Giải Nghi (Tịnh Độ)

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • GIẢI NGHI
    (Tịnh Độ Trích Yếu)
Hỏi: Người niệm danh hiệu Phật mãi cũng như kêu tên người nào hoài chắc họ cũng phát giận. Vậy sao tông Tịnh Độ khuyên phải niệm Phật A Di Đà?

Đáp: Vì có ba nguyên nhân:

  • - Vì chỗ nhơn địa của ngài có phát lời thệ nguyện rất lớn. Xin lược kể một nguyện trong bốn mươi tám nguyện: "Nếu khi ta thành Phật, mà chúng sanh nào muốn sanh về nước ta, hoặc nghe danh hiệu mà tu các việc lành, hay xưng danh hiệu ta từ một niệm cho đến mười niệm, mà không vãng sanh về nước ta, ta thề chẳng chứng bậc chánh giác".

    - Vì ngài có nhân duyên với chúng sanh ở cõi Ta bà này. Là từ người lớn đến trẻ con mỗi khi vui buồn bộc phát nơi miệng, đều niệm Mam Mô A Di Đà Phật. Hay những vị Phật tử gặp nhau đều thốt "A Di Đà Phật" để chào nhau.

    - Vì sự tương quan giáo hóa của đức A Di Đà Phật và Phật Thích Ca.
Trong kiếp quá khứ, thì đức A Di Đà làm vua chuyển luân vương tên Vô Tránh Niệm, còn đức Thích Ca thì làm đại thần tên là Bảo Hải. Hai vua tôi đồng ở nơi thời kỳ đức Phật Bảo Tạng mà phát tâm Bồ đề. Đức Thích Ca nguyện ở cõi Ta Bà để điều phục chúng sanh.

Đức A Di Đà nguyện mở cõi Cực Lạc đặng nhiếp thọ chúng sanh.

Vả lại, tội lỗi về khẩu nghiệp của chúng sanh từ vô thỉ tới giờ nhiều hơn núi, biển. Cần phải niệm danh hiệu Phật cho thật nhiều mới mong rửa sạch còn e chưa đủ. Đâu nên chấp cái tâm của người thường mà sánh với danh hiệu Phật là một đấng phước đức vô lượng vô biên.

Các ngài mở pháp môn niệm Phật muốn dắt dẫn chúng sanh trong sạch nơi khẩu nghiệp lần đến thân và ý nghiệp.

(Long Thơ Tịnh Độ).

SÁM DI ĐÀ

Muốn đi có một đàng này,
Nhất tâm niệm Phật không gì thoát ra.
Vậy khuyên phải niệm Di Ðà,
Hồng danh sáu chữ thật là rất cao.
Năng trừ tám vạn trần lao,
Tham thiền quán tưởng pháp nào cũng thua.
Di Ðà xưa cũng làm vua,
Bỏ ngôi bỏ nước vô chùa mà tu.
Xét ra từ kiếp đã lâu,
Hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo đó mà.
Trong khi Ngài mới xuất gia,
Bốn mươi tám nguyện phát ra một lần.
Nguyện nào cũng lắm oai thần,
Nguyện nào cũng trọng về phần độ sanh.
Vì thương thế giới bất bình,
Nên khi đầu Phật mà đành bỏ ngôi.
Thầy là Bảo Tạng Như Lai,
Bạn là Bảo Hải tức ngài Thích Ca.
Thích Ca nguyện độ Ta Bà.
Di Ðà nguyện mở cửa nhà Lạc Bang.
Mở ao chín phẩm sen vàng,
Xây thành bá bửu đổ đàng thất trân.
Lưu ly quả đất sáng ngần,
Lầu châu các ngọc, mười phần trang nghiêm.
Hoa trời rưới cả ngày đêm,
Có cây rất báu, có chim rất kỳ.
Lạ lùng cái cảnh phương Tây,
Mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua.
Phong quang vui vẻ bốn mùa,
Nước reo pháp Phật, gió khua nhạc Trời.
Di Ðà có thệ một lời,
Mở ra cõi ấy tiếp người vãng sanh.
Mười phương ai phát lòng thành,
Nhất tâm mà niệm hồng danh của Ngài.
Hàng ngày cho đến hôm mai,
Niệm từ mười tiếng đến rày ba trăm
Ðứng, đi hoặc lúc ngồi, nằm,
Chuyên trì niệm Phật lòng chăm phát nguyền.
Nguyện sanh về cõi Bảo Liên,
Là nơi Cực Lạc ở miền Tây phương.
Ðến khi thọ mạng vô thường,
Thì Ngài phóng ngọn hào quang rước liền.
Biết bao phước đức nhân duyên,
Ðã về Cực Lạc còn phiền não chi.
Sự vui trời cũng chẳng bì,
Ðêm đêm thong thả, ngày thì vui chơi.
Sống lâu kiếp kiếp đời đời,
Không già, không chết, không dời đi đâu.

(Kinh Nhật Tụng - Tịnh Độ)


Hình ảnh

Liên Trì gốc ở nơi tâm
Trong bùn phiền não nẩy mầm hoa sen.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • PHƯƠNG THỨC HÓA GIẢI CÁC CHƯỚNG DUYÊN


Vì biết trên đường tu có nhiều chướng ngại, khi xưa đức Đạt Ma Tổ Sư đã nói bốn hạnh để làm phương châm tiến đạo cho hàng đệ tử. Bốn hạnh ấy là:

  • 1. Báo oán hạnh.
    2. Tùy duyên hạnh.
    3. Xứng pháp hạnh.
    4. Vô sở cầu cạnh.

    1. Sao gọi là Báo oán hạnh?
Chúng ta từ trước đến nay luân hồi trong sáu nẻo, mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên. Cho nên khi ta hành đạo, tuy nhờ công đức tu tập tiêu trừ một phần nào, nhưng các nghiệp chưa tan, tất phải lần lượt đền trả. Như người thường đau yếu hoặc tàn tật, do kiếp trước đã tạo nghiệp sát sanh. Người bị nhiều tiếng thị phi khen chê, do kiếp trước ỷ thông minh quyền thế xem rẻ người, hoặc đã tạo nghiệp hủy báng...

Những nghiệp như thế vô lượng vô biên, ngày nay chúng ta hãy nên chuyên cần tu tập để chuyển nghiệp. Khi bị oan trái đến, phải an lòng nhẫn nại chịu đền trả, không nên oán trách buồn phiền.

Nơi kiếp luân hồi, chúng sanh đều có ăn uống cùng gia đình đôi bạn, nên trong các nghiệp duy có nghiệp sát và nghiệp ái là nặng nhứt.

Cổ đức đã than: "Bể nghiệp mênh mang, khó đoạn không chi hơn ái dục. Cõi trần man mác, dễ phạm duy chỉ có sát sanh!"

  • 2. Thế nào là Tùy duyên hạnh?
Đây là nói sự an phận tùy duyên của người tu sống cảnh nào theo cảnh ấy. Như cảnh giàu sang tùy theo giàu sang, cảnh nghèo hèn tùy theo nghèo hèn, cảnh hoạn nạn tùy theo hoạn nạn. Giàu sang không tự đắc kiêu căng, nghèo hèn hoạn nạn không buồn rầu đổi chí. Tại sao thế? Vì tất cả cảnh thạnh suy họa phước đều như huyễn, chỉ tùy nghiệp hiện lên một thời gian rồi diệt, có chi đáng tham luyến nản buồn?
  • Sao gọi là Xứng pháp hạnh?
"Pháp" đây là chân như pháp, đối với người tu Tịnh Độ là Niệm Phật Tam Muội. Người tu Thiền khi đi đứng nằm ngồi, tâm phải xứng hợp với pháp chân như. Hành giả niệm Phật cũng thế, tâm lúc nào cũng trụ nơi câu niệm Phật.

Cổ đức bảo: "Nếu tạm thời không trụ nơi chánh định, tức đồng như người đã chết". Bởi không trụ được nơi chánh định, tức là bị trần cảnh đoạt. Bị trần cảnh cướp đoạt lôi cuốn, thì pháp thân huệ mạng không còn. Cho nên người tu Tịnh Độ nếu thường trụ nơi câu niệm Phật, thì tâm địa lần lần lặng yên sáng suốt, cảm thông với Phật, chắc chắn sẽ được vãng sanh.

  • 4. Thế nào là Vô sở cầu hạnh?
Đạo là chỉ cho tâm hạnh trong sạch không mong cầu điều chi. Bởi tất cả pháp đều như huyễn, sanh rồi diệt, diệt lại sanh, có chi chân thật để mong cầu? Vả lại pháp thế gian đều tương đối, trong họa có phước, trong phước có họa, nên người trí vẫn bình thản, ở cảnh thạnh suy họa phước đều không động tâm.

Thí dụ: một tăng sĩ khi ẩn tu nơi am tranh vắng vẻ, sự sống hẩm hiu, ít người thăm viếng, duyên đời tuy suy nhưng đạo lại thạnh v.v...

Nếu người tu giữ bốn hạnh của đức Đạt Ma Tổ Sư đã dạy, thì có thể bình thản trước mọi chướng duyên.

(Niệm Phật Thập Yếu - Thích Thiền Tâm - đăng trong Tịnh Độ Trích Yếu)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Kính thưa Battinh, Cường xin nói thật với anh, xin anh từ bi cho cường hổi và tìm hiểu tại sao người ta cứ nói mãi Tịnh Độ? , và các ngài Tịnh Độ giảng dạy như thế nào?, và các tài điệu giảng dạy có phải là từ trong các cổ kinh đại tạn kinh hây không? hoạc là do người đời sau đã diễn giãi lại?.

Bỡi vì các bài được post không có nói đến tên , nguồn góc, và xuất bản thời kỳ, và bài hiện nay do ai giảng dạy?

Anh Battinh, Cường ngoài sự muốn tìm hiểu, không có mục lích gì cả, chỉ bởi vì sau khi Cường đọc qua bài GIẢI NGHI (Tịnh Độ Trích Yếu) do anh post , mà Cường cảm thấy có rất nhiều không phu hộp với chuyền thống chánh pháp, hoạc cũng có thể là do Cường còn kếm hiểu biếc, cũng có thể là vậy. Vâng Cường hoàng toàn chưa có nói bài như trên là đúng hây sai.

Vì thế Cường mới mạnh miệng hổi anh với một tấm lòng chân thật của Cường, không có ý gì mà phá hoại, hoạc v.v.v.

Anh bạn à, nếu giả như sau này Cường có nghê được lời giả thích của anh Battinh , dù đúng, hoạc sai, Cường cũng không có ý kiến nhiều, nếu có, hoạc có thể là một vài lời góp ý vào đểm chính thôi, bỡi vì Cường muốn được tôn trọng những gì anh đã có, mặc dù cũng quang điểm , hoạc khác quang điểm, cũng điều tôn trong lời văn trong kinh của anh, vì nó là tấm lòng của anh Battinh.

Anh Battinh, Cường tự tâm đã câu trả lời sẳng trong tâm mình rồi, nếu cường muốn nói đến triệt rể, mà chỉ ra cái chánh pháp, và so với cái pháp của Tịnh Độ ngày này, có thế nó là một sự sai lầm to nhất của Cường, bỡi vì cân phải rất dảy thì giờ, có thể nói đến mất mạng của Cường còn chưa xong.

Nguyên nhân là do con người luôn luôn chạy theo ngoài cảnh vật giới mà hành, ích có mấy ai , mà tu từ chổ tâm linh thật tánh. bỡi vì một số Nhà thuyết pháp ngày nay cũng thuyết theo cái tâm lý du cầu của xa hội, chạy theo ngoài vật,và ngoại cảnh đê phu hộp cái mưu lợi của xã hội chúng sanh đang chay theo ngoài cảnh, còn một số thiện trí thức thì phải đánh mặc ra đi, vì họ nói lời chân thật không ai thích, chúng sanh ra số thích mọng tưởng, cũng như nầm mơ vậy, nếu là mơ, thì cũng có lúc phải tỉnh, vâng đời có mấy ai thích người ta đánh thức giất mơ của mình đâu, bời vì trong mơ đang diễn ra rất đệp. chỉ khổ cho các thiện trí thức khuyên giải bằng đủ mội cách, trong đó có Đức Thế Tôn, từ chánh đình mà ra, vì một đại sự nhân duyên.

Anh bạn, xin anh hãy nhìn kỹ xêm bài của anh đã post , so sánh với các giáo điều và thần thoại của môn giáo khác, có phải là như nhau không?, nếu không nói là hoàng toàn, cũng phải là 90%, vâng cái môn giáo này không ai xa lạ cả, vì muốn tôn trong người ta, cho nên không nói danh hiệu.

Một người tu hành sự thật, hoảng toàn dựa vào trung đạo mà hành, chứ không hành theo chuyện thần thoại. chuyện lịch sữ và thần thoại, nó chỉ được là điễm nương tựa thôi, chứ không thể hành theo được, trước khi hành, phải tham ngộ câu chuyện, sau đó mới kết được cái diệu lý của lịch sữ Phật học, chứ không cho phếp diễn theo thần thoại, vì nó không phải là thật tướng, vâng cái diệu lý của câu chuyện có thể là nghĩa chơn vô thường, vâng còn tùy thuộc câu chuyện, và còn tùy thuộc do ai diễn văn nữa, có sự liên cang rất lớn. vì nếu người diễn văn tả ý nghĩa trong kinh, mà chưa được tâm thông, khó có được diện đạt một cách thật tế nhu trung đạo vậy. vì thế 12 bộ tạn kinh là đủ cho các hành giả tham cứu rồi, có chi mà phải nhọc thân diễn ra nhiều thứ. trong 12 bộ tạn kinh, bất cứ kinh nào cũng thành Phật hết, nếu có không thành, la do tại mình mà thôi, chẳng phải do ỡ tại kinh điển.

Thưa anh Battinh, tất cả những gì như trên, chỉ vì muốn những chứng cho anh có cách nhìn xa hơn thôi, nếu Cường có lổi lầm gì, xin anh bỏ qua, và cái nào sài được thì sài, nếu không được thì bỏ nhé, vì Cường cũng không muốn khiến cho anh hiểu lầm và buồn, cám ơn anh nhiều lấm, cho cường ỡ đây nói dài dòng quá. xin thứ lổi.

Còn phần sau này là để cho các nhà thuyết pháp, và hành giả tham cứu.

Cường xin kể anh Battinh và cùng quý vị nghê chuyện này nhé.

Ỡ trên youtube có một vị sư thuyết giảng về phóng sanh cú mạng, thả cá, thả chim,v v,v. Sư ấy nói thế này, ( người ta đánh bắt, là việc người ta, mình chỉ làm việc từ bi của mình, không nên nãng lòng vì câu nói của người khác, do các người thả cá mới tạo thêm có người đánh bát, sau đó sư ấy nói là đáp án cuối cùng của Phật giáo, ai khôn thì nhờ,nếu dại thì chiệu.)

Vâng bây giờ muốn hổi vị sư này vài câu hổi?

Ỡ đâu mà có cầm thú?

Lý do thế nào có cầm thú?

làm thế nào sẽ được thăng bằng với số lượng dữa nhân loài và càm thú?

Loài người chiếm quả đất của cầm thú?

Hây là cầm thú chiếm quả đất của loài người?

Ai tạo nghiệp?

Ai trả quả?

Thiện , ác nghiệp do từ đâu đến?

Thế nào là hành thiện?

Thế nào là hành ác?

Tại sao mình ỡ phòng mấy lạnh và đi xe hơi? mà cầm thú không được cư sữ như thế?

Thế nào là bình đẳng?

Tại sao biếc giáo hóa nhân loài thương yêu nhau? mà cầm thú không được ai đến lập chùa trong rừng mà giáo hóa?, chỉ có một mình Đức Thế Tôn ỡ trong rừng mà giáo hóa cầm thú, theo như trong lịch sữ nói vậy. cái từ bi của nhà tu hành đi đâu hết rồi?, hãy lên tiến phát động toàn từ bi đi, để thiên hạ điều thấy rõ.

Há có ai muốn cho rằng là các câu hổi như trên là phi lý, vậy thì tham ngộ làm cho nó thành có lý và chánh lý đi, nếu nhà tu hành mà không làm được các câu hổi như trên mà được thăng bằng, như trung đạo, thì xin đừng há miệng nói Phật pháp nữa, vì chưa đủ phương tiện, theo lời của cầu của cổ Đức đã tuyên bố, để tránh tình trang sai lệch xóa đi cái chuyền thống chánh pháp của Cổ Đức.

Xin đừng hụy biện cho chính mình, và chạy theo ngoài giới nữa, hãy chỡ về tâm linh đi.

tại sao nó được gọi là cầm thú, mình không được gọi chính mình là cầm thú?

nhân loài khi hành thiện, quả là một nhân loài, vâng nếu khi hành ác có khác nào với cầm thú đâu?

đây là Cường chỉ lược sơ qua thôi, mà đã bao nhiêu câu hổi rồi, nếu còn lược ra thêm nữa, thế nào cũng á khẫu thôi.

Nhà Thuyết pháp muốn hóa độ chúng sanh tự phải có phương tiện, một khi chưa làm sáng tỏ các câu hổi như trên, thì đừng bao giờ cho là thiện hoạc ác. biệc đâu việc mình đang làm là việc ác còn chưa biếc.

Trước khi muốn làm việc gì, trước tiên phải hiểu rõ luật nhân quả, và đâu mối sanh tữ, nếu đã là hiểu hàm ý của đầu mối sanh tữ, thì không có cái việc phóng sanh, thả cá v.v.v. há càng phóng, thì càng sanh, vậy thì làm sao tam nghiệp có ngày thanh tịnh?, thay vì nên vãng sanh và sát sanh thì đúng hơn.

Bỡi vì sát sanh, tức là diệt trừ tâm sanh, vãng sanh, tức là hĩ xã, chính cái vãng sanh của nghiệp trước, tụ thành cái nghiệp của ngày nay. có dĩ vãng, mới có ngày nay. nếu trong dĩ vãng tôi không tạo nghiệp ác, thì ngày nay tôi không có là cầm thú. tốm lại cũng là do cái dĩ vãng mà ra.

Bỡi vì có tư tưởng trước, mới có hành động sau, cho nên nếu muốn sát sanh, thì phải sát trừ cái tư tưởng ác trước, chứ không phài là giết sinh vật. bời vì nếu mình không có tư tưởng giết hại động vật, thì thân sát của mình sẽ không hành động. hành động là do tư tưởng điều kiển, chứ không phải động tác điều kiển tư tưởng.

Thôi nói bấy nhiêu đó cũng đủ tư duy rồi, kính chúc tinh tấn.

Cường Nam AO SEN.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 07/07/12 00:42 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bài tôi viết đều có xuất xứ đàng hoàng trong kinh sách của Phật, chứ không phải là chuyện thần thoại của môn phái khác. Điều này chứng tỏ bạn không biết gì về Tịnh Độ mà vội đồng hóa pháp môn của Phật Thích Ca đã thuyết về cõi Cực Lạc của đức A Di Đà cho là giống như thần thoại của ngoại đạo.

Bạn càng viết nhiều thì càng lạc đề và không hiểu gì hết.

Đừng có dẫn dắt mọi người theo cách suy diễn của bạn không phải là chánh kiến. Coi chừng bị ban nick rồi lại van xin, khẩn cầu...

Tôi không thích thảo luận về những tư tưởng lệch lạc của bạn... Đừng nói nhiều nữa, hãy lo học giáo pháp của Phật và thực hành...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa anh battinh, vì Cường không hiểu rõ mới hổi anh. bỡi vì theo lời diễn ra cho thấy là như vậy.

Vâng cái Cực lạc của Phật Thích Ca hình như là ỡ tự tâm.

lịch sữ trong Kinh, thì có thể chẳng sai, vâng diễn giảng để hành, có thể có lẹch đi, vâng việc này Cường không giám có ý kiến gì hết, chí có bao giờ thấy sao, thì hổi vậy thôi.

Có thế nào chăng nữa Cường cũng cám ơn sự quang tâm của anh. vì Cường nghê anh đã nói vậy rồi thì không giám hổi thêm nữa, sỡ hiểu lầm sẽ phạm chúng sanh.

Cường Nam AO SEN.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 07/07/12 00:46 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đọc các bài viết của các DH tu Thiền trong chuyên mục Tịnh Độ này thì KC thấy các DH đang mắc bịnh Chấp Không Duy Lý Cực Đoan.

Các DH đang bị bịnh Chấp Lý cho nên chỉ nói theo Lý Tánh mà phế bỏ Sự Tướng.

Tâm thì Không Tướng mà nói Chỉ Tu Tâm thì sao lại còn cần dùng cái Thân Sanh Diệt làm phương tiện tu hành?

Nói người Tu Tịnh Độ là Chấp Tướng mà quên là Tham Thiền cũng là nương nơi Tướng.

Đề Khởi Nghi Tình chẳng phải là Tâm Tướng Dấy Động hay sao?

Chấp thì sẽ thành Bịnh thời Phật chẳng hề có Tu Thoại Đầu, Tham Công Án, Đề Khởi Nghi Tình gì cả.

23 vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ cũng chẳng dạy Tu Thoại Đầu, Tham Công Án, Đề Khởi Nghi Tình gì cả.

Ngay cả cho đến Đức Lục Tổ cũng chẳng có Tu Thoại Đầu, Tham Công Án, Đề Khởi Nghi Tình gì cả chỉ là sau này các Tổ Thiền Tông mới dùng phương tiện để giáo hóa.

Người Tham Thoại Đầu nói người tu Tịnh Độ là còn dùng phương tiện còn Tham Thiền mới là cứu cánh nhưng xét lại Đề Khởi Nghi Tình cũng là phương tiện cũng như các phương tiện khác chỉ là cách dùng có khác.

Người Tham Thoại Đầu nói Đức Phật lúc nơi cội Bồ Đề đâu có Niệm Phật hay Trì Chú gì.

Bây giờ xét lại thì Đức Phật lúc nơi cội Bồ Đề cũng đâu có tu Thoại Đầu Đề Khởi Nghi Tình gì.

Bình thường nói Thiền Lý rất hay nhưng lúc mà đối cảnh thì có Làm Chủ được hay không?

Còn lúc thân này tan hoại thần thức hôn mê thì có Làm Chủ được hay không?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa Kim Cang .
Kim Cang nói rất đúng như sao.
Nói người Tu Tịnh Độ là Chấp Tướng mà quên là Tham Thiền cũng là Nương Nơi Tướng.

Đề Khởi Nghi Tình chẳng phải là Tâm Tướng Dấy Động hay sao?
Phải chỉ được tham nơi tướng mà lìa tướng sanh nghĩa trung đạo, thì tốt biếc mấy.

nếu không nghi tịnh, ai mà có phân biệt ra trung đạo? phân biệt cũng chẳng tác ý, chỉ ra cái đạo thôi.

ngũ ấm để sanh nghĩa trung đạo, nếu ngũ ấm chấp nghi tịnh cho là động, thì thành vô minh, nếu ngũ ấm khỡi nghi tịnh sanh nghĩa trung đạo, và chẳng tác ý, thì là lìa mê lìa giác.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

nếu không nghi tịnh, ai mà có phân biệt ra trung đạo? phân biệt cũng chẳng tác ý, chỉ ra cái đạo thôi.
Có Cái Gọi Là Đạo như vậy Đạo Là Cái Đối Tượng Bị Biết tức là Pháp Đối Đãi Sanh Diệt.
thì là lìa mê lìa giác.
Có Lìa Tức Là Có Đối Tượng để Lìa như vậy thì cũng là còn trong Đối Đãi Có Không.

Mê Giác chẳng ngoài Tâm như vậy làm sao mà Lìa Mê Lìa Giác?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Có Lìa Tức Là Có Đối Tượng để Lìa như vậy thì cũng là còn trong Đối Đãi Có Không.
ngoại đạo nói lìa là dùng Đối Tượng để tõ Lìa. cái pháp của Lục Tổ dạy lài, là tự vốn thanh tịnh, tức đã lìa mê lìa giác rồi, cho nên khác với ngoại đạo là vậy.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

ngoại đạo nói lìa là dùng Đối Tượng để tõ Lìa. cái pháp của Lục Tổ dạy lài, là tự vốn thanh tịnh, tức đã lìa mê lìa giác rồi, cho nên khác với ngoại đạo là vậy.

Cường Nam AO SEN.
Tự Tánh Vốn Thanh Tịnh sao lại bị Phiền Não Che Mờ?

Tự Tánh Vốn Thanh Tịnh sao lại còn phải tu hành?

Như còn phải Tu Hành tức là Có Dụng Công Nơi Tướng rồi.

Như chẳng cần phải tu hành thì lẽ ra hiện là Phật Chánh Đẳng Chánh Giác.

Như vậy chẳng phải là còn có Đối Đãi đó là Tánh Thanh Tịnh và Phiền Não Nhiễm Ô hay sao?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Tự Tánh Vốn Thanh Tịnh sao lại bị Phiền Não Che Mờ?

Tự Tánh Vốn Thanh Tịnh sao lại còn phải tu hành?
Thấy thế nào là phiền Não Mỡ? phải chăng do tự tâm sanh khỡi chăng? sao ngươi không tự thấy tự biếc?

Tôi tu, hoạc không tu đâu làm chướng niệm ngươi, sao ngươi không tự thấy tự biếc lại hổi tôi tu hây không tu, thanh tịnh hây không thanh tịnh.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giải Nghi (Tịnh Độ)

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thấy thế nào là phiền Não Mỡ? phải chăng do tự tâm sanh khỡi chăng? sao ngươi không tự thấy tự biếc?

Tôi tu, hoạc không tu đâu làm chướng niệm ngươi, sao ngươi không tự thấy tự biếc lại hổi tôi tu hây không tu, thanh tịnh hây không thanh tịnh.

Cường Nam AO SEN.
Tự Tánh Vốn Thanh Tịnh mà nói Tu Hành thì là Hư Vọng.

Còn Như Không Tu Hành lại còn Thấy Có Ta Người Chấp Có Không như vậy trước giờ những Thiền Lý Kia đều chỉ là Lời Rỗng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách