thoát địa ngục, lại đọa vào ngạ quỷ, bụng to như biển cả, họng bé như chiếc kim, đói khát bao kiếp dài lâu. Trong họng lửa cháy, chẳng được nghe đến tên chất tương hay nước, khó được no lòng chốc lát. Từ ngạ quỷ ra, lại làm súc sanh: bị người cưỡi cổ, hoặc gieo thân vào bếp núc nhà người. Dù được làm người, cũng ngu si, vô trí, coi tạo nghiệp là đức năng, coi tu thiện là gông cùm. Chẳng qua mấy mươi năm lại bị đọa lạc; trải qua kiếp số nhiều như cát bụi luân hồi lục đạo. Dù có muốn xuất ly, cũng chẳng biết làm sao!”.

Nghĩ được như thế thì những việc mong muốn nói trên sẽ thành tựu được ngay.

Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Ðộ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.

Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách