CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÁT HỎA
Điêu điêu lâm điểu đề
Phi y chung dạ tọa
Bát hỏa ngộ bình sanh
Sự hạo nhân tự mê
Khúc đạm thùy năng họa
Niệm chi vĩnh bất vong
Môn khai thiểu nhân quá

(nghĩa)
Chim rừng hót líu lo
Khoác áo ngồI thâu đêm
Khơi lửa bình sinh tỏ
Việc sáng nhưng ngườI mù
Khúc nhạc ai hòa ca
Nghĩ đến khăng khăng nhớ
Cửa mở ít ngườI qua.


Bình bình

Hành giả đã trải qua một đêm thức trắng với biết bao tâm tư, suy ngẫm, lặn sâu vào tâm thức để tìm về "Nguồn tâm". Sáng nay chỉ còn lại một cái giác tánh duy nhất, thể hiện ra bằng tánh nghe. Nghe tiếng chim hót mà không nói đến nguời, vì tiếng tức là tánh, mà tánh tức là tiếng. Năng văn và sở văn cùng quên. (Hành giả đã đạt tới trình độ đó).
Nhớ lại quá trình đã khoác áo ngồi thâu đêm. Hành giả đã thiền định suốt đêm để tìm chân lý, Trời lạnh nên trong khi ngồi thiền định phải khoác thêm một cái áo dài ra ngoài cho đỡ lạnh, nhưng cũng chưa đủ. Trong am vắng, đốt lên một đống lửa bập bùng, ngồi xếp bằng đối diện với đống lửa, thiền định.
Cũng có lúc lửa tàn, tro lạnh, hành giả từ trong suy tư trở dậy để gây lại ngọn lửa. Nào là Chân-Như, nào là Bát-Nhã, cao xa, đẹp đẽ duờng nào, nhưng cũng không bằng cái thiết thân truớc mắt. Nếu lạnh quá, (thuờng là duới 0 độ C) thân thể đông cứng, đi luôn vào cõi chết thì còn ai mà suy tư đến Bát-Nhã, Chân-Như nữa chứ? Bởi vậy lúc ấy hành giả phải trở dậy để đốt lửa sưỏi ấm. Những lúc ấy, trong đầu trống rỗng, không gợn một mẩu ý nghĩ. Mau mau làm cho xong việc để có một ngọn lửa, lúc đó hành giả làm mà không hề nghĩ đến việc mình làm, bởi đó là việc phải làm. vì vậy lúc đó hành giả đã "Vi nhi bất vi", "tác nhi bất tác".
Hành giả bới đống tro tàn để tìm trong đó một hòn than hầu gây lại ngọn lửa. Trong tro lạnh, tối đen, bất giác một hòn than bật ra, đỏ rực , làm sáng cả không gian lạnh lẽo quanh nó. Sự kiện đó làm cho khối băng giá đông cứng trong tâm trí hành giả bỗng tan ra, vỡ vụn. Trí Bất-Nhã chợt bừng lên soi sáng tâm trí hành giả
" Ô! nó đây rồi!".
Thì ra tất cả những gì ta tìm kiếm nó vẫn hiển nhiên như thế. Bây giờ tất cả vẫn rõ ràng như truớc chẳng có gì mới cả. Nhưng mà mới, mới trong nhận thức. Bây giờ mới hiểu câu nói

Thế Tôn có mật ngữ
Ca Diếp chẳng phú tàng.

Một thiền sư đã giảng : Nếu chẳng hiểu thì Thế Tôn có mật ngữ, còn nếu hiểu thì tức là Ca Diếp chẳng phú tàng.
Rõ ràng là việc sáng nhưng nguời mù.
Mọi chuyện sờ sờ ra đấy. chân lý là như thế, tâm là như thế, không hề che dấu, nhưng cái lũ mù kia nó chẳng chịu thấy (Trong đó có tôi).

Chuyện này giống như chuyện Đức Sơn tham vấn Thiên Long
Một đêm Đức Sơn đến tham vấn Thiên Long, say sưa trao đổi, chẳng biết đã khuya lắm rồi. Thiên Long giục về, Đức Sơn nhìn ra trời tối , quay vào. Thiên Long thắp một ngọn đuốc trao cho Đức Sơn. Đức Sơn vừa cầm lấy thì Thiên Long thổi tắt. Ngay lúc ấy Đức Sơn đại ngộ.

Này mọi nguời có thấy :
Chim bay trên trời, cá lội duới nuớc. gió thổi vi vu, suối chảy róc rách.
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay nhau vần đổi.
Đúng là một khúc hoà tấu nhịp nhàng. Do tay ai tạo dựng, cầm chịch ?
Do Nguời đó, cái nguời mà luỡi nói không tới, mắt nhìn không thấy, tai nghe chẳng đến, nhưng chẳng một động tịnh nào mà chẳng nhờ nguời ấy tác thành cho.

Một khi đã biết đến nguời đó là ai rồi thì vĩnh viễn không quên
Rõ ràng cửa tổ mở toang, không che dấu, trống hoác truớc mắt, nhưng có rất rất ít nguời đã đi qua đuợc
.


trang 18


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÓ ĐẠI SĨ
Ngài Phó Đại Sĩ, nguời đời thuờng gọi là Niệm Pháp Hoa, là một vị Bồ-Tát xuống trần để cứu đời. Có một lần vua Luơng Võ Đế, không có con trai, làm trai tăng cúng duờng . Vua ở trong cung khấn "Ngày mai thỉnh Đại Sĩ đến dự trai tăng". Hôm sau giờ ngọ vua hỏi quan gác cổng Đại Sĩ đã đến chưa? quan gác cổng tâu : thấy Đại Sĩ đã vào chính điện. Thọ trai xong, ngài hỏi Đại Sĩ là ngài có con nối dõi không. Đại Sĩ không nói, chỉ viết mấy chữ Thập Tam, rồi đi. Mọi nguời không hiểu. Về sau nhà vua có con trai, hoàng tử thứ 13 đuợc nối ngôi.

Tay không , cầm cán mai
Đi bộ, lưng trâu ngồI
NgườI đi qua trên cầu
Cầu trôi nước chẳng trôi


Phó ĐạI Sĩ


Phóng Tứ Đại mạc bả tróc.
Tịch diệt tánh trung tùy ẫm trác.
Chư Hạnh Vô Thường nhứt thiết Không.
Tức thị Như Lai đại Viên Giác
.
(tạm dịch)
Vứt bỏ thân tứ đại, chẳng thèm tìm
trong tánh tịch diệt, tùy ý mà hưởng thụ
Hết thẩy hạnh đều vô thường, đều là không
Đó chính là Đại Viên Giác của Như Lai

LỤC TỔ

Đảm tử hà khiên toàn phụ
Mục tiền qui lộ vô sa
Tâm tri ưng vô sở trụ
Tri sài lạc tạI thùy gia
(Yển Khê Quảng Văn)

Đôi vai chất đầy gánh nặng
Đường về trước mắt không hay
Dù biết Ưng vô sở trụ
Biết rằng củI bán nhà ai?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HAI ĐẦU ĐÀ

Hàn Sơn, Thập Đắc lưỡng đầu đà
Hoặc phú tân văn hoặc xướng ca
Thí vấn phong niên hà xứ khứ?
Vô ngôn vô ngữ tiếu kha kha

Nghĩa

Hàn Sơn, Thập Đắc hai đầu đà
Hoặc làm tân văn hoặc xướng ca.
Ai hỏI bình thường nơi nào ở
Chẳng năng, chẳng nói chỉ cườI khà.


NGỘ 6
Có một thiền sư, sau nhiều năm tu tập, chẳng thấy tiến triển gì cả. Vị thiền sư ấy cứ kiên nhẫn tiếp tục hành thiền. Một hôm, trời quang mây tạnh, bông nổi lên một tiêng sấm. Vị Thiền sư nọ chợt bỗng đại ngộ, ngài làm bài thơ sau

Thanh thiên bạch nhật nhất thanh lôi
ĐạI địa quần sinh nhãn hoát khai
Vạn tượng sum la tề khể thủ
Tu Di bột khiếu vũ tam đài


TrờI xanh mây trắng sấm dậy vang lừng
ĐạI địa quần sinh bỗng mở mắt mừng
Muôn hồng nghìn tía cúi đầu làm lễ
Núi Tu Di cũng nhẩy nhót vui mừng


Nên biết khi ta kiên nhẫn hành đạo, nghiệp chướng giảm dần, cũng như mây mù càng lúc càng nhạt. Rồi bỗng một ngày kia, có một sự kiện nào đó xẩy ra làm cho tâm thức ta bông nhiên mở hoát, Đại ngộ, đại ngộ rồi đây. Khi chưa thấy gì xin đừng nản chí. Ngiệp chướng giảm dần ta không nhận thấy, dù chỉ còn một chút, ánh sáng của trí huệ cũng không tỏa khắp được.
Ngày xưa các tổ nói

sai lệch nửa đường tơ
Đất trời liền phân cách.

Như vậy cho nên ta phải hết sức thận trọng, hết sức kiên nhẫn khi hành thiền.

(trang 5)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NHẠN ẢNH

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm


Nhạn bay trên không
Ảnh chìm dướI nước
Nhạn không ý để lạI dấu
Nước không tâm ghi lạI hình.



Bình thuờng tâm thị đạo
là câu nói của một thiền sư chỉ dạy cho đệ tử cách dụng tâm làm sao cho đúng, cho gần với đạo.
Nhớ Lục Tổ Huệ Năng khi nghe kinh Kim Cang đến câu
"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"
( Không trụ vào đâu mà sanh tâm này)
tức là tâm không trụ vào các thứ như hình tuớng, cảm giác, âm thanh, tình cảm v v....
Nếu điều tâm như vậy đuợc và luôn luôn giữ đuợc như vậy thì đã rất gần cửa Phật rồi.
Tâm như vậy gọi là bình thuờng tâm. Có nghĩa là tâm nó thuờng như vậy.
Nếu tâm lăng xăng chạy theo sự vật, theo hình tuớng, theo cảm xúc v v... thì nó luôn luôn biến đổi, lúc thế này, khi thế khác, nó không thuờng và cách đạo rất xa.

VẤN ĐẠO 1

Huệ Siêu hỏI Pháp Nhãn
- Phật là ai?
Pháp Nhãn đáp
- Ông là Huệ Siêu

Hòa thượng Tuyết Đậu làm bài tụng

Giang quốc xuân phong suy bất khởi
Chá cô đề tại thâm hoa lý
Tam cấp lãng cao ngư hóa long
Si nhân do đậu dạ đường thủy

Nghĩa

Gió xuân thổi trên giang quốc
Chim cha cô hót giữa đám hoa
Tam cấp sóng cao, cá đã hóa rồng
NgườI mê, đêm còn tìm trong mương nước.


Hai câu đầu chỉ Phật
hai câu sau trách nguời mê không nhận ra.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TĂNG NHÀN

Thiên phong đỉnh thượng nhất gian ốc
Lão tăng bán gian, vân bán gian
Tạc dạ vân tòng phong vũ khứ
Đáo đầu bất tợ lão tăng nhàn

Nghĩa

Trên ngàn đỉnh núi một căn nhà
Một nửa cho mây, một nửa ta
Đêm rồI gió thổI mây đi mất
Tính lạI sao nhàn bằng lão gia


TĂNG NHÀN 2

Tam quan mao ốc tòng lai trụ
Nhất đạo thần quang vạn cảnh nhàn
Mạc bả thị phi lai biên ngã
Phù sinh xuyên tạc bất tương can

Nghĩa

Ba gian nhà cỏ trước nay am
Một đạo thần quang vạn cảnh nhàn
PhảI trái đừng đem bàn bạc rộn
NổI trôi, xuyên tạc chẳng liên quan


TĂNG SỰ
Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem nguòi thế
Mây trắng hỏi đuờng qua


Bình bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vì sanh tử sự
Giáo hoá độ xuân thu

Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Chỉ vì sự sanh tử
Giáo hoá , tháng ngày qua

trang 7


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THÊ HIỀN

Vật vị Thê Hiền cùng
Thân cùng đạo bất cùng
Thảo hài nanh tựa hổ
Trụ trượng hoạt như long
Khát ẩm Tào Khê thủy
Cơ thôn lật cứt bồng
Đầu đồng thiết ngạnh hán
Tận tạI ngã sơn trung


Nghĩa

Đừng bảo Thê Hiền nghèo
Thân nghèo đạo chẳng nghèo
Giầy cỏ hăng tựa hổ
Gậy chống quẫy như rồng
Khát uống Tào Khê thủy
Đói ăn hạt cỏ bồng
Hạng đầu đồng trán sắt
Đều tạI núi ta không


"Tận tại ngã sơn trung"
chữ tận là chấm dứt, nhưng không có nghĩa là chết, mà nó liên hệ đến câu trên "Hạng đầu đồng trán sắt" có nghĩa là những kẻ ngang ngạnh, cứng cỏi, khó dậy khó bảo, ở đây có nghĩa là hạng "ngu lâu, dốt bền", dậy mãi cũng không sáng ra đuợc, thì đến đây sẽ chấm dứt cái "ngu lâu, dốt bền" ấy mà sáng trí ra.

THẠCH CUNG
Trước khi xuất gia, Thạch Cung làm nghề thợ săn, ghét cay đắng bọn thầy tăng hay chống đốI nghề nghiệp của mình. Một hôm Cung đuổI con hươu chạy ngang qua thảo am của Mã Tổ. Mã Tổ bước ra chào. Thợ săn Thạch Cung hỏI
- Thầy có thấy con hươu nào chạy ngang qua cửa không?
- Ông là ai?
- Thợ săn.
- Biết bắn không?
- Biết chứ!
- Một mũi tên ông bắn được mấy con?
- Một mũi một con.
- Vậy là chưa biết bắn.
- Thầy biết bắn không?
- Biết chắc đi.
- Một mũi thầy bắn được mấy con?
- Một mũi tôi có thể bắn cả đàn.
- Chúng đều là sinh vật, tạI sao một mũi thầy lạI giết cả đàn?
- Nếu vậy sao ông không tự bắn mình?
- Bắn tôi? Làm sao được?
Mã Tổ bỗng la lên
- Hôm nay gã này đã dứt mọI tham dục tộI lỗi.
Từ đó Thạch Cung bẻ cung tên và trở thành đệ tử của Mã Tổ.
Sau khi trở thành thiền sư Sư mang bên mình một mũi tên và một cây cung. Sẵn sàng bắn và dọa những nhà sư đến gần hỏI han.
Sư Tam Bình cũng được đốI xử như thế. Thạch Cung la lên:
- Coi chừng tên.
Tam Bình phanh ngực ra bảo
- Đó là mũi tên làm chết ngườI, còn mũi tên làm sống ngườI ở đâu?
Thạch Cung gẩy vào dây cung ba lần. Tam Bình cúi lạy. Cung nói
- Ba mươi năm qua ta dương một cây cung và hai mũi tên, mà nay chỉ bắn được một nửa thánh nhân.
RồI sư bẻ gẫy cung tên, và không bao giờ dùng đến nữa.


Thiền sư Thạch Cung nói
- Ba muơi năm nay ta duơng 1 cây cung và 2 mũi tên mà nay chỉ bắn đuợc một nửa thánh nhân
Xin hỏi mũi tên thứ hai ở đâu?
Sư có bắn không?
Tại sao lại gọi là một nửa thánh nhân?

Gọi là một nửa thánh nhân vì đã có dũng khí, dám vạch ngực ra chịu chết chỉ để đuợc biết chân lý
(Các thiền sư sẵn sàng giết nguời hay chịu chết để bảo vệ hay làm sáng tỏ chân lý)

Mũi tên thứ hai đã bắn, khi Thạch Cung gẩy vào dây cung 3 cái, và đó là mũi tên chân lý, mũi tên làm sống nguời.


(trang 8)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGỘ7
Vị đáo ưng tu đáo
Đáo liễu linh nhân tiếu
Mi mao bản vô dụng
Vô cừ để ba xảo

Nghĩa

Chưa đến hãy đến đi
Đến được ta cườI khì
Lông mi vốn vô dụng
Không chúng làm sao thấy?



QUI SON
QUI SƠN ĐÁ ĐỔ TỊNH BÌNH
Linh Hựu ,đệ tử của Bách Trượng, làm điển tòa tức hỏa đầu quân ở chùa, còn Hoa Lâm là thủ tòa, tức là ngườI đứng đầu chúng học tăng trong chùa.
Có khách ở Hồ Nam đến viếng chùa. Khách tên Tư Mã đầu đà giỏI về địa lý và xem tướng. Ông khám phá ra núi Qui Sơn ở Hoa Nam có thể lập ra một thiền viện qui tụ đến1500 vị học tăng.Ông hỏI HòaThượng Bách Trượng xem có ai có thể đi lập một thiền viện như vậy không.Bách Trượng nói:
- Tôi có thể làm việc đó không?
Tư Mã đáp
- Hòa thượng là ngườI xương, còn Qui Sơn là núi thịt. Nếu ngài ở đó học trò không đầy một nghìn.
Bách Trượng bèn đề nghị Hoa Lâm. Tư Mã bảo Hoa Lâm ho vài tiếng, đi thử vài bước, và nơi không được. Bách Trượng cho gọI Linh Hựu lên. Vừa bước vào, Tư Mã đầu đà bảo ngay là được. Bách Trượng đồng ý. Hoa Lâm nghe bèn phản đốI
- Con là thượng thủ trong chùa, sao lạI để việc này cho chú Hựu?
Bách Trượng bèn nghĩ ra một kế để giảI quyết: “Tập họp chúng tăng thử xem ai trả lờI câu hỏI ta đúng nhất. “
Khi chúng đã tề tựu, ngài đặt cái tịnh bình trước chúng và bảo họ:
- Không được gọI đây là cái tịnh bình, các ông sẽ gọI nó là cái gì?
Hoa Lâm nói
- Không thể gọI là hộp gỗ.
Ngài không tán thành. Đến lượt Linh Hựu, sư bước tớI và nhẹ nhàng đá đổ tịnh bình xuống đất. Bách Trượng mỉm cườ nói
- Thủ tòa thua rồi.
Linh Hựu đi lập thiền viện ở Qui Sơn,


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết: Chưa đến hãy đến đi
Đến được ta cườI khì
Lông mi vốn vô dụng
Không chúng làm sao thấy?[/color]
Chưa đến hãy đến đi
Đến được thì chưa đến
Lông mi vốn hữu dụng
Có đó sao không thấy?
Ngu!


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Bà chị này sắc xảo quá hỉ! :D Khôn.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

(Không biết cô Tâm có chửi xéo mình không nữa. Thôi kệ, chấp nhận vậy)

TAM QUAN

Tam quan là 3 cánh cửa , các vị Thiền sư đặt ra để kiểm tra ngườI học, gồm 3 câu hỏI

Câu 1:
Sinh duyên thượng tọa ở chỗ nào ?
Câu 2 :
Tay tôi sao giống tay Phật ?
Câu 3 :
Chân tôi sao giống chân lừa ?

Ai qua được 3 cửa ảI này , xem như đã thâm nhập được vào thế giớI thiền. Nếu chưa trả lờI được, xem giảI đáp ở phần sau (cũng của các Tổ giảI đáp, còn ở dưới câu trả lời là ý kiến của tôi ).


Xin lỗi các đạo hữu, mỗi câu trả lời có kèm một bài tụng, nhưng vì tôi tìm mãi cũng không nhớ ra là các bài tụng đó ở chỗ nào, vì vậy nên tôi chỉ chép ra đây hầu quí đạo hữu bài tụng tổng của cả ba bài tụng kia. xin quí đạo hữu thông cảm. Khi nào tìm lại đuợc tôi sẽ post lên hầu các đạo hữu.

Câu 1: Sinh duyên thuợng toạ ở chỗ nào?
Trả lời : Sáng ăn cháo, chiều thấy đói.
Chuyện bình thuờng. thấy đói là đã có tác dụng của tâm vào đó. Nêu không anh chẳng thấy gì cả.

Câu 2 : Tay tôi sao giống tay Phật?
Trả lời : Duới bóng trăng gẩy đàn tỳ bà.
Tay tôi và tay Phật giống nhau ở chỗ nó đuợc sử dụng làm công cụ để thực hiện những Phật sự tốt đẹp. Nhưng tại sao lại ở duới bóng trăng? vì chúng ta còn mê mờ, duới bóng trăng thì cái nhìn không đuợc rõ lắm.

Câu 3 : Chân tôi sao giống chân lừa
Trả lời : Con cò đứng trên tuyết không đồng sắc
Con cò màu trắng, tuyết cũng màu trắng, nhưng vẫn phân biệt đuợc con cò và tuyết.
Chân tôi dùng để đi, chân con lừa cũng dùng để đi, nhưng chân tôi buớc buớc dẫm nẻo vô sinh, còn chân con lừa thì mõi buớc đi là một buớc trong lục đạo luân hồi.


TUNG

sinh duyên đoạn xứ thân lư cuớc
Lư cuớc thân thời Phật thủ khai
Vị báo ngũ hồ tham thiền khách
Tam quan nhất nhất thấu tuơng lai.

Đứt đoạn sinh duyên lừa duỗi chân
Duỗi chân tay Phật mở ra dần
Này này thiền khách năm hồ lại
Thấu suốt tam quan hãy tới gần.


SENVÀNG (phần phụ họa của Sen Vàng)

Câu 1: Sinh duyên thuợng toạ ở chỗ nào?
Trả lời : Sáng ăn cháo, chiều thấy đói.

Phụ họa: Ghẻ ngứa mọc cùng thân...


Câu 2 : Tay tôi sao giống tay Phật?
Trả lời : Duới bóng trăng gẩy đàn tỳ bà.

Phụ họa: Cây bông không hoa không lá gọi là gì??


Câu 3 : Chân tôi sao giống chân lừa
Trả lời : Con cò đứng trên tuyết không đồng sắc

Phụ họa : Tối rồi coi chừng ma nhát...


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:(Không biết cô Tâm có chửi xéo mình không nữa. Thôi kệ, chấp nhận vậy)
Mưa rơi khi đủ duyên
Lúa mọc đúng thời vụ
Cuộc đời nó như thế
Mưa lúa nào có Tâm

Mưa rơi như mưa rơi
Cho Bình an thiên hạ
Ta nhìn trời và nói
Mưa rơi chính vì ta
Lúa!
:x
binh đã viết:Ai qua được 3 cửa ảI này , xem như đã thâm nhập được vào thế giớI thiền. Nếu chưa trả lờI được, xem giảI đáp ở phần sau (cũng của các Tổ giảI đáp, còn ở dưới câu trả lời là ý kiến của tôi ).
Phần nào của mình, nên đổi màu chữ đi Bác, Khỏi lầm lẫn với Tổ sư. Tội! :">


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẬT QUẢ
Khắc Cần – Phật Quả đã từng bái phỏng nhiều vị thiền sư. Họ đều rất cảm kích trước sự thấu hiểu Phật pháp của sư. CuốI cùng sư đến tìm Pháp Diễn ở Ngũ Tổ Sơn. Như Pháp Diễn không chịu ấn chứng các kiến giảI thiền của Phật Quả. Sư nghĩ rằng Pháp Diễn cứ một mực nói ngược lạI mình, bèn thốt lên những lờI vô lễ rồI tức giận bỏ đi. Khi sắp đi, Pháp Diễn nói “ ĐợI đến khi bịnh ngặt ông mớI nhớ đến tôi”.
Sau sư ở Kim Sơn, mắc chứng thương hàn rất nặng. Tất cả những kiến giảI, kinh nghiệm thiền đạt được trước kia đều chẳng giúp ích được gì. Sư nhớ đến lờI Pháp Diễn trước khi đi, vì vậy sau khi khỏI bịnh sư thấy tốt hơn nên trở lạI Ngũ Tổ Sơn. Pháp Diễn vui vẻ thấy gã đồ đệ ăn năn đã trở về.
Một hôm Diễn có khách là quan đề hình đã từ quan vào hỏI đạo. Khách hỏI đạo lý thiền, Pháp Diễn nói
- Quan đề hình có nhớ một bài thơ tiểu diễm không? Hai câu cuốI là

“Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự”
“ Chỉ yếu đàn lang nhận đắc thanh”

“Cô nàng gọI mãi nhưng vô ích”
“ Chỉ chàng tốt mã nghe ra thôi”.

Viên quan trẻ bảo
- Vâng , có nghe thưa đạI sư.
Nhưng sư bảo
- Ông đừng có nghe theo dễ dàng thế.

Khi quan đề hình ra về, Khắc Cần hỏI
- Nghe nói hòa thượng đọc bài thơ tiểu diễm cho quan đề hình lúc tôi ra ngoài? Đề hình có hiểu không?
Pháp Diễn đáp
- Y nhận ra tiếng.
Phật Quả nói
- Câu thơ “ Chỉ thằng tốt mã nghe ra thôi” , nếu đề hình nghe ra tiếng, y lầm lẫn ở chỗ nào?
Pháp Diễn không trả lờI thẳng vào câu hỏI mà nhắc lạI một công án
- Ý Tổ Sư ở Tây lạI là gỉ ? Cây bách trước sân, thế là thế nào?
Tức thì tầm mắt Phật Quả mở ra trên cái đạo lý của Thiền. Sư vui mừng chuồn ra khỏI thất, chợt thấy một con gà đang xốc cánh mà gáy. Sư nói
- Đấy há không phảI là tiếng ư?
RồI sư làm bài thơ sau :

Kim áp hương tiêu cẩm tú vi
Sênh ca tòng lý, túy phò qui
Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự
Chỉ hứa giai nhân độc tự tri

Ngỗng vàng màn gấm hết hương rồI
Say giữa đàn ca đỡ dậy thôi
Một đoạn phong tình qua tuổI trẻ
Chỉ riêng ngườI đẹp nhận ra ngươi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách