Thị chư pháp không tướng

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khongduyen123 đã viết: ngày xưa Đức Phật hay gọi tên các vị vừa chứng Thánh quả dụ ý nói '' con của Như Lai '', ngày nay họ sửa đổi lại là '' Phật Tử '' , người nào gọi người '' cư sĩ'' là '' Phật Tử '' tức tự tấn phong mình là Phật rồi, ví như chẳng khác nào ''ăn cơm '' lại sửa thành ''cơm ăn '' hay sao ?, người tự xưng là con của Phật lại đi phá hại giáo pháp của Phật, lại còn cao cổ nói ngược lại là bảo vệ Phật pháp, Thánh Tri nên dành thì giờ quý báo vào việc lợi ích khác hơn, chừng nào họ tự nhận thấy sai thì họ mới chịu buông bỏ thôi, dù Phật còn tại thế cũng chẳng giúp họ được, hãy để thời gian vô thường già bệnh tự trả lời.
Hồi xưa, tứ chúng gồm có Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di (Cận sự nam, Cận sự nữ, bây giờ gọi là cư sĩ) được gọi chung là "Phật Tử". Hỗng lẽ bây giờ các vị cư sĩ có công trong việc bảo vệ, hoằng dương Phật pháp và cúng dường Tam Bảo lại không được gọi là "Phật Tử" hay sao!?

Bên này tôi thường nghe thấy quí Thầy bên Việt Nam qua Mỹ hoằng pháp, thường hay gọi những người cư sĩ là "Phật Tử", hổng lẽ quí Thầy lại tự tấn phong (hay thọ ký) cho các cư sĩ là "Phật Tử" hay sao!?

Thầy Khongduyen123 dựa vào đâu mà có những lập luận như trên!? Thầy nên nhớ rằng không có cư sĩ thì Tăng không thể sống, và ngược lại không có Tăng thì cư sĩ không có Phật pháp để học và cúng dường.

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Chư đạo hữu kính mến,
Quang Tâm tìm được vài bài dịch và giảng, thì thấy đúng như ĐH alphatran đã nói.
Thì ra BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH ngắn gọn này thật thâm diệu. QT đọc tụng không biết bao nhiêu lần, mà đến giờ một chữ KHÔNG cũng làm cho giật mình, lơ ngơ như kẻ mất phương hướng. Đúng là chớ nên vội vàng, chớ nên vội vàng ! :)

http://www.tangthuphathoc.net/tapsach/v ... ban-01.htm
http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-d ... -giai.html
http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/20130 ... Kinh-9946/
tangbong
---------


_()_
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

alphatran đã viết:Kính các đạo hữu,

Và còn nếu không rõ nữa thì xem kỹ câu này:

"Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức"

tức là: "Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức."

Như vậy rõ ràng KHÔNG thực sự là một đối tượng. Bởi vì đó là một đối tượng nên nó có tướng của nó, vì thế nên nói là KHÔNG TƯỚNG.

Ở phần trước đã nói rằng "Thị chư pháp KHÔNG tướng" cho nên không có sanh diệt, tăng giảm, dơ sạch.

Đoạn nầy nói "Cho nên trong cái KHÔNG đó, không có sắc, thọ tưởng hành thức".

Vậy thì rõ ràng là "KHÔNG TƯỚNG" chứ không phải TƯỚNG KHÔNG, vì nếu câu đầu là TƯỚNG KHÔNG thì làm sao câu sau lại nói "Trong cái KHÔNG đó không có sắc thọ v.v....".?

Chính vì "KHÔNG" tất cả tướng ở câu đầu, cho nên câu sau mới nói trong cái "KHÔNG" đó mới không có sắc, thọ tưởng hành thức v.v...

Cái "KHÔNG" nầy là ám chỉ "TỰ TÁNH". Vì Tự Tánh/Phật Tánh không có sanh diệt, tăng giảm, dơ sạch, tức là Tự Tánh là tuyệt đối, lìa các tướng đối đãi. Cho nên Tự Tánh mới không có sắc, thọ, tưởng, hành tức, v.v...

Nếu Tự Tánh có sắc thọ tưởng hành thức v.v... thì đó không phải là Tự Tánh mà là kiến văn giác tri hư vọng.

Nếu cho là "Tướng KHÔng" thì đối lập với tướng có. mà có đối lập thì có sanh diệt. Đâu còn trúng ý nghĩa của Kinh nói là "bất sanh bất diệt bất tăng bất giảm bất cấu bất tịnh" được nữa!

Và nếu cho là Tướng Không, tức cái Không có hình tướng hay là đối tượng thì ắc phải sanh ra năng sở. Có đối tượng để thấy, thì phải có chủ thể nhận thức. Có cái vật bị thấy, thì phải có cái Thấy để thấy cái vật bị thấy đó. Mà có năng sở, có đối tượng nhận thức và chủ thể nhận thức thì rơi vào nhị nguyên, đâu còn là TỰ Tánh Tuyệt Đối Bất Nhị được nữa! Mà nếu không còn là bất nhị tuyệt đối thì phải có sanh diệt. Rõ ràng ý kinh nói là không sanh không diệt, lìa mọi tương đối. Cho nên dịch "Tướng Không" là sai.

Kinh Kim Cang nói: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Cho cái Không nầy là đối tượng thì không nầy thành ra hư vọng. Vậy thì không phải cái không chân thật của tự tánh mà kinh nầy muốn nói. Bởi vì cái không chân thật là lìa mọi tướng đối đãi, không sanh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch. Chính cái không chân thật đã lìa mọi đối đãi nên làm sao trong cái không đó, có thể có sắc, thọ, tưởng, v.v... căn trần thức, lục nhập, thập bát giới được... vì ngũ uẩn, sáu căn, sáu trần, sáu thức, đều là pháp tương đối sanh diệt.

Chỗ nầy nhiều vị dịch sai vì dịch theo chữ mà không hiểu nghĩa. Và cái sai nầy truyền từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, mà các thế hệ sau chỉ một dạ tin tưởng mà không linh hoạt để phân biệt đúng sai, tà chánh, hư ngụy.

"KHÔNG" cũng chỉ là khái niệm, giả danh, tạm gọi. Đừng chấp chữ mà quên lời.Khi nào chứng được Tự Tánh Không hay Thật Tướng Bát Nhã hay Kiến Tánh thì mới được. Bây giờ dùng ý thức ở trên ngôn từ suy luận nầy nọ thì đầu mọc thêm đầu, tuyết rắc thêm sương, chẳng có lợi ích gì cả. Mong thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Phật Tử" chỉ cho cả người xuất gia và người tại gia, vì ai cũng là con Phật. Nhưng người xưa quen gọi người tại gia là phật tử, cho nên bây giờ thành thối quen rồi, thì thôi gọi sao cũng được, miễn đừng chấp trước là được rồi.

Ngôn từ và khái niệm không có lỗi. Lỗi là do tâm mình chấp trước nơi ngôn từ và khái niệm mà sanh phiền não đó thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Họ là người Trí muốn thành Phật đạo , tiếc là chưa thông suốt kinh điển Phật dạy nên thành chướng ngại , nay ông biểu họ kiến tánh ... thực họ không biết làm sao để kiến tánh chẳng phải vô ích sao .

Họ học Đạo trên giấy trắng chữ đen nên chướng ngại nơi chữ nơi nghĩa , phải chi giấy trắng chữ trắng thì vô ngại rồi .


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

hoasenmaimai đã viết:Họ là người Trí muốn thành Phật đạo , tiếc là chưa thông suốt kinh điển Phật dạy nên thành chướng ngại , nay ông biểu họ kiến tánh ... thực họ không biết làm sao để kiến tánh chẳng phải vô ích sao .

Họ học Đạo trên giấy trắng chữ đen nên chướng ngại nơi chữ nơi nghĩa , phải chi giấy trắng chữ trắng thì vô ngại rồi .
kinhle kinhle kinhle

Còn bác nào kiến tánh nữa không ? Vào đây cho em lạy.


_()_
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

hoasenmaimai đã viết:phải chi giấy trắng chữ trắng thì vô ngại rồi .
Giấy trắng, chữ trắng cũng là chướng ngại rồi, vì giấy mà không có chữ để hiển thị những lời nói của mình cho người khác hiểu, thì làm sao họ kiến tánh được. Phải có phương tiện để hiển thị cái diệu dụng của pháp chứ!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:Tôi có viết Tâm Kinh Nghị Luận hồi năm rồi, nay đăng một đoạn cho các vị xem:

Hán Văn:
舍利子,是諸法空相,不生不滅、不垢不淨、不增不減。是故空中無色、無受想行識、無眼耳鼻舌身意、無色聲香味觸法、 無眼界、乃至無意識界

Hán-Việt Văn:
XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI.

Nghị Luận:

Phật nói “Thị chư pháp không tướng” thì cái không tướng nầy nó lìa cả có tướng và không có tướng. Nếu thấy các pháp có tướng hoặc thấy các pháp không tướng thì đều là cái thấy của kiến văn giác tri, hay vọng thức sai lầm bởi cái thấy ấy còn chấp có chấp không tương đối. Và vì nếu thấy các pháp có tướng hay không tướng thì hẳng nhiên là có tướng rồi, bởi tướng có hay tướng không cũng là tướng. Ngược lại, cái thấy các pháp không tướng mà Phật nói nghĩa là cái thấy các pháp không phải qua lăng kính của vọng thức mà bằng tuệ giác của tự tánh chiếu soi. Vì thế cái thấy đó trung thực với thực tại Như Thị của các pháp. Cho nên Kinh Kim Cang cũng nói “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là thấy các pháp không bằng vọng thức mà bằng tự tánh giác mới gọi là thấy Như Lai vì Phật Tánh nơi mình và Pháp Tánh nơi các pháp là Bất Nhị. Tự Tánh và Tha Tánh là Bất Nhị. Ngôn ngữ chẳng thể diễn tả được tính chất rỗng không hay “vô nhất vật” của tự tánh vì tự tánh vượt ngoài tương đối, còn danh từ là tương đối không thể diễn tả đúng cho được, nên tạm mượn danh từ là “không tướng” để nói thôi. Nếu chúng ta chấp thật là không tướng thì rơi vào tương đối của ngôn thuyết. Vậy nên hiểu ý quên lời.

Tự tánh và Pháp Tánh là bất nhị và tuyệt đối nên không có tướng trạng nào của tương đối ở trong ấy cả. Cho nên nói các pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Và vì thế ở trong cái Không của tự tánh đó không có ngũ ấm, cũng không có lục căn, lục trần, lục thức (18 giới). Ở đây dùng chữ “Vô” để quét sạch cái chấp ngũ ấm, lục căn, lục trần, và lục thức. Con người ai cũng chấp cái thân ngũ uẩn là mình, chấp vọng tâm (lục thức), vọng thân (lục căn), vọng cảnh (lục trần) là mình, là của mình nên nhận vọng làm chân mà chịu luân hồi sanh tử khổ đau. Nay muốn phá tri kiến chấp ngã phàm phu nên Phật dùng chữ “vô” một lúc phá sạch các pháp ấm, nhập, xứ, giới để đưa chúng sanh phàm phu đến bờ giác ngộ giải thoát, ra khỏi gôn cùng của ấm, nhập, xứ, giới.
Cũng chỉ là diễn đạt Niết Bàn thôi ! hi..hi....


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:
Khongduyen123 đã viết: Chính xát ! Thánh Tri hiểu rất đúng, ''Thị chư pháp không tướng ( Thị chư pháp Vô tướng )
Chữ Hán không ghi là "Vô tướng" mà ghi là "Không Tướng"

"是諸法空相" - Thị Chư Pháp Không Tướng

空 = Không, chứ không phải Vô
Thánh_Tri đã viết:
Nay muốn phá tri kiến chấp ngã phàm phu nên Phật dùng chữ “vô” một lúc phá sạch các pháp ấm, nhập, xứ, giới để đưa chúng sanh phàm phu đến bờ giác ngộ giải thoát, ra khỏi gôn cùng của ấm, nhập, xứ, giới
Tuy viết là không, nhưng Thánh Tri vẫn hiểu là vô !..hi...hi.....


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:"Phật Tử" chỉ cho cả người xuất gia và người tại gia, vì ai cũng là con Phật. Nhưng người xưa quen gọi người tại gia là phật tử, cho nên bây giờ thành thối quen rồi, thì thôi gọi sao cũng được, miễn đừng chấp trước là được rồi.

Ngôn từ và khái niệm không có lỗi. Lỗi là do tâm mình chấp trước nơi ngôn từ và khái niệm mà sanh phiền não đó thôi.
Biết và chấp là hai việc khác nhau, còn dùng danh ''con của Phật'' làm sai lạc giáo pháp của chư Phật lại là một chuyện khác . ....hi..hi...


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:
alphatran đã viết:Kính các đạo hữu,

Và còn nếu không rõ nữa thì xem kỹ câu này:

"Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức"

tức là: "Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức."

Như vậy rõ ràng KHÔNG thực sự là một đối tượng. Bởi vì đó là một đối tượng nên nó có tướng của nó, vì thế nên nói là KHÔNG TƯỚNG.

Ở phần trước đã nói rằng "Thị chư pháp KHÔNG tướng" cho nên không có sanh diệt, tăng giảm, dơ sạch.

Đoạn nầy nói "Cho nên trong cái KHÔNG đó, không có sắc, thọ tưởng hành thức".

Vậy thì rõ ràng là "KHÔNG TƯỚNG" chứ không phải TƯỚNG KHÔNG, vì nếu câu đầu là TƯỚNG KHÔNG thì làm sao câu sau lại nói "Trong cái KHÔNG đó không có sắc thọ v.v....".?

Chính vì "KHÔNG" tất cả tướng ở câu đầu, cho nên câu sau mới nói trong cái "KHÔNG" đó mới không có sắc, thọ tưởng hành thức v.v...

Cái "KHÔNG" nầy là ám chỉ "TỰ TÁNH". Vì Tự Tánh/Phật Tánh không có sanh diệt, tăng giảm, dơ sạch, tức là Tự Tánh là tuyệt đối, lìa các tướng đối đãi. Cho nên Tự Tánh mới không có sắc, thọ, tưởng, hành tức, v.v...

Nếu Tự Tánh có sắc thọ tưởng hành thức v.v... thì đó không phải là Tự Tánh mà là kiến văn giác tri hư vọng.

Nếu cho là "Tướng KHÔng" thì đối lập với tướng có. mà có đối lập thì có sanh diệt. Đâu còn trúng ý nghĩa của Kinh nói là "bất sanh bất diệt bất tăng bất giảm bất cấu bất tịnh" được nữa!

Và nếu cho là Tướng Không, tức cái Không có hình tướng hay là đối tượng thì ắc phải sanh ra năng sở. Có đối tượng để thấy, thì phải có chủ thể nhận thức. Có cái vật bị thấy, thì phải có cái Thấy để thấy cái vật bị thấy đó. Mà có năng sở, có đối tượng nhận thức và chủ thể nhận thức thì rơi vào nhị nguyên, đâu còn là TỰ Tánh Tuyệt Đối Bất Nhị được nữa! Mà nếu không còn là bất nhị tuyệt đối thì phải có sanh diệt. Rõ ràng ý kinh nói là không sanh không diệt, lìa mọi tương đối. Cho nên dịch "Tướng Không" là sai.

Kinh Kim Cang nói: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Cho cái Không nầy là đối tượng thì không nầy thành ra hư vọng. Vậy thì không phải cái không chân thật của tự tánh mà kinh nầy muốn nói. Bởi vì cái không chân thật là lìa mọi tướng đối đãi, không sanh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch. Chính cái không chân thật đã lìa mọi đối đãi nên làm sao trong cái không đó, có thể có sắc, thọ, tưởng, v.v... căn trần thức, lục nhập, thập bát giới được... vì ngũ uẩn, sáu căn, sáu trần, sáu thức, đều là pháp tương đối sanh diệt.

Chỗ nầy nhiều vị dịch sai vì dịch theo chữ mà không hiểu nghĩa. Và cái sai nầy truyền từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, mà các thế hệ sau chỉ một dạ tin tưởng mà không linh hoạt để phân biệt đúng sai, tà chánh, hư ngụy.

"KHÔNG" cũng chỉ là khái niệm, giả danh, tạm gọi. Đừng chấp chữ mà quên lời.Khi nào chứng được Tự Tánh Không hay Thật Tướng Bát Nhã hay Kiến Tánh thì mới được. Bây giờ dùng ý thức ở trên ngôn từ suy luận nầy nọ thì đầu mọc thêm đầu, tuyết rắc thêm sương, chẳng có lợi ích gì cả. Mong thay!
Khi xưa vị thầy bắc truyền của tôi cũng từng dịch giải ''Bát Nhã Tâm kinh' nhưng cuối cùng rồi bị dính mắc,
thầy nói với tôi '' Phi tưởng phi phi tưởng '' là Niết bàn, nhưng tôi đã đọc qua quyển '' Đức Phật và Phật pháp '' trong đó có ghi rõ Đức Bồ Tát đã từng chứng tầng thiền này và Ngài nhận biết phiền não nơi tâm vẫn còn, nên đã tự bỏ đi nơi khác và gặp 5 ngài Kiều Trần Như và ngài đã tu khổ hạnh mong tìm cầu phương giải thoát....., nên tôi đã đãnh lễ Tam Bảo thành tâm nguyện học được chánh pháp nhãn tạng, lúc tôi học thiền do thầy dạy tôi, tôi cũng học thiền từ một vị thầy PGNT theo phái '' khất sĩ tu trong rừng'' giòng truyền thừa của Ngài Ca Diếp, như tôi chư lãnh ngộ được, khi rời thầy tôi mới có duyên với một vị thầy PGNT khác, nhờ thầy tôi mới lãnh ngộ được giáo pháp của Đức Phật, nhưng tôi vẫn nhớ ơn thầy Bắc truyền và nhờ câu thầy dạy tôi '' ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm '' còn những thứ khác thầy dạy tôi, tôi đều quên sạch....hi...hi.....đọc sách cũng hay, nhưng tu tập cho đúng để liễu ngộ pháp mầu càng hay hơn nhiều.....hi...hi........


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chơn không, đi, đứng, ngồi, nằm có thể nào liễu ngộ đạo mầu !?.
Không chơn, đi, đứng có thể nào liễu ngộ đạo mầu đặng chăng !?.
hi...hi........


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách