CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:Này roi vào chân ! Có nhảy không thì bảo ?

Đọc bài trên thấy nói Sở Viên, mình lộn.
Con lừa 3 chân của Dương Kỳ.
- anhshipga nhảy có hai chân hà bác Bình ơi! Chắc phải mượn thêm một cái chân lừa trong hình của vienngo02 đăng vào mới có đủ ba chân để nhảy tung tăng. :D

Trong Khóa Hư Lục, vua Trần Thái Tông có bài tổng tụng "Bốn Núi" nói về con lừa ba chân như sau:
  • Bốn núi cheo leo vạn khóm tùng
    Ngộ xong chẳng có, muôn vật không
    Mừng được ba chân lừa có sẵn
    Cỡi lên thúc mạnh vượt cao phong.

    (Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HOÀNG LONG BA CỬA ẢI
(Sách: Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách, trang 281-288)
Từ đời Tống về sau, sự truyền thừa của Thiền tông: Ở tông Qui Ngưỡng cơ hồ dứt mất, trong bốn tông còn lại, chỉ có tông Lâm Tế hưng thịnh hơn cả, tông Tào Động còn thanh thế tương đương. Dưới tông Lâm Tế còn phát sinh ra hai phái Hoàng Long và Dương Kỳ. Thời Nam Tống phái Dương Kỳ thật kiệt xuất, song nếu so với mức độ hưng thịnh của thời "Năm tông phái của một nguồn Tào Khê" thì không bằng. Khi triều Tống diệt vong, Thiền tông chẳng dứt như sợi dây, Thiền và Giáo dần dần pha trộn vào nhau.

Tông Lâm Tế truyền đến đời Tống, vị tông chủ đã tịch, người và pháp đều mất, tuy có sự truyền thừa nhưng tệ bệnh ngày càng phát sinh, sử dụng đánh hét dần dần trở thành náo loạn. Chánh Thiên Hồi Hổ, Ngũ Vị Quân Thần của tông Tào Động sa đà vào trong lý giải. Khi ấy hình thành phong trào tham công án, khán thoại đầu, ngồi thiền nhập định. Thiền sư Hoàng Long Tử Tâm chỉ trích rằng:

- Ngài Tâm Văn nói: "Thiền tăng nhân vì tham thiền đến nỗi mắc bệnh quá nhiều. Có người bị bệnh ở tai mắt, chỉ lấy giương mày, trợn mắt, ghé tai, gật đầu làm thiền. Có người mắc bệnh ở miệng và lưỡi, chỉ lấy lời nói điên đảo, quát mắng loạn xạ làm thiền. Có người mắc bệnh ở tay chân, chỉ vì lấy việc tiến trước, lùi sau, chỉ đông trỏ tây làm thiền. Có người bệnh ở hông ngực chỉ vì lấy việc tới chỗ cùng tận huyền diệu vượt ngoài tình kiến làm thiền. Cứ thật mà bàn thì tất cả đều là bệnh..."
  • Thiền Môn Bảo Huấn, quyển hạ.
Ấy là bài xích việc tông Lâm Tế dùng đánh hét làm náo loạn; Tông Qui Ngưỡng vẽ vòng tròn chẳng qua là trò trỏ tay, quơ chân; tông chỉ của Tào Động rơi vào trong hang huyền; bởi vì không thể minh tâm kiến tánh, nên người đời sau bắt chước rập khuôn thủ đoạn tiếp dẫn người học của các bậc tông sư đã qua, đều là làm bừa và làm trò cười cho mọi người. Hoàng Long Huệ Nam ra đời trong bối cảnh này, có công lao rất lớn không hổ thẹn là nhân vật trung hưng của thiền môn.

Thiền sư Huệ Nam, họ Chương, người Tín Châu (nay là Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây), đã từng nương thiền sư Lạc Đàm Trừng, phân tòa tiếp người, nhưng nhờ chịu ảnh hưởng của thiền sư Vân Phong Văn Duyệt nên chuyển sang tham học nơi ngài Thạch Sương Sở Viên. Chính lúc Huệ Nam đến ra mắt Thạch Sương, Thạch Sương đã chẳng giữ chức vụ gì và đang dừng chân ở Hành Nhạc, nên Huệ Nam phải đến pháp hội của Phước Nghiêm Hiền và làm thơ ký tại đây. Sau khi Hiền thị tịch, quan Quận thủ mời thỉnh Thạch Sương ra làm trụ trì. Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 17 có ghi lại nhân duyên gặp gỡ của hai người như sau:

- Sau khi Hiền thị tịch, quan Quận thủ mời Từ Minh (tức Thạch Sương) giữ chức trụ trì, khi Từ Minh đến nơi xong, Sư nghe Từ Minh luận nói phần nhiều chê bai các nơi đều thuộc tà giải. Chính chỗ sư được mật chỉ nơi Lặc Đàm cũng bị ngài bác bỏ. Sư liền vào thất, Từ Minh nói:

- Thư ký đã lãnh đồ chúng và du phương nổi tiếng khắp tùng lâm, nếu còn có nghi ngờ hãy ngồi mà thương lượng.

Sư thành khẩn tha thiết xin chỉ dạy. Từ Minh bảo:

- Ông học thiền Vân Môn ắt thông được yếu chỉ. Như nói: "Tha Động Sơn ba gậy". Động Sơn khi ấy có đáng cho ăn gậy hay không?

Sư đáp:

- Nên cho ăn gậy.

Từ Minh nghiêm nghị bảo:

- Nghe tiếng ba gậy liền bảo là nên cho ăn gậy, vậy ông từ sáng đến chiều nghe quạ kêu, chim hót thảy đều nên cho ăn gậy.

Minh liền ngồi ngay thẳng để Sư đốt hương lễ bái.

Minh lại hỏi:

- Triệu Châu nói: "Bà già ở Đài Sơn bị ta khám phá", thử chỉ ra chỗ khám phá xem?

Sư nghe hỏi toát mồ hôi mà chẳng đáp được.

Hôm sau Sư lại vào thất, bị Từ Minh mắng chửi. Sư nói:

- Mắng chửi đâu phải là qui củ từ bi thí pháp!

Từ Minh cười nói:

- Ông cho đó là mắng chửi sao?

Ngay câu này Sư đại ngộ, làm bài tụng như sau:
  • Trội nhất tùng lâm là Triệu Châu
    Lão bà nơi khám có mối manh
    Hiện nay bốn bể như gương sáng
    Bộ hành thôi chớ ghét con đường
    .
Và đem trình Từ Minh. Minh gật đầu.

Thế là chỗ ngộ của Hoàng Long là do nơi công án "Triệu Châu khám phá bà già". Công án "Tam quan" cưa Sư làm chấn động đương thời, thi tụng nói về công án này rất nhiều.

Trong thất Sư thường hỏi tăng:

- Mọi người đều có quê quán, quê quán của thượng tọa ở đâu?

Đang lúc hỏi qua đáp lại. Sư duỗi tay ra bảo:

- Tay tôi sao giống tay Phật?

Hỏi chỗ sở đắc của tông sư mà các vị đến tham thỉnh, Sư liễn duỗi chân nói:

- Chân tôi sao giống chân lừa?

Hơn ba mươi năm, Sư dạy ba câu này, không ai có khế hội ý chỉ. Nếu có ai đáp thì Sư chưa từng bảo là đúng hay không đúng, trong tùng lâm gọi đó là "Hoàng Long tam quan" (Ba cửa ải của Hoàng Long).

Sư tự làm bài tụng:

Phiên âm:
  • Sanh duyên hữu ngữ nhân giai thức
    Thủy mẫu hà tằng ly đắc hà
    Đản kiến nhật đầu đông bạng thượng.
    Thùy năng cánh khiết Triệu Châu trà.
Dịch thơ:
  • Có lời quê quán người đều biết
    Con sứa lìa tôm nào được đâu!
    Chỉ thấy mé đông mặt trời mọc
    Ai hay uống được trà Triệu Châu?
    .
Dịch thơ:
  • Ngã thủ Phật thủ kiêm cử
    Thiền nhân trực hạ tiến thủ
    Bất động can qua đạo xuất
    Đương xứ siêu Phật, việt Tổ.
Dịch thơ:
  • Tay tôi tay Phật cùng giơ (đưa ra)
    Thiền nhân lập tức lãnh hội
    Chẳng động gươm đao nói ra
    Ngay đây siêu Phật, vượt Tổ
    .
Phiên âm:
  • Ngã cước lô cước tịnh hành
    Bộ bộ đạp trước vô sanh
    Hội đắc vân thu nhật quyễn
    Phương tri thử đạo tung hoành.
Dịch thơ:
  • Chân tôi chân lừa cùng hành (đi)
    Bước bước dẫm nẻo vô sanh
    Hội được mây cuốn trời quang
    Mới biết đạo này tung hoành.
    .
Tổng tụng:
  • Sanh duyên đoạn xứ thân lô cước
    Lô cước thân thời Phật thủ khai
    Vị báo Ngũ hồ tham học giả
    Tam quan nhất nhất thấu tương lai.
Tụng chung:
  • Chỗ quê quán đoạn, chân lừa duỗi
    Tay Phật đồng thời cũng mở ra
    Bảo cùng người học mọi nơi biết
    Tam quan mỗi cửa, hãy thấu qua!
Thơ tụng cổ của thiền nhân đều là các bài tụng giải thích công án của người trước, dùng biểu hiện cảnh giới của tự kỷ và Hoàng Long Huệ Nam tự mình làm tụng về công án của mình. Hơn nữa có bài tụng từng phần, có bài tụng chung, mỗi cách thức khác nhau.

"Hoàng Long tam quan" nếu như không có bốn bài kệ này, quả thật là không có dấu vết để dò tìm. Từ khi có bốn bài kệ này mới có thể nhờ thơ để đoán ý. Chỗ mà thiền gia gọi là Tam quan, chính là Sơ quan, Trùng quan và Lao quan. Nhờ tổng tụng làm cương lĩnh để nghiên cứu phần tụng, có thể hiểu được ý nghĩa rõ ràng: Quê quán là Sơ quan, là việc của sức giới, nhưng sắc không phải nhất như, nên phải nhờ sắc giới để biết không giới, nhờ giả hữu để biết diệu hữu, có quê quán là điều mọi người cùng biết cùng hiểu, nên nói: "Có lời quê quán người đều biết". Nhờ giả hữu mà diệu hữu, tự tánh hàm nhiếp tất cả, con sứa tỷ dụ cho Thể, con tôm tỷ dụ cho Dụng, cả hai không rời nhau. "Chỉ thấy mé Đông mặt trời mọc", tỷ dụ đã biết tự tánh diệu thể, mặc dù còn rơi ở một bên nhưng đã biết diệu thể hữu vi. Trong Tục đế có Chơn đế chẳng hội thì giống như thiền nhân mờ mịt vô tri, khỏi phải uống trà phạt của Triệu Châu, qua được cửa ải này là vượt qua khỏi Sơ quan.

Câu "Chỗ quê quán đoạn chân lừa duỗi". Chân tôi, chân lừa là Trùng quan, để so sánh từ sơ quan đến trùng quan, từ "Thật hữu" đến "Chơn không", là nhờ hành động mà đến, bước đạp nhằm "vô sanh", như mây tạnh trời quang, tất cả vô ngại, dọc ngang tự tại, đều là then máy đạt đạo cho nên Tổng tụng mới nói: Lúc chân lừa duỗi thì tay Phật cũng mở ra". Tay ta, tay Phật là Lao quan, ví dụ sau khi thành đạo, duỗi tay cứu người; tay ta duỗi ra giống như sự duỗi tay của Phật, mặc áo thuyết pháp vì đời làm thuyền từ, cho nên mới muốn: "Thiền nhân lập tức lãnh hội", không được bỏ lỡ cơ duyên. Nếu như chẳng do dự suy nghĩ, chẳng động đến gươm đao, không làm điều gì tổn thương và xúc phạm thì cùng với Phật Tổ không khác.

Bài thi tụng của thiền sư Chiếu Giác Tổng có thể nói là đạt nguyên ý của ngài Hoàng Long:

Phiên âm:
  • Phật thủ tài khai cổ giám minh
    sul là vô đắc ẩn tiêm hình
    Triêu triêu nhật nhật đông biên xuất
    Đa thiểu hành nhân vấn Bính Đinh.
Dịch xuôi:

Tay Phật vừa xòe ra, gương xưa tự tánh cũng vừa phát sáng. Chiếu soi sum la vạn tượng, không thể dấu diếm một mảy may. Mặt trời mỗi ngày từ phương Đông hiện lên cũng như chí đạo từ sắc giới hiển lộ. Nhưng người cầu đạo giống như khách bộ hành đi hỏi lửa ở đâu". (Đạo ở chỗ nào?)

Dịch thơ:
  • Tay Phật xòe ra gương sáng soi
    Vạn tượng không sao dấu bóng hình
    Mỗi sáng phương đương mặt trời mọc
    Không ít hành nhân hỏi Bính Đinh.
    .
Bài kệ của thiền sư Cảnh Phước Thuận, văn từ trang nhã, ý tứ sâu sa:

Phiên âm:
  • Trường giang vân tán thủy thao thao
    Hốt nhĩ cuồng phong lãng tiện cao
    Bất thức tự gia huyền diệu ý
    Thiên ư lãng lý chiêm phong đào.
Dịch xuôi:

Sau khi xua tan những chướng ngại, tự tánh giống như) Sóng nước Trường giang chảy phăng phăng, hiện bày trước mắt. Công án "Hoàng Long tam quan" chẳng qua là nhân gió mà dậy sóng. Thiền nhân cầu đạo chẳng biết được thâm ý của ông chài (mục đích là câu được cá. Cá ẩn dưới sông nước). Công án của Hoàng Long cốt để kiến đạo, lại nghiêng về bên sóng gió, quên đi sự tồn tại của cá.

Dịch thơ:
  • Trường giang con nước chảy thao thao
    Chợt gặp cuồng phong sóng nổi cao
    Chẳng biết ý sâu lão chài nọ
    Nghiêng bên gió động nổi ba đào.
    .
Dưới cửa Hoàng Long, các bậc cao tăng rất nhiều hơn ba mươi người như: Hoàng Long Tổ Tâm, Đông Lâm Thường Tổng. Bảo Phong Khắc Văn, Vân Cư Nguyên Hựu. Về sau đều là lãnh tụ của một phương, làm rạng rỡ pháp hệ Hoàng Long.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Sanh duyên đoạn xứ thân lô cước
Lô cước thân thời Phật thủ khai
Vị báo Ngũ hồ tham thiền khách
Tam quan nhất nhất thấu tương lai.

Nghĩa:

Đứt đoạn sanh duyên, lừa duỗi chân
Duỗi chân tay Phật mở ra dần
Này này nhắn bảo tham thiền khách
Mỗi mỗi tam quan hãy tới gần.
(vô danh)

Nếu dứt mọi vọng tưởng ràng buộc hàng ngày (sanh duyên) thì lừa (bổn thể) lộ diện (duỗi chân)
Bổn thể đã hiện thì diệu dụng (tay Phật) cũng mở ra.

Nội trong 2 câu này chứa đầy đủ Phật pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
vienngo02
Bài viết: 131
Ngày: 03/04/11 21:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: kiếp trước

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi vienngo02 »

Ngày đã hết, tất cả đều im lìm,
Khép tấm phên cửa bằng cành khô,
Tiếng dế cũng từ từ im bặt.
Cây cỏ tối sầm,
Đêm dài, mấy lần thức giấc để thắp hương.
Hơi lạnh thấm vào da, tôi khoác thêm manh áo,
Ngồi xuống để thiền định,
Thời gian trôi đi trong hạnh phúc.

Một buổi tối an bình, ra phía sau am cỏ,
Ngồi dạo một khúc hát với cây đàn không dây.
Tiếng nhạc tan trong mây, quyện theo làn gió thổi,
Rồi hoá thành dòng suối,
Lan xa và ngập tràn thung lũng,
Thấm vào rừng sâu, xuyên qua cả núi đồi.
Chỉ có kẻ nào ngăn được những tiếng động bên ngoài,
Mới có thể nghe thấy tiếng nhạc huyền diệu ấy mà thôi.

Từ khi tôi bước vào con đường của Thiền,
Một nghìn ngọn núi cao khép lại ngưỡng cửa chốn ẩn cư.
Cổ thụ, leo đầy những dây hoa đậu tím, che khuất chốn thâm u.
Rêu mọc dầy, con suối sâu nước buốt,
Chiếc gậy đã mục vì mưa đêm,
Manh áo cà-sa bạc màu vì sương sớm.
Không một ai nhắn hỏi đến tên tôi,
Trôi đi những năm tháng dài.

Dưới chân núi Kugami, trong chiếc am của một người tu hành,
Hắn ngồi uống trà và ăn thật ít.
Năm tháng trôi đi, hắn chưa gặp được một người nào có tâm hồn cởi mở,
Chỉ thấy những kẻ đi nhặt hạt dẻ trong khu rừng trống không.

Già yếu và lọm khọm
Hay thức giấc giữa đêm khuya
Một ngọn đèn lung linh, mưa đêm trên mái cỏ
Nắn lại chiếc gối, lẳng lặng nghe tiếng mưa rơi trên những tàu lá chuối
Biết chia sẻ với ai xúc cảm của những giây phút này?

Một mảnh cà-sa một bình bát , là tất cả những gì tôi có trong thế gian này
Gượng dậy để đốt một nén hương và ngồi xuống thiền định
Suốt đêm, mưa nhẹ rơi trong bóng đen bên ngoài cửa sổ
Những năm tháng dài lang thang và cực khổ cũng đã qua rồi.
( Thiền sư Ryokan )


tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cuối cùng Thiền sư Ryokan đi đâu ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

“ Vác gậy trên vai chẳng màng ai, đi thẳng lên trăm ngàn đỉnh cao.” - Liên Hoa Phong Am chủ Tường :-P


vienngo02
Bài viết: 131
Ngày: 03/04/11 21:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: kiếp trước

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi vienngo02 »

binh đã viết:Cuối cùng Thiền sư Ryokan đi đâu ?
Năm 1826, khi Ryokan được sáu mươi tám tuổi thì sức khoẻ đã kém nhiều. Ông buộc lòng phải rời bỏ chiếc am Otogo để dọn về một túp lều tranh trong ngôi làng Shimazaki, do một người nông dân tên là Kimura cung cấp. Người nông dân này rất mến mộ và kính phục ông.

Năm 1831, Ryokan qua đời lúc ông được bảy mươi ba tuổi.

Lúc Ryokan hấp hối, ngoài ni sư Teishin, chỉ có Yushi và một người nông dân hàng xóm là Motouemon là những người thân chứng kiến những phút giây cuối cùng của đời ông.

Bác có thể tham khảo thêm tại đây : http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-13 ... 14-1_15-1/
anhshipga đã viết:“ Vác gậy trên vai chẳng màng ai, đi thẳng lên trăm ngàn đỉnh cao.” - Liên Hoa Phong Am chủ Tường :-P
tangbong tangbong tangbong


vienngo02
Bài viết: 131
Ngày: 03/04/11 21:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: kiếp trước

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi vienngo02 »

Khu rừng Gogôan hoang vắng,
Chiếc am cỏ như treo giữa không trung.
Phía sau là rừng tùng bát ngát.
Vài bài thơ cài trên vách,
Chiếc nồi đất bám đầy bụi bặm,
Đặt trên chiếc bếp lạnh tanh.
Thỉnh thoáng mới thấy lão già nơi ngôi làng phía đông,
Đến gõ cửa dưới ánh trăng.

Túp lều nơi tận cùng trong khu rừng vắng.
Mỗi năm những giây hoa đậu tím mọc càng nhiều.
Xa lìa cõi thế tục,
Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng hát của một gã tiều phu.
Giũ chiếc áo cà-sa trong nắng sớm,
Đọc một vần thơ dưới ánh trăng,
Tôi muốn nhắn với kẻ thế tục rằng,
Mưu cầu hạnh phúc cũng đâu cần gì nhiều.

Một túp lều đổ nát và chật hẹp,
Suốt ngày chẳng thấy một bóng người.
Yên lặng một mình bên cửa sổ,
Chỉ nghe thấy tiếng lá rơi trên mặt đất mà thôi.

Sau một ngày khất thực, trở về am,
Khép lại tấm phên cửa kết bằng cành ngải hương.
Đốt bếp với vài cành khô còn lá,
Yên lặng đọc vài vần thơ của Hàn San.
Gió Tây lại thổi về, mưa đêm lăn trên mái cỏ.
Thỉnh thoảng lại duỗi chân,
Có gì đâu để bận tâm,
Chẳng có một hoài nghi nào trong tâm thức.

Suốt đời lười biếng nên chẳng giữ được một giới luật nào,
Hân hoan, và chỉ biết hân hoan, buông trôi theo bản thể.
Trong tay nải có ba lượng gạo,
Cạnh bếp một bó củi khô.
Tại sao phải thắc mắc về giác ngộ và ảo giác để làm gì?
Chẳng hề quan tâm đến những ai chỉ biết có danh vọng lẫn bạc tiền.
Mưa đêm lẳng lặng rơi trên mái am lợp cỏ,
Nhẹ nhàng tôi duỗi thẳng hai chân.

Một nghìn ngọn núi cao, im lìm trong giá rét,
Một vạn con đường mòn, không một bóng người đi.
Mỗi ngày quay vào vách để ngồi thiền,
Thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng tuyết rơi,
Gõ nhẹ vào tấm phên cửa khép.

Đêm lạnh và gian phòng vắng vẻ,
Những nén hương cháy dở, thời gian trôi.
Ngoài kia rừng tre,
Trên giường vài quyển sách.
Mặt trăng ló dạng bên khung cửa trắng xoá.
Tiếng côn trùng rả rích, cả bốn bề lặng im.
Hân hoan tràn ngập trong tôi,
Nhưng không sao mô tả được bằng lời.

Từ khi tôi đến đây,
Không biết đã được bao năm rồi.
Khi mệt, tôi duỗi hai chân để ngủ,
Lúc khoẻ, lại xỏ đôi dép rơm để ra ngoài.
Ngợi khen của thế tục,
Chẳng làm tôi xao xuyến.
Ngợi khen thì có khác gì với nhạo báng?
Thân xác này do cha mẹ sinh ra,
Thì nó cứ theo cái nghiệp của nó mà đi,
Được như thế cũng đã là hạnh phúc lắm rồi.

Cánh cửa sổ mở ra trong đêm tối an bình.
Ngồi yên để thiền định, manh cà-sa quấn lên người.
Hai lỗ mũi thẳng hàng với rốn,
Hai vai thẳng,
Mặt trăng ló dạng và khung cửa sổ trắng xoá.
Mưa đã dứt, nhưng vẫn còn rơi vài hạt.
Trong cái khoảnh khắc đó, một xúc cảm tuyệt vời lan rộng trong tôi,
Và chỉ riêng tôi mới ý thức được xúc cảm ấy mà thôi.
(Thiền sư Ryokan)


tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cuối cùng Thiền sư Ryokan đi đâu ?
Thiền sư Ryokan nói :
Những năm tháng dài lang thang và cực khổ cũng đã qua rồi.
anhshipga nói :
“ Vác gậy trên vai chẳng màng ai, đi thẳng lên trăm ngàn đỉnh cao.”
Có giống nhau không ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Liên Hoa Am Chủ nói : "cổ nhân đã đến đây, tại sao không chịu ở lại?" (Tắc 25 Bích Nham Lục)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tắc 25 có bài :

TỤNG
Nhãn lý trần sa, nhĩ lý thổ
Thiên phong vạn phong bất khẳng trụ
Lạc hoa lưu thủy thái man man
Dịch khởi mi mao hà xứ khứ?

NGHĨA
Bụi cát trong mắt, đất trong tai
Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng
Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát
Vạch đứng lông mày xem nơi nào ?

Là ý nghĩa gì ? nói về ai ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Tham!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách