Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

phuoctuong đã viết:Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chung Tú từng nói rằng Phổ cập hóa khoa học cho nhân dân là phải nâng cao trình độ dân trí để nhân dân có thể lĩnh hội khoa học chứ không phải hạ cấp khoa học để cho nhân dân lĩnh hội được!
Phật pháp mà đem khoa học ra "dụ" thì thua rồi, không có thực hành pháp phật nên chưa hiểu mới nói như vầy.


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Đem khoa học để dẫm chứng cho Phật Pháp thì khoa học còn có một chút giá trị


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

laitutran247 đã viết::D Tất nhiên là phải hồi hướng cho tất cả chúng sanh rồi . Đó chính là huân tập lòng từ bi của người tu .
tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Khoa học thuộc về Thế gian pháp, còn Phật Pháp là Xuất thế gian pháp.
Đem khoa học so sánh với Phật Pháp, như đem ánh sáng của đèn điện so với ánh sáng mặt trời
Phật pháp là chân lý tuyệt đối.

Hồi hướng để làm tâm ta rộng lớn không giới hạn, để tâm phàm đồng với tâm Phật. Tu cũng chính là biến tâm Phàm thành tâm Phật.


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Khi ấy Thế Tôn liền nói kệ:

“Tế thần để cầu phước
Ngày sau xem báo đó
Bốn phần chẳng trong một.
Không bằng lễ bậc hiền
Hay khéo dữ oai nghiêm
Thường kính bậc trưởng lão
Bốn phước tự nhiên tăng
Sắc, lực, thọ đều an”


(trích Kinh Pháp Cú Thí Dụ, thầy Thích Thiện Phát dịch)

Một người không hiếu thảo với cha mẹ, không kính trọng người lớn thì không thể có được phước báo. Ở trong đạo Phật, chúng ta xem tất cả chúng sanh đều là cha mẹ từ đời quá khứ: “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta”. Không chỉ cha mẹ trong đời này mà phạm vi hiếu thảo được mở rộng tới tất cả cha mẹ đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Tâm bình đẳng này có thể nói là trạng thái cao nhất của hiếu đạo

Hình ảnh

惟德學,惟才藝,不如人,常自勵。
若衣服,若飲食,不如人,勿生慼。

Duy đức học, duy tài nghệ
Bất như nhân, thường tự lệ.
Nhược y phục, nhược ẩm thực
Bất như nhân, vật sanh thích.

Đức với tài, làm và học
Không bằng người, tự cố lên.
Việc áo quần, cùng ăn uống
Có thua người, cũng không buồn
.

6. Nếu phẩm đức, học thức và tài năng không bằng người thì nên thường cố gắng. Còn phương diện quần áo và ăn uống dẫu có thua người cũng không buồn bực.

Nếu như được hỏi rằng thứ gì quan trọng nhất trong đời, hầu hết mọi người sẽ trả lời là vàng bạc châu báu, nhà cao đất rộng, hay là một gia đình hòa thuận hạnh phúc, sự nghiệp thuận lợi. Thực ra, tài sản quý nhất của con người chính là đạo đức. Do coi trọng đạo đức như tài sản, chúng ta sẽ dùng hết trí lực cho đức nghiệp; chỉ khi dùng hết trí lực cho đức nghiệp thì mới có thể tu đạo thành đức; và chỉ có tu đạo thành đức thì ta mới có thể ngước lên không thẹn với trời, cúi xuống không hổ với người.

Có câu: “người nhân không lo buồn, người trí không nghi hoặc, người dũng không sợ hãi” vậy (nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ). Họ không lo buồn, không nghi hoặc hay không sợ hãi về điều gì? Và tại sao họ lại không lo buồn, không nghi hoặc và không sợ hãi? Thực ra, chúng đều không ngoài hai chữ “danh” và “lợi”. Người có đức nhân vui lòng làm điều nhân, chẳng lo danh lợi có hay không; người thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân, chẳng nghi ngờ danh lợi được hay mất; người có dũng khí ưa thích làm điều nhân, chẳng sợ danh lợi lớn hay nhỏ. Ba loại người này biết quý trọng đạo đức. Khi họ phát đạt thì khiêm tốn, lễ độ. Khi họ cùng khổ thì an nhàn đắc ý. Mọi việc họ làm đều đường đường chính chính, không cầu danh lợi. Bởi vì họ không cầu danh lợi, tự nhiên họ sẽ không trông mong thứ gì từ người khác, như thế thì sao họ còn có thể lo lắng, nghi hoặc hay lo sợ về điều gì nữa?

Tử Lộ, một môn đệ của Khổng Tử, là người đại dũng chân chính. Sách xưa chép rằng tuy mặc y phục rách rưới đứng giữa các vị quan đại thần nhưng ông không chút ngượng ngùng hay sợ hãi. Vì sao vậy? Vì ông giữ gìn đức hạnh, ngay thẳng, tâm an nhiên tự tại nên không cảm thấy tự ti hay sợ hãi kẻ quyền thế.

Nguyên Hiến, một môn sinh khác của Khổng Tử, là một người thanh tịnh thủ tiết, tuy nghèo nhưng vui với đạo và không thẹn với áo thô cơm đạm. Khi Khổng Tử vẫn còn sống, Nguyên Hiến làm quan rất thanh liêm. Khi Khổng Tử qua đời, ông từ quan về sống ẩn dật nơi vùng quê hoang vu của nước Vệ. Mặc dù mái nhà lợp bằng cỏ tranh, cửa làm bằng cỏ bồng, mưa dột gió lùa, ông chỉ ăn rau dại và uống nước lã, bữa có bữa không nhưng Nguyên Hiến vẫn ngồi ngay thẳng mà học không ngừng.

Sau khi Tử Cống trở thành tể tướng của nước Vệ, ông mặc áo gấm và mang theo một đoàn người ngựa đi đến nơi những người dân quê nghèo khổ sinh sống để thăm người bạn học cũ là Nguyên Hiến. Khi Tử Cống thấy Nguyên Hiến ăn mặc rách rưới, hình dung khô héo tiều tụy, ông ngạc nhiên hỏi: “Sao ông khốn khổ vậy?” Nguyên Hiến trả lời: “Tôi nghe nói người không có của gọi là nghèo, người học đạo nhưng không hành gọi là khốn khổ. Tôi đây chỉ nghèo, không phải khốn khổ!”. Lúc nghe những lời này, Tử Cống cảm thấy vô cùng hổ thẹn và buồn bã rời đi. Trong suốt cuộc đời mình, Tử Cống luôn luôn cảm thấy xấu hổ mỗi khi ông bất cẩn trong ngôn ngữ.

Hòa Thượng Giảng Đệ Tử Quy


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Hình ảnh

Thực ra Tử Cống là người giỏi buôn bán, lanh lợi, tháo vát; dù sau này làm quan phú quý, cùng với Nguyên Hiến cách biệt giàu nghèo rõ rệt nhưng ông vẫn nhớ đến người bạn cũ. Thấy sự nghèo khổ của Nguyên Hiến, Tử Cống ngạc nhiên do ông cho rằng một người có học nên ra làm quan (học nhi ưu tắc sĩ) và ông cảm thấy tiếc cho tài năng của bạn bị lãng phí. Vì thế, ta không cần chê trách Tử Cống. Huống chi Tử Cống lại chịu lắng nghe người khác chỉ ra những khuyết điểm. Đây không phải là phẩm chất dễ thấy được ở người bình thường. Còn Nguyên Hiến không màng danh lợi cũng rất hiếm có, thật đáng cho ta kính trọng.

Nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị triều nhà Đường đã viết:

Vật mộ phú dữ quý,
Vật ưu bần dữ tiện;
Tự vấn đạo hà như,
Quý tiện an túc vân?

Tạm dịch (QC):
Chẳng ham sống cảnh sang giàu
Nghèo hèn cũng chẳng lo âu buồn phiền
Đạo làm người, tự xét xem
Sang giàu nghèo khó đáng đem ra bàn?


Bài thơ trên có cùng ý với câu 31 của thiên Vệ Linh Công trong Luận Ngữ: “Người quân tử mưu cầu đạt đạo, chứ không mưu cầu chuyện ăn” (Quân tử mưu đạo bất mưu thực), đều khuyên người lấy việc tiến đức tu đạo làm việc chủ yếu, đừng nên tổn hao tâm trí vào những thứ ngoài thân như quần áo thức ăn. Người xưa nói: “Dù sơn hào hải vị thì cũng chỉ ngày ăn ba bữa; nhà cao cửa đẹp thì cũng chỉ cần vài thước để nằm”. Lao tâm khổ trí vì những thứ đó làm chi? Huống hồ nếu sát hại sinh mạng loài vật để cung cấp cho cái miệng thì ta còn phải chịu báo ứng trong những đời sau!

聞過怒,聞譽喜,損友來,益友卻。
聞譽恐,聞過欣,直諒士,漸相親。

Văn quá nộ, văn dự hỉ
Tổn hữu lai, ích hữu khước.
Văn dự khủng, văn quá hân
Trực lượng sĩ, tiệm tương thân.

Chê vội giận, khen liền vui
Bạn xấu tìm, bạn tốt lui.

Nghe khen sợ, chê lại mừng
Nhiều bạn tốt, đến chơi chung


7. Nếu như ta giận dỗi khi bị người chỉ ra lỗi lầm và vui mừng khi được người khen ngợi, bạn xấu sẽ đến gần ta và bạn tốt sẽ rời xa. Nếu ta sợ nghe những lời tán dương và sẵn sàng tiếp nhận những lời phê bình thì những người bạn có học thức, chính trực và thành tín sẽ dần dần đến thân cận ta.

Trước khi mất, Khổng Tử đã nói với môn đệ Tằng Tham: “Sau khi ta mất, Tử Hạ sẽ ngày một tiến bộ, nhưng Tử Cống ngày một thối lui”. Tằng Tham thấy lạ bèn hỏi tại sao. Khổng Tử đáp: “Tử Hạ thích thân cận người tài giỏi hơn mình, trong khi Tử Cống thích được những người kém hơn vây quanh để hắn có thể phô trương ý kiến. Ta từng nghe rằng có thể hiểu một người nhờ vào quan sát cha mẹ và bạn bè của người đó; có thể biết một vị quân vương bằng cách quan sát sứ giả mà ông ta ủy phái, có thể đánh giá một mảnh đất bởi việc quan sát cỏ cây sinh trưởng trên đó”.

Có câu nói: “Ở với người tốt thì cũng giống như vào vườn lan, ở lâu thì không còn biết mùi thơm. Còn ở với người xấu thì cũng giống như vào chợ cá, ở lâu thì không còn biết mùi tanh nữa”. Câu này có nghĩa là chúng ta chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh cho đến khi chúng ta không còn nhận ra được chúng. Vật được nhúng vào mực đỏ thì trở thành đỏ, vật nhúng vào mực đen thì trở thành đen. Vì thế, một người quân tử luôn thận trọng chọn người giao du. Tuy nhiên, người ta thường tự lôi cuốn người có tính cách tương tự trở thành bạn. Vì thế có câu: “Rồng thích chơi với rồng, phượng thích đi chung với phượng, con của chuột thì biết đào hang (Long giao long, phượng giao phượng, lão thử đích nhi tử hội đả động). Ý nghĩa cũng tương tự vậy, người thế nào thì kết giao với loại người thế ấy.

Vào thời Tam Quốc, nhà chiến lược quân sự Gia Cát Lượng viết “Tiền xuất sư biểu” - một bài văn sâu sắc và thống thiết dâng lên hoàng đế trước khi xuất quân; đây là thiên văn chương có vị trí không thể chối bỏ trong lịch sử và văn học Trung Quốc. Bảy năm sau khi bài biểu này được hoàn thành, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và mất ở ngoài mặt trận.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Khi hoàng đế Lưu Bị băng hà, Gia Cát Lượng phò tá cho con trai Lưu Bị là Lưu Thiện. Trong năm năm chính quyền đã được ổn định, bấy giờ Gia Cát Lượng cảm thấy có thể đem quân viễn chinh. Tuy nhiên, trước khi đi, ông vẫn lo lắng cho Thục hậu chủ Lưu Thiện nên viết bài biểu này. Trọng điểm của toàn bài “Xuất sư biểu” là khuyên nhủ hoàng đế “không nên khinh bạc, dẫn đến điều thất nghĩa, sẽ lấp lối sự trung thực của kẻ can gián” (bất nghi vọng tự phỉ bác, dẫn dụ thất nghĩa, dĩ tắc trung gián chi lộ). Bài văn lại dẫn ra chứng cứ lịch sử để khuyên răn Thục hậu chủ: “Thân hiền thần, xa lánh kẻ tiểu nhân, nhờ thế mà nhà Tiền Hán đã hưng thịnh vậy; thân với kẻ tiểu nhân, xa lánh hiền thần, bởi thế mà nhà Hậu Hán bị suy vong vậy” (Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên Hán sở dĩ hưng long dã; thân tiểu nhân, viễn hiền thần, thử hậu Hán sở dĩ khuynh đồi dã). Cuối bài biểu, Gia Cát Lượng lại một lần nữa khuyên hậu chủ “tự toan tính, lắng nghe điều thiện, làm theo điều phải” (diệc nghi tự mưu, dĩ tư tưu thiện đạo, sát nạp nhã ngôn). Ý nghĩa câu này tương tự như câu trước: “bất nghi vọng tự phỉ bác”. Gia Cát Lượng hy vọng hậu chủ không nên khinh suất, tùy tiện nói ra những điều không hợp đạo lý, nói nhăng nói càn, khiến bề tôi không dám dâng lời can gián; chỉ có tự khảo xét chính mình, lại tìm cầu đạo lý, sáng suốt tiếp nhận khuyến cáo của trung thần, nếu vậy sẽ được người hiền tài ủng hộ, làm vẻ vang tổ nghiệp. Câu câu đều lưu xuất từ tấm lòng, lời lẽ thiết tha. Tiếc thay, hoàng đế vẫn là kẻ khiến người phải than rằng “không thể giúp được A Đẩu” (Phù bất khởi đích A Đẩu) (A Đẩu là tên gọi lúc nhỏ của Lưu Thiện). Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, hoàng đế quên mất lời khuyên của ông mà dùng đám lộng thần nịnh hót, kết cuộc bị mất nước.


Hình ảnh

Hầu hết mọi người nói rằng họ muốn nghe lời nói thật, nhưng thực ra không hẳn là vậy. Sự thật thường đơn giản và bình thường, đôi khi còn khó nghe. Khi sự thật được nói ra theo kiểu chỉ bày lỗi lầm của họ, người ta khó có thể chịu đựng. Từ đó nảy sinh ra sự nịnh bợ! Người ta thích nghe lời tâng bốc và xem nó là thật, trong khi họ bực tức khi nghe sự quở trách và nghĩ rằng người kia đang nói xấu hoặc là có ác ý với họ. Vì thế có câu “Vật cùng loại thì tụ lại với nhau” (Vật dĩ loại tụ). Người thích nghe khen ngợi thì lôi cuốn bạn bè giả nhân giả nghĩa, nịnh nọt. Đây là bạn bè gây hại (tổn hữu). Giao du với loại bạn này thì không những vô ích mà còn có thể có hại cho nhân cách, đạo đức, học vấn của chính mình, về mặt vật chất thì gây hại cho tài sản và sự nghiệp. Ngược lại, người sẵn sàng tiếp thụ lời khuyên răn sẽ cảm được bạn tốt đến gần.

Tiêu chuẩn của bạn tốt (ích hữu) là gì? Đó là người bạn chính trực (trực), khoan dung (lượng) và có học vấn. Họ là người cố vấn tốt, có thể giúp ta sửa lỗi hướng thiện. Thiện tri thức này không phải dễ dàng kiếm được. Nếu bản thân ta trước tiên không tự giữ gìn khuôn phép và lòng tự trọng, làm sao còn mong có được một vị thiện tri thức sẽ luôn ở bên ta? Nếu có một vị thiện tri thức thường ở cạnh, ta không những sẽ trở thành người chính trực đáng tin mà các phương diện như đạo đức, học vấn, sự nghiệp còn nhất định ngày ngày tăng trưởng. Đó thật sự giống như là câu “cùng các thượng thiện nhân ở cùng một chỗ” (dữ chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ) (Kinh A Di Đà). Thật là tốt đẹp và vui sướng vậy!

Trên thực tế, kiến nghị của người khác không nhất định là khó lọt lỗ tai mà chúng thỉnh thoảng còn mang lại kết quả không ngờ tới. Mọi người đều biết Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ mười sáu của Hoa Kỳ để râu che kín hết cằm. Bạn có biết ai đề nghị ông để râu không? Đó là một giai thoại ngộ nghĩnh.




Khi Lincoln đang chạy đua cho chức tổng thống, ông nhận được lá thư từ một cô bé. Bức thư viết rằng: “Ông Lincoln, nếu ông để râu, nó sẽ làm cho gương mặt dài và mỏng của ông trông đẹp hơn. Chúc ông thắng lợi”. Lincoln để tâm đến lời góp ý này và bắt đầu để râu. Hình tượng mới của ông được hoan nghênh không ngờ và nhanh chóng trở thành thương hiệu riêng. Sau khi Lincoln đắc cử, trên đường tới Nhà Trắng, ông đã đặc biệt phát biểu diễn thuyết tại thành thị nơi cô bé ở. Diễn thuyết hoàn tất, Lincoln mời cô bé đang lẫn trong đám đông tiến lên trước và thân thiện nói: “Cảm ơn lời khuyên của cháu. Thấy không nào? Bây giờ ta có râu rồi!”. Sau đó ông hôn lên má cô bé. Cô bé đỏ mặt hạnh phúc đến nỗi suýt quên tặng Lincoln bó hoa mà cô đã mang đến.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

無心非,名為錯,有心非,名為惡。
過能改,歸於無,倘掩飾,增一辜。

Vô tâm phi, danh vi thác
Hữu tâm phi, danh vi ác.
Quá năng cải, quy ư vô,
Thảng yểm sức, tăng nhất cô.

Vô ý phạm, gọi là sai
Cố tình làm, thành ra ác.

Sai chịu sửa, dần liền hết
Cố giấu che, càng thêm nặng.


Hình ảnh

8. Khi làm sai việc gì nhưng không cố ý thì gọi là có lỗi, nếu cố ý thì tức là tạo tội. Làm sai mà biết sửa thì sẽ hết lỗi, ngược lại không chịu sửa sai mà còn che giấu thì lỗi đó càng nặng hơn.

Chúng ta thường nói “lỗi lầm” hay “tội ác” theo cùng một cách như nhau. Thực ra, “lỗi”, “ác” hay “tội” đều chỉ cho việc làm sai trái, nhưng chúng không như nhau. Chúng khác nhau ở chỗ nào? Khác ở chỗ “dụng tâm”. Khi không cố ý làm sai thì chỉ là đang tạo nghiệp bất thiện chứ không phải là cái ác của sự phạm giới. Khi cố ý làm sai, người ta không chỉ tạo nghiệp bất thiện mà còn có tội phạm giới. Và không kể việc làm sai đó có chủ tâm hay không, nếu sợ người khác biết mà tìm cách che giấu hết lần này đến lần khác thì tâm càng nhiễm ô và tội càng thêm tội, đến khi nó trở nên không thể tha thứ được thì ác báo chẳng thể tránh. Khởi tâm không giống nhau dẫn đến kết quả khác biệt. Thực là: “Sai một ly đi một dặm”. Ta có thể không cẩn thận được sao?

Có lần, một giáo viên tâm lý học giơ một tờ giấy trắng lên trước lớp, trên đó cô vẽ một cái chấm đen. Cô hỏi học sinh: “Đây là cái gì?”. Học sinh đồng thanh đáp: “Một chấm đen ạ”. Cô giáo nói: “Đây rõ ràng là một tờ giấy trắng, sao các em lại nói là chấm đen nhỉ?”. Các em học sinh im lặng không biết trả lời làm sao. Cô giáo lại nói tiếp: “Tờ giấy trắng này giống như tự tánh thanh tịnh của chúng ta. Điểm đen này giống như lỗi lầm mà chúng ta phạm phải. Khi chúng ta phạm lỗi, người khác có thể chỉ ra ngay, giống như các em chỉ chú ý đến điểm đen này. Vì thế, tốt hơn hết là chúng ta đừng làm gì sai”.




Cô giáo ngừng một chút rồi hỏi tiếp: “Nếu các em phạm lỗi, các em nên làm gì?”. Vài học sinh trả lời: “Sửa lỗi ạ!”. “Đúng rồi! Các em hãy nhìn xem này”. Cô ta lấy cây viết nhanh chóng vẽ thêm vài nét vào dấu chấm đen, tạo thành hình một con ong. Rồi cô hỏi: “Đây là cái gì?”. Một vài học sinh nói đó là con ong. Số khác lại nói: “Đó là một bức tranh”. Cô giáo hỏi tiếp: “Vậy trông nó có đẹp hơn một tờ giấy trắng không nào?” Các em học sinh cùng đáp: “Có ạ”. Cô liền lấy một tờ giấy trắng khác có chấm đen trên đó, lấy phấn trắng bôi lên che hết chấm đen, lại cắt một mẩu giấy trắng nhỏ xíu rồi dán đè lên. Xong rồi cô hỏi: “Các em thấy nó đẹp không?”. Các em học sinh cười ồ lên và trả lời: “Xấu ạ”. Cô giáo bèn nói: “Khi các em làm sai mà cố che giấu lỗi lầm đó, người khác vẫn có thể nhận ra được vì trông chúng trông giống như cái dấu vết kỳ cục và xấu xí trên tờ giấy này. Còn nếu các em biết mình có lỗi và thành thực chịu sửa lỗi thì sẽ giống như biến chấm đen trên giấy thành một bức tranh đẹp vậy”.

Mạnh Tử nói: “Những người quân tử ngày xưa, sai lầm của họ hệt như nhật thực nguyệt thực, từng người dân đều nhìn thấy rõ. Khi họ sửa chữa rồi, ai nấy đều ngẩng đầu ngưỡng mộ”. (Cổ chi quân tử, kỳ quá dã, như nhật nguyệt chi thực, dân giai kiến chi. Cập kỳ cánh dã, dân giai ngưỡng chi). Nhật thực và nguyệt thực vốn là hiện tượng thiên nhiên. Tuy nhiên, người xưa coi chúng là điềm gỡ và tranh nhau đi cầu thần bói quẻ. Khi mặt trời mặt trăng khôi phục ánh sáng, kẻ trên người dưới cùng thở phào nhẹ nhõm, ca hát nhảy múa chúc mừng. Ánh sáng của mặt trời mặt trăng ví như người quân tử có đạo đức, từng lời nói từng hành động của họ đều khiến người ngưỡng mộ. Nhật thực hay nguyệt thực ví như đức hạnh của người quân tử có vết nhơ. Tuy nhiên, người quân tử không cố che giấu mà nỗ lực sửa lỗi để bản thân lại tỏa sáng như xưa.

Khi ánh sáng của mặt trời mặt trăng xuất hiện trở lại, mọi người vui mừng biết ơn. Còn khi người quân tử sửa lỗi, họ ngưỡng mộ bội phục. Thật ra: “Con người nào phải Thánh Hiền, ai chẳng lầm lỗi?” (Nhân phi Thánh Hiền, thục năng vô quá?). Tuy nhiên, chúng ta không nên vin vào câu nói này để bào chữa cho hành động cẩu thả. Điều quan trọng phải nhớ là: “Có lỗi chớ ngại sửa đổi” (quá tắc vật đan cải). Tại sao một người lại sợ sửa lỗi? Bởi vì khi lỗi lầm của họ bị lộ ra, danh tiếng của họ bị hủy hoại, người khác có lẽ sẽ cười chê hoặc nhục mạ họ. Quá trình sửa lỗi có thể có nhiều chướng nạn với cả thân lẫn tâm. Nếu có thể không sợ hãi, nỗ lực khắc phục chướng ngại trong nội tâm thì đó mới thật là đại dũng. Vì thế mới nói: “Có lỗi biết sửa, còn gì tốt lành hơn được nữa” (quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên). Vậy nếu có lỗi mà không chịu sửa thì sao? Thì đó là không còn gì bất lành bằng!

Đức Phật dạy rằng: “Vạn pháp duy tâm tạo”. Tâm ví như nước. Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền. Tâm có thể tạo tội, cũng có thể diệt tội. Bài “Sám hối kệ” trong Phật môn nói:

Tội tùng tâm khởi tương tâm sám.
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong.
Tâm vong tội diệt lưỡng câu không.
Thị tắc danh vi chân sám hối.

(Tội từ tâm khởi ngay tâm sám.
Tâm xấu diệt rồi tội cũng tiêu.
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không.
Thế mới gọi là chơn sám hối


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Thấy bóng cây kơ-nia.
Bài viết: 20
Ngày: 03/09/12 23:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: viet nam

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thấy bóng cây kơ-nia. »

KINH DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT
VIMALAKĪRTINIRDEŚA-SŪTRA

Bản Hán ngữ
DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH
của Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Tham chiếu
THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH
Đường Huyền Trang dịch
Bản dịch Việt
TUỆ SỸ

--- o0o ---
CHƯƠNG V
VĂN-THÙ-SƯ-LỢI THĂM BỆNH[1]

Lúc ấy, Phật nói với Văn-thù-sư-lợi[2]:
«Ông hãy đi thăm bệnh Duy-ma-cật.»
Văn-thù đáp:
«Bạch Thế Tôn, với bậc Thượng nhân ấy, không dễ đối đáp. Vì ông đã thâm nhập thật tướng, thuyết giảng tài tình các yếu nghĩa của Phật Pháp. Tài biện thuyết của ông thông suốt, trí tuệ của ông vô ngại. Ông biết rõ Bồ tát đạo vì đã bước vào kho tàng huyền nhiệm của chư Phật. Ông đã hàng phục mọi tà ma; du hý thần thông,[3] trí tuệ và phương tiện đều sở đắc vẹn toàn.[4] Tuy vậy con sẽ vâng Thánh chỉ đến thăm bệnh ông.»
Bấy giờ, trong chúng, các vị Bồ tát, đại đệ tử của Phật; Đế Thích, Phạm thiên, cùng bốn vị Thiên vương, thảy đều tự nghĩ: «Nay hai vị Đại sỹ Văn-thù và Duy-ma-cật gặp nhau, ắt sẽ nói Pháp vi diệu.» Cho nên tám ngàn Bồ tát, năm trăm Thanh-văn và hàng trăm ngàn thiên vương đều muốn đi theo Văn-thù-sư-lợi.
Vậy là Văn-thù-sư-lợi được chư Bồ tát, đệ tử Phật, hàng trăm nghìn trời và người đều muốn đi theo. Rồi thì, Văn-thù-sư-lợi cùng với đoàn tùy tùng cung kính vây quanh gồm các Bồ-tát, chúng Đại Đệ tử, và các trời, nguời, cùng vào thành lớn Tỳ-da-li.
Lúc bấy giờ, Trưởng giả Duy-ma-cật tâm niệm: «Văn-thù-sư-lợi và đoàn tùy tùng đang đến.» Ông bèn dùng thần lực khiến cho nội thất trống rỗng. Tất cả đồ đạc cho đến gia nhân đều mất hết. Chỉ đặt mỗi cái giường bệnh để nằm mà thôi.
Văn-thù-sư-lợi đi vào nhà, thấy căn nhà trống không, không có gì cả, chỉ một mình Duy-ma-cật nằm trên giường bệnh.
Duy-ma-cật nói:
«Xin chào ngài Văn-thù-sư-lợi. Ngài bằng tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy[5].»
Văn-thù-sư-lợi đáp:
«Thật như vậy, Cư sĩ, nếu đã đến thì không còn đến nữa. Nếu đã đi thì không còn đi nữa.[6] Vì sao? Đến, không từ đâu đến. Đi, không đi đến đâu.[7] Cái đã có thể bị thấy thì không còn bị thấy nữa. Nhưng hãy gác việc này qua một bên. Cư sỹ, bệnh của ông, có kham nỗi không? Việc điều trị thế nào, có thuyên giảm chứ không tăng phải không? Thế Tôn ân cần gởi lời hỏi thăm vô lượng.[8] Cư sĩ, vì sao ông mắc bệnh? đã lâu chưa? chừng nào sẽ hết?»
Duy-ma-cật đáp:
«Si và hữu ái là nguồn gốc của bệnh tôi.[9] Vì hết thảy chúng sinh bệnh mà tôi bệnh. Bao giờ hết thảy chúng sinh đạt đến chỗ không bệnh, bệnh tôi sẽ hết. Vì sao? Bồ tát, vì chúng sinh mà đi vào sinh tử. Có sinh tử thì có bệnh. Nếu hết thảy chúng sinh được thoát ly bệnh khổ thì Bồ tát không còn bệnh. Ví như, vị trưởng giả chỉ có đứa con một; khi người con ấy bị bệnh, cha mẹ nó cũng bị bệnh. Nếu nó bình phục, cha mẹ nó khỏe. Cũng vậy, Bồ tát yêu thương chúng sinh như cha mẹ yêu con, nên chúng còn bệnh thì Bồ tát còn bệnh; khi chúng hết bệnh, Bồ tát khỏe! Câu hỏi tiếp theo là, bệnh của Bồ tát từ đâu phát sinh? Bệnh của Bồ tát xuất phát từ tâm đại bi.»
Văn-thù-sư-lợi hỏi: «Sao thất này trống không và chẳng có người hầu?»[10]
Duy-ma-cật đáp: «Quốc độ của chư Phật nào mà chẳng trống không.»
Lại hỏi: «Quốc độ của chư Phật do cái gì mà không ?»[11]
Lại đáp: «Vì không nên không.»[12]
Lại hỏi: «Đã Không, cần gì Không nữa?»[13]
Lại đáp: «Vì vô phân biệt Không, cho nên Không.»[14]
Lại hỏi: «Không,[15] có thể phân biệt ư ?»
Lại đáp: «Mọi phân biệt cũng không.»
Lại hỏi: «Phải tìm Không ở đâu?»
Lại đáp: «Phải tìm trong sáu mươi hai kiến chấp.»[16]
Lại hỏi: «Sáu mươi hai kiến chấp phải tìm ở đâu?»
Lại đáp: «Nên tìm trong giải thoát của chư Phật.»
Lại hỏi: «Tìm sự giải thoát của chư Phật ở đâu?»
Lại đáp: «Nên tìm trong tâm hành của hết thảy chúng sinh.»
Và ông tiếp: «Ngài có hỏi sao tôi chẳng có gia nhân. Vâng, thì bọn Ma và các Ngoại đạo là gia nhân của tôi. Vì sao? Vì bọn Ma ưa sinh tử mà Bồ tát chẳng xả bỏ sinh tử. Ngoại đạo ham kiến chấp mà Bồ tát bất động[17] trong mọi kiến chấp.»
Lại hỏi: «Bệnh của cư sĩ thuộc tướng gì?»
Lại đáp: «Bệnh tôi vô hình, không thể thấy.»[18]
Lại hỏi: «Bệnh này hiệp với thân hay hiệp với tâm?»[19]
Lại đáp: “Nó không phải thân hiệp vì nằm ngoài thân. Cũng không phải tâm hiệp vì tâm vốn như huyễn.[20]»
Lại hỏi: «Trong bốn đại[21], đất, nước, lửa, gió, bệnh thuộc đại nào ?»
Lại đáp: «Bệnh ấy không phải địa đại cũng không lìa địa đại. Thuỷ, hỏa, phong đại cũng vậy. Nhưng bệnh của chúng sinh phát sinh từ bốn đại. Vì chúng sinh ấy có bệnh, nên tôi bệnh.»
Bấy giờ Văn-thù-sư-lợi hỏi Duy-ma-cật[22]: «Bồ tát nên vấn an một Bồ tát đang thọ bệnh như thế nào?»
Duy-ma-cật nói: «Nói về sự vô thường của thân mà chớ nói ghê tởm và từ bỏ thân. Nên nói về thân khổ đau mà không nói Niết- bàn an lạc. Nói về vô ngã của thân mà vẫn nói về sự giảng dạy và hướng dẫn chúng sinh[23]. Nói về thân không tịch mà không nói rốt ráo tịch diệt. Nói về sám hối tội lỗi trong quá khứ nhưng không nói nhập vào quá khứ.[24] Vì đã bệnh nên thương cảm người đang mắc bệnh kia. Biết rằng mình đã chịu đau khổ từ vô lượng quá khứ; mà làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh. Nên nghĩ nhờ phước mà mình đã tu mà suy niệm về mạng thanh tịnh.[25] Chớ sinh buồn phiền bức rức, mà hãy thường xuyên phát khởi tinh tấn. Nên hành động như bậc y vương để cứu chữa bệnh người. Bồ tát nên an ủi một Bồ tát đang bệnh như vậy để khiến cho hoan hỷ.»
Văn-thù-sư-lợi hỏi: «Làm sao Bồ tát đang bệnh chế ngự được tâm mình?»
Duy-ma-cật đáp: «Bồ tát đang bệnh nên nghĩ rằng: bệnh này đến từ những phiền não và vọng tưởng điên đảo của nhiều đời trước.[26] Không có pháp nào là thật, vậy thì ai đang thọ bịnh? Tại sao vậy? Do bốn đại hoà hợp mà giả danh là thân. Bốn đại vô chủ, thân cũng vô ngã. Vả chăng, bệnh khởi đều do bám chấp tự ngã.[27] Vì vậy không nên bám chấp tự ngã này.[28]
«Khi đã tỏ tường nguồn căn của bệnh, Bồ tát liền loại trừ tưởng về ngã và tưởng về chúng sinh, và tưởng;[29] về pháp sẽ hiện khởi.[30] Bồ tát nên nghĩ như vầy: ‹Thân được hợp thành do bởi nhiều pháp. Khởi, chỉ là sự sinh khởi của pháp. Diệt, chỉ là sự huỷ diệt của pháp.› Vả lại, các pháp này không nhận biết lẫn nhau. Khi sinh khởi, nó không nói, ‹Ta khởi.› Khi diệt, nó không nói, ‹Ta diệt.› Để diệt trừ tưởng về pháp này, Bồ tát đang bệnh nên nghĩ: ‹Tưởng về pháp này cũng là một thứ đảo điên. Cái gì điên đảo, cái đó là đại hoạn. Ta phải rời xa nó.›[31] Thế nào là rời xa? Rời xa ngã và ngã sở. Rời xa ngã và ngã sở nghĩa là sao? Rời xa pháp hai.[32] Pháp hai nghĩa là sao? Là không nghĩ đến pháp trong thân lẫn pháp ngoài thân,[33] mà hành nơi bình đẳng.[34] Bình đẳng là gì? Đông đẳng ngã, đồng đẳng Niết-bàn.[35] Tại sao như vậy? Vì ngã và niết-bàn đều không. Tại sao cả hai đều không? Vì chỉ là danh tự, cho nên là không. Hai pháp này như vậy không có quyết định tính.[36]
«Đạt được tính bình đẳng này rồi thì không còn bịnh nào khác ngoại trừ còn có cái bịnh của không. Cái bịnh của không cũng là không.
“Bồ tát đang bịnh ấy tiếp thọ các cảm thọ[37] bằng vô sở thọ. Tuy chưa thành tựu Phật pháp, nhưng vẫn có thể chứng nghiệm mà không cần diệt tận thọ.
«Biết thân là đối tượng của khổ đau, ông nên nghĩ đến chúng sinh ở những cõi thấp kém hơn mà khởi lòng đại bi, rằng ‹Ta đã được điều trị.[38] Ta cũng sẽ điều trị hết thảy chúng sinh. Chỉ trừ bịnh chứ không trừ pháp.[39] Chỉ dẫn chúng cắt đứt gốc rễ bịnh. Gốc rễ của bệnh là gì? Đó là có vin níu.[40] Từ chỗ có vin níu mà phát sinh gốc rễ của bịnh. Vin níu vào cái gì? Đó là ba cõi. Thế nào là cắt đứt[41] sự vin níu? Bằng vô sở đắc. Nếu là vô sở đắc, thì không có sự vin níu. Cái gì là vô sở đắc? Là rời xa hai kiến. Hai kiến là gì? Nội kiến, và ngoại kiến. Đó là vô sở đắc.[42]
«Văn-thù-sư-lợi, đó là cách Bồ tát đang bịnh chế ngự tâm mình. Vì để cắt đứt cái khổ già, bịnh, chết, là bồ-đề của Bồ tát. Không làm được điều này thì sự tu trì của ông không có sự sắc bén của tuệ.[43] Cũng như, thắng kẻ địch mới gọi là dũng; cũng vậy, dứt trừ cùng lúc già, bịnh, chết, ấy mới là Bồ tát.
«Bồ tát đang bịnh lại nên suy ngẫm: ‹Bịnh ta không thực cũng không tự hữu. Bịnh của hết thảy chúng sinh cũng không thực và không tự hữu.› Nhưng khi quán như vậy, đối với các chúng sinh mà khởi đại bi từ ái kiến,[44] thì nên xả ly ngay. Vì sao vậy? Vì Bồ tát đoạn trừ khách trần phiền não[45] mà khởi đại bi. Bi do ái kiến tức là có tâm mệt mỏi nhàm chán sinh tử. Xả ly được điều đó mới không có sự mệt mỏi chán chường, để dù tái sinh ở đâu cũng không còn bị ái kiến che lấp. Tái sinh ở đâu, đều không bị trói buộc để có thể giảng Pháp và cởi trói cho hết thảy chúng sinh. Như đức Phật đã nói: ‹Không thể có việc tự mình bị trói mà có thể cởi trói cho người. Chỉ khi tự mình không bị trói, khi ấy mới có thể cởi trói cho người.›
«Cho nên, Bồ tát chớ tự trói buộc mình. Thế nào là trói buộc? Thế nào là cởi mở? Tham đắm vị ngọt của thiền là trói buộc của Bồ tát. Bằng phương tiện mà tái sinh,[46] đó là Bồ tát cởi trói. Lại nữa, không có phương tiện huệ[47] là trói buộc; có phương tiện huệ là cởi trói. Không có huệ phương tiện[48] là trói buộc; có huệ phương tiện là cởi trói.
«Không có phương tiện huệ[49] là trói buộc, nghĩa là thế nào ? Đó là với tâm ái kiến mà Bồ tát trang nghiêm cõi Phật, thành tựu chúng sinh; tự điều phục mình trong pháp không, vô tướng và vô tác.[50] Như vậy gọi không có phương tiện huệ là trói buộc.
«Có phương tiện huệ là cởi trói, là nghĩa thế nào? Đó là không đem tâm ái kiến mà trang nghiêm cõi Phật, thành tựu chúng sinh; tự điều phục mình trong pháp không, vô tướng và vô tác mà không mệt mỏi chán chường. Đó gọi là có phương tiện huệ là cỏi trói.
«Không có tuệ phương tiện là trói buộc, là nghĩa thế nào? Bồ tát trụ tham dục, sân nhuế, tà kiến, các thứ phiền não, mà vun trồng gốc rễ các công đức. Đó gọi là không có tuệ phương tiện là trói buộc.
«Có tuệ phương tiện là cởi trói, là nghĩa thế nào? Bồ tát đã xa lìa tham dục, sân nhuế, tà kiến, các thứ phiền não, mà vun trồng gốc rễ các công đức, rồi hồi hướng đến a-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề. Đó gọi là có tuệ phương tiện là cởi trói.
«Văn-thù-sư-lợi, Bồ tát bệnh nên quán các pháp như vậy. Rồi lại quán thêm nữa. Quán thân này[51] vô thường, khổ, không, phi ngã; đó gọi là tuệ. Mà dù thân đang bệnh ông vẫn ở lại cõi sinh tử vì lợi ích của chúng sinh, không thấy mệt mỏi; đó gọi là phương tiện.
«Rồi lại quán thân. Thân không lìa bịnh, bệnh không lìa thân. Ấy là bệnh, ấy cũng là thân; không phải mới, không phải cũ. Đó gọi là tuệ.[52] Giả sử thân mang bệnh, mà không cần dứt trừ nó vĩnh viễn. Đó gọi là phương tiện.
«Văn-thù-sư-lợi, Bồ tát bệnh nên chế ngự tâm mình như vậy. Không trụ trong đó; cũng không trụ nơi tâm không được chế ngự. Vì sao vậy? Vì trụ ở tâm không được chế ngự, là pháp của người ngu. Nếu trụ nơi tâm đã được chế ngự, đó là pháp của Thanh văn. Vì vậy Bồ tát chẳng trụ ở tâm được chế ngự hay không được chế ngự. Xa lìa cả hai; đó là hành của Bồ tát. Khi ở sinh tử vẫn không hành ô uế;[53] trụ nơi Niết-bàn mà không vĩnh viễn diệt độ; đó là hành của Bồ tát. Không theo hạnh phàm phu cũng không phải hạnh Hiền Thánh; đó là hành của Bồ tát. Hạnh không nhơ cũng không tịnh; đó là hành của Bồ tát. Dù siêu quá hành của Ma, vẫn thị hiện để khuất phục bầy Ma;[54] đó là hành của Bồ tát. Cầu nhất thiết trí [55] nhưng không cầu phi thời;[56] đó là hành của Bồ tát.[57] Tuy quán các pháp bất sanh, vẫn không vào chánh vị;[58] đó là Bồ tát hạnh. Dù quán mười hai duyên khởi, vẫn hội nhập mọi tà kiến;[59] đó là hành của Bồ tát. Dù che chở hết thảy chúng sinh, vẫn không hệ luỵ bởi ái; đó là hành của Bồ tát. Tuy vui với sự viễn ly,[60] mà không y tựa vào sự diệt tận của thân và tâm; đó là hành của Bồ tát. Dù đi qua ba cõi vẫn không hư hoại pháp tánh;[61] đó là hành của Bồ tát. Dù hành nơi Không, vẫn gieo trồng mọi công đức; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành vô tướng vẫn cứu độ chúng sinh; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành vô tác vẫn thị hiện thọ thân;[62] đó là hành của Bồ tát. Tuy hành vô khởi[63] vẫn khởi làm các hạnh thiện; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành trì sáu hạnh Ba-la-mật vẫn biến tri tâm và tâm sở pháp của chúng sinh;[64] đó là hành của Bồ tát. Tuy hành sáu thần thông mà không đoạn tận các lậu; đó là Bồ tát hạnh. Dù hành bốn vô lượng tâm, vẫn không tham đắm cầu tái sinh cung trời Phạm thiên;[65] đó là hành của Bồ tát. Dù hành trì thiền định, giải thoát và tam muội, mà không tùy thiền mà tái sinh;[66] đó là hành của Bồ tát. Dù hành trì bốn niệm xứ, mà không hoàn toàn rốt ráo xa lìa thân, thọ, tâm, pháp; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành trì bốn chánh cần mà không xả thân tâm tinh tấn;[67] đó là hành của Bồ tát. Tuy hành trì bốn như ý túc, mà đạt tự tại thần thông; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành năm căn mà phân biệt căn tánh nhạy bén hay trì độn của hết thảy chúng sinh; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành năm lực vẫn phấn đấu thành tựu mười lực, vô úy của Phật; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành bảy giác phần mà phân biệt trí tuệ của Phật;[68] đó là hành của Bồ tát. Dù hành tám chánh đạo vẫn thích đi trên Phật đạo vô biên; đó là Bồ tát hạnh. Dù hành pháp trợ đạo Chỉ và Quán mà rốt ráo không rơi vào tịch diệt; đó là hành của Bồ tát. Dù hành các pháp bất sinh bất diệt vẫn trang điểm tự thân bằng các tướng hảo; đó là hành của Bồ tát. Dù thị hiện oai nghi của Thanh-văn hay Phật Duyên-giác vẫn không xả pháp của Phật;[69] đó là Bồ tát hạnh. Tuy tùy theo tướng tịnh rốt ráo của hết thảy pháp mà vẫn tùy chỗ thích hợp thị hiện tự thân; đó là hành của Bồ tát. Dù nhìn thấu hết thảy cõi Phật luôn tĩnh lặng như hư không,[70] vẫn làm hiển hiện các loại cõi Phật thanh tịnh; đó là hành của Bồ tát. Dù đã đạt quả vị Phật, có thể chuyển Pháp luân, và vào Niết-bàn, vẫn không từ bỏ Bồ tát đạo; đó là hành của Bồ tát.»
Duy-ma-cật giảng xong pháp này,[71] hết thảy tám ngàn chư thiên đi theo Văn-thù-sư-lợi đều phát tâm cầu giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác .

Phat tu tai giai , hang ngay tham gia rat nhieu cong viec, tuy the theo guong cac bo tat :
Tuy hành trì bốn như ý túc, mà đạt tự tại thần thông; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành năm căn mà phân biệt căn tánh nhạy bén hay trì độn của hết thảy chúng sinh; đó là hành của Bồ tát.
Nhu guong soi, canh van hien ma khi canh di qua thi trong guong khong hien bong hinh nua . Day chinh la nhat tam


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tay mang chuỗi ngọc Bồ Đề
Sống làm tôi Phật chết về Tây Phương
Khổ trong sáu nẻo ba đường
Xuất ra mới thấy tình thương dạt dào
Quy y Phật pháp một màu
Trở về Cực Lạc nêu cao hạnh lành
Ta đây tu Phật mới thành
Tu ma tu quỷ không thành người ơi
Bây giờ dư lệ còn rơi
Tại vì nghiệp quả đất trời chưa thông
Về nhà nắm chữ Không Không
Trì tâm niệm Phật trong lòng sáng soi
Trì tâm niệm Phật ai ơi
Ngày đêm tha thứ khoan thương cho người
Trên môi nở những nụ cười
Cuộc đời rạng đóa hoa tươi nắm vào
Đó là trang nữ kiệt anh hào
Ta đây nhẫn nhục mới vào tịnh thanh
Ba đường sáu nẻo lội quanh
Tu thêm chút nữa đắc thành mai sau
Ba ngàn sáu vạn trần lao
Trong tâm không động lọc thau lấy vàng.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Thấy bóng cây kơ-nia.
Bài viết: 20
Ngày: 03/09/12 23:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: viet nam

Re: TIN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thấy bóng cây kơ-nia. »

Tin là đạo nguồn, mẹ công-đức
Nuôi lớn tất cả những pháp lành
Dứt trừ lưới nghi, khỏi vòng ái
Khai thị niết-bàn, đạo vô-thượng.
Tin không nhơ bợn, lòng thanh-tịnh
Là cội cung kính, trừ kiêu mạn
Cũng là pháp-tạng đệ-nhứt-tài
Là tay thanh-tịnh thọ thiện hạnh.
Tin hay ban cho, không bỏn-sẻn
Tin hay hoan-hỉ vào phật-pháp
Tin hay thêm lớn trí, công-đức
Tin quyết-định được bực Như-Lai.
Tin khiến lục-căn sạch, sáng, lẹ
Tin sức kiên-cố không bị hư
Tin hay dứt hẳn cội phiền-não
Tin hay chuyển hướng Phật công-đức.
Tin nơi cảnh-giới không chấp trước
Xa lìa các nạn, được vô-nạn
Tin hay vượt khỏi các đường ma
Thị-hiện đạo giải-thoát vô-thượng.
Tin là giống công-đức không hư
Tin hay sanh trưởng cây bồ-đề
Tin hay thêm lớn trí tối-thắng
Tin hay thị-hiện tất cả Phật.
Cứ theo công-hạnh nói thứ đệ
Tin là hơn hết, rất khó được
Ví như trong tất cả thế-gian
Mà có như ý diệu-bửu-châu.
Nếu thường tin thờ nơi chư Phật

Tin là hơn hết, rất khó được
Ví như trong tất cả thế-gian
Mà có như ý diệu-bửu-châu.
Nếu thường tin thờ nơi chư Phật


Thấy bóng cây kơ-nia.
Bài viết: 20
Ngày: 03/09/12 23:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: viet nam

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thấy bóng cây kơ-nia. »

Tin là đạo nguồn, mẹ công-đức
Nuôi lớn tất cả những pháp lành
Dứt trừ lưới nghi, khỏi vòng ái
Khai thị niết-bàn, đạo vô-thượng.
Tin không nhơ bợn, lòng thanh-tịnh
Là cội cung kính, trừ kiêu mạn
Cũng là pháp-tạng đệ-nhứt-tài
Là tay thanh-tịnh thọ thiện hạnh.
Tin hay ban cho, không bỏn-sẻn
Tin hay hoan-hỉ vào phật-pháp
Tin hay thêm lớn trí, công-đức
Tin quyết-định được bực Như-Lai.
Tin khiến lục-căn sạch, sáng, lẹ
Tin sức kiên-cố không bị hư
Tin hay dứt hẳn cội phiền-não
Tin hay chuyển hướng Phật công-đức.
Tin nơi cảnh-giới không chấp trước
Xa lìa các nạn, được vô-nạn
Tin hay vượt khỏi các đường ma
Thị-hiện đạo giải-thoát vô-thượng.
Tin là giống công-đức không hư
Tin hay sanh trưởng cây bồ-đề
Tin hay thêm lớn trí tối-thắng
Tin hay thị-hiện tất cả Phật.
Cứ theo công-hạnh nói thứ đệ
Tin là hơn hết, rất khó được
Ví như trong tất cả thế-gian
Mà có như ý diệu-bửu-châu.
Nếu thường tin thờ nơi chư Phật

Tin là hơn hết, rất khó được
Ví như trong tất cả thế-gian
Mà có như ý diệu-bửu-châu.
Nếu thường tin thờ nơi chư Phật


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách