Vãng sanh lễ tán kệ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ngài Vô Não giết 999 người mà Phật còn có thể độ cho chứng được Thánh Quả A La Hán nói chi bà già kia đâu có tạo nghiệp ác như vậy.

Tập Quán Nghiệp khó bỏ đến chứng Quả Thánh A La Hán mà vẫn còn Tập Quán Nghiệp nói chi là Phàm Phu.

Bà già Niệm Phật dù còn Tham Sân Si vẫn còn hơn người phàm phu tu 10 Thiện mà không biết danh hiệu Phật A Di Đà trăm ngàn ức lần.
"Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó".
Niệm Phật chính là vô lượng thiện căn phước đức.

Hủy Báng người tu 10 thiện còn bị đọa địa ngục nói chi là hủy báng người tu hạnh Bồ Tát.

Ngài Đề Bà Đạt Đa tiền thân ở nơi Đức Phật Bảo Tạng phát nguyện đời đời theo Phật Thích Ca Mâu Ni làm nghịch hạnh thiện tri thức.

Ngài Đề Bà Đạt Đa là Đại Bồ Tát Đẳng Giác thị hiện nghịch hạnh trợ hóa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứ không phải là phàm phu tạo nghiệp.

Lo Nói Lỗi Người Chẳng Tự Xét Lấy Mình chỉ sợ lúc lâm chung thần thức mê muội đọa lạc không biết đường đi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

kimcang đã viết:Ngài Vô Não giết 999 người mà Phật còn có thể độ cho chứng được Thánh Quả A La Hán nói chi bà già kia đâu có tạo nghiệp ác như vậy.
ĐH Kimcang so sánh 2 trường hợp này là khập khiễng lắm. Ngài Vô Não giết người không phải do tâm ác mà là vì bị ông thầy ngoại đạo lừa gạt. Nhưng khi được Phật giáo hoá, Ngài đã rất hối hận, dũng cảm chấp nhận trả quả báo, quyết tâm tu hành theo chánh pháp, thực hành lời Phật dạy tinh tấn quyết liệt chứ tuyệt đối không dựa vào tha lực, vào thần thông của Phật. Còn bà già kia dù được gặp Phật pháp, tụng kinh niệm Phật nhưng đâu có chịu tu tâm sửa tính thực hành theo lời Phật dạy. Bả tụng kinh niệm Phật không phải vì kính ngưỡng giáo pháp, không phải vì lòng thương yêu con người, không phải vì thực tâm hối cải sửa lỗi lầm, mà chỉ vì muốn cá nhân mình được sung sướng sau khi chết. Đó thực chất là tâm ích kỷ, dựa dẫm, tham lam, mê tín, hay nói cách khác là tâm lý "ăn gian"- không muốn vất vả tu tập mà lại muốn hưởng sung sướng an lạc. Điều này hoàn toàn trái với luật nhân quả công bằng, trái với tinh thần tự giác của Đạo Phật, chẳng khác gì ngoại đạo: cứ khủng bố giết người đi, nhưng nếu các con tin vào Thượng Đế , cầu nguyện Ngài thì sẽ được Ngài tiếp độ lên thiên đàng mà hưởng lạc! =D> =D> =D>
Sửa lần cuối bởi haizen vào ngày 16/12/12 18:40 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

haizen đã viết
Còn bà già kia dù dạydược gặp Phật pháp, tụng kinh niệm Phật nhưng đâu có chịu tu tâm sửa tính thực hành theo lời Phật dạy. Bả tụng kinh niệm Phật không phải vì tôn kính giáo pháp, không phải vì lòng thương yêu con người, không phải vì thực tâm hối cải sửa lỗi lầm, mà chỉ vì muốn cá nhân mình được sung sướng sau khi chết. Đó thực chất là tâm ích kỷ, dựa dẫm, tham lam, mê tín, hay nói cách khác là tâm lý "ăn gian"- không muốn vất vả tu tập mà lại muốn hưởng sung sướng an lạc. Điều này hoàn toàn trái với luật nhân quả công bằng, trái với tinh thần tự giác của Đạo Phật,
Điều này là tự ý haizen nghĩ ra, viết ra mà thôi.
Trong Tịnh độ không có ai cố ý làm ác mà được vãng sanh cả.
Người làm ác mà được vãng sanh là người có tâm hối cải, quay đầu hướng thiện, những cũng chỉ được ở miền biên địa để tu hành mà thôi. Nếu người ấy có tinh tiến mới chính thức được sanh vào Tịnh độ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH Haizen chưa được Nhất Thiết Trí Trí làm sao biết căn cơ của chúng sanh như thế nào?

Bậc Thánh A La Hán còn chưa biết được rõ ràng nhân duyên nghiệp báo của chúng sanh.

Nói trái nhân quả thì cái nghiệp giết 999 người của Ngài Vô Não so với cái nghiệp của bà già mà dh nói thì nghiệp nào nặng hơn?

Tiền thân Ngài Xá Lợi Phất tu chứng tu thiền được 5 thần thông còn tiền thân của Đức Phật lúc đó là một con rệp mà ngày nay Đức Phật là Đấng Pháp Vương còn Ngài Xá Lợi Phất lại làm đệ tử.

Người có ác tâm chặc cây chiên đàn vẫn dính mùi hương, người còn Tham Sân Si Niệm Phật vẫn được gieo trồng nhân duyên giải thoát.

Lúc mạng chung trong cảnh trung ấm nhờ nhân duyên Niệm Phật vẫn có thể vãng sanh.

Thế Gian Xuất Thế Gian có 10 Việc Không Thể Nghĩ Lường vượt ngoài sự hiểu biết của Phàm Phu và Bậc Thánh A La Hán Duyên Giác thì Phật Pháp Lực là sâu xa nhất.

Người còn Tham Sân Si Niệm Phật được Vãng Sanh chính là nhờ Phật Pháp Lực đây là việc Phàm Phu và Bậc Thánh A La Hán Duyên Giác không thể suy lường.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chúc mừng bác Kim Cang khôi phục nội lực, tái xuất giang hồ! tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

binh đã viết:Trong Tịnh độ không có ai cố ý làm ác mà được vãng sanh cả.
Đúng rồi, đó cũng là điều tôi muốn nói. Bà già kia dù gặp được giáo pháp của Phật mà không chịu tu tâm sửa tánh, hối cải lỗi lầm, tức là cố ý làm ác, nên cũng chưa thể vãng sinh được.
kimcang đã viết:Nói trái nhân quả thì cái nghiệp giết 999 người của Ngài Vô Não so với cái nghiệp của bà già mà dh nói thì nghiệp nào nặng hơn?
Ngài Vô Não nghiệp có thể nặng hơn, nhưng quan trọng là Ngài thực tâm hối cải, dũng cảm chấp nhận trả nghiệp, quyết tâm tu tập theo chánh pháp, còn bà già kia đâu được như vậy mà so sánh. Đường đi dài ngắn không quan trọng, đường xa mà chịu đi thì sẽ đến, ở gần mà không chịu đi ỷ lại hy vọng có người bưng mình đi thì cũng không thể đến đích được. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật nhân quả.

.
kimcang đã viết:Người còn Tham Sân Si Niệm Phật được Vãng Sanh chính là nhờ Phật Pháp Lực đây là việc Phàm Phu và Bậc Thánh A La Hán Duyên Giác không thể suy lường.
Câu này là câu mà ngoại đạo họ cũng hay nói vậy: "Thần lực và việc làm của Thượng Đế là việc mà con người không thể suy lường. Nên khủng bố và tiến hành Thánh chiến vẫn là mật ý của Thượng đế, các con chiên dù lỗi lầm nhưng chỉ cần có đức tin và cầu nguyện vẫn được Ngài tiếp độ lên thiên đàng, vính viễn hưởng lạc"
ĐH chưa đọc kỹ cmt trước của tôi. Đạo Phật khác hẳn các tôn giáo mặc khải khác ở tính tự giác, công bằng, không dựa vào thần quyền. Tôi xin phép được nhắc lại:
haizen đã viết: Cho nên nêú ĐH cho rằng bà già đó hễ vãng sinh là sẽ trở thành người lương thiện tinh tấn tu hành thì chắc đó phải là một phép lạ của cõi Cực Lạc do thần thông của Đức A Di Đà tạo nên chăng? Nhưng, nếu được như vậy thì Chư Phật chỉ cần dùng thần thông hốt hết chúng sinh lên cõi Cực Lạc là xong, đâu còn phải thốt lên rằng:

“Tự mình điều ác làm

Tự mình làm nhiễm ô

Tự mình ác không làm

Tự mình làm thanh tịnh

Tịnh không tịnh tự mình,

Không ai thanh tịnh ai
.” (Kinh Pháp Cú)


Đức Phật chỉ là người chỉ đường còn đi hay không là tự chính mình, như người uống nước nóng lạnh tự biết, sự tu tập cũng vậy, không ai tu tập thay cho mình, cũng không ai hộ trì cho mình được. Nên dù xung quanh toàn Bồ tát, các Ngài cũng không thể đảm bảo sẽ cảm hoá giáo dục bả thành công được, trừ khi chính bả phải thực tâm và quyết tâm sửa mình. Trên thế gian này, những người "miệng nam mô bụng một bồ thuốc súng" như bả nhiều lắm, mà những người "máu tu ăn gian" như vậy đều được vãng sinh hết thì không ai dám chắc họ sẽ không tiếp tục quậy vì những tập khí cũ đâu phải dễ dàng gột bỏ ngay được, như thế thì cõi Cực Lạc có còn là "thuần vui", là "an lạc" nữa không? Và khi đó dưới trần gian người ta cứ tha hồ làm ác mà chẳng có chút kiêng dè vì chỉ cần tụng kinh niệm Phật là yên tâm, đã có ô dù của Phật A Di Đà che chở rồi thì cần gì phải vất vả tu tâm sửa tính, bỏ ác tạo phúc làm chi cho mệt!!! ;) ;) ;)
haizen đã viết:Chư Phật không muốn và cũng không thể dùng thần thông khiến chúng sinh giác ngộ được. Đề Bà Đạt Đa xuất gia được ở thân cận với Phật Thích Ca và Thánh chúng mà còn nổi tâm tà thì chắc chắn nếu được vãng sinh ở cùng với chư Thánh trên cõi Cực Lạc, ông ta cũng sẽ "nguyễn y vân" mà thôi! baibaibai
Tôi nói ra trường hợp của Đề Bà Đat Đa vì đây là một biểu tượng của sự chống đối Phật thời Ngài còn tại thế, để cho thấy dù có được môi trường tu tập lý tưởng mà không thực tâm tu thì kết cục chỉ là đoạ lạc. Dù nghịch hạnh đó xuất phát từ một tâm đại bi, nhưng vị Bồ tát nghịch hạnh về phương diện nào đấy vẫn bị tổn phước (và các Ngài can đảm chấp nhận), trên hiện tướng hành vi nghịch hạnh vẫn phải chịu một quả báo tương ứng. Bù đắp cho một nghịch hạnh kinh khủng này, Bồ tát phải tích luỹ vô vàn công đức ở nơi khác. Nhưng ngoài trường hợp của Đề Bà Đạt Đa, còn có rất nhiều tỳ kheo khác cũng đòi ly khai khỏi tăng đoàn của Phật cơ mà.

kimcang đã viết:Niệm Phật chính là vô lượng thiện căn phước đức.

Đức là cái tốt của tự tâm, Phước là những ích lợi đem đến cho người. Bà già mồm niệm Phật như một cái máy mà tâm tham sân si không chịu sửa chữa thì xin hỏi Đức nào được huân tập? Lợi ích nào đem đến cho người đây?

Niệm Phật chỉ đem đến vô lượng phước đức chỉ khi nào con người thực tâm tu sửa lỗi lầm, nhất tâm niệm Phật, tức là tưởng nhớ ân đức và công hạnh của Chư Phật một cách miên mật với lòng thiết tha tôn kính, phải nguyện hiện thực hoá lòng tôn kính Phật bằng việc tự mình thực hành lời Phật dạy: từ bỏ điều xấu ác, gắng tu nghiệp thiện lành, thương người giúp người, tu thiền tập định tự thanh tịnh tâm ý, vô ngã vị tha...Đó mới là người biết niệm Phật đúng đắn và thực chất nhất. Người nào niệm Phật như vậy thì không những được Chư Phật mến yêu, mà tất cả chúng sinh đều sẽ cảm thấy an lạc khi ở gần với họ. kinhle kinhle kinhle

kimcang đã viết:Bà già Niệm Phật dù còn Tham Sân Si vẫn còn hơn người phàm phu tu 10 Thiện mà không biết danh hiệu Phật A Di Đà trăm ngàn ức lần.
Điều này tôi không tranh luận, chỉ xin ĐH Kimcang kiên nhẫn đọc lại kinh Kalama để phân định xem cái gì là thực chất, cái gì là giả mạo; Cái gì là thực tế, cái gì là truyền thuyết; Cái gì đem lại đạo đức cho bản thân và lợi ích thiết thực cho nhân loại, cái gì là cực đoan ảo tưởng phi nhân quả; Cái gì mà người trí ca ngợi, cái gì mà người tham lam ích kỷ dựa dẫm vào; Cái gì là tinh tuý đặc trưng của Đạo Phật, cái gì mà na ná như quan điểm của ngoại đạo?

Kinh Kalama


Tôi nghe như vầy, một hôm nọ Đức Thế Tôn và đại chúng Tỳ-kheo du hành đến thị trấn Kê-sa-pu-ta của sắc dân Ka-la-ma thuộc nước Kô-sa-la. Hôm ấy dân chúng cung kính quây quần bên Đức Phật. Có người thành kính vấn an sức khỏe. Có người cung kính đảnh lễ. Có người lễ phép khoanh tay. Và có người lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn tôn nhan của Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo. Rồi vài người trong số họ bắt đầu thưa chuyện:

- Bạch đức Thế Tôn ! Có một số Sa-môn, Bà-la-môn đi đến Kê-sa-pu-ta này truyền đạo, vị nào cũng hết lời tán thán, khuyến dụ người khác theo đạo của mình, đồng thời họ không tiếc lời chê bai, phê phán, khinh miệt lời dạy và đạo của vị khác. Sự việc này làm chúng con phân vân: Vị nào tuyên bố sự thật? Đạo nào là chân lý? Vị nào tuyên bố sai sự thật? Đạo nào không phù hợp chân lý? Chúng con nên theo ai và phụng sự đạo nào ?

Đức Phật ôn tồn dạy bảo:

- Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.

Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.

- Này các vị hãy nghĩ xem, khi lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng… đã được vứt khỏi nội tâm con người, thì con người sẽ được hạnh phúc hay bất hạnh?

Dân chúng Ka-la-ma trả lời:

- Bạch Thế Tôn, người ấy sẽ sống hạnh phúc.

Đức Phật dạy tiếp:

- Này các thiện nam tín nữ, đúng vậy. Vì khi họ không còn lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng chi phối, chinh phục, họ sẽ không khởi lên ý nghĩ hay hành động bức hại sinh linh, lấy của không cho, quan hệ tình cảm bất chính, nói láo, uống rượu, cũng như họ không còn khích lệ người khác làm những điều xấu ác trên. Như Lai tuyên bố sự xa rời ấy giúp cho con người sống hạnh phúc, an lạc lâu dài.

- Này các thiện nam tín nữ, xa lìa tham, sân, si và các pháp nhiễm ô là thiện hay ác, là có phước hay tội, có được người trí tán thán hay không ?

- Bạch Thế Tôn, theo chúng con hiểu, đó là khuynh hướng thiện ích, là việc làm phước báu, bậc trí sẽ tán thán và người làm được như vậy sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Đức Phật tán thán:

- Lành thay, lành thay, hỡi dân tộc Ka-la-ma như mười đức tin nền tảng mà Như Lai vừa giảng dạy cũng như những điều vừa thảo luận: Chỉ khi nào quý vị suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức xác đáng điều gì là chân chính, lợi ích cho mình và người khác rồi hãy đem lòng tin tưởng và làm theo. Đó là tiêu chuẩn của đức tin chân chánh, các vị nên học hỏi.

Khi nghe Đức Phật phân tích, khai thị về đức tin chân chánh, bất động, dân tộc Ka-la-ma vô cùng thán phục, cung kính đảnh lễ Đức Phật và phát nguyện trở thành các Phật tử tại gia, tinh cần phụng sự Tam Bảo và vâng giữ năm nguyên tắc đạo đức.


Điều cuối cùng tôi muốn trao đổi với quý đạo hữu là : câu niệm Danh hiệu Phật A Di Đà: "Nam mô A Di Đà Phật" chỉ có hiệu lực khi Ngài đã thành Phật. Do đó Chư Phật trước Ngài không dạy câu này, bản thân Ngài thành đạo cũng không nhờ câu này, hiện tại trên cõi Cực lạc Ngài chắc cũng không niệm Hồng danh của chính mình rồi. Chư Phật mười phương đều bình đẳng và viên mãn trên mọi phương diện, không có Phật nào cao hơn Phật nào. Điều tôi nói ra nếu có gì sai trái thì xin thành tâm sám hối trước Chư Phật và quý đạo hữu từ bi chỉ dạy. NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO! kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi haizen vào ngày 31/10/13 19:27 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Haizen đã viết
hiện tại trên cõi Cực lạc Ngài chắc cũng không niệm Hồng danh của chính mình rồi.


Haizen không biết chữ A Di Đà có nghĩa là "Vô Lượng Quang" và "Vô Lượng Thọ"
Vô Lượng Quang có nghĩa là không gian vô cùng.
Vô Lượng Thọ có nghĩa là thời gian vô tận.
Gộp cả hai nghĩa này thì chữ A Di Đà có nghĩa là "Pháp giới", là "Thanh Tịnh Pháp Thân", là "Niết Bàn", là "Phật".

Chư Phật không có khởi niệm, tức "Vô niệm". Mà "Vô niệm" tức "Niết bàn".
Tức là chư Phật thường trụ ở Niết Bàn. Mà Niết Bàn thì vĩnh cửu (Vô Lượng Thọ).
Cho nên nói chư Phật "Vô niệm" tức là niệm "Niết Bàn", tức là niệm "A Di Đà".
Chư Phật mười phương đều bình đẳng và viên mãn trên mọi phương diện, không có Phật nào cao hơn Phật nào.
Rất đúng. Có điều Haizen chưa biết là "Tất cả Phật chỉ là một". vì sao ? vì "Phật tức là Thanh Tịnh Pháp Thân" mà "Thanh Tịnh Pháp Thân" tức là "Pháp giới tánh", cho nên chỉ là một.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

Đồng ý với ĐH binh (Chỉ trừ ý này: ĐH viết "Vô Niệm" là "Niết Bàn" thì còn được, nhưng câu sau lại nói "Vô Niệm" là niệm "Niết Bàn", tức niệm "A Di Đà" thì vừa không logic vừa không đúng với giáo pháp). Hàng ngày tôi vẫn niệm Phật A Di Đà như là biểu tượng của Chư Phật quá khứ, niệm Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật như là biểu tượng của Chư Phật thời hiện tại, niệm Đương lai Hạ sinh Di Lặc Tôn Phật như là biểu tượng của Chư Phật tương lai, với tâm nguyện sẽ là "cánh tay nối dài của Chư Phật". Mỗi mỗi suy nghĩ, lời nói, hành động đều phải noi theo Chư Phật, đem lại lợi ích cho chúng sinh, thể hiện theo tứ tâm vô lượng Từ-Bi-Hỷ-Xả của Chư Phật. Chúng ta hãy quyết tâm khi mình đi đến đâu thì nơi đó sẽ được hưởng một phần sự an lạc của Tịnh độ, biến cõi Ta bà phiền trược này trở thành một cõi "tiền Tịnh độ" tràn đầy tình thương và chánh pháp . tangbong :x tangbong


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! kinhle
NAM BÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT! kinhle
NAM MÔ ĐƯƠNG LAI HẠ SINH ĐẠI TỪ DI LẶC TÔN PHẬT! kinhle
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO! kinhle
Sửa lần cuối bởi haizen vào ngày 27/10/13 18:42 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Huệ hải nói :"Vô niệm" tức là niệm chánh.
Mà niệm chánh tức niệm "Tánh không", mà "Tánh không" tức là "Niết Bàn"
Cho nên nói "Vô niệm" tức là niệm "Niết Bàn" (hay niệm A Di Đà) cũng không sai.

Haizen đã viết
Chúng ta hãy quyết tâm khi mình đi đến đâu thì nơi đó sẽ được hưởng một phần sự an lạc của Tịnh độ, biến cõi Ta bà phiền trược này trở thành một cõi "tiền Tịnh độ" tràn đầy tình thương và chánh pháp .


Nam mô A Di Đà Phật. Đúng là tâm Bồ tát. tangbong tangbong tangbong
Cung kính ! cung kính ! kinhle kinhle kinhle


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Lý luận rỗng không dù nói cao siêu mấy khi thân tứ đại tan ra thì thần thức hôn mê không biết đường đi.

Kinh nói:
Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Ðức Phật kia cũng ngợi khen công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế nầy:

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc rất khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta Bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này.

Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó!
Tu Hành là thật tế không phải lý luận trên danh từ.

Bà già kia còn Tham Sân Si mà vẫn có thế Niệm Phật tức là đã gieo trồng nhân duyên Thành Phật.

Bà già kia còn Tham Sân Si lúc đang Niệm Phật là ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp thiện.

Bà già đó vẫn có thể lúc lâm chung do nhân duyên Niệm Phật mà được vãng sanh.

Thời Phật có chuyên một say rượu chạy lạc vào tịnh xá kỳ hoàn thì Đức Phật dạy cạo tóc đắp y truyền giới tỳ kheo cho ông ta. Ông ta tỉnh rượu rồi thì bỏ chạy.

Các vị tỳ kheo thấy vậy thì nghi mới hỏi ông say rượu đâu có biết gì mà Phật truyền giới tỳ kheo. Đức Phật nói do nhân duyên này mà đời sau ông ta sẽ được xuất gia trong chánh pháp của Đức Phật đời vị lai.

Căn lành thành đạo của chúng sanh chỉ có Phật mới biết được rõ ràng cùng tận dù là Bậc A La Hán Duyên Giác vẫn không biết được rõ ràng.

Thời Phật Ngài Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất trong hàng Thanh Văn mà còn không thấy được nhân duyên thành đạo của người khác.

Ngài Vô Não giết 999 người tạo ác nghiệp cực trọng lẽ ra phải đọa địa ngục mà nhờ nhân duyên gặp Phật tu hành mà chứng quả Thánh A La Hán.

Bà già kia còn chưa tạo nghiệp cực ác như vậy thì vẫn có thể trong lúc lâm lúc nhờ Sức Niệm Phật mà Vãng Sanh.

Một đóm lửa nhỏ đầu cây nhang có thể đốt cháy núi cỏ khô.

Một chút thiện căn nơi Phật Pháp vẫn có thể tiêu hoại vô lượng ác nghiệp lúc lâm chung.

Như nói Trái Nhân Quả vậy thì Ngài Vô Não Chứng A La Hán dứt sanh tử 3 cõi thì Ngài trả cái nghiệp giết 999 người kia như thế nào?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
conbohai
Bài viết: 18
Ngày: 21/01/14 19:22
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi conbohai »

Tôi có đọc được một đoạn đối thoại ngắn trong tác phẩm Bác Hai Như Sanh với tiêu đề là " Niệm Phật Sao Cho Được Hạnh Phúc Hiện Tại" rất ý vị như sau:

" Một anh bạn đạo đến hỏi:
- Niệm Phật sao cho được hạnh phúc hiện tại, anh Hai?
Bác Hai đáp:
- Anh niệm Phật phải cầu Phật hóa tính tình mình, phải thể hiện lòng Từ- Bi- Hỷ- Xả của Chư Phật để lòng mình nương theo đó mà được thanh tịnh, và ứng dụng tinh thần từ bi hỷ xả ấy vào trong cuộc sống đem lại lợi ích thiết thực cho mình cho người thì sẽ được hạnh phúc ngay bây giờ đây, chứ không phải đợi về đến nhà mới hạnh phúc, hay phải đợi khi vãng sinh mới thấy hạnh phúc."

Nam Mô A Di Đà Phật! kinhle kinhle kinhle
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle kinhle kinhle


karma
Bài viết: 70
Ngày: 06/01/14 18:55
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: karma

Re: Vãng sanh lễ tán kệ

Bài viết chưa xem gửi bởi karma »

haizen đã viết:Đức là cái tốt của tự tâm, Phước là những ích lợi đem đến cho người. Bà già mồm niệm Phật như một cái máy mà tâm tham sân si không chịu sửa chữa thì xin hỏi Đức nào được huân tập? Lợi ích nào đem đến cho người đây?

Niệm Phật chỉ đem đến vô lượng phước đức chỉ khi nào con người thực tâm tu sửa lỗi lầm, nhất tâm niệm Phật, tức là tưởng nhớ ân đức và công hạnh của Chư Phật một cách miên mật với lòng thiết tha tôn kính, phải nguyện hiện thực hoá lòng tôn kính Phật bằng việc tự mình thực hành lời Phật dạy: từ bỏ điều xấu ác, gắng tu nghiệp thiện lành, thương người giúp người, tu thiền tập định tự thanh tịnh tâm ý, vô ngã vị tha...Đó mới là người biết niệm Phật đúng đắn và thực chất nhất. Người nào niệm Phật như vậy thì không những được Chư Phật mến yêu, mà tất cả chúng sinh đều sẽ cảm thấy an lạc khi ở gần với họ.
conbohai đã viết:Anh niệm Phật phải cầu Phật hóa tính tình mình, phải thể hiện lòng Từ- Bi- Hỷ- Xả của Chư Phật để lòng mình nương theo đó mà được thanh tịnh, và ứng dụng tinh thần từ bi hỷ xả ấy vào trong cuộc sống đem lại lợi ích thiết thực cho mình cho người thì sẽ được hạnh phúc ngay bây giờ đây, chứ không phải đợi về đến nhà mới hạnh phúc, hay phải đợi khi vãng sinh mới thấy hạnh phúc
Nam Mô A Di Đà Phật! Đúng rồi, đây chính là phương pháp niệm Phật dung hợp cả PHÁP MÔN TỊNH ĐỘPHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY! Niệm Phật như vậy thì bản thân người niệm được hạnh phúc hoan hỷ, chúng sinh đều hoan hỷ, Chư Phật cũng hoan hỷ, chắc chắn sẽ được vãng sinh và an lạc giải thoát, rất đúng với "tiêu chuẩn của đức tin chân chánh" mà Thế Tôn đã tuyên giảng trong Kinh Kalama. :x Còn giả sử nếu được vãng sinh nhưng mồm chỉ niệm danh hiệu Phật mà Tâm và Thân không "niệm Phật" như vậy thì cũng không thể đạt được an lạc thực sự được. ./..,.,

Lành thay! Lành thay! kinhle kinhle kinhle


"Tự Mình, Điều Ác Làm
Tự Mình Làm Nhiễm Ô,
Tự Mình Ác Không Làm
Tự Mình Làm Thanh Tịnh.
Tịnh, Không Tịnh Tự Mình,
Không Ai Thanh Tịnh Ai !
"
( Kinh Pháp Cú )
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách