Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thien Nhan đã viết:
Huynh Kim Cang viết: Thiền Tịnh Mật gì tu cũng như nhau người Tham Thoại Đầu thì chỉ là Câu Thoại Đầu, Người Niệm Phật thì chỉ nhất tâm nơi hồng danh, người trì chú thì chỉ nhất tâm nơi chân ngôn mà chẳng cần quan tâm Định Tuệ gì cả mà liền được Định Tuệ.

Càng phân biệt Định Tuệ thì lại càng tán loạn vì chỉ là duyên theo ý thức danh từ.
Huynh Kim Cang nói chỉ đúng có giới hạn của Định Tuệ thôi, và giới hạn của từng tiêu đề thì cũng có đúng có sai.

Nhưng khi vào tiêu đề của Hệ Bát-nhã thì không phải là chữ "Khẩn định". Nếu người học Pháp, thỉnh Pháp củng như cầu Pháp. Dể rớt vào sở chấp Pháp.

Như Ngài Lục Tổ chỉ cần nghe một câu Kinh mà kiến đạo. Thì đâu có phải là một "Công án" hay một câu "tham thoại đầu" hoặc một câu "Niệm Phật miên mật". Mà là "Nghe kinh". Thì tất nhiên những người khác có thể đọc từ trong kinh ra mà "Ngộ".

Còn tùy thuộc giác nhiều, hay ít. Hoặc có rồi hoặc không đó là tùy vào người. Cho nên bát bỏ lập luận của đ/h Alpha cũng không đúng hẳn lắm. Mà không bát (chặn đứng) thì đ/h Alpha càng vào cái Thức Tri hiểu biết của mình. Có phải vậy không đ/h Alpha?


--------

Nếu phân tách nghĩa chữ Tuệ (Huệ) trong tam vô lậu học thì phải xem lại toàn bộ Thanh tịnh đạo luận, Vi diệu Pháp, và Kinh Trung Bộ. Thì mới hiểu sâu.

Còn nói ra chữ Tuệ (đúng hay không đúng điều sai theo như Kinh Kim Cang, có phải vậy? mong Huynh và Quí vị giải đáp tiếp.)

Đ/h Alpha cũng ráng lên, nếu cố gắng tìm cho được giải đáp thì tìm không bao giờ có. Hiểu đạo là phải sống theo đạo. Không miển cưởng vào đúng, sai, thiện, ác, có, không.v.v. Thì mới vui, và không động não. Giống như Batting nói vậy.

Chúc Quí vị, trí tuệ viên thông.

tn, kính
Kính hiền hữu Thien Nhan,

Hiền hữu thật có cái tâm nhu hoà. Thật đáng trân quý lắm!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Alphatran cố gằng chứng minh rằng pháp tu niệm Phật không có trí tuệ phải không ?

Chẳng sao cả, Ông già , bà lão không trí tuệ, nhưng niệm Phật được vãng sanh là được rồi.
Không biết lúc đó ai mới là trí tuệ đây.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thien Nhan đã viết: Như Ngài Lục Tổ chỉ cần nghe một câu Kinh mà kiến đạo. Thì đâu có phải là một "Công án" hay một câu "tham thoại đầu" hoặc một câu "Niệm Phật miên mật". Mà là "Nghe kinh". Thì tất nhiên những người khác có thể đọc từ trong kinh ra mà "Ngộ".
Không thể nói như vậy!

Nghe Kinh mà Ngộ chỉ là một trường hợp của Thiền Tông mà thôi. Có người nhờ Tổ la hét mà Ngộ, có người nhờ Tổ đạp cho một cái, đánh cho một gậy mới ngộ, có người miên mật tham thoại đầu, công án mà ngộ,...như Ngài Ca Diếp, Đức Phật giơ một cành hoa sen mà lãnh ngộ được Pháp Vô Ngôn, Vô Tự, Tự Tánh Vốn Tròn Đầy, lìa hết thảy mọi nói năng lý luận.
Sửa lần cuối bởi BATKHONG1985 vào ngày 26/04/12 17:41 với 3 lần sửa.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

+BK thấy có một tình trạng phổ biến hiện nay là tình trạng so sánh giữa các Tông Môn.

Điều đó một phần cũng là hệ quả từ sự hành thành Tông Phái trước đây.
Một phần là nơi bản thân người tu có nhu cầu thâu nhiếp hết Phật Pháp sao cho thông dung hết tất cả, để không còn mâu thuẩn nội tâm nữa, thành một con đường rõ ràng cho bản thân mình.

+ BK khuyên quí vị nào có muốn thông tất cả môn ở trên thì hãy xem lại Kinh Văn cho từng môn và xem lịch sử các Tổ Sư đã học tập ra sao!

+ Cuối cùng BK chỉ nói vài lời khuyên:

Chúng ta học pháp hành pháp thì phải kiểm soát được nội tâm mình, nếu không thì chúng ta đang làm não hại bản thân mình và người khác.

Người hiểu đạo chỉ cần Hành một Pháp mà được tất cả pháp. Người chưa hiểu đạo hành trăm ngàn pháp cũng không thâm nhập được một pháp nào. Không sao! Hãy tìm hiểu rõ mà hạ thủ công phu suốt đời!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

binh đã viết:Alphatran cố gằng chứng minh rằng pháp tu niệm Phật không có trí tuệ phải không ?

Chẳng sao cả, Ông già , bà lão không trí tuệ, nhưng niệm Phật được vãng sanh là được rồi.
Không biết lúc đó ai mới là trí tuệ đây.
Đạo hữu binh ơi,

Alpha đã viết rõ như vậy mà, đã chỉ rõ chỗ để thấy, sao còn nói alpha như thế.

Có lẽ là đạo hữu chưa đọc chăng?

viewtopic.php?f=39&t=8604&start=20#p63893

Kính hiền hữu BATKHONG1985,

Cảm ơn hiền hữu đã nhắc nhở.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật..
Mình vào xem topic thì bài viết lên tới 4,5 trang gì rồi...
Câu hỏi tóm tắt của đạo hữu là.
Pháp của Phật là pháp giải thoát: Từ khổ ---> Niết Bàn (Hay chân như bổn tánh cũng là một thôi)
Quá trình đó phải kinh qua ba món: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ

Bên Thiền thì ba món này rất rõ: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ rõ ràng.

Nhưng bên tịnh thì mình thấy GIỚI - ĐỊNH mà chưa thấy TUỆ.

.
Nếu người tu Thiền nếu hiểu rõ phương pháp tu Thiền, hiểu rõ GIỚI ĐỊNH TUỆ rõ ràng, thì đương nhiên sẽ thấy rõ hiểu rõ GIỚI ĐỊNH TUỆ bên Tịnh Độ Pháp Môn. Chỉ e là chưa hiểu rõ GIỚI ĐỊNH TUỆ của Thiền nên không thể thông được cái Tuệ của Tịnh Độ.

Theo mình hiểu ý đạo hữu, bên Thiền, Tuệ là do từ KHÔNG NIỆM mà vào nên Tuệ được phát khi nhập lý Không.
Còn Tịnh Độ từ cửa CÓ NIỆM mà vào cho nên không, vì chấp trước nên không thể phát huệ. Nếu hiểu như vậy là chưa đúng, chưa rõ giáo lý Đại Thừa, đặt biệt là pháp môn này.

1. Một người ngu si đần độn (như dct) bỗng nhiên nghe người ta nói pháp niệm Phật vãng sanh, liền tin sái cổ. Tâm thích ưa niệm Phật, lòng chỉ muốn nguyện vãng sanh. Mặc dù chẳng hiểu rõ pháp môn này, tối ngày chỉ biết niệm Phật, lễ Phật. Người này tuyệt đối chẳng thể tự nhiên ham ưa pháp này. Biết bao nhiêu kẻ không tin, biết bao nhiêu người phỉ báng. Nếu nói pháp này dễ thành tựu cũng không đúng, vì Đẳng Giác còn phải tu trì mà, nhưng người này lại nhất định CHỌN PHÁP MÔN NÀY một đời tu hành. Phật trong kinh nói, người có thể tin ưa pháp này là người ở đời quá khứ từng thân cận cúng dường rất nhiều, rất rất nhiều chư Phật. Vậy thì cái gì đã đưa hành giả chôn pháp này trong 84 ngàn pháp môn. Nếu không là sự lựa chọn của TRÍ TUỆ thì làm sao có thể có thể tin nhận pháp này như ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT tin nhận pháp này? Ở đây chỉ nói bắt đầu sự lựa chọn của Trí Tuệ của hành giả.

2. Quốc Mẫu Vi Đề Hy được đức Thích Ca hiển bày 10 phương quốc độ chư Phật trong đài vàng, nhưng bà chỉ muốn nguyện sanh Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
Chư đại Bồ Tát cũng dùng tất cả công đức của mình để hồi hướng về Cực Lạc. Những vị thượng nhân này tu học 6 độ, thực hành vạn hạnh trãi qua vố số kiếp, trụ ở địa vị bất thối, TRÍ TUỆ cùng khắp, thông rõ các pháp, Tại sao họ có Đại Trí Tuệ rồi mà vẫn nguyện vãng sanh ??? Ở đây là nói hành giả đã khai phát Trí Tuệ vẫn nguyện vãng sanh.

3. Tất cả chúng sanh đều có TRÍ TUỆ NHƯ LAI, đức Phật vì muốn chúng sanh ngộ nhập cái TRÍ TUỆ này nên diễn bày pháp môn Tịnh Độ, dạy người niệm Phật, Tâm chúng sanh như tấm gương sáng, nhưng du tập khí phiền não vô minh chê lấp cho nên không thể phát cái TRÍ TUỆ của tự Tâm, nay Phật dạy pháp này, dùng câu Phật hiệu tẩy rửa tâm ô uế, niệm niệm tương tục không gián đoạn thì vọng tưởng tự tiêu, vọng tưởng tự tiêu thì TRÍ TUỆ tự phát. Đây là công dụng của pháp môn niệm Phật sanh Trí Tuệ, ai dám bảo đây không phải là Tuệ Học? Kinh Lăng Nghiêm Đại Thế Chí Bồ Tát trình bày túc nhân tu hành của mình Ngài nói "Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn". Chỉ cần một câu Phật hiệu mà đã chứng tới Vô Sanh Nhẫn. Lại nói "niệm Phật thành Phật còn có dư". Chứng Vô Sanh thì ra khỏi luân hồi, còn tới Vô Sanh Nhẫn thì Trí Tuệ biện tài vô ngại, thường giáo hóa chúng sanh mà không mê lầm. Đây thực chính là Tuệ học, Tuệ tu, và Tuệ chứng.
...Vậy câu hỏi là, bên Tịnh có tu Tuệ hay không? Nếu có thì tu như thế nào trong khi luôn trụ vào câu hồng danh A Di Đà Phật?

Tóm tắt chỉ có bấy nhiêu
Như đã nói ở trên, Tịnh Độ Tông chính là tu đầy đủ Giới Định Tuệ.

Trụ vào câu Phật là tu Tuệ như thế này:

Như trong kinh nói người học bắn cung, tập lâu thì sẽ thành thiện xảo, DÙ VÔ TÂM BẮN MÀ TÊN PHÁT RA ĐỀU TRÚNG CẢ (Vô Tâm không phải là không khởi niệm, nếu một niệm sanh không thì bèn tạo thành Vô Tưởng ngoại đạo. Nguyện phải luôn dẫn đường hành giả, đó là lý do tại sao hành giả tu học Đại Thừa trước phải PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, vì chính tâm này dẫn đường cho hành giả đi đến mục đích). Trước tiên hành giả nên phát nguyện vãng sanh, sau thực hành trì danh niệm Phật, niệm lâu ngày vọng tưởng thuyên giảm, tịnh niệm tăng trưởng, niệm đến lúc vọng tưởng không khởi là được Sự Niệm, niệm đến chỗ khai tâm rõ Phật Tánh, phá phiền não, hiển TRÍ TUỆ đây là Lý Niệm. Đây chính là Niệm Phật mà Vô Niệm, không khởi ý muốn niệm mà nó tự niệm. Phật do Tâm sanh, mà Tâm cũng tức là Phật, Tâm không thể lập ngoài Phật, Phật cũng chẳng có tự có ở ngoài Tâm, nếu Phật kia không có để niệm thì chẳng lẽ có cái Tâm Vô Niệm kia niệm sao??? Đây chính là chỗ Tự Tâm mà lập pháp. 6 chữ hồng danh NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT giác, là trí huệ, là công đức vô lượng, niệm 6 chữ hồng danh là niệm giác, là niệm cái trí tuệ công đức vô lượng. Vì chúng sanh vô lượng kiếp bị vô minh che lấp nên tự mình khó có thể ngộ nhập Trí Kiến Phật. Nên đức bổn sư từ bi dạy pháp môn niệm Phật để chúng sanh có thể nượng danh hiệu vào mà tự giác, vì niệm tha Phật chính là niệm tự Phật không giác. Niệm tha Phật đến thanh tịnh thì chính tự Phật cũng đã thanh tịnh. Cho nên NIỆM CÂU HỒNG DANH A DI ĐÀ PHẬT ĐÓ CŨNG CHÍNH LÀ TỰ TÁNH PHẬT CỦA MÌNH KHÔNG KHÁC. VÃNG SANH VỄ CÕI CỰC LẠC KIA CŨNG CHÍNH LÀ SANH VỀ THƯỜNG TỊCH QUANG CỦA MÌNH. Thử hỏi niệm Tự Tánh của mình có phải tu tuệ không, sanh về thường tịch quang độ có phải là tu tuệ không???

Thôi dct đi ngủ sớm

A Di Đà Phật
Nếu có duyên sẽ viết thêm, mà thiết nghĩ nhiêu đây cũng được rồi
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu.

Có lẽ đã đến hồi kết, alpha nên nói rõ nhận định của mình, mong được sự đánh giá của quý đạo hữu.

Trước tiên, hãy cùng xác định một số nội dung tiền đề như thế này:

- Trước tiên phải xác định vấn đề chính là Pháp môn Tịnh Độ có Tuệ Tu hay không! Câu hỏi đề cập đến pháp tu có nội dung về Tuệ Tu hay không. Vì thế nó hoàn toàn khác với câu hỏi: hành giả Tịnh Độ có tu Tuệ hay không. Câu hỏi thứ hai thì tuỳ người. Các pháp môn khác cũng thế, dù pháp môn có Tuệ Tu rõ ràng nhưng có khi hành giả không hành trì tới.

- Đạo của Phật là đạo giải thoát, đưa chúng sanh từ Khổ đau -----đến-------> Niết Bàn.
- Một Pháp môn ở đây được hiểu là một con đường trong nhiều con đường, đưa chúng sanh từ Khổ đau -----đến-------> Niết Bàn.
- Pháp môn Tịnh Độ là một trong số đó, vì thế cũng đưa chúng sanh từ từ Khổ đau -----đến-------> Niết Bàn. Và thật sự là như thế.

- Tuệ là một trong ba môn Vô lậu học, Tuệ có 3 loại là: Tuệ do (hiểu) Văn (tự) mà có, Tuệ do Tư (duy sâu sắc) mà có, Tuệ do Tu (chứng ngộ) mà có.
- Giới Định Tuệ có quan hệ chặc chẽ với nhau, điểm riêng của Tuệ là trực tiếp đưa hành giả vào Niết Bàn. Dù giới - định giỏi đến mấy mà không có Tuệ (ở những tầng Tuệ cao nhất) thì không thể vào Niết Bàn.

- Theo 3 loại Tuệ phân biệt trên đây thì, ba môn này có thể xuất hiện trước sau không có thứ tự nhất định. Riêng những tầng cao của Tuệ (Tu) bắt buột phải có định sâu, tất nhiên là muốn có định sâu thì trì giới cũng phải giỏi.

- Niết Bàn và Tịnh Thổ là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau, Tịnh Thổ là quốc độ có nhiều thuận lợi cho việc tu học của chúng sanh do Đức Phật A Di Đà kiến lập, con Niết Bàn là nơi rốt ráo giải thoát. Pháp môn Tịnh Độ nương nhờ Tịnh Thổ của A Di Đà Phật để hành giả hoàn thành lộ trình tu hành.

Xác định con đường:

- Lộ trình của Tịnh qua hai bước vừa tự thân vừa nhờ tha lực: từ Khổ đau -----đến------> Tịnh Thổ----đến---->Niết Bàn. Đặc điểm của lộ trình này là qua hai bước, một ở hiện đời, bước hai ở Tịnh Thổ, điểm này khác với:
- Lộ trình của Thiền là trong một đời hoặc nhiều đời nỗ lực tự thân: từ Khổ đau -------đến-------> Niết Bàn.

Như vậy, theo tiền đề xác định trên, nói Pháp môn Tịnh Độ là chỉ cho trọn con đường giải thoát từ Khổ đến Niết Bàn của Tịnh Độ, chứ không phải chỉ nói phần hiện đời.

Theo những tiền đề về 3 môn Vô lậu nói trên và quan sát cả con đường hai bước nhập Niết Bàn của Pháp môn Tịnh Độ cho thấy:

* Ở GIAI ĐOẠN HIỆN ĐỜI:
- Pháp môn Tịnh Độ có tu GIỚI - ĐỊNH rất rõ.
- Tuệ tu trong pháp môn này là hiển nhiên có, TUỆ VĂN và TUỆ TƯ rất rõ, còn TUỆ TU Kinh có dạy nhưng xét phần đông hành giả là TUỆ TU không rốt ráo (tức chưa đưa được hành giả vào Niết Bàn).

*Ở GIAI ĐOẠN TỊNH THỔ:
- Tiếp tục tu ĐỊNH - TUỆ (còn giới thì có lẽ vì quốc độ quá thanh tịnh nên có lẽ không thấy đề cập đến)

Xin trích dẫn các đại nguyện sau đây làm căn cứ:
+ Nguyện thứ 11: Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con, xa lìa tâm phân biệt, các căn tịch tịnh, nếu chẳng an trụ trong định tụ đến đại Niết Bàn, thề không thành Chánh giác.

+ Nguyện thứ 28 - 29 - 30 - 31: Khi con thành Phật, nước con không có tên ba đường ác. Chúng sanh sanh vào nước con đều nhất tâm trụ vào chánh định. Không còn nhiệt não, tâm được mát mẻ, hưởng thọ an lạc, như Tỳ kheo lậu tận. Nếu còn khởi tưởng niệm tham đắm thân sau, thề không thành Chánh giác.

+ Nguyện thứ 32 - 33 - 34: Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con, được vô lượng căn lành, thân thể vững chắc như kim cang bất hoại, thân mình đều có hào quang chiếu sáng. Thành tựu hết thảy trí huệ, biện tài không cùng tận. Rộng nói các pháp bí yếu, giảng kinh thuyết pháp, tiếng như chuông vang. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

- Tức là về Tịnh Thổ tiếp tục tu ĐỊNH - TUỆ cho đến thể nhập Niết Bàn. Tuệ ở giai đoạn này là Tuệ rốt ráo vì đưa hành giả vào Niết Bàn hoàn thành lộ trình giải thoát.

Và vì sao alpha lại nói Tuệ tu trong Pháp môn Tịnh Độ không hơn tốt, không kém thua Tuệ ở các pháp môn khác? Vì cùng đưa hành giả vào được Niết Bàn.

Thân kính

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Dù gì thì đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân, nếu alpha có điểm gì chưa phải, mong được quý đạo hữu chỉ giáo thêm cho!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

Mình thì không biết đạo hữu alpha tu bên Đại Thừa hay bên Nam Tông, vì bài viết của đạo hữu dct thấy hoàn toàn không nói về lý Đại Thừa, chỉ dựa trên sự mà bình luận. Nếu dựa trên sự mà nói thì sẽ có sự sai biệt rất lớn, thậm chí pháp môn này "chỏi" với pháp môn kia, không thể dung thông được.
- Niết Bàn và Tịnh Thổ là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau
Người tu Đại Thừa pháp, về mặt sự đúng là Niết Bàn và quốc độ của một vị Phật là 2 "chỗ" khác nhau (đây chỉ xét trên danh tự về mặt thô). Nhưng về Lý thì Niết Bàn chẳng thể ngoài Pháp Giới mà chứng, Pháp Giới cũng chẳng thể ngoài Niết Bàn mà lập. Huống chi cái Tịnh Độ nhỏ nhoi của một vị Phật?
Tịnh Thổ là quốc độ có nhiều thuận lợi cho việc tu học của chúng sanh do Đức Phật A Di Đà kiến lập, con Niết Bàn là nơi rốt ráo giải thoát.
Không những Tịnh Độ là quốc độ tạo nhiều thuận lợi cho chúng sanh tu học để đạt đến Niết Bàn, mà ngay cả Địa Ngục, Ngạ Quỷ, súc sanh cũng chính là nơi chúng sanh tu học để đạt đến cảnh giới Niết Bàn.

Lại nữa, Tịnh Độ lại chia ra làm 4 thứ Tịnh Độ:
1. Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ
2. Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ
3. Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ
4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ...

Thường Tịch Quang là cảnh giới Niết Bàn rốt ráo của chư Phật, đó cũng gọi là Tịnh Độ, vãng sanh Tịnh Độ trên sự là hóa sanh nơi ao sen Cực Lạc, về Lý thì nhập vào cảnh giới Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Nếu vậy thì làm sao cho là cảnh giới Niết Bàn và Tịnh Độ là 2 đối tượng khác nhau. Cảnh giới NHẤT CHÂN có phân biệt đối đãi ư? nói Niết Bàn ngoài các pháp ư? Sao có thể như vậy được ???
- Lộ trình của Tịnh qua hai bước vừa tự thân vừa nhờ tha lực: từ Khổ đau -----đến------> Tịnh Thổ----đến---->Niết Bàn. Đặc điểm của lộ trình này là qua hai bước, một ở hiện đời, bước hai ở Tịnh Thổ.
Hiểu trên sự thì ...tạm chấp nhận, trên lý hoàn toàn sai!
Niệm Tha Phật chính là niệm Tự Phật, nên nói Niệm Phật là Vô Niệm, chẳng thể nói Hữu Niệm, vì đối tượng niệm không thật có thì cái Niệm kia làm gì có mà phân biệt chủ thể.

Vãng sanh cõi kia cũng chính là nhập vào Tự Tánh vô sanh, không chỉ Tịnh Độ của Phật A Di Đà, mà cả 10 pháp giới kia cũng chẳng thể lập ngoài Tự Tánh Vô Sanh (Niết Bàn)mà có. Vậy thì nay vãng sanh chính là nhập vào Niết Bàn Vô Sanh nào có trái đạo lý bao giờ?

Cho nên chỗ này, về sự thì 2 bước (miễn cưỡng nói 2 bước nhưng thực chất chẳng phải 2 bước, vì khi tâm khởi niệm A Di Đà Phật nguyện muốn vãng sanh thì chính nơi ấy đã sanh hoa sen dự phần rồi, thân thì ở Ta Bà, sen thì hiện ở Cực Lạc thì làm gì gọi là 2 bước), về lý thì PHIỀN NÃO CŨNG CHÍNH LÀ NIẾT BÀN, huống là cái CÂU PHẬT HIỆU KIA CHẲNG HỢP VỚI CÁI NIẾT BÀN VÔ SANH KIA SAO?
- Lộ trình của Thiền là trong một đời hoặc nhiều đời nỗ lực tự thân: từ Khổ đau -------đến-------> Niết Bàn.
Xin thưa với đạo hữu, Thiền Đại Thừa nói riêng và pháp môn Đại Thừa nói chung, không ai tu hành mà tự nói là "tôi tu Thiền tự lực từ khổ đau đến Niết Bàn", không có chuyện đó bao giờ!

Từ phàm phu đến Đẳng Giác tu hành đều do Phật lực gia trì, trên không thôi cầu Phật đạo, dưới không ngừng giáo hóa chúng sanh.
Ngài A Nan trong kinh Lăng Nghiêm thưa rằng.
"...Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi
Hy cánh thẩm trừ vi tế hoặc
Linh ngã tảo đăng Vô Thượng Giác..."

Đây là nói A Nan còn phải mong Phật gia trì để trừ các phiền não để mau chứng quả Vô Thượng

Lại nữa, trong kinh Đại Thừa mình thường đọc nghe thấy có 1 vị Bồ Tát gì đó, thị hiện thần thông bất khả tư nghị, sau đó liền nói "nay tôi nhờ oai thần của Phật Thích Ca...", cũng chẳng thể tự mình nói là "tự thân làm việc đó".

Phổ Hiền Bồ Tát cũng dùng hạnh "thường theo Phật học" để viên thành Chánh Giác, cũng không thể nói mình tự tu thành Vô Thượng Chánh Giác.

Nên nói 1 đời hoặc nhiều đời tự thân tu, không nhờ Phật lực mà thành tựu Niết Bàn thì...chỉ có thể là Ma Nói.
Như vậy, theo tiền đề xác định trên, nói Pháp môn Tịnh Độ là chỉ cho trọn con đường giải thoát từ Khổ đến Niết Bàn của Tịnh Độ, chứ không phải chỉ nói phần hiện đời.
Nói Pháp môn Tịnh Độ là chỉ cho trọn con đường giải thoát từ Khổ đến Niết Bàn của Tịnh Độ, và cũng chính là con đường giải thoát ở hiện đời. Người làm mô phạm cho đạo hữu thấy chính là Đại Thế Chí Bồ Tát và Văn Thu Sư Lợi Bồ Tát (đây là 2 vị Bồ Tát nổi tiếng của trong Đại Thừa).

- Đại Thế Chí chỉ dùng pháp niệm Phật mà chứng vô sanh nhẫn, "không dùng phương tiện gì hết, mà tâm tự được khai mở", tâm khai đó cùng với chỗ chứng viên thông của các vị khác khác nhau à? há chẳng phải giải thoát hiện đời là gì? (Lăng Nghiêm)
- Ngài Văn Thù túc nhân chứng Niệm Phật Tâm Muội nên thường sanh Tịnh Độ. Chứng niệm Phật Tam Muội há không phải giải thoát hiện đời là gì? thường sanh Tịnh Độ há chẳng phải trọn vẹn cái sự của lý sao? (Quán Phật Tam Muội)
- Phổ Hiền Đại Hạnh như biển mà vẫn nguyện thấy Phật A Di Đà. (Phẩm Phổ Hiền, Hoa Nghiêm)
- Ngài Duy Ma tuy biết quốc độ chư Phật thường trống không mà vẫn tu Tịnh Độ. (Kinh Duy Ma)
- Chư Phật 10 phương lại riêng biệt hiện tướng lưỡi rộng dài khen ngợi pháp môn Tịnh Độ (kinh A Di Đà)
- Chư Bồ Tát mười phương thấy tất cả chúng sanh va quốc độ như huyễn cũng phát tâm sanh về Tịnh Độ.
Còn rất rất nhiều các vị Tổ truyền thừa, các vị đại Thiền Sư cũng nguyện vãng sanh.

Bởi vì chúng sanh mê nên chẳng thể thấy cái Tịnh Độ trước mắt, nên phải nhờ cảnh Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà tiêu biểu bày ra để làm cho người có chỗ liễu ngộ. Khi ngộ rồi thì Tịnh Độ kia ở ngay Tự Tâm chẳng khác cõi Tây Phương mà vẫn vãng sanh về Tây Phương đều không chướng ngại. Đó là đạo lý đến Đẳng Giác vẫn vãng sanh.

Cám ơn đạo hữu đã trích dẫn trong kinh Vô Lượng Thọ. Những lời nguyện của Pháp Tạng Tỳ kheo dành cho trên từ Đẳng Giác, dưới đến Địa Ngục chúng sanh. Chẳng phải chỉ có phàm phu tâm chưa rốt ráo mới vãng sanh, mà chính như trên đã dẫn chứng từ kinh cho đến Đẳng Giác cũng vãng sanh.
Và vì sao alpha lại nói Tuệ tu trong Pháp môn Tịnh Độ không hơn tốt, không kém thua Tuệ ở các pháp môn khác? Vì cùng đưa hành giả vào được Niết Bàn.
Chỗ này không sai. Pháp môn của Phật không có cao thấp, vì tâm chúng sanh nên mới có cao thấp khác nhau để để thích ứng, ngoài ra còn phụ thuộc vào duyên của chúng sanh đó nữa. "Chư Pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng" thì làm gì có cái tốt hơn, có cái kém hơn được.

Không biết nói tới đây có giải được thắc mắt đạo hữu chưa?
Chúc đạo hữu an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

dct87 đã viết:A Di Đà Phật...

Mình thì không biết đạo hữu alpha tu bên Đại Thừa hay bên Nam Tông, vì bài viết của đạo hữu dct thấy hoàn toàn không nói về lý Đại Thừa, chỉ dựa trên sự mà bình luận. Nếu dựa trên sự mà nói thì sẽ có sự sai biệt rất lớn, thậm chí pháp môn này "chỏi" với pháp môn kia, không thể dung thông được.
- Niết Bàn và Tịnh Thổ là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau
----------- xin cắt cho gọn trích dẫn -----------

Không biết nói tới đây có giải được thắc mắt đạo hữu chưa?
Chúc đạo hữu an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính hiền hữu dct87,

Đối với bài viết này thì tôi thật sự rất quan tâm, bởi lẽ hiền hữu thực sự tập trung vào vấn đề, chú ý và phân tích khúc chiết. Đọc bài viết của hiền hữu, tôi có mấy ý nói chung thế này:

- Khi hiền hữu đọc hay nghe người khác nên nhớ rằng lời là để chuyển ý, cái quan trọng hiền hữu phải hiểu cái ý người ta không phải khư khư bám chấp vào lời. Ý nằm trong văn tự/ngôn ngữ và hoàn cảnh của cuộc đối thoại.

- Nên nhớ mệnh đề "A thì B" đúng, nhưng từ đó suy ra "B thì A" thì chưa chắc đúng.

- Đọc sách của các bậc tiền bối, nên biết cái hoàn cảnh họ nói, từ đó hiểu theo hoàn cảnh đó. Mà nhất là đọc xong phải thẩm thấu, tiêu hoá nó, đừng đọc sao rồi nói y ra vậy. Hiền hữu cứ nghe các vị ấy nói hết HÁ rồi Ư thì ông cứ y cái cách ấy mà hết Ư rồi lại HÁ. Ta là người Việt, đang thời hiện đại, sao không dùng Tiếng Việt hiện đại, lại cứ dùng từ ngữ của người khác như vẹt vậy.

- Nếu hiền hữu là người có lương tâm và là người biết ơn Phật, hiền hữu nên thực sự cân nhắc những từ ngữ mà hiền hữu đã viết như trong đoạn "Mình thì không biết... thông được". Alpha không theo bất cứ một tông môn nào cả và cũng không thấy có sự phân chia tông môn nào, alpha chỉ tu theo Pháp Phật Thích Ca Mâu ni dạy.

Sau đây, alpha nói vắn tắt, hiền hữu tự xem xét lại luận điểm của mình:

- Khi alpha nói: "Niết Bàn và Tịnh Thổ là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau" là nói về đối tượng, không phải nói về phạm vi.

- Hiền hữu hãy xem lại Kinh Vô lượng thọ xem Tịnh Thổ có bao nhiêu hoạt động ở đó, có tu không, có cúng dường không... mãi cho đến có thân tướng không, có cây cối, có đạo tràng không.... Và xem lại xem Niết Bàn là gì! Sau đó so sánh hai đối tượng nói trên.

- Cái câu lập luận này nếu hiền hữu không giải thích rõ ràng thì alpha cho rằng đó là lý luận ngang ngược: "Niệm Tha Phật chính là niệm Tự Phật, nên nói Niệm Phật là Vô Niệm, chẳng thể nói Hữu Niệm, vì đối tượng niệm không thật có thì cái Niệm kia làm gì có mà phân biệt chủ thể."

- "Không chỉ Tịnh Độ của Phật A Di Đà, mà cả 10 pháp giới kia cũng chẳng thể lập ngoài Tự Tánh Vô Sanh (Niết Bàn)mà có" => Tịnh Thổ lập trong Tự Tánh Vô Sanh không có nghĩa rằng vãng sanh là nhập Tự Tánh Vô Sanh (nhập Niết Bàn).

- Khi nói Pháp môn Tịnh Độ có đặc điểm là trải qua hai bước là nói trên phương diện Pháp môn, còn lý mà hiền hữu đưa ra là nói người tu tu qua hai bước hay một bước. Hai nội dung này hoàn toàn khác nhau.

- Khi nói Lộ trình của Tịnh qua hai bước vừa tự thân vừa nhờ tha lực và Lộ trình của Thiền là trong một đời hoặc nhiều đời nỗ lực tự thân là xét về mặt Pháp môn, còn khi hành giả hành trì có được tha lực hay không là chuyện khác.

Mong là hiền hữu hiểu được!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

alphatran đã viết:Alpha không theo bất cứ một tông môn nào cả và cũng không thấy có sự phân chia tông môn nào, alpha chỉ tu theo Pháp Phật Thích Ca Mâu ni dạy.
Tông môn là nói về pháp hành cụ thể. Không tông môn là Pháp Tánh. Đức Phật dạy pháp hành cụ thể, đưa đến giải thoát không phân biệt tông môn.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

- Khi hiền hữu đọc hay nghe người khác nên nhớ rằng lời là để chuyển ý, cái quan trọng hiền hữu phải hiểu cái ý người ta không phải khư khư bám chấp vào lời. Ý nằm trong văn tự/ngôn ngữ và hoàn cảnh của cuộc đối thoại.
Cho nên dct đã nói Lý và Sự của pháp môn mới hiển bày cái "ý nằm trong văn tự ngôn ngữ"
Ta là người Việt, đang thời hiện đại, sao không dùng Tiếng Việt hiện đại, lại cứ dùng từ ngữ của người khác như vẹt vậy.
1. Hầu hết kinh sách Đại Thừa đều do các vị thầy, Tổ Trung Hoa dịch
2. Thuộc từng câu, chữ trong kinh và trích "nguyên xi" để giữ nguyên bản gốc của nội dung
3. Khả năng dct tuy hiểu nhưng đến nổi dịch kinh thì sẽ có sơ xuất, nên không dám tự dịch. Còn trích dẫn thì phải để nguyên văn mà không dịch.
4. Thọ, trì, đọc, tụng...vì người giảng nói đó là tiêu chí của người tu Đại Thừa.
5. Xa rời một câu kinh của Phật mà nói tức là Ma nói pháp.

Nay trích dẫn câu nói của Ngài A Nan trong kinh Lăng Nghiêm sao lại bảo là như vẹt?

Nếu đạo hữu là người tu bên Đại Thừa Phật giáo ắt hẳn biết được ít nhiều tiếng Hán Việt. Đặc biệt là kinh Đại Thừa Thủ Lăng Nghiêm.
- Nếu hiền hữu là người có lương tâm và là người biết ơn Phật, hiền hữu nên thực sự cân nhắc những từ ngữ mà hiền hữu đã viết như trong đoạn "Mình thì không biết... thông được".
Nói thật ra cũng rất khó đoán, bởi vì muốn hiểu giáo pháp của Phật thì phải có căn bản tu của Tông Môn nói riêng và cả hệ thống giáo pháp nói chung. Nay nếu có người không tin nhận thì dùng lý lẽ cách mấy cũng sẽ bị bác bỏ. Chính vì biết ơn Phật nên mới "chịu khó" viết 2 bài phân tích dài sọc đó, vì thiết nghĩ nếu là "hạt chắc" (người có giống đại thừa) thì sẽ giải thích cặn kẽ để họ có thể phá trừ nghi chướng mà phát tâm chánh tín. Nếu là "hạt lép" thì cũng đã "rời bỏ pháp hội" (bỏ chỗ tu của Đại Thừa) chứ đâu có ở chỗ Đại Thừa mà học pháp.

alpha:
"Niết Bàn và Tịnh Thổ là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau" là nói về đối tượng, không phải nói về phạm vi.
dct:
Người tu Đại Thừa pháp, về mặt sự đúng là Niết Bàn và quốc độ của một vị Phật là 2 "chỗ" khác nhau (đây chỉ xét trên danh tự về mặt thô).


alpha:
- Hiền hữu hãy xem lại Kinh Vô lượng thọ xem Tịnh Thổ có bao nhiêu hoạt động ở đó, có tu không, có cúng dường không... mãi cho đến có thân tướng không, có cây cối, có đạo tràng không.... Và xem lại xem Niết Bàn là gì! Sau đó so sánh hai đối tượng nói trên.
Đạo hữu phải nên tìm hiểu cái Niết Bàn của Đại Thừa là gì trong khi Tịnh Độ cũng thuôc pháp Đại Thừa. Một cái là Thể, một cái là dụng, 2 THỨ NÀY HOÀN TOÀN KHÔNG THỂ LÌA NHAU, sao có thể là 2 đối tượng riêng biệt khác nhau mà đem so sánh.

alpha:
- Cái câu lập luận này nếu hiền hữu không giải thích rõ ràng thì alpha cho rằng đó là lý luận ngang ngược: "Niệm Tha Phật chính là niệm Tự Phật, nên nói Niệm Phật là Vô Niệm, chẳng thể nói Hữu Niệm, vì đối tượng niệm không thật có thì cái Niệm kia làm gì có mà phân biệt chủ thể."
..Niệm Tha Phật chính là niệm Tự Phật..
dct sẽ nói tóm gọn nhất:
Theo Giáo Pháp Đại thừa, Tâm tức Phật không khác (đều này là căn bản). Phật và chúng sanh đều ĐỒNG 1 THỂ, cho nên Tâm, Phật, Chúng Sanh là không sai biệt. Nếu đã không là sai biệt thì cái niệm Tha Phật (Phật A Di Đà) đó có khác gì niệm Tự Phật (Tâm này là Phật).
nên nói Niệm Phật là Vô Niệm, chẳng thể nói Hữu Niệm,
Vô Niệm là nói Niệm Giác (chứ không phải không có cái niệm như gỗ, đá)
Hữu Niệm là nói niệm Mê

Phật là đối tượng giác (A Di Đà) cũng chính là Bản Giác (Tâm), niệm đối tượng giác cũng chính là NIỆM TỰ TÁNH GIÁC, nên nói Niệm Phật là Vô Niệm, chứ chẳng thể nói là hữu niệm.
...vì đối tượng niệm không thật có thì cái Niệm kia làm gì có mà phân biệt chủ thể.
Nếu cho rằng 2 thứ khác nhau "Tâm, Phật" riêng biệt, thì nó sẽ tồn tại khác nhau. Vậy thì nó là pháp phân biệt, mà tất cả pháp phân biệt thì "từ tâm tưởng mà sanh" (nếu không do tâm sanh thì ai đang phân biệt pháp). Nếu do sanh thì ắt hẳn sẽ diệt. Pháp Sanh Diệt là pháp không thật. Nếu Phật kia không thật thì cái Niệm có có thật sao ??? Nếu cả 2 pháp đều không thật thì có cái gì để phân biệt giữa cái chủ thể niệm và đối tượng niệm. Đây là nói 2 bên đều không thật.
- "Không chỉ Tịnh Độ của Phật A Di Đà, mà cả 10 pháp giới kia cũng chẳng thể lập ngoài Tự Tánh Vô Sanh (Niết Bàn)mà có" => Tịnh Thổ lập trong Tự Tánh Vô Sanh không có nghĩa rằng vãng sanh là nhập Tự Tánh Vô Sanh (nhập Niết Bàn).
Nếu đạo hữu hiểu nghĩa "Tịnh Độ lập trong Tự Tánh" thì không khó để hiểu "Vãng sanh cũng không khác gì nhập Tự Tánh".
Như dct đã nói ở trên rồi:

dct:
Lại nữa, Tịnh Độ lại chia ra làm 4 thứ Tịnh Độ:
1. Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ
2. Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ
3. Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ
4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ
...
Cõi Thật Báo và Thường Tịch Quang mà vãng sanh chính là Nhập Tự Tánh Vô Sanh không khác.

Có nguyện này của Phật A Di Đà:

"34. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác."
Chưa vãng sanh tu tập mà còn chứng Vô Sanh huống gì sau khi đã vãng sanh.
- Khi nói Pháp môn Tịnh Độ có đặc điểm là trải qua hai bước là nói trên phương diện Pháp môn, còn lý mà hiền hữu đưa ra là nói người tu tu qua hai bước hay một bước. Hai nội dung này hoàn toàn khác nhau.
Như dct đã nói... tuy nói 2 bước nhưng thực chất chẳng là 2 bước vì:
...khi tâm khởi niệm A Di Đà Phật nguyện muốn vãng sanh thì chính nơi ấy đã sanh hoa sen dự phần rồi, thân thì ở Ta Bà, sen thì hiện ở Cực Lạc...
Chẳng phải vãng sanh rồi ao sen kia mới mọc lên hoa sen, nói dễ hiểu hoa sen kia chính là mượn ao sen công đức của Phật mà hóa thân hoa sen. Cho nên nói "không phải chết rồi mới gọi vãng sanh", mà chính lúc này đang niệm Phật thì hoa sen kia đã sanh.

Nếu nói về mặt pháp môn thì người Tu Thiền không thể gọi là 1 bước, Tịnh Độ là 2 bước vì họ không vãng sanh cõi kia tu tiếp thì họ cũng vãng sanh vào cõi khác mà tu tiếp, trãi qua vô số kiếp tu hành Lục Độ Vạn hạnh mới có thể chứng nhập Niết Bàn, vì không phàm phu nào trong 1 đời mà có thể tự tu thành Vô Thượng Chánh Giác (Niết Bàn của Phật).

Nên đạo hữu nói rằng người tu thiền là 1 bước, người tu Tịnh là 2 bước hoàn toàn không đúng!
- Khi nói Lộ trình của Tịnh qua hai bước vừa tự thân vừa nhờ tha lực và Lộ trình của Thiền là trong một đời hoặc nhiều đời nỗ lực tự thân là xét về mặt Pháp môn, còn khi hành giả hành trì có được tha lực hay không là chuyện khác.
Nếu nói rằng chỉ có Thiền nỗ lực tự thân không cần tha lực và Tịnh Độ nương nhờ tha lực mà không cần nỗ lực tự thân thì không đúng. Ai dám nói rằng tu Tịnh Độ không nổ lực tự thân? Tự thân là một chuyện, tha lực lại là 1 chuyện khác. Đâu phải vì chuyện do tha lực mà tự thân không cần nỗ lực. Nếu nói Tịnh Độ tu là 2 bước thì không đúng. Vì nếu nói 2 bước nghĩa là từ bước 1 tới bước 2. Nhưng Tịnh Độ không phải vậy, như đã nói khi một niệm hiện thì cõi kia đã sanh như trong kinh nói "dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện" thì kẻ ấy dĩ sanh, kim sanh và đương sanh" (đã, đang, sẽ). Đâu phải đợi chết mới sanh mà bảo rằng là 2 bước. Nếu nói người tu Thiền chỉ cần 1 bước mà thành tựu vậy thì lục độ vạn hành để đâu, Pháp Môn vô lượng thệ nguyện học ở đâu (loại pháp môn Tịnh Độ ra sao), 3 A Tăng kì sanh vào cảnh giới nào??? Sao dám bảo tu Thiền chỉ là 1 bước ???!!!

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách