Công Án Thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÔNG ÁN THIỀN
(Trích sách: Đại Thừa Yếu Lược, soạn giả: Liên Hoa Tịnh Huệ, trang 269-274)
Công Án là một đề tài suy gẫm được thiền sư trao cho đệ tử trong quá trình tu tập đi đến giác ngộ. Công án được thịnh hành vào cuối thế kỷ thứ 9 bên Trung Hoa, khoảng 150 năm sau Lục Tổ Huệ Năng. Trước đó không có việc xử dụng công án. Các thiền sư dạy thiền bằng cách nói một bài pháp hay giảng về một đề tài nào đó trước đồ chúng được tập hợp trước thiền đường. Công án nhằm phổ thông hóa thiền, làm cho thiền vốn từ trước là phần sở hữu của giới thượng lưu trí thức nay trở thành thiền đại chúng, có hệ thống, kinh nghiệm. Tĩnh tọa và mặc tưởng, học nhiều thiền ngữ và thiền thoại cốt đạt chơn lý không phải là mục tiêu của công án thiền. Dưới đây là một vài cong án chung cho những người mới tu tập:
  1. Phật là gì? Sư Đông Sơn đáp: "Ba cân gai".
  2. Nếu trong tâm không móng khởi một niệm, có lỗi lầm gì không? Sư Vân Môn cho biết: "Lỗi đó dường như núi Tu Di".
  3. Con chó có Phật tánh không?Sư Triệu Châu nói: "Vô".
  4. Huệ Minh hỏi Huệ Năng về mật chỉ của thiền. Huệ Năng đáp: "Bổn lai diện mục của ông trước khi cha mẹ sanh ra là gì?"
  5. Sơ Tổ Đạt Ma sang Trung Hoa có ý gì? Sư Triệu Châu nói: "Cây bách trước sân".
  6. Triệu Châu đến học thiền với Nam Tuyền hỏi: "Đạo là gì?" Đáp: "Bình thường tâm là đạo".
  7. Vạn pháp qui nhứt, nhứt qui về đâu? Triệu Châu đáp: "Khi ở Thanh Châu, ta có may một chiếc áo nặng bảy cân".
  8. Bàng cư sĩ đến gặp Mã Tổ hỏi: "Ai là kẻ không cùng vạn pháp làm bạn?" Đáp" Đợi khi ngươi uống một hớp hết cả nước Tây Giang rồi ta sẽ nói".
Đặt các câu hỏi như trên tức là đã làm những công việc tìm kiếm, suy tư mà không tìm được câu giải đáp. Do đó các đệ tử thường phải hỏi thầy nhưng thầy lại không nói rõ, chỉ trả lời một chữ hoặc nói một cách bâng quơ khó hiểu khiến cho các đệ tử phải nổ lực tìm tòi nữa, đào sâu trong trí óc, lặn sâu hơn nữa dưới những lớp tri thức thường nghiệm. Lặn mãi, tìm mãi đến khi nào đột nhiên đụng vào cái chốt mở cửa cho thấy chớn trời bao la mới mẻ.

Tình trạng bế tắc, khủng hoảng và bất an của các đệ tử trong giai đoạn tìm tòi nói trên là một điều hết sức cần thiết, nếu được minh sư hướng dẫn, chỉ điểm đúng mức, đúng lúc thì sẽ được phá vỡ và vượt qua ngay. Vì thế thiền được định nghĩa là nấu dầu trên lửa hực". Một cái tát, một cái vỗ vai, một lời thốt lên, một tiếng hét của minh sư, bất luận là gì, nếu quy trình tìm tòi đã đến lúc chín mùi và sắp kết thúc, cũng đủ giúp cho các đệ tử thấy được chiếc thuyền trôi ngược gió, điện ngọc trên đầu ngọn cỏ.

TU TẬP CÔNG ÁN

Tu tập công án là tiến hành công việc tìm tòi, suy tư chung quanh đề tài đã được thiền sư trao cho mình. Dưới đây là lời dạy của các Tồ:

"Các ông hãy chuyên tâm vào chữ của Triệu Châu, cố tìm hiểu ý nghĩa của nó. Chuyên tâm vào nó cả ngày lẫn đêm, dù đứng đi nằm ngồi, dù cả khi mặc áo ăn cơm, đại tiện tiểu tiện. Hãy tận lực ghi nhớ nó trong lòng. Ngày qua tháng lại cho đến khi tâm của các ông được nhồi thành một khối (nhứt tâm) thì hoa lòng bỗng nhiên bừng nở, tỏ ngộ cái tâm cơ của PhậtTổ".

Công án có nhiều thứ, hoặc chữ "Vô", hoặc "vạn pháp", hoặc "núi Tu Di"... hoặc tham cứu niệm Phật (hay trì niệm Đà la ni) tùy theo sở thích mà nắm giữ lấy công án, hẹn cho đến khi ngộ mới thôi. Lời xưa có nói: "Mười phần tín là mười phần nghi, mươi phần nghi là mười phần ngộ". Hãy rửa sạch cái tâm chứa đầy sở kiến, sở văn, biết lầm, hiểu bậy, lời lạ, tiếng hay, đạo thiền, pháp Phật, cống cao, ngã mạn... (tất cả đều là vọng niệm, còn chấp ngã và pháp), chỉ chuyên tâm vào công án. Đừng phân biệt đêm ngày, giữ tâm chuyên nhất cho đến lúc chẳng bận Đông, Tây, Nam, Bắc. Phải giống như người chết mà còn thở. Tâm theo cảnh mà hóa, đụng đến là biết ngay. Ý niệm thôi khởi phát, tâm thức bặt đường đi. Rồi hốt nhiên đập vỡ óc não, từ dấy nhận ra rằng nguyên lai đạo vốn có trong mình" (ngộ Phật tánh).

Hãy bỏ những gì thấy, nghe, hay, biết (kiến, văn, giác, tri) mà thấy những gì trong chính mình. Do kiến văn giác tri mà chúng ta bước vào đạo, nhưng cũng do kiến văn giác tri mà chúng ta không bước vào được, vì chúng là một trở ngại lớn lao làm chúng ta mù mắt, đi lang thang mãi trong bóng tối. Chúng ta hãy dứt bỏ chúng, bắt chúng đứng yên, đi đứng nằm ngồi, yên lặng hay nói năng hãy giữ tâm mình như sợi dây căng thẳng, đừng để chúng vượt ra khỏi vòng câu thúc của mình.

Có ba yếu tố cần thiết trong việc tu tập công án: tin lớn, chí lớn, nghi lớn. Đừng bao giờ xao lãng tìm hiểu chữ "Vô" của Triệu Châu hay một công án nào khác. Khi thấy công án trở thành vô nghĩa, nhạt nhẽo, vô vị, mình sẽ cảm thấy bất an trong tâm thức. Đến đây là lúc cùng tắc thông, hãy buông mình xuống vực thẳm để rồi sống lại với biết bao nỗi vui mừng. Nên nhớ rằng đại nghi cũng còn được gọi là nhất tâm, tất cả khả năng tâm thức của chúng ta được tập trung vào công án. Chúng ta nên áp dụng lời chỉ dẫn sau đây của thiền sư Thôi Ẩn tu tập công án: "Không tưởng tượng, không xao lãng, không qui định công án để rút ra một ý nghĩa, không bộc bạch bằng lời, không lấy ý nghĩa công án làm đối tượng suy tư, không xét công án theo khía cạnh hữu hoặc vô, không xem công án như chỉ điểm của ngoan không, không lầm nhẩm công án và không mong cầu chứng ngộ".
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 31/08/14 04:07 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong tranh luận. "Nói thẳng 12" đã viết
các sách luận về Không tánh cũng không có luận nào để viết à? Các sách đó bên trong chỉ toàn giấy trắng chắc?
Nếu có kinh sách toàn là giấy trắng, thì nên gọi là "Vô tự chơn kinh".

Người thường xem "Vô tự chơn kinh" có hiểu không ?
Người tu Thiền xem "Vô tự chơn kinh" có hiểu không ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vô tự chơn kinh tức là cái tánh giác ngộ (Phật tánh) của tất cả chúng sanh! Cái này thì không có lời để nói, chỉ phương tiện dùng ngôn ngữ để chỉ bày, nên mới có tam tạng: Kinh, Luật, Luận v.v...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Tu hành không thiếu cũng không dư,
Đến nay tính lại đà quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ “NHƯ”.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Tu hành không thiếu cũng không dư,
Đến nay tính lại đà quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ “NHƯ”.
Bài nầy của Hòa Thượng Phước Hậu, ngài đã kiến tánh thời cận đại nhất ở Việt Nam


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sáng nay đi chùa nghe sư cô Như Thủy thuyết pháp, tôi thấy cuốn kinh nhỏ loại bỏ túi của ngài Ajahn Chah, tựa đề là "Chẳng Có Ai Cả" (No Ajahn Chah), Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch, nằm trên kệ đựng kinh sách miễn phí, tôi thỉnh xuống xem sơ qua thấy đây là những bài pháp ngắn của thiền sư Ajahn Chah.

Nơi bìa sau có một một câu chuyện: "Có lần một người đến gặp Ajahn Chah và hỏi: "Thưa Sư, ngài Ajahn Chah là vị nào?" Thấy người này chưa hiểu nhiều về giáo pháp nên Ajahn Chah tự chỉ vào mình và trả lời: "Ajahn Chah đây!"

Lần khác có người đến hỏi ngài cũng câu hỏi đó. Thấy người này đã có sự hiểu biết ít nhiều về giáo pháp, nên Ajahn Chah trả lời: "Chẳng có Ajahn Chah nào cả!"

Bài pháp trên giống như công án "Con chó có Phật tánh không?" của thiền sư Triệu Châu. Khi người thứ nhất đến hỏi Triệu Châu: "Con chó có Phật tánh không?" Triệu Châu đáp: "Có". Lần sau có người đến hỏi Triệu Châu cũng câu hỏi trên, Triệu Châu đáp: "Không".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tu tập công án là tiến hành công việc tìm tòi, suy tư chung quanh đề tài đã được thiền sư trao cho mình. Dưới đây là lời dạy của các Tồ: cafene :D Như vậy, khổi tu thiền, tu huệ vì ráo. Dùng trí để phá công án khungbo ...!? - Đại ngộ à caunguyen


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đăng cái này đợi các thiền sư trả lời.
mà chả có thiền sư nào vào trả lời cả.

gashipanh, Viên ngộ, Thánh Tri, Không duyên, chú hỷ, v.v... đâu hết rồi.

Chúc mừng "chú hỷ" vừa phát minh việc lớn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:Tu tập công án là tiến hành công việc tìm tòi, suy tư chung quanh đề tài đã được thiền sư trao cho mình. Dưới đây là lời dạy của các Tồ: cafene :D Như vậy, khỏi tu thiền, tu huệ vì ráo. Dùng trí để phá công án khungbo ...!? - Đại ngộ à caunguyen
Ai bảo khỏi tu thiền, tu huệ, vì đây là "Công Án Thiền" kia mà! Đạo hữu lại loạn tưởng rồi!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
Chú Hỉ đã viết:Tu tập công án là tiến hành công việc tìm tòi, suy tư chung quanh đề tài đã được thiền sư trao cho mình. Dưới đây là lời dạy của các Tồ: cafene :D Như vậy, khỏi tu thiền, tu huệ vì ráo. Dùng trí để phá công án khungbo ...!? - Đại ngộ à caunguyen
Ai bảo khỏi tu thiền, tu huệ, vì đây là "Công Án Thiền" kia mà! Đạo hữu lại loạn tưởng rồi!
Hề, không muốn cho Chú Hỉ loạn tưởng thì Thầy Battinh giải theo minh triết cá nhân đi.
Công án là tìm tòi, suy tư có phải... đúng như vậy không ?
(Đừng trích dẫn lời của chư Tổ, lở Hỉ này nói sai, tội phỉ báng rửa không sạch. Hề hề.)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết: Hề, không muốn cho Chú Hỉ loạn tưởng thì Thầy Battinh giải theo minh triết cá nhân đi.
Xin lỗi đừng tâng bốc quá hỉ! Tôi chỉ là người ngu dốt, bình thường, chứ không phải là bậc minh triết đạo cao, đức trọng mà cầu cạnh lời hay, ý đẹp!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Công Án Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Người thường xem "Vô tự chơn kinh" có hiểu không ?
Người tu Thiền xem "Vô tự chơn kinh" có hiểu không ?
Người thường xem "Vô tự chơn kinh" tất nhiên là không hiểu rồi.
Người tu Thiền xem "Vô tự chơn kinh" cũng không hiểu (Nều hiểu thì thành người thường rồi)
Chỉ im lặng thể nhập mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách