Phương pháp niệm Phật

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT
(Trích sách: Tự Gia Bảo - Chương: Chìa Khóa học Phật -
Thích Thanh Từ giảng giải, trang 54 - 60, xuất bản: Thiền Thất Chơn Không, Montréal,
Québec, Canada - 1994)


Phương pháp niệm Phật có Quán Tưởng Niệm Phật và Trì Danh Niệm Phật. Quán Tưởng Niệm Phật căn cứ kinh Quán Vô Lượng Thọ, Trì Danh Niệm Phật căn cứ kinh A Di Đà. Trì Danh Niệm Phật được đại đa số Tăng Ni và Phật tử tu tập nên ở đây riêng giải thích.

Pháp môn tu tập nào của Phật dạy đều có chia phương tiện và cứu cánh. Phương tiện ví như cửa cổng, cứu cánh ví như ông chủ nhà. Muốn gặp ông chủ nhà trước tiên chúng ta phải đi từ cổng vào nhà, huống là gặp ông chủ. Cửa cổng là điều kiện tiên quyết để gặp ông chủ, thiếu điều kiện này thì sự mong muốn khó đạt thành. Phương pháp Trì Danh Niệm Phật muốn được kết quả viên mãn, trước tiên phải khéo ứng dụng phương tiện của nó.

1. Thế nào là phương tiện của pháp Trì Danh Niệm Phật?

Phương tiện Trì Danh Niệm Phật là "dùng tình cảm để dẹp tình cảm", nói cụ thể hơn "dùng gai lể gai". Cho nên cửa phương tiện của nó là "Ưa" (Hân) và Chán (Yểm) hay hồi hướng. Bởi vì phàm phu chúng ta hằng đắm mê theo dục lạc thế gian, thường ngày tâm niệm cứ tung tăng đuổi theo dục lạc, muốn dừng tâm niệm lại, song không tài nào dừng nổi. Thấy thế, Phật thương xót vì chúng ta nói kinh A Di Đà, chủ yếu trong ấy, trước diễn tả cảnh trang nghiêm đẹp đẽ ở cõi Cực Lạc, sau chê trách sự khổ sở nhơ nhớp ở cõi Ta Bà, khiến chúng sinh sanh tâm ưa thích cõi Cực Lạc, chán ngán cõi Ta Bà. Tâm ưa chán đến cao độ thì niệm danh hiệu Phật dễ được nhất tâm. Nếu không biết ưa, dù có niệm Phật cũng chỉ niệm trong loạn tưởng mà thôi. Thế nên, ưa là cửa cổng đi vào ngôi nhà Cực Lạc.

  • - Ưa cái gì?
Thể theo kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca định nghĩa cõi Cực Lạc là: Chúng sanh trong cõi này không có các thứ khổ, chỉ thọ các điều vui, nên gọi là Cực Lạc.

Lại nữa, cõi Cực Lạc nào là hàng rào, lưới giăng, hàng cây đều làm bằng bốn thứ báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê; ao nước rất ngon lành đầy đủ tám thứ công đức, trên bờ ao có nhà lầu xây bằng bảy báu: bạc, vàng, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã nảo, dưới ao có hoa sen lá to bằng bánh xe, hoa nở phát ra ánh sáng tùy theo sắc và nhả hương thơm ngào ngạt, có nhạc trời, có mưa hoa, có chim hót thành tiếng nói pháp...

Phật nói chủ cõi Cực Lạc hiệu A Di Đà, vô lượng quang, vô lượng thọ, vì chúng nói pháp. Dân chúng ở cõi này toàn là hàng Thanh văn, Bồ tát tu hành đều được không còn lui sụt và có những vị chỉ còn một đời được bổ đi làm Phật..., cho nên ở đây thảy đều là những đấng lành bậc thượng.

Cõi này chứa đựng đầy đủ những yếu tố mà chúng ta đang ưa thích, nào là thuần vui không khổ, trang nghiêm, đẹp đẽ, bảy báu dẫy đầy, thầy thánh bạn hiền, sống lâu khỏe mạnh, ăn mặc tùy ý, lui tới thong dong... Những hình ảnh này khiến chúng ta khao khát ước mơ, đó là Ưa.

  • - Chán cái gì?
Phần sau kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca nói: "Chư Phật mười phương cũng khen ngợi ta rằng: Phật Thích Ca Mâu Ni hay làm được việc ít có khó làm, hay ở thế giới Ta Bà xấu ác dẫy đầy năm thứ nhơ nhớp: kiếp người nhơ nhớp, kiến chấp nhơ nhớp, phiền não nhơ nhớp, chúng sanh nhơ nhớp, mạng sống nhơ nhớp, được thành Phật, vì chúng sanh nói pháp khó tin".

Đó là Phật chê trách cõi Ta bà nhơ nhớp xấu xa, khiến chúng ta nhàm chán xa lánh. Hai bên đã trưng bày rõ ràng trước mắt chúng ta, một bên thì tốt đẹp trang nghiêm sang trọng vui vẻ, một bên nhơ nhớp xấu xa khổ đau, để chúng ta sinh tâm ưa thích bên vui, chán ngán bên khổ. Đó là cửa cổng ưa chán để tiến vào ngôi nhà Cực Lạc.

Vì ưa thích say mê cảnh đẹp cõi Cực Lạc, chán ngán cái xấu xa nhơ nhớp cõi Ta Bà, nên tâm phiền rộn lăng xăng chạy theo dục lạc thế gian của chúng ta dần dần khô lạnh, chừng đó ứng dụng pháp tu Trì Danh Niệm Phật mới thành công. Song muốn tâm ưa chán lên đến cực điểm, hằng ngày chúng ta phải phát nguyện hồi hướng.

  • - Hồi hướng thế nào?
Hồi là xoay lại, hướng là hướng đến. Chúng ta xoay sự ưa thích, quyến luyến nơi cõi Ta Bà hướng đến cõi Cực Lạc, để chán ngán cõi Ta Bà mến ưa Cực Lạc. Ví như:

Mỗi khi ra đường thấy rác rến, sình lầy nhơ nhớp, chúng ta khỏi nghĩ: Cõi Ta Bà thật là bẩn thỉu nhơ nhớp đáng chán, cõi Cực Lạc toàn bảy báu trang nghiêm trong sạch đáng ưa thích. Ta nhất định phát nguyện sanh về Cực Lạc để khỏi thấy sự nhơ nhớp nầy nữa. Đó là hồi nhơ nhớp hướng trong sạch.

Hoặc khi chúng ta gặp những nghịch cảnh bức bách khổ đau liền khởi nghĩ: Cõi Ta Bà nhiều đau khổ bất như ý, cõi Cực Lạc hoàn toàn an vui mãn nguyện. Ta phát chán ngán cõi này, mong mỏi được vãng sanh về cõi Cực Lạc mới toại nguyện. Đây là hồi đau khổ hướng cực lạc.

Hoặc khi ra chợ hay xóm làng, nghe những lời chửi bới nguyền rủa, chúng ta khởi nghĩ: Ở cõi Ta Bà bạn bè không thực tốt khiến ta phiền não, cõi Cực Lạc toàn là người lành bậc thượng đáng kính mến. Ta nhất định nguyện sanh về bên ấy được làm bạn với những người toàn thiện. Đây là hồi bạn ác hướng bạn lành.

Hoặc vì sinh kế vất vả nhọc nhằn mà kiếm miếng ăn không đủ, tấm mặc chẳng lành, chúng ta khởi nghĩ: Ở cõi Ta Bà làm khổ nhọc mà không đủ ăn đủ mặc, cõi Cực Lạc muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, khỏi lo lắng mệt nhọc. Ta quyết định nguyện sanh về cõi Cực Lạc để được ăn no mặc ấm mà không nhọc nhằn. Đây là hồi đói rách hướng ấm no...

Tóm lại, mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh vừa xảy đến với chúng ta, chúng ta khéo lợi dụng để hồi hướng về Cực Lạc, khiến tâm chán Ta Bà càng ngày càng mãnh liệt, lòng ưa Cực Lạc càng lúc càng tăng trưởng. Đó là chúng ta khéo tận dụng cánh cửa phương tiện ưa chán tiến vào ngôi nhà Tịnh Độ.

2. Thế nào là cứu cánh của pháp Trì Danh Niệm Phật?

Cũng kinh A Di Đà đưới phần giới thiệu cõi Cực Lạc, đức Phật Thích Ca nói: "Nếu có người thiện nam thiện nữ nghe nói về Phật A Di Đà, chuyên trì danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất tâm không loạn, người ấy khi chết được Phật A Di Đà và Thánh chúng hiện ở trước. Người này khi chết tâm không điên đảo liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà...".

Người muốn vãng sanh về cõi Cực Lạc phải giữ niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, hoặc một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm không loạn, nhất định được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Bởi vì hành giả đã chán ngán cõi Ta Bà lắm rồi, một lòng hâm mộ cõi Cực Lạc, nên dùng sáu chữ này làm sợi dây xiềng, niệt cổ con khỉ ý thức của mình, bắt buộc nó phải nằm yên một chỗ. Tức là đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc hay nghĩ ngơi đều niệm danh hiệu Phật..., hoặc niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng tùy hoàn cảnh. Kiên trì nắm giữ danh hiệu Phật không lơi lỏng, lâu ngày ý thức sẽ kiệt quệ từ từ, cho đến một ngày nào đó sẽ lặng mất. Đó là niệm Phật được nhất tâm. Niệm Phật nhất tâm thì ý nghiệp được lặng sạch, thân nghiệp, khẩu nghiệp cũng theo đó sạch luôn. Tức ứng hợp với câu "Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương". Ba nghiệp dứt sạch hết, còn động lực nào lôi kéo chúng ta đi vào đường luân hồi.

Song chúng ta cần giản trạch nhất niệm và nhất tâm. Niệm Phật chỉ còn nhất niệm, được vãng sanh Tịnh Độ là "sự". Niệm Phật đến nhất tâm, thấy tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ là "lý".

Còn chuyên trì sáu chữ Di Đà không có niệm nào khác chen vào, mượm một niệm dẹp tất cả niệm. Duy giữ một niệm niệm Phật, đứng, đi, nằm, ngồi liên tục không gián đoạn, đến đây là nhất niệm. Nương niệm này cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc chắn chắn sẽ mãn nguyện là sự niệm Phật.

Dùng lục tự Di Đà làm diệu dược trị lành mọi chứng bệnh loạn tưởng, khi bệnh lành thuốc cũng bỏ. Tức là niệm Phật đến chỗ vô niệm, chỉ còn nhất tâm chân như, là nhất tâm. Niệm Phật đến vô niệm thì thấy tự tánh là Di Đà, bản tâm là Tịnh Độ, hiện bày trước mắt. Tự tánh mình xưa nay hằng giác, nên nói: "Vô Lượng Quang". Tự tánh chưa từng sanh diệt, thoát ngoài vòng thời gian, nên nói: "Vô Lượng Thọ". Bản tâm mình xưa nay thanh tịnh, do vọng tưởng dấy động nên bị nhiễm ô, theo nghiệp dẫn đi trong lục đạo, vọng tưởng lắng sạch chỉ còn một tâm thành tịnh là Tịnh Độ, nên nói: "Tâm tịnh thì độ tịnh". Đây là lý niệm Phật, đúng với tinh thần Đại thừa Phật giáo, cùng các pháp tu khác đồng gặp nhau. Song buổi đầu, người niệm Phật cần đầy đủ niềm tin vào lời giới thiệu của đức Phật Thích Ca, trông cậy hẳn vào cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, có tâm nơi đó để gây dựng lòng ưa chán. Không cần lý luận cõi Cực Lạc có hay không, chỉ tin quyết rằng đức Phật Thích Ca không dối gạt ta, y theo lời ngài dạy tu hành chắc chắn sẽ được lợi ích lớn. Đủ lòng tin rồi, chuyên tâm trì niệm ngày đêm không lơi lỏng, chẳng kể ngày giờ, năm tháng, chỉ khi nào được nhất tâm mới thôi. Đồng thời đối duyên, xúc cảnh khéo phát nguyện hồi hướng về Cực Lạc. Hành giả đầy đủ lòng tin (tín), chuyên trì niệm (hạnh), thường xuyên phát nguyện hồi hướng (nguyện), là đầy đủ điều kiện tu trì pháp môn Trì Danh Niệm Phật.

Tuy nhiên, nhìn pháp môn tu nào, chúng ta phải nhìn thẳng cứu cánh, đừng mắc kẹt ở phương tiện. Vì phương tiện là tùy căn cơ, chúng sanh có cao thấp sai biệt, đức Phật vì lợi ích khắp quần sanh, nên lập cửa phương tiện có nhiều khác biệt. Chúng ta đừng chấp vào trình độ mình để phê bình kẻ khác, cũng đừng vịn khả năng kẻ khác trở lại khinh rẻ mình. Phải biết căn cơ trình độ mình, chọn lấy pháp tu thích hợp với mình, là người khôn ngoan nhất.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phương pháp niệm Phật rất dể học dể thực hành, Ai ai niệm cũng được, cũng tốt, và cũng có thể vãng sanh Tịnh độ. Không cần đến chùa, gõ mõ tụng kinh, cũng không cần phải kinh hành, tọa thiền. Đi đứng nằm ngồi điều niệm. Niệm giờ nào cũng được.v.v.

Điều đó trong 48 đại nguyện của Đức A Di Đà có dạy. Và các sách Tịnh Độ.v.v. Nhưng triệu người thì chỉ có thể một đạt thành "Niệm Phật tam muội", đó là nhờ vào phước đức, căn lành của nhiều đời, nhiều kiếp của hành giả đó. Hoặc là Bậc Thượng Căn thì mới mau nhiếp tâm. Và chắc chắn vãnh sanh Tây Phương Tịnh Độ.

Bạn có muốn như vậy không, vỉ nhiên là muốn, nhưng tự hỏi lại mình coi. Tu bấy lâu rồi có nhiếp tâm Tịnh độ chưa? - Nếu chưa được, thì ta phải làm gì để cầu giải thoát đây...


Do đó, Nếu ta không phải là hàng tối thượng tu đốn ngộ được ngay, thì duy nhất chỉ có cách thứ hai dưới đây. Cũng là một phương pháp Niệm Phật, nhưng đi từng bước, học từ cái, kiên trì giữ giới lâu dài rồi kiếp này không thể, thì có thể đến kiếp sau.

Nhưng hiện đời thì ít nhất Hành giả cũng đem lại sự an lạc cho mình và người chung quanh mình. Hiện đời ta không thành thánh nhân ít nhất cũng là hiền nhân đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Đó là phương pháp niệm Phật Ba La Mật.

Là Phương pháp niệm Phật này nói dể, mà khó thực hành.

Hành giả đòi hỏi phải có sự nhất tâm, kiên trì, tin tấn và các pháp lục độ Ba La Mật, am tường các kinh điển Tịnh độ. Hiểu rõ nguồn gốc của Tịnh Độ thì ví như người đi rừng núi, mà có bạn hay dân địa phương dẫn đường vậy.

Tôi nghĩ có thể nguồn gốc của Phương pháp niệm Phật thì phải nên xem lại Kinh Vô Lượng Thọ Kinh Quán Vô Lượng Thọ, ngoài ra còn rất nhiều kinh Tịnh độ khác.

Chúc Hành giả khai thác được con đường tu học.

tn, kính


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thien Nhan đã viết:Phương pháp niệm Phật rất dể học dể thực hành, Ai ai niệm cũng được, cũng tốt, và cũng có thể vãng sanh Tịnh độ. Không cần đến chùa, gõ mõ tụng kinh, cũng không cần phải kinh hành, tọa thiền. Đi đứng nằm ngồi điều niệm. Niệm giờ nào cũng được.v.v.

Điều đó trong 48 đại nguyện của Đức A Di Đà có dạy. Và các sách Tịnh Độ.v.v. Nhưng triệu người thì chỉ có thể một đạt thành "Niệm Phật tam muội", đó là nhờ vào phước đức, căn lành của nhiều đời, nhiều kiếp của hành giả đó. Hoặc là Bậc Thượng Căn thì mới mau nhiếp tâm. Và chắc chắn vãnh sanh Tây Phương Tịnh Độ.

Bạn có muốn như vậy không, vỉ nhiên là muốn, nhưng tự hỏi lại mình coi. Tu bấy lâu rồi có nhiếp tâm Tịnh độ chưa? - Nếu chưa được, thì ta phải làm gì để cầu giải thoát đây...


Do đó, Nếu ta không phải là hàng tối thượng tu đốn ngộ được ngay, thì duy nhất chỉ có cách thứ hai dưới đây. Cũng là một phương pháp Niệm Phật, nhưng đi từng bước, học từ cái, kiên trì giữ giới lâu dài rồi kiếp này không thể, thì có thể đến kiếp sau.

Nhưng hiện đời thì ít nhất Hành giả cũng đem lại sự an lạc cho mình và người chung quanh mình. Hiện đời ta không thành thánh nhân ít nhất cũng là hiền nhân đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Đó là phương pháp niệm Phật Ba La Mật.

Là Phương pháp niệm Phật này nói dể, mà khó thực hành.

Hành giả đòi hỏi phải có sự nhất tâm, kiên trì, tin tấn và các pháp lục độ Ba La Mật, am tường các kinh điển Tịnh độ. Hiểu rõ nguồn gốc của Tịnh Độ thì ví như người đi rừng núi, mà có bạn hay dân địa phương dẫn đường vậy.

Tôi nghĩ có thể nguồn gốc của Phương pháp niệm Phật thì phải nên xem lại Kinh Vô Lượng Thọ Kinh Quán Vô Lượng Thọ, ngoài ra còn rất nhiều kinh Tịnh độ khác.

Chúc Hành giả khai thác được con đường tu học.

tn, kính
Khi chúng ta hiểu Niệm Phật cho nhiếp tâm thì thật sự không đơn giản, mà muốn cầu giải thoát hay cầu vãnh sanh Tịnh độ Tây Phương tất nhiên phải thực hành.

Trước là giữ giới miên mật, để làm nơi phát triển cho định và huệ.

Sau khi giữ giới, thì việc kế tiếp là Hành? - xem

Trích đoạn về các Pháp hành trong PHPT.

Phương pháp tu về Cực lạc có nhiều lối, nhưng không ngoài các pháp niệm Phật. Ðây lược kể bốn pháp niệm Phật:

1. Trì danh niệm Phật:

Trì danh niệm Phật tức là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm "Nam mô A Di Ðà Phật ". Khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống cũng niệm. Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, trước khi đi ngủ. Niệm suốt cả ngày không xen hở.

Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng:

"Con tin lời của đức Phật A Di Ðà, giữ một lòng niệm danh hiệu Ngài, nguyện đời nầy, bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực lạc.

2. Tham cứu niệm Phật:

Pháp niệm Phật tương tợ pháp trì danh, nhưng mà có khác nghĩa, làm môi miệng không động, niệm không ra tiếng, mà trong tư tưởng có niệm Phật.

Khi niệm có tiếng thì xét tiếng ấy từ đâu mà sanh ra. Ðến khi hết niệm không nghe nữa, thì xét tiếng ấy coi nó đi vào chỗ nào. Xét cho biết chỗ sinh ra, chỗ trở về là đã được một phần công phu khá cao rồi, cứ giữ như thế mà niệm, đừng cho tán loạn, thì chắc có ngày minh tâm kiến tánh.

3. Quán tưởng niệm Phật:
Là quán tưởng hình dung đức Phật à ở trước mắt ta, mình cao một trượng sáu thước, đứng trên hoa sen, và quán thân ta cũng ngồi trên hoa sen, chắp tay hầu Phật. Phật thấy ta, ta thấy Phật. Quán như thế lâu ngày, đi, đứng, nằm, ngồi, nhắm mắt, mở mắt đều thấy Phật, tức là pháp quán đã thuần thục.

4. Thật tướng niệm Phật:
Thật tướng niệm Phật là niệm Phật hợp với chân tâm. Vì tất cả các pháp đều do tâm biến hiện, bởi tâm biến hiện, nên tướng nó đều là hư vọng (phàm sở tướng, giai thị hư vọng), duy có chân tâm là chân thật, không sinh, không diệt; không khứ, không lai, xưa nay thanh tịnh bình đẳng như như, không hư vọng, không biến diệt, cho nên mới gọi là thật tướng.


Ba pháp niệm Phật trước thuộc về Sự, có tánh cách tiệm tu và tiệm quán. Ðến pháp thứ tư nầy, là thuộc về Lý tánh, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến đây, mới hoàn toàn rốt ráo, mới ngộ tánh mình là Phật A Di Ðà, tâm mình là cảnh Tịnh độ.

Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: nhờ có Sự mới hiển ra Lý. Trước hết cũng do Trì danh niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật v.v...nhờ lối dụng công tu ba pháp trước, đến lúc thuần thục không còn thấy có mình là người niệm Phật và Phật là một vị mình niệm, chỉ còn có một chơn tánh vừa yên lặng, vừa chiếu soi không năng, không sở, không bỉ, không thử, không hữu, không vô. Chỗ này chính như trong Kinh tứ Thập Nhị Chương, Phật nói: "Niệm đến chỗ vô niệm"; hay trong kinh A Di Ðà nói: "Ðược nhứt tâm bất loạn".

tn, Kính


(Chú thích: Sau khi hành giả đọc tiêu đề Phương pháp Niệm Phật, và muốn thực hành... Thì chưa đúng với tông chỉ của Tịnh độ là Tín Hạnh Nguyện. Mà tham khảo thêm về ba pháp "Văn Tư Tu" trong các kinh. Như vậy thì mới tăng phần tín tâm nơi tha lực và tự lực nơi mình.)
PHPT: https://sites.google.com/site/layphat/i ... the-loai-1


Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Mọi người thường niệm thầm bằng cách nhẩm câu Namo A di đà Phật,dù không mở miệng, không ra tiếng,nhưng vẫn là dụng đến phần dây thần kinh lưỡi(để ý kĩ sẽ thấy niệm theo cách này thì tâm sẽ gom vào phần lưỡi).

Nếu niệm thầm trong tâm,thì câu niệm Phật sẽ xuất phát từ "đỉnh đầu"(người vãng sanh thì đỉnh đầu cũng là nơi cuối cùng còn hơi ấm-có liên quan gì không nhĩ?).Có 1 cách để niệm trong tâm khá dễ dàng,đó là thu âm tiếng niệm Phật của mình,sau đó copy vào máy ipod/cassette,chú ý lắng nghe.Sau 1 thời gian tiếng niệm Phật sẽ in vào tâm thức,lúc này có thể dễ dàng niệm thầm bằng tâm (Tham cứu niệm Phật). ;)


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

TỪ TÁN-TÂM SẼ ĐI ĐẾN TỊNH-TÂM

Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật, hoặc trụ nơi câu niệm Phật, gọi là Định Tâm Niệm Phật.

Miệng niệm Phật, tâm không nhớ Phật mà suy nghĩ mông lung việc khác, đó là Tán Tâm Niệm Phật.


Tán tâm mà niệm, hiệu lực so với định tâm yếu kém rất nhiều. Vì lẽ ấy, từ xưa đến nay các bậc thiện tri thức đều khuyên người cố gắng định tâm trì niệm, đừng để tán tâm. Cho nên tán tâm niệm Phật không đủ làm gương mẫu.

Tuy nhiên, mỗi tác động bên ngoài đều liên quan đến tiềm thức, tức là thức thứ tám ở bên trong. Nếu tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, thì sáu chữ hồng danh kia từ đâu phát hiện?

Đã có sáu chữ hiện thành, tất phải có hai chuyển lực: một là do chủng tử, từ tiềm thức phát hiện ra ngoài. Hai là sức tác động từ ngoài lại huân tập trở vào bên trong.
Cho nên chẳng thể nói tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, bất quá so với định tâm nó yếu kém hơn nhiều mà thôi.
Lối niệm tán tâm từ xưa đến nay không được đề xướng, nhưng hàm ý và công dụng của nó cũng không thể phủ nhận. Vì thế cổ nhơn có lưu một bài kệ rằng

Di Đà sáu chữ pháp trung vương,
Tạo niệm phân vân chớ ngại màng !
Muôn dặm phù vân che ánh nhật.
Nhơn hoàn khắp xứ ửng dương quang.


Bài kệ này suy ra có điều xác đáng. Bởi hạt giống niệm Phật nơi thức thứ tám khi thành thục, tất dẫn phát thức thứ sáu khiến cho sanh khởi tịnh niệm.

Rồi từ thức thứ sáu lại cổ động ra năm thức trước để thành hiện hành. Nhưng vì lúc chủng tử (1) niệm Phật trải qua thức thứ sáu, bởi trần nhiễm của chúng sanh sâu dày, nên bị các niệm khác lấn cướp, tuy có lọt khỏi vòng vây song ảnh hưởng còn lại chẳng bao nhiêu.


như ánh mặt trời tuy rực rỡ, nhưng vì bị nhiều lớp mây che, nên khi lọt xuống nhân gian, chỉ còn vẻ ửng sáng. Nhưng ánh sáng thừa ấy sở dĩ có, cũng do công năng ảnh hưởng của mặt trời. Biết được lẽ này, người tu Tịnh Độ đừng quá ngại màng đến tạp tưởng phân vân, chỉ liên tiếp niệm hết câu này sang đến câu khác, chánh niệm còn được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Niệm như thế một lúc lâu, tự nhiên ngựa ý sẽ quay về tào, vượn lòng lần lần vào động. Niệm một lúc lâu nữa, thì chánh niệm hiển lộ rõ ràng, không cần gạn bỏ điều nhiếp, mà tự nhiên thành tựu.

Hiểu được lẽ này thì chỉ quí niệm nhiều, đừng ngại tán tâm. Như nước tuy bợn đục, lóng mãi tất sẽ thành trong. Người tuy tạp niệm nhiều, niệm Phật lâu tất sẽ thành chánh niệm. Nên biết cổ đức khi đi đứng nằm ngồi và tất cả hành động đều niệm Phật.

Nếu các vị ấy hoàn toàn dùng định tâm mà niệm, thì lúc đi đường tất phải vấp chạm, hoặc khi tả kinh hay làm việc cũng không thể thành công.
Cho nên người xưa cũng có lúc phải phân tâm mà niệm, nhưng vẫn không rời câu niệm Phật, bởi dù có tán tâm vẫn không mất phần ảnh hưởng.


Như đã nói, muốn được định tâm, điểm căn bản là phải dụng công cho bền lâu. Tuy nhiên nếu sợ niệm lực tán loạn, cần có phương tiện để tâm dễ yên tịnh, thì nên áp dụng pháp Thập Niệm Ký Số (2) đã trình bày ở trước.

Phép này do dùng hết tâm lực ghi nhớ từ một đến mười câu, nên dễ vào tịnh định. Nếu tâm còn rối loạn và không thể dùng phép Thập Niệm Ký Số, thì trong mỗi câu niệm chỉ cần chú tâm ghi giữ cho chắc một chữ "A".

Khi chữ A còn thì mấy chữ khác đều còn, nếu mê mờ để cho nó mất, tất năm chữ kia cũng mất.
Lại chữ A cũng chính là chữ căn bản, và là mẹ của tất cả chữ. Chú tâm vừa niệm vừa ghi chắc chữ A, lâu lâu tự nhiên tâm và cảnh đều tiêu tan dung hợp thành một khối, lượng rộng lớn dường hư không, Phật và mình cũng đều mất. Lúc bấy giờ đương nhiên chữ A cũng không còn.

Nhưng lúc trước nó mất là do bởi tâm xao động rối loạn, lúc này nó không còn chính thuộc về trạng thái dung hóa của thường định. Đây là hiện tượng tâm cảnh đều không, điểm sơ khởi để đi vào Niệm Phật Tam Muội.

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm .
http://blog.yahoo.com/_FNIBAKWWWLM2RFVI ... %E1%BA%A5n


Hình đại diện của người dùng
thiennguyen
Bài viết: 6
Ngày: 13/05/12 01:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Chùa Vạn Hoà, Cầu Kè, Trà Vinh
Nghề nghiệp: Công Nhân

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi thiennguyen »

:D em có vài lời :D muốn niệm cho khẩn thiết thì dễ lắm, =P~ cứ thật nhập tâm tưởng như mình là một tử tội, sáng mai sẽ bị đêm ra xử bắn :-SS bây giờ mình chỉ còn đêm nay thôi, mình cứ nghỉ rằng chỉ có niệm Phật thật khẩn thiết để được Phật rước trước khi trời sáng, baibaibai em nghĩ như vậy thế nào cũng niệm nhất tâm hà :D đừng chửi em nhá :D


Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát ly Nguy Hại
Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát ly Phiền Não
Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát ly Khổ Ách
Nguyện cho tất cả chúng sanh sống An Lành Hạnh Phúc
******************
Trải rộng Lòng Từ để diệt trừ tâm Sân Hận
******************
A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh

Trời sáng rồi! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

thiennguyen đã viết::D em có vài lời :D muốn niệm cho khẩn thiết thì dễ lắm, =P~ cứ thật nhập tâm tưởng như mình là một tử tội, sáng mai sẽ bị đêm ra xử bắn :-SS bây giờ mình chỉ còn đêm nay thôi, mình cứ nghỉ rằng chỉ có niệm Phật thật khẩn thiết để được Phật rước trước khi trời sáng, baibaibai em nghĩ như vậy thế nào cũng niệm nhất tâm hà :D đừng chửi em nhá :D
Đại sư Ấn Quang cũng khuyên như vậy.Cách này để trừ tạp niệm xen vào.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích dẫn: KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
====================================

Diệu-Nguyệt Trưởng-giả lại thưa rằng:
- "Bạch đức Thế-Tôn, tuy con đã thấu triệt nghĩa lý thâm diệu của pháp niệm Phật, nhưng vẫn khẩn cầu đức Thế-Tôn thương xót mà rộng chỉ bày thêm, để hết thảy chúng sanh nơi đời vị lai được mọi điều lợi ích.
- Bạch đức Thế-Tôn, phải niệm Phật như thế nào mới gọi là đắc pháp ? Phải dấy khởi những tâm thái nào mà tu tập mới được vãng sanh Cực-Lạc ?"

Đức Phật dạy rằng:
"Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nòa là niệm Phật Chân Chánh ? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ồn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm


1-. Thế Nào Gọi Tín Tâm ?

- "Nầy Diệu-Nguyệt, Tín Tâm nghĩa là lòng tin chân thật, tha thiết, bền vững. Là nhân tố quyết định thành Phật, là nhân tố quyết định thâm nhập cảnh giới Đại-thừa. Bởi vì sao ? Vì lòng tin là mẹ đẻ của tất cả công đức vô lậu, lòng tin là cửa ngõ nhiệm mầu đưa chúng sanh về nơi kho báu Phật Pháp.

Cho nên, việc trưởng dưỡng Tín Căn vẫn là điều thiết yếu nhất trong hết thảy mọi môn tu.

Trước hết là phải đặt trọn lòng tin chân thật vào Lý Nhân Quả một cách sâu chắc, kiên cố, và không hề nảy sanh một ý tưởng hoặc một hành vi trái ngược với Lý Nhân Quả. Phải thấy hoạt dụng của Lý Nhân Quả dung thông ba đời, đó là Quá khứ, Hiện tại, Vị lai, rõ ràng như những đường chỉ, dọc ngang trên lòng bàn tay.

1. Tin rằng kiếp sống thế gian là Vô-thường, mạng người ngắn ngủi như hơi thở ra vào, tất cả các pháp hữu vi đều là huyễn hóa, không có chủ tể, niệm niệm sanh diệt không ngừng, từng sát-na biến hoại chẳng nghỉ, tất cả đều đưa tới khổ não, vô minh và trói buộc.

2.Tin rằng sáu nẻo luân hồi thật là nguy hiểm chướng nạn, sơ sẩy chỉ trong ý niệm cũng đủ đưa chúng sanh trầm luân cả nghìn muôn ức kiếp. Một lần sa lạc vào ba đường dữ thì không biết đến lúc nào mới thoát khỏi.

3.Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí-Tuệ, đạo của Từ-Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến, có đủ phương thuốc nhiệm mầu trừ diệt tất cả các thứ bịnh tật của chúng sanh.

4.Tin rằng Tam-Bảo là chỗ về nương của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sanh qua thấu bờ bên kia.

5.Tin rằng tất cả các pháp đều do Tâm-thể của mình tạo ra. Từ ba đời mười phương chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái Tâm-thể lưu xuất và biến hiện.

6.Tin rằng cõi Cực-Lạc cũng chỉ do Tâm-thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ-Tát, Thánh-chúng. Và tin rằng đức A-Di-Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phát khởi lên.

7.Tin rằng mỗi mỗi chúng sanh đều có đủ năng lực lãnh thọ giáo pháp Như-Lai, bất cứ hữu tình nào cũng có năng lực hoàn thành địa vị Nhứt-thiết Chủng-trí như chư Phật.

8.Tin rằng bản nguyện của Phật A-Di-Đà là chân thật, rốt ráo, là tối thắng. Và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác v.v...

9.Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện.

Diệu-Nguyệt phải phát khởi tín tâm như vậy mà niệm Phật.

(Chú thích: 10. Hành tướng của Tín )


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích dẫn: KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
====================================

2-. Thế nào Gọi Là Thâm Trọng Tâm ? (Là "Niệm Tứ Ân")

Nầy Diệu-Nguyệt, Thâm Trọng Tâm nghĩa là đem tấm lòng sâu xa và cẩn trọng mà cảm mộ ân đức của Tam-Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện-tri-thức và của hết thảy chúng sanh.

Trong quá khứ vô lượng vô biên na-do-tha vi trần kiếp, chư Phật vì thương xót chúng sanh mà xả bỏ đầu, mắt, tay, chân, thân mạng, tài sản, quyến thuộc ... để tìm cầu Chánh pháp, tu Bồ-tát-đạo, giáo hóa muôn loài, làm cho ai nấy đều được lợi ích. Đời đời kiếp kiếp, chư Phật hằng theo dõi và thương tưởng đến mỗi một chúng sanh, luôn luôn tìm cách nhổ bật gốc rễ tham ái, đập tan gômg cùm sanh tử, làm khô cạn biển khổ vô minh, mãi phát tâm quảng đại, tâm kim cang, tâm vô phân biệt mà rọi sáng lối về cho mọi hữu tình. Vì thế mà người niệm Phật phải phát khởi cái tâm chí sâu xa và cẩn trọng để tưởng niệm, cảm mộ ân đức ấy.

Nhưng chư Phật muốn tế độ tất cả chúng sanh, thì cũng phải lấy Chánh pháp làm phương thuốc hữu hiệu trị dứt những bịnh tham ái, dùng Chánh pháp làm thuyền bè đưa chúng sanh qua đến bờ giác ngộ, dùng Chánh pháp làm tuệ kiếm chặt đứt mọi trăng trói phiền não, làm ngọn đuốc dẫn dắt ra khỏi đêm dài vô minh, làm chất đề hồ chữa lành mọi thứ sanh, già, bịnh, chết, ưu, bi, khổ, não, dùng Chánh pháp làm đôi mắt cho chúng sanh nhìn rõ Thật Tướng.

Người niệm Phật phải biết cảm mộ ân đức cao dày của Chánh Pháp, phải luôn luôn báo đáp ân đức ấy bằng cách đọc tụng kinh điển Đại-thừa và giảng nói cho kẻ khác, khuyên bảo mọi người quy y, bố thí, trì giới, thiền định. Khiến sao cho Chánh pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian, ai nấy đều được hưởng dụng cam lồ vị.

Dù đã phát nguyện quy y Tam-Bảo, nhưng người trực tiếp khai sanh tánh mạng tuệ giác ở nơi ta, chính là thiện-tri-thức, gồm có Thánh tăng, phàm tăng, Sư trưởng và các bạn đồng tu, đồng học.

1.Thiện-tri-thức là cửa ngõ xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đi vào Như-Thật-Đạo.

2.Thiện-tri-thức là cỗ xe xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì đưa tất cả chúng sanh tới Như-Lai địa.

3.Thiện-tri-thức là thuyền bè xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì vận chuyển tất cả chúng sanh đến bờ giác.

4.Thiện-tri-thức là ngọn đèn xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh có được ánh sáng Phật Tri Kiến.

5.Thiện-tri-thức là con đường xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì dẫn dắt chúng sanh vào cửa thành Niết-bàn.

6.Thiện-tri-thức là cây đuốc xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh thấy rõ con đường yên lành hay hiểm trở.

7.Thiện-tri-thức là chiếc cầu xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì tiễn đưa chúng sanh qua khỏi chỗ hiểm ác.

8.Thiện-tri-thức là lọng che xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh che núp dưới bóng râm đại từ mát mẻ.

9.Thiện-tri-thức là cặp mắt xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh nhận rõ Pháp tánh.

10.Thiện-tri-thức là thủy triều xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đầy đủ nước Đại Bi.

Kế đó, là ân đức của cha mẹ, chín tháng cưu mang, nhường khổ nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, quần áo chăn màn, nuôi con khôn lớn, suốt đời tận tụy, đến chết chưa nguôi.

Và cuối cùng là ân đức của chúng sanh, cung ứng ẩm thực, y dược, tọa cụ, văn tự, tri kiến, bảo hộ ...

Do vậy, người niệm Phật phải lấy tâm chí sâu xa, cẩn trọng mà cảm mộ ân đức thiện-tri-thức, cha mẹ, chúng sanh v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.

Các bài có liên hệ: NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 29/06/12 10:37 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích dẫn: KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
====================================

3-. Thế Nào Gọi Là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm nghĩa là dấy động cái tâm chí như thế nầy: Không riêng gì bản thân mà cấu xuất ly Ta-bà loạn trược, khổ não. Trái lại, phải nguyện vì hết thảy chúng sanh khắp ba cõi sáu đường mà cầu vãng sanh Cực-Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê. Tại sao vậy ?

Vì muốn có cái quả đức siêu việt tối thượng thì phải phát khởi cái tâm chí quảng đại, dũng mãnh. Người Niệm Phật nếu đem cái tâm thái hời hợt, hẹp hòi, yếu hèn, chỉ riêng vì giải thoát bản thân, thì chẳng bao lâu sẽ chiêu cảm cái quả báo nhỏ bé, nông cạn, tầm thường, không xứng hợp với Bản-hoài chư Phật, chẳng tương ứng cùng Bản-nguyện vĩ đại Bi Trí Viên
Mãn của Phật A-Di-Đà. Cho nên khó được tiếp dẫn về nơi cõi nước Tây-phương.

Lại nữa, người Niệm Phật còn phải đem tất cả công đức thực hành Sáu Ba-la-mật, Bốn Nhiếp-pháp, Bốn Vô-lượng-tâm hoặc Ba mươi bảy Phẩm-trợ-đạo ... mà hồi hướng khắp anh em, cha mẹ, bằng hữu, chư thiên, chư tiên, bốn loại chúng sanh kẻ oán người thân đều được an trụ trong hồng danh Nam-mô A-Di-Đà Phật.

================= kinhle =P~ tangbong ============

3-. Thế Nào Gọi Là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm ?

Nguyện đem công đức này, hướng về tất cả.
Đệ tử và chúng sanh trọn thành Phật đạo.

Sau khi hành giả, niệm Phật thì luôn luôn phải hồi hướng, việc hồi hướng có rất nhiều nguyên nhân.

1. Về lý, Làm bất cứ việc gì, điều không nên nghĩ công lao lợi lạc riêng cá nhân, mà lấy cá nhân đó để bố thí tất cả các chúng sanh hữu tình. Như vậy mới thật sự là hồi hướng trong tâm.

2. Về sự, hồi hướng tức là kim luôn cả công đức độ người bằng vật chất, bằng giáo pháp có thể mình làm được.v.v. Bằng vào: Các công đức thực hành Sáu Ba-la-mật, Bốn Nhiếp-pháp, Bốn Vô-lượng-tâm hoặc Ba mươi bảy Phẩm-trợ-đạo ... mà hồi hướng khắp anh em, cha mẹ, bằng hữu, chư thiên, chư tiên, bốn loại chúng sanh kẻ oán người thân đều được an trụ trong hồng danh Nam-mô A-Di-Đà Phật.

3. Hồi hướng (ghi tâm độ người bằng): Sáu Ba-la-mật, Bốn Nhiếp-pháp, Bốn Vô-lượng-tâm hoặc Ba mươi bảy Phẩm-trợ-đạo

Các bài có liên hệ: Trì giới trong 37 phẩm pháp?

4-. Thế Nào Gọi Là Xả Ly Tâm ?

Xem bài viết: Xả Ly


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách