Thế nào là chánh niệm

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

binh đã viết:Chư Phật ở trong Niết Bàn, sáng tỏ, tĩnh lặng, tịch mịch. Ở nơi đó hoàn toàn bất động, không có không gian, không có thời gian.
Đó là trạng thái mà người ta gọi là Chính Định (tức Tam Muội).

Khởi thủy thì chúng sanh cũng ở trong đó. Bỗng nhiên khởi lên một niệm "Ôi ! sáng quá" và tự nhận ra là "Mình thấy sáng" và khởi phân biệt : Mình thấy sáng, vậy sáng là cái bị thấy. Từ đó phát sinh năng tri - sở tri.
Do có năng và sở nên rơi vào nhị nguyên. Từ đó thế giới được thành lập, nên có không gian, có hư không.
Vì có phân biệt năng-sở nên có nhiều vật sở chấp. Những vật thể này tuơng tác với nhau nên có chuyển động, có biến đổi.
Vì có biến đổi nên mới có thời gian, vì có biến đổi nên mới có vô thường. Vì thế định luật "Thành-trụ-hoại-không" xuất hiện.
Từ đó chúng sinh bị chi phối trong dòng thời gian nên phát sinh hiện tượng "sinh lão bịnh tử".
Đọc lại đoạn trích trên rõ ràng người viết cho rằng từ khởi thủy thì chúng sinh cũng đã ở trong Niết bàn giống như Chư Phật, sau đó đã khởi vọng niệm nên mới rơi vào vòng luân hồi. Như vậy thì khác nào cho rằng cảnh giới Niết bàn là còn có thể bị thoái đọa!

Nhưng ở những comments sau đó thì binh lại viết rằng khởi thủy thì chúng sinh vẫn còn vô minh, chưa giác ngộ. Như thế thì khác nào cho rằng cảnh giới Niết bàn của Chư Phật là vẫn còn vô minh!

Tôi thấy binh càng giải thích lại càng mâu thuẫn đó! :-?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đạo hữu đừng cố chấp ngôn ngữ quá.
Tôi đã nói rõ trong bài mới đăng rồi.
Cũng từ tâm ấy mà đi, khi giác ngộ cũng trở về tâm ấy.
Nhưng khi chưa giác ngộ thì gọi là "Vô thỉ vô minh"
Khi đã giác ngộ rồi, tâm ấy không còn vô minh nữa, thì gọi là "Niết Bàn".
Không có mâu thuẫn.
Chính vì là phàm phu hay giác ngộ , cũng chỉ một tâm ấy, nên trong bài đầu tôi mới nói là "Khởi thủy, chúng sinh cũng ở trong đó".
Mình học Phật nên được ý quên lời, chứ không phải câu chấp vào từ ngữ mà vặn nhau.
Nếu đ/h thấy sai thì có thể sửa lại theo ý mình. Tôi không có phàn nàn gì cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hùng đã viết
Đọc lại đoạn trích trên rõ ràng người viết cho rằng từ khởi thủy thì chúng sinh cũng đã ở trong Niết bàn giống như Chư Phật, sau đó đã khởi vọng niệm nên mới rơi vào vòng luân hồi. Như vậy thì khác nào cho rằng cảnh giới Niết bàn là còn có thể bị thoái đọa!

Nhưng ở những comments sau đó thì binh lại viết rằng khởi thủy thì chúng sinh vẫn còn vô minh, chưa giác ngộ. Như thế thì khác nào cho rằng cảnh giới Niết bàn của Chư Phật là vẫn còn vô minh!
Trong kinh Lăng Nghiêm Phật có nói về việc này:
Phú Lâu Na nói :
- Thế Tôn ! Nếu Diệu giác này vốn nhiệm màu, sáng tỏ , cùng tâm Như Lai chẳng thêm, chẳng bớt, khi không bỗng sanh các tướng hữu vi như núi sông, đất đai. Nay Như Lai đã chứng Diệu giác, làm sao núi sông đất đai và các tập khí hữu lậu còn được sanh trở lại ?
Phật bảo Phú Lâu Na:
- Ví như người mê ở một xóm làng, nhận lầm phuơng nam thành phuơng bắc, vậy sự lầm lẫn này từ mê ra hay từ ngộ ra ?
Phú Lâu Na đáp :
- Người mê như vậy chẳng từ mê ra cũng chẳng từ ngộ ra. Tại sao ? Mê vốn chẳng có gốc, làm sao từ mê ra ? Ngộ chẳng sanh mê, sao nói từ ngộ ra ?
Phật bảo :
- Người mê kia đang trong lúc mê, bỗng có người ngộ chỉ cho ngộ, Phú Lâu Na ! Ý nguơi thế nào ? Người mê ấy, đối với xóm làng này còn mê lại chăng ?
- Bạch Thế Tôn không ạ !
- Phú Lâu Na ! Mười phuơng Như Lai cũng như vậy, sự mê này vốn chẳng có gốc, tánh tất cánh là không, xưa vốn chẳng mê, do vọng chấp nên tựa như có mê, có giác. Giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh mê.
Cũng như người nhặm thấy hoa đốm trên không, nếu trừ được bệnh nhặm thì hoa đốm nơi không liền diệt. Bỗng có người , ở chỗ hoa đốm đã diệt kia, mong đợi hoa đốm sanh nữa, nguơi xét người này ngu hay trí ?
Phú Lâu Na đáp :
- Hư không vốn chẳng có hoa đốm, vọng thấy có sanh diệt. Thấy hoa đốm diệt đã là điên đảo rồi, lại còn muốn hoa đốm sanh nữa, thì thật là điên dại. Làm sao còn gọi người điên như vậy là ngu hay trí được!
Phật bảo :
- Theo như nguơi hiểu, sao lại còn hỏi Diệu giác của chư Phật sanh núi sông, đất đai nữa ! Cũng như quặng vàng, là đất cát lộn với vàng ròng, khi quặng đã luyện thành vàng ròng thì chẳng trở lại thành quặng nữa. Như cây đã đốt thành tro thì chẳng trở lại thành cây nữa. Bồ Đề Niết Bàn của Phật cũng như vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Thế nào là chánh niệm?

Trở về cái thực tại của Thân tâm, sống trong thân khẩu ý thanh tịnh là Chánh niệm.

Thân khẩu ý thanh tịnh mà còn nghĩ suy về tam độc (tham sân si) thì gọi là Tà niệm.

Vi tế hơn, nếu hành giả còn một ý niệm về tam độc hay thanh tịnh thì cũng gọi là tà niệm. (Chánh niệm dễ tu bằng tuệ học, nhưng thực hành với sát na hiện tiền thì rất là khó.)

Tu sát-na hiện tiền không được thì đừng nên nghĩ tới sơ thiền; địa vị Bồ tát; vãng sanh Tịnh độ; Niết Bàn. Chỉ kiếp này tu phước hành thiện; cúng dường; lễ Phật thôi, :) thì còn chút hy vọng đáo lai sanh lại làm người.


Chánh niệm cần thiết phải huân tu cùng với Lý tác ý.


Lý tác ý chính danh là Thiền Quán và Thiền Chỉ không khác; Cội nguồn của lý tác ý là giáo lý kinh điển.

Hề hề, Chào sư phụ Bình. Hỉ lễ Phật xong rồi mới vào giao lưu nữa. Có viết sai hay bất đồng ý kiến xin quí vị niệm tình chia sẻ. tangbong :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:Thế nào là chánh niệm?

Trở về cái thực tại của Thân tâm, sống trong thân khẩu ý thanh tịnh là Chánh niệm.

Thân khẩu ý thanh tịnh mà còn nghĩ suy về tam độc (tham sân si) thì gọi là Tà niệm.

Vi tế hơn, nếu hành giả còn một ý niệm về tam độc hay thanh tịnh thì cũng gọi là tà niệm
.

Có viết sai hay bất đồng ý kiến xin quí vị niệm tình chia sẻ. tangbong :)
Tâm thanh tịnh mà còn "như lý tác ý" về "Có viết sai hay bất đồng ý kiến xin quí vị niệm tình chia sẻ", thì cũng gọi là tà niệm! :-P


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

chào các bạn, bình, thánh tri, chú hỉ, hùynh nam phươnng, bất tịnh, bát không 1985, hùng, hlich
các bạn nói không sai gì cả nói cái cái gì cũng đúng, nói rất chí lý, mỗi người một ý như một bức tranh sơn dầu chỗ sáng chỗ tối, chỗ cây cỏ nét chim cò chỗ đồng lúa...chỗ chân trời. Hỗn hợp hết cả mấy thứ ấy mới tạo thành một bức tranh đẹp!

dạ, vào đây không hát thì hò đâu muốn làm cò ngóng cổ mà nghe phải không các bạn.

Dạ mạo muội viết ít câu theo cảm nhận của cá nhân thân thịt Trí này. Tất cả chúng ta đang ở chiêm bao, các bạn có đồng ý với tôi không!? Rồi chúng ta ngồi lại với nhau một nơi nào đó trong mộng chẳng hạn ngoài chợ làng, mà nói, mà viết, dù nói cái gì đi nữa, dù viết cái gì đi nữa mô tả về cách làm sao để thoát ra chiêm bao rồi kết thành sách in ấn cả muôn quyển sách, thì tất cả chúng ta có thoát ra được ngoài cảnh chiêm bao chưa, dạ thưa quí vị!
chưa ạ!

"là phật tử phải khai tâm trí
để biết rành đâu ngụy đâu chơn" -Thanh Sỉ.

CHỈ NHỮNG AI ĐANG BIẾT MÌNH ĐANG NẰM MỘNG thì mới thoát ra được mông!
ÍT AI NẰM MỘNG MÀ BIẾT MÌNH MỘNG, cho nên chiêm bao ta gặp ma đuổi ta thường chạy mà kỳ thật càng chạy cái chân lại chạy không đi!
khi đã biết mình chiêm bao trong giấc mơ thì sẽ không chạy khi gặp ma, mà sẽ lại gần ma tâm tình với nó, làm bạn với nó!
dù khi ấy có niệm gọi là tà như rủ ma đi quán bar hay rủ ma đi chùa (chơn chánh) thì cũng là chánh.
còn bằng không dẫu có khởi lên ngàn niệm chánh như làm thiện, xây chùa, bố thí ấy cũng chưa thật là chơn!
ví như vua LƯƠNG VÕ ĐẾ tạo chùa chiền khắp nước tu hành mà ngày sau ngã tử đài thành phật bất cứu vì tâm còn ác!
phước đức hữu lậu cũng như mây khói, tâm vô úy thí mới thật là thí, ở chiêm bao mà thấy mình làm phước ắt cũng bằng không.

" ngoài hình mới biết hình tròn vuông"- Thanh Sỉ.

chỉ khi nào ăn ớt mới biết ớt cay, chỉ khi nào ai trong mọi người chúng ta KIẾN TÁNH thì tự ắt sẽ biết niệm nào là chánh, niệm nào là tà, mà kỳ thật niệm nào cũng chơn chánh! một khi hành giả có được công phu miên mật đủ sức để xua đuổi các loài ma quái quấy phá làm chúng nó nản chí, làm chúng nó hết thèm muốn phá ta nữa, thì dù là niệm tà khởi lên ta cũng khéo độ hóa cũng khéo uống nắng nó thành chơn niệm được!

Dạ bấy nhiêu lời viết cho vui, xin đắc tội!


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Xin thưa:
Chớ hiểu lầm những lời Giảng của các vị Tôn Túc , mà cho "đời là mộng" ! Tư tưởng "đời là mộng" là của Trang Tử bên Tàu!
Đây:
_ Hệ Tư Tưởng Chính Thống của Phật Giáo : Vạn Pháp : Vô Thường, Vô Ngã ! do vậy : đời người cũng : Vô Thường ! _ Khổ ! "Vô Thường" Không phải là "Mộng" ! chớ hiểu lầm rồi giảng giải lung tung rồi "tự sướng" _ Khuyên ai nên cố gắn học : Tứ Diệu Đế để có căn bản Phật học!có duyên với Phật mà Không xem trọng Tam Bảo thì uổng phí một kiếp người!
_ Đúng vậy:
Khoan vội nói: Giác với Mê! mà hãy nhìn, hãy đọc cho kỷ:
Người có căn bản Phật Pháp nói gì cũng không sợ sai!
Người không có căn bản Phật Pháp mở miệng chưa nói đã sai!
Khuyên người hạ mình để nghe người nói! sao mình không tự hạ mình để đọc và suy tư và Tu tập theo Kinh Điển của Phật còn lưu truyền trong Tạng, Kinh, Luận và Luật !
Kính chúc cả nhà an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

kính các bạn,
chào bạn sotam26
cảm ơn bạn đã khuyên, tôi chưa có duyên đọc hết tam tạng kinh điển cuả THÍCH CA mặc dù đọc là tôi thích lắm.
đúng là tôi không có cái gì là căn bản phật học, tôi không dám ví mình như HUỆ NĂNG, nhưng giống ở ngài là cái dốt về kinh chữ nghĩa. Qủa thật tôi dốt quá.

Tôi cũng đã đọc đâu đó, nghe đâu đó nói rằng : đức phật có ba pháp ấn đó là tâm vô thường, pháp vô ngã, niết bàn tịch tịnh vi vô dạ có phải vậy không các bạn? phải không sotam26?

Có lẽ càng nói tôi càng đi sai, cảm ơn bạn một lần nữa nhắc nhở tôi. Có lẽ tôi không dám viết gì nữa rồi quá.
tôi không mong bạn phải chấp nhận cho tôi rằng đúng, bạn nói đúng.
Tôi đã mạo muội xin viết nào có cho đó là chân lý bất sai bất dịch.
Ở tọa độ này thì khác ở tọa độ khác thì khác. Tôi là một người bình thường, tất có cái sai cái lỗi, nếu phật ý bạn xin bạn thứ tha, nếu bạn thấy tôi lầm đường lạc lối xin bạn nếu rành đường hãy chỉ cho tôi một tí ánh sáng tôi xin ghi lòng tạc dạ.
( nhưng tôi tin những gì mình đã trải nghiệm là phù hợp là đúng với riêng tọa độ tôi, đối với người khác có thể khác)
...
Bạn sotam26 cứ thoải mái có ý kiến, tôi đang đón nhận và chờ đợi với một thái độ thật ân cần, niềm nở, trìu mến, thân thiết, lòng tôi vô cùng vui mừng khi bạn nói lên chính kiến của mình về tôi.
Cảm ơn bạn.
kính chào bạn,


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính:
h/h Viết Trí thân mến!
_Tôi có đọc bài viết của bạn với vị " Khách" : bạn có Viết rằng : "bất kể là ai, nếu nói rằng hãy đi vào TÂM tìm đạo tìm chân lý thì TRÍ tin câu nói đó đúng triệt để! " và "nói rằng hãy đi vào thâm tâm tìm ĐẠO (ấy là chánh ĐẠO!)thì TRÍ đều cung kính cúi đầu mà nghe học nói một cách từ tốn! thiết tha."
Đúng vậy đó h/h ! Đây là bài Thuyết Pháp đầu tiên của Lục Tổ " Tố nói: Muốn cầu Đạo , chỉ một Tâm này là Đủ".
Nhưng nay khuyên h/h đã có duyên pháp Pháp Bảo Đàn ,thì hãy cố gắn đọc ( nghiêm tầm) cho thật kỷ, kỷ và kỷ hơn nữa , hơn cả lúc h/h học Toán nữa! thì h/h sẽ thấy " Tâm" mà Lục Tổ muốn truyền trao!
Vì duyên gì !? vì thấy h/h dùng lời của Lục Tổ ở để đối đáp với " Khách " : xin thưa rằng : Lời thì chẳng sai ! Nhưng " Ý" thì đã sai 180 !
Trong Thiền Tông thường khuyên người học : "Hãy bỏ lời mà đạt ý !" là chỗ này đây ! chỗ mà h/h đã phạm phải!!!
_ Rất nhiều người đọc Pháp Bảo Đàn và trở nên kêu ngạo ! Tiết Thay có duyên lành ! mà lại bị " Tự Tại Ma Vương " che mắt!
_ Học Pháp Bảo Đàn ! Tại sao h/h Không thấy rằng : Lục Tổ đã được Kiến Tánh, được Ngũ Tổ truyền Tâm Ấn, có Thần Thông diệu dụng ! Mà Lục Tổ vẫn Qui Y Tam Bảo! .......
..............
...........
chúc h/h thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thế nào là chánh niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

binh đã viết:Khi Phật dạy :
quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời
Có nghĩa là : Ngay bây giờ, và tại đây, Tôi đang quán sát thân thể trên chính thân của mình.
Nếu thân tôi có cảm thọ, thì ngay bây giờ, và tại đây, tôi đang quán sát các cảm thọ dựa trên cảm thọ của thân mình.
v.v...
Và như vậy, việc quán sát đó cốt để đưa tâm mình trở về thời điểm "bây giờ" và trong không gian "tại đây".
Bây giờ, và tại đây đang xảy ra hiện tượng là : đang quán sát (thân, thọ v.v...)
Tức là Phật muốn đưa ta về sống trong 1 thời điểm, và một điểm trong không gian.
Mà khi toàn bộ tâm đã tập trung vào 1 điểm thời gian và ở 1 điểm trong không gian, thì tức là ta đang sống với chơn tâm. (Chỉ là có nhận ra không mà thôi).
Cho nên
"Chánh niệm" tức là sống với chơn tâm, sống với thực tánh, sống tại một thời điểm tại một chỗ.
Cho nên "Chánh niệm" tức là "Bây giờ và ở đây".
Đây là pháp phương tiện, đã ngộ nhập tự tánh thì mọi sự đều là chánh niệm cả.
Nếu có dụng công phu tức chưa ngộ, nếu ngộ vẫn chưa nhập được.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách