Đường tắt

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Con người sáng suốt là con người sớm nhận thấy cuộc đời nhiều gian khổ, tuơng lai mù mịt, không biết đi về đâu. Cho nên họ khởi tâm tìm một nơi ẩn trú bình yên vĩnh viễn. Trải qua nhiều con đường khác nhau, nhiều hệ tư tuỏng khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau, có người sớm nhận ra nơi bình yên vĩnh viễn ấy không đâu xa, ngay ở tại tâm mình. Nhưng làm cách nào để trở về "Bổn Tâm Thanh Tịnh" cũng lại là một việc không dễ dàng. Con người trên đường tìm về với chính mình đó, tạm gọi là hành giả.

Người hành giả này bon chen trong cuộc đời, bị năm thứ đuổi theo sát nút để hòng bức hại người đó. Những gì là năm ? Đó là "Sanh, bịnh, lão, tử và các thứ khổ". Hành giả này giống như một người tìm chân lý, đi qua chợ đời và đang bị năm toán quân truy lùng, ép ngặt. Khi đang chạy trốn năm toán quân này, bỗng nhiên người đó gặp một cung điện hoành tráng, oai nghiêm, thanh tịnh, trong đó có thính chúng đang chăm chú nghe Thiện Tri Thức chỉ bảo cho phuơng pháp để đạt đến Chân Lý. Cung điện này của vua, tất nhiên các toán quân kia không dám bước vào, và cửa cung điện thì rộng mở. Vậy người ấy có nên chạy vào cung điện đó không ? có nên gia nhập thính chúng để học phuơng pháp thể nhập Chân lý hay không ?

Cũng giống như thế, người tu Phật trên con đường đi tìm chân lý rất là gian khổ, và lâu dài. Đi trong cuộc đời đầy dẫy cạm bẫy và cám dỗ, chỉ cần một lần sa ngã là không còn kiếp người để tiếp tục cuộc hành trình lâu dài tìm về bến giác. Nay người này bỗng gặp pháp môn Tịnh Độ, giống như người hành giả kia đến cửa cung điện của đấng "Pháp Vuơng", tại sao lại còn lưỡng lự, tự hỏi "Có nên vào hay không?" .
Cung điện này là phuơng tiện của vua dành để cứu vớt những người khốn khổ. Cũng thế
Tịnh Độ là phuơng tiện thiện xảo của chư Phật để cứu vớt những hành giả trầm luân trong bể khổ. Nếu không có phuơng tiện này thì rất khó có người thoát khỏi luân hồi.

Tại sao ta lại nghi ngờ lòng từ bi của chư Phật mà không dám tin ở Tịnh độ, cũng như người hành giả kia đến cửa cung điện của vua mà không dám bước vào, để lỡ một cơ hội thoát khỏi 5 thứ quân, để lỡ cơ hội thoát khỏi luân hồi ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"binh"]Con người sáng suốt là con người sớm nhận thấy cuộc đời nhiều gian khổ, tuơng lai mù mịt, không biết đi về đâu. Cho nên họ khởi tâm tìm một nơi ẩn trú bình yên vĩnh viễn. Trải qua nhiều con đường khác nhau, nhiều hệ tư tuỏng khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau, có người sớm nhận ra nơi bình yên vĩnh viễn ấy không đâu xa, ngay ở tại tâm mình. Nhưng làm cách nào để trở về "Bổn Tâm Thanh Tịnh" cũng lại là một việc không dễ dàng. Con người trên đường tìm về với chính mình đó, tạm gọi là hành giả.
Đã bôn ba tìm kiếm khắp đông tây mà chẳng được, và đã biết chỉ cần xoay lại tâm mình liền được thì còn tìm đi đâu nữa?

Kinh Pháp Hoa có ví dụ anh bạn đi lang thang mà có viên ngọc vô giá trong túi áo, sau mới biết trong túi mình có viên bảo châu vô giá mà bao năm nay cam chịu nghèo đói. Phật tánh nơi mình sẵn có mà chẳng hay biết, chạy đông kiếm tay cam chịu nghèo khổ mê muội.

Lại gã cùng tử cam chịu phận nghèo hèn mà không giám nhìn nhận cha, thà đi hốt phân mà không dám làm thái tử con vua. Sau rồi mới biết trưởng giả chính là cha mình. Không chịu nhìn nhận Phật Tánh nơi chính mình bởi khối vô minh dầy đặt. 50 mươi năm đi hốt phân là dụ cho làm sạch cái tâm cấu nhiễm bao đời, sau đó minh tâm kiến tánh thì mới nhận được Tánh Phật nơi mình.

Tục ngữ có dạy: "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền" và "Có công mài sắc có ngày nên kim".

Không có pháp nào là khó mà cũng không có pháp nào là dễ. Khó hay dễ là tại nơi mình.

Cho tham thiền khán thoại đầu là khó, cho trì danh hiệu Phật là dễ, cho minh tâm kiến tánh là khó, cho vãng sanh Cực Lạc là dễ, đó là sai lầm.

Đã biết tìm kiếm khắp nơi mà không được gì và chỉ cần quay lại là được, thì tại sao còn đi vào cung điện nào khác mà không chịu trở về với cung điện mà mình sẵn có.

Tịnh Độ là tâm thanh tịnh nơi mình (tâm nầy phải minh tâm kiến tánh mới được gọi là tâm thanh tịnh, còn hiện giờ thì chưa phải, chớ lầm nhận cái tâm không nghĩ suy là tịnh độ rồi, không phải thế). Vậy chỉ cần gắng tham cho tới tận đầu nguồn minh tâm kiến tánh thì Tịnh Độ không cần cầu mà lại được, không cần đi mà đã đến nơi. Của báo nhà mình mặt tình thọ dụng.

Cớ gì đi khắp nơi tìm kiếm cho khổ nhọc và cho dù được tơi nơi cung điện thì lại phải tiếp tục tu, tiếp tục xoay lại với chính mình. Vậy là phải đi hai chặn đường xa vời vợi. Thay gì chỉ cần sanh tử quyết chi một phen, đi một chặn đường là tới nhà.

Giống như đường từ Vĩnh Long lên Saigon đi một mạch là tới. Chứ không phải từ Vĩnh Long mà đi Vũng Tàu, rồi từ Vũng Tàu lại về Saigon.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
huongvan
Bài viết: 62
Ngày: 14/08/12 02:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi huongvan »

Thánh_Tri đã viết:
Kinh Pháp Hoa có ví dụ anh bạn đi lang thang mà có viên ngọc vô giá trong túi áo, sau mới biết trong túi mình có viên bảo châu vô giá mà bao năm nay cam chịu nghèo đói. Phật tánh nơi mình sẵn có mà chẳng hay biết, chạy đông kiếm tay cam chịu nghèo khổ mê muội.

Lại gã cùng tử cam chịu phận nghèo hèn mà không giám nhìn nhận cha, thà đi hốt phân mà không dám làm thái tử con vua. Sau rồi mới biết trưởng giả chính là cha mình. Không chịu nhìn nhận Phật Tánh nơi chính mình bởi khối vô minh dầy đặt. 50 mươi năm đi hốt phân là dụ cho làm sạch cái tâm cấu nhiễm bao đời, sau đó minh tâm kiến tánh thì mới nhận được Tánh Phật nơi mình.
Kinh Pháp Hoa dụ cho người không dám nhận mình có Tri Kiến Phật ,không dám tin rằng mình sẽ thành Phật ,còn người vãng sanh Tịnh Độ chỉ mượn phương tiện thù thắng của cõi ấy để tiến tu chắc chắn không lui sụt ,chứ không phải không dám nhận mình có Tri Kiến Phật ,ví như người ngoài đời lo làm ăn vất vả ,bận rộn suốt ngày ,nếu người ấy tu hành thì thời gian đâu mà tu nữa ,nên phát tâm vào chùa để cắt đứt mọi duyên ,có điều kiện tốt hơn để việc tu được tiến bộ ,chùa cũng giống như cõi tịnh độ nhân gian vậy ! ĐH Thánh Tri có đồng ý như vậy chăng ?
Tịnh Độ là tâm thanh tịnh nơi mình (tâm nầy phải minh tâm kiến tánh mới được gọi là tâm thanh tịnh, còn hiện giờ thì chưa phải, chớ lầm nhận cái tâm không nghĩ suy là tịnh độ rồi, không phải thế). Vậy chỉ cần gắng tham cho tới tận đầu nguồn minh tâm kiến tánh thì Tịnh Độ không cần cầu mà lại được, không cần đi mà đã đến nơi. Của báo nhà mình mặt tình thọ dụng.
Khi đã minh tâm kiến tánh rồi thì mới nói được câu "Tự tánh Di Đà ,Duy tâm Tịnh độ" ,nhưng căn tánh thời nay ,việc Kiến tánh không phải dễ ,ngẫm xem mấy ai thành tựu được như vậy ĐH Thánh Tri ?

kinhle


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

- Vãng sanh thì nhiều vô số, để lại xá lợi, đến con két, con chuột còn vãng sanh nữa. Còn Kiến Tánh bằng trực chỉ nhân tâm, hiện giờ có mấy ai.
Đường tu thẳng tắt mau tìm đến
Kẻo lỡ cơ duyên một kiếp người


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
huongvan
Bài viết: 62
Ngày: 14/08/12 02:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi huongvan »

binh đã viết: Người hành giả này bon chen trong cuộc đời, bị năm thứ đuổi theo sát nút để hòng bức hại người đó. Những gì là năm ? Đó là "Sanh, bịnh, lão, tử và các thứ khổ". Hành giả này giống như một người tìm chân lý, đi qua chợ đời và đang bị năm toán quân truy lùng, ép ngặt. Khi đang chạy trốn năm toán quân này, bỗng nhiên người đó gặp một cung điện hoành tráng, oai nghiêm, thanh tịnh, trong đó có thính chúng đang chăm chú nghe Thiện Tri Thức chỉ bảo cho phuơng pháp để đạt đến Chân Lý. Cung điện này của vua, tất nhiên các toán quân kia không dám bước vào, và cửa cung điện thì rộng mở. Vậy người ấy có nên chạy vào cung điện đó không ? có nên gia nhập thính chúng để học phuơng pháp thể nhập Chân lý hay không ?

Cũng giống như thế, người tu Phật trên con đường đi tìm chân lý rất là gian khổ, và lâu dài. Đi trong cuộc đời đầy dẫy cạm bẫy và cám dỗ, chỉ cần một lần sa ngã là không còn kiếp người để tiếp tục cuộc hành trình lâu dài tìm về bến giác. Nay người này bỗng gặp pháp môn Tịnh Độ, giống như người hành giả kia đến cửa cung điện của đấng "Pháp Vuơng", tại sao lại còn lưỡng lự, tự hỏi "Có nên vào hay không?" .

Cung điện này là phuơng tiện của vua dành để cứu vớt những người khốn khổ. Cũng thế
Tịnh Độ là phuơng tiện thiện xảo của chư Phật để cứu vớt những hành giả trầm luân trong bể khổ. Nếu không có phuơng tiện này thì rất khó có người thoát khỏi luân hồi.

Tại sao ta lại nghi ngờ lòng từ bi của chư Phật mà không dám tin ở Tịnh độ, cũng như người hành giả kia đến cửa cung điện của vua mà không dám bước vào, để lỡ một cơ hội thoát khỏi 5 thứ quân, để lỡ cơ hội thoát khỏi luân hồi ?
Kính ĐH binh ,việc niệm Phật vãng sanh thì đã rõ rồi ,nhưng Thiền tịnh song tu là như thế nào ,và việc chỉ ngồi thiền hồi hướng cầu vãng sanh nữa .Mong ĐH nói thêm về việc này cho mọi người được rõ .
kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh tri đã viết
Cớ gì đi khắp nơi tìm kiếm cho khổ nhọc và cho dù được tơi nơi cung điện thì lại phải tiếp tục tu, tiếp tục xoay lại với chính mình. Vậy là phải đi hai chặn đường xa vời vợi. Thay gì chỉ cần sanh tử quyết chi một phen, đi một chặn đường là tới nhà.

Giống như đường từ Vĩnh Long lên Saigon đi một mạch là tới. Chứ không phải từ Vĩnh Long mà đi Vũng Tàu, rồi từ Vũng Tàu lại về Saigon.
Thánh Tri còn chấp có nơi chỗ để đi, đâu biết rằng Ta Bà từ tâm sanh, Tịnh độ Phuơng Tây cũng từ tâm sanh, không nghe các tổ nói "Đi thì quyết không đi, nhưng đến thì có đến" à ? Vì sao ? vì đi và đến cũng chỉ ở trong tâm mình thôi. Có điều ngồi tu trong cung điện thanh tịnh với chạy lăng xăng ngoài chợ, thì nơi nào dễ tu, dễ thành hơn ? Không chừng người chọn ở lại Ta Bà lại giác ngộ sau người vãng sanh đó, vì cách ấm (qua đời khác) thì đã lầm lạc rồi, biết có còn nhớ kiếp xưa mà tu tiếp hay không ?

Đ/h Huongvan đã viết
Thiền tịnh song tu là như thế nào ,và việc chỉ ngồi thiền hồi hướng cầu vãng sanh nữa
Đ/h Huongvan mến
Theo sách chú giải kinh Vô Lượng Thọ (có đăng ở Box "Phật học tổng quan" ) các tổ Tịnh độ có nói : Phát "Bồ Đề Tâm" là một nguyên nhân trọng yếu để được vãng sanh. Do các vị tu Thiền Tông đều có phát "Bồ Đề Tâm" nên mới tiến sâu được trong Thiền định. Do đó các tổ Tịnh độ nói rằng "Các vị tu Thiền chỉ cần hồi hướng, phát nguyện cầu vãng sanh (tất nhiên có tin mới phát nguyện) thì sẽ được vãng sanh phẩm vị cao". Các tổ không nói rằng phải niệm Phật hay không.
Vì sao vậy ? Vì phù hợp với bản nguyện của chư Phật là "Độ tận chúng sinh". Vì các vị ấy đã giác ngộ một phần, dễ tu đễ đắc.
Chính vì vậy mà các vị Thiền sư nếu phát nguyện sẽ dễ được vãng sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thánh_Tri đã viết: Cho tham thiền khán thoại đầu là khó, cho trì danh hiệu Phật là dễ, cho minh tâm kiến tánh là khó, cho vãng sanh Cực Lạc là dễ, đó là sai lầm.
Tham Thiền mà được Kiến Tánh cắt đứt luân hồi trong kiếp này thì khả năng rất thấp. Mấy trăm nay rồi có mấy ai? May ra tu trong nhiều kiếp, nhưng kiếp sau có chắc gặp Phật Pháp không? Lại nữa, ta bà này thời kì về sau thế pháp ngả nghiêng và dần lụi tắt, còn đâu để học, mà học không chắc đúng đường....Nay biết pháp Phật hãy mà khéo nghĩ!

Đối với CỰC LẠC thì hành giả tu gì không quan trọng miễn là người tu đúng theo pháp Phật, không cần bỏ Thiền sang niệm Phật gì cả. Chỉ cần TÍN+ NGUYỆN+HỒI HƯỚNG giữ không đổi suốt đời dù sống hay chết thì nhất định sanh sang CỰC LẠC TÂY PHƯƠNG.

Sang CỰC LẠC thì tiếp tục tu hành, tu gì thì tùy theo sở thích.

Con đường CỰC LẠC, vừa rộng mở, vừa chắc chắn, thâu nhíp cả Phàm lẩn Thánh. Thật là chắc chắn!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
huongvan
Bài viết: 62
Ngày: 14/08/12 02:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi huongvan »

Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ Đạo. Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt.

Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: "Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả!"

Dặn dò xong, ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau, Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan to trong triều, thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lãm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau Tô Đông Pha bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường tu.
Tu đến mức sanh tử tự tại ,mà chuyển kiếp làm ông quan đa tài đa tình ,may có ngài Phật Ấn mới quay đầu ,xem tích truyện này mới thấy cái mê khi cách ấm rất đáng sợ , rất đáng suy ngẫm ...
:-? :-? :-?


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Kiến tánh là mới ngộ nhập được tri kiến về tánh Không,từ đó đến quả vị Phật vẫn còn xa xa.

Sức phương tiện không thể nghĩ bàn của Phật,thần lực của Phật,nhất thiết chủng trí của Phật đến bậc Bồ tát Pháp Vân địa(địa thứ 10) cũng chưa được,nữa là các bậc thánh thấp hơn.

Đến bậc đại Bồ tát Pháp Vân địa mà vẫn còn phải học nơi chư Phật để đắc Như Lai trí,huống hồ phàm phu mà đã muốn quên Phật.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

huongvan đã viết:
Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ Đạo. Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt.

Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: "Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả!"

Dặn dò xong, ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau, Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan to trong triều, thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lãm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau Tô Đông Pha bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường tu.
Tu đến mức sanh tử tự tại ,mà chuyển kiếp làm ông quan đa tài đa tình ,may có ngài Phật Ấn mới quay đầu ,xem tích truyện này mới thấy cái mê khi cách ấm rất đáng sợ , rất đáng suy ngẫm ...
:-? :-? :-?
Tào lao! Làm gì có chuyện Đông Pha bị Phật Ấn nhiếp phục mới tu ? Chỉ là đùa giỡn không lại Phật Ấn thôi.

Tô Đông Pha tham học với Chiếu Giác Thường Tổng ở chùa Đông Lâm, Lô Sơn thuộc phái Hoàng Long tông Lâm Tế và nhận pháp tự ở đây.

Nhân việc ngoại giao, đại diện triều đình trung ương tiếp đãi tháp tùng tăng thống Nghĩa Thiên của nước Cao Ly (Triều Tiên) đi thăm quan các nơi nên đã từng gặp gỡ Phật Ấn Liễu Nguyên ( tông Vân Môn) ở Kim Sơn.

Sau này, Đông Pha bị biếm làm quan địa phương ở Hoàng Châu thì Phật Ấn dời trụ ở chùa Qui Tông ở Lô Sơn, cách nhau 1 bờ sông nên mới giao du qua lại thân thiết. Chỉ có điều là không rõ Đông Pha đắc pháp trong thời kì này hay là trước đó.


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Tham Thiền mà được Kiến Tánh cắt đứt luân hồi trong kiếp này thì khả năng rất thấp. Mấy trăm nay rồi có mấy ai?
Đoán mò vô căn cứ.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Đường tắt

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

anhshipga đã viết:
Tham Thiền mà được Kiến Tánh cắt đứt luân hồi trong kiếp này thì khả năng rất thấp. Mấy trăm nay rồi có mấy ai?
Đoán mò vô căn cứ.
DH khoan hãy phán vậy.

DH có thể tham khảo: http://www.quangduc.com/phatdan/2011/24phaphanh.html

http://my.opera.com/Pvmhien/blog/2012/11/24/phat-gi

Sau đây, là ý của BK:

Thiền Và Mật cần phải có thầy ấn chứng. Dĩ nhiên thầy phải là người đắc đạo thì mới ấn chứng được, ngoài Phật không ai tự xưng chứng Đạo. Hiểu trên ngôn từ Thiền, thâm nhập ý nghĩa lý giải thì chưa phải là thực chứng. Hầu như rất đông nhưng thực chứng Thiền thì thật là hiếm vô cùng.

Hiện nay, có ai chứng Đạo trong Thiền Tông? Huống chi là sau này, hầu như không có, chỉ còn trên lý thuyết và người tu tập tạo duyên những đời sau mà thôi. Mà chưa chứng Đạo thì giỏi cách mấy cũng còn chi phối bởi nghiệp, và tái sanh.

Là người tại gia, khả năng chứng Đạo lại càng rất là hiếm vô cùng. Gần hết đều phải trãi qua nhiều kiếp tu hành nữa thì mới có thể chứng Đạo.
Nếu như còn phải tái sanh tu học thì chúng ta hãy tìm cho mình một nhân duyên kiếp sau được thuận lợi tu học.

Ở trái đất này, từ đây và về sau Phật Pháp đã pha tạp và chánh tà lẩn lộn, và càng về sau thì càng rối ren, tạp nhạp,... Một phàm có ai mong muốn mình sẽ tái sinh vào một thời cuộc như vậy để tu? Người đó thật là mê muội.

Còn lên các cõi trời thì không hẳn gặp Phật Pháp, trừ khi vào cõi trời Đâu Suất nhưng mà cõi này rất khó sanh vào, chỉ những người có trí tuệ và phước đức nỗi bậc mới được vào. Số còn lại chỉ mong khi Đức Di Lặc giáng thế, mà từ đây đến đó rất là lâu, luân hồi và không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

CỰC LẠC THẾ GIỚI là một cõi dễ sanh hơn cõi trời Đâu Suất, thậm chí dễ sanh hơn các cõi trời. Mà ở đây có Phật đang tại thế là Đức Phật A DI ĐÀ, dân chúng nơi đây đều sẽ chứng VÔ SANH một đời tại đây.

Người tu, pháp môn gì cũng được, chỉ cần giữ "TÍN + NGUYỆN" sáng suốt không thay đổi dù chết hay là sống thì chắc chắn vãng sanh.

Giữ cho TÍN+NGUYỆN bền chắc thì đó chính là HẠNH. HẠNH này nói chung là làm được việc gì tốt lành, tu hành gì cũng hồi hướng vãng sanh về CỰC LẠC để mà tu tiếp.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách