Toát yếu: Niệm Phật Ba La Mật

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Toát yếu: Kinh Niệm Phật Ba La Mật

Bình chọn này sẽ kết thúc vào ngày 30/07/12 10:07

1. Toát yếu kinh tạng, bạn thấy dể nhớ hơn là học toàn bộ kinh tạng?
0
Không có bình chọn
2. Toát yếu kinh tạng, bạn sẽ khó nhớ nội dung chánh của kinh tạng?
1
100%
 
Số lượt bình chọn: 1

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Toát yếu: Niệm Phật Ba La Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT

Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thượng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.


PHẨM THỨ NHẤT : DUYÊN KHỞI

Chính tôi được nghe như thế nầy. Một thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ-Xà-Quật, gần thành Vương-Xá với chúng Đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người. Đó là các vị trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ma-Ha Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Tu-Bồ-Đề, La-Hầu-La, Phú-Lâu-Na, A-Nan, A-Nan-Đà, Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề, Gia-Du-Đà-La, v.v...

Lúc bấy giờ, trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương-Xá, từng quy y Tam-Bảo và thọ trì năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội. Vị Trưởng-Giả này từ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp quá khứ, từng gần gũi thừa sự cúng dường vô lượng vô biên muôn ức hằng hà sa đức Phật, y theo Chánh pháp tu hành. Hiện tại làm thân cư sĩ, vợ con đông nhiều, nhà cửa nguy nga, kho đụn đầy rẫy. Tuy ở giữa cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng tâm trí giải thoát.

Trưởng-giả Diệu Nguyệt từ trong đại chúng bước ra, đi nhiễu quanh đức Phật ba vòng. Rồi đến trước Như-Lai, chấp tay quì xuống, gối bên hữu chấm sát đất, cung kính bạch với đức Phật rằng:
- "Hi hữu Thế-Tôn ! Hi hữu Thế-Tôn ! Được làm thân người là khó, như con rùa gặp bộng cây nổi, nhưng được gặp Phật ra đời còn khó gấp muôn phần.

Gặp Phật ra đời đã khó, nhưng được nghe Chánh pháp lại còn khó gấp muôn phần. Được nghe Chánh pháp đã khó, nhưng làm thế nào để nương theo giáo nghĩa tu tập lại còn khó gấp vô lượng phần.
np9.jpg
np9.jpg (85.94 KiB) Đã xem 1842 lần
II.

Nầy cư sĩ Diệu-Nguyệt, hãy chăm chú lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói:

- "Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.

Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.

Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối.

Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.

Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.

Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.

Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.

Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc.

Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất-thối-chuyển. Từ lúc ấy nhẫn nại về sau, vượt qua Thập-địa, chứng Vô-thượng-giác.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, hãy một lòng tin nhận lời dạy của Như-Lai. Hãy ghi nhớ kỹ lời dạy của Như-Lai. Hãy thực hành theo lời dạy của Như-Lai, và hãy chứng đắc Pháp Nhẫn tối tôn, tối diệu, đệ nhất nầy mà như lai đã ban cho.

Vì sao vậy ? Vì pháp của Như Lai là chân thật, là giải thoát, là an vui, là thuận theo sở cầu, sở nguyện của mọi chúng sanh. Vì pháp của Như-Lai là vắng lặng, không dính mắc, vô cấu nhiễm, thuận theo tình và tưởng của chúng sanh mà vẫn giúp chúng sanh thành tựu địa vị Phật Đà, không bị hư hoại, cho nên chẳng cần phải chán ghét lìa bỏ thế gian, ở trong chỗ ràng buộc mà tâm vẫn tự tại, thọ dụng pháp lạc. Và sau khi lâm chung được sanh về cõi Phật A-Di-Đà".
========Ghi chú==========
1. Trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt.

2. Trước khi thỉnh Pháp, Trưởng giả làm lễ Phật và nói duyên cớ thỉnh Pháp: " Gặp Phật ra đời đã khó, nhưng được nghe Chánh pháp lại còn khó gấp muôn phần. Được nghe Chánh pháp đã khó, nhưng làm thế nào để nương theo giáo nghĩa tu tập lại còn khó gấp vô lượng phần."

3. Phật dạy: Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.

Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối.

Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.

Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.

Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.

Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ.

4. Ngày đêm sáu thời Niệm Phật, và lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Niệm Phật Ba La Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT

Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thượng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.


PHẨM THỨ HAI
MƯỜI TÂM THÙ THẮNG

Trưởng-giả Diệu-Nguyệt thỉnh ý Phật: "Hôm nay, con thay vì hiện tiền đại chúng cũng như tất cả thiện nam, tín nữ trong thời vị lai, mà khẩn cầu đức Thế-Tôn giải thích cho chúng con được rõ.
Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?”


II.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.

Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...

Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.

III.
Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...
images.jpg
images.jpg (4.2 KiB) Đã xem 1781 lần
IV.

Diệu-Nguyệt Trưởng-giả lại thưa rằng:
- “Bạch đức Thế-Tôn, tuy con đã thấu triệt nghĩa lý thâm diệu của pháp niệm Phật, nhưng vẫn khẩn cầu đức Thế-Tôn thương xót mà rộng chỉ bày thêm, để hết thảy chúng sanh nơi đời vị lai được mọi điều lợi ích.

- Bạch đức Thế-Tôn, phải niệm Phật như thế nào mới gọi là đắc pháp ? Phải dấy khởi những tâm thái nào mà tu tập mới được vãng sanh Cực-Lạc ?”

Đức Phật dạy rằng:

“Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nòa là niệm Phật Chân Chánh ? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ổn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Toát yếu: Niệm Phật Ba La Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

"Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt trọn tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên." Trích phẩm Niệm phật Công đức , kinh Niệm Phật Ba La Mật (trang nhà quảng đức)

// Niệm phật đạt niệm phật tam muội không nhất thiết là phát 10 thứ tâm thù thắng trước, có thể chỉ cần có tín, hạnh sâu xa vẫn có thể đạt niệm phật tam muội. Thiết nghĩ, việc có tín, hạnh, nguyện đơn giản và dễ dàng hơn là so với phát 10 tâm thù thắng trước.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Niệm Phật Ba La Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:"Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt trọn tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên." Trích phẩm Niệm phật Công đức , kinh Niệm Phật Ba La Mật (trang nhà quảng đức)

// Niệm phật đạt niệm phật tam muội không nhất thiết là phát 10 thứ tâm thù thắng trước, có thể chỉ cần có tín, hạnh sâu xa vẫn có thể đạt niệm phật tam muội. Thiết nghĩ, việc có tín, hạnh, nguyện đơn giản và dễ dàng hơn là so với phát 10 tâm thù thắng trước.
Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau.
tn đây không hiểu ý này, đ/h có thể giải thích, tại sao mười thứ tâm thù thắng. Vừa là nhân vừa la quả?


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Toát yếu: Niệm Phật Ba La Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Thien Nhan đã viết:
Luuuuuuuuuuuu đã viết:"Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt trọn tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên." Trích phẩm Niệm phật Công đức , kinh Niệm Phật Ba La Mật (trang nhà quảng đức)

// Niệm phật đạt niệm phật tam muội không nhất thiết là phát 10 thứ tâm thù thắng trước, có thể chỉ cần có tín, hạnh sâu xa vẫn có thể đạt niệm phật tam muội. Thiết nghĩ, việc có tín, hạnh, nguyện đơn giản và dễ dàng hơn là so với phát 10 tâm thù thắng trước.
Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau.
tn đây không hiểu ý này, đ/h có thể giải thích, tại sao mười thứ tâm thù thắng. Vừa là nhân vừa la quả?
Mình không tu tập về niệm phật, nên không thể diễn đạt ý hiểu của mình về câu này, lý do cho việc không thể diễn đạt được thì theo mình là câu này mang tính chất trực nhận từ kinh nghiệm hành giả niệm phật. Rất khó để hiểu bằng lý luận và rất khó để nắm bắt bằng logic mà mình không giỏi lý giải lắm. Nhân duyên của niệm phật thật sâu xa và rộng lớn như hư không vậy :)!

Đạo hữu là thiện tri thức, thật tốt lành thật tốt lành. tangbong tangbong tangbong


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Niệm Phật Ba La Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

PHẨM THỨ BA NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC

Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát liền nhập Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, tất cả Bồ-Tát và đại chúng đều thấy thân mình ở trong thân của Phổ-Hiền Bồ-Tát. Lại thấy rõ cõi nước Cực-Lạc vô lượng vô biên sự trang nghiêm, và tự nhiên thấy mình đang trụ trong cảnh giới vi diệu thù thắng ấy...

PHẨM THỨ TƯ : XƯNG TÁN DANH HIỆU

Bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu từ trong pháp hội bước ra, cung kính đảnh lễ Thế-Tôn, rồi chấp tay hướng về ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, mà thưa rằng:

- “Kính bạch Đại-sĩ, con thường nghe chư vị trưởng lão từng tham dự những buổi thuyết pháp đầu tiên của đức Thế-Tôn tại vườn Lộc-Uyển, dạy rằng hoặc niệm Phật, hoặc niệm Pháp, hoặc niệm Tăng để được hiện tại lạc trú. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Cứu cánh của môn niệm Phật có phải chăng là để được như vậy hay không ? Ngưỡng mong Đại-sĩ từ bi chỉ dạy, ngõ hầu các chúng sanh thời Mạt pháp khỏi rơi vào mê lầm, thác ngộ”...

PHẨM THỨ NĂM : QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG

Lúc bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu hớn hở vui mừng được nghe pháp yếu của Như-Lai qua lời dạy của ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, bèn tiếp tục thưa thỉnh

- “Kính bạch đấng Thiên Nhân Sư tối tôn, tối thắng ! Kính bạch Đại-sĩ đại từ, đại bi ! Con cũng thường nghe chư vị trưởng lão trong tăng già luôn luôn nhắc nhở rằng chỉ có Tứ-niệm-xứ là con đường độc nhất giúp chúng sanh diệt trừ ưu bi khổ não, chứng ngộ Niết-bàn. Nay được Thế-Tôn mở bày pháp Niệm Phật, khiến hằng ưu-bà-tắc, và ưu-bà-di đều phân vân, do dự. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Đâu mới là pháp chân thật, rốt ráo ? Đâu là pháp phương tiện, quyền biến ? Đâu là pháp tối hậu mà Như-Lai thường ban cho các chúng sanh ở vào thời kỳ Chánh pháp cuối cùng ?”


PHẨM THỨ SÁU: NĂNG LỰC BẤT TƯ NGHỊ CỦA DANH HIỆU PHẬT


Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát bảo bà Vi-Đề-Hy rằng:
- “Nầy Vi-Đề-Hy, đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn trọn đời giáo hóa điều phục chúng sinh, đã ban bố tám vạn bốn ngàn pháp môn tu tập. Nhưng trong đó, niệm Phật là thù thắng đệ nhất.

2-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chấp trì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, trọn đời nhất tâm xưng niệm không chán mỏi, thì sẽ đắc thắng những pháp vô cấu nhiễm, nghĩa là không dính mắc.

Không dính mắc tất cả cảnh giới bên trong và bên ngoài.

Không dính mắc hơi thở và sự điều hòa hơi thở.

Không dính mắc các tâm sở tầm, tư.

Không dính mắc vào những trạng thái hỷ, lạc, khinh an ...

Không dính mắc vào trạng thái xả, nhất tâm.

Không dính mắc vào Không-vô-biên-xứ, Thức-vô-biên-xứ, Vô-sở-hữu-xứ, Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ ...

Không dính mắc vào tất cả pháp hữu lậu cũng như vô lậu.

Không dính mắc vào tất cả những pháp đã học.

Không dính mắc vào tất cả những căn lành.

Không dính mắc vào tất cả chỗ thọ sanh, giai tầng xuất thân, gia thế, dòng dõi.

Không dính mắc vào tất cả giới luật, thiền định, công hạnh tu tập.

Không dính mắc vào ý nguyện mong cầu xuất ly, giải thoát.

Không dính mắc vào tất cả sự biện giải và tranh cãi.

Không dính mắc vào sự nỗ lực để tinh tấn.

Không dính mắc vào tư tưởng chán ghét thế gian.

Không dính mắc vào tất cả pháp tương-ưng-hành và những pháp bất-tương-ưng-hành.

Không dính mắc vào ngay cả danh hiệu Phật.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách