Pháp môn Tịnh Độ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

em_lanh
Bài viết: 217
Ngày: 05/06/09 20:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Pháp môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi em_lanh »

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà
Chúng ta chỉ biết mình do cha mẹ sanh ra. Song trước khi được cha mẹ sanh ra, mặt mũi mình ra sao? Sau khi chết đi, mình sẽ về đâu?
Nay do nghe Phật Pháp, biết có Ðức Phật hiệu A-Di-Ðà là vị đã phát 48 lời nguyện, rằng ai niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được tiếp dẫn về Tây Phương. Nếu Phật có nguyện vậy, thì mình cũng phải phát nguyện: nguyện vãng sanh Cực-Lạc.
Mình phải tin chắc rằng thật có Thế-Giới Cực-Lạc, có Ðức Phật Ðại Từ Ðại Bi A-Di-Ðà; rồi phải luôn luôn niệm Phật để đến lúc lâm chung mình mới có chánh niệm. Khi hấp hối mà có khả năng niệm Phật, thì Ðức A-Di-Ðà ắt sẽ đến tiếp dẫn. Song le, nếu bạn vẫn còn ý nghĩ lưu luyến bất kỳ thứ gì, dù nhỏ như đầu kim, ngọn cỏ ở cõi Ta-Bà này, bạn sẽ lại rớt vào vòng luân hồi!
Cái nghiệp của Phật, Bồ-tát chính là lòng lo lắng cho chúng sanh của các Ngài.
Khi cõi Ta-Bà còn chúng sanh, thì còn Phật, Bồ-tát. Khi chẳng còn chúng sanh, thì Phật, Bồ-tát cũng không còn.
Mau mau tu để về Tây Phương, không thì ở đây khổ lắm! Ở đây bạn thấy nóng nảy, chứ ở Tây Phương thì thanh tịnh, mát mẻ.
Trần gian đầy dẫy đấu tranh - mình phải tìm một nơi an lạc như Tây Phương của Ðức Phật A-Di-Ðà.
Mình đã hồ đồ, mê muội lúc đầu thai. Giờ đây, mình cần phải sáng suốt tìm đường đi lúc chết - con đường ấy chính là Niệm Phật A-Di-Ðà.
Tứ Sanh (bốn loại chúng sanh được sinh ra từ trứng, từ thai bào, từ nhiệt độ ẩm thấp, và từ sự biến hóa) đều ở trong vòng luân hồi, không gián đoạn sanh tử. Nguyên do là bởi ý niệm tham lam, phiền não, vọng tưởng... khởi lên khi Sáu Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với Sáu Trần (hình, sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp). Do đó Sáu Căn tác hại lắm.
Ngày nay, bạn mà có thời gian để tu hành là quý báu, khó được lắm đấy. Ðể xem bạn có tìm đặng con đường thoát sanh tử hay chăng. Nếu bạn quá chú trọng, chăm lo cái thân xác này thì bạn chẳng phải tu hành niệm Phật đâu. Quá chăm sóc cái thân xác này, thì không có cách gì giải thoát nổi!
Kinh A-Di-Ðà nói tới Phật ở sáu phương - Ðông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới - đều hiển xuất tướng lưỡi rộng dài (tức là thuyết Pháp), khiến Pháp-âm trùm khắp ba ngàn cõi Ðại Thiên Thế-Giới - chủ yếu đều quy nạp về Tây Phương.
Tây Phương ở đâu? Ở trong tâm mình - khi tâm vô sự, không phiền não, thì đó tức là Tây Phương.
Tuy rằng thân ta hiện sinh ở cõi Ta-Bà, song nếu mình niệm Phật mà niệm tới lúc tâm tịnh, thì cõi Phật sẽ tịnh. Nghĩa là khi tâm thanh tịnh, không phiền não, không vọng tưởng; thì đó là Tịnh-Ðộ - cõi Tịnh-Ðộ ở ngay giữa Ta-Bà - mà tâm tức là Tây Phương.
Tây Phương Cực-Lạc ở tâm ta. Mình cần phải niệm Phật cho tới chỗ tâm thanh tịnh; niệm một cách đầy chú ý, tập trung. Khi niệm Phật, bạn cần phải phát nguyện vãng sanh Tây Phương, rời bỏ trần gian khổ lụy. Chớ nên quá yêu quý, nâng niu cái thân xác thịt này.
Mỗi thế giới cũng như mỗi hạt cát, trong đó có hằng hà sa số chúng sanh mà ai ai cũng có thể sinh về Tây Phương được cả.
Hễ mình niệm Phật thì hoa sen (ở Tây Phương ) sẽ nở ra. Do đó nói: "Tâm khai (niệm Phật) thì hoa nở."
Niệm Phật thì mới khiến ta thật sự thanh tịnh. Niệm Phật là con đường dẫn tới Tây Phương. Hễ niệm Phật thì mình sẽ tới đặng Tây Phương mà chẳng cần phải mua vé tàu, ngồi phi cơ; bởi thuyền Pháp thì không có sắc tướng.

Trích Cẩm Nang Tu Đạo - HT Quãng Khâm. Xin hãy bấm vào đây download về nghe tiếp những di huấn của Ngài:

Link:
Cẩm Nang Tu Đạo

http://www.mediafire.com/?ffe4jc2hgaanc


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Pháp môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Bài này phù hợp với chuyên mục Tịnh Độ nên mình sẽ dời sang chuyên mục Tịnh Độ.


em_lanh
Bài viết: 217
Ngày: 05/06/09 20:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Pháp môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi em_lanh »

cảm ơn anh.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Pháp môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Bài này phù hợp với chuyên mục Tịnh Độ nên mình sẽ dời sang chuyên mục Tịnh Độ.

Bài này phù hợp vào ....thùng rác hơn là trong chuyên mục Tịnh Độ.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp môn Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »



Nói: Hiện tại có người đề xướng cái gọi là “pháp môn bổn nguyện”, làm hại không ít người. Trước còn tinh tấn niệm Phật, hiện tại chẳng những không niệm, hơn nữa còn nói lão pháp sư Tịnh hại họ mất trắng mấy năm công phu. Nói chỉ cần phát nguyện, Phật A Di Đà đã chuẩn bị chu đáo vé máy bay rồi. Lâm chung chỉ cần mười niệm là đi lên trước cầm vé lên máy bay và bay về thế giới Cực Lạc.

Đáp: Lời nói này, không biết các vị có tin không, điều này không chính xác. “Bổn nguyện niệm Phật” thật sự là đề xướng của các bậc đại đức tổ sư từ xưa đến nay. Nhưng người hiện nay không hiểu ý của tổ sư, uốn cong bóp méo dụng ý của tổ. Trước đây thì có lợi ích, hiện nay không những không lợi ích mà còn tổn hại. “Bổn nguyện” là nguyện thứ mười tám trong bốn mươi tám nguyện. Điều này, lúc giảng kinh, tôi đã nói qua, hơn nữa còn nói rất rõ. Bốn mươi tám nguyện, mỗi nguyện đều bao hàm bốn mươi bảy nguyện còn lại. Nếu thiếu một nguyện thì bổn nguyện sẽ không viên mãn. Đây là điều các bậc đại đức xưa nay nói.

Bốn mươi tám lời nguyện lấy nguyện thứ mười tám làm hạt nhân. Nguyện này từ đâu đến? Từ bốn mươi bảy nguyện kia tổ hợp mà đến. Thiếu một nguyện cũng không được, phải hiểu rõ đạo lý này. Bộ kinh Vô Lượng Thọ như thế từ đâu đến? Bộ kinh này chính là thuyết minh cụ thể bốn mươi tám nguyện, nhất định không phải chỉ cần riêng một nguyện thứ mười tám, ngoài ra những nguyện khác đều không cần. Giống như cái nhà, cột là quan trọng nhất, nhưng không thể nói tôi chỉ cần cây cột này, ngoài ra những bộ phận khác đều không cần. Cây cột có thể coi là cái nhà sao? Bạn có thể dùng nó được à? Giống như một người, cái đầu quan trọng nhất. Nhưng không phải vì thế mà nói rằng tôi chỉ cần cái đầu thôi, những cái khác đều không cần. Bạn thử nghĩ xem, với duy nhất chỉ cái đầu thì đây là người gì?

Há không nghe kinh Hoa Nghiêm nói: “Một tức hết thảy, hết thảy tức một”. Hết thảy chính là nói toàn bộ thân người. Đầu, mắt, não, tủy, tay, chân v.v… bất cứ bộ phận nào đều là một trong hết thảy. Một không thể lìa hết thảy. Hết thảy chính là một, một là hết thảy. Tôi thường nói với mọi người một câu Phật hiệu “A Di Đà” công đức không thể nghĩ bàn. Vì sao? – Vì câu Phật hiệu này là bốn mươi tám nguyện viên mãn. Bốn mươi tám nguyện viên mãn là toàn thể kinh Vô Lượng Thọ. Rộng ra cho đến hết thảy kinh điển chư Phật Như Lai thuyết giảng đều không lìa câu Phật hiệu này.

Công đức Phật hiệu không thể nghĩ bàn nhưng không thể chỉ nắm bắt một cái cục bộ này mà nói toàn thể không cần. Thật sai lầm khi nhận thức như vậy. Chúng ta người học Phật đối với đạo lý này nhất định phải hiểu rõ. Cho nên “bổn nguyện” là gì? Thông hiểu chân chánh toàn bộ kinh luận Tịnh độ rồi nắm lấy cương lĩnh, như thế là đúng. Không thể nói chỉ nắm lấy cái giềng lưới, còn cái lưới không cần. Giềng lưới là sợi dây chủ chốt thâu tóm cả cái lưới. Lúc đánh cá, bạn chỉ cần cắm lấy cái giềng lưới này, lưới không có, như thế chuyện gì xảy ra? Nắm lấy giềng lưới, ở dưới là cái lưới, phải nắm hết toàn bộ. Cho nên có thể thấy những người đề xướng pháp môn bổn nguyện, nhận định sai lầm thật ngộ nghĩnh! Chỉ nắm cái giềng lưới, lưới không có.

Nếu bạn vẽ một bức tranh biếm họa có người đánh cá mà chỉ nắm cái giềng lưới, ở dưới không có lưới, thật là buồn cười! Cổ nhân đề xướng bổn nguyện, họ cầm cái giềng lưới, ở dưới là toàn bộ cái lưới. Các vị hãy suy nghĩ cẩn thận ý này. Người đời nay đề xướng pháp bổn nguyện, đáng tiếc họ không hiểu cái gì là bổn nguyện! Cho nên kinh điển phải đọc, phải nghiên cứu sâu. Vãng sanh tây phương Cực Lạc lẽ nào dễ dàng như thế? Tiện nghi như thế? Tâm bạn không giống với tâm Phật, hành vi của bạn cũng khác với hành vi Phật, như thế dù có niệm Phật thế nào cũng không thể vãng sanh. Quan niệm của họ, trái lại, bất luận không giống thế nào, chỉ cần niệm một tiếng “A Di Đà Phật” là được vãng sanh. Thật sự những người đưa ra luận thuyết này đang dối mình và dối người, nhất định không có đạo lý này.

(Trích giảng ký :PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH )
http://hoibongsen.com/diendan/showthread.php?t=8954
__________________

" Thanh Tịnh,Từ Bi !
Không tranh với người
Không cầu với đời,
Lão thật niệm Phật
Cầu sanh tịnh độ "

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (PDF - DA Diệu Bảo)

Tịnh Tông Nhập Môn


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]45 khách