ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Nói Thẳng 11
Bài viết: 6
Ngày: 11/08/14 18:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 11 »

Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Trúc Lâm, liên quan đến Uggasena:

Thuở ấy tại thành Vương-xá, mỗi năm một hoặc hai lần, năm trăm diễn viên xiếc nhào lộn lại đến biểu diễn cho nhà vua xem suốt bảy ngày. Họ kiếm được nhiều tiền và vàng: quả thực, người ta tung quà thưởng tới tấp vào họ. Khán giả chồng chất giường ngủ lên nhau thật cao, trèo lên xem cho rõ những màn xiếc hấp dẫn.

Hôm ấy, một nữ diễn viên leo lên cây cột cao, quay lộn một vòng rồi cô nhẹ nhàng đặt chân lấy thăng bằng trên đầu cột, cứ lơ lửng trên không như thế cô vừa khiêu vũ vừa hát. Trong đám khán giả có con trai quan chưởng khố cũng đứng trên đống giường với bạn chàng, xem cô biểu diễn. Tay chân cô cử động mềm mại duyên dáng quá làm chàng nhìn say sưa, và chàng yêu cô gái luôn. Tan hát về nhà chàng nói: "Nếu cưới được nàng ấy ta mới sống, còn không ta chết quách cho xong". Chàng gieo mình xuống giường, chẳng chịu ăn uống gì nữa.

Bố mẹ chàng hỏi:

- Con ơi, con bịnh làm sao?

Chàng đáp:

- Nếu con cưới được con gái người hát xiếc con mới sống. Còn không, con sẽ chết thôi.

Bố mẹ chàng khuyên:

- Con ơi, đừng làm vậy. Cha mẹ sẽ cưới cho con một cô vợ khác mới là môn đăng hộ đối chứ.

Chàng vẫn một mực nói câu ấy và nằm lỳ trên giường. Cha chàng kiên nhẫn giảng cho chàng hiểu, rốt cuộc cũng không làm cho chàng tỉnh trí được chút nào. Cuối cùng ông cho gọi người bạn của chàng đến đưa một ngàn tiền vàng và bảo:

- Cậu hãy trao số tiền này cho người hát xiếc và bảo ông ấy đưa con gái về cho con trai ta.

Người hát xiếc nói:

- Tôi đâu bán con lấy tiền. Nếu cậu ấy không thể sống thiếu con gái tôi thì hãy để cậu ấy đi với bọn tôi. Chịu như vậy tôi mới gả con gái.

Bố mẹ chàng cho chàng hay tin. Chàng liền bảo:

- Tất nhiên,con sẽ đi với họ thôi.

Bố mẹ chàng năn nỉ, khuyên lơn. Chàng chẳng màng đến những lời họ nói, bỏ theo đoàn hát xiếc.

Chàng cưới cô gái diễn viên và cùng đoàn hát đi biểu diễn qua khắp làng mạc, thành thị, kinh đô. Chẳng bao lâu, cô vợ sanh một đứa con trai. Mỗi khi chơi đùa với con, cô gọi con là "con bác đánh xe" hoặc "con chú loong toong", hay "con gã chẳng biết gì ráo". Anh chồng quả cũng có đảm nhiệm việc chăm sóc cỗ xe gánh xiếc. Mỗi khi đoàn biểu diễn, chàng sửa soạn dụng cụ, dàn dựng lên hoặc dọn dẹp khi tan hát.

Chính muốn ám chỉ các việc làm ấy mà vợ khi nựng con đã dùng những từ trên. Chàng đi đến kết luận là cô muốn nói bóng gió mình, bèn hỏi:

- Nàng muốn ám chỉ ta ư?

- Ðúng thế, tôi nói anh đấy.

- Ðã vậy, ta sẽ bỏ nàng.

- Anh đi hay ở đâu việc gì đến tôi.

Cô vẫn dùng những từ ngữ ấy đùa với con. Sắc đẹp và số lợi tức khổng lồ cô kiếm được làm cô bất cần chồng.

Chàng nghĩ: "Sao cô ta kiêu ngạo thế?" Ngay sau khi ấy chàng hiểu ra: "Chính vì cô ta là một diễn viên tài năng". Chàng quyết định: "Ðược! Ta sẽ học làm xiếc".

Chàng học tất cả các ngón biểu diễn với cha vợ. Chàng đi trình diễn khắp làng mạc, thành thị, kinh đô, hết chỗ này đến chỗ kia, cuối cùng lại trở về Vương-xá, chàng truyền rao khắp thành: "Bảy ngày nữa, Uggasena con trai ngài chưởng khố sẽ biểu diễn nghệ thuật cho dân thành Vương-xá xem". Dân chúng rộn rịp dựng khán đài thật cao, và đúng ngày thứ bảy, họ kéo nhau đến. Uggasena leo lên cây cột cao ba chục mét và đứng lơ lửng trên đầu sào.

Hôm ấy, từ sớm đức Thế Tôn quan sát thế gian và Uggasena xuất hiện trong tầm quán sát của Ngài. Thế Tôn tự nghĩ: "Người thanh niên ấy sẽ ra sao?". Ngay sau đó, Ngài biết được: "Con trai quan chưởng khố sẽ đứng lơ lửng trên đầu sào kia để biểu diễn màn xiếc của chàng và đông đảo khán giả sẽ tụ tập xem. Vào thời điển ấy ta sẽ đọc bài kệ bốn câu. Nghe xong tám vạn bốn ngàn người sẽ được Pháp nhãn thanh tịnh, còn Uggasena thì đắc quả A-la-hán".

Ngày hôm sau, lựa đúng giờ thích hợp, đức Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo lên đường vào thành Vương-xá khất thực.

Trước khi Phật đặt chân vào thành, tại chỗ biểu diễn, Uggasena đưa tay ra dấu chào trả tiếng vỗ tay của khán giả. Và giữ thăng bằng trên đầu cột, chàng bay lộn bảy vòng trong không, đặt chân trở lại trên đầu cột và đứng giữ thăng bằng ở đấy. Ðúng lúc này, đức Thế Tôn vào thành, và do sự xếp đặt của Ngài, khán giả quay nhìn Ngài thay vì nhìn Uggasena biễn diễn. Thấy khán giả không còn quan tâm đến mình nữa, Uggasena vô cùng thất vọng. Chàng nghĩ: "Ta phải mất một năm mới luyện được màn biểu diễn này. Thế mà đức Thế Tôn vừa đặt chân đến thành, khán giả đã bỏ ta quay lại chiêm ngưỡng Ngài. Buổi biểu diễn của ta thế là hoàn toàn thất bại. "Phật đọc được tư tưởng của chàng liền bảo Trưởng lão Mục-kiền liên:

- Ông hãy đến bảo con viên chưởng khố ta muốn xem chàng biểu diễn tài nghệ.

Tôn giả đến bên cây cột nói với chàng diễn viên:

Này, Uggasena
Diễn viên xiếc tài ba!
Hãy phô trương tài nghệ,
Cống hiến dân thành ta.


Uggasena nghe vậy vô cùng hoan hỉ: "Chắc đức Thế Tôn muốn xem tài năng của ta". Nghĩ vậy, chàng liền đáp, trong lúc vẫn đứng lơ lửng trên đầu cột:

Hãy xem tôi, Mục-kiền-liên Tôn giả!
Bậc đại trí, bậc đại thần thông!
Tôi trổ tài cống hiến đám đông
Và làm họ cười reo thỏa thích

Từ trên đầu cột chàng tung mình lên không, quay lộn mười bốn vòng rồi đặt chân trở lại, giữ thăng bằng trên đầu cột.

Ðức Thế Tôn bảo:

- Này Uggasena, người trí phải biết cởi bỏ buộc ràng của thân ngũ uẩn trong quá khứ, hiện tại và vị lại. Như vậy, người ấy mới thoát được sanh, già, bệnh, chết.

Ngài nói kệ:

(348) Bỏ quá, hiện, vị lai,
Ðến bờ kia cuộc đời,
Ý giải thoát tất cả,
Chớ vướng lại sanh già.


Phật nói xong, tám vạn bốn ngàn người được pháp nhãn thanh tịnh, con trai quan chưởng khố đắc quả A-la-hán và được thần thông ngay khi chàng còn đứng lơ lửng đầu cột.

(Trích Tích truyện Pháp cú-Phẩm Tham ái)

(Links:http://thuongchieu.net/index.php/chuyen ... ovonhaolon
http://www.truclamtaythien.com/kinhsach ... p26-2.html)

Kính thưa quý vị, qua tích truyện Pháp cú trên, Tôn giả Uggasena đã chứng được Niết bàn nhờ Pháp môn gì vậy? Có phải là pháp "trực chỉ" của Tổ sư thiền không?


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Câu truyện trên mà đạo hữu Nói Thẳng trích dẫn ban đầu thì có vẻ giống Thiền Tổ Sư nhưng xét kỹ lại thì không phải.
Niết Bàn của A La Hán không phải là Đại Niết Bàn của Phật.
Niết Bàn của A La Hán khi còn thân ngũ uẩn gọi là Hữu Dư Niết Bàn, không còn thân ngũ uẩn gọi là Vô Dư Niết Bàn.
Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng mà Phật phó chúc cho Đại Ca Diếp là Đại Niết Bàn hay còn gọi là Niết Bàn Tự Tánh. Niết Bàn Tự Tánh phải chứng ngộ theo kinh Pháp Hoa trải qua 4 giai đoạn : Khai - Thị - Ngộ - Nhập Tri Kiến Phật. hoặc còn gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.
Đây là điều bí mật vì Tâm Truyền Tâm, ví như hai người có thần giao cách cảm hiểu ý thì liền mỉm cười. Tức là Đại Ca Diếp đã hiểu được và thấy được điều mà Phật đã biết đã thấy.
Thiền Tông ấn chứng bằng cách truyền y bát, nhưng sau Lục Tổ Huệ Năng thì không truyền y bát nữa mà chỉ truyền qua Tâm Ấn.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tôi có nói không tham gia thảo luận vào mục Thiền Tông tránh cãi cọ với các đạo hữu bên này. Nên chỉ nói bấy nhiêu thôi. Vì tưởng ở mục vấn đáp nên trả lời chứ không phải là không giữ lời hứa. Nhưng đã lỡ up lên thì thôi để đó. Sám hối vậy. A DI ĐÀ PHẬT


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Nói Thẳng 11
Bài viết: 6
Ngày: 11/08/14 18:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 11 »

Cảm ơn Hoa Sen Cõi Tịnh đã cho ý kiến. Cùng là Đạo Phật cả mà sao Đh lại tự chia cách tông phái như thế làm gì.

Mời các Đh khác cho ý kiến. Phương pháp mà Phật áp dụng ở trên giống và khác Tổ sư thiền ở điểm nào, có phải cũng là Trực chỉ Tâm truyền Tâm không ạ?


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Không phải Tổ Sư Thiền.

Pháp trên mới dừng lại ở Ý Giải Thoát (ngay ý đập tan tình chấp) cho những ai chỉ muốn cởi bỏ ràng buộc của ngũ uẩn.

Tổ Sư Thiền, chỉ thẳng đến chỗ cái Tâm bản nhiên vốn hằng hữu, vô hình vô tướng vô ngã .... , tất cả đều Vô.

Cả hai đều là trực chỉ nhưng điểm đến không chung, đều là giải thoát ngũ uẩn nhưng khác nhau về năng lực thiên biến vạn hóa. Cũng như Phật Quả và A LA HÁN quả đều là giải thoát khỏi sanh tử (ngũ uẩn) nhưng năng lực thiên biến vạn hóa của chư Phật thì các vị A LA HÁN không bằng được.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nói Thẳng 11 đã viết:Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Trúc Lâm, liên quan đến Uggasena:...
...Ngài nói kệ:


(348) Bỏ quá, hiện, vị lai,
Ðến bờ kia cuộc đời,
Ý giải thoát tất cả,
Chớ vướng lại sanh già.


Phật nói xong, tám vạn bốn ngàn người được pháp nhãn thanh tịnh, con trai quan chưởng khố đắc quả A-la-hán và được thần thông ngay khi chàng còn đứng lơ lửng đầu cột.

(Trích Tích truyện Pháp cú-Phẩm Tham ái)

(Links:http://thuongchieu.net/index.php/chuyen ... ovonhaolon
http://www.truclamtaythien.com/kinhsach ... p26-2.html)

Kính thưa quý vị, qua tích truyện Pháp cú trên, Tôn giả Uggasena đã chứng được Niết bàn nhờ Pháp môn gì vậy? Có phải là pháp "trực chỉ" của Tổ sư thiền không?
Hề hề, mình không hiểu ý câu chuyện mời bạn giải thích. ''Đó là câu chuyện thiền sao? hì ''

Cảm ơn Hoa Sen Cõi Tịnh đã cho ý kiến. Cùng là Đạo Phật cả mà sao Đh lại tự chia cách tông phái như thế làm gì.

Mời các Đh khác cho ý kiến. Phương pháp mà Phật áp dụng ở trên giống và khác Tổ sư thiền ở điểm nào, có phải cũng là Trực chỉ Tâm truyền Tâm không ạ?
bạn đã từng chỉ trích thiền tông cho là giả, không có nhất niệm khai tâm, có nói bạn cũng phải vào sách thiền mò thêm dài năm thì khổ.

Có người ác ý, nói “đờn khẩy tai trâu”:. nặng lời thì bạn sẽ quậy lên liền? ta... ''đâu ngán ai đâu...'' hì hi. Ảo mà, khóa cái @ này thì làm ngay @ khác... Còn như bạn thích thật sự thì bàn tiếp.


Nếu bạn hiểu hết các lại ngoại đạo thiền và chánh đạo thiền thì không bao giờ đặt ra câu hỏi như vậy.

Bạn hiện đang đứng trên ngã ba,còn phân vân. Nên chưa biết chọn tông phái, pháp môn nào thì phải ? - Nếu biết rõ pháp môn bạn thì dễ nói chuyện lắm.


Riêng Thiền tông thì mình khuyên bạn chỉ đọc để cho biết trắng đen, chánh tà thôi chớ đừng nên học liền không mấy tốt cho bạn. Hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Tôi có nói không tham gia thảo luận vào mục Thiền Tông tránh cãi cọ với các đạo hữu bên này. Nên chỉ nói bấy nhiêu thôi. Vì tưởng ở mục vấn đáp nên trả lời chứ không phải là không giữ lời hứa. Nhưng đã lỡ up lên thì thôi để đó. Sám hối vậy. A DI ĐÀ PHẬT
Hề hề, nộ khí còn bừng bừng thì làm sao niệm A Di Đà PHật được nè.


Nói chơi thôi đừng giận bạn nhe.

Bạn không tu Tịnh độ được đâu... một thời gian hết giận rồi sẽ quay lại thôi.


Thông minh, sưu tầm, luận thiền trôi trải như bạn, ứng biến lanh lẹ, lên cõi Tây Phương toàn là người Tịnh tâm hết thì buồn chết.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Không phải là Tổ Sư Thiền.

Một bên là nhảy được lên bờ nên không bị chết đuối. Còn một bên là TRỰC NHẬN RA chính bản thân mình, nước và trên bờ đồng một bản thể là KHÔNG, nên liền thoát khỏi mọi chướng ngại, liền tự tại ngay cả dưới nước và trên bờ, không phân biệt, không phiền não.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Nói Thẳng 11 đã viết:Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Trúc Lâm, liên quan đến Uggasena:

Thuở ấy tại thành Vương-xá, mỗi năm một hoặc hai lần, năm trăm diễn viên xiếc nhào lộn lại đến biểu diễn cho nhà vua xem suốt bảy ngày. Họ kiếm được nhiều tiền và vàng: quả thực, người ta tung quà thưởng tới tấp vào họ. Khán giả chồng chất giường ngủ lên nhau thật cao, trèo lên xem cho rõ những màn xiếc hấp dẫn.

Hôm ấy, một nữ diễn viên leo lên cây cột cao, quay lộn một vòng rồi cô nhẹ nhàng đặt chân lấy thăng bằng trên đầu cột, cứ lơ lửng trên không như thế cô vừa khiêu vũ vừa hát. Trong đám khán giả có con trai quan chưởng khố cũng đứng trên đống giường với bạn chàng, xem cô biểu diễn. Tay chân cô cử động mềm mại duyên dáng quá làm chàng nhìn say sưa, và chàng yêu cô gái luôn. Tan hát về nhà chàng nói: "Nếu cưới được nàng ấy ta mới sống, còn không ta chết quách cho xong". Chàng gieo mình xuống giường, chẳng chịu ăn uống gì nữa.

Bố mẹ chàng hỏi:

- Con ơi, con bịnh làm sao?

Chàng đáp:

- Nếu con cưới được con gái người hát xiếc con mới sống. Còn không, con sẽ chết thôi.

Bố mẹ chàng khuyên:

- Con ơi, đừng làm vậy. Cha mẹ sẽ cưới cho con một cô vợ khác mới là môn đăng hộ đối chứ.

Chàng vẫn một mực nói câu ấy và nằm lỳ trên giường. Cha chàng kiên nhẫn giảng cho chàng hiểu, rốt cuộc cũng không làm cho chàng tỉnh trí được chút nào. Cuối cùng ông cho gọi người bạn của chàng đến đưa một ngàn tiền vàng và bảo:

- Cậu hãy trao số tiền này cho người hát xiếc và bảo ông ấy đưa con gái về cho con trai ta.

Người hát xiếc nói:

- Tôi đâu bán con lấy tiền. Nếu cậu ấy không thể sống thiếu con gái tôi thì hãy để cậu ấy đi với bọn tôi. Chịu như vậy tôi mới gả con gái.

Bố mẹ chàng cho chàng hay tin. Chàng liền bảo:

- Tất nhiên,con sẽ đi với họ thôi.

Bố mẹ chàng năn nỉ, khuyên lơn. Chàng chẳng màng đến những lời họ nói, bỏ theo đoàn hát xiếc.

Chàng cưới cô gái diễn viên và cùng đoàn hát đi biểu diễn qua khắp làng mạc, thành thị, kinh đô. Chẳng bao lâu, cô vợ sanh một đứa con trai. Mỗi khi chơi đùa với con, cô gọi con là "con bác đánh xe" hoặc "con chú loong toong", hay "con gã chẳng biết gì ráo". Anh chồng quả cũng có đảm nhiệm việc chăm sóc cỗ xe gánh xiếc. Mỗi khi đoàn biểu diễn, chàng sửa soạn dụng cụ, dàn dựng lên hoặc dọn dẹp khi tan hát.

Chính muốn ám chỉ các việc làm ấy mà vợ khi nựng con đã dùng những từ trên. Chàng đi đến kết luận là cô muốn nói bóng gió mình, bèn hỏi:

- Nàng muốn ám chỉ ta ư?

- Ðúng thế, tôi nói anh đấy.

- Ðã vậy, ta sẽ bỏ nàng.

- Anh đi hay ở đâu việc gì đến tôi.

Cô vẫn dùng những từ ngữ ấy đùa với con. Sắc đẹp và số lợi tức khổng lồ cô kiếm được làm cô bất cần chồng.

Chàng nghĩ: "Sao cô ta kiêu ngạo thế?" Ngay sau khi ấy chàng hiểu ra: "Chính vì cô ta là một diễn viên tài năng". Chàng quyết định: "Ðược! Ta sẽ học làm xiếc".

Chàng học tất cả các ngón biểu diễn với cha vợ. Chàng đi trình diễn khắp làng mạc, thành thị, kinh đô, hết chỗ này đến chỗ kia, cuối cùng lại trở về Vương-xá, chàng truyền rao khắp thành: "Bảy ngày nữa, Uggasena con trai ngài chưởng khố sẽ biểu diễn nghệ thuật cho dân thành Vương-xá xem". Dân chúng rộn rịp dựng khán đài thật cao, và đúng ngày thứ bảy, họ kéo nhau đến. Uggasena leo lên cây cột cao ba chục mét và đứng lơ lửng trên đầu sào.

Hôm ấy, từ sớm đức Thế Tôn quan sát thế gian và Uggasena xuất hiện trong tầm quán sát của Ngài. Thế Tôn tự nghĩ: "Người thanh niên ấy sẽ ra sao?". Ngay sau đó, Ngài biết được: "Con trai quan chưởng khố sẽ đứng lơ lửng trên đầu sào kia để biểu diễn màn xiếc của chàng và đông đảo khán giả sẽ tụ tập xem. Vào thời điển ấy ta sẽ đọc bài kệ bốn câu. Nghe xong tám vạn bốn ngàn người sẽ được Pháp nhãn thanh tịnh, còn Uggasena thì đắc quả A-la-hán".

Ngày hôm sau, lựa đúng giờ thích hợp, đức Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo lên đường vào thành Vương-xá khất thực.

Trước khi Phật đặt chân vào thành, tại chỗ biểu diễn, Uggasena đưa tay ra dấu chào trả tiếng vỗ tay của khán giả. Và giữ thăng bằng trên đầu cột, chàng bay lộn bảy vòng trong không, đặt chân trở lại trên đầu cột và đứng giữ thăng bằng ở đấy. Ðúng lúc này, đức Thế Tôn vào thành, và do sự xếp đặt của Ngài, khán giả quay nhìn Ngài thay vì nhìn Uggasena biễn diễn. Thấy khán giả không còn quan tâm đến mình nữa, Uggasena vô cùng thất vọng. Chàng nghĩ: "Ta phải mất một năm mới luyện được màn biểu diễn này. Thế mà đức Thế Tôn vừa đặt chân đến thành, khán giả đã bỏ ta quay lại chiêm ngưỡng Ngài. Buổi biểu diễn của ta thế là hoàn toàn thất bại. "Phật đọc được tư tưởng của chàng liền bảo Trưởng lão Mục-kiền liên:

- Ông hãy đến bảo con viên chưởng khố ta muốn xem chàng biểu diễn tài nghệ.

Tôn giả đến bên cây cột nói với chàng diễn viên:

Này, Uggasena
Diễn viên xiếc tài ba!
Hãy phô trương tài nghệ,
Cống hiến dân thành ta.


Uggasena nghe vậy vô cùng hoan hỉ: "Chắc đức Thế Tôn muốn xem tài năng của ta". Nghĩ vậy, chàng liền đáp, trong lúc vẫn đứng lơ lửng trên đầu cột:

Hãy xem tôi, Mục-kiền-liên Tôn giả!
Bậc đại trí, bậc đại thần thông!
Tôi trổ tài cống hiến đám đông
Và làm họ cười reo thỏa thích

Từ trên đầu cột chàng tung mình lên không, quay lộn mười bốn vòng rồi đặt chân trở lại, giữ thăng bằng trên đầu cột.

Ðức Thế Tôn bảo:

- Này Uggasena, người trí phải biết cởi bỏ buộc ràng của thân ngũ uẩn trong quá khứ, hiện tại và vị lại. Như vậy, người ấy mới thoát được sanh, già, bệnh, chết.

Ngài nói kệ:

(348) Bỏ quá, hiện, vị lai,
Ðến bờ kia cuộc đời,
Ý giải thoát tất cả,
Chớ vướng lại sanh già.


Phật nói xong, tám vạn bốn ngàn người được pháp nhãn thanh tịnh, con trai quan chưởng khố đắc quả A-la-hán và được thần thông ngay khi chàng còn đứng lơ lửng đầu cột.

(Trích Tích truyện Pháp cú-Phẩm Tham ái)

(Links:http://thuongchieu.net/index.php/chuyen ... ovonhaolon
http://www.truclamtaythien.com/kinhsach ... p26-2.html)

Kính thưa quý vị, qua tích truyện Pháp cú trên, Tôn giả Uggasena đã chứng được Niết bàn nhờ Pháp môn gì vậy? Có phải là pháp "trực chỉ" của Tổ sư thiền không?
Kính đh, theo tôi, PHẢI - KHÔNG PHẢI . để làm gì. Nếu đh theo bài Pháp ấy thực hành được an lạc, hay chứng được pháp nhản thanh tịnh, đó mới thật là lợi ích của người Phật tử.
chúc an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nói Thẳng 11
Bài viết: 6
Ngày: 11/08/14 18:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 11 »

pucaquynhnga22 đã viết:Không phải là Tổ Sư Thiền.

Một bên là nhảy được lên bờ nên không bị chết đuối. Còn một bên là TRỰC NHẬN RA chính bản thân mình, nước và trên bờ đồng một bản thể là KHÔNG, nên liền thoát khỏi mọi chướng ngại, liền tự tại ngay cả dưới nước và trên bờ, không phân biệt, không phiền não.
Bạn QN nói văn hoa hay quá, ý bạn có phải cho rằng quả vị A la hán thì vẫn còn chấp ngã và pháp là hai thứ phân biệt, các Ngài chưa ngộ được bản chất của vạn hữu là Vô ngã (cũng tức là KHÔNG tánh) chăng?


Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

BATKHONG1985 đã viết:Không phải Tổ Sư Thiền.

Pháp trên mới dừng lại ở Ý Giải Thoát (ngay ý đập tan tình chấp) cho những ai chỉ muốn cởi bỏ ràng buộc của ngũ uẩn.

Tổ Sư Thiền, chỉ thẳng đến chỗ cái Tâm bản nhiên vốn hằng hữu, vô hình vô tướng vô ngã .... , tất cả đều Vô.

Cả hai đều là trực chỉ nhưng điểm đến không chung, đều là giải thoát ngũ uẩn nhưng khác nhau về năng lực thiên biến vạn hóa. Cũng như Phật Quả và A LA HÁN quả đều là giải thoát khỏi sanh tử (ngũ uẩn) nhưng năng lực thiên biến vạn hóa của chư Phật thì các vị A LA HÁN không bằng được.
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Câu truyện trên mà đạo hữu Nói Thẳng trích dẫn ban đầu thì có vẻ giống Thiền Tổ Sư nhưng xét kỹ lại thì không phải.
Niết Bàn của A La Hán không phải là Đại Niết Bàn của Phật.
Niết Bàn của A La Hán khi còn thân ngũ uẩn gọi là Hữu Dư Niết Bàn, không còn thân ngũ uẩn gọi là Vô Dư Niết Bàn.
Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng mà Phật phó chúc cho Đại Ca Diếp là Đại Niết Bàn hay còn gọi là Niết Bàn Tự Tánh. Niết Bàn Tự Tánh phải chứng ngộ theo kinh Pháp Hoa trải qua 4 giai đoạn : Khai - Thị - Ngộ - Nhập Tri Kiến Phật. hoặc còn gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.
Đây là điều bí mật vì Tâm Truyền Tâm, ví như hai người có thần giao cách cảm hiểu ý thì liền mỉm cười. Tức là Đại Ca Diếp đã hiểu được và thấy được điều mà Phật đã biết đã thấy.
Thiền Tông ấn chứng bằng cách truyền y bát, nhưng sau Lục Tổ Huệ Năng thì không truyền y bát nữa mà chỉ truyền qua Tâm Ấn.
Như vậy, theo ý của Đh Hoa Sen Cõi Tịnh và BATKHONG1985 thì tu theo Tổ sư thiền khi ngộ sẽ chứng cao hơn cả quả vị A la hán, lập tức thành Phật?


Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

Xin mời quý vị tham khảo bài giảng trích trong Phật Học Khái Luận của Tiến sĩ Phật học-HT.Thích Chơn Thiện để có cái hiểu đúng đắn hơn về quả vị A La Hán. Bởi nếu vì không có kiến thức căn bản Phật học, chúng ta lỡ có ý niệm hạ thấp quả vị A La Hán thì sẽ tạo ác nghiệp nặng nề, khiến con đường đi xuống 3 đường ác mở ra đón ta khi mãn kiếp:

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Phật Học Khái Luận -- Thích Chơn Thiện
Chương Một - Phật Bảo
Tiết V

Phật - Niết-bàn - Thành Ðạo

Danh từ Phật thường để chỉ đức Thế Tôn, chư Phật quá khứ và vị lai.

Ðức Thế Tôn được gọi là Phật sau khi Ngài thành đạo dưới cội cây Bồ-đề, chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

- Phẩm "Song song" (Phần Chánh giác, Tương Ưng IV) định nghĩa Phật rằng: "Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với 6 nội xứ (6 căn), Ta đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, và xuất ly là xuất ly, thì khi ấy, đối với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, đối với quần chúng gồm Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, Ta xác chứng: Ta đã chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Giác".

- Tương Ưng Bộ Kinh IV, phẩm "An ổn khỏi các khổ ách" định nghĩa:

" Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt (... tai, mũi, lưỡi, ...) nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như cây ta-la, khổng thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn khỏi các khổ ách".

- Tương Ưng Bộ Kinh I, phẩm "Cây Lau" định nghĩa Thế Tôn như là vị đã đoạn trừ hoàn toàn chấp thủ, vượt qua được bộc lưu (dòng sinh tử, dòng tham ái):

"Không đứng lại, không bước tới. Ta vượt qua bộc lưu" (Vị Thiên giải thích: Không bước tới, không đứng lại là vượt chấp trước ở đời. Thế Tôn chấp nhận).

- Tưng Ưng Bộ Kinh III, phẩm "Tham Luyến", phần "Chánh Ðẳng giác" định nghĩa:

"Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly sắc (thọ, tưởng, hành, thức), ly tham, đoạn diệt, được gọi là bậc giải thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng giác".

Cùng trong phẩm kinh này, Thế Tôn phân biệt sự khác biệt giữa Thế Tôn và các đệ tử A-la-hán như vầy:

"Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường trước kia chưa khởi, là bậc đem lại con đường trước kia chưa được đem lại, là bậc truyền thuyết con đường trước kia chưa được tuyên thuyết, bậc trí đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu đạo".

- Tiểu Bộ Kinh, kinh "Phật Thuyết Như Vậy" có một số định nghĩa về Phật, Như Lai một cách đặc biệt:

"Này các Tỳ-kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Giác đến đêm Ngài nhập Vô dư y Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, tuyên bố đều là thật, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy được gọi là Như Lai".

"Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy nên được gọi là Như Lai".

"Trong toàn thế giới... Như Lai là bậc chiến thắng, không bị chiến bại, bậc toàn trí, toàn kiến, đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai" (1).

Kinh điển vẫn thường gọi Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng giác. Như vậy, Thế Tôn cũng là một vị A-la-hán, nhưng ở cương vị của một vị giáo chủ, Ðạo sư. Các bậc A-la-hán, đệ tử của Ngài là những vị đi theo con đường giải thoát mà Ngài vạch mở. Ở mặt giải thoát, tận trừ vô minh, ái thủ, lậu hoặc thì giữa Thế Tôn và các A-la-hán không khác.

Danh hiệu "ứng Cúng" trong mười hiệu Như Lai, có nghĩa là một A-la-hán. Ở đây, ta không nên cho rằng A-la-hán là quả vị thấp hơn quả vị Phật ở mặt giải thoát.

Kinh ghi lại rằng: "Hai Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-Liên có khả năng lãnh đạo Giáo chúng. Thế Tôn xác nhận, như chính Thế Tôn". Có quan điểm cho rằng A-la-hán là "Thanh văn tiểu quả". Ðây chỉ là sự ngộ nhận về nội dung chứng đắc của A-la-hán. Phật và A-la-hán đều thuộc cảnh giới vô phân biệt, nếu ở đó còn có mặt của cái nhìn cao thấp, hơn kém, thì đấy là điều không thể quan niệm được. Ðã đến lúc chúng ta cần chấm dứt sự đánh giá quá thấp về nội dung chứng đắc của các Sa-môn quả.

Truyền thống của Phật giáo Việt Nam, qua thời kinh Sám hồng danh, rõ là đã xem sự chứng đắc giải thoát của Phật và A-la-hán không khác:

"Con nay không cầu phước báo của Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, cho đến phước báo Bồ-tát, mà chỉ phát tâm cầu quả Phật". Liền đó niệm đến mười hiệu Như Lai "Nam-mô Như Lai, ứng cúng...".

Bây giờ chúng ta đi vào định nghĩa Phật, Như Lai của Bắc tạng.

Các nhà học giả Phật giáo thường xem Bát-nhã như là tinh yếu của giáo lý Bắc tạng. Các Tông Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Pháp Hoa cũng chỉ chứa đựng giáo nghĩa đó; mỗi tông chỉ khác nhau ở quan điểm thể hiện và truyền bá giáo lý ở mặt rộng, mà không khác ở chiều sâu. Bát-nhã Tâm Kinh được xem là bài Kinh cô động giáo lý tinh yếu đó, mà câu "Quán tự tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" gói trọn được nội dung của Bát-nhã. Nội dung ấy là bằng Thiền Quán thấy rõ năm uẩn là vô ngã (không) thì vượt qua được mọi khổ ách. Trở về định nghĩa Như Lai của Thượng tọa bộ như vừa trình bày, thì nội dung quả vị Như Lai giống như nội dung được trình bày ở Bắc tạng, nội dung giải thoát đó không khác với nội dung giải thoát của một A-la-hán.

Kinh Kim Cương định nghĩa về Như Lai rằng: "Vô sở tùng lai diệc vô sở khử" hoặc "Như Lai tức nhất thiết pháp như nghĩa" hoặc "Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp" hoặc "Nhược Bồ-tát thông đạt vô ngã pháp giả, Như Lai thuyết danh chơn thị Bồ-tát".

Như Lai ở đây được hiểu như là thực tướng, thực nghĩa của các Pháp, hay là một vị thể nhập vào thực tướng ấy. Thực tướng ấy thì vô ngã tướng, rời hết thảy các tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả), rời hết các tướng bị chấp thủ, hay rời khỏi mọi chấp thủ.

Như vậy, Chánh pháp dù được trình bày ở Bắc tạng hay Nam tạng, luôn luôn rời khỏi ái, thủ, vô minh. Như Lai là bậc loại hết hoàn toàn chấp thủ. Ðây chính là điểm giáo lý truyền thống của Phật giáo.

Từ đây, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Nam tạng không phải là cỗ xe nhỏ (Tiểu thừa), Bắc tạng không phải là giáo lý phi truyền thống Phật giáo.

Từ sự tìm hiểu nội dung chứng ngộ giải thoát của Phật và A-la-hán được trình bày qua các tông phái Phật giáo trên, đã đến lúc Phật tử chúng ta cần chấm dứt ngay nhận định cho rằng "Tứ đế" là pháp nhỏ của Thanh văn, "Thập nhị Nhân Duyên" là pháp nhỏ của Duyên giác, cần chấm dứt ngay sự phân biệt Ðại, Tiểu thừa. Sự phân biệt đó đi ngược với giáo lý truyền thống của Thế Tôn. Có chấm dứt được sự phân biệt đó, Phật giáo mới có thể vận dụng một cách đầy sáng tạo và hữu hiệu tinh thần khế cơ và khế lý đầy thiện xảo của các Tông phái Phật giáo vào công cuộc hoằng dương Chánh pháp trong hiện tại và mai sau.

Bắc tạng có chủ trương khác với Nam tạng, cho rằng quá khứ, trước Ðức Thích Tôn, đã có vô số chư Phật mà không phải chỉ là sáu Thế Tôn; hiện kiếp không phải chỉ có một mình đức Thích Tôn, mà các đệ tử của Ngài cũng có thể thành Phật. Ðây là điểm khác biệt mang màu sắc bộ phái, sẽ được bàn thêm ở chương Pháp Bảo.

Dù Thế Tôn được định nghĩa dưới hình thức nào, nội dung vẫn được giữ nguyên ý nghĩa: Thế Tôn là bậc đã giác ngộ hoàn toàn, thấy rõ thực tướng của hết thảy các pháp, đã an ổn thoát khỏi mọi khổ ách sanh tử.

Chúng ta cũng có thể hiểu Thế Tôn như là một đấng Toàn giác, hay Thực tại Như thực, như Bắc và Nam tạng ghi nhận: "Thấy Duyên khởi là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Phật" (2).

Chứng ngộ quả vị Phật là chứng ngộ Niết-bàn.

Bây giờ chúng ta đi vào ý nghĩa của Niết-bàn. Qua các định nghĩa gián tiếp về Như Lai, thì Niết-bàn mà Thế Tôn chứng ngộ, chứng nhập là kết quả của sự đoạn diệt Mười hai nhân duyên, hay đoạn diệt khổ.

Do đó, Niết-bàn có thể gián tiếp được định nghĩa như là "Khổ diệt", "Ái diệt", "Thủ diệt", "Vô minh diệt", hay bằng các tên gọi tương đương khác như "Vô vi", "Vượt qua bộc lưu", "Qua bờ bên kia". "Loại hết sanh y" v.v.... mà chúng ta có ngót ba mươi từ tương đương với Niết-bàn, ở Nikàya và A-hàm.

Trong Kinh Tập (Suttanipattà), Tiểu Bộ Kinh, chương "Con đường đến bờ bên kia", thanh niên Upasìva đã hỏi Thế Tôn về phép để qua bờ bên kia, Thế Tôn dạy:

"Ngày đêm Ông nhận thấy,
Ðoạn dục, ly nghi ngờ,
Ái diệt là Niết-bàn". -- (Sn. 205).

Thanh niên Udaya hỏi: "Do đoạn diệt gì được gọi là Niết-bàn?", Thế Tôn dạy:

"Do đoạn diệt khát ái,
Ðược gọi là Niết-bàn". -- (Sn. 214).

Thanh niên Kappa đặt câu hỏi tương tự, Thế Tôn trả lời:

"Không sở hữu, chấp trước,
Ta nói Người, Niết-bàn,
Già chết được đoạn tận".

Kinh Tượng Tích Dụ thuật lại lời Thế Tôn dạy rằng:

"Sự tham dục, chấp trước, tham đắm trong Năm thủ uẩn ức Khổ tập; sự nhiếp phục từ bỏ tham dục tức Khổ diệt" (Khổ diệt tức Niết-bàn) (3).

Niết-bàn như thế là rời khỏi mọi chấp thủ. Vì rời chấp thủ, nên rời khỏi mọi tướng trạng, mọi ý niệm; vì ly niệm nên Niết-bàn không thể được diễn đạt bằng ngôn ngữ khái niệm. Do đó, mọi câu hỏi và mọi câu trả lời trực tiếp về Niết-bàn đều không được chấp nhận.

Trong Kinh Bà-sa-cù-đa Hỏa Du (4). Vacchagotta đã đặt mười câu hỏi siêu hình và đã được Thế Tôn dạy rằng các câu hỏi ấy không phù hợp, bởi vì Thế Tôn (hay Niết-bàn) đã giải thoát khỏi sắc, thọ, tướng, hành, thức; trong khi các câu hỏi ấy chỉ có thể liên hệ đến sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Nói cách khác, không thể nói Niết-bàn là gì, mà cũng không thể nói Niết-bàn không là gì. Chỉ có thể tạm thời đề cập đến Niết-bàn bằng thái độ phủ định, gián tiếp bằng các định nghĩa được trích dẫn ở trên, hoặc bằng các từ tương đương, không thực sự cắt nghĩa gì cả như từ "Tuyệt đối", "Bất tử", "Vô sinh" v.v...

Từ đây, chúng ta cần phải rất cẩn trọng và tỉnh giác một khi nói đến Niết-bàn. Nó không phải là một xứ sở, nó không liên hệ đến thời gian. Bởi thế, thật là dễ ngộ nhận khi nói "Ðức Phật nhập Niết-bàn" hay "Nhập Vô dư Niết-bàn". Nguy hiểm là ở chữ Nhập. Nghĩa là chữ nhập ở đây là không có chủ thể và đối tượng của nhập thì mới gọi là "nhập".

Nhưng nếu diễn đạt như thế này thì người nghe do thiếu tỉnh giác có thể cho rằng Niết-bàn chỉ là trống không. Ðể tránh khỏi ngộ nhận đáng tiếc ấy, các nhà biên khảo thường trưng dẫn câu chuyện nổi tiếng về "Con rùa và con cá". Nếu rùa không thể nói cho cá nghe về những gì ở trên đất cạn, thì cũng thế, ngôn ngữ khái niệm của con người không thể nói lên được những gì của Niết-bàn. Ðối với cá, trái đất không phải là không có; cũng thế, đối với chúng ta, những phàm phu, Niết-bàn không phải là trống không. Làm sao có thể nói lên được Niết-bàn khi chính Niết-bàn là sự đoạn diệt vọng tưởng?

Ở Kinh "Phật Thuyết Như Vậy" (Ivivuttaka), Tiểu Bộ Kinh, Thế Tôn dạy:

"Này các Tỷụ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỳ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra (5).

Ði vào các ý nghĩa Niết-bàn của Bắc tạng, chúng ta sẽ lý thú làm quen với lối diễn đạt đây biểu tượng và thi vị.

Bát nhã cho rằng cứu cánh Niết-bàn là vượt qua hết mọi khổ ách. Khổ ách là do chấp thủ nhân ngã và pháp ngã. Nếu nhờ trí tuệ thấp rõ Năm uẩn là vô ngã thì sẽ cắt lìa chấp thủ và đi ra hết mọi khổ ách. Như thế, vượt qua khổ ách, hay đắc Niết-bàn, chính là sự chứng ngộ, chứng nhập đương thể vô ngã của các pháp. Ðương thể ấy thì vô sinh (hay không sanh không diệt). Cho nên đắc Niết-bàn có nghĩa là đắc cái vô sanh. Mà đã là vô sanh thì vô đắc. Do đó, đắc Niết-bàn là không thấy có người đắc và pháp đắc. Khi hoàn toàn vô đắc thì gọi là Niết-bàn hay đắc Niết-bàn.

Tất cả chấp thủ là nội dung ngăn ngại việc chứng đắc Niết-bàn. Cho nên, nội dung của chứng đắc ấy là nội dung của đoạn diệt chấp thủ, đoạn diệt vọng tưởng. Tại đây, Niết-bàn có thể được trình bày gián tiếp như là sự hàng phục vọng tưởng.

Cũng từ Kinh Kim Cương, Thế Tôn dạy Tôn giả Tu-bồ-đề rằng: "Tại đức Phật Nhiên Ðăng, Ta thật không có đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Do vì không có đắc A-nậu-đa-la-miệu-tam-bồ-đề nên đức Phật Nhiên Ðặng đã thọ ký cho Ta sau này thành Phật, hiệu là Thích ca Mâu ni."

Ðấy là lối diễn đạt nội dung chứng đắc Niết-bàn của Thế Tôn. Niết-bàn là nội dung của vô đắc ấy. Ðó là nội dung của sự thể nhập vào thực tại vô ngã của các pháp.

Nói lên chỗ chứng đắc ấy của Thế Tôn, Kinh Lăng Già lại phát biểu một cách đầy sáng tạo và lý thú rằng:

"Vô hữu Niết-bàn Phật
Vô hữu Phật Niết-bàn".

(Không có đức Phật chứng Niết-bàn,
và cũng không có Niết-bàn của Phật chứng).

Nổ lực phủ nhận sự kiện chứng Niết-bàn và phủ nhận Niết-bàn của Phật chứng là nổ lực diễn đạt về Niết-bàn như thật, và đồng thời tránh ngộ nhận do suy tư đầy ngã tưởng của người đọc có thể dấy sinh.

Tổ Thế Thân, trong "Duy Thức Tam Thập Tụng", gọi quả Niết-bàn là quả "chuyển y" và trình bày nội dung của chứng đắc Niết-bàn qua bài kệ hai mươi chín rằng:

"Vô đắc bất tư nghì
Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y".

Thế là đắc Niết-bàn là đắc "Vô đắc", khi hành giả lìa xa mọi chấp thủ thể và đối tượng (nhân ngã và pháp ngã).

Trở lại Kim Cương, có hai bước trình bày giáo lý Kim Cương. Bước đầu nói về Không (không tánh, hay Vô ngã tánh), trình bày phần thô thiển của Vô ngã như thế là phủ nhận tất cả tướng. Nhưng bước thứ nhì thì trình bày phần thâm áo của Bát-nhã, xem Niết-bàn như là tất cả pháp.

"Như Lai tức chư pháp như nghĩa,
Nhứt thiết chư pháp giải thị Phật Pháp".

Ở mặt tương đối mà nói, thì phân biệt có Phật là chủ thể chứng ngộ, Niết-bàn là đối tượng chứng ngộ. Nhưng ở mặt tuyệt đối mà nhìn, thì Phật, Niết-bàn và sự chứng đắc Niết-bàn chỉ là một, không khác.

Quan điểm này rõ ràng không rời xa truyền thống của Giáo lý nguyên thủy Phật giáo. Hiểu như vậy, chúng ta mới khỏi sai lầm khi trình bày Phật, Niết-bàn và Thành đạo.

Tại đây, bừng sáng lên rằng các tông phái Phật giáo đều trình bày Niết-bàn theo cách trình bày gián tiếp, dẹp hết chấp thủ, vọng tưởng thì Niết-bàn hiển lộ.

Con đường đi đến Niết-bàn ở Nikàya và A-hàm là đoạn trừ ái, thủ, vô minh, hay đoạn trừ mười kiết sử (thân kiến, nghĩ, giới cấm thủ, dục, sân, hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cứ và vô minh).

Ðó chỉ ròng là công phu chuyển đổi vọng tâm (tâm lý vọng) mà không đặt vấn đề đến các pháp, hiện tượng giới này. Phải chăng đây là ý nghĩa mà Thế Tôn dạy trong Nikàya và A-hàm: "Khi Ta thanh tịnh, Ta thấy thế giới thanh tịnh". (Ðây là quan điểm khác hẳn ngoại đạo) (6).

Ði thêm một bước diễn đạt tích cực nữa về Niết-bàn, lập trường chung của Bắc tạng cho rằng:

- Sinh tử tức Niết-bàn; và
- Phiền não tức Bồ-đề (Niết-bàn).

Ở Duy thức, ý nghĩa "Sinh tử tức Niết-bàn" là ý nghĩa của "Tam vô tánh", khi chấp thủ hoàn toàn bị đoạn diệt, khi tâm thức được chuyển thành bốn trí.

Các Thiền sư Trung Hoa thì gọi đó bằng một ngôn ngữ riêng: "Khi tu rồi, núi vẫn là núi". Cho nên, khi nói Niết-bàn không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ khái niệm, thì điều này cần được hiểu là không phải chính ngôn ngữ bất lực, mà là do sự có mặt của ái, thủ của con người xuyên qua ngôn ngữ ấy. Một khi chấp thủ diệt thì ngôn ngữ cũng chính là thật pháp, Niết-bàn. Có lẽ đây là ý nghĩa mà Bắc tạng cho rằng mọi sự biểu hiện của đấng Giác ngộ đều là biểu hiện của Phật Pháp, Thật Pháp.

Kinh Pháp Hoa, bản dịch hai mươi tám phẩm của Tổ Cưu-ma-la-thập, chỉ bày "Tri kiến Phật". Tri kiến ấy là tri kiến thấy như thật pháp. Thấy như thật pháp là thấy Vô ngã pháp. Ðắc tri kiến ấy là đắc Niết-bàn, nói khác đi, tri kiến ấy là Niết-bàn.

Pháp Hoa chỉ trình bày "Phật tri kiến" một cách gián tiếp, rất là biểu tượng. Do đó, qua suốt hai mươi tám phẩm kinh ta không thấy nói rõ Phật tri kiến là gì. Nhưng bằng trí tuệ, ta có thể đón nhận Phật tri kiến qua các hình ảnh biểu tượng, như hình ảnh từ đầu Kinh: "Thế Tôn nhập vô lượng nghĩa xứ định, rồi xuất vô lượng nghĩa xứ định, mới tuyên thuyết Pháp Hoa".

Hình ảnh đó nói lên rằng, chân lý Pháp Hoa có mặt trong sự an trú tâm trong Vô ngã pháp của hành giả (Vô lượng nghĩa, có nghĩa là thoát ly ý nghĩa; thoát ly ý nghĩa là thoát ly niệm; thoát ly niệm là rời khỏi mọi tướng chấp thủ). Như thế, Niết-bàn chính là thực tại Vô ngã. Hay, Niết-bàn chính là thực tại này với sự vắng mặt hoàn toàn của chấp thủ. Ðây là ý nghĩa của "Thập Như Thị" trong kinh Pháp Hoa.

Về Hoa Nghiêm, nhiều nhà học giả Phật giáo, như Junjiro Takakusu hay Kimura Taiken, cho rằng Hoa Nghiêm là sự phát triển của giáo lý "Duyên sinh" của Phật giáo nguyên thủy.

Pháp giới trùng trùng duyên khởi của Hoa Nghiêm được nhìn qua "Ðại Lâu Các Trang Nghiêm Tạng". (Vairochana Vyùha alankara garba) và được diễn đạt rằng:

"Ðại lâu các này là trú xứ của những ai đã hiểu ý nghĩa Khoâng, Vô tướng và Vô nguyện (Vô dục), của những ai đã hiểu rằng hết thảy các pháp đều là vô phân biệt, rằng pháp giới vốn là vô sai biệt, rằng chúng sanh giới vốn là bất khả đắc, rằng hết thảy các pháp vốn vô sanh" (7)

Như thế, Pháp giới của Hoa Nghiêm chính là Pháp giới của Nìkàya và A-hàm được xóa tan ái, thủ. Ở đây, Niết-bàn như là chính pháp giới được đoạn tận ải, thủ.

Trên đây, một số nét đại lược về Niết-bàn được bàn đến như là cứu cánh giải thoát. Bắc tạng và Nam tạng còn đề cập đến hai loại Niết-bàn: Hữu dư y và Vô dư y Niết-bàn. Thượng tọa bộ và A-hàm (Nhứt thiết hữu bộ) còn bàn rộng đến Niết-bàn hữu học và Niết-bàn vô học.

Kinh "Phật Thuyết Như Vậy", Tiểu Bộ Kinh, giải thích hai loại Niết-bàn:

"Này các Tỷ-kheo, có hai loại Niết-bàn giới... Thế nào là Niết-bàn giới của dư y? Ở đây, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy có năm căn còn tồn tại, ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, bất khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc, khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Ðây gọi là Niết-bàn giới có dư y.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn vô dư y? Ở đây, Tỳ-kheo là bậc A-la-hán... (như trên) ... Ở đây, đối với vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ, ưa thích sẽ lắng dịu. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là Niết-bàn không có dư y" (Tr. 144).

Sự khác biệt của Hữu dư y và Vô dư y Niết-bàn được trình bày như trên chỉ là sự khác biệt giữa hai vị A-la-hán đã đoạn tận lậu hoặc, nhưng vị Hữu dư y thì còn các cảm thọ khổ, lạc xảy đến qua thân năm uẩn, còn ở vị kia thì các cảm thọ đều được lắng dịu.

Thông thường, Hữu dư y Niết-bàn được hiểu như là Niết-bàn tại thế của Thế Tôn; Vô dư y Niết-bàn là Niết-bàn của Thế Tôn sau khi Ngài nhập diệt.

Tăng Chi Bộ Kinh IV, phẩm Bảy Pháp, có đề cập đến các loại Niết-bàn của bậc Thánh Bất Lai.

Niết-bàn của một A-la-hán gọi là Vô thủ trước Niết-bàn. Niết-bàn của Thánh Bất Lai gồm:

- Trung gian Niết-bàn (Antaràparinibbayì).
- Tổn hại Niết-bàn (Upahaccaparinibbayi).
- Vô hành Niết-bàn (Asankhàraparinibbayi)
- Hữu hành Niết-bàn (Sankhàraparinibbayi), và
- Thượng lưu Niết-bàn (Uddhamsoto).

Theo phần kinh này, Trung gian Niết-bàn là nhập Niết-bàn sau khi Thánh Bất Lai xả báo thân. Hạng này gồm có ba:

a. Hạng đầu: Nhập Niết-bàn liền sau khi xả báo thân.
b. Hạng hai: Nhập Niết-bàn liền sau khi thác sanh về Tịnh Cư Thiên.
c. Hạng ba: Nhập Niết-bàn sau khi thác sanh về Tịnh Cư Thiên, sau một thời gian ngắn ở đó.

Tổn hại Niết-bàn là nhập Niết-bàn sau khi thác sanh về Tịnh Cư Thiên một thời gian lâu hơn.

Vô hành Niết-bàn là nhập Niết-bàn ở Tịnh Cư thiên (sau một thời gian lâu hơn nữa ở đó).

Hữu hành Niết-bàn là nhập Niết-bàn ở Tịnh Cư thiên, có khi vào lúc gần mãn tuổi thọ tại đó.

Thượng Lưu Niết-bàn là quả thấp nhất trong các quả Bất Lai vừa kể, nhập Niết-bàn sau khi thác sanh đến Sắc Cứu Cánh thiên (Có đi qua cõi sắc giới gọi là "Ngũ Bất Hoàn thiên").

Dù là Niết-bàn của Thánh Bất Lai, hay Niết-bàn hữu học, thì sự kiện chứng nhập Niết-bàn chỉ xảy ra khi vị Thánh đoạn tận vô minh, lậu hoặc. Như thế, Niết-bàn chỉ có một.

Sự kiện chứng ngộ Niết-bàn được gọi là Thành đạo.

Bây giờ chúng ta đi vào ý nghĩa Thành đạo và rút ra những bài học tu tập giải thoát qua sự kiện Thành đạo của Thế Tôn.

Thời điểm Thành đạo là cuối canh năm, lúc sao mai mới mọc, khi Thế Tôn chứng nhập toàn triệt pháp giới Duyên khởi. Chư Phật quá khứ và vị lai cũng chứng nhập pháp giới Duyên khởi, được gọi là Thành đạo hay đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Sau khi từ bỏ con đường của sáu năm khổ hạnh và từ bỏ con đường Thiền định của ngoại đạo, Thế Tôn nhập định theo hướng mới gọi là Thiền định Phật giáo và đi đến chứng đắc vô thượng.

1/- Ý nghĩa thứ nhất của Thành đạo nói lên rằng con đường đi đến giải thoát là Trung đạo: Trung đạo của tu tập và Trung đạo của giác ngộ.

- Tránh xa hai cực đoan, khổ hạnh ép xác và thụ hưởng dục lạc, là ý nghĩa của Trung đạo Tu tập.

- Pháp giới Duyên sinh tánh là ý nghĩa của Trung đạo giác ngộ.

2/- Ý nghĩa thứ hai là, bằng nổ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể giác ngộ nga tại đời này.

3/- Ý nghĩa thứ ba, nội dung của Thành đạo là đoạn trừ vô minh, ái, thủ (đoạn diệt Mười hai nhân duyên), hay đoạn trừ Mười kiết sử. Ðó là một quá trình chuyển đổi tâm lý và nhận thức. Vũ trụ mà các nhà khoa học gọi là vũ trụ khách quan, thực sự là thực tại dưới cái nhìn giác ngộ; vũ trụ ấy không phải là tự thân là hư vọng, khổ đau. Giải thoát ở đây là giải thoát tham ái, chấp thủ, mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, thế giới. Tự thân thế giới không thể được gọi là thực hay hư, bởi vì thực, hư là những gì của Mười hai nhân duyên sanh khởi (hữu vi) mà không phải là Mười hai nhân duyên đoạn diệt (vô vi).

4/- Ý nghĩa thứ tư, có sự kiện Thành đạo có nghĩa là vô minh, ái, thủ... không thực có, hay không có tự ngã. Tự ngã chỉ là sản phẩm của vô minh, không thuộc thực tại.

5/- Ý nghĩa thứ năm, đức Phật thành đạo có nghĩa là các pháp được nhìn dưới cái nhìn vô chấp thủ, được thấy thoát ly các tướng hay Vô ngã tướng. Nếu Vô ngã ở đây được hiểu theo nghĩa khẳng đinh, nghĩa là có cái tướng Vô ngã đối lập với ngã, thì đó không phải nghĩa "Trung đạo" của Thật pháp, bởi vì nó thuộc ý niệm. Nói một cách thật ổn. Thật pháp không liên hệ gì đến ngã hay vô ngã của một người chưa đoạn tận tham ái, chấp thuủ. Thật pháp chỉ biểu lộ đối với những ai đã giải thoát hết lậu hoặc.

6/- Ý nghĩa thứ sáu, Thành đạo là trở về Thật pháp, trở về "Vô sinh", "Tịch diệt", đi ra mọi nghĩa đối đãi của thường, đoạn, khứ, lai, hữu, vô, sinh và diệt. Ý nghĩa của "trở về" này không thể được gọi là "đắc", không thể được gọi là "chứng", không thể được gọi là "trú". Bằng ngôn ngữ tương đối chỉ tạm thời gọi là "Vô đắc". Thật nghĩa của sự trở về ấy là không có trở về đâu cả, không có đâu cả, gọi là "Như Lai", nó không phải là kết quả của bất cứ một công phu tu tập nào, nó như là núi Hy-mã, công phu tu tập chỉ là con đường đưa đến; công phu ví như tiếng gõ cửa đánh thức mình ra khỏi giấc ngủ, tiếng gõ cửa thì không phải là mình. Tu tập chỉ là công việc của gió làm tan mây ái, thủ đang che mờ trăng Thật pháp. Gió và mây thì không phải là trăng.

7/- Ý nghĩa thứ bảy, sự kiện Thành đạo của Thế Tôn mở ra cho nhân loại một con đường thoát khổ, một niềm tin thoát khổ. Sự kiện này xuất hiện như là chính Thế Tôn thọ ký cho tất cả sẽ trở thành Phật trong vị lai.

* * *

Nếu trung thành với giáo lý vô chấp thủ của Phật giáo, đừng để mình rơi vào khái niệm của ngôn từ, thì chúng ta sẽ nhận ra rằng, Phật, Niết-bàn và Thành đạo dù được diễn tả dưới nhiều hình thức khác nhau của Bắc tạng và Nam tạng, đều ngời chiếu ánh sáng giải thoát của Phật Pháp, của cái mà ta chỉ gọi bằng một danh từ gọn ghẽ là Phật giáo.

Con đường đi về đó là con đường loại trừ ái, thủ, hay gọi là đoạn trừ lậu hoặc (dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu) đi qua Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến.

Thế giới của Phật, Niết-bàn và Thành đạo không thể được xác nhận là thế giới ta đang thấy, không thể được xác nhận không phải là thế giới ta đang thấy, hoặc vừa là vừa không là, hay không là không không là thế giới ta đang thấy. Bởi vì nó là thế giới của người đã trừ hết lậu hoặc mà không phải của chúng ta, những người đang mang nặng lậu hoặc. Nó là thế giới của chứng nhập giải thoát./.

Ghi chú:

(1) Hán tạng: tập Ðại II, 224c, Trung 137, Ðại I 645b.

(2) Tượng Tích Dụ Ðại Kinh, Trung Bộ I - M 28, Tương Ưng III, tr. 144. Tiểu Bộ I, tr 489 - bản in sau năm 1975 và trước Ðại Tạng Kinh Việt Nam.

(3) Mahàhatthipadopamasuttam, Trung Bộ I - Hán tạng: Tượng Tích Dụ Ðại Kinh, Ðại I, 464b.

(4) Vicchagottaggisuttam, Trung Bộ II - Hán tạng: Kinh Kiến, Ðại II, 245b

(5) Itivuttaka, Tiểu Bộ Kinh I, bản dịch của HT. Thích Minh Châu, 1982, tr. 443.

* Các trích dẫn về kinh Nikàya, Việt ngữ, đều thuộc ban dịch của HT Minh Châu.

(6) Kinh Pàlika - Kinh Ba-lê, Trưởng Bộ Kinh 24, Digha- Nikàya Vol. III PTS. London. 1992, p. 34.

(7) Thiền Luận, Suzuki, cuốn hạ, tr. 173, bản dịch củaTuệ Sỹ.


(Link:http://www.budsas.org/uni/u-phathoc-kl/phkl-1-05.htm)


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách