Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

XuanNga
Bài viết: 9
Ngày: 13/09/14 05:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: www.batnha.vn

Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi XuanNga »

Ai cũng biết thiền của Chư Phật rồi. Thích Ca ngồi thiền dưới cội cây bồ đề mà thành đạo giải thoát. Giải thoát tận gốc mọi khổ đau, giải thoát khỏi sanh tử, luân hồi, giải thoát khỏi 3 cõi 6 đường. Các bạn đã bàn về cái lý rất nhiều. Hôm nay tôi xin mạo muội hỏi về sự để các bạn cùng nhau thảo luận:
Làm sao các bạn mở con mắt tâm để nhìn thấy sự thật của khổ đau, sự thật của sanh lão bệnh tử, sự thật của sự luân hồi để mà tránh?

Thiền đốn ngộ của Chư Phật do Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Phật Thích Ca và Phật Thích Ca trao phó lại cho Ma Ha Ca Diếp đến 28 đời tổ bên Ấn Độ và 4 vị tổ bên Trung Quốc và vị tổ sau cùng là người Việt Nam - Lục tổ Huệ Năng (Huệ Năng là người Quảng Tây mà Quảng Đông, Quảng Tây ngày xưa là của Việt Nam)
Các bạn ngồi thiền mới cho là thiền đúng không? Nhưng theo tôi thiền đốn ngộ thì đi đứng nằm ngồi đều là thiền. Có ngồi cũng ở trạng thái ngoài li tướng, trong lìa tâm. Chỉ có thiền đốn ngộ của Chư Phật mới đưa tâm trở về nhà, mới đủ lực thắng ái dục, tham đắm, si mê, sân hận. Thắng được những cám dỗ trần gian. Vượt thoát ra ngoài tam giới. Thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Trong pháp hội trên núi Linh Thứu, khi Đức Phật Thích Ca đưa lên cành sen sáng trắng, ngài Ca Diếp đã lĩnh hội được ý Phật vì tâm của Ca Diếp và tâm của Phật đồng nhất với nhau. Ma Ha Ca Diếp đạt đến đẳng cấp ấy nên đã mỉm cười.
Phật Thích Ca trao pháp môn này cho ngài Ma Ha Ca Diếp: “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp”.
Thoạt tiên Ca Diếp đèn tâm truyền
Hai tám đời Tổ sư Tây Thiên
Pháp sang đông, vào Trung Thổ
Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ
Sáu đời y bát thiên hạ nghe
Người sau được đạo nhiều vô số
(Chứng Đạo Ca)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

XuanNga đã viết: Làm sao các bạn mở con mắt tâm để nhìn thấy sự thật của khổ đau, sự thật của sanh lão bệnh tử, sự thật của sự luân hồi để mà tránh?
Con mắt tâm nằm ở đâu DH để mọi người mở nó lên?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

BATKHONG1985 đã viết:
XuanNga đã viết: Làm sao các bạn mở con mắt tâm để nhìn thấy sự thật của khổ đau, sự thật của sanh lão bệnh tử, sự thật của sự luân hồi để mà tránh?
Con mắt tâm nằm ở đâu DH để mọi người mở nó lên?
Kính đh batkhong! _ chỉ ra thì dễ thôi! Nhưng sợ rằng:
1- đh không tin đó là mắt tâm_ vì người chỉ chưa đủ Phước _ Huệ để chỉ!!!
2_ Nhưng nếu có tin thì cũng không dám mở con mắt đó lên!
Vì sao vậy!?
_ Vì chính người chỉ cũng không dám tự mình mở con mắt ấy!!! huống chi là người được chỉ _ dù rằng mọi người đều biết ấy là "Mắt Tâm".
Chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nếu đã mở con mắt tâm ấy thì chẳng có gì để sợ nữa DH.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

BATKHONG1985 đã viết:Nếu đã mở con mắt tâm ấy thì chẳng có gì để sợ nữa DH.
Kính đh! đh nói rất chính xác_ nhưng vấn đề ở đây là Không Dám mở con mắt ấy ! Ngay cả chính tôi đây cũng "Không dám mở" vì chính bản thân còn quá nhiều Tham _Ái đó đh ạ! Còn tham sống, còn sợ nghèo, đói ! v..v.. Dù trong Tuệ tri biết rõ rằng " tất cả đều Vô Thường, Vô Ngã! và cũng Biết rõ như thấy vật trong lòng bàn tay là : "đã là Quả thì không thể tránh! dù là Thiện hay Ác; và Nó cũng không nằm ngoài qui luật Vô thường".
Kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


XuanNga
Bài viết: 9
Ngày: 13/09/14 05:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: www.batnha.vn

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi XuanNga »

Kính thưa các bạn!
Các vị Thiền sư thường nói rằng đầu sào trăm trượng, một bước hiện toàn chơn.
Cái quan trọng là bạn có dám bước hay không thôi.
Con mắt của tâm là một khái niệm trừu tượng, ngay cả tâm cũng vậy.
Tâm là cái gì? Không thể dùng ngôn ngữ để nói về tâm.
Ví như phép an tâm của Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói với Huệ Khả. "Tâm con đâu đưa đây ta an cho". "Dạ thưa thầy con tìm hoài không thấy tâm đâu". "Vậy là ta đã an tâm cho con rồi đó."
Tâm này không có lượng, không có tên, gọi là vô tâm.
Các vị thiền sư còn nói: Tâm này thu lại bằng đầu kim, bung ra bao trùm cả pháp giới.
Đó cũng chính là kho báu trong ta. Diệu tâm vốn đã tròn đầy và sáng tỏ. Xài mãi cũng không hết.
Con mắt của tâm chính là không có tâm vậy.
Khi các bạn đạt đến cái "không" này xem như mắt tâm được mở.
Thấy cái "không thấy" được gọi là "thấy toàn chơn".
Các bạn đừng dùng tư tưởng của hình tướng để mà suy xét. Tu thiền định nếu còn bám vào hình tướng thì không thể tiến xa trên con đường tâm linh.
Một vài đóng góp, nếu có sai sót xin các bạn bổ sung.
Cám ơn các bạn đã chia sẻ.
Sửa lần cuối bởi XuanNga vào ngày 16/09/14 02:51 với 4 lần sửa.


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

XuanNga đã viết:Kính thưa các bạn!
Các vị Thiền sư thường nói rằng đầu sào trăm trượng, một bước hiện toàn chơn.
Cái quan trọng là bạn có dám bước hay không thôi.
Con mắt của tâm là một khái niệm trừu tượng, ngay cả tâm cũng vậy.
Tâm là cái gì? Không thể dùng ngôn ngữ để nói về tâm.
Ví như phép an tâm của Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói với Huệ Khả. "Tâm con đâu đưa đây ta an cho". "Dạ thưa thầy con tìm hoài không thấy tâm đâu". "Vậy là ta đã an tâm cho con rồi đó."
Tâm này không có lượng, không có tên, gọi là vô tâm.
Các vị thiền sư còn nói: Tâm này thu lại bằng đầu kim, bung ra bao trùm cả pháp giới.
Đó cũng chính là kho báo trong ta. Diệu tâm vốn đã tròn đầy và sáng tỏ. Xài mãi cũng không hết.
Con mắt của tâm chính là không có tâm vậy.
Khi các bạn đạt đến cái "không" này xem như mắt tâm được mở.
Thấy cái "không thấy" được gọi là "thấy toàn chơn".
Các bạn đừng dùng tư tưởng của hình tướng để mà suy xét. Tu thiền định nếu còn bám vào hình tướng thì không thể tiến xa trên con đường tâm linh.
Một vài đóng góp, nếu có sai sót xin các bạn bổ sung.
Cám ơn các bạn đã chia sẻ.
Kính đh, xuannga! đh có biết là mình đang nói gì không nào!?
Kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XuanNga đã viết:Kính thưa các bạn!
Các vị Thiền sư thường nói rằng đầu sào trăm trượng, một bước hiện toàn chơn.
Cái quan trọng là bạn có dám bước hay không thôi.
Con mắt của tâm là một khái niệm trừu tượng, ngay cả tâm cũng vậy.
Tâm là cái gì? Không thể dùng ngôn ngữ để nói về tâm.
Ví như phép an tâm của Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói với Huệ Khả. "Tâm con đâu đưa đây ta an cho". "Dạ thưa thầy con tìm hoài không thấy tâm đâu". "Vậy là ta đã an tâm cho con rồi đó."
Tâm này không có lượng, không có tên, gọi là vô tâm.
Các vị thiền sư còn nói: Tâm này thu lại bằng đầu kim, bung ra bao trùm cả pháp giới.
Đó cũng chính là kho báo trong ta. Diệu tâm vốn đã tròn đầy và sáng tỏ. Xài mãi cũng không hết.
Con mắt của tâm chính là không có tâm vậy.
Khi các bạn đạt đến cái "không" này xem như mắt tâm được mở.
Thấy cái "không thấy" được gọi là "thấy toàn chơn".
Các bạn đừng dùng tư tưởng của hình tướng để mà suy xét. Tu thiền định nếu còn bám vào hình tướng thì không thể tiến xa trên con đường tâm linh.
Một vài đóng góp, nếu có sai sót xin các bạn bổ sung.
Cám ơn các bạn đã chia sẻ.
  • Tâm khi lớn bao trùm vạn vật
    Khi nhỏ thì chun lọt lỗ kim
    Dụng tâm nếu muốn kiếm tìm
    Nhìn vào "nét chữ" mà xem tỏ tường
    Nét lớn nhỏ, tròn vuông, dài ngắn
    Nét cạn sâu, ngay thẳng, nghiêng nghiêng
    Thể hiện "ngôn ngữ" thành viên
    "Dụng công sắc tướng", về miền chơn như
    .

    Phàm phu hữu tướng, đi từ "Có" vào "Không"
    Bồ tát vô tướng, đi từ "Không" ra "Có"
    Có Không đều chẳng kể
    Thường ngự bạch ngưu xa. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
XuanNga
Bài viết: 9
Ngày: 13/09/14 05:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: www.batnha.vn

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi XuanNga »

Kính thưa quí đạo hữu!
Một người tu tập lục độ vạn hạnh, làm muôn việc tốt cho chúng sanh rốt cục cũng vì đích đến cuối cùng là nhận chân cho được Bổn Tâm.
Thời Đức Phật Thích Ca có Ngài Ca Diếp lòng muốn tu tập dù đã cưới vợ nhưng Ông và vợ ngủ riêng cùng giao ước chờ ngày Minh Sư xuất thế cùng nhau tu tập. Và Ngài Ca Diếp trở thành một trong các vị đệ tử bậc nhất của Phật Thích Ca. Thế mới thấy sự quan trong của một vị Phật (Minh Sư) xuất thế gian. Ba đời Chư Phật xuất thế không dạy con người về thần thông hay giáo lý cao siêu gì cả, các Ngài ra đời chỉ có một nhân duyên là chỉ cho chúng sanh thấy mình chính là phật từ ngàn xưa. Do vô minh nên ta bị vọng tưởng che mờ đi vị Phật tại Tâm.
Khi ta tu tập ta phải dùng trí tuệ nhận biết rằng tất cả các pháp đều huyễn mộng, thế gian vốn vô thường; tham sân si chỉ nằm ngoài tự tánh. Diệu tâm vốn không dính dự gì đến các pháp làm người cả.
Khi đã kiến tánh về lý tức có trí tuệ để nhận rõ thực tướng của các pháp. Đó cũng không phải là đạo. Ví như ánh trăng chân lý in trên mặt của thao nước, mới nhìn có vẽ như chân lý nhưng đó là giả lý. Lý của cái lý thuyết mà thôi. Khi đụng đến, ánh trăng chân lý đó sẽ vỡ.
Muốn nhận được chân lý thật phải nói đến Sự. Sự đây là chính ta ăn cái bánh thật, lý chỉ là bánh vẽ trên giấy. Mà ăn bánh vẽ làm sao no? Nhưng muốn làm bánh phải có công thức bánh - tức là Lý. Vậy Lý cũng là một phần trong việc hình thành Sự. Nếu chỉ có Lý mà không có Sự thì chỉ là bãi rác có ích chi? Thiền Sư Đức Sơn khi ngộ được điều này đã chất tất cả kinh điển, sách vở mà ông mang theo người đem ra đốt hết. Không cần Lý nữa. Lý như con thuyền đưa người tu tập qua bờ giác, khi đã đến bờ phải bỏ lại con thuyền. Các pháp dùng để tu tập cũng thế, tùy duyên vận dụng, tùy thế vận hành. Khi đã tự tại giải thoát không dùng đến nữa. Thiền Sư BanKei (1 trong 3 vị lỗi lạc Nhật Bản) nói rằng: " Nay ta cũng chán luôn việc tìm cầu giải thoát, chỉ để hơi thở vào ra..."
Khi một vị Minh Sư xuất thế. Người sẽ đưa ta trực nhận ngay Bổn Tâm. Chúng ta đỡ phải tu lục độ vạn hạnh. Người có thể rút ngắn quá trình tu tập của ta từ vô lượng kiếp còn 3 kiếp, 3 kiếp Người có thể rút ngắn cho ra trong một kiếp, một kiếp Người có thể rút ngắn còn 30 năm, 30 năm Người có thể rút trong 3 năm, 3 năm Người có thể rút ngắn trong 3 tháng, trong 3 tháng Người có thế rút ngắn trong 3 ngày, trong 3 ngày Người có thể rút ngắn chỉ còn 3 giờ và 3 giờ Người có thể chỉ ra trong sát na ta sẽ nhận được Bổn Tâm.
Thiền Sư Huyền Giác từng nói rằng: "Nếu đem lời vọng dối chúng sanh. Thề rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp".
Nay tôi cũng nương theo Ngài Huyền Giác mà thề như thế: Nếu tôi đem lời vọng dối chúng sanh, thề bị rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp.!!!
Mắt của Tâm còn gọi là mắt trí huệ. Tại sao gọi là trí huệ? Vì nó chiếu sáng trong tâm, trí tuệ minh mẫn sáng suốt rõ ràng. Tâm sáng còn gọi là mặt trời huệ, vì nó chói sáng như mặt trời vậy. Quí vị đừng hiểu nhằm đây là ánh sáng vật lý nha; không phải đâu. Muốn biết được trí huệ này chỉ có thực hành cái Sự mới có. Bồ Đề Đạt Ma khi còn nhỏ lúc Phụ Vương của Ngài mất, Ngài đã nhập định 7 ngày. Ngài tìm linh thể của cha nhưng không thấy, chỉ thấy mặt trời chói sáng mà thôi. Lúc ấy, Ngài đang trở về với bổn tâm như như của Ngài. Ta cũng vậy, muốn sống với cái Tâm Phật của mình không khó. Chỉ có điều ta có muốn tu tập không mà thôi. Khi ấy hằng ngày ta vẫn làm mà không chấp thành bại, còn mất. Tư tưởng vẫn phát khởi mà do trí mà khởi phát nên không ô nhiễm - tức thấy biết rõ ràng mà không ô nhiễm. Điều này Lục Tổ Huệ Năng gọi là vô niệm. Vô niệm không phải là không có niệm mà là niệm của trí nên không nhiễm chứ không phải niệm của thức. Nếu bặt niệm thì là gỗ đá còn gì? Hoặc là người chết mới bặt niệm mà thôi.
Như Lai từng nói: "Muốn dùng sự hiểu biết của thế gian mà tri kiến phật, đâu có thể được" - (Kinh Lăng Nghiêm).
Khi vị Minh Sư đưa ta trực diện Bản Lai Diện Mục từ ngàn xưa của ta. Giống như Ngài lãnh các nghiệp vô số kiếp của ta vậy. Vì thế mà các Tổ chỉ truyền thừa 1 hoặc 2 người. Không đủ công đức để lãnh nghiệp cho tất cả chúng sanh. Nhưng đối với một vị Phật (Minh Sư) tại thế có thể gánh tất cả nghiệp chướng của chúng sanh có lòng cầu giải thoát. Kinh nói: Phật Thích Ca độ được 1.250 vị.
Tôi, một người vô minh được Chư Phật cho thấy con đường sáng. Trên đường đi trở về, vì tình thương, tôi ghé nói anh em mình muốn về không? Lên xe đi. Chỉ có thế thôi. Không vì một mục đích nào khác. Kính mong quí đạo hữu hoang hỷ.
Muốn biết người tôi nói có phải là một Minh Sư chân chính hay không thì quí vị hãy tìm hiểu giáo lý Ngài nói có phù hợp với kinh điển không? Các đệ tử của Ngài có sống tốt không?
Cuối cùng xin củng cố niềm tin của quí đạo hữu qua 2 câu thơ thế này:
"Thời thời hiện Thị nhân.
Thị nhân hành bất thức
"
Nam Mô Câu Lưu Tôn Phật.
Đạo hữu nào có tâm cầu tu giải thoát có thể ghé thăm link: www.batnha.vn
Kính chào các đạo hữu!


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

XuanNga đã viết:Kính thưa quí đạo hữu!
Một người tu tập lục độ vạn hạnh, làm muôn việc tốt cho chúng sanh rốt cục cũng vì đích đến cuối cùng là nhận chân cho được Bổn Tâm.
Thời Đức Phật Thích Ca có Ngài Ca Diếp lòng muốn tu tập dù đã cưới vợ nhưng Ông và vợ ngủ riêng cùng giao ước chờ ngày Minh Sư xuất thế cùng nhau tu tập. Và Ngài Ca Diếp trở thành một trong các vị đệ tử bậc nhất của Phật Thích Ca. Thế mới thấy sự quan trong của một vị Phật (Minh Sư) xuất thế gian. Ba đời Chư Phật xuất thế không dạy con người về thần thông hay giáo lý cao siêu gì cả, các Ngài ra đời chỉ có một nhân duyên là chỉ cho chúng sanh thấy mình chính là phật từ ngàn xưa. Do vô minh nên ta bị vọng tưởng che mờ đi vị Phật tại Tâm.
Khi ta tu tập ta phải dùng trí tuệ nhận biết rằng tất cả các pháp đều huyễn mộng, thế gian vốn vô thường; tham sân si chỉ nằm ngoài tự tánh. Diệu tâm vốn không dính dự gì đến các pháp làm người cả.


Khi đã kiến tánh về lý tức có trí tuệ để nhận rõ thực tướng của các pháp. Đó cũng không phải là đạo. Ví như ánh trăng chân lý in trên mặt của thao nước, mới nhìn có vẽ như chân lý nhưng đó là giả lý. Lý của cái lý thuyết mà thôi. Khi đụng đến, ánh trăng chân lý đó sẽ vỡ.
Muốn nhận được chân lý thật phải nói đến Sự. Sự đây là chính ta ăn cái bánh thật, lý chỉ là bánh vẽ trên giấy. Mà ăn bánh vẽ làm sao no? Nhưng muốn làm bánh phải có công thức bánh - tức là Lý. Vậy Lý cũng là một phần trong việc hình thành Sự. Nếu chỉ có Lý mà không có Sự thì chỉ là bãi rác có ích chi?


Thiền Sư Đức Sơn khi ngộ được điều này đã chất tất cả kinh điển, sách vở mà ông mang theo người đem ra đốt hết. Không cần Lý nữa. Lý như con thuyền đưa người tu tập qua bờ giác, khi đã đến bờ phải bỏ lại con thuyền. Các pháp dùng để tu tập cũng thế, tùy duyên vận dụng, tùy thế vận hành. Khi đã tự tại giải thoát không dùng đến nữa. Thiền Sư BanKei (1 trong 3 vị lỗi lạc Nhật Bản) nói rằng: " Nay ta cũng chán luôn việc tìm cầu giải thoát, chỉ để hơi thở vào ra..."
Khi một vị Minh Sư xuất thế. Người sẽ đưa ta trực nhận ngay Bổn Tâm. Chúng ta đỡ phải tu lục độ vạn hạnh. Người có thể rút ngắn quá trình tu tập của ta từ vô lượng kiếp còn 3 kiếp, 3 kiếp Người có thể rút ngắn cho ra trong một kiếp, một kiếp Người có thể rút ngắn còn 30 năm, 30 năm Người có thể rút trong 3 năm, 3 năm Người có thể rút ngắn trong 3 tháng, trong 3 tháng Người có thế rút ngắn trong 3 ngày, trong 3 ngày Người có thể rút ngắn chỉ còn 3 giờ và 3 giờ Người có thể chỉ ra trong sát na ta sẽ nhận được Bổn Tâm.
Thiền Sư Huyền Giác từng nói rằng: "Nếu đem lời vọng dối chúng sanh. Thề rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp".
Nay tôi cũng nương theo Ngài Huyền Giác mà thề như thế: Nếu tôi đem lời vọng dối chúng sanh, thề bị rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp.!!!
Mắt của Tâm còn gọi là mắt trí huệ. Tại sao gọi là trí huệ? Vì nó chiếu sáng trong tâm, trí tuệ minh mẫn sáng suốt rõ ràng. Tâm sáng còn gọi là mặt trời huệ, vì nó chói sáng như mặt trời vậy. Quí vị đừng hiểu nhằm đây là ánh sáng vật lý nha; không phải đâu. Muốn biết được trí huệ này chỉ có thực hành cái Sự mới có. Bồ Đề Đạt Ma khi còn nhỏ lúc Phụ Vương của Ngài mất, Ngài đã nhập định 7 ngày. Ngài tìm linh thể của cha nhưng không thấy, chỉ thấy mặt trời chói sáng mà thôi. Lúc ấy, Ngài đang trở về với bổn tâm như như của Ngài. Ta cũng vậy, muốn sống với cái Tâm Phật của mình không khó. Chỉ có điều ta có muốn tu tập không mà thôi. Khi ấy hằng ngày ta vẫn làm mà không chấp thành bại, còn mất. Tư tưởng vẫn phát khởi mà do trí mà khởi phát nên không ô nhiễm - tức thấy biết rõ ràng mà không ô nhiễm. Điều này Lục Tổ Huệ Năng gọi là vô niệm. Vô niệm không phải là không có niệm mà là niệm của trí nên không nhiễm chứ không phải niệm của thức. Nếu bặt niệm thì là gỗ đá còn gì? Hoặc là người chết mới bặt niệm mà thôi.
Như Lai từng nói: "Muốn dùng sự hiểu biết của thế gian mà tri kiến phật, đâu có thể được" - (Kinh Lăng Nghiêm).
Khi vị Minh Sư đưa ta trực diện Bản Lai Diện Mục từ ngàn xưa của ta. Giống như Ngài lãnh các nghiệp vô số kiếp của ta vậy. Vì thế mà các Tổ chỉ truyền thừa 1 hoặc 2 người. Không đủ công đức để lãnh nghiệp cho tất cả chúng sanh. Nhưng đối với một vị Phật (Minh Sư) tại thế có thể gánh tất cả nghiệp chướng của chúng sanh có lòng cầu giải thoát. Kinh nói: Phật Thích Ca độ được 1.250 vị.
Tôi, một người vô minh được Chư Phật cho thấy con đường sáng. Trên đường đi trở về, vì tình thương, tôi ghé nói anh em mình muốn về không? Lên xe đi. Chỉ có thế thôi. Không vì một mục đích nào khác. Kính mong quí đạo hữu hoang hỷ.
Muốn biết người tôi nói có phải là một Minh Sư chân chính hay không thì quí vị hãy tìm hiểu giáo lý Ngài nói có phù hợp với kinh điển không? Các đệ tử của Ngài có sống tốt không?Cuối cùng xin củng cố niềm tin của quí đạo hữu qua 2 câu thơ thế này:
"Thời thời hiện Thị nhân.
Thị nhân hành bất thức
"
Nam Mô Câu Lưu Tôn Phật.
Đạo hữu nào có tâm cầu tu giải thoát có thể ghé thăm link: http://www.batnha.vn
Kính chào các đạo hữu!
Khà khà, Chú Hỉ con xin thọ giáo sự chỉ dạy thế nào trước ở diễn đàn này xong đã, rồi mới đến link batnha xin cầu tu giải thoát.
Không biết Hỉ phải gọi Thầy là hiền hữu; học giả; Thiền giả...là để biết rõ lai lịch Minh Sư mình là ai! Có được không ạ. Xin hồi âm :)

Toàn bài của Thầy đây chi ca hát những Thiền sư, soạn giả viết Thiền. Chỉ có đoạn này hơi thắc mắc... Xem trích dẫn
Khi đã kiến tánh về lý tức có trí tuệ để nhận rõ thực tướng của các pháp. Đó cũng không phải là đạo. Ví như ánh trăng chân lý in trên mặt của thao nước, mới nhìn có vẽ như chân lý nhưng đó là giả lý. Lý của cái lý thuyết mà thôi. Khi đụng đến, ánh trăng chân lý đó sẽ vỡ.
Muốn nhận được chân lý thật phải nói đến Sự. Sự đây là chính ta ăn cái bánh thật, lý chỉ là bánh vẽ trên giấy. Mà ăn bánh vẽ làm sao no? Nhưng muốn làm bánh phải có công thức bánh - tức là Lý. Vậy Lý cũng là một phần trong việc hình thành Sự. Nếu chỉ có Lý mà không có Sự thì chỉ là bãi rác có ích chi?
Chữ tô màu đỏ là thắc mắc, còn chữ tô xanh thì chỏi lại chữ đỏ. Nhưng để giải thích sau, thế nào.

Xin hỏi chân lý thật phải nói đến sự. Vậy sự là cái ngụ ý thế nào, xin Thầy giảng rõ cho đủ nghĩa ?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
XuanNga
Bài viết: 9
Ngày: 13/09/14 05:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: www.batnha.vn

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi XuanNga »

Tôi đã nói rõ ràng như vậy. Tin hay không là tùy ông. Sự là gì ông còn không biết thì tôi biết nói gì đây. Thôi đành im lặng vậy. Chắc là ông và tôi không có duyên.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền đốn ngộ của Chư Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nhìn vào ánh trăng tức nhiên không phải mặt trăng thực rồi.
Đ/h nói rằng :
Muốn nhận được chân lý thật phải nói đến Sự.
Như vậy tức là đã phân biệt Lý và Sự.
Thế đ/h có biết rằng
Lý và Sự vốn vô ngại không ?
Lý tức là Sự, Sự tức là Lý.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách