Phương pháp niệm Phật

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Niệm Phật Ba La Mật

Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
HT. Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn


5-. Thế Nào Gọi Là An Ổn Tâm.

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phải phát khởi tâm chí bất động, kiên cố, không thoát chuyển. Do đó gọi là An Ổn Tâm.

Mình an trụ nơi Bồ-đề-tâm, cũng phải giúp người khác an trụ Bồ-đề-tâm, nên tâm được an ổn. Mình rốt ráo, xa rời giận hờn tranh cãi, cũng phải khiến người khác nhẫn nhục nhu hòa nên tâm được an ổn. Mình buông bỏ pháp phàm phu điên đảo, cũng phải đưa người khác tới địa vị Thánh giả siêu việt nên tâm được an ổn. Mình siêng tu thiện căn vô lậu thú thướng Niết-bàn, cũng phải khiến người khác hủy diệt hết mạng lưới hữu lậu trói buộc, nên tâm được an ổn.

Mình đang sanh ra tại nhà Phật, cũng phải dẫn dắt người khác vượt thoát hố hầm dục lạc trở về bảo sở, nên tâm được an ổn. Mình thâm nhập pháp chân thật không tự tính, cũng nên giúp người khác chê chán huyễn tướng lầm mê, nên tâm được an ổn. Mình cảm ứng Trí-Tạng vô tận của Như-Lai, cũng khiến người khác thâm nhập Pháp Giới Bình Đẳng, nên tâm được an ổn.

Niệm Phật với tâm thái an ổn như vậy, mới gọi là chân chính niệm Phật.

6-. Thế Nào Gọi Là Đà-Ra-Ni Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật phải phát khởi tâm chí nắm giữ tất cả các thiện pháp, đồng thời che lấp tất cả các ác pháp. Đó gọi là Đà-ra-ni Tâm. Như là:

1. Tín Tâm Đà-ra-ni, vì đặt trọn lòng tin thuần phác, trong suốt, nơi Bản-nguyện của đức Phật A-Di-Đà cùng sự hộ niệm của chư Phật ở mười phương.

2. Chánh Kiến Đà-ra-ni, vì đúng như thật quán sát khéo léo tất cả các pháp đang diễn biến trong tâm và ngoài thân.

3. Tư Duy Đà-ra-ni, vì thường xuyên thấu triệt thể tánh của tất cả các pháp sinh khởi trong từng sát-na hoại diệt.

4. Cảm Ứng Đà-ra-ni, vì luôn luôn thâm nhập tất cả bản nguyện chư Phật.

5. Hỷ Lạc Đà-ra-ni, vì an trụ nơi lực tiếp dẫn chư Phật và Thánh-chúng.
Tam Thế Đà-ra-ni, vì tự an nhiên giữa cảnh tượng của nhân quả tương tục trong ba đời, cũng như thông suốt nghĩa lý Phật pháp của Tam thế chư Phật.

6. Tam muội Đà-ra-ni, vì an trụ trong danh hiệu bất tư nghị nên nghe thấy điều phi pháp mà tâm chẳng loạn, sống nơi cảnh loạn trược mà không trôi lăn.

Niệm Phật với Đà-ra-ni như vậy, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.
*** tangbong Ghi chú :-? ***


1. Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phải phát khởi tâm chí bất động, kiên cố, không thoát chuyển. Do đó gọi là An Ổn Tâm.


2. Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật phải phát khởi tâm chí nắm giữ tất cả các thiện pháp, đồng thời che lấp tất cả các ác pháp. Đó gọi là Đà-ra-ni Tâm. Như là:

7-. Thế Nào Gọi Là Hộ Giới Tâm ?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Niệm Phật Ba La Mật

Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
HT. Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn


8-. Thế Nào Gọi Là Ba-la-mật Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người niệm Phật phải phát động tâm chí tu trì những thứ Ba-la-mật sau đây:

1. Bố Thí Ba-la-mật, vì xả bỏ tất cả sỡ hữu trong thân cũng như ngoài thân, không lẫn tiếc.

2. Trì Giới Ba-la-mật, vì thanh tịnh các cõi Phật.

3. Nhẫn Ba-la-mật, vì an trụ nơi lực dụng của Bản-nguyện.

4. Tinh-tấn Ba-la-mật, vì tất cả chướng duyên chẳng có thể làm thối chuyển tín tâm.

5. Thiền-định Ba-la-mật, vì chuyên nhất nhớ tưởng một cõi Phật, một danh hiệu Phật.

6. Bát-nhã Ba-la-mật, vì đúng như thật mà quán sát tất cả tướng trạng và thể tánh của các pháp không rời nhau.

7. Tín Ba-la-mật, vì thường xuyên an trụ nơi Phật lực bất tư nghị.

8. Nguyện Ba-la-mật, vì đầy đủ những hạnh nguyện của Phổ-Hiền.

9. Lực Ba-la-mật, vì hân hoan thể hiện tất cả năng lực tự tại câu danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật.

10. Pháp Ba-la-mật, vì sẵn sàng xả thân cho Chánh Pháp, cho Bồ-Tát đạo.

Niệm Phật với những thứ Ba-la-mật ấy, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

*** tangbong Ghi chú caunguyen ***


6. Bát-nhã Ba-la-mật, vì đúng như thật mà quán sát tất cả tướng trạng và thể tánh của các pháp không rời nhau.

7. Tín Ba-la-mật, vì thường xuyên an trụ nơi Phật lực bất tư nghị.

8. Nguyện Ba-la-mật, vì đầy đủ những hạnh nguyện của Phổ-Hiền.

9. Lực Ba-la-mật, vì hân hoan thể hiện tất cả năng lực tự tại câu danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật.

10. Pháp Ba-la-mật, vì sẵn sàng xả thân cho Chánh Pháp, cho Bồ-Tát đạo.

- Câu 6,7,8,9,10 là bổ túc thêm cho bài PHPT. Chỉ có 6 Ba La Mật.

- Tín Nguyện Hạnh (9. lực) là phương tiện lập Tông, cũng là phương tiện thù thắng trợ đạo cho các hành giả hành trì Niệm Phật.

- Câu 10. Là một hành giả có tín tâm chánh pháp, thì luôn luôn có " Bi Trí Dũng " tâm để hoằng dương Phật Pháp. Ngăn chặn ngoại đạo, dầu có xả thân cũng sẵn sàng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Niệm Phật Ba La Mật

Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
HT. Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn


9-. Thế Nào Gọi Là Bình Đẳng Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người niệm Phật phải luôn luôn thực hiện tâm thái bình đẳng, không phân biệt, không ngăn ngại. Nghĩa là:

1. Tự -tha Bình-đẳng, vì luôn mở rộng tuệ nhãn để nhận hiểu mình và người đều bình đẳng trước lực nhiếp thọ của chư Phật, chư Bồ-Tát.

2. Chủng loại Bình-đẳng, vì thường quán sát mười phương thế giới các loại chúng sanh từ sắc thân, hình trạng, tướng mạo, tộc tánh, thọ lượng, tri kiến, ý hành, sở ý ... mà không khởi tâm phân biệt, đối đãi, ái thủ hoặc yếm hoạn.

3. Chúng sanh giới Bình-đẳng, vì liên tục mở bày pháp giới trí trụ vô động tế, mà tự tại giữa những huyễn hóa biến dị của các loại hữu tình nơi ba cõi thế gian.

4. Pháp giới Bình-đẳng, vì thường xuyên an trụ nơi vô tướng khép vào pháp tướng, không móng khởi tâm sợ sệt trước thời gian vô cùng, không gian vô tận. Tự tại giữa một sát na như vô lượng vô biên đại kiếp. An nhiên giữa các cực vi đầu sợi lông, cũng như du hí mười phương trần sát hằng hà sa các quốc độ.

5. Không tánh Bình-đẳng, vì luôn luôn ức niệm mình được sản sanh từ nhà Như-Lai, được Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng, thấy rõ nhất thiết pháp Không, đắc Hư Không Hạnh vô ngại, giải ngộ và cảm ứng Tánh Không Bình Đẳng nơi hết thảy tứ sanh cửu hữu.

6. Phật độ Bình-đẳng, vì hằng quán tưởng các cõi Thường-Tịch-Quang, Thật-Báo Trang-Nghiêm, hoặc Phương-Tiện Hữu-Dư v.v... đều không ngăn ngại nhau, không riêng khác, tuy an lập Hoa-Tạng Thế-Giới Hải mà chẳng rời Tự Tâm, Thật Tế Trụ Địa vô phương sở, vô trụ xứ ... tùy theo tâm lượng và sở nguyện của chúng sanh mà hiển hiện. Như hoa đốm, như tiếng vang, như bọt sóng, như bóng nước, như cầu vồng, như huyễn nhân kể chuyện mộng.

7. Tín tâm Bình-đẳng, vì tín tâm vốn khởi nguyên từ Bát-nhã đức, từ Trí-tạng quảng đại , từ Phổ-nhãn thanh tịnh thông suốt cả ba đời, nên được thu nhiếp trong Bản-nguyện vô lượng đức, vô biên lực dụng của chư Phật.

Niệm Phật với những tâm bình đẳng nêu trên, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Niệm Phật Ba La Mật

Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
HT. Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn


10-. Thế Nào Gọi Là Phổ Hiền Tâm ?

Phổ nghĩa là không bỏ rơi chúng sanh, Hiền nghĩa là chẳng xa cách quả vị Chánh-Đẳng-Giác. Phổ Hiền Tâm là tâm rộng lớn như hư không, luôn mong cầu độ thoát hết thảy chúng sanh.
1. Tâm vô biên như pháp tánh luôn hân ngưỡng, thừa sự và cúng dường chư Phật.

2. Tâm vô lượng, thọ trì tất cả Phật pháp chẳng quên mất.

3. Tâm vô hạn vì được Phật lực hộ trì nên chẳng bỏ Bồ-đề-hạnh.

4. Tâm thí xả hết thảy, vì sẵn sàng buông lìa tất cả sở hữu, dẫu là pháp vô sở đắc. Tâm nghĩ nhớ đạo Nhứt-thiết-trí trước hết, vì ham thích mong cầu tất cả Phật pháp.

5. Tâm vô tận công đức trang nghiêm vì học hỏi tất cả hạnh nguyện Bồ-Tát.

6. Tâm kiên cố như kim-cang vì tất cả bạch tịnh pháp đều chảy vào.

7. Tâm như Tu-di sơn vì tất cả ác ngôn đều nhẫn thọ.

8. Tâm Bát-nhã ba-la-mật cứu cánh, vì khéo quán sát tất cả pháp vô sở hữu.

9. Tâm đại hùng, đại lực để niệm Phật bất thối chuyển.

10. Tâm đại uy nghi vô tận công đức trang nghiêm, vì tùy thuận bản nguyện lực.

11. Tâm vô cấu nhiễm thường thanh tịnh Phật quốc độ để thành tựu Vô-thượng Bồ-đề.

12. Tâm tinh tấn như tượng vương khéo điều phục dã thú, để sớm viên mãn hạnh nguyện Phổ-Hiền.

Người niệm Phật siêng năng trưởng dưỡng Phổ-Hiền tâm như vậy, mới được gọi là niệm Phật chân chánh, thường được chư Phật hộ niệm, hiện đời luôn thấy Phật cùng y báo trang nghiêm của cõi Cực-Lạc.


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kinh Niệm Phật Ba La Mật
Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
HT. Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn
Trích http://quangduc.com/kinhdien/niemphat/niemphat03.html


PHẨM THỨ BA
NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC



Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát liền nhập Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, tất cả Bồ-Tát và đại chúng đều thấy thân mình ở trong thân của Phổ-Hiền Bồ-Tát. Lại thấy rõ cõi nước Cực-Lạc vô lượng vô biên sự trang nghiêm, và tự nhiên thấy mình đang trụ trong cảnh giới vi diệu thù thắng ấy. Thấy đức A-Di-Đà đang ngự trước mặt mình. Thân tướng của đức A-Di-Đà cao lớn khôn cùng, hình dáng ngời sáng chói sắc vàng diêm-phù-đàn. Lông trắng chặng giữa chân mày thì uyển chuyển xoáy tròn về bên hữu, như năm ngọn núi Tu-Di. Đôi mắt trắng và xanh biếc như bốn biển lớn. Các lỗ chân lông nơi thân đều phóng hào quang sáng sạch, chiếu soi muôn nghìn cõi nước ở khắp mười phương. Mỗi mỗi hào quang thường che chở, và nhiếp thọ những chúng sanh niệm Phật.

Lại thấy toàn cõi Cực-Lạc hiện trong thân mình, mặt đất bằng lưu ly trong suốt, rạng rỡ. Bảo thọ, bảo đài, liên trì, bảo lâu, bảo tòa ... mỗi mỗi nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha le, xa cừ, trân châu, mã não. Chư thượng thiện nhân đều do hoa sen hóa sanh, ai nấy đầy đủ ba mươi hai tướng hảo, thọ dụng y thực tự nhiên thuần pháp hỷ thực và thiền duyệt thực. Tất cả đều ngồi trên tòa báu lắng nghe đức Phật cùng Bồ-Tát thuyết pháp. Những sự việc trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy, dẫu đến ức kiếp kể cũng không cùng tận.

Hiện thần lực như thế rồi, ngài Phổ-Hiền bèn ra khỏi Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, làm cho đại chúng trở lại như cũ.

Bấy giờ đại chúng được thấy sự chưa từng có, cho là rất đặc biệt lạ lùng, ngồi yên lặng nhất tâm chiêm ngưỡng. Lúc ấy, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu chấp tay bạch rằng:

- “Thưa Đại-sĩ, nay Tam-muội nầy thật vô cùng hi hữu, có uy lực lớn, có công năng bất tư nghị, vậy tên gọi của Tam-muội ấy là gì ?”

Phổ-Hiền Bồ-Tát nói:

- “Tam-muội nầy gọi là Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Do công đức xưng niệm danh hiệu Phật tạo thành, hoặc là kết quả tự nhiên của mười tâm thù thắng.

Nầy Phật tử, nay tôi nương thần lực và lòng đại bi vô hạn lượng của đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, mà tuyên thuyết Công Đức Bất Khả Xưng Tán của sự chấp trì danh hiệu Phật.

Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt trọn tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên. // Niệm phật đạt niệm phật tam muội không nhất thiết là phát 10 thứ tâm thù thắng trước, có thể chỉ cần có tín, hạnh sâu xa vẫn có thể đạt niệm phật tam muội.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách