Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề
Ưu Đàm Đại Sư

1. Nhớ nghĩ ơn nặng của Phật.

2. Nhớ nghĩ công ơn cha mẹ.

3. Nhớ nghĩ công ơn sư trưởng.

4. Nhớ nghĩ công ơn thí chủ.

5. Nhớ nghĩ công ơn chúng sanh.

6. Nhớ nghĩ khổ đau sanh tử.

7. Tôn trọng tánh linh của mình.

8. Sám hối nghiệp chướng đã tạo.

9. Nguyện cầu vãng sanh tịnh độ.

10. Làm cho chánh Pháp được tồn tại.


Trích trong Liên Tông Bảo Giám


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Vậy cho ngu đệ hỏi, chẳng hay huynh đã phát bồ đề tâm chưa, nếu đã xin hỏi vì nhân duyên nào mà phát nguyện?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật
Thiện Thông đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề rồi, do nhân duyên Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ. Còn đạo hữu đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề chưa?


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thiệnthông đã viết:A Di Đà Phật
Thiện Thông đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề rồi, do nhân duyên Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ. Còn đạo hữu đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề chưa?
Ngu đệ chưa có thầy dẫn dắt, chỉ đọc Kinh biết gì làm vậy. Theo danh sách trên thì trong lòng của ngu đệ đã phát tâm với các nhân duyên sau:
2. Nhớ nghĩ công ơn cha mẹ.

6. Nhớ nghĩ khổ đau sanh tử.

8. Sám hối nghiệp chướng đã tạo.

9. Nguyện cầu vãng sanh tịnh độ.

10. Làm cho chánh Pháp được tồn tại.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật
Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ, phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đó là một trong những nhân duyên mà Thiện Thông phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, còn những nhân duyên khác mà Thiện Thông phát tâm Vô Thượng Bồ Đề nữa. Nói chung phát tâm Vô Thượng Bồ Đề có nhiều nhân duyên để phát tâm, chứ không chỉ duy có 10 điều trên. Nếu đạo hữu có đọc những Kinh Phật mà Phật đề cập tới phát tâm Vô Thượng Bồ Đề thì đạo hữu sẽ thấy phát tâm Vô Thượng Bồ Đề có nhiều nhân duyên phát khởi. Dưới đây là trích dẫn một số Kinh, Phật dạy về nhân duyên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề

Kinh Hoa Nghiêm có dạy rằng:

Này thiện nam tử! Bậc Bồ tát phát lòng Vô thượng Bồ đề là: khởi lòng Đại bi Cứu độ tất cả chúng sanh khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự. Khởi lòng khắp cầu Chánh pháp tất cả không sẻn tiếc. Khởi lòng thú hướng rộng lớn cầu Nhất thiết trí. Khởi lòng Đại từ vô lượng khắp nhiếp tất cả chúng sanh. Khởi lòng không bỏ rời các loài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu Bát nhã Ba la mật. Khởi lòng không Siểm dối với vì cầu được trí Như thật. Khởi lòng thật hành y như lời nói, để tu đạo Bồ tát. Khởi lòng không dối đối với chư Phật vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như Lai. Khởi lòng nguyện cầu Nhất thiết trí cùng tận kiếp vị lai giáo hóa chúng sanh không ngừng nghỉ. Bồ tát dùng những công đức Bồ đề tâm nhiều như vi trần số cõi Phật như thế nên được sanh vào nhà Như Lai.

Này thiện nam tử! Như ngươi học bắn trước hết phải tập thế đứng, rồi sau mới học đến cách bắn. Cũng thế, Bồ tát muốn học đạo Nhất thiết trí của Như Lai, trước hết phải an trụ nơi Bồ đề tâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật Pháp. Thiện nam tử! Ví như vương tử tuy hãy còn thơ ấu song tất cả đại thần đều phải kính lễ. Cũng thế, Bồ tát tuy mới phát Bồ đề tâm tu Bồ tát hạnh, nhưng tất cả bậc kỳ cựu hàng Nhị thừa đều phải nể vì kính trọng.

Thiện nam tử! Như Thái tử tuy đối với quần thần chưa được tự tại, song đã có đầy đủ tướng trạng của vua, mà các bầy tôi không thể sánh bằng, bởi nhờ chỗ xuất sanh tôn quý. Cũng thế, Bồ tát tuy đối với các nghiệp phiền não chưa được tự tại, song đã đầy đủ tướng trạng Bồ đề, hàng Nhị thừa không thể sánh hàng, bởi nhờ chủng tánh đứng vào bậc nhất.

Thiện nam tử! Như người máy bằng gỗ nếu không có mấu chốt thì các thân phần rời rạc chẳng thể hoạt động. Cũng thế Bồ tát nếu thiếu Bồ đề tâm thì các hạnh lành đều bị phân tán, không thể thành tựu tất cả Phật Pháp.

Thiện nam tử! Như chất kim cương thì tất cả mọi vật không thể phá hoại, trái lại có thể phá hoại tất cả vật khác, song thể tánh của nó vẫn không tổn giảm. Bồ đề tâm của Bồ tát cũng thế, khắp ba đời trong vô số kiếp giáo hóa chúng sanh, tu các khổ hạnh, việc hàng Nhị thừa không thể làm mà Bồ tát đều làm được, song kết cuộc vẫn chẳng chán mỏi giảm hư.

Phổ Hiền Bồ tát dạy rằng:

Thiện nam tử! Bồ tát vì điều phục giáo hóa tất cả chúng sanh nên phát Bồ đề tâm. Vì trừ diệt khổ tụ cho tất cả chúng sanh nên phát Bồ đề tâm. Vì đem cho tất cả chúng sanh sự an vui đầy đủ nên phát Bồ đề tâm. Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả chúng sanh nên phát Bồ đề tâm. Vì đem lại Phật trí cho tất cả chúng sanh nên phát Bồ đề tâm. Vì tùy thuận lời dạy của Như Lai khiến chư Phật hoan hỷ nên phát Bồ đề tâm. Vì muốn thấy sắc thân và tướng hảo của tất cả chúng sanh nên phát Bồ đề tâm. Vì cung kính cúng dường tất cả chư Phật nên phát Bồ đề tâm. Vì muốn nhập vào Trí tuệ rộng lớn của tất cả chư Phật nên phát Bồ đề tâm. Vì muốn hiển hiện các Ðức, Lực, Vô úy của chư Phật nên phát Bồ đề tâm.

Ðệ tử chúng con vẫn nhận thức tất rõ rằng: nẻo Luân hồi có quá nhiều chướng nạn, nếu chưa chứng quả Vô sanh thì khi chuyển sang kiếp sống khác ắt dễ bị hôn mê sa đọa.

Cho nên, muốn bảo đảm cái tâm Vô thượng Bồ đề không bị thối thất và để dễ dàng thành mãn chí nguyện độ sanh, chúng con phải gấp rút thanh toán vấn đề Sống chết bằng cách cầu vãng sanh cõi Cực lạc.

Như vậy, nhờ sự giáo huấn của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, nhờ oai lực vĩ đại của Bổn nguyện A Di Ðà, mà từ nay chúng con đã biết rõ Niệm Phật thì phải phát Vô thượng Bồ đề tâm.

Với tấm lòng tri ân tha thiết và chân thành, đệ tử chúng con xin đem cả tánh mạng mà quy y và đảnh lễ:

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Ðại từ Ðại bi A Di Ðà Phật vị Đạo sư tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc.

Nam mô Cứu khổ cứu nạn Ðại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát.

Nam mô Ðại hùng Ðại lực Ðại thế chí Bồ tát.

Nam mô Thanh tịnh Ðại Hải Chúng Bồ tát.

KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN

Phát Tâm Bồ Đề Phẩm Thứ Bốn

Bấy giờ ở trong hội, có một vị Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, tên là Hỷ Vương, liền từ tòa ngồi đứng dậy, để hở vai áo bên phải quỳ xuống đất, chấp tay ngưỡng bạch đức Như Lai rằng:

Bồ Tát phải tri ân báo ân như thế nào?

Phật bảo Bồ Tát Hỷ Vương:

Thiện nam tử! Ông hãy nghe cho kỹ: Bồ Tát muốn tri ân báo ân nên phải phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (hay còn gọi là phát tâm Bồ Đề, hay phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, hay phát tâm cầu thành Phật), và dạy bảo tất cả chúng sanh phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bồ Tát Hỷ Vương hỏi:

Nếu phát tâm Bồ Đề, sẽ phải phát như thế nào? Và nhân đâu mà có thể phát được?

Phật nói:

Thiện Nam tử! Bồ Tát Ma Ha Tát, khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề phải lập đại nguyện, và nói như thế này: “Nếu tôi chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tôi sẽ làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến cho chúng sinh được an trụ trong cảnh đại Niết Bàn, lại sẽ giáo hóa tất cả chúng sinh, thảy đều được đầy đủ bát nhã ba la mật”. Như thế gọi là tự lợi cũng gọi là lợi tha.

Cho nên Bồ Tát khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề, thời được gọi là Bồ Đề nhân duyên, chúng sinh nhân duyên, chính nghĩa nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp nhân duyên, thâu nhiếp tất cả cỗi gốc thiện pháp.

Cho nên Bồ Tát được gọi là bậc Đại thiện, cũng gọi là cỗi gốc lành của tất cả chúng sinh, vì vậy mà Bồ Tát có thể phá trừ ba nghiệp ác ở nơi thân, khẩu, ý v.v… cho tất cả chúng sinh. Tất cả những thệ nguyện của thế gian, tất cả thệ nguyện của xuất thế gian, không có thệ nguyện nào bằng được thệ nguyện Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thệ nguyện như thế, thực không gì hơn được, không gì trên được nữa.

Bồ Tát khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề, có năm việc: Một là tín, hai là hạnh, ba là cảnh giới, bốn là công đức, năm là tăng trưởng. Bồ Tát nếu hay phát được tâm Bồ Đề, thì được gọi là Ma ha Tát, quyết định sẽ chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trọn Đại thừa hạnh. Cho nên khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề, tức hay thâu nhiếp được tất cả thiện pháp. Bồ Tát Ma ha Tát phát tâm Bồ Đề, tu hành mong được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (tức là quả vị Phật), nếu không phát tâm quyết không thể nào thành được, cho nên phát tâm, là cỗi gốc của quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bồ Tát Ma ha tát coi thấy chúng sinh phải chịu những sự khổ não, thì lòng sinh thương xót, nên Bồ Tát, nhân tâm từ bi, mà phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nhân phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, mà hay tu tập ba mươi bảy trợ đạo pháp, nhân tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp , mà chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cho nên phát tâm là cỗi gốc của đạo Vô thượng Bồ Đề, do phát tâm Bồ Đề, mới hay hành trì được Bồ Tát giới. Cho nên phát tâm gọi là gốc, gọi là nhân, gọi là ngành, gọi là lá, cũng gọi là hoa, lần lượt gọi là quả, cũng gọi là hạt. Bồ Tát phát tâm, cũng có người thì được rốt ráo, có người thì không được rốt ráo, người được rốt ráo thì mãi mãi cho đến khi chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trọn không bao giờ thoái chuyển. Còn người không được rốt ráo, là trong tâm đã có sự thoái chuyển. Thoái chuyển có hai thứ: một là thoái chuyển rốt ráo, hai là người thoái chuyển không rốt ráo. Người thoái chuyển rốt ráo, là người trọn không thể phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không thể suy tìm, tu tập pháp đó được. Người thoái chuyển không rốt ráo, là người cầu phát tâm Bồ Đề, thường tu tập pháp đó.

Phát tâm Bồ Đề có bốn thứ:

Một là, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, hoặc được coi thấy, nghe thấy những việc bất khả tư nghị của chư Phật, Bồ Tát, liền sinh tâm cung kính, và nghĩ rằng: “Những sự của Phật, Bồ Tát, là bất khả tư nghị, nếu Phật, Bồ Tát chứng được sự bất khả tư nghị ấy, thì ta đây cũng quyết sẽ chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cho nên ta dốc lòng, nhớ nghĩ đạo Bồ Đề, và phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Hai là, lại có người không được coi thấy những sự bất khả tư nghị của chư Phật, Bồ Tát, mà chỉ nghe thấy cái tạng bí mật của chư Phật, Bồ Tát, liền sinh tâm cung kính tin tưởng, cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và Ma ha Bát Nhã, cho nên phát tâm Bồ đề. Ba là, có người không được coi thấy những việc bất tư nghị của chư Phật, Bồ Tát, cũng không được nghe Pháp, mà do vì khi coi thấy Pháp diệt, rồi trong lòng nghĩ rằng: “Vô thượng Phật pháp, hay diệt trừ được Vô lượng khổ não cho chúng sinh, làm ích lợi lớn lao cho chúng sinh, chỉ có chư Phật, Bồ Tát, mới hay làm cho Phật pháp được trường tồn bất diệt, ta ngày nay cũng nên phải phát tâm Bồ Đề, khiến cho các chúng sinh, xa lìa phiền não, thệ nguyện thân này của ta, dầu cho phải chịu mọi sự đại khổ não đi chăng nữa, ta quyết giữ gìn Phật Pháp, khiến cho Phật pháp được trường tồn mãi mãi ở thế gian, cho nên ta phát tâm Bồ Đề. Bốn là, lại có người không được coi thấy chư Phật, Bồ Tát, không được nghe Pháp, khi Pháp diệt cũng không được thấy, mà chỉ thấy tất cả chúng sinh ở trong đời ác trược, đủ mọi thứ phiền não, tham dục, giận tức, ngu si, không thẹn, không hổ, bỏn xẻn, tật đố, ganh ghét, nghi ngờ, lười biếng v.v… thấy như thế rồi, liền nghĩ rằng: “Trong đời ác trược này, chúng sinh chẳng chịu tu thiện, tâm Nhị Thừa còn không phát, nữa là tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ta nay phải nên phát tâm Bồ Đề, phát tâm Bồ Đề rồi, liền dạy bảo tất cả chúng sinh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Bấy giờ Ngài Hỷ Vương Bồ Tát, lại bạch Phật rằng:

- Lạy Đức Thế Tôn! Bồ Tát tri ân báo ân bằng cách tự phát tâm Bồ Đề và dạy bảo tất cả chúng sinh đều phát tâm Bồ Đề. Song Đức Như Lai thuở xưa khi còn phải sinh tử, thoạt mới phát tâm Bồ Đề, là do nhân duyên gì?

Phật dạy:

- Thiện nam tử! Về đời quá khứ lâu xa, kiếp số nhiều không thể kể tính được, khi ta còn ở trong vòng sinh tử, do phiền não trọng chướng, tạo nên những nghiệp ác ở nơi thân, khẩu, ý, nên phải đọa lạc vào các địa ngục như: Địa ngục A ha ha, địa ngục A ba ba, địa ngục A đạt đa, địa ngục Đồng phủ, địa ngục Đại đồng phủ, địa ngục Hắc Thạch, địa ngục Đại hắc thạch, cho đến địa ngục Hỏa xa. Ta nhớ khi ta phải đọa vào địa ngục Hỏa xa, ta cùng với hai người bạn phải kéo một cái xe lửa, bốc cháy ngùn ngụt, quỷ đầu trâu tên là A Bàng, ngồi ở trên xe, mắm miệng, nghiến răng, trợn mắt, miệng, mắt tai, mũi đều phun ra khói lửa, thân thể to lớn, tay chân gân guốc, hình sắc tía đen, tay cầm gậy sắt, đánh đập luôn luôn, mặc dầu ta bị đánh đập đau đớn, nhưng vẫn cố sức kéo, lúc đó hai người bạn của ta, vì hơi sức yếu đuối, kéo không nổi, nên bị quỷ đầu trâu A Bàng, lấy đinh ba bằng sắt, đâm vào bụng, lấy gậy bằng sắt đập vào lưng, máu phun ra như suối chảy, đau đớn khó nhẫn, những người ấy cất tiếng kêu gào rất thảm thiết, người thì kêu cha mẹ, người thì kêu vợ con. Nhưng dầu có kêu gào như thế, cũng chẳng có ích lợi gì đối với mình. Lúc ấy, ta thấy những người bạn của ta chịu sự khổ não như vậy, lòng ta sinh ra thương xót ấy, cho nên ta phát tâm Bồ Đề, vì những người chịu tội ấy, mà khuyên bảo quỷ đầu trâu A Bàng rằng:

- Những người phải chịu tội đây, thật đáng thương xót, xin ông hãy rủ lòng nới tay, đừng nên đánh đập họ tội nghiệp.

- Lúc ấy quỷ đầu trâu A Bàng, nghe ta nói như thế, lòng sinh giận tức, dùng đinh ba bằng sắt đâm vào cổ ta, chết liền tại chỗ, ta liền được thoát khỏi cái tội trăm kiếp phải đọa lạc ở nơi địa ngục hỏa xa, chính vì lúc đó ta phát được tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy.

- Phật bảo Ngài Bồ Tát Hỷ Vương:

- Người kéo xe lửa tức là thân ta ngày nay, nhân phát tâm Bồ Đề, mà chóng được thành Phật. Thế nên biết: tất cả chúng sinh phát tâm Bồ Đề, sự đó chẳng phải một, hoặc nhân lòng từ bi, hoặc nhân lòng giận tức, hoặc nhân lòng bố thí, hoặc nhân lòng bỏn xẻn, hoặc nhân lòng vui mừng, hoặc nhân phiền não, hoặc nhân ân ái ly biệt, hoặc nhân sự oán ghét gặp gỡ, hoặc nhân gần gũi bạn lành, hoặc nhân bạn ác, hoặc nhân được coi thấy Phật, hoặc nhân được nghe Pháp… cho nên biết: tất cả chúng sinh, phát tâm Bồ Đề, mỗi mỗi chẳng phải đồng nhất. Hỷ Vương nên biết! Bồ Tát Ma Ha Tát, tri ân báo ân, sự đó như thế.

- Khi Phật nói Pháp ấy rồi, có một vạn tám ngàn người đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Trong tất cả đại chúng, có người được chứng quả Tu đà hoàn, cho đến A la hán, Thiên địa quỷ thần, Nhân và Phi nhân cũng phát tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Sau khi được nghe Phật nói Pháp, ai nấy đều vui mừng, đầu mặt làm lễ Phật, rồi quanh về phía bên phải mà lui trở ra.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn Thông huynh không ngại mất thời giờ quý báu mà trích Kinh chỉ giúp. Ngu đây như được mở rộng tầm nhìn.
Huynh cho hỏi thêm, chẳng hay Phát Bồ đề tâm có phải làm lễ hay không, có cần phải có Sư chứng minh không?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật
Phát tâm Vô Thượng Bồ Đề thì không cần làm lễ, tuy nhiên nếu có làm lễ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề trước hình, tượng Phật hay Bồ Tát thì càng tốt và Phật hay Bồ Tát sẽ chứng minh vì các Ngài có Thiên nhãn thông, Tha tâm thông, Thiên nhĩ thông thì chắc chắn biết các bạn phát tâm Vô Thượng Bồ Đề trước các Ngài mà. Dưới đây là bài viết ngắn về "Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề Là Nhân Thành Phật", có phần chỉ làm lễ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề trước hình, tượng Phật hay Bồ Tát như thế nào:

A Di Đà Phật

Phát tâm Vô Thượng Bồ Đề còn gọi là phát tâm Bồ Đề hay còn gọi là phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề nghĩa là gì? Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề nghĩa là phát tâm trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh. Nếu có người hỏi tôi còn là phàm phu, còn phiền não, tu yếu kém, chưa biết nhiều giáo lý Phật Pháp, chưa đủ khả năng phát tâm Vô Thượng Bồ Đề? Đừng nghĩ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề là chỉ để cho hàng Bồ Tát làm. Bất cứ chúng sanh nào, không luận là Phàm phu hay Thánh đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề được. Trong Kinh Bi Hoa có kể tiền thân Phật Thích Ca, lúc còn làm phàm phu đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Nhờ Nhân phát tâm Vô Thượng Bồ Đề lúc trước, sau này Phật Thích Ca thành Phật là Quả. Mình phải gieo Nhân thành Phật trước đã, còn làm được chuyện trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh ngay ở cuộc đời này hay không,thì không ảnh hưởng gì cả, nếu mình không làm được ở hiện tại, thì mình sẽ làm ở tương lai. Bây giờ mình có Thiện Căn Phước Đức quá lớn được làm người và biết Phật Pháp, thì mình nên nắm lấy duyên lành này để Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề, để gieo Nhân (chủng tử) thành Phật trước. Mình phải gieo Cực Thiện Nghiệp cho mình trước đã. Còn những người mà có tâm Từ Bi thì càng nên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Phát tâm Vô Thượng Bồ Đề có rất nhiều lợi ích và lợi ích của nó rất lớn. Bởi vậy, Phật đã dạy đi dạy lại trong nhiều Kinh là dạy tất cả chúng sanh phải phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Mình nên nghe lời Đức Phật dạy mà làm theo. Đức Phật là bậc có Đại Trí Vô Thượng, thấy biết rõ pháp nào giúp cho chúng sanh có được những điều lợi ích lớn lao, thế nên Phật mới dạy đi dạy lại. Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề có những lợi ích gì? Có rất nhiều lợi ích, mình có phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, thì giúp mình tinh tấn tu hành, làm cho mình không đi sai với Chánh Pháp, là Nhân để tương lai thành Phật, gieo chủng tử cực thiện vào Tàng Thức, gieo Cực Thiện Nghiệp cho mình, nhiều lúc mình nhớ lại mình đã phát tâm sẽ làm động lực giúp mình tinh tấn tu hơn, tăng trưởng căn lành của mình… Bất cứ chúng sanh nào muốn thành Phật trong tương lai đều phải phát tâm Vô Thượng Bồ Đề trước đó. Không luận tu bất cứ pháp môn nào cũng đều nên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Vậy phát tâm Vô Thượng Bồ Đề nghi thức như thế nào? Mình cứ đứng hay quỳ trước hình hay tượng Phật hoặc Bồ Tát, mình lạy xuống 3 lạy và niệm danh hiệu vị Phật hoặc Bồ Tát mình đứng trước đó 3 lần, sau đó mình nói là: Con tên gì… pháp danh gì (nếu có), con nay xin phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh (nói 3 lần). Nếu có phát thêm đại nguyện hay nguyện nào đó thì càng tốt, vì thường phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, là có kèm theo những lời phát nguyện hay đại nguyện. Ví dụ như khi con thành Phật con cũng có 48 lời đại nguyện giống như Phật A Di Đà, hoặc 10 đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, hoặc phát đại nguyện giống như Địa Tạng Vương Bồ Tát hoặc tự mình phát đại nguyện riêng. Nếu không có kèm theo những lời phát nguyện cũng không sao, nữa sau này mình phát nguyện cũng được.

Trong Kinh Bi Hoa, Phật Thích Ca có dạy, tiền kiếp Ngài còn là phàm phu, chính Ngài đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề và dạy những người khác phát tâm Vô Thượng Bồ Đề khi họ còn là phàm phu. Mà những người đó thời đó đâu ai xa lạ, mà nay là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, và những vị Phật hiện tại… Nhờ trong tiền kiếp khi còn là phàm phu những vị đó đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề và đã phát những đại nguyện. Đó là những tấm gương sáng mình nên bắt chước làm theo.
Những người tu theo pháp môn Tịnh Độ, ngoài Tín, Nguyện, Hạnh. Nếu có thêm phát tâm Vô Thượng Bồ Đề thì làm cho sự tu hành của mình càng tiến và mình rất dễ vãng sanh Cực Lạc. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy, ba phẩm vãng sanh: thượng, trung, hạ đều có phát tâm Vô Thượng Bồ Đề và chuyên niệm danh hiệu A Di Đà Phật.

A Di Đà Phật
Thiện Thông


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đa tạ thông huynh đã chỉ bày,

Nay ngu đệ còn một câu nữa chẳng rõ, mong huynh chỉ thêm cho. Trong Kinh Vô Lượng Thọ có một đoạn:
Phật bảo Ngài A-Nan: Tỳ Kheo Pháp Tạng nói tụng này rồi liền bạch với Phật Thế Tự Tại Vương : Kính lạy đức Thế Tôn! Con nay phát tâm Vô thượng chánh giác, nguyện Phật vì con rộng nói chánh pháp, con sẽ tu hành giữ gìn cõi Phật mầu nhiệm vô lượng trang nghiêm. Hôm nay con ở trong đời sẽ mau thành chánh giác và quyết nhổ hết các nguồn gốc đau khổ sanh tử cho chúng sanh.

Ðức Phật bảo Ngài A-Nan: Khi đó Phật Thế Tự Tại Vương dạy cho Pháp Tạng Tỳ Kheo làm cách nào để tu hành trang nghiêm Phật độ mà chính Tỳ Kheo Pháp Tạng phải thực hành. Tỳ Kheo Pháp Tạng lại bạch với Phật Thế Tự Tại Vương rằng: Nghĩa lý của Phật dạy rất mầu nhiệm sâu xa, không phải là cảnh giới của con. Cúi mong Ðức Phật giảng giải rõ ràng về việc làm của các Như Lai đã trang nghiêm tịnh độ, để từ đó con sẽ theo các phương pháp ấy tu hành hầu thành tựu những điều mà con mong muốn.

Lúc bấy giờ, Phật thế tự tại biết được ý chí cao siêu, tin nguyện sâu rộng của Tỳ Kheo Pháp Tạng nên dạy rằng: Nếu có người dùng đấu để lường một biển lớn, nếu cố gắng chuyên cần, trải qua nhiều số kiếp sẽ lường hết nước, lấy được châu báu. Nếu có người tinh tấn chí tâm cầu đạo không dừng chắc được kết quả. Không nguyện gì mà chẳng thành tựu. Trong lúc ấy Phật thế tự tại vì Pháp Tạng Tỳ Kheo mà nói rõ hai trăm mười ức quốc độ của chư Phật, việc lành dữ của trời người, những quốc độ vi diệu và thô sơ. Ngài cũng theo tâm nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, dùng thần lực hiện rõ các quốc độ cho Pháp Tạng Tỳ Kheo được thấy.

Trong lúc ấy, nghe Phật Thế Tự Tại Vương giảng giải việc nghiêm tịnh quốc độ và làm thế nào cho được thanh tịnh. Nhờ ấy và hiểu tất cả nên Tỳ Kheo Pháp Tạng phát khởi nguyện lớn cao tột, tâm luôn tịch mịch, chỉ không chấp trước, tất cả thế gian không ai sánh bằng, luôn luôn nhớ nghĩ đủ năm kiếp, giữ gìn công hạnh để trang nghiêm quốc độ thanh tịnh,
(Link gốc: http://www.quangduc.com/tinhdo/27voluonggy04.html)

Theo ngu đệ hiểu cái đoạn này thì, Ngài Pháp Tạng nhờ được Phật Thế Tự Tại Vương giảng cho hiểu về "việc nghiêm tịnh quốc độ và làm thế nào cho được thanh tịnh" nhờ ấy mà Ngài Pháp Tạng mới phát được những lời đại nguyện như thế.

Theo đó đệ nghĩ, kẻ phát tâm vô thượng bồ đề phải hiểu rõ những gì mình đang phát nguyện thì mới được. Mà ngu thường thấy, đã phát nguyện thì phát nguyện cho rộng cho lớn, phát nguyện rộng lớn mà chẳng hợp với chánh pháp thì có phải là nguy to không?

Kính mong huynh giải thêm cho ngu đệ được khai mở.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Mười Nhân Duyên Phát Khởi Tâm Bồ Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

“Nhân vì chúng sanh mà khởi tâm đại từ bi. Nhân lòng đại từ bi mà phát bồ đề tâm. Nhân phát bồ đề tâm mà thành ngôi Chánh Giác”
Kinh Hoa Nghiêm


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.56 khách