CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h anhshipga giải thích theo điển tích
Tôi giải thích theo cảm nhận.
Tuy nhiên ý cũng không khác nhau lắm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. anhshipga nói bài đó là trình sự ngộ của mình của ngài Di Quang là đúng. Xong một lời nói của người giác ngộ, kẻ hậu học không hiểu không biết vẫn có thể phát khởi nghi tình. Do vậy mà chú giải ngữ lục là sai lầm. Xong chính vì việc chú giải ngữ lục quá nhiều nên các phương tiện như Hét, Đánh, Công Án không còn tác dụng. Do vậy cuối đời Tống, thiền sư mới mở phương tiện khác là tham thoại đầu.

2. Ngài Đại Huệ là người mởi phương tiện dạy tham Thoại Đầu, xong ngài cũng dạy tham công án, bởi công án vẫn còn công dụng vào thời ngài Đại Huệ, nhưng yếu đi rồi nên ngài Đại Huệ thường khuyên học trò của mình khán thoại đầu. Và kỳ thật đệ tử ngài Đại Huệ minh tâm kiến tánh rất nhiều, không những hàng xuất gia, mà hàng tại gia cũng nhiều không kể.

Ngoài ra ngài Đại Huệ còn dùng "HÉT" "ĐÁNH" của các tổ trước như Lâm Tế và Đức Sơn.

Sau thời ngài Đại Huệ thì không còn dùng Hét Đánh nữa mà chỉ dùng phương tiện khán thoại đầu thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Tôi có đọc sách của ngài Duy Lực, ngài cũng đặt vấn đề như vậy. Tuy nhiên tôi có một góc nhìn khác:

Thời Tống, Thiền Tông rực rỡ hơn hẳn đời Đường, chiếm đại đa số. Tuy nhiên, mặt trái của nó là mất đi vẻ nên thơ của Thiền Tông đời Đường và bắt đầu mang tính giáo điều.

Phương pháp khán công án / thoại đầu được tạo ra từ nhu cầu đào tạo hàng loạt ( số lượng lớn) tăng sĩ cho xã hội. Nói nôm na là "phổ cập hóa", thay thế cho tính "đơn truyền" trước kia.

Hơn nữa phương pháp này giải phóng bớt thời gian cho người thầy để có thể làm thêm nhiều việc khác. Phương pháp này có thể nói là "sáng tạo" với đặc điểm là tính đơn giản và hiệu quả, đúng tinh thần thiền Tông.

Tất nhiên, khán thoại đầu quả là quá khô khan. Tôi nói nó là một bước tiến về mặt "sư phạm" nhưng là một bước lùi về mặt "nghệ thuật".

Thật ra là vì ngày nay, ở Việt Nam có quá ít tài liệu về tổ sư thiền. Hơn nửa người mới đọc chả hiểu gì cả. Cho nên tổ sư thiền lại trở thành 1 thứ gì đó bí hiểm và lãnh chịu rất nhiều ngộ nhận. Cụ thể là ngày nay hầu như ai cũng nghĩ "thiền" tương đương với "ngồi thiền", làm tôi chợt nhớ đến chuyện Mã Tổ ngồi thiền làm Phật, Nam Nhạc mài ngói làm gương.

Có lẽ Thiền Tông đã đi hết chu kì và quay trở lại như nó đã từng 1500 năm trước, khoảng thời kì Đạt Ma cho đến Lục Tổ ( Thiền Đông Độ chỉ thực sự bắt đầu cất cánh kể từ đời thứ 1 và 2 sau Lục Tổ với những nhân vật Hà Trạch Thần Hội, Nam Dương Huệ Trung, Thạch Đầu Hi Thiên, Mã Tổ Đạo Nhất).

Còn đời xưa, Thiền xâm nhập vào tận cả cuộc sống, xã hội và văn hóa. Người học ( và cả người đời) đều biết rõ những câu chuyện của tiền nhân. Họ chỉ việc tự đặt mình vào vị trí của tiền nhân và khám phá những gì người đi trước đã trải qua.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cái nhìn vậy cũng đúng.

Tuy nhiên không hẳng đời Tống nhiều người giác ngộ hơn đời Đường. Bởi tới đời Tống người ta biết viết sách lưu lại nhiều, thu thập tài liệu người kiến tánh nhiều. Thời Đường thì không nhiều, do vậy có thể đời Đường nhiều người minh tâm kiến tánh mà không được thu thập tài liệu.

Tuy đời Tống người kiến tánh nhiều, nhưng không có phương tiện nhiều, chỉ công án hay thoại đầu thôi. Cho nên Tông sư đều dạy như nhau.

Đời Đường mỗi vị Tổ có một phương tiện hay lạ khác, như Lâm Tế thì Hét, Đức Sơn thì Đánh. Tùy Căn Tánh chúng sanh mà giáo hóa.

Lịch sử ai cũng biết Phật Pháp đời Đường là hưng thịnh nhứt và dày nhứt trong lịch sử.

Cái hay lạ là Tuy sau đời đường, các tông phái đều bị suy yếu, mà Thiền Tông thì không bị suy yếu. Ngược lại chính nhờ Thiền Tông mà Phật Pháp lại được Hưng thịnh lại mỗi lần phật pháp bị suy yếu. Và các tông phái khác cũng nhờ Thiền Tông mà hưng thịnh lại.

Như cuối đời Đường Phật Pháp suy yếu, cái đời Tống nhờ Thiền Tông, Phật Pháp lại hưng thịnh lại.

Cuối đời Tống phật pháp suy yếu, nhờ Thiền Tông còn huyết mạch nên đến đời Nguyên thiền tông vẫn còn đứng vững mà họi phục phật pháp lại ở đời nhà Minh.

Cuối đời nhà Minh Phật Pháp suy yếu, đến đời nhà Thanh Phật Pháp lại hưng thịnh lại.

Cuối đời nhà thanh Phật Pháp suy yếu, nhưng lại được Thiền Tông hưng phục với sự lãnh đạo của Ngài Hư Vân, Ngài Lai Quả.

Xong, chính vì chiến tranh loạn lạc nhiều, người đói khổ nhiều, ai còn tâm lo tham thiền nữa, và căn tánh lại lui sụt nên sau thời các ngài Lai Quả, Hư Vân thì Thiền Tông đến thời suy tàn trầm trọng. Phật Pháp Trung Quốc bây giờ thiền tông không còn như xưa nữa, mất hẳng tông môn.

Ở Việt Nam thời cận đại có ngài Duy Lực hoằng Tổ Sư Thiền, xong, không còn ai nỏi bậc để duy trì.

Tuy nhiên Việt Nam cũng còn bậc nhân tài, rãi rác đó đây còn có người tham thoại đầu âm thầm tu tập.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nếu tôi không nói thì tội cho Thiền sinh,

Còn không nói nửa, thì họ tưởng các vị là thiền sư đời đường Tống tái sinh...!? :)

Thôi thì nói ra, xóa bài cũng đành vậy...

Mấy thiền sư nổ quá, rách sách vở hết ru u u u u ì, kiểm chứng cái...!? :D


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đương cơ nhất tạt nộ lôi hống
Kỵ khởi pháp thân tàng Bắc Đẩu
Hồng ba hạo miễu lãng thao thiên
Niêm đắc tỵ khổng thất khước khẩu.


Nhất tạt là một tát. Theo sát ý thì bài thơ có nghĩa như vầy:

Ngay khi bị một tát, giận vô cùng,
đừng dấu pháp thân vào Bắc đẩu
Sóng lớn mênh mang dâng ngập trời
Nắm được lỗ mũi mất cái miệng.

Ý nghĩa toàn bài :

Ngay khi bị một tát, liền bùng nổ
Nếu Pháp thân không ẩn đi
Thì toàn thể đều là pháp thân (tràn ngập pháp thân)
Được con đường sống, nhưng không thể nói ra.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thien Nhan đã viết:Nếu tôi không nói thì tội cho Thiền sinh,

Còn không nói nửa, thì họ tưởng các vị là thiền sư đời đường Tống tái sinh...!? :)

Thôi thì nói ra, xóa bài cũng đành vậy...

Mấy thiền sư nổ quá, rách sách vở hết ru u u u u ì, kiểm chứng cái...!? :D
Nổ cái gì ?

Có nói ra mới rõ nghĩa bài thơ,
Không ai nói, người sau biết dựa vào đâu mà hiểu nghĩa ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Kính các vị đạo hữu !
Nổ là nổ :
" Nổ tung tâm trí mê mờ
Tìm ra ánh sáng đến bờ tự do
Thẳng đường mà bước chẳng lo
Xung quanh náo nhiệt đắn đo làm gì".
- Sưu tầm: "Tâm có đạo hay không có đạo người khác ngó thấy cử chỉ của ta họ liền biết ngay. Tâm có thể bình thường thì thủy chung chẳng biến. Trải qua bao nhiêu sóng gió khó khăn hiểm trở, tâm này như như bất động. Như ngài Hám Sơn đại sư nhân một hôm đi kinh hành rồi nhập định. Ngài không còn thấy thân tâm mình ở đâu nữa, việc khai ngộ tâm tánh khiến Ngài viết nên bài thơ :
" Miết nhiên nhất niệm cuồng tâm hiệt
Nội ngoại căn trần câu động triệt
Phiên thân xúc phá thái hư không
Vạn tượng sum la tùng khởi diệt" .
Có 2 bản dịch :
1/ " Chớp mắt một niệm tâm cuồng bặt
Trần căn trong ngoài trọn rổng rang
Chuyển mình xé toạc cõi không hư
Sum la vạn tượng diệt từ đây".
2/ " Khoảnh khắc nhất niệm tâm cuồng ngưng
Căn trần nội ngoại, đều thấu suốt
Thân bay độc phá thái hư không
Vạn tượng sum la từ đây diệt" .
Ở đâu tôi cũng thấy câu thứ 4 đều được dịch là "Vạn tượng sum la diệt từ đây".
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 29/10/15 17:47 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ở đâu tôi cũng thấy câu thứ 4 đều được dịch là "Vạn tượng sum la diệt từ đây".
Cảm ơn đ/h Huyền Bạch


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Suy tàn khô mộc ỷ hàn lâm
Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm
Tiều khách ngộ chi giao bất cố
Dĩnh nhân ná đắc khổ truy tầm

Nghĩa
Cây khô tàn tạ dựa hàn lâm
Bao độ xuân về chẳng đổi tâm
Tiều phu có gặp còn chẳng ngó
huống khách kinh kỳ đâu khổ tầm.

TS Đại Hải

Đây là nói về trạng thái của người tu thiền, ẩn tránh mọi tiếp xúc, giữ cho tâm chẳng đổi, như cây khô vậy.
GHI CHÚ : Ai có bài dịch khác xin góp ý.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bước đầu tiên của người tham thiền cần phải như bài thơ của ngài Đại Hải. Tâm phải như cây khô vậy, muôn việc đều chẳng biết, chỉ hướng tới Thoại Đầu (Càn Huệ Địa).

Nếu đến Thoại Đầu rồi chỉ cần nhảy qua khỏi Thoại Đầu một cái nữa thì Đến Bờ Bên Kia tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa, cũng tức là Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật, cũng tức là vượt Càn Huệ Địa lên thẳng ngôi Thập Địa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Kính đạo hữu Bình !
Đại Mai Pháp Thường (752 - 839) là thiền sư Trung Quốc, là 1 trong các đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Khi đến tham vấn Mã Tổ, sư hỏi: "Thế nào là Phật?" Mã Tổ đáp:" Tức tâm tức Phật" sư liền đại ngộ. Trong hội Diêm Quan (chỗ giáo hóa của thiền sư Tề An) có vị tăng vào núi tìm cây gậy, lạc đường đến am sư.
Vị tăng hỏi: " Hoà Thượng ở núi này được bao lâu?".
Sư đáp: " chỉ thấy núi xanh lại vàng 4 lần như thế".
Vị tăng hỏi: " Ra núi đi đường nào".
Sư nói: " Đi theo dòng suối".
Vị tăng về thuật lại cho thiền sư Tề An nghe, Tề An nói :
" Ta hồi ở chỗ Mã Tổ từng thấy 1 vị tăng, sau này không biết tin tức gì, có phải là vị tăng này chăng?".
Tề An bèn sai vị tăng ấy đi thỉnh sư xuống núi. Sư liền có bài kệ :
TỒI TÀN KHÔ MỘC Ỷ HÀN LÂM
KỶ ĐỘ PHÙNG XUÂN BẤT BIẾN TÂM
TIỀU KHÁCH NGỘ CHI DU BẤT CỐ
DĨNH NHƠN NA ĐẮC KHỔ TRUY TẦM.
Dịch nghĩa :
" Cây khô gãy mục tựa rừng xanh
Mấy độ xuân về chẳng đổi lòng
Tiều phu trông thấy nào đoái nghĩ
Dĩnh khách thôi thì chớ đến tìm".
Mã Tổ nghe sư ở núi bèn sai 1 vị tăng đến thăm dò. Tăng đến hỏi sư :
" Hòa Thượng gặp Mã Tổ đã được cái gì mà về ở núi này?"
Sư đáp: " Mã Tổ nói với tôi Tức tâm tức Phật nên tôi ở núi này".
Vị tăng bèn nói: " Gần đây giáo pháp Mã Tổ đã thay đổi"
Đại Mai hỏi: " Đổi ra làm sao?".
Vị tăng đáp: " Phi tâm phi Phật".
Đại Mai nói: " Ông già mê hoặc người chưa có ngày xong, mặc ông Phi tâm phi Phật, còn tôi chỉ biết Tức tâm tức Phật .
Vị tăng trở về thưa với Mã Tổ những lời sư nói. Mã Tổ nói với đại chúng: " Trái Mai đã chín".
BÀI THI KỆ TRÊN LÀ CỦA THIỀN SƯ ĐẠI MAI CHỨ KHÔNG PHẢI THIỀN SƯ ĐẠI HẢI.
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 29/10/15 17:42 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.47 khách