Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu,

Thời gian gần đây alpha hữu duyên đọc và tìm hiểu về Kinh Niệm Phật Ba la mật. Bản kinh này đối với alpha mà nói, thể hiện tính nhất quán trong các pháp môn của Đức Từ Phụ Thích Ca vì qua đó Thiền Tịnh chẳng khác, Bắc Nam vốn đồng.

Nay mạo muội lập chủ đề này kính mong được các vị quang lâm cùng xoáy sâu vào vấn đề Niệm Phật như thế nào để chắc được vãng sanh theo Kinh Niệm Phật Ba la mật, tức là cùng đi sâu vào phần Mười tâm thù thắng

Xin trích đoạn khởi đầu:
Diệu-Nguyệt Trưởng-giả lại thưa rằng:

- “Bạch đức Thế-Tôn, tuy con đã thấu triệt nghĩa lý thâm diệu của pháp niệm Phật, nhưng vẫn khẩn cầu đức Thế-Tôn thương xót mà rộng chỉ bày thêm, để hết thảy chúng sanh nơi đời vị lai được mọi điều lợi ích.

- Bạch đức Thế-Tôn, phải niệm Phật như thế nào mới gọi là đắc pháp ? Phải dấy khởi những tâm thái nào mà tu tập mới được vãng sanh Cực-Lạc ?

Đức Phật dạy rằng:

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nào là niệm Phật Chân Chánh ? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm

2. Thâm Trọng Tâm

3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm

4. Xả Ly Tâm

5. An Ổn Tâm

6. Đà Ra Ni Tâm

7. Hộ Giới Tâm

8. Ba La Mật Tâm

9. Bình Đẳng Tâm

10. Phổ Hiền Tâm
Nếu vị nào hoan hỉ quang lâm, hãy vì lợi ích pháp học pháp hành mà nói, xin đừng bàn ra ngoài chủ đề kinhle

Phạm vi chủ đề:
- Không thảo luận ra ngoài Kinh Niệm Phật Ba la mật
- Không thảo luận ra ngoài nội dung chính (nội dung chính là cách niệm Phật để chắc được vãng sanh theo lời của Thích Ca Như Lai)
- Bản Kinh sử dụng: http://quangduc.com/kinhdien/niemphat/niemphat02.html


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Niệm Phât 6 chữ hơn là 4 chữ?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Hiện nay vẫn có tranh luận về việc niệm Phật 4 chữ,hay 6 chữ.Hầu hết đều cho rằng cả 2 cách đều như nhau. :-?

Lúc đầu tại hạ cũng nghĩ vậy,nhưng sau xem lại Kinh Niệm Phật BLM thì:
Nầy Phật tử hãy chăm chú lắng nghe, tôi sẽ giải thích tường tận.

Danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức, vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa, vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh ... dẫu trăm ngàn muôn ức na-do-tha vi trần đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được. Nay vì chúng sanh nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, mà tôi sẽ lược nói, để chúng sanh thu hoạch nhiều lợi ích.

Nầy Phật tử ! Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là gì ?

Nam-mô là thủy giác. A-Di-Đà là tương tục giác, Phật là bản giác.

Nam-mô là năng niệm, A-Di-Đà là tương tục niệm, Phật là sở niệm.

Nam-mô là giới luật, A-Di-Đà là thiền định, Phật là trí tuệ.

Nam-mô là thế gian giới, A-Di-Đà là pháp giới, Phật là vô sai biệt giới, vô sở hữu cảnh giới, vô trụ xứ cảnh giới.

Nam-mô là thường, A-Di-Đà là tịch, Phật là quang.

Nam-mô là diệu quan sát trí, A-Di-Đà là bình đẳng tánh trí, Phật là đại viên cảnh trí, vô tận sở hữu trí.

Nam-mô là phi hữu, A-Di-Đà là phi vô, Phật là không tánh, phi hữu vô định tánh.

Nam-mô là như thực hữu, A-Di-Đà là như thực không, Phật là như thực bất không.

Nam-mô là sai biệt trí, A-Di-Đà là vô sai biệt trí, và Phật là pháp hải tuệ công đức vô tận tạng viên mãn trí.

Nam-mô là phương tiện lực, A-Di-Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.

Nam-mô là ly trần, A-Di-Đà là ly căn, Phật là ly thức.

Nam-mô là chuyển y tạng, A-Di-Đà là vô tận thiện căn tạng, Phật là quyết định chính giác tạng.

Nam-mô là ly cẩn tạng, A-Di-Đà là niết bàn tạng, Phật là như huyễn giải thoát tạng.

Nam-mô là trang nghiêm Phật quốc độ, A-Di-Đà là thành tựu vô biên Phật quốc độ, Phật là như huyễn thập phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.

Nam-mô là gia trì lực, A-Di-Đà là tiếp dẫn lực, Phật là tự tánh tương ưng nhiếp thọ lực.

Nam-mô là khai thị vô lượng trí, A-Di-Đà là thâm nhập chính giác trí, Phật là quang minh phổ chiếu trí.

Nam-mô là thế gian giải, A-Di-Đà là giác ngộ giải, Phật là nhất thiết trí biến chiếu thập phương viên mãn giải.

Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.
http://quangduc.com/kinhdien/niemphat/niemphat03.html

Trong Kinh này,nhắc đi nhắc lại "Nam-mô A-Di-Đà Phật",và hình như tất cả các kinh về Niệm Phật khác không có chỗ nào khuyên niệm 4 chữ cả.

Ngài Phổ Hiền đã giải thích rõ ràng như vậy,thì ta cũng đủ biết không phải ngẫu nhiên mà lại có thêm chữ Nam-mô.

Ý kiến mọi người thế nào?


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phât 6 chữ hơn là 4 chữ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tất cả các Kinh đều dạy niệm Nam Mô khi nói đến danh hiệu Phật chứ không bao giờ nói trống không.

Như trong Kinh Tam Thiên Phật Danh, Kinh Vạn Phật Danh đều dạy niệm Nam Mô mà là do chính Đức Phật dạy.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn hai vị đạo hữu đã hoan hỉ tham gia,

Hên quá, alpha cũng niệm theo 6 chữ, vì niệm 4 chữ thấy hơi thiếu kính trọng.

Alpha xin phép bắt đầu với TÍN TÂM:

Tín tâm là gì? Phật dạy:
"Nầy Diệu-Nguyệt, Tín Tâm nghĩa là lòng tin chân thật, tha thiết, bền vững. Là nhân tố quyết định thành Phật, là nhân tố quyết định thâm nhập cảnh giới Đại-thừa. Bởi vì sao ? Vì lòng tin là mẹ đẻ của tất cả công đức vô lậu, lòng tin là cửa ngõ nhiệm mầu đưa chúng sanh về nơi kho báu Phật Pháp. Cho nên, việc trưởng dưỡng Tín Căn vẫn là điều thiết yếu nhất trong hết thảy mọi môn tu".
Quá rõ ràng đúng không ạ.

Gồm các tín tâm nào?
1. Trước hết là phải đặt trọn lòng tin chân thật vào Lý Nhân Quả một cách sâu chắc, kiên cố, và không hề nảy sanh một ý tưởng hoặc một hành vi trái ngược với Lý Nhân Quả. Phải thấy hoạt dụng của Lý Nhân Quả dung thông ba đời, đó là Quá khứ, Hiện tại, Vị lai, rõ ràng như những đường chỉ, dọc ngang trên lòng bàn tay.

2. Tin rằng kiếp sống thế gian là Vô-thường, mạng người ngắn ngủi như hơi thở ra vào, tất cả các pháp hữu vi đều là huyễn hóa, không có chủ tể, niệm niệm sanh diệt không ngừng, từng sát-na biến hoại chẳng nghỉ, tất cả đều đưa tới khổ não, vô minh và trói buộc.

3. Tin rằng sáu nẻo luân hồi thật là nguy hiểm chướng nạn, sơ sẩy chỉ trong ý niệm cũng đủ đưa chúng sanh trầm luân cả nghìn muôn ức kiếp. Một lần sa lạc vào ba đường dữ thì không biết đến lúc nào mới thoát khỏi.

4. Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí-Tuệ, đạo của Từ-Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến, có đủ phương thuốc nhiệm mầu trừ diệt tất cả các thứ bịnh tật của chúng sanh. Tin rằng Tam-Bảo là chỗ về nương của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sanh qua thấu bờ bên kia.

5. Tin rằng tất cả các pháp đều do Tâm-thể của mình tạo ra. Từ ba đời mười phương chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái Tâm-thể lưu xuất và biến hiện. Tin rằng cõi Cực-Lạc cũng chỉ do Tâm-thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ-Tát, Thánh-chúng. Và tinh rằng đức A-Di-Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phát khởi lên.

6. Tin rằng mỗi mỗi chúng sanh đều có đủ năng lực lãnh thọ giáo pháp Như-Lai, bất cứ hữu tình nào cũng có năng lực hoàn thành địa vị Nhứt-thiết Chủng-trí như chư Phật.

7. Tin rằng bản nguyện của Phật A-Di-Đà là chân thật, rốt ráo, là tối thắng. Và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác v.v...

8. Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện.

Diệu-Nguyệt phải phát khởi tín tâm như vậy mà niệm Phật.
Chỉ cần mỗi phần tín tâm trên đây nếu phân tích sâu mà nói, thiết nghĩ nói cả tháng vẫn chưa xong!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

- Niệm Phật đầy đủ đúng pháp là niệm 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
- Vì vậy nói đến pháp trì danh là trì Lục Tự Di Đà.
- Nhưng hiện nay có rất nhiều người niệm 4 chữ: A DI ĐÀ PHẬT.
Tôi biết cách niệm Phật 4 chữ là do Hòa Thượng Tịnh Không đề xướng và ở Việt Nam có Đại Đức Thích Giác Nhàn niệm theo cách này.
- Theo tôi niệm 4 chữ hay 6 chữ đều vãng sanh. Nhưng muốn cảm ứng và tỏ lòng thành kính đối với Phật nên niệm 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì hay hơn.


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Tại hạ thì mới bập bẹ niệm Phật nên không ảnh hưởng,chứ nhiều người quen niệm 4 chữ nhiều năm nay,đã niệm thành khối,e rằng sẽ khó khăn khi chuyển sang 6 chữ.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

- Nếu ai niệm 6 chữ có kết quả tốt nên niệm 6 chữ không thay đổi, vì thay đổi lúc này tâm bạn mất Định, thành loạn tâm.
- Niệm 4 chữ quen rồi nên niệm 4 chữ không thay đổi, vì thay đổi sẽ giống như ở trên.
- Pháp này là Định pháp là trụ tâm vào danh hiệu Phật, lâu ngày Tự tánh là Phật.


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm Phât 6 chữ hơn là 4 chữ?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hiện nay vẫn có tranh luận về việc niệm Phật 4 chữ,hay 6 chữ.Hầu hết đều cho rằng cả 2 cách đều như nhau. :-?

Trong Kinh này,nhắc đi nhắc lại "Nam-mô A-Di-Đà Phật",và hình như tất cả các kinh về Niệm Phật khác không có chỗ nào khuyên niệm 4 chữ cả.

Ý kiến mọi người thế nào?
Có chứ ĐH.

Kính Vô Lượng Thọ Phật dạy chuyên niệm A Di Đà Phật mà ĐH.
TAM BỐI VÃNG SANH ĐỆ NHỊ THẬP TỨ:

Phật cáo A Nan: “Thập phương thế giới, chư thiên nhân dân, kỳ hữu chí tâm, nguyện sanh bỉ quốc, phàm hữu tam bối.

Kỳ thượng bối giả, xả gia khí dục, nhi tác sa môn, phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, A Di Đà Phật, tu chư công đức, nguyện sanh bỉ quốc. Thử đẳng chúng sanh, lâm thọ chung thời, A Di Đà Phật, dữ chư thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Kinh tu du gian, tức tùy bỉ Phật, vãng sanh kỳ quốc. Tiện ư thất bảo hoa trung, tự nhiên hoá sanh, trí tuệ dũng mãnh, thần thông tự tại. Thị cố A Nan, kỳ hữu chúng sanh, dục ư kim thế, kiến A Di Đà Phật giả, ưng phát vô thượng Bồ Đề chi tâm. Phục đương chuyên niệm, Cực lạc quốc độ, tích tập thiện căn, ứng trì hồi hướng. Do thử kiến Phật, sanh bỉ quốc trung, đắc bất thối chuyển, nãi chí Vô thượng Bồ đề.
http://www.thondida.com/V-VLT.php
Trong Kinh Pháp Diệt Tận đức Phật dạy:
Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm , kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến , giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.

«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn, Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.
Và trong Quyển Kinh A Di Đà
Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập.
Giảng giải: Vạn Phật Thánh Thành, Tuyên Hóa Thượng Nhân.có nói:
Khi Phật Pháp sắp diệt, diệt trước nhất là Kinh Lăng Nghiêm, vì tất cả Ma vương đều rất sợ chú Lăng Nghiêm. Sau khi Kinh Lăng Nghiêm diệt, các kinh khác lần lượt diệt theo. Lúc bấy giờ dù có giấy đi nữa, nhưng trên giấy không có chữ. Sau cùng chỉ còn Kinh A Di Ðà lưu lại thế gian một trăm năm để hóa độ vô lượng vô biên chúng sanh mà thôi. Nhờ sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Ðà Phật mà rất nhiều người được độ, có đến số vô lượng vô biên. Sau đó trong sáu chữ hồng danh lại mất đi hai chữ "Nam mô", chỉ còn "A Di Ðà Phật" lưu lại một trăm năm nữa. Sau đó Phật pháp mới diệt hẳn. Kinh này diệt sau cùng nên là kinh rất trọng yếu trong Phật pháp.
Đến thời Kinh pháp diệt tận, thì 2 chữ "nam mô" cũng mất đi, mà 4 chữ A Di Đà Phật còn độ được chúng sanh, huống chi bây giờ mới thời kỳ đầu của mạt pháp thì A Di Đà Phật vẫn độ được rồi.

Với lại lúc lâm chung, thần trí mê mờ, bấn loạn, oan gia trái chủ vây tới, hơi thở khó khăn, sức lực suy kém,... thì niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì dĩ nhiên khó hơn niệm 4 chữ A Di Đà Phật rồi.

Niệm 6 chữ thì tăng phần cung kính. Nhưng niệm 4 chữ dễ nhiếp tâm hơn, dễ thành khối hơn và phù hợp lúc lâm chung hơn. Niệm A Di Đà Phật một phần là niệm đức Phật nơi Tây Phương, 1 phần niệm chính Tự Tánh của mình. Cung kính hay không là do nơi Tâm. Chứ miệng niệm 6 chữ, mà Tâm không thực sự cung kính thì cũng vậy. Do đó, người ta niệm 4 chữ nhiều.

QN thấy niệm 6 chữ hay 4 chữ đều được. Ai thích hợp sao thì niệm vậy, quen sao niệm vậy! Bằng chứng là rất nhiều vị Tổ, cao tăng, cư sĩ niệm 4 chữ và đã vãng sanh nhu sở nguyện. cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Tôi nghĩ không phải vậy đâu. Chắc bây giờ người ta làm biếng quá thôi. Lược hoài lược hoài chắc sau kinh pháp diệt hết chỉ còn chữ PHẬT.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

tinhnghia đã viết:Tôi nghĩ không phải vậy đâu. Chắc bây giờ người ta làm biếng quá thôi. Lược hoài lược hoài chắc sau kinh pháp diệt hết chỉ còn chữ PHẬT.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Giống nhiều người cũng nói vậy! Họ nói là:"Niệm Nam Mô A Di Đà Phật" mà lược lại còn "A Di Đà Phật", chắc sau này niệm 1 mình chữ "Phật" quá!"

Cái gì cũng có mức độ thôi ĐH à. Nếu niệm mỗi chữ "Phật" thì biết Phật nào mà tiếp dẫn, niệm mỗi chữ "Phật" chỉ như "tiếng gió thổi".

cuối thời kỳ Kinh pháp diệt tận thì chữ Phật cũng không còn. Thôi, nói lan man rồi, mà nói chung là 4 chữ cũng vẫn vãng sanh, vậy là được. cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

QN thấy niệm 6 chữ hay 4 chữ đều được. Ai thích hợp sao thì niệm vậy, quen sao niệm vậy! Bằng chứng là rất nhiều vị Tổ, cao tăng, cư sĩ niệm 4 chữ và đã vãng sanh nhu sở nguyện. cafene
Cái này cũng không chắc đâu.Lời Phật dạy trong Kinh vẫn là chắc ăn nhất.Sau này nhiều vị tăng có kiến giải không đồng.

Câu niệm Phật thực ra cũng chính là 1 câu thần chú.Mà trong câu thần chú,không bỏ 1 âm tiết nào được,vì nó mất 1 đi 1 phần ý nghĩa.Chẳng hạn câu Om Mani Padme Hum thì có ai niệm "Mani Padme Hum" đâu?

Namo A-di-đà Phật tiếng Phạn chính là "Namo Amitābhāya Tathāgatāya"

Như trong Kinh NPBLM,câu Namo mang rất nhiều ý nghĩa.

Nói chung nếu đh niệm Phật 4 chữ chưa thực sự thành khối(nên không thể thay đổi dc),thì nên chuyển sang niệm 6 chữ,cho chắc ăn.Thực ra không khó hơn 4 chữ là mấy đâu.

Đó là ý kiến của mình thôi,còn thì tùy đh vậy. :)


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Pháp Niệm Phật để chắc được vãng sanh trong Kinh NPBLM

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

ThegianVothuong đã viết:
Cái này cũng không chắc đâu.Lời Phật dạy trong Kinh vẫn là chắc ăn nhất.Sau này nhiều vị tăng có kiến giải không đồng.

Câu niệm Phật thực ra cũng chính là 1 câu thần chú.Mà trong câu thần chú,không bỏ 1 âm tiết nào được,vì nó mất 1 đi 1 phần ý nghĩa.Chẳng hạn câu Om Mani Padme Hum thì có ai niệm "Mani Padme Hum" đâu?

Namo A-di-đà Phật tiếng Phạn chính là "Namo Amitābhāya Tathāgatāya"

Như trong Kinh NPBLM,câu Namo mang rất nhiều ý nghĩa.

Nói chung nếu đh niệm Phật 4 chữ chưa thực sự thành khối(nên không thể thay đổi dc),thì nên chuyển sang niệm 6 chữ,cho chắc ăn.Thực ra không khó hơn 4 chữ là mấy đâu.

Đó là ý kiến của mình thôi,còn thì tùy đh vậy. :)
Cảm ơn ĐH đã khuyên. tangbong cafene QN chắc chắn vào sự lựa chọn của mình, dù ai có nói gì cũng không thay đổi. Nếu vì 2 chữ "nam mô" mà không cho con người ta vãng sanh thì vị Phật này thiệt tệ. :D

À, quên nữa, giống câu chuyện "Om Mani Pad Me Ngưu" đó ĐH. Nếu mà nói dịch nghĩa thì... chẳng ra cái nghĩa gì. Vậy mà do nhất tâm, thuần thục nên thành tựu. Do tâm hoang mang, đổi lại mà mất công hiệu.

Do đó, ta thấy rằng "Câu Chú" hay "Câu niệm Phật" cũng chỉ là phương tiện thôi. Quan trọng sự nhiếp tâm, thuần thục, ít vọng tưởng là được. cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]32 khách