Song tu : Pháp môn Quán Thế Chí

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Song tu : Pháp môn Quán Thế Chí

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÁP MÔN “QUÁN - THẾ CHÍ ”

Thường thường những người tu Tịnh độ hay thờ bức tranh “Tam Thánh” gồm có Đức Phật A Di Đà ở giữa, có Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí đứng hầu hai bên. Ý nghĩa bức tranh đó như thế nào ?

Đức Phật A Di Đà tức quả giác tối thượng, là vị Phật đại từ bi cứu vớt chúng sanh.
Bồ tát Quán Thế Âm bên tả, tượng trưng cho Từ bi.
Bồ tát Đại Thế Chí bên hữu tượng trưng cho năng lực cứu vớt.

Bồ tát Quán Thế Âm chuyên về quán tánh nghe (Thiền quán)
Bồ tát Đại Thế Chí chuyên về niệm Phật (Tịnh tông)

Đây cũng là một ý ngầm : Kết hợp Hai pháp môn Quán âm và niệm Phật sẽ đưa đến quả giác (Đức Phật A Di Đà).

Để thực hành cùng lúc hai pháp môn này, ta lần lượt xem xét phương pháp tu hành của các vị.

Bồ tát Quán Thế Âm dạy :

1/ Sơ văn trung,nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch
Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn Trần-tướng vẳng-lặng
Ở đây là bảo xoay vào tự tánh, nghe lại cái tánh nghe nơi mình, nếu thuần chuyên thì tướng sở văn bên ngoài không còn làm cho tâm mình khởi vọng nữa, quên đi được sở văn, do vậy tướng động đã không còn khởi phân biệt, mà ngay cả tướng tĩnh cũng không sanh, bởi động là đối với tĩnh, tĩnh là đối với động. Con ếch kêu thì khởi tâm nghe, con ếch hết kêu thì tâm lại không nghe. Đó là bị tướng sở văn động tĩnh quấy nhiễu bởi vì đem cái tâm hư vọng hướng ra ngoài để chấp lấy cảnh trần, nên tâm sanh diệt lien theo cảnh trần mà sanh diệt. Nay chịu tinh chuyên xoay về tự tánh chỉ một bề nghe tự tánh mà không nghe bất kỳ một tiếng nào khác ở bên ngoài, do vậy mà cảnh ngoài không chi phối, ếch có kêu, có không kêu thì không còn ảnh hưởng cái tâm nầy nữa, không còn khởi vọng lên xuống theo tiếng kêu nữa.
(Thánh Tri)

2/. Động tỉnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh
hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh

3/.Như thị tiệm văn. Văn - Sở Văn, tận.Tận văn bất trụ
Cứ như thế mà nghe, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết. Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, nghe mãi chẳng ngừng.

4/.Giác, sở giác không. Không giác tịch nhiên
thì năng-giác, sở-giác, đều không. Không-giác tột bậc viên-mãn,

5/.Không ,sở không diệt.
các tướng năng-không, sở-không đều diệt

6/.Sanh diệt ký diệt ,tịch diệt hiện tiền
Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền.

Bồ tát Đại Thế Chí

Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu pháp môn Tịnh Độ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng:
Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, danh hiệu là Vô Lượng Quang. Trong một kiếp có mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật, vị thành Phật sau cùng danh hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đức Phật kia chỉ dạy con pháp Niệm Phật Tam Muội. Thí như có hai người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế, nếu có gặp nhau cũng như không gặp, dầu có thấy nhau cũng như không thấy. Nếu hai người đều tưởng nhớ nhau, cả hai người càng nhớ càng khắc sâu trong lòng. Như thế từ đời này cho đến đời khác, như hình với bóng, không cách xa nhau.
Mười phương Như Lai, thương nhớ chúng sanh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, tuy mẹ tưởng nhớ chẳng có ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp không cách xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ. Như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm. Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn. Nay ở cõi Ta Bà này, rộng độ những người niệm Phật, vãng sanh về Tịnh Độ. Phật hỏi về chứng đắc viên thông, con không lựa chọn, Con thu nhiếp tất cả sáu căn không vọng niệm. Do chánh niệm tương tục mà được Tam-ma-đề. Đối với con đấy là pháp môn thù thắng nhất.


Muốn thực hành cùng lúc cả 2 pháp môn, phải tập từ từ.
Trước hết tập ngồi thiền, lắng nghe cái tánh nghe.
Sau đó tập niệm Phật lớn tiếng, để hết tâm trí vào danh hiệu Phật.
2 việc này một làm buổi sáng, một làm buổi chiều.
Sau khi tánh nghe thông rồi mới có thể vừa thiền vừa niệm Phật.

Khi bắt đầu thực hành cả hai thứ,
Đầu tiên niệm Phật lớn tiếng trước, chú tâm vào danh hiệu Phật, giữ cho tâm tĩnh lặng, không nghĩ điều gì khác.
Sau đó vừa niệm Phật, vừa lắng nghe tiếng niệm Phật.
Danh hiệu Phật từ miệng, từ ngực bay ra lại trở vào tai trở về trong tâm.
Niệm lâu rồi thì thấy : năng niệm cũng là mình, năng văn cũng là mình.
người niệm, tạo ra âm thanh mà âm thanh chính là sở văn.
Vì vậy vừa là năng vừa là sở. Điều này khiến cho ta dễ quên đi "năng - sở".

Cho nên Pháp niệm Phật, lắng nghe có công dụng gấp bội pháp chỉ hành một thứ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách