Thị chư pháp không tướng

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu,
Kính đạo hữu Thánh Tri, đạo hữu Ma Ha Bát Nhã,

Bát nhã tâm kinh (vui lòng xem: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin006.htm) có câu:

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Dịch Việt:

Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Xin hỏi tại sao đã KHÔNG mà có TƯỚNG để mà gọi TƯỚNG KHÔNG?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Ai lĩnh hội được BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH trong đời hiện tại nhất định sẽ Thành Phật ... y như Tâm Kinh đã nói .

Xin mời các Đại thiện tri thức ... ai sẽ là Người tiếp theo đạt tới cứu cánh niết bàn .

hoasenmaimai xin lưu ý một điều bài kinh này do chính Quán Thế Âm Bồ tát nói ra qua lời hỏi của vị Tôn giả Xá Lợi Phất , Đức Quán Thế Âm Bồ tát đứng bên tay trái Đức Phật A Di Đà .


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

:(


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
chuchuyen
Bài viết: 49
Ngày: 08/04/10 00:24
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đồng Nai

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi chuchuyen »

XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :

Đoạn nầy chữ VÔ thí dụ như cây chổi để quét sạch Tri kiến của phàm phu. Đoạn trên đã nói “NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO”, cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có hình tướng, mà cũng KHÔNG những cái chẳng có hình tướng, như thấy có chẳng phải thật có, là KHÔNG TƯỚNG, thấy không chẳng phải thật không, cũng là KHÔNG TƯỚNG, thấy chân chẳng phải thật chân, là KHÔNG TƯỚNG, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG, nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cho nên Kinh nói CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG là vậy. Cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đãi, không lọt vào tứ cú. Hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của Tự tánh; bởi vì nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt, cho nên nói KHÔNG TRUNG (trong KHÔNG TƯỚNG) VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, là để phá ngũ uẩn, VÔ NHÃN, NHĨ, TĨ, THIỆT, THÂN, Ý là để phá lục căn, VÔ sắc THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP là để phá lục trần, VÔ NHÃN GIỚI, NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI là để phá lục thức. Chữ VÔ nầy chẳng phải là cái vô của tuyệt diệt mà là cái vô của “vô thật” (không thật). Như việc trong chiêm bao là vô thật, nhưng chẳng phải không có chiêm bao, chẳng có thực tế, mà Phàm phu chấp sự việc có thật, đó là Tri kiến sai lầm. Nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét sạch Tri kiến chấp thật của Phàm phu.

Trích : BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC GIẢI
_HT Thích Duy Lực_


"Chúng sanh, tức phi chúng sanh,thị danh chúng sanh".

- Kinh Kim Cang -

Lục Tổ : Nay ta gượng nói ra, khiến ngươi bỏ tà kiến, chớ chấp theo lời nói, mới cho biết ít phần”.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu,
Kính đạo hữu Thánh Tri, đạo hữu Ma Ha Bát Nhã,

Bát nhã tâm kinh (vui lòng xem: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin006.htm) có câu:

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Dịch Việt:

Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Xin hỏi tại sao đã KHÔNG mà có TƯỚNG để mà gọi TƯỚNG KHÔNG?
Người dịch sai nên đạo hữu hiểu sai thôi.

chữ Hán rõ ràng nói "Không Tướng" mà dịch là Tướng Không (đối đãi tướng Có) thì sai. Không Tướng chứ không phải Tướng Không!

Đã Không Tướng thì làm gì có Tướng nào mà cho là Tướng Có, Tướng Không. Ngay cả "tướng Có" đã bị phá huống gì là "tướng Không" ư?

Vã lại Có Tướng dù đó là Tướng Có hay Tướng Không cũng bị rơi vào sanh diệt. Như vậy đau trúng ý kinh bất sanh bất diệt!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Người dịch không có sai đâu đạo hữu Thánh Tri à,
Đạo hữu thử xem lại xem


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:
alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu,
Kính đạo hữu Thánh Tri, đạo hữu Ma Ha Bát Nhã,

Bát nhã tâm kinh (vui lòng xem: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin006.htm) có câu:

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Dịch Việt:

Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Xin hỏi tại sao đã KHÔNG mà có TƯỚNG để mà gọi TƯỚNG KHÔNG?
Người dịch sai nên đạo hữu hiểu sai thôi.

chữ Hán rõ ràng nói "Không Tướng" mà dịch là Tướng Không (đối đãi tướng Có) thì sai. Không Tướng chứ không phải Tướng Không!

Đã Không Tướng thì làm gì có Tướng nào mà cho là Tướng Có, Tướng Không. Ngay cả "tướng Có" đã bị phá huống gì là "tướng Không" ư?

Vã lại Có Tướng dù đó là Tướng Có hay Tướng Không cũng bị rơi vào sanh diệt. Như vậy đau trúng ý kinh bất sanh bất diệt!
Chính xát ! Thánh Tri hiểu rất đúng, ''Thị chư pháp không tướng ( Thị chư pháp Vô tướng ), bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm'' câu này diễn tả Vô tướng Niết Bàn thì mới đúng với câu '' bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm'' , ví như '' Xá Lợi Tử '' có người lại sửa đổi lại là ''Xá Lợi Phất '',trong khi hạt (tử) Xá lợi lại là xương của các vi Thánh còn dư sót lại sau khi hỏa thiêu nhục thân, ngày xưa Đức Phật hay gọi tên các vị vừa chứng Thánh quả dụ ý nói '' con của Như Lai '', ngày nay họ sửa đổi lại là '' Phật Tử '' , người nào gọi người '' cư sĩ'' là '' Phật Tử '' tức tự tấn phong mình là Phật rồi, ví như chẳng khác nào ''ăn cơm '' lại sửa thành ''cơm ăn '' hay sao ?, người tự xưng là con của Phật lại đi phá hại giáo pháp của Phật, lại còn cao cổ nói ngược lại là bảo vệ Phật pháp, Thánh Tri nên dành thì giờ quý báo vào việc lợi ích khác hơn, chừng nào họ tự nhận thấy sai thì họ mới chịu buông bỏ thôi, dù Phật còn tại thế cũng chẳng
giúp họ được, hãy để thời gian vô thường già bệnh tự trả lời.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu,

Chớ nên vội vàng, hãy đọc lại:

Âm Hán: "Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm."

Nên nhớ đây là âm hán, chứ không phải âm Việt, trong âm Hán có chỉ 2 chữ có nghĩa phủ định là "BẤT" và "VÔ" nên ta có thể hỏi:

- Nếu như chữ KHÔNG có nghĩa là "không có" thì đoạn sau sao không dùng là "không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm" mà lại đi dùng chữ BẤT thành "bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm."

- Vì vậy rõ ràng, chữ KHÔNG trong "thị chư pháp không tướng" không phải nghĩa là KHÔNG CÓ.

Alpha có thể nhận định rằng câu dịch trện đây đã đúng. Các tổ thiền xưa nay ai cũng hiểu như vậy chứ không phải chỉ có mình alpha.

Nên các đạo hữu nên xem lại.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi có viết Tâm Kinh Nghị Luận hồi năm rồi, nay đăng một đoạn cho các vị xem:

Hán Văn:
舍利子,是諸法空相,不生不滅、不垢不淨、不增不減。是故空中無色、無受想行識、無眼耳鼻舌身意、無色聲香味觸法、 無眼界、乃至無意識界

Hán-Việt Văn:
XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI.

Nghị Luận:

Phật nói “Thị chư pháp không tướng” thì cái không tướng nầy nó lìa cả có tướng và không có tướng. Nếu thấy các pháp có tướng hoặc thấy các pháp không tướng thì đều là cái thấy của kiến văn giác tri, hay vọng thức sai lầm bởi cái thấy ấy còn chấp có chấp không tương đối. Và vì nếu thấy các pháp có tướng hay không tướng thì hẳng nhiên là có tướng rồi, bởi tướng có hay tướng không cũng là tướng. Ngược lại, cái thấy các pháp không tướng mà Phật nói nghĩa là cái thấy các pháp không phải qua lăng kính của vọng thức mà bằng tuệ giác của tự tánh chiếu soi. Vì thế cái thấy đó trung thực với thực tại Như Thị của các pháp. Cho nên Kinh Kim Cang cũng nói “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là thấy các pháp không bằng vọng thức mà bằng tự tánh giác mới gọi là thấy Như Lai vì Phật Tánh nơi mình và Pháp Tánh nơi các pháp là Bất Nhị. Tự Tánh và Tha Tánh là Bất Nhị. Ngôn ngữ chẳng thể diễn tả được tính chất rỗng không hay “vô nhất vật” của tự tánh vì tự tánh vượt ngoài tương đối, còn danh từ là tương đối không thể diễn tả đúng cho được, nên tạm mượn danh từ là “không tướng” để nói thôi. Nếu chúng ta chấp thật là không tướng thì rơi vào tương đối của ngôn thuyết. Vậy nên hiểu ý quên lời.

Tự tánh và Pháp Tánh là bất nhị và tuyệt đối nên không có tướng trạng nào của tương đối ở trong ấy cả. Cho nên nói các pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Và vì thế ở trong cái Không của tự tánh đó không có ngũ ấm, cũng không có lục căn, lục trần, lục thức (18 giới). Ở đây dùng chữ “Vô” để quét sạch cái chấp ngũ ấm, lục căn, lục trần, và lục thức. Con người ai cũng chấp cái thân ngũ uẩn là mình, chấp vọng tâm (lục thức), vọng thân (lục căn), vọng cảnh (lục trần) là mình, là của mình nên nhận vọng làm chân mà chịu luân hồi sanh tử khổ đau. Nay muốn phá tri kiến chấp ngã phàm phu nên Phật dùng chữ “vô” một lúc phá sạch các pháp ấm, nhập, xứ, giới để đưa chúng sanh phàm phu đến bờ giác ngộ giải thoát, ra khỏi gôn cùng của ấm, nhập, xứ, giới.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Khongduyen123 đã viết: Chính xát ! Thánh Tri hiểu rất đúng, ''Thị chư pháp không tướng ( Thị chư pháp Vô tướng )
Chữ Hán không ghi là "Vô tướng" mà ghi là "Không Tướng"

"是諸法空相" - Thị Chư Pháp Không Tướng

空 = Không, chứ không phải Vô


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
chuchuyen
Bài viết: 49
Ngày: 08/04/10 00:24
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đồng Nai

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi chuchuyen »

Nói KHÔNG TƯỚNG cũng chỉ là để phá tâm chấp "HỮU TƯỚNG VÀ VÔ TƯỚNG" chứ không phải có cái Không Tướng thật .Khi phá hết cái tâm chấp HỮU , VÔ tướng rồi thì Thật Tướng tự hiện .


"Chúng sanh, tức phi chúng sanh,thị danh chúng sanh".

- Kinh Kim Cang -

Lục Tổ : Nay ta gượng nói ra, khiến ngươi bỏ tà kiến, chớ chấp theo lời nói, mới cho biết ít phần”.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các đạo hữu,

Chắc may ra có đạo hữu Ma ha Bát nhã biết được, tiếc là đã lâu không thấy xuất hiện.

Đừng nói là những người không tham thiền, ngay cả tham thiền cũng ít người thấy và biết được cái gì là KHÔNG, cái gì là KHÔNG TƯỚNG.

Còn nếu vẫn không tin thì các vị cứ đọc lại toàn bộ bản TÂM KINH và nghĩ cho kỹ:

Kinh nói:

"Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức."

Hãy chú ý kỹ các phép so sánh giữa KHÔNG và sắc, thọ tưởng hành thức.
Và còn nếu không rõ nữa thì xem kỹ câu này:

"Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức"

tức là: "Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức."

Như vậy rõ ràng KHÔNG thực sự là một đối tượng. Bởi vì đó là một đối tượng nên nó có tướng của nó, vì thế nên nói là KHÔNG TƯỚNG.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách