kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Thông báo của Ban điều hành diễn đàn Phật pháp.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

NAM MÔ SA BÀ THẾ GIỚI TAM GIỚI ĐẠO SƯ TỨ SANH TỪ PHỤ NHÂN THIÊN GIÁO CHỦ THIÊN BÁCH ỨC HÓA THÂN BỔN SƯ HÒA THƯỢNG THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Phật lịch 2555 - Âm lịch ngày 8 tháng 12 năm 2010 - Dương lịch ngày 01 tháng 01 năm 2012

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Hình ảnh

tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

THÀNH KÍNH CÚI LẠY ĐỨC THẾ TÔN

Bậc Giác Ngộ Trọn Vẹn Tánh Và Tướng. Bậc Biết Hết Thảy, Thấy Hết Thảy, Thành Tựu Đầy Đủ Trí Vô Chướng Ngại, Giải Thoát Tri Kiến, Khéo Biết Sở Hạnh Của Hết Thảy Chúng Sanh Thuyết Pháp Các Thứ Tùy Theo Căn Tánh


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính mừng ngày đức Phật Thích Ca Thành Đạo. 8/12 âm lịch.
Không có ngày này, không có đạo Phật, Thế gian vẫn còn mãi mãi chìm đắm trong mê muội.
không một chút ánh sáng cuối đường hầm sinh tử.
Nhờ có ngày thành đạo, thế gian mới được khai sáng, con người được mở mắt để biết đường mình phải đi để thoát ra ngoài cõi luân hồi.
tangbong tangbong tangbong
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: KHÁNH ĐẢN ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Lang thang qua bao kiếp luân hồi
Ta cố tìm nhưng rồi chưa gặp
Kẻ xây dựng lên ngôi nhà này
Cứ mãi tái sanh, khổ sở thay!
(Pháp Cú 153)

Ô kìa! Anh thợ làm nhà!
Nay ta bắt gặp, khó mà xây thêm
Cây đòn tay bên thềm gãy đổ
Rui mè, kèo cột bỏ ngổn ngang
Ta nay chứng đắc Niết bàn
Ái tham, dục vọng, hoàn toàn tiêu vong.
(Pháp Cú 154)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GIÁC NGỘ

Khi Đức Phật mới thành đạo, ngài nói

Sanh tử hữu vô lượng
Vãng lai vô đoan tự
Cầu ư ốc xá giả
Sác sác thọ bào thai

Dĩ quan thử ốc
Cánh bất tạo xá
Lương sạn dĩ hoại
Đài các tồi chiết
Tâm dĩ ly hành
Trung gian dĩ diệt


(Nghĩa)
Trong vòng sống chết vô tận
Ta chạy mãi không nghỉ ngơi
Từ bào thai này sang bào thai khác

Chủ nhà, ta đã phát giác mi rồi
Mi không cất nhà lại được
Kèo cột gẫy hết rồi
Lầu mái sụp đổ
Tâm lìa các tạo tác
Tất cả diệt trừ xong.

Trong bài con đường Trung Đạo, sách Đức Phật và Phật pháp viết:

Vào tuần thứ bảy, Đức Phật bước sang cội cây Rajayatana và ở đó chứng nghiệm Quả Phúc Giải Thoát.
Một Trong Những Phật Ngôn Đầu Tiên

"Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai mãi đi tìm mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này.
Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn.

Này hỡi người thợ làm nhà,
Như Lai đi tìm được ngươi.
Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa.
Tất cả sườn nhà đều gãy,
Cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan.
Như Lai đã chứng nghiệm Quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

binh đã viết:GIÁC NGỘ

Khi Đức Phật mới thành đạo, ngài nói

Sanh tử hữu vô lượng
Vãng lai vô đoan tự
Cầu ư ốc xá giả
Sác sác thọ bào thai

Dĩ quan thử ốc
Cánh bất tạo xá
Lương sạn dĩ hoại
Đài các tồi chiết
Tâm dĩ ly hành
Trung gian dĩ diệt


(Nghĩa)
Trong vòng sống chết vô tận
Ta chạy mãi không nghỉ ngơi
Từ bào thai này sang bào thai khác

Chủ nhà, ta đã phát giác mi rồi
Mi không cất nhà lại được
Kèo cột gẫy hết rồi
Lầu mái sụp đổ
Tâm lìa các tạo tác
Tất cả diệt trừ xong.

Trong bài con đường Trung Đạo, sách Đức Phật và Phật pháp viết:

Vào tuần thứ bảy, Đức Phật bước sang cội cây Rajayatana và ở đó chứng nghiệm Quả Phúc Giải Thoát.
Một Trong Những Phật Ngôn Đầu Tiên

"Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai mãi đi tìm mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này.
Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn.

Này hỡi người thợ làm nhà,
Như Lai đi tìm được ngươi.
Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa.
Tất cả sườn nhà đều gãy,
Cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan.
Như Lai đã chứng nghiệm Quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục".
Trong hầu hết các bộ phim nói về lịch sử cuộc đời Đức Phật, đều có đoạn kinh điển này.
TTLL đã từng không hiểu đoạn kinh điển đó khi xem phim.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: kính mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHẬT ĐẮC ĐẠO
Chánh Lý Kiều Thế Đức
(Sách Đời Đức Phật, trang 193 - 196)

......
Bây giờ sợ quá bỏ xa
Quay về Thái tử lúc Ma vương hàng
Thoạt tiên, ngài thấy rõ ràng
Trong lòng vắng lặng, trí quang hiển bày
Rồi một thế giới đổi thay
Chứa dòng sanh tử của ngay chính mình:
Nào khi nhục nhã, khi vinh
Nào khi phụ tử, lúc tình mẹ con
Khi thầy, khi tớ, dại khôn
Lúc cười, lúc khóc, héo mòn đắng cay
Kiếp thì sanh lại nơi này
Kiếp sanh nơi khác, giàu hay nghèo hèn
Trong dòng sanh tử nói trên
Chúng sanh đầy dẫy, đua chen chẳng ngừng
Khi thì xa lạ, người dưng
Khi thì quyến thuộc hoặc cùng hận tranh
Và đều bị bả lợi danh
Sắc tài trói buộc, mãi hành chẳng tha.
Càng nhìn càng thấy rõ xa
Biển sanh, khổ, tử bao la, chập chùng.
Khiến ngài thương xót vô cùng
Đôi hàng lệ chảy rồi ngừng chẳng hay
Ngoài ra, sanh tử không hai
Tử sanh, sanh tử nối thay chẳng cùng
Và dòng sanh mạng không ngừng
Khuếch ra mãi mãi chưa từng thấy qua
Để cùng vũ trụ bao la
Hòa đồng làm một, cái Ta hết còn
Tới đây giác hạnh viên tròn
Bao nhiêu phiền não tích dồn biến tan
Hết còn cái gọi không gian
Hết còn cái gọi thời gian với ngài
Ngài vừa đắc đạo không sai
Trí quang một ánh sao mai chói ngời
Nhìn dòng sanh mạng mãi trôi
Qua mười hai chặng, chẳng rời tách nhau(326)
Ngài hay không điểm khởi đầu
Thoát ra một cách nhiệm mầu chỉ khi
Tín tu Bát chánh chẳng nghi
Vì rằng quả bất tư nghì, luận suy
Giúp cho ta diệt hết đi
Tham, sân, ác kiến, mạn, nghi, khổ phiền
Không còn trói buộc, tâm yên
Bước lên bờ giác, Nhân, Thiên sánh nào
Chỉ đường Trung đạo tối cao
Mới trừ hết khổ đưa vào tịnh an
Trước đây bao kiếp khó bàn
Ta trôi, ngụp mãi, chứa chan lệ sầu
Trong dòng sanh tử khổ đau
Đến nay mới thoát, lên cầu lạc an
Và còn gặp được bất thần
Kẻ làm nhà đã bao lần hại ta(327)
Hỡi này, người hãy khuất xa
Rui mè, kèo cột bị ta phá rồi
Từ nay ngươi thật hết thời
Vì ta sạch lậu, phá rồi vô minh...

GHI CHÚ:

(326) Ta thấy sanh do đam mê, tạo nghiệp, mà đam mê tạo nghiệp lại do bởi có sanh. Thế rồi cái vòng sanh, đam mê, tạo nghiệp luân chuyển mãi mãi không ngừng. Vòng sanh tử luân hồi không có điểm khởi đầu này gồm:

- Những nhân tiêu biểu cho quá khứ gồm hai chi là Vô minh và Hành. Hai chi này được gọi là Căn bản vô minh. Vô minh thuộc về Hoặc (mê mờ), và Hành thuộc về nghiệp (tạo tác).

- Những nhân duyên tiêu biểu cho kiếp hiện tại gồm tám chi là Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Thức, trong đó năm chi Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ là quả hiện tại, còn ba chi Ái, Thủ, Hữu là nhân hiện tại. Ái, Thủ, Hữu là Chi mạt vô minh trong đó Ái và Thủ là Hoặc (mê mờ) và Hữu là nghiệp.

- Những nhân duyên tiêu biểu cho kiếp tương lai (quả vị lai) gồm hai chi là Sanh, Lão tử.


(327) Đức Phật đã đọc câu kệ này liền sau khi ngài đạt quả Vô thượng Bồ đề. Ở đây, đức Phật xác nhận cuộc đi lang thang, bất định trong nhiều kiếp sống quá khứ đầy đau khổ, một sự kiện hiển nhiên chứng minh có nhiều kiếp tái sinh. Ngài phải đi bất định và do đó, phải chịu khổ đau, phải lang thang mãi cho đến ngày tìm ra được người kiến trúc sư đã xây dựng cái nhà này (tức là cái thể xác này). Trong kiếp cuối cùng này, giữa khung cảnh cô đơn, tịch mịch của rừng thiêng, giữa lúc đi sâu vào thiền định mà ngài đã dày công trau dồi từ xa xôi trong quá khứ và trải qua cuộc hành trình bất định, ngài đã khám phá ra anh thợ cất nhà mà vẫn hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ này không ở ngoài mà ở sâu kín tận trong ngài. Đó là Ái dục, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Ái dục xuất phát bằng cách nào thì không thể biết nhưng có điều chắc chắn là cái mà ta tạo ra thì ta có thể tiêu diệt. Tìm ra anh thợ cất nhà tức là đã tận diệt được Ái dục trong lúc đắc quả.

Trong bài kệ này, ý nghĩa bao hàm qua thành ngữ "Chấm dứt Ái dục". Mè, rui hay cái sườn của căn nhà tự tạo này là những ô nhiễm như Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, hôn trầm, phóng dật... Cây đòn tay chính chịu đựng cái sườn nhà là Vô minh, căn nguyên xuất phát của mọi dục vọng. Phá cây đòn chính Vô minh bằng trí tuệ tức là làm sập căn nhà. Sườn và cây đòn tay chính là vật liệu để cất nhà, Khi hết vật liệu xây dựng, tất nhiên người thợ không còn dựng nhà được nữa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách