Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

...Đã quy y Tam Bảo phải dứt điều ác, làm việc lành, gắng giữ trọn luân thường, phát lòng tín nguyện cầu sanh về Tây Phương. Lại phải có lòng thương xót hộ sanh, đừng giết hại, và trì Lục Trai hoặc Thập Trai. Nếu chưa có thể dùng thanh đạm trọn đời, cũng chớ nên quá tham trong sự ăn uống. Như thế mới không trái với tâm từ bi của Phật.

Người thường ý chí kém, tâm lại quá cao, tuy nói vâng lời , thật ra toàn là y theo thiên kiến của mình. Trong môn Tịnh Độ, lòng tin là cội gốc. Tin được chắc, kẻ phạm tội ngũ nghịch thập ác đều có thể vãng sanh; tin chưa vững, bậc thông Tông thông Giáo còn hoặc nghiệp cũng không duyên phận. Ngươi đã chẳng phải là bậc thông Tông Giáo, có thể nương sức mình trừ hoặc nghiệp để khỏi sanh tử, lại không tin nơi sức Phật và công đức của tự tánh đều không thể nghĩ bàn, thì làm sao để giải thoát? Phải biết, nếu đủ tín nguyện sâu thiết cầu về Tây Phương, không người nào chẳng được vãng sanh. Niệm Phật là pháp tròn tắt mau lẹ để thoát nẻo luân hồi; với sự hướng thượng của môn nầy, nhiều người còn chưa biết, lại sanh lòng háo thắng đi nghiên cứu nhiều mon tuy là cương yếu của Phật Pháp, nhưng khó đem sự lợi ích cho người căn tánh kém và kẻ sơ cơ. Dù cho nghiên cứu được thông suốt không còn nghi, đến khi dụng công lại phải y theo phép Niệm Phật Cầu Sanh mới là ổn thỏa. Nếu nói về lý giải, lại còn có những nghĩa của Pháp Tướng, Thiền, Giáo rất nhiệm mầu, làm sao thông suốt cho hết được? Tâm người thường cao mà không biết hạn lượng sự cao theo sức mình! Thường tự cho rằng “căn tánh hèn kém, khó mong sanh về Tây Phương, chỉ cầu không đọa tam đồ cũng vui lòng”, đâu biết nếu chẳng được vãng sanh, tương lai sẽ bị đọa vào ác đạo? Các môn Pháp Tướng, Thiền, Giáo, nghiên cứu trọn đời cũng khó nắm được chỗ quy thú, dù được, còn phải dứt sạch hết hoặc nghiệp mới thoát khỏi luân hồi. Nói đến việc nầy, e rằng mộng không thành mộng đó thôi!

Pháp môn Tịnh Độ nương nhờ sức từ của Phật, các pháp môn khác chỉ dùng sức mình. Những môn kia đều là giáo lý thông thường, như sĩ phu trong đời do tài đức mà làm quan cao thấp. Môn Tịnh Độ là giáo lý đặc biệt, như thái tử mới sanh đã tôn quí hơn quần thần. Vì thế, hai bên không thể sánh nhau, mà phàm phu nghiệp chướng vẫn nhiều, há chẳng dè dặt trong sự lựa chọn pháp môn để tu hành ư?

Người đời khi có bệnh hoặc gặp những sự nguy hiểm tai nạn, thường thường không biết niệm Phật làm lành, lại lầm lạc muốn cầu cứu với quỷ thần. Do đó giết hại sanh mạng gây thêm tội nghiệp, thật rất đáng thương! Bệnh khổ cùng những tai họa, phần nhiều đều do nghiệp đời trước gây ra; nếu niệm Phật, sám hối, làm lành thì tội chướng sẽ tiêu, bệnh được mau mạnh. Loại quỷ thần kia chính họ hãy còn ở trong biển nghiệp, đâu có thể khiến cho người tiêu nghiệp? Dù cho hạng chánh thần có oai lực lớn chăng nữa, oai lực ấy so với thần lực của Phật, Bồ Tát chẳng khác chi lửa đom đóm sánh cùng ánh sáng mặt trời! Người Phật tử không chịu nương tựa Phật, Bồ Tát, trở lại cầu cứu với quỷ thần, đó là tà kiến.

Ấn Quang Đại Sư

http://hoibongsen.com/diendan/showthrea ... #post68835


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Tu Tịnh độ nắm rõ nắm chặt tông chỉ tịnh độ , đừng nghe những khai thị khác mà dao động nhất là khi nghe các khai thị bảo rằng niệm Phật phải đạt nhất tâm bất loạn mới vãng sanh . Điều này Tổ Thiện Đạo vô cùng đau xót mà nhắc nhở các quý vị khi khai thị cho hành giả tịnh độ thì phải lấy chính giáo pháp của Tịnh độ ra mà giảng không nên lấy cái giáo pháp của các pháp môn khác ra giảng cho hành giả tịnh độ như vậy , Tổ còn nói sao lại khiến một pháp môn Tịnh độ , tín nguyện dễ dàng an tâm vãng sanh chắc chắn biến thành một pháp môn khó ngút trời bất an lo sợ không an tâm không chắc chắn như vậy , sao lại phủ nhận hoàn toàn 48 đại nguyện của Phật ? sao lại phá hủy con đường độ sanh của Phật A Di Đà và chặt đứt cơ hội giải thoát luân hồi của chúng sanh . Có nên đề xướng Nhất tâm đề cho người ta thấy mình là bậc cao minh hay chăng ? Người đời nay đa phần đều biết một chút thiền , đọc vài qua mấy quyển kinh , hoặc có một chút bằng cấp là luôn đề xướng cái khó , cái cao vì họ làm vậy khiến cho bản ngã họ sung sướng , vì họ chưa trả qua những thử thách cho nên lời nói nghe rất sáo rỗng . Thời buổi hiện nay chỉ tin duy nhất vào Phật . Lấy Phật làm Thầy , hành giả Tịnh độ chỉ có Phật Di Đà làm Thầy , ngoài ra không nên tin ai một cách tùy tiện , vì không phải ai xuất gia cũng đều nói đúng vì họ cũng là người đang học đang tu chứ chưa phải là giải thoát .


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Xin dẫn lời Đại Sư Ấn Quang:

"Người tu Tịnh nghiệp lấy lòng Tin chân thành, Nguyện thiết tha làm gốc. Nếu niệm đến mức nhất tâm bất loạn thì rất tốt. Chớ nên nghĩ rằng “chưa đạt được nhất tâm bất loạn sẽ chẳng thể vãng sanh”. Nếu thường giữ ý tưởng ấy đắc [nhất tâm] thì được, nếu không đắc thì do thường giữ ý nghĩ chẳng được vãng sanh nên chẳng tương ứng với Phật! (Đây là căn bệnh lớn “biến khéo thành vụng”).

Pháp môn Tịnh Độ nếu tin cho tới còn gì tốt lành hơn, nếu trí mình chưa quyết thì phải nên tin tưởng lời chân thành của chư Phật, chư Tổ, trọn chẳng được một niệm nghi tâm. Nghi sẽ chẳng tương ứng chư Phật, lâm chung nhất định khó cảm thông. Cổ nhân bảo: “Pháp môn Tịnh Độ chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu trọn vẹn, hàng Đăng Địa Bồ Tát chẳng biết được ít phần”. Hàng Đăng Địa Đại Sĩ còn chẳng thể biết hết, huống hồ là hạng phàm phu lè tè sát đất lại vọng sanh ức đoán ư?

Phải biết rằng: Tây Phương Cực Lạc thế giới, đừng nói là phàm phu chẳng đến được, ngay cả thánh nhân Tiểu Thừa cũng chẳng đến được, vì nơi ấy thuộc về cảnh giới Đại Thừa chẳng thể nghĩ bàn. Tiểu thánh hồi tâm hướng đại thì liền đến được. Phàm phu nếu không có Tín - Nguyện để cảm Phật, dù tu hết thảy các hạnh thù thắng khác lẫn hạnh trì danh thù thắng cũng chẳng thể vãng sanh. Vì thế, Tín - Nguyện là tối khẩn yếu. Ngài Ngẫu Ích nói: “Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần.
"

Lại xin được dẫn lời khai thị của Ngài Pháp Nhiên:

"Thâm tâm tức là cái tâm tin sâu. Tin sâu điều gì? Tin rằng: Hạng phàm phu phiền não sâu dày, nghiệp chướng nặng nề, thiện căn thiếu kém, nhờ tin vào Nguyện Lực Đại Bi của Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc 100 năm, hoặc 45 năm, 20 năm, 10 năm, cho đến một hai năm. Từ khi phát tâm cho đến lúc lâm chung không thối chuyển. Hoặc 7 ngày, hoặc 1 ngày, cho đến 10 niệm, 1 niệm. Dù nhiều hay ít, người xưng danh Niệm Phật chắc chắn được vãng sinh.

Tóm lại, đối với chuyện vãng sinh mà không nghi ngờ thì gọi là “Thâm Tâm”.

49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.

50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.

Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.

Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.

77) Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì xưng Danh là hạnh tương ưng với A Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:

“Kinh VÔ LƯỢNG THỌ” chép: “Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng Danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác. Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh”. Do đó ngoài xưng Danh không cần quán tưởng gì khác.

Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng Danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh."

Lời chư Tổ xác quyết rất rõ ràng, hễ có Tín_ Nguyện mà niệm Phật thì CHẮC CHẮN ĐƯỢC VÃNG SANH. Nếu các vị Tổ Sư đều nói lời giả dối lừa gạt chúng sanh thì làm sao mà Vãng Sanh đây? Làm sao mà được tôn làm Tổ Sư đây? Người đời nay tâm khí quá cao mạn, học được một ít kinh luận thì nghĩ là hơn đời, tự cho mình đúng, đến lời các vị Tổ Sư, chư Đại Bồ Tát nhẫn đến hóa thân của Đức Phật tuyên thuyết cũng chẳng hề tin tưởng. Thật là thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên với Pháp Môn Tịnh Độ đây. Dầu công hạnh trì danh có cao mà tâm vẫn nghi ngờ thì rất nguy hiểm.
Trong kinh Vô Lượng Thọ có đoạn nói về nguyên nhân thai sanh:

"Phật bảo ngài Từ Thị: - Nếu có chúng sanh dùng tâm nghi hoặc tu các công đức, nguyện sanh cõi ấy, chẳng hiểu rõ Phật trí, bất tư nghị trí, bất khả xưng trí, Ðại Thừa quảng trí, vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Ðối với các trí ấy nghi hoặc chẳng tin, nhưng vẫn tin tội phước, tu tập cội lành, nguyện sanh cõi ấy."

Ngài Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát dạy:" Cực Lạc đường xa muôn ức, một niệm tin chắc thời chính là đấy"

Đó là lý do vì sao khuyên nên đề xướng Tín_Nguyện.

http://thegioivohinh.com/diendan/showth ... p?p=530037


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngài Ngẫu Ích nói: “Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần.
Cảm ơn thày nhắc nhở. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

DẠY VỀ LÒNG TIN CHÂN THÀNH, TÂM NGUYỆN THA THIẾT

Người tu Tịnh nghiệp lấy lòng Tin chân thành, Nguyện thiết tha làm gốc. Nếu niệm đến mức nhất tâm bất loạn thì rất tốt. Chớ nên nghĩ rằng “chưa đạt được nhất tâm bất loạn sẽ chẳng thể vãng sanh”. Nếu thường giữ ý tưởng ấy đắc [nhất tâm] thì được, nếu không đắc thì do thường giữ ý nghĩ chẳng được vãng sanh nên chẳng tương ứng với Phật! (Đây là căn bệnh lớn “biến khéo thành vụng”).

Thế nào là NGUYỆN? Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà; ưa thích hâm mộ niềm vui Bồ Đề cõi Cực Lạc. Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng vãng sanh; ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Đấy gọi là NGUYỆN.

TÍN sâu, NGUYỆN thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật:

- Tâm nhiều tán loạn thì Hạ Phẩm Hạ Sanh.
- Lúc niệm Phật tán loạn giảm nhiều thì Hạ Phẩm Trung Sanh.
- Lúc niệm Phật chẳng tán loạn thì Hạ Phẩm Thượng Sanh.
- Niệm đến Sự Nhất tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào Ba Phẩm Trung Sanh.
- Niệm đến Lý Nhất tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh.

Vì thế, TÍN - NGUYỆN trì danh niệm Phật sanh trong chín phẩm, đích xác chẳng lầm.

Pháp môn Tịnh Độ nếu tin cho tới còn gì tốt lành hơn, nếu trí mình chưa quyết thì phải nên tin tưởng lời chân thành của chư Phật, chư Tổ, trọn chẳng được một niệm nghi tâm. Nghi sẽ chẳng tương ứng chư Phật, lâm chung nhất định khó cảm thông. Cổ nhân bảo: “Pháp môn Tịnh Độ chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu trọn vẹn, hàng Đăng Địa Bồ Tát chẳng biết được ít phần”. Hàng Đăng Địa Đại Sĩ còn chẳng thể biết hết, huống hồ là hạng phàm phu lè tè sát đất lại vọng sanh ức đoán ư?

Nếu tâm sanh tử thật sự thiết tha, tin tới nơi, tâm chẳng sanh một niệm ngờ vực thì dù chưa ra khỏi Sa Bà, đã chẳng còn là khách trọ lâu ngày trong chốn Sa Bà; chưa sanh Cực Lạc nhưng đã là khách quý cõi Cực Lạc. Thấy người hiền mong mình được bằng, gặp điều nhân đừng để lỡ. Há có nên do dự, lười nhác, sao nhãng để đến nỗi một phen lầm lỡ khiến mình bị lỡ làng mãi mãi ư? Là trang nam nhi có huyết tánh dứt khoát chẳng chịu sống làm thây đi, thịt chạy, chết mục nát như cỏ cây. Hãy cố lên, gắng lên!

Phải biết rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, vì thế Đức Phật dạy con người niệm Phật cầu sanh Tây Phương, để nhờ vào nguyện lực đại từ bi của Phật Di Đà sẽ cũng được thọ dụng niềm vui bất sanh bất diệt ấy. Do căn thân là liên hoa hóa sanh nên không có nỗi khổ sanh, già bệnh chết. Thế giới là do công đức xứng tánh hóa hiện nên không có biến chuyển Thành, Trụ, Hoại, Diệt. Dù là thánh nhân vẫn có những điều không biết, há nên vì những pháp sanh diệt trong thế gian mà khởi nghi ư?

Nói đến Tín là nói phải tin Sa Bà thật là khổ, Cực Lạc thật là vui. Sa Bà khổ vô lượng vô biên. Nói chung, chẳng ngoài tám nỗi khổ, tức là: sanh, già, bệnh, chết, ân ái biệt ly, oán ghét nhưng vẫn phải gặp mặt, cầu chẳng được thỏa ý, năm ấm lừng lẫy. Tám nỗi khổ này dù người cả đời giàu sang tột bực hay kẻ nghèo đến nỗi phải ăn mày, ai nấy đều có. Bảy thứ đầu là quả báo do đời quá khứ cảm thành, cứ suy nghĩ kỹ ắt tự biết chẳng cần phải nói rõ, nói rõ sẽ phải tốn nhiều giấy mực. Nỗi khổ thứ tám (năm ấm lẫy lừng) là do hiện tại khởi tâm động niệm cũng như những hành động, nói năng; đây chính là nhân thọ khổ trong đời sau. Nhân quả vấn vít lôi kéo từ kiếp này sang kiếp khác chẳng thể giải thoát.

Sa Bà khổ, khổ chẳng thể nói. Cực Lạc vui, vui chẳng gì ví nổi. Tin sâu lời Phật trọn chẳng nghi hoặc mới gọi là Chân Tín. Đừng nên dùng tri kiến ngoại đạo phàm phu để so đường lầm lạc, cho rằng mọi thứ trang nghiêm thắng diệu của Tịnh Độ đều là chuyện ngụ ngôn, là thí dụ, là tâm pháp, chẳng phải cảnh thật. Nếu có các thứ tà kiến, hiểu biết sai lạc như vậy sẽ đánh mất điều lợi ích thực sự là được vãng sanh Tịnh Độ. Cái hại ấy rất lớn chẳng thể chẳng biết.

Đã biết Sa Bà là khổ, Cực Lạc là vui thì hãy nên phát thệ nguyện thiết thực, nguyện lìa khổ Sa Bà, nguyện hưởng vui Cực Lạc. Nguyện ấy phải tha thiết như bị rớt xuống hầm xí, cầu được thoát ra gấp. Lại như bị giam cầm trong ngục đau đáu nghĩ đến quê nhà. Sức mình chẳng thể tự thoát, ắt phải nhờ người có đại thế lực cứu cho thoát khỏi.

A Di Đà Phật thệ nguyện độ sanh; nhưng nếu chúng sanh chẳng cầu tiếp dẫn, Phật cũng chẳng biết làm cách nào. Nếu như chí tâm xưng danh, thề cầu xuất ly Sa Bà thì không một ai chẳng được Phật rủ lòng từ nhiếp thọ. A Di Đà Phật có đại thế lực cứu được người đang ở trong hầm phân không đáy, trong lao ngục chẳng hề phóng thích, khiến cho họ thoát ngay những chốn ấy, đặt yên họ nơi quê nhà sẵn có là cõi Cực Lạc, khiến họ nhập cảnh giới Phật, được thọ dụng giống như Phật.

Tâm chúng sanh như nước, A Di Đà Phật như trăng. Chúng sanh đầy đủ Tín - Nguyện - Hạnh, chí thành cảm Phật thì Phật sẽ ứng như nước trong trăng hiện. Nếu tâm chẳng thanh tịnh, chẳng chí thành, ứng với tham - sân - si, trái nghịch Phật như nước vừa đục vừa xao động dù trăng vẫn chiếu xuống nhưng chẳng thể hiện bóng rõ ràng.

Phật A Di Đà vì chúng ta phát nguyện, lập hạnh để mong chúng ta thành Phật. Chúng ta bội nghịch hạnh nguyện của đức Di Đà nên bao kiếp dài lâu lặn ngụp mãi trong lục đạo, vĩnh viễn làm chúng sanh. Hiểu rõ Di Đà chính là đức Phật ở ngay trong tâm chúng ta, ta chính là chúng sanh trong tâm Phật Di Đà. Tâm đã là một nhưng phàm và thánh cách nhau một trời một vực là do ta cứ một bề mê muội, trái nghịch nên mới đến nỗi thế. Tín tâm như vậy mới đáng là Chân Tín. Dùng tín tâm này phát nguyện quyết định vãng sanh, hành hạnh quyết định Niệm Phật mới hòng thâm nhập Tịnh Tông pháp giới, thành tựu ngay trong một đời, một phen siêu thăng liền vào thẳng ngay địa vị Như Lai, như mẹ con gặp gỡ, vui sướng vĩnh viễn thường hằng vậy.

Trong sự niệm Phật, điều trọng yếu nhất là để liễu sanh thoát tử. Đã vì liễu sanh tử thì với nỗi khổ sanh tử tự sanh tâm chán nhàm, với sự vui Tây Phương tự sanh tâm ưa thích. Như thế thì hai pháp Tín - Nguyện sẽ được đầy đủ trọn vẹn ngay trong khoảnh khắc ấy. Rồi lại thêm chí thành, khẩn thiết như con nhớ mẹ mà niệm Phật thì Phật lực, tự lực, tựu tâm Tín - Nguyện công đức lực, cả ba pháp cùng hiển hiện trọn vẹn khác nào mặt trời rực rỡ trên không. Dù cho mây đùn, băng đóng tầng tầng không lâu cũng sẽ tan hết cả.

Chẳng sanh tín tâm nơi pháp này hoặc tin chẳng chân thành, thiết tha, chính là do nghiệp chướng sâu nặng, chẳng kham liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh, đời đời kiếp kiếp thường luân hồi lục đạo trong thế giới này chẳng có kỳ ra. Dẫu được làm thân trời, người thời gian ấy rất ít, như khách chỉ ở trọ. Một phen đọa trong tam đồ, thời gian ấy dài lâu như ở yên nơi quê nhà. Mỗi lần nghĩ đến tâm kinh sợ, dựng đứng lông tóc, chẳng nề rát miệng khẩn cáo đồng nhân.

Pháp này quan trọng nhất là Tín - Nguyện. Có Tín - Nguyện sẽ chắc chắn chịu tích cực tu trì. Chịu tu trì liền được lợi ích vãng sanh. Chẳng giống như Thiền tông, Mật tông phải thường có thiện tri thức chỉ dạy. Nếu không sợ rằng sẽ đi vào đường ma, ngay cả đức Phật cũng khó cứu.

Pháp môn Niệm Phật chú trọng Tín - Nguyện, có Tín - Nguyện nhưng chưa được nhất tâm cũng có thế vãng sanh. Người đời phần nhiều chú trọng nhất tâm, chẳng chú trọng Tín - Nguyện, tức là đã đánh mất cái quan trọng cốt lõi nhất. Nếu lại còn sanh khởi mối nghi “chưa đắc nhất tâm sợ rằng chẳng được vãng sanh”, thì hoàn toàn trái nghịch với lòng Tin chân thành, Nguyện thiết tha mất rồi.

Vãng sanh chẳng ở chỗ biết chữ hay không biết chữ mà chỉ tại nơi có Tín - Nguyện hay không! Có Tín - Nguyện chắc chắn vãng sanh, không Tín - Nguyện chắc chắn chẳng được vãng sanh.

Pháp Niệm Phật trọng tại Tín - Nguyện. Tín - Nguyện chân thiết dù trong tâm chưa thanh tịnh cũng được vãng sanh. Vì sao vậy? Do chí tâm niệm Phật là năng cảm, nên A Di Đà Phật liền năng ứng. Như nước trong sông, biển chưa thể dứt sạch tướng động; nhưng nếu không gió cuồng sóng to thì vầng trăng rạng ngời trên không sẽ hiện bóng lồ lộ. Cảm ứng đạo giao như mẹ con nhớ nhau. Pháp khác chuyên trọng tự lực chẳng nhờ vào Phật lực, cứ do đấy mà hiểu được nghĩa này vậy.

Dù thọ cả trăm năm chỉ trong khoảng khảy ngón tay, thở hắt ra một hơi là chẳng còn nữa. Hãy tìm đường thoát, chớ để đến lúc lâm chung hối cũng chẳng kịp. Thường nhớ kinh dạy: “Thân người khó được, trung quốc khó sanh, Phật Pháp khó nghe, tín tâm khó khởi”. Nay may đủ cả bốn điều càng phải nên nỗ lực như đã lên được núi báu, phải tìm cho được ngọc Ma Ni.

Chúng sanh vì còn trong địa vị phàm phu chưa đoạn Hoặc Nghiệp, sanh tử giải quyết chưa xong khó tránh đọa lạc; cho nên, đức Như Lai cực lực khuyên chúng sanh phát tâm Chân Tín và Nguyện Tâm thiết tha, trì danh hiệu Phật cầu sanh Tịnh Độ. Đem hết thảy công đức đã tạo: cúng dường Tam Bảo, giữ giới cả đời… chẳng cầu phước báo đời sau trong cõi nhân thiên; chẳng cầu đời này trường thọ, khỏe mạnh, yên vui; chỉ cầu lâm chung vãng sanh Tịnh Độ thì hợp với thệ nguyện của Phật; cảm ứng đạo giao chắc chắn được mãn nguyện. Như người rớt xuống biển có thuyền đến cứu, nếu chịu lên thuyền sẽ lên được bờ kia.

Cầu phước nhân thiên chẳng cầu vãng sanh như chẳng lên thuyền, khó khỏi chết chìm. Phật muốn ông siêu phàm nhập thánh, ông lại chỉ nguyện được phước hữu lậu. Một khi phước báo đã hết vĩnh viễn đọa trong tam đồ, khác nào dùng ngọc Ma Ni để ném chim sẻ, được thì ít, mất quá nhiều, chẳng tiếc lắm ư? Hãy nên tự cảnh tỉnh.

http://hoibongsen.com/diendan/showthread.php?t=7860


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

"Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh Độ,
Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh.
Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc.
Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật,
Dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc Sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng hành,
Được cứu cánh về nơi an dưỡng.
Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi''.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Chủ đề rất hay, nêu lên tinh hoa của Tịnh Độ Tông!

Dù nhất tâm cũng phải tiếp tục niệm Phật, một lòng Tín Nguyện Chân Thật.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chung Tú từng nói rằng Phổ cập hóa khoa học cho nhân dân là phải nâng cao trình độ dân trí để nhân dân có thể lĩnh hội khoa học chứ không phải hạ cấp khoa học để cho nhân dân lĩnh hội được!


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
trungduong
Bài viết: 94
Ngày: 17/12/11 10:56
Giới tính: Nam
Đến từ: BLBL

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi trungduong »

phuoctuong đã viết:Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chung Tú từng nói rằng Phổ cập hóa khoa học cho nhân dân là phải nâng cao trình độ dân trí để nhân dân có thể lĩnh hội khoa học chứ không phải hạ cấp khoa học để cho nhân dân lĩnh hội được!
Ý ĐH là gì nhỉ? Tôi đọc mà không hiểu? =P~


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

phuoctuong đã viết:Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chung Tú từng nói rằng Phổ cập hóa khoa học cho nhân dân là phải nâng cao trình độ dân trí để nhân dân có thể lĩnh hội khoa học chứ không phải hạ cấp khoa học để cho nhân dân lĩnh hội được!
;;) Mặc kệ ai làm tiến sĩ , mặc kệ ai nâng cao trình độ tri thức , mặc kệ ai theo khoa học ... mình biết mình cần gì là đủ .


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Xin cho hỏi: niệm Phật xong hồi hướng vãng sanh rồi thì có cần hồi hướng luôn cho tất cả chúng sanh hay không ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Chỉ đề xướng Tín Nguyện đừng đề xướng Nhất Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

:D Tất nhiên là phải hồi hướng cho tất cả chúng sanh rồi . Đó chính là huân tập lòng từ bi của người tu .


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]9 khách