Có phải là nghịch lý?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu,

Phật Thích Ca dạy: vạn pháp đều do duyên mà sanh cũng do duyên mà diệt.
Cũng tức là hễ có sanh hẳn phải có diệt.

Theo kinh điển Bắc Truyền, chỉ có duy nhất một thứ không sanh không diệt chính là CHÂN TÂM của mình. Chân tâm có đặc điểm:
- VÔ LƯỢNG VỀ MẶT KHÔNG GIAN
- VÔ LƯỢNG VỀ MẶT THỜI GIAN

Các kinh Tịnh độ nói, danh hiệu của Ngài A Di Đà có nghĩa là:
- VÔ LƯỢNG QUANG (không gian)
- VÔ LƯỢNG THỌ (thời gian)

Vậy Ngài A Di Đà là ai? Nếu là một vị Phật có thân có mạng, vị ấy hẳn phải đến một lúc nào đó phải Nhập Diệt, không thể nào sống thường hằng, vì vạn pháp có sanh hẳn có diệt.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vì duyên sanh, nên ngài thị hiện sanh
Vì duyên diệt, nên ngài thị hiện diệt

Chư Phật ba đời đều như vậy cả!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:Vì duyên sanh, nên ngài thị hiện sanh
Vì duyên diệt, nên ngài thị hiện diệt

Chư Phật ba đời đều như vậy cả!
Đạo hữu có thể nói rõ hơn không?

P/S: Hôm qua alpha đã nhận được Kinh đạo hữu gửi, rất cảm ơn đạo hữu Battinh nhé!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh A Di Đà cũng là thuộc Đại Thừa, cho nên tôi từng nói những gì dạy trong Kinh A Di Đà cũng nhằm chỉ ra cái Tự Tánh Chân Tâm nơi mình, khuyên mình xoay về nương tựa tự tánh ấy. Do vậy A Di Đà Phật là ví dụ cho Tự Tánh Di Đà. Cõi Cực Lạc Tịnh Độ là dụ cho Chân Tâm Thanh Tịnh.

Do vì A Di Đà Phật nghĩa là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang, tức là ở siêu vượt không gian thời gian, nên càng khẳn định A Di Đà Phật là ví dụ cho Tự Tánh Di Đà. Bởi chỉ có Tự Tánh mới siêu vượt không gian thời gian. Không gian thời gian là giả lập, là tương đối. Tự Tánh Di Đà siêu việt các tướng tương đối ấy.

Cõi Cực Lạc sở dĩ được gọi là Cực Lạc là bởi vì không có các khổ, danh từ khổ còn không có. Vậy cũng là nói đến Chân Tâm Tịnh Độ. Bởi nếu cõi nước do Tứ Đại hòa hợp tạo thành thì sẽ có ngày hoại diệt, làm sao mà gọi là Cực Lạc cho được. Mình phải hỏi mình "Khổ là do đâu mà có?" Nếu chịu lắng lòng xoay lại thì nguồn góc của mọi đau khổ không ngoài "khởi tâm động niệm" tức là do vô minh mê muội mà có khổ. Còn có vô minh mê muội, còn có khởi tâm động niệm, còn có khổ, thì cái tâm đời nào mà Thanh Tịnh? đã không thanh tịnh thì sao gọi là Cực Lạc? Cực Lạc nghĩa là an vui cùng cực. Mà an vui cùng cực chỉ có thể được khi hết vô minh, chở về bản tánh thanh tịnh. Bản tánh ấy không khổ không vui vì lìa tướng tương đối của khổ và vui, nên mới Cực Vui. Vậy cái khổ là do ngay nơi tâm mình hư vọng sanh diệt đây, muốn hết khổ phải thoát ra ngoài cái tâm hư vọng nầy, không còn lệ thuộc nó nữa. Mà trở về sống that với chân tâm tự tánh nơi mình. Vậy muốn dứt khổ và được cực lạc thì phải trở về với tâm tánh thanh tịnh nơi mình, chứ đừng hướng ra ngoài tìm nơi nào vui mà cầu đến.

Phải lìa các tướng Tương Đối thì mới gọi là Cực Lạc được. Chứ không phải lấy cái vui để đói với cái khổ, thì gọi cái vui đó là Cực Vui, vì cái vui đó giả tạm vô thường, vì còn trong vòng tương đối. Theo bên vui là có khổ. Bởi tiệc vui nào mà không tàn? Do vậy Cực Lạc đây không phải là bỏ cảnh khổ ta bà để tìm về chốn nào có cảnh vui, bỏ khổ lấy vui cũng là còn trong tương đối, đâu thể gọi là Cực Lạc. Chừng nào cái tâm một bề thanh tịnh, cái tâm khổ và vui cũng không còn bị dính thì đó mới là chân cực lạc.

Nói nói quá thẳng thừng thì có lẽ mọi người ở đây không hiểu lời tôi nói sẽ chốn đối cho tôi là nầy là kia. Nhưng đó là sự thật. Kinh A Di Đà là Đại Thừa Kinh, và là Kinh mượn Phật A Di Đà để chỉ ra Tự Tánh Phật nơi mình và Chân Tâm tịnh độ nơi mình. Do vậy phải đề cao Kinh A Di Đà, chứ đừng hạ thấp kinh ấy. Đề cao kinh A Di Đà nghĩa là mình phải hiểu Kinh nầy nói về Tự Tánh Phật nơi mình. Cũng giống Kinh Pháp Hoa chẳng khác, mượn ví dụ để "Khai thị ngộ nhập tri kiến Phật của chúng sanh".

Hạ thấp Kinh A Di Đà nghĩa là đem kinh ấy tụng để cầu siêu cho người chết, cho đó là kinh đám ma, hoặc không hiểu Kinh A Di Đà rồi cho Tự Tánh Di Đà cho là sanh diệt, bởi cho phật A Di Đà nói trong Kinh không phải là Tự Tánh mà là một vị hình tướng nào ở thế giới hình tướng nào do nhân duyên hòa hợp hư vọng mà sanh, rồi nhân duyên biệt ly hư vọng mà diệt. Đó là hạ thấp Kinh A Di Đà quá mứt. Kỳ thật Kinh A Di Đà lấy ví dụ để chỉ Chân Tâm Tự Tánh y như Kinh Pháp Hoa vậy. Tự Tánh Di Đà vượt ngoài sanh diệt tương đối của phàm tình. Đừng đem phàm tinh phân biệt cho Phật A Di Đà có sanh diệt vì cho rằng ngài là một vị hình tướng. Mà có tướng là có sanh diệt.

------
Song, Tuy trên là thời thật, nhưng có người sẽ không hiểu, cứ khăn khăn cho đó là sai, mà chấp thật có một trái đất nào Cực Vui và có vị Phật nào trong trái đất đó hiệu là A Di Đà.

Thôi thì cũng được, tôi cũng tùy duyên mà tạm cho là có một trái đất và vị Phật hình tướng như thế. Cũng giống Kinh Pháp Hoa có một ví dụ "Con ông trưởng giả". Trưởng giả giàu có tột bực, thất lạc một người con, khi nhìn thấy con là kẻ ăn mài không dám nói ta chính là cha con vì sợ người con sợ bỏ đi, nên mới phương tiện bảo kẻ ăn mài đó đến làm kẻ gánh phân cho ông trưởng lão, từ từ diều dắt, đến khi thời cơ đến, ông ta sắp chết, liền hội tập mọi người cùng đứa con, bảo ta chính là cha con, nay sẽ giao lại hết tài sản cho con. Đến lúc ấy vị gánh phân mới chịu nhận trưởng giả là cha mình và tin mình là con trưởng giả.

Thật ra đối với tôi nêu cho có một trái đất nào là Cực Lạc và trong trái đất đó có phật hiệu A Di Đà thì cũng không sao. Bởi vì trái đất nầy đã từng có nhiều vị Phật ra đời, cận đại là Phật Thích Ca Mâu Ni. Thì không ngại gì có vị Phật thị hiện ở một trái đất khác.

Nhưng đừng đánh mất ý chính Kinh A Di Đà là bảo mình phải xoay về nương tựa Tự Tánh Di Đà nơi mình, và Chân Tâm tịnh độ nơi mình.

Mà đã khuyên mình xoay về nương tựa Tự Tánh Di Đà Chân Tâm Tịnh độ nơi mình sao mình không làm? Còn chạy nơi nào nữa. Đâu phải Ta Bà thì không có Tự Tánh Phật ấy? đâu phải chỉ ở một thế giới nào khác mới có Tự Tánh ấy? Vậy thì ngay hiện tại một niệm xoay về Tự Tánh là được rồi, không cần chờ đến một thế giới nào khác.

Nếu ngay hiện tại xoay về Tự Tánh Di Đà đến khi nào Minh Tâm Kiến Tánh, thì sanh tử tự do, muốn đi đến thế giới nào, trái đất nào cũng được, không chướng ngại mà còn chắc chắn được 100%. Chứ không phải mơ hồ hay đoán mò rờ tráng có nóng hay không để biết có vãng sanh hay không!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

alphatran đã viết: Theo kinh điển Bắc Truyền, chỉ có duy nhất một thứ không sanh không diệt chính là CHÂN TÂM của mình. Chân tâm có đặc điểm:
- VÔ LƯỢNG VỀ MẶT KHÔNG GIAN
- VÔ LƯỢNG VỀ MẶT THỜI GIAN.
Xét về thực chất: Chân Tâm , Tánh Không, Như Lai Tạng, Phật Tính, Niết Bàn cũng vậy hoặc bất kỳ một sự vật hiện tượng nào vốn là không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không một cũng không khác, không đến cũng không đi. Mọi cái do duyên mà gọi là có. Chẳng thể có một thực tại bản chất nào để biết để nắm bắt.

Nói không là đối trị với thường kiến, nói có mà do nhân duyên là đối trị đoạn kiến.

Không gian cũng vậy mà thời gian cũng vậy, chỉ là tên gọi, cái gọi là tên gọi không có bản chất đích thực (Đức Phật gọi đó là không tự tính) nào để nắm bắt.

Đạo hữu cho Lu hỏi một điểm, chỗ nào trong kinh điển Bắc Truyền nói Chân tâm có đặc điểm "VÔ LƯỢNG VỀ MẶT KHÔNG GIAN, VÔ LƯỢNG VỀ MẶT THỜI GIAN"? Lu chưa thể tìm thấy trong hệ kinh điển Bắc Truyền :)!.

Thứ nữa, từ sinh diệt sẽ thấy lý nhân duyên hoạt động, từ đây mới thấy được không có bất kỳ sự vật hiện tượng nào có bản chất nào ("ngã"), nếu gọi là "có" thì phải là có hoài, không thể bị tác động thay đổi, nếu gọi là "không" thì phải có không hoài, không thể bị tác động thay đổi. Từ nhân duyên nên nhận ra được thực tướng của bất kỳ cái gì là không, là vô tướng, là vô tác.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Luuuuuuuuuuuu đã viết: Đạo hữu cho Lu hỏi một điểm, chỗ nào trong kinh điển Bắc Truyền nói Chân tâm có đặc điểm "VÔ LƯỢNG VỀ MẶT KHÔNG GIAN, VÔ LƯỢNG VỀ MẶT THỜI GIAN"? Lu chưa thể tìm thấy trong hệ kinh điển Bắc Truyền :)!.
Kinh Lăng nghiêm Phật chỉ Tâm cho Ngài A Nan, có nói đến CÁI THỂ TRONG SÁNG TRÒN ĐẦY KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT.
Ở trên alpha dùng từ "VÔ LƯỢNG VỀ MẶT KHÔNG GIAN, VÔ LƯỢNG VỀ MẶT THỜI GIAN" xét về văn tự có phần sai khác nhưng không còn từ ngữ nào diễn đạt chính xác hơn.

Nếu alpha có điểm nào chưa hiểu, mong đạo hữu chỉ dạy thêm cho! kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:
P/S: Hôm qua alpha đã nhận được Kinh đạo hữu gửi, rất cảm ơn đạo hữu Battinh nhé!
Mèn ui! Tôi gởi ngày 21 tháng 9 năm 2012, mãi đến nay alphatran mới nhận được, mất bốn tháng 6 ngày. Có lẽ nó thích đi du lịch khắp nước Việt Nam, nên đến khi nào gối mỏi chân chồn thì nó mới chịu quay về. Đúng là "rùa" Bưu điện Việt Nam. Nó có bị hư hao gì không!?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:
alphatran đã viết: Mèn ui! Tôi gởi ngày 21 tháng 9 năm 2012, mãi đến nay alphatran mới nhận được, mất bốn tháng 6 ngày. Có lẽ nó thích đi du lịch khắp nước Việt Nam, nên đến khi nào gối mỏi chân chồn thì nó mới chịu quay về. Đúng là "rùa" Bưu điện Việt Nam. Nó có bị hư hao gì không!?
Dạ có lẽ là không hư hao gì nhờ cái bì thư khá bảo đảm.
Một lần nữa, rất cảm ơn đạo hữu.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Theo kinh điển Bắc Truyền, chỉ có duy nhất một thứ không sanh không diệt chính là CHÂN TÂM của mình.
kinh điển Bắc truyền có nhiều loại; hệ Bát nhã không có cụm từ Chân Tâm mặc dù nói rất nhiều về tánh không

tánh không nói đến cứu cánh bất sinh bất diệt của các pháp mặc dù từ cái thấy của chúng ta các pháp có sanh diệt

theo mình hiểu chút ít thì có các kinh Bắc truyền nói đến Pháp thân mà Chân Tâm có thể được hiểu là đồng nghĩa; chư phật là Hóa thân / Báo thân từ Pháp thân nên chúng ta thấy là có thân mạng sanh diệt nhưng chỉ là cái thấy của chúng ta

cho nên nếu chúng ta hiểu như vậy thì có một sự thống nhất trong kinh điển Bắc truyền?

:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Alphatran đã viết
Phật có thân có mạng
Phật mà có thân mạng thì chẳng phải là Phật rồi.
Alphatran đừng so sánh, lý luận theo thường tình.

Phật là"Tất cả".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Chào đạo hữu alphatran,
alphatran đã viết: Kinh Lăng nghiêm Phật chỉ Tâm cho Ngài A Nan, có nói đến CÁI THỂ TRONG SÁNG TRÒN ĐẦY KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT.
Ở trên alpha dùng từ "VÔ LƯỢNG VỀ MẶT KHÔNG GIAN, VÔ LƯỢNG VỀ MẶT THỜI GIAN" xét về văn tự có phần sai khác nhưng không còn từ ngữ nào diễn đạt chính xác hơn.
Nếu alpha có điểm nào chưa hiểu, mong đạo hữu chỉ dạy thêm cho! kinhle
Lu không phải bắt bẻ gì đâu, chỉ là Đạo hữu dùng ngôn từ hơi lạ đối với Chân Tâm, nên Lu muốn hỏi rõ hơn.

Trong một số kinh theo hệ Bắc truyền, mà Lu được đọc (xin lỗi Lu không nhớ cụ thể), việc các vị Phật tuy đã không còn phụ thuộc sống và chết: ví dụ như việc đức Phật nói với Ngài A-nan về việc có thể chủ động tồn tại với thời gian rất dài; và khi Ngài "chết vật lý", Ngài vẫn đưa một phần chân ra cho mọi người thấy. Tuy các Ngài không còn phụ thuộc nơi sống chết, nhưng các Ngài vẫn thể hiện cái chết để nhấn mạnh về vô thường, khuyến tấn các đệ tử và người đời sau gắng công tu hành.

Theo đó, đức Phật A Di Đà tuy sống rất là lâu, nhưng Ngài vẫn thể hiện sự vô thường, đó là việc chết.

Lu thấy Tịnh Độ cũng như tam giới lục đạo, do nhân duyên các nghiệp mà hiển hiện. Tịnh Độ ngoài yếu tố nhân duyên nghiệp lành của các vị Bồ Tát, chư Phật, thì có sự hiện diện của một vị Phật với việc sống rất dài, chúng sinh nơi ấy cũng sống rất dài, nếu nói về nhân quả ở điểm này cũng không có gì vô lý và lạ lẫm, vì như thời các vị Phật tại Ta Bà trước đức Thích-Ca-Văn Phật, thì loài người cũng sống lên đến hơn 8 vạn tuổi.

Có điều khi sinh ra nơi Tịnh Độ, thì chưa phải là giác ngộ, chỉ đơn giản là chuyển sang một nơi có điều kiện gần Phật, Bồ Tát, các hàng Thánh khác. Sau khi sinh nơi đó, thì tuỳ nhân duyên tu hành mà sẽ giác ngộ mau chậm.

Vô thường, nhân quả, tứ đế, 37 phẩm trợ đạo, tam giải thoát môn, duyên khởi ... vẫn có thể được giảng giải nơi Tịnh Độ. Hoặc phương tiện vẫn vậy, khác nơi tên gọi chẳng hạn.

Nam Mô Phật


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Có phải là nghịch lý?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đạo hữu có thể nói rõ hơn câu này không? "Theo đó, đức Phật A Di Đà tuy sống rất là lâu, nhưng Ngài vẫn thể hiện sự vô thường, đó là việc chết."


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách