Thị chư pháp không tướng

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Dịch Việt:

Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Xin hỏi tại sao đã KHÔNG mà có TƯỚNG để mà gọi TƯỚNG KHÔNG?
TÁNH KHÔNG không phải là không có tánh. Mà Tánh Không là TÁNH CHÂN THẬT của vạn pháp.

TƯỚNG KHÔNG không phải là không có tướng. Mà Tướng Không là TƯỚNG CHÂN THẬT của vạn pháp.

Cái sát na nhận ra KHÔNG TƯỚNG của vạn pháp thì hành giả tự nhiên thôi dứt hết mọi phân biệt, đối đãi, nhị nguyên vì lúc đó đã thực sự nhìn thấy, nhận ra cái TƯỚNG CHÂN THẬT của vạn pháp là giao thoa, bao trùm, không ngằn mé, không khác biệt, không ranh giới, không ngăn ngại.

Qn nghĩ vậy. ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

battinh đã viết:
hoasenmaimai đã viết:
battinh đã viết:
hoasenmaimai đã viết:phải chi giấy trắng chữ trắng thì vô ngại rồi .
Giấy trắng, chữ trắng cũng là chướng ngại rồi, vì giấy mà không có chữ để hiển thị những lời nói của mình cho người khác hiểu, thì làm sao họ kiến tánh được. Phải có phương tiện để hiển thị cái diệu dụng của pháp chứ!
Tôi hiểu câu: "giấy trắng, chữ trắng thì vô ngại rồi" là ý nói đối với người đã kiến tánh, hiểu được Tâm Kinh (chơn không vô tướng) thì không vô ngại nữa.

Còn đối với người chưa kiến tánh thì Tâm Kinh phải được viết trên giấy trăng mực đen (diệu dụng của pháp hay chơn không diệu hữu) để hiển thị những lời dạy của Phật mà hành theo cho được kiến tánh,

Chỉ có vậy thôi!
Vậy theo dh battinh trước khi kiến tánh vị Thiền sư đó biết rõ mình làm sao để kiến tánh ... hay là làm việc tùy ý mai mắn mà được kiến tánh .


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Bản dịch đầy đủ

Như vầy một lần tôi nghe:

Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chánh định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng[2] đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: "Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?".

Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tính. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.

Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp. Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trí huệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc.

Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn.
Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác.

Do vậy, phải biết được rằng chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa – vốn là đại tri chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là ngang bằng với vô đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não – là chân thật vì nó không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:

tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)

Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu."

Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: "Lành Thay!"

Ngài nói: "Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách ông nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!"

Thế tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát, toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người, a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy.

theo hoasenmaimai không thể chú giải được bản kinh này , bởi vì trong các kinh Đại thừa thường có một thuật ngữ " bí mật tạng của chư Phật , chỉ có Phật với Phật mới hiểu được "


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

hoasenmaimai đã viết:
Vậy theo dh battinh trước khi kiến tánh vị Thiền sư đó biết rõ mình làm sao để kiến tánh ... hay là làm việc tùy ý mai mắn mà được kiến tánh .
Muốn được kiến tánh, theo bài kinh "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh" đạo hữu đã đăng vào, thì phải tu tập hành trì theo lời dạy của ngài Quán Tự Tại Bồ tát nói với ông Xá Lợi Phất như sau:
  • "Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu".
Như vậy kiến tánh không phải là một việc tùy ý may mắn như đạo hữu hỏi tôi!
  • Tự mình ăn mới được no
    Bắt người khác thế ăn cho là lầm
    .


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

battinh đã viết:
Muốn được kiến tánh, theo bài kinh "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh" đạo hữu đã đăng vào, thì phải tu tập hành trì theo lời dạy của ngài Quán Tự Tại Bồ tát nói với ông Xá Lợi Phất như sau:
  • "Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu" .
... dh battinh có hành trì như vậy không ? và hành trì như thế nào xin chỉ rõ cho hoasenmaimai và mọi người cùng thực hiện .


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Khongduyen123 đã viết: Khi xưa vị thầy bắc truyền của tôi cũng từng dịch giải ''Bát Nhã Tâm kinh' nhưng cuối cùng rồi bị dính mắc,
thầy nói với tôi '' Phi tưởng phi phi tưởng '' là Niết bàn, nhưng tôi đã đọc qua quyển '' Đức Phật và Phật pháp '' trong đó có ghi rõ Đức Bồ Tát đã từng chứng tầng thiền này và Ngài nhận biết phiền não nơi tâm vẫn còn, nên đã tự bỏ đi nơi khác và gặp 5 ngài Kiều Trần Như và ngài đã tu khổ hạnh mong tìm cầu phương giải thoát....., nên tôi đã đãnh lễ Tam Bảo thành tâm nguyện học được chánh pháp nhãn tạng, lúc tôi học thiền do thầy dạy tôi, tôi cũng học thiền từ một vị thầy PGNT theo phái '' khất sĩ tu trong rừng'' giòng truyền thừa của Ngài Ca Diếp, như tôi chư lãnh ngộ được, khi rời thầy tôi mới có duyên với một vị thầy PGNT khác, nhờ thầy tôi mới lãnh ngộ được giáo pháp của Đức Phật, nhưng tôi vẫn nhớ ơn thầy Bắc truyền và nhờ câu thầy dạy tôi '' ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm '' còn những thứ khác thầy dạy tôi, tôi đều quên sạch....hi...hi.....đọc sách cũng hay, nhưng tu tập cho đúng để liễu ngộ pháp mầu càng hay hơn nhiều.....hi...hi........
Nói "Phi tưởng phi phi tưởng là niết bàn" là sai! Kỳ thật là trầm không trệ tịch, tức là lọt vào câu thứ 4 của tứ cú.

Tứ cú là:

1. chấp có
2. chấp không
3. chấp cũng có cũng không
4. không có, không không

Khi hôn trầm thì thức không hoạt động nên gọi là Phi Tưởng, hay Không Có.
Khi hôn trầm mặt dù không có thức, nhưng vẫn là ngồi ở trong mê muội cho nên phi phi tưởng, hoặc không không.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:
Nói "Phi tưởng phi phi tưởng là niết bàn" là sai! Kỳ thật là trầm không trệ tịch, tức là lọt vào câu thứ 4 của tứ cú.

Tứ cú là:

1. chấp có
2. chấp không
3. chấp cũng có cũng không
4. không có, không không

Khi hôn trầm thì thức không hoạt động nên gọi là Phi Tưởng, hay Không Có.
Khi hôn trầm mặt dù không có thức, nhưng vẫn là ngồi ở trong mê muội cho nên phi phi tưởng, hoặc không không.
Nói "Phi tưởng phi phi tưởng là niết bàn" là sai! Kỳ thật là trầm không trệ tịch, tức là lọt vào câu thứ 4 của tứ cú.
Hãy thận trọng khi chưa từng tu chứng các loại thiền rồi tự dùng tâm thức nghĩ tưởng tự biên tự diễn, do hiểu sai '' trầm không trệ tịch'' chính là tâm nữa tỉnh nữa mơ khi tu thuật trường sanh đến giai đoạn '' luyện hư hoàn không '' của người đạo gia tu tiên, chẳng dính dáng gì đến '' Phi tưởng phi phi tưởng''.
Khi hôn trầm thì thức không hoạt động nên gọi là Phi Tưởng, hay Không Có.
Khi hôn trầm mặt dù không có thức, nhưng vẫn là ngồi ở trong mê muội cho nên phi phi tưởng, hoặc không không.
câu trên thì viết :'' thức không hoạt động '', câu dưới thì viết : ''mặt dù không có thức''

hôn trầm không phải là ''Phi tưởng và chẳng dính dáng chi đến Không có.
hôn trầm hay mê muội không phải là ''phi phi tưởng '' , chẳng dính dáng chi đến Không không.

Khi tâm hôn trầm có mặt '' thức'' đang ở đâu ?
khi tâm mê muội đang diễn tiến '' thức'' đang ở đâu ?
TT đã trãi qua kinh nghiệm ngồi thiền mà tâm trong trạng thái mơ mơ màng màng rồi chưa ?

Tứ cú là:
1. chấp có
2. chấp không
3. chấp cũng có cũng không
4. không có, không không
Cũng có người tự khuyên bảo người khác rằng : No là đói, đói là no, no đói nào có khác, đói no đều do tưởng, vậy ăn làm chi ! nhưng khi bụng người ấy đói, lại đòi ăn những món này nè mới chịu, còn những món khác thì ăn không được.....hi...hi....

Và do hiểu lầm bốn câu '' sắc bất thị không'', ''không bất thị sắc'', '' sắc tức thị không '', '' không tức thị sắc '' thành tứ cú, nào hay bốn câu này diễn đạt ngũ uẩn '' sắc, thọ, tưởng, hành, thức'' của ngoại pháp và nội pháp chỉ có người tu chứng '' ngũ uẩn giai không'' của pháp thành mới thật biết rõ, cũng có vài vị tu thiền, tâm định rất khác cao nhưng vẫn bị kẹt ở giai đoạn pháp hành khi tâm nhận biết được bóng tối cho là '' vô minh, và ánh sáng cho là ''trí huệ '' ( chấp thủ là Tự ngã cũa Ta như kinh vô ngã tướng Đức Phật đã dạy), do chấp thủ ấy nên trí huệ bát nhã bị giáng đoạn, không còn tiếp tục nhận biết bóng tối và ánh sáng ấy chỉ là những hạt nhân nhỏ nguyên tử ánh sáng màu sám bạc, màu trắng bạc rất vi tế (nano) này hợp thành tức là ngũ uẩn nội pháp tự kết hợp và tự tan rã, trong kinh dạy rất rõ : An trú '' Quán...... '' tuệ tri hay ngũ căn ngũ lực được tiếp nối phần sau, để nhận rõ như thật các pháp đang là, nếu lở ngộ nhận chấp thủ là trí huệ (tự ngã của Ta) thì ''tỉnh giác '' (thất giác chi) kịp thời soi sáng buông bỏ, hướng tâm tiếp tục quan sát tùy niệm xứ đang diễn tiến đang là,
vị thầy bắc truyền dạy tôi rất giỏi cũng đã từng lý giải '' bát nhã tâm kinh'' này, nhưng với thời gian dài tu thiền vẫn không tránh có lúc hiểu lầm từ '' không tướng'' thành '' tướng không '' nên mới ngộ nhận lằm '' Phi tưởng phi phi tưởng'' là niết bàn, khi xưa tôi rất tâm đắc bài tâm kinh này khi đọc các chú giải của các vị khác, nhưng khi và cửa rồi thì mới như thật biết, học và hành còn có khi còn hiểu sai, học đây có nghĩa là đọc rồi tư duy đem ra thực tập thiền '' phản văn văn tự tánh '', huống hồ chỉ là đọc sách hay đọc chú giải của các vị khác rồi tự suy nghĩ mà hiểu rõ !?.

Đây là bài kinh Đức Phật giảng do đạo hữu Không Biết trích dẫn :
viewtopic.php?f=41&t=10960&start=192
Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Cunda, vào buổi chiều từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng dậy, đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Maha Cunda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, có những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận. Bạch Thế Tôn, đối với một Tỷ-kheo, có tác ý ngay từ ban đầu, thời có thể đoạn trừ những sở kiến ấy hay không, có thể xả ly những sở kiến ấy hay không?

-- Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, - chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.

(Tám chứng đắc)
..........................................................................................................
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Vị tu thiền vô sắc trước tiên phải tu chứng đắc bốn thiền sắc giới để qua kinh nghiệm này rồi mới tu qua thiền vô sắc, người này chưa tu chứng tứ thiền hữu sắc bắt chước tập các loại thiền này chỉ là ngồi yên phóng dật nghĩ tưởng tượng thôi, nhiều người học thiền hiểu lầm lắm, nên không đạt kết quả ngược lại dể bị tẩu hỏa nhập ma, đầu óc trở thành ngơ ngơ ngáo ngáo, thấy những chuyện bậy bạ do ham muốn chứng các loại thần thông.

Chư vị hãy dành thì giờ tu tập miên mật, chừng nào liễu ngộ pháp mầu rồi viết chia sẻ sau vẫn không muộn.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Thị Chư Pháp Không Tướng" là đúng. Chữ "Không" nầy chính là ngoài tầm ý thức.... tức là Bát Nhã Không... thấy mọi sự vật hiện tượng bằng chính nó mà không qua vọng thức phân biệt. Như miền Nam thì gọi là ly, Trung thì gọi là tách, Bắc thì gọi là cốc... nhiều danh từ mà thật nó là nó chứ nó có là ly, tách, cốc đâu? Do mình đem vọng thức xen vào mà sinh phân biệt chấp trước.

Nhiều vị tôn túc dịch là "Tướng Không của mọi pháp" thì mặt dù nó đúng theo văn nghĩa chữ Hán và Việt khi dịch thuật, nhưng lại đánh mất ý chính của kinh. Cho nên nói không phải giỏi tiếng Hán là có thể dịch được kinh Phật.

Chính vì cái "không" nầy vượt ngoài ý thức, cũng tức là Bát Nhã Không nên mới không sinh diệt, không dơ sạch, tăng giảm... và trong cái không đó cũng không có sắc thọ tưởng hành thức, v.v... Và rõ ràng là như vậy, mọi vật là nó chứ nó có là cái gì, nó đâu là ly, tách, cốc! Cho nên kinh Lăng Nghiêm nói "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn". Kinh Kim Cang nói "nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai".

Nếu dịch là "Tướng không của mọi pháp" thì đó là dựa vào thuyết Nhân Duyên Sinh, hợp tan của Phật Giáo Nhị Thừa.

Trong khi đó Bát Nhã là Đại Thừa, mà Đại Thừa thì Phi Nhân Duyên, Phi Tự Nhiên, vì Bát Nhã không phải do Nhân Duyên Sinh, mà cũng không phải Tự Nhiên Sinh. Nhân Duyên và Tự Nhiên là Tương Đối, còn Bát Nhã chính nó đã vượt ngoài tương đối.

Cho nên dịch "Tướng Không của mọi pháp" là sai lầm, đem Đại Thừa hạ thấp xuống thành Nhị Thừa. Đó là do không hiểu Đại Thừa, không tu Đại Thừa, không Tham Thiền vậy!

Kính mong mọi người mở sáng tầm nhìn suy nghĩ chính chắn để không bị lầm lạc!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Thị Chư Pháp Không Tướng"

Các pháp đều do Tâm chấp mà thành. Do đó tướng của các pháp là tướng của Tâm.
Mà Tâm không có tướng riêng. Nhưng không phải không có tướng riêng là không có thật.
Nó có tướng, tướng của nó là tướng của vạn pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Kiến giải ngàn năm nay
thắng thua chưa phân định ,
lớp sau nối lớp trước
quả tu hành là gì ?

Các ông muốn làm một đại tôn sư chăng ?


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

hoasenmaimai đã viết:Kiến giải ngàn năm nay
thắng thua chưa phân định ,
lớp sau nối lớp trước
quả tu hành là gì ?

Các ông muốn làm một đại tôn sư chăng ?
Kính chư hiền hữu.

Tụng Kinh, Niệm Phật chính là Pháp
Miễn sao! Tâm Niệm từ Vô Tướng.
Tám vạn bốn ngàn Pháp, Phật thuyết
Phương tiện là đây! chớ nhận lầm.

Kính chúc cả nhà thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

alphatran đã viết:
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Dịch Việt:

Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Xin hỏi tại sao đã KHÔNG mà có TƯỚNG để mà gọi TƯỚNG KHÔNG?
Thánh_Tri đã viết:
Người dịch sai nên đạo hữu hiểu sai thôi.

chữ Hán rõ ràng nói "Không Tướng" mà dịch là Tướng Không (đối đãi tướng Có) thì sai. Không Tướng chứ không phải Tướng Không!

Đã Không Tướng thì làm gì có Tướng nào mà cho là Tướng Có, Tướng Không. Ngay cả "tướng Có" đã bị phá huống gì là "tướng Không" ư?

Vã lại Có Tướng dù đó là Tướng Có hay Tướng Không cũng bị rơi vào sanh diệt. Như vậy đau trúng ý kinh bất sanh bất diệt!
alphatran đã viết:
Kinh nói:

"Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức."

Hãy chú ý kỹ các phép so sánh giữa KHÔNG và sắc, thọ tưởng hành thức.
Và còn nếu không rõ nữa thì xem kỹ câu này:

"Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức"

tức là: "Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức."

Như vậy rõ ràng KHÔNG thực sự là một đối tượng. Bởi vì đó là một đối tượng nên nó có tướng của nó, vì thế nên nói là KHÔNG TƯỚNG.

Kính thưa các dh,

Dh alphatran: Bát nhã Tâm kinh nói: TƯỚNG KHÔNG.
Dh Thánh_Tri: Bát nhã Tâm Kinh nói: KHÔNG TƯỚNG.


Theo chỗ thấy của mình thì: CẢ HAI TRƯỜNG HỢP ĐỀU ĐƯỢC.
Nếu nói ở TƯỚNG (Tánh), ở Sự thì: TƯỚNG KHÔNG. (Đây nói về chỗ Thực Tướng).
Nếu nói ở Lý, ở Dụng thì: KHÔNG TƯỚNG. (Đây nói về Hạnh Tu Bát Nhã).

Thực chất cũng có tồn tại một TƯỚNG KHÔNG.
TƯỚNG KHÔNG này cũng chính là TỰ TÁNH.
KIẾN TÁNH trong Thiền tông cũng chính là thấy được cái TƯỚNG KHÔNG này.

Còn vấn đề "tại sao đã KHÔNG mà có TƯỚNG" để mà gọi TƯỚNG KHÔNG?
Là vì cái KHÔNG này không phải là "Hoàn toàn Không có" hay là một dạng "hư không".
Mà là vì nó có bản chất: Tự thanh tịnh, chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp".
Do đó, có thể tạm cho nó là TƯỚNG KHÔNG.

Để thấy được TƯỚNG KHÔNG này, người ta cần phải tu hạnh Bát Nhã.
Hạnh tu này cũng chính là KHÔNG TƯỚNG; nói đầy đủ là KHÔNG DÍNH MẮC VÀO BẤT KỲ MỘT TƯỚNG NÀO.


tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách