CẦU VÀ NGUYỆN

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

kinhle
Trong tuyên truyền phổ rộng pháp môn Tịnh Độ, người tu thường khuyên bảo bằng câu: "Niệm Phật CẦU vãng sanh Tịnh Độ" đã phát sinh nhiều thứ hiểu lầm khá ta hại.

Người ta hiểu lầm chữ "CẦU" này là cầu xin, van xin, xin xỏ,.... một đấng tạo hóa, ban phát, cứu vớt họ. Tình cờ hiểu lầm Đức A Di Đà hóa là một vị thần linh, thượng đế. Chữ CẦU theo nghĩa này đồng nghĩa với tham ái. Mà người theo đuổi tham ái thì làm cho phát sanh ra phiền não và khổ đau trong luân hồi 6 nẻo: trời, người, a tu la, ngã quỹ, súc sanh, địa ngục. Nhưng ở CỰC LẠC không có phiền não và khổ đau tức là cõi nước CỰC LẠC không chấp chứa ái dục. Cho nên kẻ theo đuổi con đường ái dục thì chẳng thể vãng sanh CỰC LẠC THẾ GIỚI.

Nhưng không có nghĩa là người chưa đoạn trừ xong ái dục thì không vãng sanh. Nếu đoạn sạch ái dục mới được vãng sanh thì thành ra chỉ có Thánh mới vãng sanh, còn phàm phu thì không, điều này không có ý nghĩa cứu độ sâu rộng. Chưa chứng Thánh cũng có thể vãng sanh, điều này được ĐỨC PHẬT giới thiệu trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ: Thượng - Trung - Hạ Phẩm vãng sanh và trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật có nói tại sao Phàm Phu tu niệm Phật theo con đường Bồ Tát phải nguyện vãng sanh Tịnh Độ CỰC LẠC.

Việc này không có gì để nghi ngờ, chỉ là chúng ta có thể chưa hiểu tại sao? Cũng như một bài toán đáp số đã sẵn có nhưng chúng ta chẳng biết tại sao lại được như vậy, sanh tâm tìm hiểu giải thích ra cho được kết quả ấy. Trong Phật Giáo gọi điều này "Tín giải" hoàn toàn khác biệt với những lý luận loại trừ - bài bác.

Chúng ta cùng tìm hiểu hai từ "tham muốn".

Tham muốn có hai loại:

1)Tham muốn cầu lấy trong ngũ dục. Những người này lấy ngũ dục làm cứu cánh cho cuộc đời. Họ là những người chắc chắn luân hồi tiếp tục trong 6 nẻo. Những vị này gọi là "tham muốn ái dục".

2) Muốn chấm dứt tham muốn ngũ dục, hướng đến giải thoát. Đây là những người không lấy ngũ dục làm cứu cánh mà biết đến Đạo Giải Thoát và mong muốn tu tập chấm dứt sanh tử. Những người này kiếp sau của họ là do Nhân Tu Tập mà sanh và sanh cũng chỉ để tu tập tiếp tục. Nhưng sanh ở đâu lại là chuyện khác. Tùy tâm nguyện mỗi người.

Người Tu Tịnh Độ trước hết: ít nhất phải là người có mong muốn thứ 2. Vấn đề còn lại là sanh ra ở đâu ở kiếp sau để tiếp tục tu tập khi mà họ chưa giải thoát trong kiếp này.

- Nếu họ không biết rõ về các cõi nước Tịnh Độ thì chắc chắn họ sẽ sanh ra và tu tập trong 6 nẻo luân hồi, thế giới của ngũ uẩn.

- Nếu họ có biết đến và Tín thọ các cõi Tịnh Độ, Nguyện sanh về một trong số cõi ấy ở kiếp sau, TÍN - NGUYỆN này vững chắc, tu tập tương ưng với cõi mình nguyện sanh thì chắc chắn sẽ sanh. Riêng trong các cõi Tịnh Độ thì tu tập nguyện vãng sanh CỰC LẠC THẾ GIỚI có lẽ là dễ hơn hết.

Như vậy,ta nên thay thế câu: "Niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc" bằng câu "Niệm Phật nguyện vãng sanh CỰC LẠC". Nguyện này là nói đến Tâm Nguyện riêng của mỗi người tu tập trên con đường giải thoát.

Vài ý kiến thô thiển của kẻ sơ cơ mong đừng chấp nhất.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Cầunguyện thật thẳng khác nhau, nhưng tùy theo cách hiểu của người khác nhau. Đều nói về một điều mong muốn gì đó.

"...Cầu cho con thác biết ngày

Biết giờ, biết khắc, biết rày tánh linh

Cầu con bịnh khổ khỏi mình

Lòng không tríu mến chuyện tình thế gian

Cầu con thần thức nhẹ nhàng..."

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

''Nguyện sinh Tịnh Độ Di Đà
Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình
Hoa khai ngộ pháp vô sinh
Cùng chư Bồ Tát bạn lành với ta''

Chữ ''nguyện'' đúng với pháp môn Tịnh Độ hơn!

Nam Mô A Di Đà Phật!


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Hỏi Phật và Bồ Tát xem họ thích chữ nào thì mình dùng chữ đó???!!!.
Cảm được Phật và Bồ Tát thì từ tâm chứ đâu phải từ ngôn ngữ. Niệm A Di hoặc A Mi cũng đều vãng sanh chứ Phật có từ chối bao giờ.
"Ngôn ngữ đạo đoạn" mượn ngôn ngữ mà tạm để diễn tả, chứ nếu mình niệm Phật tha thiết thì dù nguyện hay cầu gì cũng đều đúng cả.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Nếu kinh điển mỗi người sửa một ít theo ý mình thì kinh điển sẽ không còn là kinh điển nữa.
'' sai một ly đi một dặm''
Các Tổ từng nói: '' y giáo phụng hành''
nghĩa là y vào kinh điển mà thực hành, không thêm, không sửa, không bớt.
Đó mới là đệ tử Phật chân chánh.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Kinh điển thì không thể sửa được, vả lại dct không hề đề cập tới chữ "cầu" và chữ "nguyện" TRONG KINH nào cả.

Nếu khăng khăng cho rằng chữ "nguyện" mới đúng thì dct xin trích dẫn một đoạn kinh trong VÔ LƯỢNG THỌ KINH (kinh Tịnh Độ)

"...Phục thứ A Nan! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thử kinh điển, thọ trì, đọc tụng, thơ tả, cúng dường, trú dạ tương tục, cầu sanh bỉ sát. Phát Bồ Đề tâm, trì chư cấm giới, kiên thủ bất phạm. Nhiêu ích hữu tình, sở tác thiện căn, tất thí dữ chi, linh đắc an lạc, ức niệm Tây phương, A Di Đà Phật, cập bỉ quốc độ. Thị nhân mạng chung, như Phật sắc tướng, chủng chủng trang nghiêm, sanh bảo sát trung, tốc đắc văn pháp, vĩnh bất thối chuyển..."

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chữ cầu có nghĩa là mong ước được điều gì. Thí dụ như cầu cho trúng số.
Chữ Nguyện có nghĩa là muốn tự mình sẽ làm một việc gì đó. Thí dụ Tôi nguyện bảo vệ Tổ quốc đến hơi thở cuối cùng.

Trong việc vãng sanh về Tây Phuơng, có động từ (đi) về (hoặc là sanh) về, nên dùng chữ nguyện.
Nếu tôi không nguyện đi về Tây phuơng thì chắc chắn tôi không thể vãng sanh.
Điều nguyện này phù hợp với bổn nguyện của Phật A Di Đà là "Tiếp độ chúng sanh", nên dễ thành tựu.

Thường thì "cầu" đi cùng với "nguyện" nghĩa là để được điều mình mong ước thì phải làm việc gì đó.
Ở đây mong được về Tây Phuơng (cầu) và sanh về Tây Phuơng (nguyện) là hai việc khác nhau.

Nếu chỉ mong không thôi mà không làm gì cả thì chắc chắn không được vãng sanh. Vì không đủ ba thứ Tín, Hạnh, Nguyện.
Còn nguyện sanh về Tây Phuơng, trong đó có việc mình sẽ phải làm. Cho nên đủ hai phần là hạnh và nguyện.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Danh danh giai tất không
Vân hà vấn danh tự?
Danh danh giả thí thiết
Vân hà phân biệt danh ?

PHI NGUYỆN diệc PHI CẦU
Lưỡng danh bất khả đắc
Hà tắc vấn giả danh
Phi danh tức thị danh.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: CẦU VÀ NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chỉ mong chư đạo hữu niệm Phật tinh tấn nguyện sanh nước kia của đức Phật A Di Đà, cuộc đời tưởng thấy dài đăng đẳng chứ quay đầu lại xem thì ôi sao trãi qua mấy mươi năm rồi, những năm tháng đó, từng ngày từng phút đó ta đã tạo biết bao nhiêu nghiệp, thiện có ác có, tự thân chúng ta biết cái nào nhiều hơn. Rồi lúc ra đi nghĩ xem đã làm được gì??? có ích gì cho mình, có ích gì cho người, sợi dây nhân duyên ràng buộc luân hồi biết chừng nào gỡ ra, triền miên vô lượng vô biên kiếp, đắm khổ mà tưởng vui.

Chi bằng dùng hết thân tâm đời này tu tập Phật Pháp, đặc biệt với những Liên Hữu Tịnh Tông nên dùng hết tâm lực của mình y giáo phụng hành câu lục tự, tâm thường tưởng niệm đức A Di Đà, nguyện lúc nào cũng hướng tới Cực Lạc, hết cái nghiệp báo thân dơ dáy này sẽ chuyển thành cái báo thân kim cang na la diên mà chúng ta đã được dự phần nơi Cực Lạc mà ta hiện tại đang gieo trồng. Kính mong chư đạo hữu dù đường đời thế nào đi nữa cũng đừng bao giờ "phế đạo theo đời". Nghiệp chướng tìm gặp nhất định khó có thể vượt qua (kinh nghiệm tự thân).

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]38 khách