MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ
“nhất niệm bất loạn” để đi đến “nhất tâm bất loạn”
Người viết: Trần đức Hân

I) Niệm và niệm Phật:

Niệm:

Là nhớ nghĩ đến

Là chú tâm, là tỉnh giác,là quán chiếu…

Phật:

Là tự tâm trong sáng, thanh tịnh, thường tịch quang, Như Lai tạng tánh, Phật tánh…v..v….

Niệm Phật:

Niệm Phật không phải chỉ là đọc, tụng ê a danh hiệu ông Phât nào đó; Mà niệm Phật là hành giả có tâm ý nhớ nghĩ đến, chú tâm, tỉnh giác mà quán chiếu tự tánh, Phật tánh của mình.

Pháp môn nào cũng quán chiếu tự tâm, trở về tự tánh là then chốt. Hành trì bất cứ pháp môn nào, hành giả cũng không thể rời niệm Phật, nghĩa là không rời công việc làm thế nào để trở về giác hải. Nói đơn giản, nói gọn thì:

đạo Phật là đường lối trở về Giác Tánh.

Niệm Phật là ý niệm, ý muốn…trở về Giác Tánh

Đọc tụng ê a một danh hiệu Phật (trì danh) chỉ là một cách hành trì, cũng giống như cách biết rõ hơi thở ngắn dài, thở bằng màng cách mô, cũng giống cách trì một câu chú.

Thiền, Tịnh độ, Mật …Hành giả tu theo pháp môn nào cũng đang từng giậy, từng phút niệm Phật, đang tiến thẳng trên con đường trở về nhà (Giác tánh).

Tu pháp môn nào thì quán chiếu tự tâm cũng là then chốt. Tám mươi bốn ngàn cánh cửa vào nhà Phật Tâm, Phật Trí, cửa nào cũng có then chốt “Quán Tự Tại”. Phải là Quán Tự Tại Bồ Tát, phải thành Phật Giác Hoa Định Tự Tại. Định cái tâm ý trong ta bây giờ và tại đây đó chính là niệm Phật.

Nhưng theo thói quen hễ nói đến hai chữ “niệm Phật” là óc cứ liên tưởng đến việc phát âm “Nam mô A Di Đà Phật” họặc “ A Di Đà Phật” hoặc đọc hay trì tụng một danh hiệu Phât.

Óc cũng có thói quen liên tưởng đến “nhất tâm bất lọan” mà pháp môn tịnh độ thường đề cập đến.

II) Liên quan của tâm và não bộ:

Pháp môn nào cũng có chung một trọng tâm là tu tâm. Nói đến tâm lại liên quan đến nhiều chức năng của não bộ. Vậy cũng nên hiểu sơ qua não bộ.

Nói là tu tâm mà kỳ thực trong sáu loại tâm(1) được định nghĩa, đa số có liên hệ đến sự vận hành của não bộ. Tôi xin phép trích ra đây một đoạn của tập san Thiền Tánh Không.

Bộ não có nhiều chức năng, xin tạm kể:

Ý thức phân biệt, ý căn suy nghĩ, trí năng suy luận, ký ức ghi nhớ.
Vùng giác tri tâm linh, tánh giác gồm có tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và tánh nhận thức biết (không lời).
Đường mòn ngôn ngữ gồm có: Vùng kiến giải tổng quát (Wernicke), vùng giải mã (Broca) vùng nói (trên thùy đỉnh) vùng cơ chế phát ngôn. (miệng lưỡi, cổ họng, dây âm thanh, âm quản hay thanh quản).
Hệ thống viền não (để nhớ).
Như vậy Tâm không ở nơi tim mà gá nương ở nơi não. Não đảo điên Tâm điên đảo. Não an tịnh Tâm thảnh thơi.

Tóm tắt là phải khởi sự bằng cách làm sao cho não bộ được an tịnh.

Bằng Điện não đồ, các nhà não học ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não.
Có tất cả 4 loại dạng sóng não: Beta, Alpha, Theta, và Delta.

Sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi trong sáng.

Quan sát từ diện não đồ, hành giả nhận ra rằng tu theo pháp môn nào, hành giả cũng muốn làm cho sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi trong sáng. Có nghĩa là các làn sóng trong não bộ phải giảm dần từ dạng beta xuống alpha, xuống theta, xuống delta.

III) Phương pháp “niệm ý trì”

Niệm Phật ý trì là một cách trì danh niệm Phật. Hành giả tịnh tông niệm danh hiệu Phật A Di Đà, đã rõ biết thế nào là trì danh. Nơi đây tôi chỉ lặp lại những điều mà quý vị đã biết để cùng nhau ôn tập. Các loại trì danh:

Cao thanh trì danh, đê thanh trì danh, kim cang trì danh, mặc trì, ý trì.

Nguyên tắc niệm ý trì: (niệm trong óc)

Niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Hành giả chọn theo ý muốn của mình, niệm sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”, hay niệm bốn chữ “A Di Đà Phật”. Niệm Phật trong óc. Đại đức Thích Minh Tuệ viết rõ ràng trong quyển sách “bất niệm tự niệm…”, có đăng trong TVHS.

Ưu điểm của niệm ý trì:

Hành giả không bị hao hơi, tránh tình trạng bị bịnh lao. Ý trì cắt giảm rất nhiều những làn sóng vận hành trong óc. Những làn sóng từ trung khu vận động ra lệnh cho các bắp thịt của môi, lưỡi, răng, lợi, phổi, cách mô, thanh quản, khiến các băp thịt co thắt thế nào để âm thanh phát ra to, nhỏ, tr òn đầy…Số lượng sóng não giảm đi, đương nhiên óc sẽ yên tịnh hơn. Đạo hữu nào muôn đào sâu về khoa học não bộ thì có thể tìm học với thiền tánh không. Trên thực tế, nhiều đạo hữu đã về chùa Tịnh Luật ở Waller, TX, tu tập với Đ Đ Thích Minh Tuệ đã có những thành công thấy rõ trên nếp sống hiền hòa hơn, tươi vui hơn của họ. Đó là thành quả hiện thấy mà chúng ta có thể dựa vào để đánh giá (hiện lượng).

Khuyết điểm của ý trì: hành giả dễ buồn ngủ.

Phương pháp luyện tập:

1) Niệm bằng ý.

Thoat đầu niệm ra tiếng, tiếp đó hạ dần âm thanh, niệm nhỏ dần, từ cao thanh xuống đê thanh, xuống kim cang trì danh, xuống mặc trì rồi xuống ý trì (niệm bằng óc). Nếu không quen thì viết mấy chữ “A Di Đà Phật” và đọc nó bằng ý. Trong đạo tràng, dùng tiếng mõ để diều khiển. Tiếng mõ lớn, niệm to, tiếng mõ nhỏ dần, niệm nhỏ dần, tiếng mõ tắt (không tiếng mõ), ý trì. Thời gian ý trì cho hành giả mới tập kéo dài độ năm phút. Thời gian ý trì này cứ tăng dần lên, thời gian niệm ra tiếng ít dần đi.

2) Dùng CD làm trợ huấn cụ.

CD này là dĩa chỉ phát âm thanh. Âm thanh niệm “A Di Đà Phật” không liên tục từ đầu đến cuối mà có tiếng rồi im lặng, có tiếng rồi im lặng. Cứ lặp lại như thế. Quý vị tự mình làm một cái CD, để có giọng đọc của chính mình. Nghe giọng của mình và trì tụng theo nhịp điệu của mình thì lợi lạc hơn. Nếu không tự thu âm không tự làm CD được thì chọn dùng CD nào đó mà mình thích.

Cách làm CD:

Thu âm:

“A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, ………………………………………………

“A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,

……………………………………………“A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,

…………………………………………….4 danh hiệu phát âm, tiếp theo là khoảng yên lặng kéo dài độ 30 giây hoặc 60 giây. Cái gạch ……….. dài ở trên là khoảng trống, im lặng.

Cách dùng CD:

Bỏ CD vào máy, niệm ý trì theo nhịp diệu mà máy phát âm. Khi máy chạy qua phần im lặng, hành giả vẫn tiếp tục ý trì. Nói cách khác là mở máy nghe CD, dù cho maý phát âm hay không phát âm, hành giả cứ tiếp tục ý trì liên tục, không gián đoạn, không xen tạp (trong óc không có một niệm nào khác xen tạp).

IV) Nhất niệm bất loạn và nhất tâm bất loạn.

Hành giả tu tập pháp môn tịnh độ đều muốn đạt đến “nhất tâm bất loạn”. Đạt đến trình độ này không biết có mấy ai. Phương pháp niệm ý trì bằng cách dùng CD này có thể giúp hành giả “nhất niệm không xen tạp” trong 60 giây đồng hồ. Máy lại phát ra độ bốn câu để đưa hành giả về với tỉnh giác về với ý tưởng niệm Phât. Hành giả qua được cái cầu môt phút không xen tạp. Máy không ngừng, nó nhắc hành giả qua phút kế tiếp….Cứ như thế mà tập niệm “A Di Đà Phật” hoặc “Nam mô A Di Đà Phật”.

Trong lợi lạc cũng có cái bất lợi, đó là sự quấy nhiễu. Nếu mở âm thanh máy quá lớn, sẽ làm giật mình trong lúc tâm đang yên định. Để tránh chuyện này xảy ra, để máy xa chỗ ngồi hành trì và mở âm thanh vừa đủ nghe. Khi ý trì nên niệm đúng nhip điệu của máy để âm thanh phát ra từ máy không chống chõi, không trật nhịp với tốc độ mình đang ý trì. Người mới tập ý trì, khi máy phát âm, có thể dùng ngón tay gõ nhịp, tựa hồ đánh mõ, và tiếp tục nhip ngón tay khi máy im lặng, để ý trì đúng theo nhịp điệu. Khi thuần thục, hành giả nên bỏ nhịp ngón tay. Còn nhịp ngón tay là còn phan duyên (ngoại duyên).

Sáu mươi giây óc không xen tạp, óc chỉ thuần nhất một niệm “A Di Đà Phật”. Đạt được 60 giây, tiếp theo 60 giây, tiếp theo 60 giây.

“Óc không xen tạp” tiếp đến óc được “nhất niệm bất loạn” là những nấc thang để tiến đến “nhất tâm bất loạn”.

Đến một lúc, hành giả sẽ buông bỏ CD.

Trong khóa tu Phật thất vừa qua, Đ Đ Thích Minh Tuệ áp dụng cách ý trì với sự trợ giúp của CD này, kết quả thật khả quan cho học viên. Tôi viết ra đây chỉ là hoan hỷ, tán thán thành công của thầy đã tìm ra phương pháp mới để huấn luyện. Riêng phần cá nhân tôi, nếu cái CD im lặng độ năm phút thì tạp niệm vào óc như thác. Nhưng cứ từng phút; Tôi vượt qua từng phút không thấy khó khăn. Cứ chăn trâu từng phút rồi từng phút….Và… thành tâm chúc các bạn thành công.

Nguồn:: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-15 ... 14-2_15-2/


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Niệm Phật nhất tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Đạo hữu @Thế gian Vô thường tìm ra được bài này thật là logic cho ai muốn thành tâm Niệm Phật gặp chướng duyên phiền não.

tn nhận xét về tác giả viết ra bài này. Chủ trương thực tế, khoa học logic và Hành trì. (Không có phô trương ngữ văn, tự tán thán, không so sánh. Hợp với đạo, thuận với người. Và người tu Tịnh độ nói chung.)

Nhưng dầu cho hoàn mỹ thế nào cũng có chổ khuyết của nó. Vì sẽ có người chê "Có thể là đi ngược đường lối hành trì của người xưa, làm sai đi tính chất Tịnh độ.v.v. Vì tn đã bị qua rồi, khi thành lập dĩa cd cho mình. Nhưng tn rất tán đồng với tác giả có tánh chất xây dựng, Giống như lời Cố HT. Thích Thiện Hoa, nói. "Tuy cùng một bản kinh, nhưng người giảng sư này giảng thì được công chúng chấp nhận, mà người giảng sư khác giảng thì công chúng sanh ra nhàm chán." Đó là tách chất xây dựng, đổi mới thiên tư của Tác giả.

Tn cũng đã thành lập riêng cho mình một CD, không biết đ/h có coi qua nội dung chưa? http://video.google.com/googleplayer.sw ... 2461550003 - Nội dung niệm Phật lục tự Di Đà thì không khác, nhưng lối hành trì thì có nghiên về sức khỏe nhiều hơn cho người tu, nhưng điều chắc chắn tn khẳng định. Ai có tâm học, trì niệm, lạy Phật theo cd này hàng ngày, nhất định là dẹp được tâm cao ngạo. Vì tâm cao ngạo đối với đời/đạo điều không được chấp nhận.

Trở lại vấn đề chánh trong Pháp môn hành trì này, thì tn chấp nhận tốt cho người bắt đầu. (Có nghĩa là chỉ lấy đá đè cỏ cho nó đừng mộc thôi, tại sao? - Ví dụ nhỏ, Bạn có thường 24/24 giờ nghe cd như vậy không? Còn nghe thì nhất tâm, hết nghe có nhất tâm tam muội không?
Thì dĩa cd online của tn cũng vậy, chỉ là tạm thời chưa phải là cứu cánh rốt ráo, tới mứt "Niệm Phật tam muội".

Nên xem và nhận xét về tiêu đề: Sở trường, sở đoản trong đó có hai cách là:
- Đối trị tập khí và Thấy vọng không theo (HT. T.Thanh Từ). viewtopic.php?f=47&t=8643#p65175

- Luyện tập có tiến bộ tốt xấu, cũng nên kiểm soát lại thân tâm. Xem...
viewtopic.php?f=52&t=8671&p=65385#p65385

tn, thân.

(Ghi chú: Niệm Phật tam muội nhất tâm, thì phải nghiên cứu Niệm Phật Ba La Mật mới là pháp môn rốt ráo.)


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Tại hạ đã biên tập được 2 file nhạc .mp3 niệm Phật đây.Giọng tại hạ không hay nên đã cắt ra từ bài niệm Phật của HT.Thích Trí Thoát.

Có thể nghe trên máy tính hoặc copy vào máy nghe nhạc,ipod,điện thoại di động .....

Mỗi lượt niệm Phật tại hạ để cách nhau 60 giây.2 file này dài có 7 phút (để giảm dung lượng),nên các ĐH hãy để chế độ repeat(tua lại) trong chương trình nghe nhạc,hoặc trong thiết bị nghe nhạc của mình.

Mọi người thử áp dụng theo cách hướng dẫn ở bài trên,có gì thì phản hồi lại nhé. :D

Download:

Niệm 4 Chữ:

http://www.mediafire.com/?augkw606rnqv8e2

Nệm 6 Chữ:

http://www.mediafire.com/?bhi0slcb0jvyxz4

tangbong tangbong tangbong


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Theo tại hạ thấy thì khi niệm thầm(ý trì),niệm 4 chữ dễ dàng hơn nhiều vì nó "tròn" tiếng hơn.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ThegianVothuong đã viết:Giọng tại hạ không hay nên đã cắt ra từ bài niệm Phật của HT.Thích Trí Thoát.

Có thể nghe trên máy tính hoặc copy vào máy nghe nhạc,ipod,điện thoại di động...
Sao lại thế, giọng của mình mà còn chê, lại thích giọng bên ngoài. Trong khi đó tự tánh "A Di Đà Phật" đâu có hay dở, cái quý nhất là "nhất tâm bất loạn" không có hay dở.

Sao tôi thấy ai cũng thích giọng của Hòa thượng Thích Trí Thoát trên mạng, sao không thử tập luyện cho giọng của mình rõ ràng theo ý của mình, nghe giọng của mình riết rồi quen, nhập tâm lúc nào cũng không hay, không còn phân biệt hay dở, chỉ còn một niệm "Nam Mô A Di Đà Phật"...

Đúng là cái bệnh CD phổ biến trên mạng, tôi nghe để hiểu cách hành trì chứ không bắt chước làm cho giống như người ta...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Tại hạ nói giọng mình không "hay",có nghĩa là âm thanh đó nghe không thể dễ dàng nhập tâm được.Giống như khi nghe âm thanh của sắt thép va vào nhau và âm thanh xình xịch của tàu hỏa,thì âm thanh nào dễ "nhớ" hơn?

Cái quan trọng là câu Phật hiệu đi vào trong tâm thức.Giọng mình hay giọng ai không quan trọng,miễn là nghe giọng ấy dễ dàng làm cho câu Phật hiệu đi vào tâm thức,có thể niệm thầm trong tâm mà không phải gắng sức chú ý niệm.Nghe ở đây không phải như nghe nhạc,nghe hát,nghe tiếng chim hót,...Hoàn toàn không có sự thưởng thức,hay phân biệt hay dở ở đây.Giống như khi nghe quen một bài hát thì lời bài hát ấy được "tua" đi tua lại trong đầu vậy,không phân biệt là bài hát hay dở nội dung ra sao,tiếng Việt hay tiếng nước ngoài..... Niệm Phật như vậy thì ngủ rồi vẫn niệm được.

Niệm ý trì tức là hoàn toàn ko dụng đến miệng,lưỡi, các cơ thần kinh vùng lưỡi mà hoàn toàn nhẩm câu Phật hiệu trong đầu.

Niệm ra tiếng,kim cang trì,niệm nhẩm đều dụng đến phần dây thần kinh lưỡi.Nhiều khi miệng vẫn niệm mà ý lại nghĩ chỗ khác.Hoặc ngừng niệm rồi thì quên luôn.

Ngày xưa chưa có phương tiện thì phải lắng nghe tiếng niệm Phật của mình.Giờ có máy phát,có công cụ hỗ trợ rồi thì nên tận dụng chúng.

Còn thì tùy từng người ,ai thấy cách nào hiệu quả thì làm theo thôi. tangbong tangbong


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ThegianVothuong đã viết:Tại hạ nói giọng mình không "hay",có nghĩa là âm thanh đó nghe không thể dễ dàng nhập tâm được. Giống như khi nghe âm thanh của sắt thép va vào nhau và âm thanh xình xịch của tàu hỏa ,thì âm thanh nào dễ "nhớ" hơn?
Lại tưởng tượng giọng của mình như thế à! Giọng mình dễ nhớ thì lại bỏ! Ôi đau khổ!? :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
TamTrung
Bài viết: 9
Ngày: 07/01/11 17:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi TamTrung »

xin lỗi, cho mình hỏi một câu, trong lúc ý trì, nếu mình đang ăn mặn thì có lỗi không? Tất nhiền ăn chay, ý trì thì tốt rồi, nhưng mỗi người một hoàn cảnh, không phải lúc nào cũng ăn chay được. Xin cảm tạ.
Nam mô A Di Đà Phật.


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

TamTrung đã viết:xin lỗi, cho mình hỏi một câu, trong lúc ý trì, nếu mình đang ăn mặn thì có lỗi không? Tất nhiền ăn chay, ý trì thì tốt rồi, nhưng mỗi người một hoàn cảnh, không phải lúc nào cũng ăn chay được. Xin cảm tạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Vấn đề ăn mặn,ăn chay lúc niệm Phật thì tại hạ không rõ lắm.Nhưng đại sư Ấn Quang có nói là khi làm những việc bất tịnh,hoặc ở chỗ bất tịnh,thì không được niệm ra tiếng,nhưng vẫn niệm thầm được.
Còn lúc ngủ nghỉ, lúc thân hình hở hang, tắm gội, đại tiểu tiện, cũng như khi đến chỗ dơ bẩn chẳng sạch, chỉ nên thầm niệm, đừng niệm ra tiếng. Thầm niệm cũng có cùng một công đức [với niệm ra tiếng]. Niệm ra tiếng chẳng cung kính. Chớ bảo ở những chỗ ấy chẳng thể niệm Phật. Phải biết là ở những nơi ấy, chẳng được niệm ra tiếng mà thôi.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
COPCON
Bài viết: 100
Ngày: 27/05/10 20:45
Giới tính: Nữ
Đến từ: tôi đến từ đâu nhi?
Nghề nghiệp: CHUYÊN VIÊN ĐỒ HỌA

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi COPCON »

cafene Chúc quý đạo hữu ngày mới an lạc.
Luôn nhớ Phật niệm Phật. ;)
A DI ĐÀ PHẬT... A DI ĐÀ PHẬT...A DI ĐÀ PHẬT...


[color=#804080][b]"Một khi vô thường đến
Mới biết người trong mộng
Vạn thứ mang không đi
Chỉ có nghiệp theo mình"[/b][/color]
[color=#BF0000][b]NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT __()__[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ “nhất tâm bất loạn”

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

ThegianVothuong đã viết:Tại hạ đã biên tập được 2 file nhạc .mp3 niệm Phật đây.Giọng tại hạ không hay nên đã cắt ra từ bài niệm Phật của HT.Thích Trí Thoát.

Có thể nghe trên máy tính hoặc copy vào máy nghe nhạc,ipod,điện thoại di động .....

Mỗi lượt niệm Phật tại hạ để cách nhau 60 giây.2 file này dài có 7 phút (để giảm dung lượng),nên các ĐH hãy để chế độ repeat(tua lại) trong chương trình nghe nhạc,hoặc trong thiết bị nghe nhạc của mình.

Mọi người thử áp dụng theo cách hướng dẫn ở bài trên,có gì thì phản hồi lại nhé. :D

Download:

Niệm 4 Chữ:

http://www.mediafire.com/?augkw606rnqv8e2

Nệm 6 Chữ:

http://www.mediafire.com/?bhi0slcb0jvyxz4

tangbong tangbong tangbong
Đạo hữu,ThegianVothuong


Làm được Audio này thật là công sức, Trợ pháp rất hay, giúp cho nhiều người được lợi lạc.

Hồng phước phát tấn, sớm ngày chứng quả, cận đời vãnh sanh Tây Phương Tịnh Độ.

Thân,

Nếu đ/h chuyển vào hệ thống youtube, video thì càng nhiều người xem. Trước có lời giải, sau là xem hình, và nghe âm thanh.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách