CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

pháp màu

màu trần choáng váng thị quan
lục hồng xanh đỏ tím vàng trộn pha
màu tình lũng đoạn thiết tha
mắt em sóng biếc hay là trầm luân
màu đời ẩn hiện dương âm
trắng đen lẫn lộn giả chân mịt mùng
và trong hư ảo trùng trùng
sắc tươi rực rỡ pháp không nhiệm màu


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

up


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tinh Tam
Bài viết: 15
Ngày: 19/07/10 10:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà nội

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Tinh Tam »

mọi ng làm thơ hay thật


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Hư vô không là thật
Mộng ảo tựa phù du
Tỉnh ra không có gì
Một bức tranh đã vẽ


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ Thiền sư

Phong động tâm diệu thọ
Vân sanh tâm khởi trần
Nhược minh kim nhật sự,
Muội khước bản lai nhân.


Dịch
Gió thổi, tâm thọ nhận
Mây sanh tâm khởi trần
Nếu sáng việc trước mắt
mê bỏ người xưa nay

Nghĩa

gió thổi, mọi vật lay động, tâm nhận biết.
Mây sanh, tâm cũng nổi lên ý niệm (chính vì vậy mà mê mờ.)
Nếu sáng suốt, thì tức là việc trước mắt
Nếu u mê, tức bỏ mất con người thật của mình (bổn lai nhân)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thơ thiền Đường Tống góp vào
Dám xin quí vị thi hào nhẹ tay.
Nên chăng!?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:NGỘ 2
Một nhà sư tham thiền hơn ba mươi năm mà chưa có kết quả.
Một hôm ông nhìn thấy đóa hoa đào nở trên cành thì lập tức
tất cả nghi ngờ từ trước đến nay đều tiêu tan hết. Ông đã
ngộ ra chân lý của vạn vật. Ông làm bài thơ sau

Tam Thập niên lai tầm kiếm khách
Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi
Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu
Trực chí như kim bất cánh nghi

(Nghĩa)
Ba chục năm qua tìm kiếm khách
Bao hồi lá rụng với cành trơ
Từ khi được thấy hoa đào ấy
Cho tới bằng nay hết cả ngờ.

trang 7
Bài thơ trên là của Linh Vân Chí Cần, một thiền tăng đời Ngũ Đại, họ Hứa, người xứ Trường Khuê (nay là huyện Hà Phố, tỉnh Phúc Kiến) Trung Quốc; nối pháp Qui Sơn Linh Hựu. Sư trụ trì núi Linh Vân, Phước Châu, nên còn được gọi là thiền sư Linh Vân (Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách, trang 32-33).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Môt bài kệ của Huệ tư Thiền sư
Trich Cao Tăng Truyện do Lâm Nghia post lên


Huệ Tư thiền sư

Ðốn ngộ tâm nguyên khai bảo tạng
Ẩn hiển linh thông hiện chân tướng
Ðộc hành độc tọa thường nguy nguy
Bách ức hóa thân vô số lượng
Túng linh biến tắc mãn hư không
Khán thời bất kiến vi trần tướng
Khả tiếu vật hề vô tỷ huống
Khấu thổ minh châu quang hoảng hoảng
Tầm thường kiến thuyết bất tư nghì
Nhất ngữ tiêu danh ngôn hạ đương.


Dịch
Ðốn ngộ nguồn tâm mở kho báu
Ẩn hiển linh thông hiện chân tướng
Đi một mình, ngồi một mình vẫn sừng sững
Hóa thân trăm ức không kể xiết
Dù cho đầy dẫy khắp hư không
Xem thời chẳng thấy một mảy bụi
Buồn cười, không vật nào so sánh
Miệng nhả châu sáng chiếu rỡ ràng
Tầm thường thấy, không nghĩ bàn.
Một tiếng nêu tên cũng không có.

Nghĩa

Ngộ được nguồn tâm, mở kho báu
Chơn tướng linh thông thường ẩn hiện,
Dù đi, dù ngồi thường vòi vọi
Hóa thân trăm ngàn, vô số ức
Linh hiển biến hóa đầy hư không
Xem thời chẳng thấy một mẩy bụi
So sánh với vật, đáng buồn cười,
Miệng nhả minh châu sáng ngời ngời
Người thường thấy, nói bất tư nghị
Một tiếng gọi tên cũng chẳng được.

Là cái gì ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:Là cái gì ?
Lớn thì bao trùm vạn vật
Nhỏ thờì chun lọt lỗ kim
Cái mà Huệ Khả kiếm tìm
Đông, Tây, Nam, Bắc chẳng thấy!

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà (không tỳ vết)
Làu làu sẵn đúc một tòa thiên nhiên (chân như).
:D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Xứ xứ phùng quy lộ
Đầu đầu đạt cố hương
Bổn lai hiện thành sự
Hà tất đãi tư lương.
(Thân Chiếu Bổn Như)

Dịch thơ:

Đâu đâu cũng chính đường về
Nơi nơi cũng chỉ là quê của mình
Xưa nay việc ấy đã thành
Sẵn sàng đâu đợi phân rành mới hay.


Sau khi ngộ rồi, mọi con đường đều là đường về nhà
Mọi con đường đều đưa ta trở về quê hương của mình
Việc ấy (tự tánh) xưa nay vốn sẵn có
Sao lại phải đạt sư suy lường mới có?
(Thơ thiền Đường Tống, trang 36-37)
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 23/07/12 05:06 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

battinh đã viết:
binh đã viết:Là cái gì ?
Lớn thì bao trùm vạn vật
Nhỏ thờì chun lọt lỗ kim
Cái mà Huệ Khả kiếm tìm
Đông, Tây, Nam, Bắc chẳng thấy!

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà (không tỳ vết)
Làu làu sẵn đúc một tòa thiên nhiên (chân như).
:D
Nếu có thể thật chứng thấy được thì gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.

Còn dùng bộ óc tâm ý thức mà lảnh hội, mà hiểu thì gọi là Thông Minh Lanh Lợi của người phàm, chứ không phải Trí sáng của bậc Thánh.

Mới hay việc nầy chẳng thể học, chẳng thể hiểu biết bằng tâm ý thức.
Chỉ có thể tự thân thực hành, tự thân thật chứng mới được.

Do vậy, chư Tổ Thiền Tông thường quở người đem tâm ý thức học lãnh hội là "Dưới Tòa Pháp Sư Giảng Kinh". Do vậy Kinh Lăng Nghiêm, Phật quở Anan "Đa văn nhiều kiếp không bằng một ngày tu vô lậu nghiệp".

Vậy mà thời nay ai cũng muốn làm Pháp Sư, danh từ Pháp Sư còn không muốn, phải lấy cho được danh từ Tiến Sĩ mới cam tâm. Muôn đường ngàn lối biết bao giờ mới tới nơi đây!

Tôi bây giờ chỉ muốn làm kẻ ngu ngốc thôi, trăm việc đều không biết, cũng không muốn biết.

Ngài Hương Nghiêm ở dưới tọa của ngài Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm (dùng ý thức học hiểu).

Khi Tổ Bá Trượng quy tịch, ngài Hương Nghiêm đến tham học cùng sư huynh, mà sau nầy là sư phụ tức ngài Quy Sơn, vị đã Minh Tâm Kiến Tánh.

Khi đến, ngài Quy Sơn hỏi một câu: "Bổn Lai Diện Mục của ông ra sao, hãy nói một câu xem."

Ngài Hương Nghiêm ngơ ngát không đáp được (bởi không thể dùng ý thức lãnh hội được). Bèn về phòng tra cứu bao nhiêu Kinh điển đã học, cũng không thể đáp được một lời, than: "Nước xa không cứu được lửa gần".

Sáng hôm sau, đốt những sách mình đã học bấy lâu, quỳ trước ngài Quy Sơn xin ngài trả lời cho. Ngài Quy Sơn nói: "nếu ta nói cho ông, sau nầy ông sẽ trách ta".

Rồi bái tạ ngài Quy Sơn đi ẩn tu.

Ngài Hương Nghiêm ở tu trên núi, tham câu "Bổn Lai Diện Mục của ta là cái gì?", một ngày cuốt đất, đá văng trúng cây trúc vang ra tiếng, ngay đó phá vỡ mối nghi, thông suốt nguồn chơn, liền trở về am, lập bàn hương án xoay về chỗ ngài Quy Sơn ở đảnh lễ "Cám ơn Hòa Thượng từ bi vì con mà không nói ra việc ấy, nếu nói ra thì con đâu có thể ngộ được như ngày hôm nay".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bài thơ ngộ của Hương Nghiêm:

Nhất kích vong sở tri
Cánh bất giả tu nghì
Động dung dương cổ lộ
Bất đọa liễu nhiên ky (cơ)
Xứ xứ phùng vô tích
Thinh sắc ngại oai nghi
Chư phương đạt đạo giả
Hàm ngôn thượng thượng ky (cơ)

Dich:

Một tiếng quên sở tri
Đâu nhờ mượn tu trì
Xúc động bày tự tánh
Chẳng kẹt ở khô thiền
Nơi nơi không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thanh
Khắp nơi bậc đạt đạo
Đều gọi cơ tối thượng.


Hương Nghiêm Trí Nhàn (?-898): Thiền Tăng đời Đường, người Thanh Châu, (Ích Đô, Sơn Đông) Trung Quốc, nối pháp Qui Sơn, tông Qui Ngưỡng. (Thơ thiền Đương Tống, trang 31-32)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách